MỞ ĐẦU Trong thời gian gần đây, có rất nhiều vụ oan sai, những vụ án làm chết người do bức cung dùng nhục hình gây xôn xao dư luận. Chính vì vậy, trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đó là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Pháp luật tố tụng hình sự đã dành cho bị can, bị cáo những quyền năng nhất định nhằm đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong mọi hoạt động tố tụng phải thận trọng, vô tư và đề cao tinh thần trách nhiệm làm rõ các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt người phạm tội. Nhận thấy được sự quan trọng trong những quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, em xin được nghiên cứu đề tài số 1: “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và hướng hoàn thiện”.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế đảm bảo thi hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 1
1, Khái quát chung về bị can, bị cáo 1
2 Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và biện pháp đảm bảo thi hành 2
II Đánh giá việc thực hiện những quy định của pháp luật và phương hướng hoàn thiện 7
1 Đánh giá những việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự 7
2 Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật 9
C KẾT LUẬN 11
Danh mục tài liệu tham khảo: 12
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều vụ oan sai, những vụ án làm chết người
do bức cung dùng nhục hình gây xôn xao dư luận Chính vì vậy, trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đó là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo Pháp luật tố tụng hình sự đã dành cho bị can, bị cáo những quyền năng nhất định nhằm đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong mọi hoạt động tố tụng phải thận trọng, vô tư và đề cao tinh thần trách nhiệm làm rõ các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan người vô tội
và bỏ lọt người phạm tội Nhận thấy được sự quan trọng trong những quy định
về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
em xin được nghiên cứu đề tài số 1: “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và hướng hoàn thiện”.
NỘI DUNG
I Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế đảm bảo thi hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
1, Khái quát chung về bị can, bị cáo
Bị can là những người đã bị khởi tố về hình sự ( theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật tố
tụng hình sự) Như vậy, là những người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ.Khi tham gia tố tụng, bị can tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố, và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra; viện kiểm sát đình chỉ vụ án; tòa án đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với bị can; hoặc Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Đối với bị can, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tiến hành tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật Bên cạnh các nghĩa vụ, bị
Trang 3cáo còn được pháp luật quy định cho các quyền tố tụng để họ có thể tự bảo vệ mình trước những cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm
Bị cáolà người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử( theo khoản 1 Điều 50 Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003) Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật Tương tự như bị can cũng được luật luật pháp quy định cho họ những nghĩa vụ cũng như trao cho họ những quyền năng nhất định
Như vậy, bị can hay bị cáo chỉ là các tên gọi khác nhau của cùng một người khi
ở các giai đoạn tố tụng khác nhau Bị can, bị cáo là những đối tượng bị buộc tội trong vụ án Tuy nhiên, điều đó, không có nghĩa họ là những người phạm tội Đây là nguyên tắc trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận tại điều 9 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 như sau: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Chính vì
vậy, với tư cách là những người chưa có tội, bị can bị cáo được pháp luật tố tụng hình sự dành cho họ nhiều quyền trong suốt các giai đoạn tố tụng
2 Quyền và nghĩa vụ của bịcan,bị cáo và biện pháp đảm bảo thi hành.
Trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các quyền và nghĩa vụ của bịcan, bị cáo được quy định tại khoản 2, 3 Điều 49 đối với bị can và khoản 2, 3 Điều 50 đối với bị cáo
Bị can, bị cáo chỉ là khái niệm mang tính hình thức để chỉ cùng một người ở những giai đoạn khác nhau, vì vậy, bị can, bị cáo có những quyền và nghĩa vụ tương đồng, nhưng đồng thời cũng có những quyền riêng khi ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau
Ngoài những quy định trực tiếp về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn có những quy định để các quyền và nghĩa vụ
Trang 4này được đảm bảo thi hành Bộ luật đã đề cập đến những trình tự, thủ tục pháp
lý cụ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bảo đảm cho việc triển khai các quyền và nghĩa vụ pháp lý của bị can, bị cáo trên thực tế Bộ luật cũng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là xác định trách nhiệm cụ thể của từng chức danh tố tụng như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Toà án từ Điều 34 đến Điều 41 Với những quy định này, các quyền củabị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện Bất kỳ sự không thực hiện, thực hiện không đúng hay không đầy đủ chức trách của những người tiến hành tố tụng sẽ là sự vi phạm vào các quyền của bị can, bị cáo Tương ứng với mỗi quyền mà pháp luật quy định cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nghĩa
vụ tương ứng của các chủ thể tiến hành tố tụng
- Những quyền và nghĩa vụ chung của bị can, bị cáo.
Thứ nhất, quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình Bị can, bị cáo phải
được các cơ quan có thẩm quyền giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của mình
để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.Pháp luật đã quy định trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ và tạm giam đều phải giải thích cho đối tượng bị áp dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ.Trong các văn bản áp dụng PLTTHS (các lệnh bắt, quyết định tạm giữ hay lệnh tạm giam) đều phải đọc, giải thích rõ cho đối tượng Trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ tội danh, điều khoản luật được áp dụng đối với bị can
Thứ hai,quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật này Quy định này nhằm mục đích bảo đảm
tính khách quan của quá trình điều tra, xét xử, pháp luật quy định cho bị can, bị cáo.Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự “bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng” (Điều 14 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003) với nội dung người tiến hành tố tụng không được tiến hành tố
Trang 5tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng, họ không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình Những lý do xác đáng đó cũng được pháp luật dự liệu trước
và quy định cụ thể tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự về những trường hợp phải
từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Thứ ba, quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.Bị can, bị cáo thực hiện quyền này khi
cho rằng, những quyết định và những hành vi tố tụng này là trái pháp luật như bắt người chưa đủ căn cứ; trong quá trình điều tra xét hỏi, cán bộ điều tra đã truy bức, mớm cung hoặc thu thập chứng cứ không đúng thủ tục Có thể thấy, quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định.Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định nguyên tắc “bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự” tại Điều 31 và một số điều luật có liên quan về quyền khiếu nại của người tham gia tố tụng Mặt khác, bộ luật còn bổ sung một chương riêng (Chương XXXV) quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự quy định cụ thể quyền của những người khiếu nại và người bị khiếu nại, trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thứ tư, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu Bị can, bị cáo đều có quyền đưa
ra những những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án Các cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được các tài liệu, đồ vậy này phải tiến hành, kiểm tra đánh giá một cách khách quan để xác định, tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ của vụ
án hay không và ý nghĩa của nó trong việc xác định sự thật của vụ án Ngoài ra,
bị can, bị cáo còn có các quyền yêu cầu trưng cầu, giám định, giám định bổ sung, hoặc giám định lại, …
Thứ năm, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Quyền bào chữa là
quyền được thực hiện ngay từ khi người đó bị khởi tố hình sự, họ trở thành đối tượng buộc tội và được thực hiện quyền trong suốt quá trình tố tụng.Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được Hiến pháp quy định và là một nguyên tắc
cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003(Điều 11) Ben cạnh quyền tự
Trang 6bào chữa, do hạn chế về kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa nên bị can, bị cáo không thể thực hiện được việc tự bào chữa có hiệu quả Họ cần có người khác có khả năng để bào chữa, do đó, pháp luật đã quy định họ có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình Những người này sẽ tham gia tố tụng để nhằm bác bỏ toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo.Quy định về người bào chữa, các quyền và nghĩa vụ của họ tại các Điều 56, 57 và 58 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền của
bị can và bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ
Thứ sáu, bên cạnh các quyền chung thì bị can bị cáo còn có nghĩa vụ chung đó
là phải có mặt theo giấy triệu tập, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì
có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
- Những quyền riêng biệt.
Đối với bị can:
Bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì Việc pháp luật quy định
bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì là biểu hiện sự công minh của pháp luật Quy định này buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thận trọng và chỉ khi có
đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự (BLHS) ngăn cấm mới được ra quyết định khởi tố bị can
Ngoài ra, bị can có quyền trình bày lời khai Đây là một quyền, không phải là
nghĩa vụ của bị can Trong trường hợp hộ từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó Ngược lại, thái
độ khai báo thành khẩn của họ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Trong quá trình lấy lời khai, cơ quan điều tra phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can để xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, không được dùng các biện pháp nhằm ép buộc bị can khai báo như bức cung, dùng nhục hình
Trang 7Cuối cùng, bị can còn có quyền nhận được các quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của
Bộ luật này Đây là những quyết định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của bị can Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình Đồng thời các quyết định này cũng đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án theo đúng thủ tục pháp luật, các quyết định phải được đưa ra dưới hình thức văn bản, có căn cứ và đúng pháp luật
Đối với bị cáo:
Bị cáo có quyền tham gia phiên toà, đây không những là quyền mà còn là vấn
đề có tính nguyên tắc.Chính tại phiên toà, quyền bình đẳng giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng được thể hiện rõ nhất Có thể nói, quyền tham gia phiên toà của bị cáo và quyền bình đẳng trước phiên toà trong việc đưa ra các chứng cứ, yêu cầu và tranh luận giữa kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng để đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu
và tranh luận dân chủ tại phiên tòa Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng quy định bình đẳng này thì việc quy định quyền tham gia phiên toà của bị cáo cũng chỉ mang tính hình thức
