1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi

29 3,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,56 MB
File đính kèm RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON.rar (4 MB)

Nội dung

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ em ngày nay càng trở nên thiết yếu, là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ đến tuổi trưởng thành. Vấn đề đặt ra là làm sao để dạy kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả để trẻ hiểu và ứng dụng.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN CẦN ĐƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường

mầm non Thị Trấn Cần Đước

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Trúc

Đơn vị: Trường Mầm Non Thị Trấn Cần Đước

Huyện: Cần Đước

THÁNG 4 NĂM 2012

Trang 2

I/ Lý do chọn đề tài:

1 Đặt vấn đề:

“ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định” Đây làmục đích và đặc trưng của giáo dục – dạy học trong thế kỉ XXI Xu hướng đó đặt rayêu cầu cao về xây dựng con người hiện đại, đáp ứng được nhu cầu xã hội Songnhìn nhận chung của xã hội ngày nay cho thấy một thực trạng là nhiều trẻ em thụđộng, không biết ứng phó trước những tình trạng nguy cấp, chưa biết cách bảo vệbản thân trước nguy hiểm hay tìm kiếm sự giúp đở,…Có nhiều nguyên nhân khácnhau dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản đó là sự thiếuhụt kỹ năng sống – những kỹ năng hết sức quan trọng để giúp các em có một hànhtrang bước vào đời Đây cũng là một vấn đề được xã hội rất quan tâm trong thời giangần đây

Trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chươngtrình học ở bậc tiểu học Ở Việt Nam, năm học 2009 – 2010, lần đầu tiên Bộ Giáodục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào thí điểm ở một

số trường mầm non và tiểu học Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em làmột nội dung giáo dục vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tích cực, độc lậphơn trong việc học cũng như trong giao tiếp, sinh hoạt xã hội; giúp trẻ có ứng xửlinh hoạt trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống…Lứa tuổi mầm non lànhững năm tháng rất quan trọng của cuộc đời, đây là giai đoạn nền tảng ban đầutrong quá trình phát triển của mỗi cá nhân Ở thời kỳ này trẻ nhận thức bản thântrong mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng Trẻ cần phải học để trở nên nhạycảm với nhu cầu của người khác, học các kỹ năng xã hội ần thiết để xây dựng quan

hệ có ý nghĩa trong công việc và trong vui chơi Trẻ cũng cần học cách vượt quanhững thành công và thất bại; học cách đương đầu vượt qua những sợ hãi và lo lắng.Những trải ngiệm xã hội này là cơ sở để trẻ có một cuộc sống lành mạnh cả về tâm ý

và xã hội, giúp trẻ đạt kết quả tốt trong các cấp học tiếp theo

Bên cạnh đó, với mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay hướng đến việc pháttriển tối đa những năng lực và tiềm năng tối đa ở trẻ, hình thành những kỹ năng sốngcần thiết, chuẩn bị tốt cho trẻ vào các cấp học tiếp theo Trẻ nhỏ không không nhữngcần phải biết như thế nào mà còn cần phải biết khi nào thì làm như thế Trẻ cần họccách ứng dụng các kỹ năng vào tình huống có ý nghĩa, sử dụng những gì đã học vàocuộc sống thực tiển của mình

Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ em ngày nay càng trở nên thiết yếu,

là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ đếntuổi trưởng thành Vấn đề đặt ra là làm sao để dạy kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả

để trẻ hiểu và ứng dụng Đây là lí do mà tôi cho rằng rất cần thiết để “ Xây dựng và

thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường

Trang 3

mầm non Thị Trấn Cần Đước” Tôi hy vọng với một số thử nghiệm nhỏ của mình

các bạn giáo viên mầm non sẽ có thêm những tài liệu cụ thể trong việc xây dựng kếhoạch dạy kỹ năng sống cho trẻ

2 Mục đích đề tài:

Mục đích của đề tài là hệ thống lí luận tìm hiểu về các kỹ năng sống cần thiết

để dạy trẻ Trên cơ sở đó xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năngsống cho trẻ 3 – 4 tuổi từ kết quả thử nghiệm đề xuất một số giải pháp sư phạmgóp phần nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầmnon

3 Lịch sử đề tài:

Mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay nhằm hình thành và phát triển ở trẻ nhữngchúc năng tâm lý, năng lực và những phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹnăng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy những khả năng tìm ẩn, chuẩn

bị tốt cho sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn sau Giáo dục kỹ năng sống làmột nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nó cóảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ Chính vì thế

ta có thể tìm thấy những nghiên cứu, những bài viết của các tác giả trong và ngoàinước đề cập đến vấn đế này

Trong cuốn “ Học cách sống tự lập”, tác giả Tova Navara đã cung cấp cho cácbậc cha mẹ một số phương pháp đơn giản, hữu hiệu để giải quyết các vấn đềthường gặp ở trẻ, để giúp trẻ sử lý một số tình huống đơn giản thường gặp trongcuộc sống hằng ngày, giúp trẻ phát triển tư duy và ngày càng hoàn thiện tính cáchcủa mình, nâng cao khả năng thích ứng với xã hội [3]

Theo TS Nguyễn Thị Oanh, giáo dục kỹ năng sống được xem như là mộtthành tố quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục ngày nay.[5]

TS Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn ABS Training ( trung tâm đào tạo kỹnăng sống) đã chia sẻ: “ Ở các nước phát triển, trẻ rất độc lập Và vì thế chúngtránh được nhiều rủi ro đáng tiếc Còn ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quantâm đúng mức Chúng tôi mở lớp học này vì nhận thấy có nhiều trẻ em bị xâm hại,

bị lạm dụng chỉ vì thiếu kỹ năng sống” Cô còn cho biết “Kỹ năng sống không phải

là những gì quá cao siêu, phức tạp Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em baogồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tốithiểu để các em có thể tự lập”.[8]

Có thể thấy, ngày nay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đang được xãhội quan tâm chú ý Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, trẻ còn cần được trang bịnhững kỹ năng sống để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sựphát triển của xã hội Giáo dục kỹ năng sống cần được bắt đầu từ bậc học mầmnon, bởi vì lứa tuổi này trẻ đang hình thành và phát triển nhân cách Tuy nhiên,phần lớn các nghiên cứu đều tiến hành trên chủ thể là học sinh lớn Những nghiên

Trang 4

cứu dạy kỹ năng sống cho trẻ nhỏ là rất hiếm, và trên thực tế việc dạy kỹ năngsống cho trẻ nhỏ trong trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức và hiệuquả chưa cao.

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng sống cho trẻ nhỏ ở trường mầmnon Tôi tiến hành xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp

4 Phạm vi đề tài

Vì điều kiện nghiên cứu bị hạn chế về không gian và thời gian nên tôi chỉ cóthể tiến hành xây dựng vả thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ3-4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước

Khó khăn:

- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn chậm pháttriển về một mặt nhận thúc nào đó

- Đa số phụ huynh đều bận bịu với công việc, và một số phụ huynh lo kinh

tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến tẩm quan trọng của việc rèn kỹ năngsống cho trẻ

- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức làm thay mọi việc

- Vào đầu năm học qua một cuộc khảo sát 115 trẻ ở 4 lớp mầm thì tôi rút rađược kết luận: đa số trẻ chưa có kỹ năng sống ( N= 115 )

Trang 5

Tỉ lệ % trẻ đã có kỹ năng sống theo từng nhóm kỹ năng đầu năm như sau:

* Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu nội dung

và biện pháp khặc phục thực trạng trên như sau:

2. Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước:

2.1 Tìm hiểu về các nhóm kỹ năng sống của phù hợp để dạy trẻ 3-4 tuổi:

Những kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỏ được chia thành 7 nhóm

kỹ năng, đó là:

+ Kỹ năng vận động: bao gồm kỹ năng phối hợp các vận động cơ bản, kỹ năngphối hợp các vận động tinh khéo léo, kỹ năng phối hợp các vận động trong nhóm

+ Kỹ năng tự phục vụ: bao gồm kỹ năng ăn uống, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ

năng tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự phòng chống các tai nạn thông thường, kỹnăng sử dụng đồ dùng

+ Kỹ năng tình cảm: bao gồm kỹ năng đồng cảm, kỹ năng chia sẻ cảm xúc, kỹnăng thể hiện tình cảm, kỹ năng kiềm chế cảm xúc

+ Kỹ năng xã hội: bao gồm kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹnăng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng vượt qua khó khăn, kỹ năng tôn trọngnhững quy tắc, nội quy chung, kỹ năng chở đợi đến lượt, kỹ năng giữ gìn đồ dùng

đồ chơi, kỹ năng quý trọng đồng tiền

+ Kỹ năng giao tiếp: bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năngnói trước đám đông, kỹ năng giao tiếp thân thiện

Trang 6

+ Kỹ năng ngôn ngữ: nhóm bao gồm kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng phát âm đúng,

kỹ năng diễn đạt biểu cảm, rõ ràng

+ Kỹ năng nhận thức: bao gồm kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán, kỹ năng tựhọc, kỹ năng học tập theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề

2.2 Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ:

Mục tiêu giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non ở nước ta nhằm từng bước hìnhthành và hoàn thiện dần những chức năng tâm lý và năng lực chung của trẻ như là

có ý thức về bản thân, tự khẳng định mình theo hướng tích cực, mạnh dạn, tự tin,độc lập, tự giác, dễ hòa nhập, biết bảo vệ môi trường, có nếp sống văn minh, cóhành vi giao tiếp phù hợp trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vàocuộc sống Tương ứng với mục tiêu giáo dục được đổi mới, chương trình chăm sóc

- giáo dục mầm non mới hiện nay cũng được bổ sung thêm một số nội dung liênquan đến kỹ năng sống cho trẻ:

* Tăng cường hơn nữa việc cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm và cách thứchành động, dạy cho trẻ cách làm, cách suy nghĩ, chú trọng cung cấp những kinhnghiệm về thái độ ứng xử với bản thân, với mọi người xung quanh Xây dựng chotrẻ nền tảng ban đầu của nếp sống văn minh và hành vi tích cực với lứa tuổi

* Tiếp tục hoàn thiện những nội dung giáo dục thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thôngtin và giao tiếp của trẻ,…

Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỏ không phải là những gì quácao siêu, phức tạp mà bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi, là nhữnghiễu biết và kỹ năng hành động tối thiểu để trẻ có thể tự lập trong cuộc sống Tất cảcác kỹ năng đó để được thể hiện trong năm lĩnh vực phát triển mà tôi đã bám sátvào đó để xây dụng dạy cho trẻ của mình:

Về thể chất: dạy trẻ thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản như đi, chạy,

thăng bằng, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt, bật- nhảy, biết phối hợp các giác quan

và vận động, vận động nhịp nhàng khéo léo trên nhiều địa hình khác nhau, trongkhi luyện tập vui chơi và làm việc vặt giúp cô Trẻ có một số kỹ năng tốt trong việcchăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho bản thân như tự đánh răng, rửa mặt, lau mặt, rửatay bằng xà phòng, tự thay quần áo khi bị ước, bẩn và để vào đúng nơi quy định; đi

vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết dội nước; trẻ có một số thói quen, kỹ năngtốt trong ăn uống ( mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch, khônglàm đổ vãi ra bàn, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau: không uống nước lã và ănquà vặt ngoài đường,…); biết cách sử dụng đồ dùng phục vụ cho ăn uống đúngcách và thành thạo; biết cách làm một số món ăn thức uống đơn giản; trẻ có một sốhành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh ( đánh răng ba lần trên ngày,rữa tay bằng xà phòng trước khi vào lớp, sau khi đi vệ sinh….); lựa chọn và sửdụng trang phục phù hợp với thời tiết và biết lợi ích của việc làm đó; nói với người

Trang 7

lớn khi bị đau; biết che miệng khi ho, hắt hơi; bỏ rác đúng nơi quy định; khôngkhạc nhổ bừa bải;…)

Về nhận thức: giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết Dạy trẻ

những kỹ năng nhận thức như: quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, thảo luận;dạy trẻ kỹ năng tư duy sáng tạo; dạy trẻ kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đềđơn giản theo những cách khác nhau Trẻ có khả năng tự hoạt động và hoạt độngtheo nhóm Trẻ có một số kỹ năng học tập như sử dụng đồ dùng học tập, kỹ năngkhảo sát hiện tượng, kỹ năng đếm đong, đo, xếp tương ứng, so sánh và sắp xếp

theo quy tắc, phân biệc hình dạng,…

Về ngôn ngữ: dạy trẻ nghe hiểu nội dung lời nói trong giao tiếp hằng ngày,

nghe hiểu và thực hiện các yêu cầu trong hoạt động tập thể, kỹ năng lắng nghe và

kỹ năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, biếtbày tỏ nhu cầu tình cảm của bản thân Trẻ nói năng lễ phép, chủ động và tự tintrong giao tiếp, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh Trẻ biết đọc thơ,

ca dao, đồng dao, và bắt chước giọng nhân vật một cách biểu cảm, kể chuyện sángtạo qua tranh vẽ và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận

 Về tình cảm – xã hội: dạy trẻ có ý thức về bản thân ( nói được tên tuổi,giới tính, sở thích, khả năng của bản thân, điểm gống và khác nhau của mình vớingười khác, thực hiện được công việc được giao, xếp đồ dùng đồ chơi,… ) Dạy trẻnhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh ( nhậnbiết một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ quanét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc; đoàn kết với bạn; kính yêu Bác Hồ

và những người có công với quê hương, đất nước, tôn trọng văn hóa khác nhau củacác dân tộc) Dạy trẻ biết ứng phó khi gặp trường hợp khẩn cấp như cháy, có ngườirơi xuống nước, ngã chảy máu,…; biết tránh một số trường hợp không an toàn( khi người lạ bế, ẵm, cho bánh kẹo, rủ đi chơi thì không được đi theo; không rakhỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo ) Biếtgọi người lớn giúp đỡ khi bị lạc, nhớ tên trường, số nhà; không nghịch các vật sắcnhọn, không đến gần nơi nguy hiểm,…Trẻ có một số phẩm chất cá nhân như mạnhdạn, tự tin, tự lực ( mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, chủ động và độc lậptrong một số hoạt động đơn giản hằng ngày, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao) Trẻ có một số kỹ năng sống trong cộng đồng như biết tôn trọng, hợp tác,thân thiện, quan tâm, chia sẽ, biết nói cám ơn, xin lỗi, chào hỏi, lễ phép; biết chờđến lượt; chú ý khi nghe người khác nói, không ngắt lời người khác, lắng nghe,trao đổi; biết nhận xét và bày tỏ thái độ trước hành vi “đúng – sai”, “ tốt – xấu”.Trẻ biết thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp,nơi công cộng ( để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, đi bên phải

lề đường, không làm ồn nơi công cộng, muốn đi chơi phải xin phép người lớn,…).Dạy trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách; biết chăm sóc cây cối, vật nuôi,bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định và biết nhắc nhở người khác,không

Trang 8

hái hoa, bẻ cành; biết tiết kiệm trong sinh hoạt như tắt điện, tắt quạt khi ra khỏiphòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn…

Về thẩm mỹ: trẻ có khả năng cảm nhận và biết thể hiện thái độ, tình cảm

khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẽ đẹp các sự vật,hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật; có khả năngthể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; yêu thích hàohứng tham gia các hoạt động nghệ thuật

3 Biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ:

Sau quá trình thực hiện, tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năngsống cho trẻ 3 -4 tuổi tại trường Mầm Non Thị Trấn Cần Đước như sau:

Dùng tình cảm để giáo dục trẻ: Trẻ nhỏ có nhu cầu yêu thương và cũng dễ

yêu thương lại mọi người Vì vậy, những tác động giáo dục kỹ năng sống đến vớitrẻ trước hết là bằng con đường tình cảm là một giáo viên mầm non tôi đã hết lòngchăm sóc, dạy dỗ, bảo ban trẻ, đồng thời tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội

đáp lại tình cảm bằng những hành vi, cử chỉ, thái độ tốt đẹp của chúng ( VD: cô bị

ghế làm trúng chân đau quá – trẻ xúm lại hỏi han, tìm dầu đưa cho cô với một thái

độ lo lắng,….) Đây là một biện pháp rất hữu hiệu khi dạy cho trẻ kỹ năng giao

tiếp và tình cảm

Dùng trò chơi để giáo dục trẻ: Chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ

không phát triển được trẻ sẽ được học cách giao tiếp với người khác qua hoạtđộng chơi Các tình huống chơi như đóng vai hoặc chơi theo nhóm sẽ giúp trẻ pháttriển các kỹ năng cần thiết để giao tiếp một cách có hiệu quả với người lớn và trẻkhác Trẻ cũng học được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, nhường nhịn nhau, chờ

