1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận hợp đồng thương mại quốc tế

46 838 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 529 KB

Nội dung

Ở đây, sự tranh chấp quyền sở hữu hàng hóa với bên thứ ba có thể là: i thứ nhất, chủ sở hữu thực tế của hàng hóa; ii thứ hai, hàng hóa khônghợp pháp; iii thứ ba, việc chuyển giao hàng hó

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 2

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG CHÍNH 4

1 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa _4

1.1 Quyền sở hữu đối với hàng hóa 41.2 Quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa 91.3 Giới hạn trách nhiệm về quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa 11

2 Nghĩa vụ đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa _13

2.1 Sự phù hợp của hàng hóa _132.2 Trách nhiệm của người bán về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng _16

3 Nghĩa vụ thanh toán 22

3.1 Thời hạn thanh toán 233.2 Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng 243.3 Xác định giá _253.4 Địa điểm thanh toán _263.5 Phương thức thanh toán _26

4 Nghĩa vụ nhận hàng 31

5 Một số tình huống tranh chấp và bình luận 34

5.1 Tranh chấp do từ chối thanh toán trong hợp đồng mua bán cà phê _345.2 Tranh chấp do giao hàng có khuyết tật _39

KẾT LUẬN 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO _46

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng tăng cường cácmối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu thìquá trình tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vấn đề được quantâm nhất

Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng liênquan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng sẽ liên quan tới việc hợptác mua bán với các nước khác nhau Vì vậy, cần phải có một sự hiểu biết nhấtđịnh về luật pháp quốc tế và quốc gia về các vấn đề cơ bản của hợp đồng Trong

đó, đặc biệt và nổi bật nhất là quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồngthương mại quốc tế

Do đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của một quan

hệ hợp đồng thì đây là vấn đề chúng ta cần nắm rõ một cách toàn diện và hệ thống

để từ đó hoàn thiện hơn về các nội dung có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, chắc chắn không thể tránhkhỏi những sai sót, mong cô đưa ra những góp ý để bài làm của nhóm hoàn thiệnhơn, chúng em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

1.1 Quyền sở hữu đối với hàng hóa

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán phải đảm bảo tính hợp pháp vềquyền sở hữu và việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bênmua, đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranhchấp bởi bên thứ ba Ở đây, sự tranh chấp quyền sở hữu hàng hóa với bên thứ ba

có thể là: i) thứ nhất, chủ sở hữu thực tế của hàng hóa; ii) thứ hai, hàng hóa khônghợp pháp; iii) thứ ba, việc chuyển giao hàng hóa phải hợp pháp

Theo quy định tại Công ước Viên 1980:

Điều 41: Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất

cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng

ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy.

Quy định tại Luật thương mại 2005:

Điều 45 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá

Bên bán phải bảo đảm:

1 Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

2 Hàng hóa đó phải hợp pháp;

Trang 5

3 Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp

1.1.1 Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa không bị tranh chấp bởi bên thứ ba

Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa của bên bán cho bên mua là việcbên bán chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hàng hóa cho bên mua Nhưvậy, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bánsang người mua có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng, bởi sau khi được chuyểnquyền sở hữu đối với hàng hóa, bên mua sẽ trở thành người chủ thực sự đối vớinhững hàng hóa đó với đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như đã nêu

Cụ thể là, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán hết quyền địnhđoạt hàng hóa còn người mua có được thẩm quyền của người chủ sở hữu đối vớihàng hóa là đối tượng của hợp đồng và trong nhiều trường hợp mặc dù có thể chưanhận được hàng nhưng người mua có toàn quyền định đoạt với hàng hóa, tức là cóthể bán lại cho người thứ ba, thế chấp ngân hàng hay trong trường hợp hàng hóamất mát, hư hỏng thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền yêu cầu người gây ra tổnthất hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hóa đó có bảo hiểm) bồi thường thiệt hại

Ngoài ra, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu thì hàng hóa trở thành tài sảncủa người mua và chủ nợ của người mua có thể có quyền yêu cầu đối với tài sản

