Bên cạnh đó, những nghiên cứu sâu hơn về khía cạnh tăng trưởng mới chất lượng môi trường, đặc biệt là xem xét mức phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính từ nền kinh tế trong mối quan h
Trang 1Nhóm 1: Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Cao Huy ChiếnTrần Thị Ngọc DiễmPhùng Anh Thục Đoan
Khả năng ứng dụng tăng trưởng xanh ở Việt Nam
từ thực tiễn của một số nước đi trước
Phần 1: mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Phát triển kinh tế hiện nay đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ơ Việt Nam Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ít tuy nhiên nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu
Vì vậy việc phát triển kinh tế hiện nay phải luôn song song với vấn đề bảo vệ môi trường Chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế vừa bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng môi trường đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới
Từ nhiều năm qua một số quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh hay phát triển bền vững Vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như: Ủy ban Kinh tế
xã hội châu Á – Thái Bình Dương ( UNESCAP, 2012), OECD (2011, 2014) Những nghiên cứu này đã đưa ra khung phân tích và chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh của nền kinh tế hiện nay Bên cạnh đó, những nghiên cứu sâu hơn về khía cạnh tăng trưởng mới chất lượng môi trường, đặc biệt là xem xét mức phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính từ nền kinh tế trong mối quan
hệ với GDP cũng được quan tâm nghiên cứu như: Choi và đồng nghiệp (2010), Xue và đồng nghiệp ( 2012) hay mô hình tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc…
Hiện tại vấn đề sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường trên diện rộng tại Việt Nam đã và đang diễn ra, mối quan hệ giữa việc phát thải ô nhiễm cụ thể là khí CO2 tại Việt Nam trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế chưa được xem xét đúng mức Để giải quyết được bài toán khó về vấn đề phát triển kinh tế và hậu quả của phát triển kinh tế đối với môi trường cũng như hướng giải quyết trong tương lai, việc hạn chế sử dụng nguồn năng lược truyền thống và mức phát thải gây hiệu ứng nhà kính Tôi
Trang 2quyết định chọn đề tài “ Khả năng ứng dụng tăng trưởng xanh ở Việt Nam
từ thực tiễn của Hàn Quốc, đánh giá tăng trưởng qua mức phát thải CO2” Thông qua việc tìm hiểu hướng phát triển tăng trưởng xanh của một số
nước đi trước, kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng như việc sử dụng năng lượng và mức phát thải khí CO2 trong nền kinh tế, nhằm tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề ô nhiễm môi trường của nền kinh tế cũng như tìm ra phương hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai theo con đường xanh hóa thân thiện với môi trường
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
3 Mục tiêu nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu bài học tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, thực trạng tình trạng gây ô nhiễm do ngành kinh tế gây ra ở Việt Nam và ứng dụng những bài học đó vào chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam nhằm hướng tới phát triển bền vững
4 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc trong phát triển bền vững và đánh giá tăng trưởng xanh thông qua mức phát thải CO2 tại Việt Nam Bài học rút ra rừ Hàn Quốc áp dụng cho Việt Nam
6 Những câu hỏi thường đặt ra trong nghiên cứu:
1/ Những vấn đề lý luận cơ bản nào liên quan đến đề tài?
Trang 32/ Mối quan hệ giữa các chất ô nhiễm và GDP như thế nào?
3/ Hàn Quốc thực hiện tăng trưởng xanh như thế nào? Bài học rút ra từ thực tế Hàn Quốc khi áp dụng chiến lược tăng trưởng xanh?
4/ Liệu Việt Nam có áp dụng được chiến lược tăng trưởng xanh không?5/ Việt Nam có khác gì so với Hàn Quốc khi áp dụng tăng trưởng xanh?6/ Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi áp dụng chiến lược tăng trường xanh?
7/ Hướng đi mới nào khác mà Việt Nam có thể áp dụng để phát triển bền vững trong tương lai?
8/ Việc đánh giá tăng trưởng xanh dựa vào mức phát thải CO2 được không? Đánh giá ra sao
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Dữ liệu nghiên cứu:
Để phục vụ cho quá trình phân tích đánh giá về tăng trưởng xanh tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2015) về tăng trưởng, mức tiêu hao năng lượng và mức phát thải CO2 của Việt Nam từ 2010 đến nay
7.2 So sánh
Sử dụng phương pháp so sánh giữa Hàn Quốc và Việt Nam để tìm điểm tương đồng mà Việt Nam có thể áp dụng được chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
7.3 Mô hình kinh tế lượng:
Để xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến mức phát thải CO2
trong giai đoạn 2010 đến nay, nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng mà biến phụ thuộc là mức phát thải CO2/ người, biến độc lập là GDP/người Để kiểm định mối quan hệ hình dạng chữ U về thu nhập và chất lượng môi trường, mô hình nghiên cứu như sau:
CO2 : là mức phát thải khí CO2 bình quân đầu người của nền kinh tế trong năm thế t (CO2/ người – kg/người/năm)
INC : là thu nhập bình quân đầu người – GDP bình quân đầu người (GDP/ người)
U: là sai số ngẫu nhiên của mô hình
Phương trình (1.1) sẽ cho biết ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) đến mức phát thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Trang 48 Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Đề tài sẽ hệ thống các khái niệm, bản chất của tăng trưởng xanh và các vấn đề môi trường có liên quan
- Chương 2: Khái quát chương trình tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, bài học áp dụng tại Việt Nam đánh giá khả năng tăng trưởng xanh của Việt Nam
Khái quát hoàn cảnh ra đời, vai trò cũng như một số bài học kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc
Đánh giá vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua mức phát thải
CO2
- Chương 3: Kết quả kiểm định
Kết quả của chương trình tăng trưởng xanh thông qua mức phát thải
CO2 dựa theo số liệu của Ngân hàng thế giới
Rút ra kết luận và những bài học mà Việt Nam có thể áp dụng trong tương lai Khả năng tăng trưởng xanh tại Việt Nam trong tương lai
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1 Lý luận chung về tăng trưởng xanh
1.1.1 Các khái niệm và bản chất cơ bản về tăng trưởng xanh:
1.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng xanh:
Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức định nghĩa như sau:Theo Hàn Quốc : "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các
cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường"
Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân
Trang 5tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững
và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới
Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững [1]
1.1.1.2 Bản chất của tăng trưởng xanh:
Bản chất của tăng trưởng xanh chính là mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường
Chiều 1: tăng trưởng kinh tế mà không gây suy thoái môi trường dựa trên việc sử dụng tối đa hóa hiệu quả cũa tài nguyên thiên nhiên mà đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường thông qua các phương pháp như sản xuất sạch hơn, tái chế tái sử dụng có hiệu quả Thực ra ô nhiễm môi trường không tự động giảm khi kinh tế phát triển nhưng nó có thể giảm khi con người sử dụng
ý chí của mình kết hợp với những chương trình hành động cụ thể và đạc biệt
là ý chí của Chính phủ thông qua nỗn lực đáp ứng theo yêu cầu của từng nước
Chiều 2: tăng trưởng về môi trường tạo động cơ và nền tảng để tăng trưởng kinh tế: không phải chúng ta chỉ quan tâm đến bảo vệ môi trường mà không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Lúc này kinh tế phát triển sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xanh hay ngành công nghiệp xanh chính là những động cơ tăng trưởng mới Đây được coi là đểm mấu chốt cho tăng trưởng xanh vì những hiệu quả sinh thái của nó trong sản xuất sản phẫm, tiêu thụ năng lượng giảm thiển chất thải trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.1.2 Phát triển bền vững
1.1.2.1 Một số khái niệm
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
Trang 6tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm
có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo
vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và
đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo
vệ môi trường
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai"
1.1.2.2 Nguyên tắc phát triển bền vững:
Nguyên tắc PTBV đưa ra nhằm phục vụ cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với cộng đồng Các quy định nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc PTBV:
- Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
- Nguyên tắc phòng ngừa
- Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
- Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
Trang 7- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
- Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
1.1.2.3 Mục tiêu phát triển bền vững:
Mục tiêu của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên:
- PTBV về kinh tế
- PTBV về xã hội
- PTBV về môi trường
1.1.3 Tăng trưởng xanh ở 1 số nước
Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp,
Hà Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh
Kinh nghiệm của Hàn Quốc- một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh cho thấy, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong gói kích cầu kinh tế khoảng 38,1 tỷ USD để dùng cho sự chuyển dịch từ nền kinh
tế nâu sang nền kinh tế xanh Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, bon thấp” của Hàn Quốc xác định tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng là 2,7% (năm 2009), 3,78% (năm 2013) và hơn gấp đôi lên đến 6,08% (năm 2020); đồng thời đề ra mục tiêu trung hạn giảm phát thải khí nhà kính dự kiến sẽ xuống còn 30% vào trước năm 2020 (đây là mức cắt giảm phát thải cao nhất do IPCC đề xuất)
các-Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao Chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc
đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người
Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11/2014 tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm
Trang 8Năm 2012, APEC sẽ phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối các mặt hàng này vào cuối năm 2015 APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường.
Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh, APEC sẽ thực hiện các biện pháp như giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm
2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải carbon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế thông qua dự án Thành phố mẫu carbon thấp
1.2 Lý luận về biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm:
Theo Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu
kỳ thời gian dài." Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu
“The United Nations Framework Convention on Climate Change” 21 tháng
3 năm 1994
1.2.2 Nguyên nhân:
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu: nguyên nhân tự nhiên
và nguyên nhân nhân tạo
1.2.2.1 Nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất
Trang 9
Xuất hiện các Sunspots trên Mặt trời (Nguồn:NASA)
Trang 10Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000 Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).
Trang 11Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30% Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi khí hậu.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi
và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo Trục quay có góc nghiêng 23,5 ° Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố
tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ
kể từ quá khứ đến hiện nay
1.2.2.2 Nguyên nhân nhân tạo:
Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ(tên tiếng Anh: Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) về biến đổi khí hậu thì nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do các hoạt động của con người
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng