1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh văn luận phương đông và phương tây

25 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Tạisao lại có cái đó ở đó mà không phải là không có gì hết?” Cái mô hình chủ thể vàđối tượng theo kiểu này có lẽ đã phản chiếu rõ nét trong khái niệm về nghệ thuậtđầu tiên nghệ thuật như

Trang 1

Mỗi nền văn luận được hình thành trên một nền tảng triết học riêng Vậy vănluận phương Tây và văn luận phương Đông được hình thành từ những cơ sở triếthọc nào và nội dung cụ thể của chúng ra sao, đó là vấn đề cần được quan tâmnghiêm túc.

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

1 Những khái niệm cơ bản

Trước hết chúng ta cần làm rõ các khái niệm cơ bản: văn luận là gì? PhươngĐông và phương Tây ở đây được hiểu là những quốc gia, những vùng đất nào trênthế giới

Thuật ngữ văn luận còn được gọi là bàn luận về văn học Thuật ngữ này

nguồn gốc từ thuật ngữ “poetics” (Người Trung Quốc dịch thi học) mà Aristote sử

dụng từ những năm 357 TCN Các thuật ngữ này tương đương với “lý luận phê

bình văn học” nhưng để ứng với giai đoạn cổ đại, thì ta dùng thuật ngữ văn luận

cho có mức độ hơn

Phương Đông ở đây lấy Trung Quốc làm trung tâm - bởi lẽ thời cổ - trungđại, văn hoá Trung Quốc giữ vai trò là nền văn hoá kiến tạo vùng Các nước xungquanh trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hoá Trung Quốc

Phương Tây ở đây chủ yếu nói đến Hy Lạp cổ đại và Tây Âu, sang thời hiệnđại có thể liên hệ thêm đến Mỹ, Nga

2 Từ cơ sở triết học đến văn luận phương Tây

Cơ sở của văn luận phương Tây là hình hệ triết học bản thể (hay hữu thể)học [Ontology] của triết học phương Tây, với câu hỏi khởi nguyên là: Đó là gì vậy?(What is it?) Thật vậy, hệ hình triết học bản thể học đặt nền tảng trên sự nghiêncứu về hữu thể (being) hay cái tồn tại, có thể hiểu như là việc đặt chủ thể trong mốitương quan của sự chiêm nghiệm, cắt nghĩa về đối tượng sẵn có phía ngoài – là tất

cả các dạng thức của hữu thể (hay của tồn tại) nằm ngoài chủ thể Sự chiêm nghiệm

và quá trình tìm lời giải này khởi nguồn trên nỗi ngạc nhiên, khi con người chợtnhận ra các sự vật hiện tượng bên ngoài và bắt đầu đặt câu hỏi “ đó là cái gì? Tạisao lại có cái đó ở đó mà không phải là không có gì hết?” Cái mô hình chủ thể vàđối tượng theo kiểu này có lẽ đã phản chiếu rõ nét trong khái niệm về nghệ thuậtđầu tiên (nghệ thuật như sự mô phỏng) trong lịch sử triết học về nghệ thuật của

Trang 3

phương Tây Và người khởi nguyên cho khái niệm này là Platon, và sau đó, người

kế thừa và hiệu chỉnh nó về mặt ý nghĩa là Aristotle, học trò của Platon

Theo khái niệm nghệ thuật này, nghệ phẩm chính là một vật thể do nghệ sỹ(kịch tác gia bi kịch, họa sỹ, điêu khắc gia, thi sỹ) tạo ra, với mục đích chủ yếu là

để mô phỏng thế giới đối tượng phía ngoài chủ thể Do đó, hành vi làm nghệ thuậtchính là hành vi mô phỏng mọi dạng thức của tồn tại – giờ đây là đối tượng của sự

mô phỏng của họ

Platon (mượn lời Socrates), đã minh họa cho mô hình mô phỏng kiểu nàybằng thí dụ về ba chiếc giường Chiếc giường thứ nhất, là chiếc giường thuộc MôThức ( Form) do thượng đế tạo ra, chiếc giường thứ hai là chiếc giường của đờisống hàng ngày do thợ mộc tạo ra, và chiếc giường thứ ba là chiếc giường do họa

sỹ tạo ra Trong cơ cấu ba chiếc giường này, chiếc giường do họa sỹ tạo ra là cócấp độ thấp nhất, bởi nó chỉ mô phỏng vẻ bề ngoài của chiếc giường mô thức chứchưa đạt tới cấp của thợ mộc, là kẻ mô phỏng chiếc giường ấy như chính nó Điềunày là bởi chiếc giường hiện ra trong các mô phỏng của các họa sỹ, mỗi lần chỉ làmột phần nhỏ( tùy theo góc nhìn của họa sỹ) của chiếc giường mô thức, trong khichiếc giường do thợ mộc làm ra, dù nhìn ở góc nào đi nữa, luôn trọn vẹn theo môthức chiếc giường của thượng đế Và cũng chính vì lý do này, Platon cho rằng sự

mô phỏng của họa sỹ không thể đạt tới được chân lý, tệ hơn nữa, bởi tính chấtquyến rũ qua vẻ bên ngoài của nó – nó còn có ma lực làm cho người xem xa rờikhỏi chân lý Thậm chí, trong loạt sách “Sách Cộng Hòa” nổi tiếng của mình,Platon còn đã thẳng tay đòi đuổi cổ các thi sỹ ra khỏi vương quốc lý tưởng

Aristotle kế thừa quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng nhưng trái vớiPlaton, ông đề cao mô phỏng và đưa ra những lý giải hết sức cụ thể và uyên bác về

sự mô phỏng trong nghệ thuât Ông cho rằng: “Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch

và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái

đó nói chung, đều là những nghệ thuật mô phỏng; giữa chúng có ba điểm khácnhau: hoặc thực hiện sự mô phỏng bằng cái gì (phương tiện), hoặc mô phỏng cái gì

Trang 4

(đối tượng), hoặc mô phỏng như thế nào (phương thức) – cho nên không phải lúcnào cũng như nhau cả” Như vậy theo quan niệm của Aristotle mọi ngành nghệthuật đều cùng chung bản chất là mô phỏng nhưng do phương tiện, hoặc đối tượng,hoặc phương thức mô phỏng khác nhau mà hình thành nên các loại hình nghệ thuậtkhác nhau Chẳng hạn, khi tái hiện các sự vật, hội hoạ thì mô phỏng bằng màu sắc,

âm nhạc mô phỏng bằng thanh điệu, điêu khắc mô phỏng bằng hình khối, thơ ca

mô phỏng bằng tiết tấu, âm điệu và cách luật Hoặc như cả bi kịch và hài kịch đều

là mô phỏng các nhân vật hành động nhưng sự khác biệt giữa bi kịch và hài kịch ởchỗ: hài kịch thì nhằm miêu tả những người xấu hơn, còn bi kịch lại nhằm miêu tảnhững người tốt hơn – so với thực tế

Từ quan niệm: nghệ thuật là sự mô phỏng, Aristotle đã đưa ra hai nguyênnhân để lí giải về nguồn gốc ra đời của thơ ca Nguyên nhân thứ nhất: đó chính là

“sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con người khác giống vậtchính là ở chỗ họ có tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà họ thu nhận đượcnhững kiến thức đầu tiên.” Và nguyên nhân thứ hai là “những sản phẩm của sự môphỏng mang lại thích thú cho con người” Đây không phải là hai nguyên nhân tồntại một cách tách biệt và rời rạc, hoàn toàn độc lập với nhau mà chúng cùng tạo nênmột cội nguồn để sinh ra thơ ca Chỉ có một nguyên nhân trong số hai nguyên nhântrên thì thơ ca không thể ra đời được Tư chất "mô phỏng" như là một thuộc tínhbản chất của con người đã dần dần thúc đẩy con người đi đến hoạt động sáng tạonên những tác phẩm nghệ thuật Sự "mô phỏng" ở đây chính là hoạt động nhậnthức Và "con người khác giống vật chính là ở chỗ họ có tài mô phỏng, nhờ có sự

mô phỏng đó mà họ thu được những kiến thức đầu tiên" Con người là một độngvật cấp cao so với các động vật khác nhờ ở sự phát triển của trí não Con người cókhả năng tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh Những sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan tác động đến các giác quan của con người và từ đấynhững xung động được truyền lên não bộ, cuối cùng tạo ra ý thức của con người,tức là tạo ra nhận thức về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Nhưng

