khảo sát mạng lưới nhà thuốc thuộc ba phường An Cư, Xuân Khánh, Hưng Lợi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2016. Bài tiểu luận được khảo sát từ thực tiễn mạng lưới nhà thuốc theo phường..từ đó mong có thể giúp các bạn có thể dễ dàng hơn tìm kiếm thông tin nhanh chóng..Cám ơn đã quan tâm, Chúc bạn thành công
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG
KHẢO SÁT MẠNG LƯỚI NHÀ THUỐC THUỘC PHƯỜNG AN
CƯ, XUÂN KHÁNH, HƯNG LỢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH
KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016
Sinh viên thực hiện: LÊ BẢO NGỌC
MSSV: 13C720401134 LỚP: Cao đẳng Dược 8B
Cần Thơ – 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG
KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ MẠNG LƯỚI NHÀ THUỐC TRÊN PHƯỜNG AN
CƯ, XUÂN KHÁNH, HƯNG LỢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU NĂM
2016
LỚP: Cao đẳng dược 8B
Thành phố Cần Thơ - 2016
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
LỜI CÁM ƠN vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ v
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: TỔNG QUAN 3
2 1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài 3
2.2 Nhà thuốc đạt chuẩn GPP 4
2.3 Tổng quan chung về mạng lưới bán lẻ thuốc tại Việt Nam 6
2.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của mạng lưới cung ứng thuốc theo WHO 11
2.5 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng mạng lưới bán thuốc 13
2.6 Qúa trình hình thành và phát triển mạng lưới bán thuốc tư nhân tại Việt Nam 14
2.7 Tổng quan về hệ thống cung ứng thuốc giai đoạn hiện nay 15
2.8 Một số nghiên cứu về mạng lưới cung ứng thuốc tại cộng đồng 18
2.9 Một vài nét về địa bàn phường An Cư, Xuân Khánh, Hưng Lợi trên quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
3.2 Chọn lọc nghiên cứu 22
3.3 Tiến hành nghiên cứu khảo sát 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24
4.1 Kết quả nghiên cứu 24
4.2 Bàn luận 47
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 49
Trang 45.1 Kết quả 49 5.2 Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 5ĐKKDD Điều kiện kinh doanh dược
DSCKI Dược sĩ chuyên khoa I
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐKGPL Đăng ký giấy phép lại
GMP Good Manufacturing Practices (Thực hành tốt sản xuất)
GLP Good Laboratory Practice (Thực hành tốt kiểm nghiệm)GDP Good Distribution Practice (Thực hành tốt phân phối)GPP Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)GSP Good Storage Practice (Thực hành tốt bảo quản)
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc theo WHO 13
Bảng 3.1 Các biến số nghiên cứu 23
Bảng 4.1 Danh sách nhà thuốc đạt chuẩn GPP phường An Cư 24
Bảng 4.2 Danh sách nhà thuốc đạt chuẩn GPP phường Xuân Khánh 29
Bảng 4.3 Danh sách nhà thuốc đạt chuẩn GPP phường Hưng Lợi 36
Bảng 4.4 Diện tích và tổng số nhà thuốc của ba phường 35
Bảng 4.5 Tỷ lệ phần trăm nhà thuốc trên địa bàn ba phường khảo sát 45
Bảng 4.6 Điểm mạnh và điểm yếu trong việc tăng trưởng nhà thuốc 46
Trang 7DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Trách nhiệm của dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ thuốc 8
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình cung ứng thuốc trên thị trường dược phẩm 16
Hình 4.1 Nhà thuốc Hồng Trang – Dược sĩ phụ trách Phạm Phước Hậu 27
Hình 4.2 Nhà thuốc Hiếu Trang – Dược sĩ phụ trách Nguyễn Thành Nghiêm 28
Hình 4.3 Nhà thuốc Lan Hương – Dược sĩ phụ trách Nguyễn Kỳ Khương 34
Hình 4.4 Nhà thuốc Anh Thúy – Dược sĩ phụ trách Nguyễn Thành Tuấn 35
Hình 4.5 Nhà thuốc An Thiên Phúc – Dược sĩ phụ trách Lý Thanh Thúy 43
Hình 4.6 Nhà thuốc Khánh Thi – Dược sĩ phụ trách Võ Thị Mỹ Hương 44
Biểu đồ 4.1 Mật độ phân bố diện tích và số lượng nhà thuốc theo trên địa bàn ba phường 44
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phần trăm nhà thuốc theo trên địa bàn ba phường khảo sát 45
Trang 8LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô, sựgiúp đỡ của gia đình và bạn học Lời cám ơn đầu tiên em chân thành gửi đến ban giámhiệu trường Đại học Tây Đô, ban chủ nhiệm khoa Dược – Điều dưỡng đã tạo điều kiệncho chúng em có cơ hội tiếp cận với nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài tiểu luậntốt nghiệp Qua thời gian thực hiện đề tài chúng em đã tiếp cận rõ hơn vấn đề nghiêncứu trong thực tế và hoàn thiện hơn những kiến thức đã học
Em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Huy, người thầy đã hướng dẫn tậntình luôn giúp đỡ em từ lúc bắt đầu bước vào nghiên cứu đến khi hoàn thành đề tài tốtnghiệp Em cảm ơn thầy, không chỉ vì những kiến thức thầy truyền đạt trong học tập,nghiên cứu mà còn vì những kỹ năng thầy đã dạy chúng em trong cuộc sống
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lưu Hoàng Minh Khoa người thầy đã luôn bên cạnh,giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm giúp em hoàn thành tốt tiểu luận
Xin gửi lời cám ơn đến ba, mẹ, anh trai và cô Ngô Kiều My đã ủng hộ và giúp đỡ chocon trong thời gian khảo sát đề tài tiểu luận
Cuối cùng em xin cảm ơn tập thể lớp Cao Đẳng Dược 8B, cảm ơn những ngườibạn đã luôn bên cạnh em, đóng góp ý kiến giúp em trong quá trình nghiên cứu
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
LÊ BẢO NGỌC
Trang 10CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội Đầu tư cho sức khỏechính là đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Thuốc là mộttrong những yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhândân, là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người Khi xã hội càngphát triển thì nhu cầu sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao về cảchủng loại, số lượng, chất lượng Ngành Dược hiện nay đang chú trọng việc nâng caochất lượng sản xuất thuốc để tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao, đồng thờiđẩy mạnh việc cung ứng thuốc có chất lượng tốt, nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt
là tư vấn dùng thuốc bằng việc xây dựng mạng lưới cung ứng thuốc rộng khắp tới nhândân
Trong đó phường An Cư, Xuân Khánh và Hưng Lợi nằm trong 13 phường củaquận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Hiện nay ba phường nói trên vẫn không ngừngđổi mới để nâng cao đời sống của người dân, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe ngày càngđược chú trọng hơn Mạng lưới bán lẻ thuốc được phân bố rộng khắp trên các phường,việc cung ứng đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý tới tận tay người dùngđóng vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên tình hình phát triển và hoạt động của các nhàthuốc gồm: sự phân bố các điểm bán thuốc, giá cả, chất lượng, chủng loại thuốc đápứng nhu cầu của người dân giữa các phường nói riêng và của các quận, thành phố nóichung là khác nhau Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào về mạnglưới bán lẻ và tình hình cung ứng thuốc trên địa bàn ba phường An Cư, Xuân Khánh vàHưng Lợi Với mong muốn có được đánh giá tổng quát về mạng lưới cung ứng thuốctại ba Phường nói trên địa bàn Quận Ninh Kiều sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được cácgiải pháp cung ứng thuốc cho cộng đồng tốt nhất, vì lẽ đó tôi chọn đề tài nghiên cứu:
Trang 11“Khảo sát mạng lưới nhà thuốc thuộc ba phường An Cư, Xuân Khánh, Hưng Lợi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2016”
Với mục tiêu: “Khảo sát mạng lưới nhà thuốc thuộc ba phường An Cư, XuânKhánh và Hưng Lợi trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cân Thơ năm 2016.” Đểlàm rõ các những mục đích sau:
1 Số lượng nhà thuốc trên phường An Cư, Xuân Khánh, Hưng Lợi năm 2016
2 Sự phân bố nhà thuốc trên phường An Cư, Xuân Khánh, Hưng Lợi năm 2016
3 Điểm mạnh và điểm yếu trong việc tăng trưởng nhà thuốc
Trang 12CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm:thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chứcnăng