đó Cuối cùng, sau thời điểm đó, người mua phải chịu trách nhiệm trước người thứ

ba về những tổn thất do hàng hóa gây ra

Như vậy, việc xác định quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao haychưa, địa điểm, thời gian chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việcxác định tài sản của doanh nghiệp, giải quyết phá sản và đặc biệt là để xác địnhtrách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa

Điều 62 Luật thương mại năm 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền

sở hữu hàng hóa: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có

Trang 6

thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”

Như vậy, thời điểm quyền sở hữu chuyển từ bên bán sang bên mua đượcxác định là thời điểm hàng hóa được chuyển giao, tuy nhiên, Luật thương mại lạikhông quy định rõ ràng thời điểm hàng hóa được chuyển giao là chuyển giao vềmặt pháp lý hay trên thực tế Mặt khác, từ quy định của Luật thương mại 2005 tạiĐiều 62 có thể thấy không phải lúc nào quyền sở hữu cũng được chuyển từ bênbán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao Trong trường hợp

có sự thỏa thuận khác hay những trường hợp pháp luật quy định khác thì quyền sởhữu hàng hóa sẽ được chuyển giao trong một thời hạn nhất định Nếu các bên đãthỏa thuận, cam kết, các thỏa thuận đó không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thìcác bên sẽ phải chịu sự ràng buộc với các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng.Nếu hợp đồng mua bán có thỏa thuận điều kiện bắt buộc thì khi thiếu điều kiệnnày, người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua không thểnhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hóa chỉ được chuyển từ người bánsang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện

Quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa

từ người bán sang người mua là quy phạm có tính chất lựa chọn, tức là các bên cóquyền tự do thỏa thuận thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa là đốitượng của hợp đồng mua bán Pháp luật chỉ can thiệp khi không có sự thỏa thuậncủa các bên

Thực tiễn mua bán hàng hóa cho thấy, việc xác định thời điểm chuyểnquyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua phụthuộc vào đối tượng của hợp đồng, tính chất của việc chuyển giao hàng hóa vàphương thức mua bán

 Theo đối tượng của hợp đồng:

Trang 7

 Với hàng hóa đồng loại: hàng hóa phải được cá thể hóa cho mụcđích của hợp đồng, nghĩa là hàng hóa được chuyển quyền sở hữu từngười bán sang người mua sau khi đã xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt,đóng gói, đóng dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác cómục đích đưa hàng hóa vào một tình trạng để có thể giao cho người muanhư là hàng đặc định.

 Với hàng đặc định: thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóađược pháp luật các nước khác nhau quy định khác nhau, như tự thỏathuận hoặc khi hàng hóa được chuyển giao…1

 Theo tính chất của việc chuyển giao hàng hóa:

 Đối với hàng hóa khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học,quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bán

đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

 Đối với những hàng hóa khi giao nhận không được dịch chuyển vềmặt cơ học (hàng hóa gắn liền với đất đai), việc giao nhận hàng hóađược thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa, thìquyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bánhoàn tất việc chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa

 Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữuthì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua kể từ thờiđiểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó Kể

từ thời điểm này việc thực thi hợp đồng mới được bắt đầu, quyền vànghĩa vụ của các bên mới phát sinh, bên bán đã giao hàng hóa cho bênmua nhưng bên mua chưa đăng ký quyền sở hữu thì hàng hóa đó vẫnthuộc người bán

1 PGS.TS Nguyễn Văn Luyện - PGS.TS Lê Thị Bích Thọ - TS Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr 284

Trang 8

 Trong trường hợp hàng hóa không dịch chuyển về mặt cơ học khigiao dịch và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hànghóa được coi là đã chuyển giao cho bên mua tại thời điểm hợp đồng cóhiệu lực.2

 Theo phương thức mua bán:

 Mua bán hàng hóa theo phương thức mua sau khi sử dụng thử đượcquy định tại Điều 460 Bộ luật dân sự 2005, trong thời hạn dùng thử, bênmua có thể trả lời mua hoặc không mua hàng hóa vẫn thuộc sở hữu củabên bán, không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại Tuynhiên nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử thì phải bồi thường thiệthại cho bên bán Đây là phương thức có tính thực tiễn cao giúp ngườimua có cơ hội đánh giá, kiểm tra hàng hóa trước khi mua; người bán đãchia sẻ một phần quyền sử dụng cho người mua

 Mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần (Điều 461 Bộ luật dân

sự 2005), hình thức này thường áp dụng với hàng hóa có giá trị lớn nhưbất động sản Thực tiễn trên thị trường quyền sử dụng đất hiện nay, córất nhiều hợp đồng được ký kết mà các bên thỏa thuận phương thứcthanh toán nhiều lần, nhiều kỳ Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu chođến khi bên mua đã trả đủ tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợpđồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.3

1.1.2 Hàng hóa là hợp pháp

Đầu tiên, các bên cần tìm hiểu về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mìnhchuẩn bị mua bán Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinhdoanh, mua bán Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặckinh doanh có điều kiện Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phảiđáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việcmua bán Đây là bước nền tảng để thực hiện việc mua bán hàng hóa Các điều kiện

2 ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 2, NXB Công an nhân dân, 2012, tr 40

3 ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 2, NXB Công an nhân dân, 2012, tr 41

Trang 9

về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói hàng hóa do các bên thỏathuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hàng hóa cũng được coi là bất hợp pháp nếu như hàng hóa nằm dưới sựkiểm soát của ngân hàng tại thời điểm mua bán hay hàng hóa là do quá trình thựchiện hành vi phạm tội mà có được…

1.1.3 Chuyển giao hàng hóa hợp pháp

Việc chuyển giao hàng hóa hợp pháp thường yêu cầu đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu, yêu cầu về thuế, phương tiện vận chuyển…

Kết luận:

Như vậy, nghĩa vụ giao hàng cho người mua không bị người thứ ba tranhchấp liên quan đến quyền sở hữu có hai yếu tố nội hàm: người bán có nghĩa vụphải thông báo cho người mua biết việc hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang

bị người thứ ba tranh chấp và người bán có nghĩa vụ phải áp dụng những biệnpháp cần thiết để loại bỏ sự tranh chấp đó nếu người mua không đồng ý nhậnhàng

Trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự thì theo quy định tại Điều 48 Luật Thương mại thì nghĩa vụ củabên bán là thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải nhận được sựđồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó Tuy nhiên, Công ước Viên

1980 không có điều nào quy định về nghĩa vụ của người bán trong trường hợphàng hóa đó là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà tạiĐiều 41 chỉ quy định người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởibất kỳ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người muađồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy

1.2 Quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa

Trang 10

Người bán không những phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu mà cònphải có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa cho người mua.Trước đây pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại 1997 không điều chỉnhmối quan hệ pháp lý giữa người bán và người mua khi có sự tranh chấp của ngườithứ ba liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa Sự hạn chế này đượckhắc phục trong Luật Thương mại 2005 Có thể nói rằng sự thay đổi này khôngnhững thể hiện được sự tương thích của pháp luật Việt Nam với luật pháp quốc tế

về thương mại mà còn đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với hoạt động thươngmại thực tiễn ở nước ta, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiệnnay

Điều 42 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế quy định:

“Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không thể không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở

sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác”

Cũng theo quy định tại Điều 46 luật thương mại Việt Nam 2005: “Bên

bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán”.

Theo như quy định của Công ước Viên và Luật thương mại Việt Nam thì ta

có thể rút ra được rằng, người bán có trách nhiệm phải bảo đảm quyền sở hữu trítuệ đối với hàng hóa Nếu bên bán không thực hiện các biện pháp cần thiết để thựchiện nghĩa vụ của mình đối với bên mua, trường hợp có tranh chấp xảy ra thìngười bán phải chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết về sở hữu trí tuệ đó Vậytrách nhiệm của người bán đối với hàng hóa có tranh chấp về sở hữu trí tuệ phátsinh do:

Trang 11

 Quyền của người thứ ba đối với hàng hóa trong hợp đồng giữa ngườibán và người mua

 Do yêu cầu của người thứ ba

 Khi người bán biết hoặc không thể không biết vào thời điểm ký kếthợp đồng

1.3 Giới hạn trách nhiệm về quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa

Khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệcủa hàng hóa thì người bán phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên người bán được miễntrừ trách nhiệm trong các trường hợp sau:

+ Thứ nhất, người mua đã biết hoặc không thể không biết về các tranh chấp nóitrên tại thời điểm ký kết hợp đồng