Trang 5

khái niệm "mô phỏng" của Aristotle không chỉ dừng lại ở cấp độ nhận thức mà nócòn bao hàm cả hoạt động tái hiện lại hiện thực khách quan đã được phản ánh trongnhận thức của con người "Thiên tính mô phỏng vốn có trong chúng ta, giai điệu vàtiết tấu cũng vậy" Từ hoạt động nhận thức thế giới khách quan, con người "thunhận những kiến thức" sau đó kết hợp với ngôn từ, giai điệu và tiết tấu mà sinh rathơ ca Đồng thời, “những sản phẩm của sự mô phỏng” khiến con người cảm thấy

“thích thú” và hưng phấn khi thưởng thức chúng Bởi vì sản phẩm của sự môphỏng là sự truyền đạt kiến thức từ người này sang người khác mà con người luôn

có thiên hướng tìm hiểu sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh Aristotle đãđưa ra nguyên nhân để lí giải về sự thích thú của con người khi tiếp nhận các sảnphẩm của sự mô phỏng: “Sự hiểu biết không chỉ là một điều hết sức thích thú đốivới các nhà triết học mà còn là điều thích thú đối với mọi người khác nữa, duy chỉkhác nhau ở chỗ: mọi người khác thu nhận những kiến thức đó không bền" Nhưvậy, nhận thức là một hoạt động đặc trưng và phổ biến ở mọi con người, vấn đềkhông phải là ở chỗ con người có nhận thức hay không mà là ở mức độ của hoạtđộng nhận thức, hoạt động mô phỏng trong từng con người nông hay sâu, lâu bềnhay ngắn ngủi Con người luôn có nhu cầu thưởng thức những sản phẩm của sự môphỏng bởi vì sự hiểu biết mang lại niềm thích thú khi tiếp cận với kiến thức Ôngđưa ra dẫn chứng trong thực tế rằng “nhiều cái vốn khó coi, nhưng hình tượng của

nó lại được ta ngắm nghía một cách thích thú, thí dụ như hình tượng của những convật ghê tởm và hình tượng của những xác chết” Tuy nhiên, đó không đơn thuần chỉ

là trí tò mò của con người mà đấy thực sự là nhu cầu được “hiểu biết” và “sự hiểubiết” còn mang lại cảm xúc cho con người là “niềm thích thú”

Từ đấy, Aristotle phân biệt ra hai cấp độ của sự mô phỏng đồng thời cũng

dẫn đến hai cấp độ nhận thức khác nhau Thứ nhất : đó là tái hiện lại sự vật, hiện

tượng trong thế giới khách quan mà con người đã nhìn thấy và nhận thức và từ đấy,người tiếp nhận sẽ nhận dạng và nhận chất sự vật, hiện tượng ấy, “họ có thể tìmhiểu và suy luận rằng đây chính là [một cái gì đó] đơn nhất, chẳng hạn đây là một

Trang 6

người nào đó và như vậy, người tiếp nhận sẽ nhận thức về bản chất của sự vật, hiện

tượng được mô phỏng trong tác phẩm” Thứ hai: bằng trí tưởng tượng, người sáng

tác hư cấu nên một hình tượng nghệ thuật hoàn toàn mới lạ hoặc tái tạo lại một hiệnthực mà người tiếp nhận chưa từng nhìn thấy, nhưng những tưởng tượng này phảiphù hợp với thực tế Ông nói: “Nhiệm vụ của nhà thơ không phải ở chỗ nói về sựviệc đã thực sự xảy ra, mà nói về cái có thể xảy ra theo quy luật xác suất hay quyluật tất nhiên Chính thế, nhà sử học và nhà thơ khác nhau không phải ở chỗ mộtngười thì dùng cách luật, còn người kia thì không dùng: có thể đem trước tác củaHérodote đổi thành văn vần, nhưng trước sau chúng vẫn là lịch sử, có vần haykhông vần cũng vậy; họ khác nhau ở chỗ: nhà sử học nói về những điều đã xảy rathực sự, còn nhà thơ thì nói về những gì có thể xảy ra Vậy thơ ca có ý vị triết học

và nghiêm chỉnh hơn lịch sử, vì thơ ca nói về cái chung, mà lịch sử nói về cái cábiệt … Nhà thơ phải là người sáng tạo cốt truyện hơn là người cách luật” Ở độ thứhai này chúng ta có thể thấy mô phỏng theo quan niệm của Aristotle không phải làhoạt động thụ động, sao chép ý nguyên mà là mô phỏng trong ý nghĩa ẩn dụ, trong

ý nghĩa mở rộng: là sự bắt chước, sự mô phỏng cuộc sống trong và bằng hìnhtượng nghệ thuật Như vậy, Aristotle đã phân loại hai phương thức xây dựng hìnhtượng nghệ thuật một cách chuẩn xác và rõ ràng Tuy nhiên, về phần nhận thức củangười tiếp nhận thì dường như ông có cái nhìn hơi đơn giản và mang tính chất thiênlệch, một chiều Ở phương thức thứ nhất, người tiếp nhận sẽ "tìm hiểu và suy luậnrằng" đối tượng của sự mô phỏng "là một cái gì" hoàn toàn cụ thể và đơn nhất, còn

ở phương thức thứ hai thì cái mà họ nhận thức không phải là "bản thân sự môphỏng mà là ở chỗ kỹ xảo, hoặc do màu sắc hoặc do một nguyên nhân cùng loại".Thực ra, trong bản thân người tiếp nhận luôn diễn ra cả hai hoạt động nhận thứctrên một cách đồng thời Người đọc nhận thức về đối tượng của sự mô phỏng vànghệ thuật mô phỏng Hai hoạt động nhận thức ấy xảy ra cùng một thời điểm, hoàtrộn vào nhau, cái này tương hỗ cho cái kia để người đọc tiếp cận đến một chỉnh

Trang 7

thể nghệ thuật toàn vẹn chứ không chỉ đơn giản là người đọc chỉ tiếp cận đến mộtmặt của tác phẩm văn học.

Nếu Platon coi mô phỏng như một ma lực kéo con người xa rời khỏi chân lýthì Aristotle còn đề cao sự mô phỏng( với các ví dụ từ bi kịch) như thể một công cụ

để giáo huấn con người Ông cho rằng, bởi bản năng cơ bản của con người là họchỏi, thế nên, các câu chuyện hoặc biến cố bi thảm trong bi kịch (như câu chuyệnOedipus giết cha lấy mẹ, và sau này tự móc mù mắt mình vì hối hận) xét cho cùng,chỉ là cái cớ để giúp con người suy ngẫm xa hơn về những gì phía sau câu chuyện

ấy, ví như về định mệnh hay số phận của Oedipus Aristotle dùng khái niệm “thanhlọc” (karthasis) để miêu tả tình trạng của con người khi đối diện và suy ngẫm vềcác tình huống hay biến cố bi thảm trong bi kịch Nói khác đi, với Aristotle, nghệthuật, thông qua mô phỏng, có tác dụng giáo dục con người và đem lại cho họ sựthanh tẩy Cũng vì lý do này, một số tác giả còn đặt tên cho khái niệm về nghệthuật của Aristotle là khái niệm về nghệ thuật như sự nhận thức (Art as cognition).Không hề là quá nếu nói rằng toàn bộ lịch sử lý luận văn học hoặc là thách thức,hoặc là biến thể, hoặc là bảo vệ cho định nghĩa này Như nhà triết học Pháp thế kỷ

