Để giải quyết vấn đề, các em sẽ tìm đến sự trợ giúp của thầy, cô giáo và một trong những nhiệm vụ quan trọng của thầy, cô giáo là giúp cho học sinh giải quyết những khó khăn này, nhằm là
Trang 1MODULE 7: Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông
1 Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
2 Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
Thời gian học: tháng 08 đến tháng 10/2015
I LÝ THUYẾT: (4 Tiết) (Theo hướng dẫn của TT 30)
Nội dung 1: Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
Nội dung 2: Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
II THỰC HÀNH: (6 Tiết) (Theo hướng dẫn TT 30)
Nội dung 1: Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
Nội dung 2: Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
III NỘI DUNG ĐÃ HỌC ĐƯỢC:
Trong quá trình học tập của mình, học sinh thường đối diện với nhiều tình huống khó khăn khiến các em bối rối và lo lắng Để giải quyết vấn đề, các em sẽ tìm đến sự trợ giúp của thầy, cô giáo và một trong những nhiệm vụ quan trọng của thầy, cô giáo là giúp cho học sinh giải quyết những khó khăn này, nhằm làm cho các em có được đời sống tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trở thành người công dân có ích cho xã hội Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khi học sinh gặp khó khăn, các thầy, cô đã chủ động tham vấn, hướng dẫn và tư vấn cho các em, tuy nhiên hiệu quả của sự trợ giúp này chưa cao do giáo viên chua có hoặc còn hạn chế các kiến thức về kĩ năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn Do đó, việc nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của hoạt động tham vấn, hướng dẫn và tư vấn và những nội dung cần tham vấn, hướng dẫn và tư vấn cho các em là cần thiết với mỗi nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như với các thầy, cô giáo nói riêng Nội dung của module 7 này gồm có 3 phần chính cung cấp cho các thầy,
cô giáo các nội dung:
- Nhu cầu tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của học sinh THPT và chức năng tham vấn,
tư vấn và hướng dẫn của người giáo viên trong trường học
- Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
- Các lĩnh vực cần năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT
1 Nhu cầu tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của học sinh THPT và chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của người giáo viên trong trường học
Hoạt động 1: Xác định nhu cầu tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của học sinh THPT
Câu hỏi 1: Những đặc trưng nào trong sự phát triển nhân cách dẫn đến khó khăn trong tiến trình phát triển của học sinh THPT?
Trả lời:
- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh
- Các hoạt động giao tiếp ở nhà, ở trường và ngoài xã hội
- Sự quan tâm của gia đình, nhà trường đặc biệt chính là sự quan tâm của cha, mẹ các em
Câu hỏi 2: Khả năng ứng phó và nhu cầu tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của học sinh THPT?
Trả lời:
* Khả năng ứng phó của học sinh THPT: Đa số ở lứa tuổi này các em còn mê chơi, suy nghĩ còn nông cạn, khả năng ứng phó chưa cao, dễ bị sa ngã đi đến bế tắc khi gặp
Trang 2khó khăn
* Nhu cầu tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của học sinh THPT: Trong giai đoạn này, khi gặp vấn đề gì khó khăn, bế tắc, cần giải quyết thì các em rất cần sự tham vấn, tư vấn
và hướng dẫn của cha mẹ, giáo viên, nhà tư vấn
Hoạt động 2: Xác định vai trò và chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của người giáo viên đối với học sinh THPT
Câu hỏi 1: Hãy xác định các chức năng của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp?
Trả lời:
Xã hội cũng như cá nhân muốntồn tại và phát triển cần có giáo đục Giáo dục là bộ
phận của quá trình tái sản suất xã hội và con người Sự nghiệp “trồng người" cao cả này được
toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy giáo Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo
là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù do mục đích, đối tượng và công
cụ lao động sư phạm quy định Thầy cô giáo chính là lực lượng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao cho xã hội Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình Thầy giáo có ba chức năng chính là:
- Chức năng giảng dạy
- Chức năng giáo dục
- Chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn
Câu hỏi 2: Tại sao có thể nói chức năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn là một chức năng quan trọng của người giáo viên?