Hành nghề dược là việc cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn dược của mình
để kinh doanh thuốc
Cơ sở bán lẻ thuốc nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp
và Tủ thuốc của Trạm y tế
"Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice: GPP) là văn bản đưa
ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại các nhà thuốc củadược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức vàchuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu
Khái niệm về bán lẻ hàng hóa:
- Tiếp cận góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùngcuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hóa từ hàng sang tiền nhằm mục đích thỏa mãn tối
đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng
- Tiếp cận góc độ khoa học kỹ thuật-công nghệ: Bán lẻ hàng hóa là một tổ hợp các hoạtđộng công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hóa được nhập vào doanhnghiệp bán lẻ, hàng hóa được chuyển giao danh nghĩa cho người tiêu dùng cuối cùng,biến giá trị cá biệt của hàng hóa thành giá trị xã hội, biến giá trị sử dụng tiềm năngthành giá trị thực hiện của hàng hóa
Trang 13- Tiếp cận ở góc độ Marketing: Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quátrình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng, một cơ
sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng hóa và dịch vụkinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân, gia đình hoặc nhóm
tổ chức xã hội
2.2 NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP.
Nhà thuốc đạt chuẩn theo các quy định về hoạt động nghề là cơ sở đánh giá chấtlượng hoạt động nhà thuốc đó, đồng nghĩa với việc đặt lợi ích của người bệnh lên hàngđầu, là tiêu chuẩn để cán bộ y tế tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn
2.2.1 GPP là gì?
GPP được viết tắt bởi “Good Pharmacy Practice” được hiểu là Thực hành tốt nhàthuốc, là tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dựatrên tiêu chuẩn về đạo đức và chuyên môn đạt mức cao hơn so với yêu cầu pháp lý tốithiểu.[1]
Bên cạnh đó, lĩnh vực dược phẩm còn được quy định đảm bảo các tiêu chuẩn vềGMP, GLP, GSP… trong đó đỉnh cao là nhà thuốc thực hành tốt GPP là bao gồm tổngkết các tiêu chuẩn trên
2.2.2 Nguyên tắc khi xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.
Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP là yêu cầu cần thiết khi đưa vào hoạt động để đảmbảo tính pháp lý khi hành nghề và cũng là đảm bảo cho sức khỏe của cộng đồng Do đó,khi xây dựng nhà thuốc đạt GPP cần có những nguyên tắc sau:
- Nhà thuốc phải lấy lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên hàng đầu
- Đảm bảo các điều kiện về bảo quản thuốc, sắp xếp và bố trí theo đúng quy định
- Chất lượng thuốc được đảm bảo về chất lượng có thông tin thuốc, tư vấn thuốc vàtheo dõi viêc sử dụng thuốc của người bệnh
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn thuốc, tự điềutrị triệu chứng của các bệnh đơn giản
Trang 14- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, có hiệu quả
2.2.3 Tiêu chuẩn của nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là tiêu chí cuối cùng trong chuỗi các nguyên tắc GMP,GLP, GSP, GDP, do đó chất lượng thuốc đảm bảo tới tay người tiêu dùng là an toànnhất khi đảm bảo về điều kiện đạt chuẩn GPP
Về cơ sở vật chất:
- Nhà thuốc có diện tích tối thiểu là 10m2; đảm bảo các trang thiết bị cần thiết để bảoquản thuốc; có không gian bố trí thuốc theo đúng quy định từ khu bảo quản, khu trưngbày, khu mỹ phẩm…
- Đối với các dạng thuốc bán lẻ không bao bì người bán thuốc cần phải ghi rõ tên thuốc,nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, hướng dẫn sử dụng…
Trang 15Việc đảm bảo nhà thuốc đạt GPP sẽ đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, là tiêuchí đánh giá chất lượng của nhà thuốc và nâng cao chất lượng cho ngành dược phẩmnhà nước.