XX J Derrida đã viết: “Toàn bộ lịch sử giải thích nghệ thuật văn chương đã vậnđộng và biến đổi trong lòng của những khả năng logic rộng lớn đã được mở ra bởi

quan niệm mimesis” (Sách Dissemination, tr.187) Thiếu hiểu biết về mimesis, đơn

giản là người ta không thể hiểu được các lý thuyết Tây phương về sự biểu hiệnnghệ thuật –hay nhận ra chúng là các lý thuyết chứ không phải là các sự kiện tựnhiên”

Việc hình thành ảnh hưởng của tư tưởng triết học phương Tây đối với phêbình phương Tây được phản ánh rõ ràng nhất trong trong thực tiễn liên tục xuấthiện những tuyên bố về văn học chân thực, không chân thực và phản chân thực(making truth, untruth và antitruth- claims about literature) “Vấn đề về tính chânthực, vấn đề trung tâm (the central issue) của triết học phương Tây, đã thống trịdiễn ngôn phê bình phương Tây kể từ Plato cho đến thời đại chúng ta Văn học

Trang 8

luôn luôn được hiểu - quan niệm (conceptualized) như một hình thức của sự chânthực hay không chân thực trong quan hệ với thực tại tối cao (ultimate reality) (chânthực hay không chân thực) như đã được định nghĩa bởi truyền thống triết học này.Chịu ảnh hưởng bởi những quan niệm triết học ra đời từ lâu về sự thật tối hậu hayphi sự thật, phê bình phương Tây đã hiểu một cách khác nhau về văn học như là sựthật mô phỏng (bắt chước- mimetic truth), sự thật biểu hiện (expressive truth), ontictruth (sự thật bản thể luận), sự thật hiện tượng luận (phenomenological truth), phản

sự thật giải cấu trúc (deconstructive antitruth) và vân vân trong các giai đoạn lịch

sử khác nhau Như đã thấy phía dưới, một số quan niệm văn học này, như trườnghợp Plato hay Aristotle, chẳng qua chỉ là những biến thể của tuyên bố về sự chânthực triết học do chính các nhà tư tưởng này thực hiện Một số quan niệm khác, dẫukhông do các nhà triết học- nhà phê bình thực hiện, tuy vậy vẫn bộc lộ sự ảnhhưởng của một số tuyên bố về sự thật được thực hiện trong lĩnh vực triết học.Những quan niệm này về văn học dự liệu sự thay đổi tiêu chí (provide changingcriteria) “cho việc định nghĩa, phân loại, và phân tích một tác phẩm nghệ thuật”

Như trên đã nói, quan niệm về nghệ thuật của Platon, Aristotle đã ảnh hưởnglâu dài đến văn học phương Tây từ cổ đại cho đến tận thế kỷ XVIII Suốt dọc thời

kỳ đó, chỉ những gì có tính mô phỏng mới được gọi là nghệ thuật và tiêu chuẩn môphỏng chính xác (với mọi biến thể của tiêu chuẩn này) đã luôn là tiêu chuẩn caonhất cho việc định giá giá trị cho nghệ phẩm Có thể nói, mọi sáng tạo của mọi họa

sỹ trong thời kỳ này đều không vượt quá được giới hạn của yêu cầu mô phỏng.Thậm chí, sự ra đời của sơn dầu – cũng như việc nó được đánh giá cao như mộtchất liệu tối thượng của hội họa – cũng chỉ bởi khả năng mô phỏng vô tiền khoánghậu của nó mà thôi Về mặt bản thân sự phát triển của các khái niệm về nghệ thuật

- suốt một quãng lịch sử dài từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới thế kỷ thứ 18, dù cũng

xuất hiện một số khái niệm nghệ thuật khác như khái niệm nghệ thuật như sự tái hiện về thiên nhiên (Art as the Representating of Nature) của Leon Bastia Alberti nghệ thuật như sự phát lộ (Art as Revelation) của Arthur Shopenhauer, nghệ thuật

Trang 9

như sự cứu chuộc (Art as Redemtion) của Nietszhe,v.v., thì các khái niệm về nghệthuật ấy - về mặt bản thể học mà nói - có lẽ cũng chỉ là các phiên bản (có hiệuchỉnh chút ít, nhấn mạnh hoặc là vào đối tượng của sự mô phỏng, hoặc là vào mụcđích của sự mô phỏng, hoặc là vào chính chủ thể mô phỏng - là họa sỹ) của kháiniệm đầu tiên của Platon và Aristotle, chứ chưa có khái niệm nào mang tính đột

phá thoát khỏi mô hình nghệ thuật như sự mô phỏng của Platon và Aristotle.

2 Từ cơ sở triết học đến văn luận phương Đông

Nếu văn luận phương Tây hình thành trên hệ hình triết học quan tâm đến vấn

đề bản thể, quan tâm đến hiện thực thì văn luận phương Đông hình thành trên hệhình triết học quan tâm đến những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hộivới nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng vàcon đường trị nước Triết học phương Đông thường đặt ra vấn đề: xác định vị trí vàvai trò của con người trong mối quan hệ với trời, đất, vạn vật trong vũ trụ Lão Tửcho rằng trong vũ trụ có bốn cái lớn: Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn Đốivới Nho giáo, con người được đặt lên vị trí rất cao Con người do trời sinh ra nhưngsau đó con người cùng với trời, đất là ba ngôi tiêu biểu cho tất cả mọi vật trong thếgiới vật chất và tinh thần Kinh Dịch Thiên Hạ chỉ rõ rằng: “Trời, Đất, Người làtam tài” Lễ Ký, Thiên Lễ Vận coi con người là “cái đức của trời đất, là sự giao hợpcủa âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của nguc hành” Chịu ảnhhưởng của quan niệm triết học như thế nên giới phê bình Trung Quốc chia sẻ sự

quan tâm hàng đầu đến vai trò của văn học trong việc làm hài hoà các quá trình khác nhau có tác động đến đời sống con người Họ không ngừng suy nghĩ lại về

văn học trong quan hệ với các quá trình vũ trụ và chính trị xã hội và thiết lập nhữnggiáo lý (tenets) phê bình khác nhau tập trung quanh khái niệm Đạo

Trong lịch sử văn luận phương Đông, trước hết phải kể đến quan niệm tôn

giáo về văn học trong Kinh Thư của Khổng Tử: Thi ngôn chí Tài liệu đầu tiên trong đó xuất hiện mệnh đề thi ngôn chí (thơ nói chí- poetry expresses the heart

intent) là thiên Nghiêu điển, “Thượng thư” (hay “Thư kinh” thuộc Lục kinh của

Trang 10

Nho gia) Vua Thuấn nói với ông Quỳ, một vị quan âm nhạc: “Ta ra lệnh cho ngươi điển chế âm nhạc và dạy các con ta sao cho chúng trở nên chính trực mà ôn hoà (trực nhi ôn), khoan dung mà cao thượng (khoan nhi lật), mạnh mà không nhẫn tâm (cương nhi vô ngược), giản dị mà không kiêu ngạo (giản nhi vô ngạo) Thơ diễn đạt chí (thi ngôn chí), ca hát ngân nga kéo dài những lời phát biểu được diễn đạt (ca vĩnh ngôn), các nốt nhạc hoà với các lời ca hát ngân nga, hài hoà với

âm luật (luật hoà thanh) Bát âm (tám loại âm thanh – biều, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ti, trúc) hài hoà mà không xung đột Thần và người hoà hợp (spirits and man are thereby brought in to harmony) Ông Quỳ đáp: dạ! tôi sẽ gõ các mảnh đàn đá

và hàng trăm loài thú sẽ cùng nhảy múa”.