+ Thứ hai, sự tranh chấp đó bắt nguồn từ việc người bán đã tuân theo các bảnthiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cungcấp

Tuy nhiên, việc xác định sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền

sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa của người bán chỉ cho phép người mua quyềnkhiếu kiện, còn việc có thực hiện được việc khiếu kiện hay không lại tùy thuộcvào một số điều kiện luật định Theo đó:

Điều 43 Công ước Viên 1980 quy định:

“1 Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41 và điều

42 nếu như họ không thông báo cho người bán những tin tức về tính chất củaquyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúcngười mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó

Trang 12

2 Người bán không có quyền viện dẫn những sự quy định từ điểm 1 nêu trênnếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba và về tính chấtcủa quyền hạn hay yêu sách đó.”

Điều 47 Luật Thương mại 2005 quy định:

“1 Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật nàynếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đốivới hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừtrường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba

2 Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 củaLuật này nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ

ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại

đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.”

Ở đây có thể nhận thấy, Luật Thương mại yêu cầu thông báo ngay, còn Côngước viên yêu cầu phải thông báo trong một thời hạn hợp lý Quy định của Côngước viên là phù hợp và bảo vệ quyền lợi của người mua ở một mức độ cao hơn,bởi vì trong thực tế không phải bao giờ người mua cũng có khả năng thông báongay cho người bán vì những lý do khác nhau Thời hạn hợp lý theo quy định củaCông ước Viên được xác định phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp cũng nhưthực tế của giao dịch thương mại cụ thể và hoàn cảnh thực tế

Tuy nhiên, nếu người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng đã biết hay khôngthể không biết về những tranh chấp đó mà không thông báo cho người mua thìphải chịu trách nhiệm ngay cả khi người mua không thông báo cho người bántrong thời hạn hợp lý nói trên

Mặt khác, Theo quy định của CISG thì khi có tranh chấp xảy ra liên quan đếnquyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa thì:

+ Áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng

Trang 13

bằng cách khác, nếu vào lúc ký kết hợp đồng các bên có dự đoán rằng hàng hóa sẽđược bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó, hoặc là:

+ Trong mọi trường hợp khác – áp dụng luật pháp của quốc gia có trụ sởthương mại của người mua

2 Nghĩa vụ đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa

2.1 Sự phù hợp của hàng hóa

Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán, vì vậy việc giao hàng đảmbảo chất lượng, chủng loại,… đã thoả thuận luôn là mối quan tâm hàng đầu củacác bên

Khi thực hiện hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng hoá phù hợp vớihợp đồng Một cách đơn giản, hàng hoá phù hợp với hợp đồng là hàng hoá đúng

Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau thì có những quy định khác nhau về tínhphù hợp của hàng hóa

Ví dụ, ở Châu Âu, một hàng hóa được coi là phù hợp khi đáp ứng đủ các

mà người bán đưa cho người mua trước đó;

đạt được hoặc người bán đã cho biết vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặcngười bán đã chấp nhận;

Trang 14

 Các phẩm chất và đặc tính thể hiện như hàng hóa cùng loại thường

có và đáp ứng yêu cầu hợp lý của người mua, dựa trên tính chất cơ bản củahàng hóa và tính đến bất cứ thông báo công khai nào về các đặc điểm củahàng hóa được người bán, người sản xuất hoặc đại diện của họ đưa ra, đặcbiệt là qua quảng cáo hoặc nhãn hiệu

Công ước Viên cũng có quy định về tính phù hợp của hàng hóa, cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 có ghi nhận:

“1 Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

2 Ngoại trừ những trường hợp các bên đã thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a) Hàng hóa không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b) Hàng hóa không thích hợp cho bất kì mục đích cụ thể nào mà người bán

đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc kí hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn

cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

c) Hàng không có tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.

d) Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hóa đó.