đền lượt và sẽ trở nên đồng cảm với người khác ( VD: chơi trò chơi chăm em,

phòng khám, mua bán, mua vé tại bến xe, mèo đuổi chuột,…).Khi dùng trò chơi đễ

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi thường lựa chọn những trò chơi có nội dung lànhmạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa người với người trong xãhội, tránh những trò chơi bạo lực hay trò chơi phản ánh hiện tượng tiêu cực trongcuộc sống

Dùng nghệ thuật để giáo dục trẻ: Những lời răn dạy dù được nhắc đi nhắc

lại nhiều lần cũng khó gợi lên những xúc cảm tích cực ở trẻ, giúp trẻ có những thái

độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con người và trong cuộc sống xung quanhnhư các tác phẩm nghệ thuật ( bài hát, bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh,…)lại có thểlàm được điều đó một cách dễ dàng Khi dùng nghệ thuật giáo dục trẻ chúng ta cầnlựa chọn các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, dễ nhớ, dễ hiểu, có sự phân biệt rõ cái

gì tốt, cái gì xấu, cái gì nên làm hay không nên làm, có nội dung giáo dục phù hợp

với nhận thức của trẻ ( VD: bài thơ “bạn mới đến trường” dạy trẻ biết giúp đở,

chia sẻ với bạn; câu chuyện “ cậu bé Tích Chu”, “ Thỏ con không vâng lời” dạy

Trang 9

trẻ biết vâng lời dạy bảo của người lớn; bài hát “ cả nhà thương nhau” dạy trẻ về tình cảm gia đình; bài thơ “ vâng lời bà” dạy trẻ không vây cát, đi ra nắng phải đội nón;…) Khi truyền đạt tác phẩm nghệ thuật đến trẻ chúng ta cần dùng ngôn

ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mang sắc thái biểu cảm để trẻ tiếp nhận dễ dàng

và hứng thú

Tạo tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết: Việc tạo ra những tình huống

đặc biệt là những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốnhút trẻ vào các tình huống ấy có một ý nghĩa rất lớn đối với trẻ Sự có mặt của cáctình huống trong quá trình tổ chức các hoạt động chơi, học tập, lao động và giaotiếp của chúng Khi tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên đặt ra cho trẻ những nhiệm

vụ, đồng thời tạo cho trẻ cơ hội, khả năng tự trẻ có thể tìm kiếm những phươngtiện, tận dụng những kinh nghiệm có sẵn để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra

Để giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ, cô giáo có thể đưa thêm các dấu hiệu bổ sung,những câu hỏi ngắn gọn,…để giúp trẻ nhanh chóng tìm ra cách giải quyết cácnhiệm vụ được giao Cô giáo không đưa ra cách giải quyết cụ thể, không làm hộ trẻ

mà động viên, khuyến khích tạo điểu kiện cho trẻ giải quyết tình huống cô giáoquan sát trẻ hoạt động, nếu thấy trẻ có khó không thể tự giải quyết thì cô có thể gợi

ý Và chính những lời gợi ý hoặc các câu hỏi định hướng của cô buộc trẻ phải suy

nghĩ, phải so sánh lựa chọn phương án thích hợp để giải quyết nhiệm vụ ( VD: cô

có những quả bóng, cô muốn trang trí lớp để tổ chức sinh nhật cho một bạn trong lớp, cô hỏi trẻ “ trang trí như thế nào cho đẹp?” Trẻ đưa ra ý kiến: treo, kết chùm gắn lên cửa, cột vào cửa,…cô cho trẻ tự tìm cách thức và phương tiện để treo bóng, cột bóng vào cây và cắm vào chậu đất sét, kết chùm bóng lên cửa…).