Như vậy, sáng tác bắt nguồn từ trong tâm rồi biểu lộ ra bên ngoài và tácđộng của nó đối với ngoại giới Thi ca được xem như là phần dạo đầu của một cuộctrình diễn nhằm mục đích làm cho hài hoà các quá trình nội tại và ngoại tại Trong

cuộc trình diễn này, người trình diễn tìm kiếm sự truyền đạt chí hay là sự vận động

của ý chí trong tâm thông qua các phát ngôn thi ca, qua các lời hát hò, âm nhạc, vũđạo Người ta muốn kết quả của sự trình diễn này là đạt đến sự cân bằng nội tâm(inner equilibrium), một trạng thái tinh thần được cho là đem lại sự giáo hoá đạođức cho tuổi trẻ Bằng việc quan sát và tham dự vào quá trình trình diễn này, tuổitrẻ có thể nhận được một tính cách hài hoà, cân bằng Tuy nhiên, mục đích quantrọng hơn của cuộc trình diễn là đem lại sự hoà hợp giữa việc người và việc củathần linh Thông qua sự nhảy múa hăng say, có nhịp điệu của thân thể mà đỉnh cao

là sự tham gia nhảy múa của hàng trăm loài thú, những người trình diễn tìm kiếm

sự hài lòng của thần linh và đạt được sự hoà hợp với các vị thần Sự nhảy múa cùnghàng trăm loài thú mà Quỳ yêu cầu thường được giới nghiên cứu tin rằng nó tiêubiểu cho hình thức khiêu vũ thờ vật tổ (totemic dance) thường diễn ra trong bộ dathú Dù có mang tín ngưỡng vật tổ hay không, cuộc nhảy múa này được coi làphương tiện để đạt được sự hoà điệu giữa thần linh và người Thơ, ca hát, âm nhạc

bổ trợ thêm cho vũ đạo để tăng thêm nhịp điệu cho cơ thể nhảy múa Cũng tức là

Trang 11

thơ có vị trí phụ giúp cho vũ đạo để đánh thức thần linh, thơ có góp phần vào sựhoà điệu giữa người với thần linh Nói rộng ra, người xưa tin rằng văn học là mộtquá trình nảy sinh do sự hồi đáp từ bên trong (inward response) đối với thực tại bênngoài (outer realms), quá trình biểu hiện trong nhiều hình thức nghệ thuật khácnhau và đến lượt mình, làm hài hoà các quá trình khác nhau trong phạm vi Trời,Đất, Người Niềm tin cốt lõi đã trở thành mô hình quan niệm căn bản cho quanniệm văn học mãi về sau Khổng Tử chưa nói đến khái niệm Tình- cảm xúc song

nhiều khái niệm mà ông dùng trong Luận ngữ là những biểu hiện riêng của cảm xúc Thiên Vi chính có câu khái quát chung về Kinh Thi “Thi tam bách, nhất ngôn

dĩ tế chi, viết: tư vô tà” (Ba trăm bài của Kinh Thi , một câu có thể bao quát, đó là:

suy nghĩ không sằng bậy) Nghĩa là Khổng Tử nhấn mạnh đến giá trị chính giáo

của Kinh Thi, tác phẩm có thể uốn nắn suy nghĩ, tư tưởng của người xem Suy nghĩ

không sằng bậy thì cảm xúc tất nhiên cũng giới hạn ở chính đạo Một thực tế là

Kinh Thi đã được dùng làm tài liệu giáo dục con em quý tộc “Từ đời Tây Chu trở

đi, Kinh Thi không chỉ trở thành kinh điển “nhã ngôn” mà còn thành giáo khoa kinh

điển cho triều đình và chư hầu dùng dạy con em” Sự phổ biến của các bài dân cađược giới trí thức chú ý, sử dụng làm tài liệu học tập cho con em nên lại càng khiến

cho Kinh Thi phổ biến hơn, tạo nên phong khí văn hóa xã hội “phú thi ngôn chí”,

“tá thi ngôn chí” Nho gia nhân đó biến các bài dân ca đó thành Kinh điển LuậnThi dần trở thành kiểu văn luận kinh điển của Nho gia Theo nhà nghiên cứu HạTruyền Tài, đến đời Tống, các Đạo học gia Tống Nho nhất loạt cho là thơ tình yêu

nam nữ trong Kinh Thi là “dâm bôn”, “thương phong bại tục” và cho là nói như

Khổng Tử “tư vô tà” dù thế nào cũng bất thông Kỳ thực, xét về dân tục học, tìnhyêu nam nữ ở thời Chu chưa bị hạn chế nghiêm ngặt Nhưng từ Nam Tống trở vềsau, các nhà Kinh học dùng tiêu chuẩn lễ giáo nam nữ thụ thụ bất thân, tử tiết thủ

trinh để giải thích Kinh Thi nên mới khó hiểu “tư vô tà” Theo ông, về bản chất, “tư

vô tà” có chữ “tà” là khái niệm chính trị, đối với “chính” “Chính và tà, tự nhiên cótiêu chuẩn giai cấp Nội dung của ba trăm thiên, có “tụng ca” đối với đời thịnh trị,

Trang 12

có lời “tán mỹ” - khen ngợi thánh vương, hiền thần, có sự phê bình lễ , chính trị suyđồi, có oán trách đời suy, trong thơ có cả cảnh tượng xã hội quý tộc, lại có cả cảnhsinh hoạt của nhân dân lao động, gia đình, hôn nhân… Khổng Tử thừa nhận sự đadiện của hiện thực đời sống mà văn nghệ phản ánh, trong khi ca tụng và khen ngợi

mà ký thác lý tưởng, đem phúng dụ và oán thích mà làm oán thư, dùng bức tranh

xã hội đa diện mà quan sát dân tục Đó chính là sự phản ánh cụ thể quan điểm xãhội và quan điểm văn học của ông” Quan sát này cũng dẫn đến nhận định về tínhchất trung hòa trong tư tưởng nghệ thuật, về yêu cầu điều tiết cảm xúc của Khổng

Tử, vấn đề chỉ là nhấn mạnh cảm xúc ở đây là cảm xúc xã hội, chính trị, đạo đứckhông dẫn đến sự phá hoại triệt để chế độ cũ Khổng Tử có nói đến “oán” như một

dạng cảm xúc khi dạy học trò về Kinh Thi : “Các trò sao không học Thi ? Thi có thể “hưng”, có thể “quan”, có thể “quần”, có thể “oán” (Dương Hóa) Hưng là

“cảm phát chí ý” (Chu Hy), quan là quan sát được mất của chính sự (Chu Hy),

“quần” là quần cư tương thiết tha (Khổng An Quốc), oán theo Khổng An Quốc là

“oán thích thượng chính” ( oán và phúng thích chính trị), cường điệu tác dụng củaThi trong phê bình chính trị, tác dụng biểu đạt tình của nhân dân Tất nhiên “oán”đây là theo tinh thần “oán mà không phẫn nộ” (oán nhi bất nộ) đã được nói đến

trong Quốc ngữ, Chu ngữ Đây nói người học Kinh Thi hiểu được sự oán trách của

dân biểu đạt qua các thiên thi mà điều chỉnh chính trị cho hợp lý, tránh sự phẫn nộcủa dân Ngoài “hưng, quan, quần, oán”, Thi luận của Khổng Tử còn bao gồm “ôn,

nhu, đôn, hậu” Trong Lễ ký, thiên Kinh giải viết: “Khổng Tử nói: vào một nước,

có thể biết nền giáo dục của nước ấy Ôn, nhu, đôn, hậu là những điều mà Kinh Thigiảng dạy…Thi giúp cho mất cái ngu Làm người mà có ôn, nhu, đôn, hậu mà

không ngu, tức đã uyên thâm về Kinh Thi rồi” Bản chất thi giáo này là gì? “Ôn ,

nhu, đôn, hậu” là yêu cầu cơ bản của thi giáo của Khổng Tử đối với việc tu dưỡng

tư tưởng và chính trị đạo đức của con người Trên phương diện chính trị, kẻ thốngtrị trị người lấy điều nhân đối với nhân dân; kẻ bị trị giữ cựu chế mà không phạmthượng, phê bình mà không phá hoại, oán trách, phê phán mà không làm loạn, biểu

Ngày đăng: 13/05/2016, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w