Theo đó, Luật thương mại 2005 cũng có những quy định tương tự như

những quy định trong công ước Viên, tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại quy

định :

Trang 15

“Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường”

Như vậy, có thể thấy, một hàng hóa được xem là phù hợp khi đáp ứng đượcnhững điều kiện theo quy định sau:

Thứ nhất, hàng hóa phù hợp với chất lượng, phẩm chất và mô tả trong hợp

đồng Thông thường khi nói đến số lượng hàng hóa, người bán và người muathường quy định một mức giá xấp xỉ để đề phòng trường hợp hàng hóa xảy ra vấn

đề hay việc vận chuyển khiến hàng hóa hư hỏng một phần nào đó Việc giao hàngthừa hay thiếu số lượng quy định quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên

Bên cạnh đó, phẩm chất của hàng hóa cũng là một vấn đề quan trọng vàđược quan tâm, phẩm chất hàng hóa không phải chỉ dựa vào những đặc điểm kĩthuật hay quy cách của hàng hóa đó, mà đôi khi một hàng hóa mặc dù đáp ứng đủtiêu chuẩn về chất lượng nhưng lại không phù hợp với các yêu cầu trong hợp đồng

về xuất xứ hàng hóa hay bao bì hàng hóa thì cũng không được coi là phù hợpphẩm chất của hàng hóa

Trang 16

Hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các đặc điểm mang tính chất

mô tả trong hợp đồng như về màu sắc, về hình thức bên ngoài…

Thứ hai, hàng hóa được bảo quản, đóng gói theo đúng yêu cầu của hợp

đồng Đây là một trong những tiêu chí để xác định hàng hóa phù hợp với hợpđồng, hay nói đúng hơn là tình trạng đóng gói bao bì sẽ ảnh hưởng đến tính phùhợp của hàng hóa Nếu như một hàng hóa mà đóng gói hay bảo quản không giốngnhững quy định trong hợp đồng hoặc không tương đồng với những hàng hóa cùngloại khác, thì sẽ bị nghi ngờ là hàng hóa không đảm bảo chất lượng như ngườimua yêu cầu

Thứ ba, hàng hóa phải phù hợp với mục đích sử dụng Một hàng hóa sẽ bị

coi là không phù hợp nếu như hàng hóa đó không có mục đích sử dụng như hànghóa cùng loại thông thường hoặc hàng hóa đó không phù hợp với bất kì mục đích

sử dụng nào mà người bán đã biết trực tiếp hoặc gián tiếp khi giao kết hợp đồng.Thông thường, tiêu chuẩn để đánh giá tính phù hợp về mục đích sử dụng được xácđịnh theo nước người bán Do đó, khi giao kết hợp đồng, người mua nên đưa racho người bán những tiêu chuẩn và mục đích của mình về hàng hóa mình sẽ mua

Thứ tư, hàng hóa có tính chất của hàng mẫu mà người bán đưa cho người

mua trước khi giao kết hợp đồng Đây là nghĩa vụ của người bán, trong CISG cũng

có quy định một hàng hóa được xem là không phù hợp nếu không đảm bảo đúngtính chất của hàng mẫu

2.2 Trách nhiệm của người bán về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng hóa không phù hợpđược hiểu là người bán đã vi phạm một trong những điều khoản của Hợp đồng vềtính phù hợp của hàng hóa, những trường hợp nào người bán phải chịu hoàn toàntrách nhiệm và trường hợp nào người bán được miễn trừ trách nhiện đều được quyđịnh rõ ràng trong Công ước Viên

Trang 17

2.2.1 Trường hợp người bán phải chịu trách nhiệm

Trường hợp này trong CISG được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36,

cụ thể:

“1 Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc chuyển giao quyền rủi ro cho người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.

2 Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.”

Luật thương mại 2005 cũng có quy định về vấn đề này tại khoản 2, khoản 3 điều 40:

“2 Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3 Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.”

Có thể thấy, cả CISG và Luật thương mại 2005 đều lấy thời điểm chuyểngiao rủi ro hàng hóa để xác định phạm vi trách nhiệm của người bán về tính phùhợp của hàng hóa Người bán phải đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa và chịuhoàn toàn trách nhiệm nếu như hàng hóa có khiếm khuyết nào trước thời điểmchuyển giao rủi ro hàng hóa Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hàng hóa sau khi

Trang 18

đã chuyển giao cho người mua mới bộc lộ những khiếm khuyết, thông thường làkhi đưa vào sử dụng, trong những trường hợp như vậy, người bán vẫn phải chịutrách nhiệm với bất cứ khiếm khuyết nào hoặc là hậu quả do bên bán vi phạm hợpđồng, có nghĩa là, người bán vi phạm nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóahoặc một nghĩa vụ khác quy định trong hợp đồng.