Bị cáo có quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án, Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 có quy định tại Điều 220 với nội dung không hạn chế thời gian đối với bị cáo khi họ trình bày những lời cuối cùng trước khi Toà án nghị án để phán quyết đối với họ; không được đặt câu hỏi đối với họ Nếu họ trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại phần xét hỏi
Trang 8Bị cáo có quyền kháng cáo bản án và quyết định sơ thẩm Đây là một quyền
quan trọng của bị cáo Trình tự, thủ tục kháng cáo và trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền này được quy định từ Điều 231 đến Điều 240 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Việc kháng cáo của bị cáo đối với các quyết định hoặc bản án sơ thẩm sẽ dẫn đến hậu quả pháp
lý là khi có kháng cáo thì bản án sơ thẩm chưa được đem ra thi hành Việc tạm đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ bản án hoặc quyết định bị kháng cáo là tuỳ thuộc vào nội dung kháng cáo Ngoài ra, khoản 2, Điều 255 của bộ luật này quy định trường hợp mà bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, tuyên các hình phạt không tước tự do hoặc tuyên án tù nhưng thời hạn ngắn hơn (hoặc bằng) thời hạn tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Toà
án sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo (hoặc kháng nghị)
Ngoài các quyền đã nêu trên, bị cáo còn có quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa và quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của
Bộ luật này Đây là những quyền để đảm bảo lợi ích của bị cáo cũng như giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ án theo đúng thủ tục và đúng
sự thật khách quan
II Đánh giá việc thực hiện những quy định của pháp luật và phương hướng hoàn thiện
1 Đánh giá những việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo đi cùng với đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng liên quan tới bị can, bị cáo
Trang 9Đâylà căn cứ pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trên thực tế Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng còn tồn tại rất nhiều những bất cập
cụ thể như sau:
Trên thực tế, quyền được biết mình bị khởi tố về tội danh gì và quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị can vẫn chưa được đảm bảo Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Nguyên nhân chính là do, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thực sự tôn trọng quyền năng này của bị can dẫn đến không làm đúng trách nhiệm của mình cùng với đó là hạn chế về kiến thức pháp luật của bị can Điều này, dẫn đến khó khăn trong việc xác định chứng cứ, tài liệu cũng như hạn chế quyền tự bào chữa cho mình của bị can
Đối với quyền trình bày lời khai của bị can, đây được coi là quyền của bị can Tuy nhiên trên thực tế áp dụng pháp luật, đây lại được coi như nghĩa vụ của
bị can Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc bức cung, dùng nhục hình nhằm ép bị can khai báo Bị can, cũng như bị cáo không được coi là những người có tội, nhưng trên thực tế, khi đã bị khởi tố, họ được mặc nhiên bị coi là có tội, vì vậy, các quyền chưa thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện
Trong việc thực hiện quyền đưa ra chứng cứ và yêu cầu của bị can, bị cáo Không ít người trong cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thấy hết tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện đúng quyền này, dẫn đến vi phạm một cách nghiêm trọng như không kiểm tra, xem xét thật khách quan những chứng cứ hay yêu cầu
mà bị can, bị cáo đưa ra, mà thường là vội vàng bác bỏ khi thấy không phù hợp với hướng điều tra của mình Thậm chí, sự không tôn trọng quyền của bị can có thể dẫn đến việc mớm cung, bức cung và dùng nhục hình Không ít cán bộ điều tra đã muốn rằng những lời khai của bị can phải phù hợp với chứng cứ mà họ thu thập được mà không phải là những lời khai phản ánh đúng sự thật vụ án Nếu chứng cứ mà bị can đưa ra mâu thuẫn với những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được sẽ khiến cho cơ quan điều tra có thể quy kết bị can quanh co, chối tội gây khó khăn kéo dài vụ án
Trang 10Về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự
đã quy định về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng thực tiễn áp dụng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Tại phiên toà, sự hiện diện của luật sư nhiều khi còn mang tính hình thức, việc bào chữa chưa thực sự hiệu quả.Thực tiễn đó có thể do Thẩm phán chưa có thái độ đúng đắn với sự hiện diện của luật sư, thậm chí phủ nhận vai trò của họ, gây khó khăn cho hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo Bản bào chữa cùng các đề nghị của các luật sư ít khi được sự quan tâm của Hội đồng xét xử, được xem xét.Với tâm lý coi bị cáo khi ra Toà là đã có tội nên quyền bào chữa về hình thức vẫn chưa được thực hiện, những tác động của nó đến Hội đồng xét xử là rất hạn chế Bên cạnh đó, hiện tượng “án tại hồ sơ” đã tồn tại khá lâu trong lịch sử nên tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã biết trước tội danh cùng mức hình phạt của bị cáo Nguyên tắc xét xử căn cứ vào lời khai và chứng cứ trong quá trình xét xử ít khi được thực hiện
Trên đây là một số những điểm tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật tố tụng hình sự.Để đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra khách quan, minh bạch đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì cần có những phương hướng hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự để phù hợp hơn với thực tế
2 Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật.
Thứ nhất, nguyên tắc tranh tụng ngày càng được hoàn thiện và bổ sung những
nội dung mới phù hợp với xu thế phát triển và dân chủ hoá mọi mặt của đời sống
xã hội, được hầu hết các quốc gia thừa nhận và áp dụng Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi việc xét xử vụ án hình sự phải được tiến hành dưới hình thức tranh tụng giữa hai bên (buộc tội và bào chữa có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa
ra các chứng cứ, lý lẽ và viện dẫn các văn bản pháp luật để Hội đồng xét xử làm trọng tài phân xử Để đảm bảo thực hiện được cơ chế bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự thì cần thừa nhận nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự