b. Nguyên nhân
3.1.7 Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý khu công nghiệp
Cần phải xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển các khu công nghiệp một cách hài hoà và có hiệu quả và cụ thể hoá theo hướng:
- Phân cấp hơn nữa cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng thuận lợi trong thu hút đầu tư. Hạn chế sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cho phát triển hạ tầng các khu công nghiệp. Vốn ngân sách hỗ trợ chỉ được sử dụng cho phát triển hạ tầng các khu công nghiệp trong điều kiện đối với những khu công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế-xã hội cả nước và của những vừng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn để tạo đà phát triển.
Để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển các khu công nghiệp cần phải tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước nói chung và khu công nghiệp nói riêng, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu công nghiệp. Hệ thống luật pháp, chính sách phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước hướng tới một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN.
Tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cơ chế các bộ, ngành uỷ quyền cho BQL thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các BQL trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo tính thống nhất quản lý trong khung khổ pháp luật, chính sách chung của nhà nước. Tổ chức bộ máy các BQL cần được xem xét cân nhắc tuỳ theo yêu cầu thực tế và tình hình cụ thể của từng địa phương.