Trả lời:
Học sinh THPT luôn gặp những khó khăn thách thức trong môi trường học đường dẫn đến tình trạng băn khoăn lo lắng Trước mọi khó khăn, trẻ phải luôn âm thầm chịu đựng một mình là sự báo hiệu cho nguy cơ tích tụ những khó khăn tâm lí Những uẩn ức bị dồn nén quá mức, những khó khăn tồn tại quá lâu sẽ dẫn đến sự bộc phát về hành vi và gây ra những hậu quả khôn lường (như tự tử, vi phạm pháp luật, ) Có nhiều em đã tự mình vượt qua khó khăn này với những chiến lược ứng phó hiệu quả như trò chuyện với những người xung quanh, những người đáng tin cậy để được lắng nghe, cùng nhìn nhận vấn đề
và tìm ra cách giải quyết phù hợp Tuy nhiên, đối tượng tâm sự của các em chủ yếu là bạn bè và việc tâm sự chỉ giải quyết căng thẳng nhất thời Đồng thời, đôi khhi do hiểu biết có hạn, các em có thể định hướng cho nhau theo chiều hướng sai lệch dẫn đến che khuyết điểm của bạn Để giải quyết khó khăn tâm lí cho học sinh, ở các nước phát triển, trong nhà trường đã có những người làm công tác hỗ trợ tâm lí chuyên nghiệp ( nhà tâm
lí học đường, nhà tham vấn tâm lí, cán bộ công tác xã hội, ) Đây thật sự là hình thức trợ giúp đắc lực, tích cực cho học sinh khi các em gặp phải khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên trong một trường học thường chỉ có vài người đảm nhận công việc tham vấn, tư vấn và hướng dẫn theo cách chuyên nghiệp nên không đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu trợ giúp của học sinh Do đó, tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh luôn được xác định như một chức năng quan trọng của các thầy cô giáo bên cạnh chức năng giảng dạy
và giáo dục
Câu hỏi 3: Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục?
Trả lời: Tổ chức tốt cho giáo viên hiểu biết về kiến thức, kĩ năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh thì các thầy, cô sẽ có khả năng tổ chức các hoạt động có tính hướng dẫn nhằm cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết, hình thành kĩ năng sống cho học sinh; đồng thời có thể lắng nghe, chia sẻ với tư cách là nhà tham vấn, tư vấn và hướng
Trang 3dẫn nhằm giúp các em đối mặt với những khó khăn trong học tập và trong các mối quan
hệ để từ đó đưa ra ứng phó phù hợp
2 Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THPT
Các hoạt động trợ giúp học sinh rất phong phú, đa dạng
Với mục đích trợ giúp học sinh trong quá trình học tập, để tất cả các em có thể phát triển tốt nhất tiềm năng của mình và không em nào bị tụt lại phía sau, công tác tham vấn,
tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp Chính vì vậy, dù chỉ trợ giúp học sinh như một người hoạt động nghiệp dư, giáo viên cũng phải cần nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng dẫn trong nhà trường, cơ sở khoa học của tham vấn, tư vấn và hướng dẫn và những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động này
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm và cơ sở khoa học của hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT
Câu hỏi 1: Theo bạn tham vấn, tư vấn là gì? Hướng dẫn là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa tham vấn, tư vấn và hướng dẫn và các hoạt động có liên quan.
Trả lời:
* Tham vấn là: Theo TS Trần Thị Giồng: Tham vấn là một tiến trình có mở đầu, diễn
biến và kết thúc, là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong tiến trình này nhà tham vấn sử dụng các kĩ năng chuyên môn giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể
tự giải quyết các vấn đề đang gặp phải
* Tư vấn là: Tư vấn được xem là quá trình mà cá nhân dựa trên sự hiểu biết của mình
về một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ bảo, lời khuyên
* Hướng dẫn là: Theo từ điển Tiếng Việt, hướng dẫn được hiểu là chỉ bảo, dẫn dắt để biết cách làm
Theo tài liệu nhập môn tham vấn hướng dẫn (Robert L Gibson Marianne H.Mitchell, 1995), hướng dẫn nhóm là hoạt động được thiết kế để cung cấp cho các cá nhân thông tin hay kinh nghiệm, mà những thông tin hay kinh nghiệm này sẽ nâng cao hiểu biết của họ