Một trường hợp khác mà người bán phải chịu trách nhiệm với bất cứ khiếmkhuyết nào của hàng hóa trong thời hạn mà người bán đã đảm bảo rằng hàng hóaphù hợp với mục đích sử dụng thông thường hoặc mục đích cụ thể hay vẫn duy trì

2.2.2 Trường hợp người bán được miễn trừ trách nhiệm.

Với những quy định trên, người bán phải chịu trách nhiệm khi hàng hóakhông phù hợp với hợp đồng, tuy nhiên, ngoài những trường hợp đó, người bán có

thể được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp được quy định tại khoản 3,

Điều 35 và Điều 39 Công ước Viên 1980 cụ thể:

Khoản 3, điều 35 ghi nhận: “người bán không chịu trách nhiệm về việc

giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm a đến điểm d khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc kí kết hợp đồng”.

Tương tự, điều 39 mặc dù không trực tiếp quy định về việc miễn trừ trách

nhiệm của người bán, nhưng lại quy định về trách nhiệm của người mua, trongtrường hợp người mua vi phạm điều này thì người bán sẽ không phải chịu tráchnhiệm về tính phù hợp của hàng hóa

“1 Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc

6 Xem Nhiếp Hải, 2014 Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa

<http://hanam.gov.vn/vi-vn/stp/Pages/Article.aspx?ChannelId=42&articleID=818> [Ngày

truy cập: 17/3/2015]

Trang 19

không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lí kể từ lúc người mua đã phát hiện ra

sự không phù hợp đó.

2 Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu như họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thật sự giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.”

2.2.3 Các chế tài được áp dụng khi người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng:

Trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, phápluật có quy định các biện pháp người mua có thể áp dụng, dựa trên các quy địnhcủa Công ước Viên từ điều 45 đến điều 52 về quyền của người mua khi người bán

vi phạm tính phù hợp của hợp đồng, tương tự, Luật thương mại 2005 cũng cónhững chế tài áp dụng đối với trường hợp này, ta có thể tóm lại như sau:

chữa phần hàng hóa bị khiếm khuyết hoặc giao hàng thay thế và mọi chiphí sửa chữa hay giao hàng do người bán chịu

khiếm khuyết của hàng hóa

định về phạt vi phạm

hóa gây thiệt hại cho người mua

không phù hợp với hợp đồng

Trang 20

 Hợp đồng có thể bị hủy nếu trong hợp đồng có quy định hoặc trongtrường hợp sự vi phạm của người bán bị xem là vi phạm nghiêm trọng hợp

Ngoài ra, để xác định việc người bán có vi phạm tính phù hợp của hàng hóahay không, pháp luật có quy định, người mua phải có trách nhiệm kiểm tra chấtlượng hàng hóa trước khi nhận hàng Việc kiểm tra này là cơ sở để người muakhiếu nại nếu như tính phù hợp của hàng hóa không được đảm bảo, và phải đượcthực hiện trong một thời hạn nhất định tùy theo từng tình huống cụ thể Việc kiểm

tra hàng hóa được quy định tại Điều 44 Luật thương mại 2005:

“1 Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.

2 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.

3 Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.

4 Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.

5 Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng

7 Xem Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, từ Điều 45 đến Điều 52

Trang 21

hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.”

“Khiếm khuyết” được hiểu đơn giản là những điểm thiếu sót, không phù

hợp giữa hàng hoá trên thực tế so với thỏa thuận về hàng hóa trong hợp đồng nhưchất lượng, quy cách, bao bì, Trách nhiệm của bên mua và bên bán đối vớikhiếm khuyết của hàng hoá được xác định như sau:

 Đối với những khiếm khuyết có thể phát hiện bằng biện pháp thôngthường như quy cách, bao bì,… trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bênmua phải nhanh chóng tiến hành kiểm tra hàng hóa trong khoảng thời gianhợp lý và thông báo cho bên bán được biết về khiếm khuyết của hàng hóa.Khoảng thời gian hợp lý được xác định tuỳ vào loại hàng hoá Lưu ý rằng,nếu bên mua hoặc đại diện bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóatrước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theohợp đồng Đồng thời bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về nhữngkhiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện bên mua đã biết hoặcphải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khikiểm tra hàng hoá, ngoại trừ những khiếm khuyết không thể phát hiện bằngbiện pháp thông thường

 Đối với những khiếm khuyết không thể phát hiện bằng biện phápthông thường như các tiêu chuẩn kỹ thuật,… bên bán phải chịu trách nhiệmđối với những khiếm khuyết này mặc dù bên mua hoặc đại diện bên mua đãkiểm tra đồng thời bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đónhưng không thông báo cho bên mua Tuy nhiên, thông thường bên muagặp khá nhiều khó khăn trong việc chứng minh trách nhiệm của bên bántrong trường hợp này

Để hạn chế những rủi ro khi thực hiện hợp đồng, bên mua nên lưu ý đến

Trang 22

các nội dung liên quan đến thông tin chi tiết của hàng hóa, thời gian kiểm tra hànghóa của bên mua, việc thông báo của bên mua đến bên bán trong trường hợp hànghóa có khiếm khuyết cũng như trách nhiệm của bên bán trong việc tạo điều kiệncho bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa và các nội dung khác tùy thuộc vào loạihàng hóa, phương thức giao hàng.

Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp hợpđồng thì người mua có quyền khiếu nại và áp dụng các chế tài theo quy định củahợp đồng và theo quy định của pháp luật

3 Nghĩa vụ thanh toán

Theo Điều 50 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định về nghĩa vụ

Cũng theo quy định tại Điều 53 Công ước viên 1980:

“Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này”

Khi xem xét nghĩa vụ thanh toán của người mua theo hợp đồng mua bánhàng hoá có thể nhận thấy rằng, Luật thương mại 2005 có một quy định được xâydựng trên cơ sở có sự tham khảo Công ước Viên 1980 (Khoản 3 Điều 58) Khoản

2 Điều 55 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, người mua không có nghĩa vụ

Trang 23

thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hoá, trừ trường hợp phươngthức giao hàng hay thanh toán do các bên thoả thuận không cho phép người muakiểm tra hàng trước khi thanh toán Ví dụ hợp đồng mua bán với điều kiện giaohàng FOB cảng Sài Gòn có quy định rằng: người bán giao chứng từ liên quan đếnhàng hoá cho người mua (vận đơn, các loại giấy chứng nhận chất lượng…) và cónghĩa vụ mời người mua kiểm tra chất lượng trước khi hàng được xếp lên tàu Tuynhiên, người mua đã không thể kiểm tra hàng hoá do lỗi của người bán Như vậy,trong trường hợp này người mua có quyền chưa thanh toán cho đến khi họ có thểkiểm tra được chất lượng của hàng tại cảng đến

3.1 Thời hạn thanh toán

Pháp luật của nhiều nước cũng như pháp luật của Việt Nam quy định rằng,trong trường hợp không có sự thoả thuận khác thì việc thanh toán phải được thựchiện đồng thời với việc giao hàng hay giao chứng từ liên quan đến hàng hoá (Điều

1651 Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 28 Luật bán hàng hoá của Anh năm 1979, Điều

2-310 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hóa kỳ, Điều 58 Công ước Viên 1980, Điều

50 Luật Thương mại Việt Nam)… Trong trường hợp hợp đồng không quy địnhthời hạn thanh toán, thì người mua có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặthàng hay chứng từ liên quan đến hàng hoá dưới sự định đoạt của người mua theoquy định của hợp đồng Ví dụ, mặc dù hợp đồng không quy định thời hạn thanhtoán nhưng người mua có nghĩa vụ phải thanh toán khi người bán đã giao hàngcho người vận chuyển

Khoản 3 Điều 50 Luật Thương mại Việt Nam quy định người mua có nghĩa

vụ phải thanh toán trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng và sự mất mát,

hư hỏng này xảy ra sau thời điểm chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp mất mát,

hư hỏng do lỗi của người bán

Lưu ý, theo khoản 2 điều 55 Luật thương mại 2005 quy định về thời hạnthanh toán thì: Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra

Ngày đăng: 14/05/2016, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w