4. Một số giải pháp cụ thể với từng nguồn vốn
4.2 Đối với thu hút đầu tư trong nước
Một là, Nhà nước phải tạo khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện tốt
cơ chế một cửa, tại chỗ”, bảo đảm các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN.
Hai là, KCN phải ban hành Danh mục dự án gọi vốn đầu tư vào KCN để mọi thành phần kinh tế trong nước có cơ hội đầu tư. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân trong nước đầu tư vào KCN.
Ba là, Nhà nước cần có chính sách thoả đáng để di dời các doanh nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn vào KCN.
Bốn là, ở những KCN thuộc khu vực khó khăn, hoặc KCN gắn với quốc phòng, cần có chính sách định hướng, vận động các tổng công ty Nhà nước, trên cơ sở chiến lược phát triển của ngành mình đầu tư vào KCN .
Đối với KCN vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, Nhà nước phải có biện pháp, chính sách di chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da- giầy..vv.), chế biến nông, lâm sản ở các thành phố và đô thị về các KCN này; đồng thời có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào KCN loại này.
Năm là, khi thành lập KCN trên địa bàn, đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KCN cấp tỉnh, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCN tránh tình trạng đầu tư phân tán, không tuân thủ quy hoạch, gây khó khăn cho việc kiểm soát môi trường.
KẾT LUẬN
Quá trình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Trong điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay KCN, KCX đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế; KCN, KCX thật sự đã trở thành nam châm thu hút vốn đầu tư của cả nước. Các KCN, KCX đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hoá công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước.Việc ra đời các KCN, KCX đã thự sự thổi một luồng sinh khí mới vào bức tranh phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong giai đoạn mới.
Trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo thì sự đóng góp này có vai trò rất to lớn tạo vào quá trình phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân.
Để các Khu Công nghiệp tập trung thực sự là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, tiến hành cải cách luật, chính sách; cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Với lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo và ham học hỏi, dám nhìn thẳng vào khuyết điểm, yếu kém chúng ta có thể hy vọng được rằng những khó khǎn, vướng mắc sẽ được giải quyết kịp thời để các Khu Công
nghiệp của chúng ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa xứng đáng với những ưu ái mà nhà nước đã dành cho nó và xứng đáng là đầu tàu cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang website khucongnghiep.com.vn vov.news.vn mpi.gov.vn moi.gov.vn vietnamnet Báo và tạp chí
Thời báo tài chính
Tạp chí kinh tế phát triển (2/2004) Báo đầu tư
Nghiên cứu kinh tế số 341 – tháng 10/2006 Nghiên cứu kinh tế số 343 – tháng 12/2006 Kinh tế và dự báo (số 5/2006)
Thời báo kinh tế Việt Nam
Tạp chí Cộng sản số 13 tháng 7 năm 2006 Luận văn của các khoá trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I :MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT...3
1. Khái niệm, đặc điểm của KCN, KCX ...3
1.1 Khái niệm...3 1.2 Đặc điểm của KCN, KCX ...3 1.2.1Về tính chất hoạt động...3 1.2.2 Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật...4 1.2.3 Về tổ chức quản lý...4 1.3 Sự khác nhau giữa KCN ,KCX ...4 2. Vai trò của KCN, KCX ...5
2.1- Điạ chỉ thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ...5
2.2-KCN,KCX góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...6
2.3-Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xoá đói giảm nghèo...7
2.4-Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia...8
2.5. KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. ...8
2.6. Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, lĩnh vực...9
2.7.Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá...10
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG THU HÚ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT ...11
1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các KCN, KCX ...11
2.Thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN, KCX ...13
3.Hạn chế và nguyên nhân tồn tại...15
a. Hạn chế của các KCN, KCX ...15
Về phân bố ...15
Tỉ lệ lấp đầy ...17
Hiệu quả đầu tư ...18
Cơ cấu đầu tư...19
Lao động trình độ cao...20
b. Nguyên nhân...21
CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, KCX TRONG THỜI GIAN TỚI Ở VIỆT NAM
...25
1.Kinh nghiệm của nước ngoài thu hút đầu tư vào KCN, KCX ...25
2.Định hướng, mục tiêu và triển vọng phát triển KCN, KCX ở Việt Nam thời gian tới...27
3.Giải pháp cho Việt Nam...29
3.1Cải thiện môi trường đầu tư ...29
3.1.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch các khu công nghiệp...29
3.1.2 Thành lập mới có chọn lọc các khu công nghiệp gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp theo vùng...31
3.1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp một cách đồng bộ...31
3.1.4 Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề...32
3.1.5 Cải cách thủ tục hành chính...33
3.1.6 Phát triển KCN, KCX kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. ...34
3.1.7 Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý khu công nghiệp...35
3.2 Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp. ...36
4. Một số giải pháp cụ thể với từng nguồn vốn ...37
4.1 Đối với thu hút đầu tư nước ngoài...37
4.2 Đối với thu hút đầu tư trong nước...40
KẾT LUẬN...42