2.3 TỔNG QUAN CHUNG VỀ MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc
Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng và chữa bệnh trở thành nhu cầu tất yếu củacon người Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻnhân dân và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêusức khoẻ của mọi người
Việc đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị là một nhiệm vụ chủ yếu
và hàng đầu của toàn ngành dược, trong đó các cơ sở bán lẻ thuốc chính là một thànhphần làm nhiệm vụ cung ứng đảm bảo nhu cầu thuốc Ngày nay, cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao.Việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ sở bán lẻ thuốc đã góp phần không nhỏtrong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bánthuốc và tủ thuốc của trạm y tế là đầu mối trực tiếp đưa thuốc đến cộng đồng Mọinguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hếtđều trực tiếp qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc Khi nền kinh tế nước ta chuyển
từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mạng lưới bán lẻ thuốc có điềukiện hình thành, mở rộng và phát triển Nhờ đó người dân có thể dễ dàng tiếp cận vớicác loại thuốc theo yêu cầu, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh.Với chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu, các cơ sở bán lẻ đã tập trung cung ứngthuốc thiết yếu cho nhân dân mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là ở vùng khó khăn, miền núi,vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người Điều đó góp phần quan trọng vào sựnghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, cải thiện giống nòi ngườiViệt
Trang 16Mạng lưới các cơ sở bán lẻ đã góp phần tích cực vào việc cung ứng thuốc phòng vàchữa bệnh, thuận tiện cho người bệnh trong việc mua thuốc, chia sẻ bớt gánh nặng quátải trong các cơ sở y tế Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trườngdược phẩm, chấm dứt tình trạng khan hiếm thuốc trước đây Đảm bảo sử dụng thuốchợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia
về thuốc của Việt Nam Thực tế trình độ hiểu biết của người dân về thuốc, sử dụngthuốc và các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe còn hạn chế; đồng thời người dânlại có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần sự thăm khám và kê đơn của bác
Trang 17Hình 1.1 Trách nhiệm của dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
Dù chưa phát huy, thực hiện được hết vai trò, trách nhiệm nhưng các dược sĩ cũng đãgóp phần rất lớn vào việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trong cộng đồng
Cập nhật thông tin, nâng cao trình độ
TRÁCH NHIỆM CỦA DƯỢC SĨ CỘNG ĐỒNG
Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Tham gia chương
trình giáo dục sức
khỏe cộng đồng
Trang 182.3.2 Quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở bán lẻ thuốc.
Theo thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định vềđiều kiện kinh doanh thuốc, thông tư 10/2013/TT-BYT sửa đổi một số điều củathông tư 02/2007/TT-BYT và thông tư số 43/2010/TT- BYT ngày 15/12/2010 quy định
lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc GPP”; địa bàn vàphạm vi hoạt động của CSBL thuốc.[2],[3],[4]
Quy định chung:
Chứng chỉ hành nghề dược cấp cho người quản lý chuyên môn về dược của cơ
sở kinh doanh thuốc phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh, mỗi cá nhân chỉđược cấp một chứng chỉ hành nghề và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổchức kinh doanh thuốc
Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hành nghề trong phạm vi cho phép và đúng địa điểmghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Điều kiện cấp CCHN dược:
Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bằng sau và thời gianthực hành công tác dược: tốt nghiệp đại học dược, tốt nghiệp trung học dược, tốt nghiệpdược tá, y sĩ Người tốt nghiệp đại học dược và đã có thời gian thực hành công tác dược
05 năm tại các cơ sở dược hợp pháp hoặc dược sĩ trung học tốt nghiệp đại học dược thìđược cấp CCHN được làm người đứng đầu hoặc quản lý chuyên môn đối với nhàthuốc; người tốt nghiệp trung học dược và đã có thời gian thực hành công tác dược 02năm tại các cơ sở dược hợp pháp hoặc dược tá tốt nghiệp trung học dược thì được cấpCCHN phụ trách chuyên môn đối với Quầy thuốc; người có bằng tốt nghiệp là dược táthì được cấp CCHN phụ trách chuyên môn đối với Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp;người có bằng tốt nghiệp là dược tá hoặc y sĩ thì được cấp chứng chỉ hành nghề phụtrách chuyên môn đối với Tủ thuốc trạm y tế xã
Trang 19Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc :
- Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn.Nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không
kê đơn ban hành theo Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/06/2009 của Bộ Y tế.[5]
- Quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, quầy thuốc chưa đạttiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn ban hànhtheo Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/06/2009 của Bộ Y tế
- Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếutuyến C (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc vàcác thuốc kê đơn)
- Tủ thuốc của trạm y tế được bán lẻ thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc thiết yếutuyến C (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc vàcác thuốc kê đơn)
- CSBL chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu
2.3.3 Địa bàn hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc
- Nhà thuốc được mở tại mọi địa điểm trong tỉnh
- Quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế được mở tại xã,thị trấn thuộc thị xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
- Đối với các thành phố trực thuộc tỉnh nếu chưa đủ một nhà thuốc hoặc một quầy thuốcphục vụ 2.000 dân thì cho phép các doanh nghiệp đã có kho đạt GSP (nếu tại tỉnh chưa
có doanh nghiệp đạt GSP thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP) được tiếp tục mở mớicác quầy thuốc đạt GPP tại phường của quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Đối với địa bàn xã, thị trấn nếu đã có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thìkhông được tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của doanh nghiệp
Trang 202.4 TIỂU CHUẨN CUNG ỨNG THUỐC TỐT CỦA WHO.
Theo WHO để có hệ thống, mạng lưới cung ứng thuốc tốt cần phải đạt các điều kiện,tiêu chuẩn sau:
2.4.1 Thuận tiện:
- Điểm bán thuốc gần dân: Người dân đi đến điểm bán thuốc không mất nhiều thời gianvới phương tiện đi lại (xe đạp, đi bộ); các điểm bán thuốc cần bố trí để người dân cóthời gian đi mua thuốc trong khoảng từ 30 - 60 phút bằng phương tiện thông thường
- Dựa vào : P, R, S/01 điểm bán
- Giờ giấc bán: Phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương, cần có hiệu thuốc phục
vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu và thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là thuốc thôngthường không cần đơn thuốc của bác sỹ
2.4.2 Kịp thời:
- Cơ cấu chủng loại và số lượng mặt hàng thuốc phải đầy đủ, đa dạng, phong phú; cósẵn, đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay thế; có sẵn, đủ cácloại thuốc thiết yếu và đủ về số lượng thuốc đáp ứng yêu cầu người mua
2.4.3 Chất lượng thuốc đảm bảo:
- Thuốc đảm bảo chất lượng cần thiết
Không bán thuốc:
- Chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập, sản xuất
- Thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Trang 21Khả năng chuyên môn của người bán thuốc đáp ứng trình độ chuyên môn theoquy định (tối thiểu là dược tá).
Có đạo đức:
- Tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng
- Không đơn thuần chạy theo lợi nhuận
Có trách nhiệm cao:
- Hướng dẫn tận tình cho khách hàng
- Bao gói thuốc chu đáo trước khi giao cho khách
- Ghi chép đầy đủ các nội dung, yêu cầu cần thiết trên túi giao cho khách
Chấp hành các quy chế chuyên môn và các quy định khác:
- Không bán các thuốc phải bán theo đơn cho người mua không đơn
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện và các quy chếchuyên môn khác
- Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ với nhà nước
2.4.6 Kinh tế:
- Gía thành điều trị, giá thuốc hợp với khả năng chi trả của người bệnh đặc biệt là ngườinghèo
- Đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội và người bệnh
- Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cho cá thể
- Thực hiện đúng đủ, các chính sách kinh tế, thuế của nhà nước đã quy định
- Đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc
Ở Việt Nam để tổ chức tiến hành cung ứng thuốc tốt ngoài tiêu chuẩn WHO đưa
ra cần phải tuân thủ chấp hành nghiêm các quy chế, chế độ chuyên môn và các quy địnhpháp luật Nhà nước có liên quan (quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, quy chế quản
lý thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, quy chế thông tin, quảng cáothuốc, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân,…), nhằmđảm bảo ổn định trật tự thị trường thuốc, trật tự an toàn xã hội, giữ nghiêm kỹ cương
Trang 22pháp luật Nhà nước đồng thời để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn, hợp lý, hạn chếcác tai biến do dùng thuốc sai quy định.
2.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI BÁN THUỐC.
Mạng lưới cung ứng thuốc được đánh giá theo các chỉ tiêu: Số dân (P), diện tích
(S), và bán kính bình quân (R)/1 điểm bán thuốc được nêu trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc theo WHO.
2.6 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN THUỐC TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM.
Trang 23Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính sách kinh tế của Đảng và Nhànước có thay đổi Nhà nước đã xác định nền kinh tế là nền kinh tế XHCN theo cơ chếthị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia Cơ chế quan liêu bao cấp trước đâykhông còn phù hợp với tình hình hiện nay Kinh tế mở đã tạo cho ngành Dược nói riêng
và các ngành trong xã hội nói chung đã có một sắc thái mới
Mạng lưới cung ứng thuốc được mở rộng khắp toàn quốc tế về chủng loại và sốlượng với nhiều loại hình hành nghề Dược, đặc biệt là tư nhân như nhà thuốc tư nhân,đại lý bán thuốc Để quản lý chặt chẽ mặt hàng này Bộ y tế đã ban hành những văn bảnnhư Quản lý hành nghề Dược tư nhân, công văn số 81/LHD ngày 06/01/1988 hướngdẫn những đặc điểm cơ bản cho phép tư nhân bán thuốc, quyết định số 94/BYT ngày08/3/1992 về mở nhà thuốc, quyết định số 500/BYT ngày 10/4/1992 về “Quy chế hànhnghề Dược tại nhà thuốc”.[9]
Các văn bản pháp quy của Bộ y tế ban hành đã tạo điều kiện pháp triển mạng lưới bánthuốc tư nhân, tuy nhiên do việc quản lý còn lỏng lẻo cho nên việc pháp triển còn trànlan, nhân viên bán hàng còn có nhiều người chưa có chuyên môn về Dược hoặc đào tạocòn chưa chú trọng, thiếu chuyên môn cần thiết Mặt khác công tác thanh tra, kiểm tracủa các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế, thiếu phối hợp chặt chẽ trong công tácquản lý nên các hiện tượng phức tạp như người bán thuốc là người không có chuyênmôn về Dược, thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng trên thị trường ngày càng tăng
Để phần nào hạn chế những yếu kém của hệ thống hành nghề Y, Dược tư nhân
và chính thức hóa về mặt pháp lý Nhà nước đã cho ban hành: “Pháp lệnh hành nghề Y,Dược tư nhân” ngày 13/10/1993, và Nghị định số 06/CP ngày 29/01/1994, cụ thể hóamột số điều trong pháp lệnh đó và Bộ y tế có thông tư 09/BYT hướng dẫn chi tiết thựchiện pháp lệnh
2.7 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG ỨNG THUỐC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Trang 24Cung ứng thuốc là một lĩnh vực rất rộng: đó là quá trình đưa thuốc từ nơi sảnxuất đến tận người sử dụng Quản lý cung ứng thuốc dựa trên 4 nhiệm vụ cơ bản sau:+ Lựa chọn thuốc
+ Mua sắm thuốc Quốc gia
+ Phân phối thuốc
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín Mỗi bước đều có vai trò quan trọng
và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế triển khaichính sách quản lý chất lượng thuốc toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuấtđến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn, các doanh nghiệp
đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật để nâng caochất lượng sản xuất, cung ứng
Trong nghành dược tính xã hội hóa với sự tham gia của các thành phần kinh tế,mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc chođiều trị, bệnh nhân dễ dàng tiếp cận CSBL thuốc
Sơ đồ mạng lưới cung ứng thuốc trên thị trường dược phẩm Hình 2.1:
Trang 25Hình 2.1 Sơ đồ quy trình cung ứng thuốc trên thị trường dược phẩm
Trang 26Ngành Dược phẩm thế giới:
Có sự phân hóa lớn giữa quốc gia phát triển và đang phát triển:
- Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế giới,khoảng 800 USD/người/năm
- Tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có xu hướng chậmlại, bình quân 1-4%/năm
- Thuốc điều trị ung thư, hô hấp, tiểu đường, béo phì, hệ miễn dịch… sẽ là trọng điểmsản xuất từ nay đến 2016
- Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền tiêu thụ toàn cầu vào năm2016
- Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có nghành công nghiệp dược đang phát triển(pharmerging countries), dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil Tốc độ tăngtrưởng bình quân của nhóm này từ 11-14%/năm
- Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển, tuy nhiên, trongdài hạn, nhóm thuốc này chỉ có chiếm tỷ trọng bình quân 10% tổng tiền sử dụng thuốctoàn cầu
- Trung Quốc và Ấn Độ trở thành 2 quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phẩmlớn nhất thế giới
Ngành Dược phẩm Việt Nam:
Tiểm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013 đạt 33USD/người
- Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhậpkhẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc
- Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008-1012 đạt 23%/năm, giai đoạn
2013-2018 đạt 17.5%/năm
Trang 27- Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ TrungQuốc, 18% nhập từ Ấn Độ.
- Gia công thuốc và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả nhất để họchỏi và theo kịp trình độ phát triển của các ngành Dược trên thế giới
2.8 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC TẠI CỘNG ĐỒNG.
Nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu về mạng lưới bán thuốc ở địa bàn các tỉnh khácnhau như:
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá dịch vụ dược trên địa bàn Hải Dương giai đoạn
2000 – 2004” tác giả Trần Bá Kiên Đề tài đi vào khảo sát thực trạng các loại hình dịch
vụ Dược Nhà nước và tư nhân qua đó phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của hailoại hình này tại tỉnh Hải Dương.[11]
Đề tài “Đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn Thành phố HảiPhòng” của tác giả Nguyễn Tiến Sơn Đề tài đã phân tích sự phân bố mạng lưới của các
cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và đánh giá thực trạng về cơ sởvật chất, trang thiết bị, việc thực hiện quy chế chuyên môn của các CSBL thuốc, qua đócung cấp cho các nhà quản lý những bằng chứng khoa học, khách quan về hệ thống bán
lẻ thuốc của Thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó hoạch định các cơ chế, chính sách phùhợp nhằm tổ chức, bố trí, sắp xếp hệ thống bán lẻ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc củangười dân.[8]
Đề tài “nghiên cứu hoạt động của mạng lưới bán thuốc tỉnh Thái Bình trong quátrình hướng tới việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP”của tác giả Nguyễn Thanh Xuân Với mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động của mạnglưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2008 Nghiên cứu các điều kiện ápdụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” đối với các nhà thuốc vàquầy thuốc doanh nghiệp đang hành nghề tại tỉnh Thái Bình và triển khai thực nghiệm
Trang 28mô hình nhà thuốc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” tạiThành phố Thái Bình.[7].
Đề tài “Khảo sát mạng lưới cung ứng thuốc huyện Tiên Du – Bắc Ninh” củaNguyễn Thành Trung, tập trung tìm hiểu sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc ở một số
xã trong huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.[6]
2.9 MỘT VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN PHƯỜNG AN CƯ, HƯNG LỢI VÀ XUÂN KHÁNH TRÊN QUẬN NINH KIỀU.
2.9.1 Điểm qua vài nét về quận Ninh Kiều.
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long, ViệtNam
Tọa độ địa lý của quận Ninh Kiều:
- Phía Bắc: giáp quận Bình Thủy
- Phía Nam: giáp với sông Cần Thơ, ngăn cách với quận Cái Răng
- Phía Tây: giáp với huyện Phong Điền
- Phía Đông: giáp với dòng sông Hậu
Về hành chính, quận bao gồm 13 phường là: An Phú, An Nghiệp, An Hội, AnLạc, An Hoà, An Cư, An Bình, An Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế, Xuân Khánh, ThớiBình, Tân An
Quận Ninh Kiều với tổng diện tích là 29,2 km2, với tổng số dân năm 2009 là 243.794người Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơihội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuậntiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo ra cáctrục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trongvùng Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm muasắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ AnHoà, siêu thị Co.op Mart, siêu thị CitiMart, siêu thị Metro Cash Hưng Lợi, siêu thịMaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế
Trang 29Ninh Kiều là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, công nghệ, y tế của thành phốCần Thơ.
Về giáo dục, quận tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực đồng bằngsông Cửu Long, như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ và nhiều trường caođẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Caođẳng Y tế
Về công nghệ, trên địa bàn còn có 1 trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công nghệ,
1 trung tâm Công nghệ phần mềm, 1 trung tâm triển lãm, 2 trung tâm truyền hình đãtạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh
tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Về y tế, quận có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như:Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 61.664
m2 tọa lạc tại Quốc lộ 91B, phường Bình An, quận Ninh Kiều Bệnh viện khánh thànhvào ngày 28-06-2008 Bệnh viện có quy mô 700 giường, gồm 35 khoa phòng (với 20khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng) Với quy mô là một trungtâm y tế lớn nhất của trung ương tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh viện vừa cónhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân vừa đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực
2.9.2 Vị trí địa lý của phường An Cư.
An Cư là một phường thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.Phường An Cư nằm ở tọa độ: 10002’15” B 105046’46”Đ
Phường An Cư có diện tích 7.53 km2, dân số năm 2007 là 12721 người, mật độ dân sốđạt 33477 người/km2 Cơ sở hạ tầng đang trong quá trình hoàn chỉnh
2.9.3 Vị trí địa lý của phường Xuân Khánh.
Xuân Khánh là một phường thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, ViệtNam
Phường Xuân Khánh nằm ở tọa độ: 1001’49”B 105046’11”Đ
Trang 30Phường Xuân Khánh có diện tích 2.05 km2, dân số năm 1999 là 23870 người, mật độdân số đạt 11644 người/km2
2.9.4 Vị trí địa lý của phường Hưng Lợi.
Hưng Lợi là một phường thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.Phường Hưng Lợi nằm ở tọa độ: 10001’1”B 105045’39”Đ
Phường Hưng Lợi có diện tích 3.36 km2, dân số năm 2014 là 35.121 người, mật độ dân
số đạt 6622 người/km2
2.9.5 Quản lý cung ứng thuốc của ba phường.
Mạng lưới cung ứng thuốc của phường An Cư, phường Hưng Lợi, phườngXuân Khánh nằm trên quận Ninh Kiều dưới sự quản lý của cơ sở y tế Cần Thơ Sở y tếchỉ đạo và cấp giấy cho cơ sở hành nghề Dược tại quận Ninh Kiều
Nhà thuốc được cấp giấy phép hành nghề Dược mới được bán thuốc, được kiểmtra và giám sát theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” Các nhàthuốc đạt chuẩn được bày bán ở nơi đông dân cư, gần khu vực có trạm xá, bệnh viện
Hệ thống nhà thuốc đều là người có chuyên môn cao hoặc ít chuyên môn, có bằngdược sĩ đại học hoặc không có
Các cơ sở y tế khám chữa bệnh, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, nhà thuốcđều phải tự quản lý và đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách của mình đối vớisức khỏe của cộng đồng nói riêng, sự phát triển của nghành Dược Việt Nam nói chung