về nghề nghiệp, về giáo dục, thúc đẩy sự trưởng thành và điều chỉnh xã hội về mỗi cá nhân
* Phân biệt sự khác nhau giữa tham vấn, tư vấn và hướng dẫn và các hoạt động có liên quan
Bản chất tham vấn, tư vấn và hướng dẫn đều là những hoạt động trợ giúp nhằm làm cho những người được trợ giúp, thân chù/khách hàng có đời sống tinh thần lành mạnh, xử
lí tốt các tình huống gặp phải trong cuộc sống và đạt được những thành công trong học tập, công tác cũng như trong các mối quan hệ Tuy nhiên giữa những loại hình này có những điểm khác nhau
Hướng dẫn nhóm thường dẫn đến mục tiêu là ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề Việc phòng ngừa được thực hiện qua việc cung cấp thông tin, trên cơ sở những thông tin này, giúp cho người được hướng dẫn hiểu rõ về bản thân cũng như người khác, có kiến thức về những vấn đề liên quan đến bản thân biết cách thực hiện những hành vi phù hợp
để phát triển bản thân và ngăn ngừa được những nguy cơ, hậu quả đáng tiếc do thiếu kĩ năng
Tham vấn và tư vấn nhấn mạnh đến sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm giải quyết một vấn đề khó khăn của thân chủ nhưng giữa tham vấn và tư vấn cũng khác nhau Tham vấn là một mối quan hệ trực tiếp giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm mục đích thay đổi hành vi của thân chủ Mối quan hệ trong tư vấn là mối quan hệ có tính trạc
ba, tương tác giữa nhà tư vấn-khách hàng/người thực hành tư vấn-thân chủ và sự giúp đỡ của nhà tư vấn đến thân chủ là sự giúp đỡ có tính gián tiếp thông qua sự tăng cường năng lực cho khách hàng/người thực hành tư vấn Tham vấn tập trung vào những vấn đề tâm lí của thân chủ Tư vấn tập trung vào những vấn đề có tính công việc Nói cách khác, tư vấn
Trang 4là một quá trình giúp đỡ có tính chuyên môn về một quá trình nào đó Trong quá trình này tư vấn là một chuyên gia, còn người nhận dịch vụ tư vấn có yêu cầu nhận được sự giúp đỡ để xử lí vấn đề có liên quan đến công việc Tính giải quyết vấn đề là dấu hiệu cơ bản của tư vấn Trong khi tham vấn mang rõ tính chất trị liêu, tham vấn tập trung vào trợ giúp những vấn đề thuộc đời sống tinh thần của con người, giúp họ có được cuộc sống tinh thần lành mạnh, có những thăng tiến trong quan hệ cá nhân, nghề nghiệp và có thể giúp họ vượt qua những rối nhiễu tâm lí Tham vấn áp dụng với người có khả năng xử lí tốt và cả những người có rối loạn tâm lí dạng nhẹ
Câu hỏi 2: Nêu và phân tích các lí thuyết tâm lí học là cơ sở cho hoạt động tham vấn,
tư vấn và hướng dẫn.
Trả lời:
- Lý thuyết tâm lí xã hội của Ericson:
Theo Ericson, mọi người phải đối mặt với tối thiểu 8 cuộc khủng hoảng hay xung đột trong suốt cuộc đời mình Mỗi khủng hoảng đều chủ yếu mang tính xã hội về tính chất và
có mối liên quan thực tiễn với tương lai Việc giải quyết thành công mỗi sự khủng hoảng trong cuộc sống sẽ chuẩn bị cho con người giải quyết những xung đột tiếp theo trong cuộc đời Trái lại, những cá nhân thất bại trong giải quyết một hay vài khủng hoảng cuộc sống thì gần như chắc chắn sẽ gặp vấn đề trong tương lai Chẳng hạn, một thanh niên thất bại trong việc thiết lập cá tính của riêng mình thì sẽ khó khăn trong việc chia sẻ với người
vợ hay người chồng trong tương lai, một công việc rất quan trọng để giải quyết khủng hoảng của giai đoạn bắt đầu một cuộc sống gia đình
Trong khi thừa nhận ấn tượng thời thơ ấu có thể cực kì quan trọng, thậm chí có vai trò quyết định( trong những điều kiện nhất định) đến sự phát triển nhân cách, nhưng theo Ericson, trong các giai đoạn sau, con người có khả năng khắc phục hay chỉnh sửa hậu quả tiêu cực của thời thơ ấu
Dựa vào lí thuyết Ericson, nhà tham vấn có thể giúp các cá nhân nói chung (trẻ em nói riêng) đạt được sức mạnh bản ngã bằng cách giải quyết thành công các cuộc khủng hoảng trong quá trình phát triển Nắm được 8 giai đoạn theo cách phân chia của Ericson sẽ giúp nhà tham vấn hiểu được các khủng hoảng mà các cá nhân gặp phải trong quá trình phát triển của mình và phát hiện được nhu cầu của các thân chủ trong tình huống tư vấn
- Lí thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow đã hình dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như cái cầu thang hay một chiếc thang Ông đã đem các nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để qui về 5 loại sắp xếp thành 5 bậc thang về nhu cầu của con người từ thấp đến cao
Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow
Nhu cầu về sự phát triển cá nhân
- Các cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân
- Cơ hội để phát triển khả năng cá nhân
Nhu cầu về lòng tự trọng
- Cảm thấy hài lòng về bản thân
- Tự trọng và ý thức được giá trị bản thân, tự hào về mình, đạt được thành tích cá nhân
Nhu cầu được thừa nhận
- Sự yêu thương và chấp nhận
- Gia đình, bạn bè, cộng đồng, đoàn thể
Nhu cầu an ninh
- Sự an toàn
- Gia đình, công việc, dịch vụ y tế, bảo vệ về thể chất
Nhu cầu vật chất
Trang 5- Sự sinh tồn
- Sự lành mạnh cơ bản, thức ăn, nước, quần áo ấm, nhà cửa
- Thuyết nhân cách theo S Freud
Trong học thuyết của S.Freud, những khác biệt nhân cách nảy sinh từ những cách khác nhau theo đó con người giả quyết những xung năng cơ bản của họ Để lí giải những khác biệt này,S.Freud miêu tả một cuộc đấu tranh liên tục giữa hai bộ phận đối kháng nhau của nhân cách, cái ấy (ID) và cái siêu tôi (Supergo), được điều hòa bởi một phương tiện thứ ba là cái tôi (Ego)
Cái ấy (khái niệm của S.Freud về cấu trúc nhân cach mang tính nguyên thủy, vô thức
nó tác động một cách phi lí theo xung năng và hoàn toàn ích kỉ)
Siêu tôi (khái niệm của S.Freud về cấu trúc của nhân cách, hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực và đạo đức của xã hội) là nhà kho của các chuẩn mực ứng xử cá nhân, kể
cả những hành vi đạo đức tập nhiễm
Cái tôi (khái niệm của S.Freud về bản thân, cấu trúc nhân cách tập trung vào sự bảo tồn về tính định hướng thích hợp, các xung năng, bản năng) là bộ phận của nhân cách có chức năng giải quyết cái ấy và cái siêu tôi
- Các cơ chế tự vệ (Ego defense machenism – Khái niệm của S.Freud về những chiến lượt tâm lí được vận dụng nhăm giảm nhẹ những xung đột hoặc lo hãi) là những chiến lượt tâm lí giúp cái tôi bảo vệ chính mình trong xung đột thường ngày giữa các xung năng của Cái Ấy muốn tìm cách biểu lộ với đòi hỏi của cái Siêu tôi muốn phủ nhận chúng
Điều quan trọng đối với các nhà tham vấn là cần nhận biết rằng khi căng thẳng thần kinh xảy ra và gây nên lo âu hoặc xung đột nội tâm thì cái ấy và cái siêu tôi của cá nhân rơi vào tình trạng mâu thuẩn Công việc của nhà tham vấn là giúp cái tôi của thân chủ đạt được sức mạnh để giải quyết tốt mâu thuẫn nói trên
Nhà tham vấn cũng cần hiểu biết về các cơ chế tự vệ của con người để phân tích được các tình huống mà thân chủ gặp phải để cùng với họ giải quyết tình huống đó
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc của hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT
Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các nguyên tắc của hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT.
Trả lời:
* Các nguyên tắc tham vấn:
- Giữ bí mật
- Tôn trọng thân chủ
- Thân chủ là trọng tâm (Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ)
- Chấp nhận thân chủ
* Các nguyên tắc tư vấn:
- Nguyên tắc tôn trọng khách hàng, thân chủ
- Nguyên tắc bảo vệ phúc lợi thân chủ
- Nguyên tắc bảo mật trong tư vấn
* Các nguyên tắc hướng dẫn:
- Nguyên tắc tôn trọng khách hàng, người được hướng dẫn
- Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực của việc cung cấp thông tin
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hoạt động của học sinh
- Nguyên tắc tất cả vì lợi ích của thân chủ, khách hàng (xuất phát từ nhu cầu, sự phát triển của khách hàng)
Câu hỏi 2: Tại sao phải tuân thủ nguyên tắc đó khi tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh
Trang 6Trả lời:
Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đã nêu ở trên khi tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh bởi vì khi người tham vấn vi phạm một trong nguyên tắc trên sẽ làm cho học sinh mất lòng tin từ đó gây ảnh hưởng theo chiều hướng xấu hơn
Chẳng hạn: khi tham vấn cho học sinh mà chưa được sự đồng ý của người được tham vấn mà tiết lộ thông tin cá nhân cho bên thứ ba biết, vô tình việc thông tin bị tiết lộ đến tay người được tham vấn Từ đó làm cho người được tham vấn không còn tin vào người tham vấn nữa, thậm chí là kết thúc luôn
Ví dụ về vi phạm nguyên tắc tôn trọng khi tham vấn:
Sau 15 phút nói chuyện với một em thiếu niên phàn nàn vì bị bố mẹ bắt phải học rất nhiều, nhà tham vấn nói rằng tốt nhất là nên nghe theo bố mẹ vì bố mẹ luôn thương yêu con và muốn mọi đều tốt cho con, bố mẹ cũng rất vất vả để lo cho con được học hành bằng các bạn Nhưng nhà tham vấn đã không hiểu được toàn bộ tình huống Ông bà và cha mẹ đã bắt em học quá sức của mình, họ luôn muốn em học giỏi môn Toán và lớp chuyên Toán trong khi đó em lại rất yêu thích môn Mĩ Thuật Như vậy sau khi làm việc với nhà tham vấn xong em thấy rất thất vọng vì không ai hiểu mình
3 Các lĩnh vực cần năng tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh THPT
Học sinh THPT nằm ở giai đoạn giữa và cuối của tuổi vị thành niên-giai đoạn phát triển đánh dấu sự chuyển tiếp giữa thế giới trẻ em và thế giới người lớn Do tính phức tạp của lứa tuổi nên có rất nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau bàn về tính chất của thời thanh niên Điều đó cũng cho thấy ở lứa tuổi này, thanh niên học sinh phài đối mặt với rất nhiều thách thức cả về sinh học tâm lý và xã hội Để giúp học sinh đối mặt và vượt qua những thử thách này, cần xác định được những khó khăn mà các em có thể gặp phải và từ
đó xây dựng những chương trình tham vấn, tư vấn, hướng dẫn phù hợp
Hoạt động 1: Xác định những khó khăn đặc trưng của lứa tuổi học sinh THPT
Câu hỏi 1: Trong học tập học sinh THPT thường gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
- Môi trường học tập THPT khác THCS; - Tính chất học tập, yêu cầu học tập cao hơn;
- Lượng tri thức quá lớn, nội dung chương trình nặng; - Chịu ảnh hưởng PP học tập THCS;
- PPCT một số môn, bài chưa phù hợp; - Chưa có PP học tập ở THPT
- Khó khăn về điều kiện, thiết bị DH; - Hỏng kiến thức cơ bản
- Chưa quen với PPGD mới;- Thiếu thời gian học tập;
- Thiếu tài liệu tham khảo; - Hoàn cảnh những kinh tế gia đình khó khăn;
- Thiếu sự quan tâm của gia đình - Áp lực kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô
Câu hỏi 2: Những khó khắn thường gặp trong quan hệ ứng xử (với bạn bè, cha mẹ, thầy cô) ở lứa tuổi học sinh THPT?
Trả lời:
- Rất dễ gây sự vì một hành động nhỏ (cái nhìn, lời nói không vừa ý, ) cũng có thể dẫn đến gây gỗ đánh nhau
- Phải thay đổi bản thân mình được gia nhập vào nhóm bạn
- Khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô rụt rè, e ngại, không vì khoảng cách về tuổi tác
Câu hỏi 3: Học sinh THPT có những khó khăn gì trong việc xây dựng hình ảnh bản thân?
Trả lời:
- Hình dáng bề ngoài không ngừng biến đổi
- Sự tự tin về khả năng giao tiếp, hình dáng bên ngoài
- Nhìn nhận và đánh giá vẻ ngoài của cơ thể
Câu hỏi 4: Những thay đổi nào trong sự phát triển về mặt thể chất và tình cảm làm
Trang 7cho học sinh THPT băn khoan, lo lắng?
Trả lời:
- Giai đoạn dậy thì với những biến đổi mạnh mẽ về tâm – sinh lí
- Ở giai đoạn này, các cơ quan sinh dục dần dần được hoàn thiện, các em bắt đầu có
sự tò mò về giới tính
- Tình cảm nam nữ cũng xuất hiện ở một số đối tượng
Câu hỏi 5: Học sinh THPT thường gặp những khó khăn gì trong định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân?
Trả lời:
- Các em trong giai đoạn này thường chọn nghề theo cảm tính, theo bạn bè hay theo ý muốn của cha mẹ
- Chọn nghề theo tính kinh tế, theo xu thế chứ không theo sở thích, đam mê của mình
- Sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về nghề và thế giới nghề nghiệp là cản trở lớn trong quá trình trao đổi, chia sẽ giữa cha mẹ và con cái về những vấn đề này
- Tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế dẫn đến việc tuyển dụng một số ngành nghề thay đổi liên tục làm gia tăng hiện tượng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng nghề đào tạo, là những khó khăn lớn mà học sinh đối mặt trước ngưỡng cửa cuộc đời
Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân tích nội dung các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cơ bản cho học sinh THPT
Các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cơ bản cho học sinh THPT:
- Những cách thức giúp học sinh học tập có hiệu quả
- Những vấn đề giúp học sinh THPT có một cơ thể khỏe đẹp
- Những vấn đề giúp các em giúp các em xây dựng tình bạn trong sáng, bền vững
- Những vấn đề giúp học sinh THPT có thể ứng xử phù hợp, hiệu quả trong các mối quan hệ xã hội
- Những vấn đế giúp học sinh THPT có được định hướng nghề tốt
+ Về thực hành: Trong suốt quá trình giảng dạy thường xuyên hướng dẫn, tư vấn về
các chuẩn mực giao tiếp xã hội, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cách học hành đạt kết quả cao
+ Về vận dụng: Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông
là việc làm vô cùng ý nghĩa Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần không nhỏ cải thiện
và nâng cao chất lượng học tập của học sinh Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn tốt góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai có suy nghĩ tích cực, chủ động trong cuộc sống
MODULE 8: Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và một số phương pháp tiếp cận cơ
bản trong hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông
1 Phương pháp hướng dẫn, tư vấn
2 Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn và tư vấn cho học sinh
3 Yêu cầu đối với giáo viên THPT trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh
Thời gian học: tháng 11-12/2015
I LÝ THUYẾT: (4 Tiết)
Nội dung 1: Phương pháp hướng dẫn, tư vấn
Nội dung 2: Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn và tư vấn cho học sinh.
Nội dung 3: Yêu cầu đối với giáo viên THPT trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho
học sinh
II THỰC HÀNH: (6 Tiết)
Nội dung 1: Phương pháp hướng dẫn, tư vấn
Trang 8Nội dung 2: Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn và tư vấn cho học sinh.
Nội dung 3: Yêu cầu đối với giáo viên THPT trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho
học sinh
III NỘI DUNG ĐÃ HỌC ĐƯỢC:
Kĩ năng giao tiếp trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông
Câu hỏi 1 Theo bạn, các kĩ năng giao tiếp không lời có vai trò như thế nào trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh? Những lưu ý khi sử dụng kĩ năng này là gì?
Trả lời
Kĩ năng giao tiếp không lời là khả năng sử dụng các phuơng tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp Nếu nhà tham vấn/giáo viên sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp
sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp được thuận lợi và giúp nhà tham vấn/giáo viên xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ/học sinh, giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ những vấn đề của mình
Những lưu ý khi sử dụng kĩ năng giao tiếp không lời
Các kĩ năng giao tiếp không lời thường được sử dụng trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là:
- Duy trì tiếp xúc mắt là khả năng sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, tức là luôn duy trì được việc giao tiếp bằng mắt với cái nhìn cởi mở, thân thiện
Trong giao tiếp, nhà tham vấn/giáo viên nên nhìn thẳng vào mắt thân chủ/khách hàng khi nói chuyện hoặc nghe họ, không nên nhìn với ánh mắt soi mói Nếu có thể, nhà tham vấn/giáo viên nên giữ giao tiếp bằng mắt cùng tầm với thân chủ, tránh nhìn thân chủ từ trên xuống hoặc từ dưới lên
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ
Không gian và thời gian giao tiếp có ảnh hường rất lớn đến hiệu quả của quá trình tham vấn, tư vấn và hướng dẫn
Nhà tham vấn/tư vấn nên để cho thân chủ có thời gian trình bày, không nên tạo áp lực làm thân chủ cảm thấy bị thúc giục
Câu hỏi 2 Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn, các câu hỏi thường được sử dụng với mục đích gì? Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh là gì?
Trả lời
Mục đích của việc sử dụng các câu hỏi
Các câu hỏi rất cần thiết để bắt đầu cuộc thảo luận với một người hoặc một nhóm Trong tham vấn /tư vấn /hướng dẫn, việc đặt ra các câu hỏi để thân chủ/học sinh trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với nhà tham vấn là rất quan trọng, sử dụng câu hỏi đúng giúp nhà tham vấn tránh được việc hỏi quá nhiều câu hỏi và khai thác được nhiều thông tin trong thời gian cho phép
Có hai loại câu hỏi
- Các câu hỏi mở là những câu hỏi mà thân chủ phải tự biểu đạt câu trả lời Đây là
những câu hỏi có hiệu quả nhất trong tham vấn, bởi vì chúng hướng cho thân chủ trả lời một cách chi tiết và đầy đủ hơn Những câu trả lời này sẽ cung cấp cho nhà tham vấn nhiều thông tin hơn để từ đó tiếp cận hoàn cảnh của thân chủ Các câu hỏi này thường bắt đầu với những từ “Cái gì", “Thế nào", “Ở đâu", “Tại sao" “Có thể", “Sẽ" Sử dụng câu hỏi mở để:
- Mở đầu cuộc tư vấn/tham vấn
- Dùng để khai thác các dẫn chứng cụ thể
- Chẩn đoán vấn đề
- Khai thác giải pháp từ phía thân chủ
Trang 9- Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà thân chủ có thể chọn một trong các câu trả lời
cho sẵn thường là “có", “không" hoặc “đúng", “sai" Câu hỏi đóng có hạn chế là chúng không cho phép thân chủ giãi bày về tiến triển của sự việc và trách nhiệm cuộc nói chuyện thuộc về nhà tư vấn Tuy nhiên, câu hỏi đóng cũng có tác dụng giúp nhà tư vấn thu được những thông tin nhanh và cụ thể, giúp thân chủ tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện hoặc kết thúc những cuộc nói chuyện dài dòng tản mạn
Các câu hỏi được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ giúp nhà tham vấn /tư vấn đi đúng hướng của cuộc nói chuyện Việc sử dụng các câu hỏi một cách khôn khéo và có dụng ý
có thể hổ trợ để tạo nên một cuộc tham vấn đáp ứng các nhu cầu và ước muốn của thân chủ
* Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi
- Không hỏi một cách tới tấp Sau khi đặt câu hỏi cũng phải dành một khoảng thời gian để thân chú trả lời, không nên chuyển ngay sang câu hỏi hay vấn đề khác
-Nên tránh các câu hỏi có tính khẳng định vì câu hỏi này đã gắn với quan điểm của chính nhà tham vấn/tư vấn và như vậy là đã có tính áp đặt thân chủ
- Không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi “Tại sao?" vì điều đó cũng dễ làm cho thân chủ cảm thấy minh bị tra hỏi, bị dồn ép và không thoải mái
Câu hỏi 3 Việc phản ánh cảm xúc cần được tiến hành theo các bước nào? Vì sao cần phải chú ý đến những “thông điệp kép” và những tình cảm phức tạp khi phản ánh cảm xúc?
Trả lời
Kĩ năng phản ánh cảm xúc là kĩ năng nhắc lại nội dung tình cảm được phản ánh trong ngôn từ của thân chủ hay trong nét mặt cử chỉ của họ
- Phản ánh cảm xúc tương tự như diễn đạt lại nhưng tập trung vào nội dung tình cảm Phản ánh cảm xúc có tác dụng giúp thân chủ xác định cảm xúc của chính họ khi nó được phản ánh bởi người khác và là cách có hiệu quả nhất để thể hiện sự thông cảm, sự quan tâm của nhà tham vấn/tư vấn đối với thân chủ
Phản ánh cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng vì nó giúp thân chủ đối diện với những cảm xúc chứ không tránh né nó Khi đối mặt với cảm xúc, thân chủ sẽ có dịp trải qua một cách đầy đủ những cảm xúc của mình và cảm thấy dễ chịu hơn do đã giải tỏa đuợc những cảm xúc ấy Khi cảm xúc đuợc giải tỏa, thân chủ sẽ có thể suy nghĩ
rõ ràng hơn, có thể xem xét những khả năng lựa chọn lành mạnh và hướng về tương lai
- Để phản ánh cảm xúc, trước tiên nhà tham vấn/tư vấn phải xác định rõ cảm xúc hiện đang tồn tại ở thân chủ mà mình muốn phản ánh là gì Trong thực tế, nhiều khi rất khó phân biệt đâu là cảm xúc thực và đâu là suy nghĩ của thân chủ mà không phải là cảm xúc của họ Có thể xác định cảm xúc ở thân chú bằng các cách thức sau:
- Dựa vào các thông điệp của cơ thể: tư thế ngồi, nét mặt, điệu bộ của tay chân
- Dựa vào âm sắc và âm điệu của lời nói: mức độ nhấn mạnh về mặt âm thanh của các từ, sự nói lặp, cố tình nói nhỏ hay ngập ngừng
- Dựa vào những từ hoặc cụm từ chỉ cảm xúc: những từ hay cụm từ miêu tả những cảm xúc ở con người như hạnh phúc, vui, buồn, căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ, cô đơn
- Khi phản ánh cảm xúc, hãy chú ý đến những bức “thông điệp kép" và những cảm xúc phức tạp
+ Những bức “thông điệp kép" tư thế của một người có thể thể hiện một cảm xúc trong khi ngôn từ của họ lại nói về điều khác
+ Những cảm xúc phức tạp: tình cảm có một đặc điểm đó là tính pha trộn, do đó mọi người thường trải nghiệm những tình cảm bối rối hay phức tạp
NỘI DUNG 2
Câu hỏi 1 Hoạt động tham vấn cho học sinh diễn ra theo các giai đoạn nào? Những điểm cần lưu ý trong mỗi giai đoạn là gì?
Trang 10Trả lời
Các cuộc tham vấn được diễn ra theo một quá trình với những bước kế tiếp nhau Việc xác định rõ các bước trong tham vấn sẽ giúp các nhà tham vấn đạt hiệu quả tối ưu vì mỗi giai đoạn của quá trình tham vấn có những mục tiêu riêng của chúng Đó là những mục tiêu cụ thể mà khi hoàn thành nó, nhà tham vấn và thân chủ sẽ đạt được mục tiêu của toàn bộ quá trình
Có nhiều mô hình tham vấn khác nhau Mô hình được sử dụng trong tài tệu này là
mô hình ba giai đoạn, được dựa trên ý tưởng của Nguyễn Thơ Sinh
a. Giai đoạn 1: Thiết lập quan hệ
Mục đích của giai đoạn này là tạo mối quan hệ tin tưởng, xác định sơ bộ vấn đề, xây dựng mục tiêu, kế hoạch tham vấn, hợp đồng
Để thiết lập được mối quan hệ với thân chủ, nhà tham vấn nên nhập cuộc với thân chủ, mặc dầu thân chủ khó chịu, nóng nảy, bất nhã; luôn coi đây là phản ứng tự nhiên của thân chủ, nên giữ thái độ điềm tĩnh; bày tỏ thái độ thông cảm, chấp nhận sẽ gây được thiện cảm trong tương lai; khéo léo thuyết phục, tuy nhiên nhà tham vấn phải chủ động
và bình tĩnh; thẳng thắn nêu lên sự cần thiết của tham vấn viên trong điều kiện của thân chủ, cần bình tĩnh và thành thật
Những thao tác cần tránh khi tham vấn: ngắt câu thân chủ; trông ngang, trông ngửa; cho lời khuyên; ngồi quá xa; dạy đời; hắt hơi, xì mũi; vuốt đuôi; liếc mắt, xếch mép; chê bai; nhăn mặt; đùa giỡn khiếm nhã; mắng mỏ; vào hùa; cắn môi; xăm soi, hỏi quá nhiều câu tại sao; chỉ trỏ không ngớt; ra lệnh, cửa quyền; trả lời điện thoại; ra lệnh kiểu người ban ơn; cắn hạt dưa; nghĩ quá lâu, đọc quá sâu ý người khác; dùng tiếng lóng; ngáp vặt;
đi lạc đề, huyên thuyên; nhắm mắt; ra điều mình thông minh, uyên bác; làm ra vẻ hối hả; phân tích quá mức cần thiết; kể chuyện bản thân quá nhiều; xem nhẹ hoặc gạt bừa chuyện thân chủ
b Giai đoạn 2: thực hiện quá trình tham vấn
Bồi dưỡng và phát triển để mối quan hệ ngày càng phát triển (chú ý – mối quan hệ có tính trị liệu), chính thông qua sự tương tác này mà nhà tham vấn giúp thân chủ thay đổi
Cụ thể là giúp thân chủ có cách nhìn mới về đời sống của họ, lối tư duy mới, cách nghĩ mới, cảm xúc mới, tù đó dẫn đến hành vi mới lành mạnh và tích cực
* Thay đổi cách nhìn, thiết kế lại khung tư duy
Suy nghĩ và hành vi trong quá khứ thường là tiêu cực, thông qua các kỉ thuật trị liệu nhà tham vấn có thể khám phá những vấn đề này, giúp thân chủ nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực hơn, cung cấp một cách nhìn mới
Điều quan trọng là làm cho thân chủ tự nhận ra những suy nghĩ và hành vi cũ thiếu lành mạnh của mình đã tạo nên những hệ quả tiêu cực, muốn thay đổi, đồng thời nhà tham vấn cũng kích thích họ thay đổi, hình thành được khung tư duy mới
* Thuyết phục thân chủ bao gồm những hướng dẫn có chọn lọc, có trọng tâm về những điều cần làm, việc nên làm
Lưu ý:
- Thuyết phục không phải là áp đặt
* Liều luợng thuyết phục nên tăng dần
* Mối quan hệ đúng nghĩa trong tham vấn
- Nhà tham vấn thực sự muốn giúp và tận tâm với trách nhiệm
- Thân chủ cũng thật sự đóng góp vào tiến trình tham vấn một cách tích cực và thiết thực.
- Luôn đi sát hợp đồng, đạt mục tiêu xử lí vấn đề một cách hiệu quả
- Không tạo ra sự gắn kết quá sâu giữa nhà tư vấn và thân chủ
c Giai đoạn 3 Kết thúc tham vấn
Quá trình tham vấn kết thúc khi nhà tham vấn và thân chủ nhận thấy cuộc tham vấn