Tận dụng tình huống phát sinh, tình huống thực tế: Không chỉ tạo ra các

tình huống giáo dục mà giáo viên cần phải tận dụng những tình huống phát sinh vànhững tình huống thực tế trong cuộc sống để dạy kỹ năng sống cho trẻ Đó chính lànhững cơ hội rất tốt và hiệu quả để giáo dục trẻ, nhưng đòi hỏi giáo viên phải nhạy

bén, biết qua sát và nắm bắt cơ hội kịp thời ( VD: hiện tượng cầu vống, hiện tượng

chuồn chuồn bay thấp, xắp xếp đồ dùng các nhân gọn gàng mỗi ngày, tại sau khăn

để ngoài nắng mau khô hơn,…).

Tổ hức hoạt động thật hoặc giống thật cho trẻ tự trải nghiệm thực tế:

Kỹ năng sống không thể học trên lý thuyết suông mà không có trải nghiệm thực tế.Chính vì thế, giáo viên cần tổ chức thật nhiều các hoạt hoạt động thật hoặt gầngiống thật cho trẻ tham gia Càng thực hành nhiều và thường xuyên thì trẻ càng

nhớ lâu và kỹ năng mới có thể hình thành được ( VD: cô có thể cho trẻ đi thăm

một phòng mạch, đi quầy sách, đi công viên, tham quan huyện đội,…) để trẻ thực

hành kỹ năng giao tiếp, ứng xử ở những nơi công cộng, nơi làm việc quân nghiêmtúc… Một cách đơn giản hơn, cô có thể tổ chức một buổi triển lãm tranh tô màu,

sản phẩm của bé và mời phụ huynh đến xem ( cho trẻ sắp xếp triển lảm, tiếp đón

phụ huynh, giới thiệu sản phẩm của mình) Qua đó trẻ được thực hành kỹ năng hợp

Trang 10

tác, hoạt động nhóm, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên và hiệuquả.

Quan sát, theo dõi hằng ngày đối với hành vi thái độ, lời nói, hành động của trẻ: Muốn hiểu rỏ về khả năng của trẻ thì giáo viên cần thường xuyên quan

sát, theo dõi trẻ trong tất cả các hoạt động hằng ngày Việc giáo viên quan sát trẻrất có ý nghĩa đối với việc giáo dục kỹ năng sống, nhờ đó mà giáo viên biết được

kỹ năng của trẻ đến đâu, trẻ đã thực hiện tốt chưa, trẻ còn yếu kỹ năng nào, trẻ cần

được cung cấp thêm kỹ năng gì ( VD: khi quan sát thấy trẻ thường xuyên mặt áo

ngược thì cô chú ý dạy trẻ kỹ năng mặt quần áo cho đúng) Giáo viên cần quan sát

trẻ mọi lúc, mọi nơi, bao quát tất cả trẻ để giúp đỡ, nhắc nhở kịp thời

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự rèn luyện kỹ năng tự phục vụ: Trẻ 3 – 4 tuổi

có khả năng làm nhiều việc tự phục vụ và điều này sẽ giúp trẻ độc lập, tự tin hơn ởcác lớp học tiếp theo Nếu được thực hành thường xuyên thì kỹ năng trẻ sẽ thuầnthục và chính xác, nhanh nhẹn hơn và các kỹ năng ấy sẽ biến thành phản xạ tựnhiên, trẻ tự giác làm mà không cần ai nhắc nhở Cô chú ý dành đủ thời gian chotrẻ làm, không làm thay trẻ, khi trẻ quên thì cô nhẹ nhàng nhắc nhở…

Trang bị đồ dùng, vật dụng, đồ chơi đầy đủ cho trẻ, tận dụng những thứ

có sẵn xung quanh để dạy trẻ: Trẻ 3 – 4 tuổi “học qua chơi”, “ học qua thực

hành”nên giáo viên cần chuẩn bị đầy dủ những đồ dùng, vật dụng, đồ chơi cho trẻ

sử dụng, sắp xếp vừa tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất ( VD: muốn trẻ tập chăm sóc

cây cối thì có các vật dụng như bay, xẻng, bình tưới, hạt giống,…) Để trẻ học chế

biến những món ăn đơn giản thì cô cũng phải chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu,như đường, nước, trái cây, bột mì,…Ngoài ra cô cũng tận dụng những thứ có sẵnxung quanh trẻ, chẳng hạn như biển báo nguy hiểm, cháy nổ, lối thoát hiểm,…đễdạy trẻ biết ứng phó trước trường hợp khẩn cấp Khi cho trẻ chơi đồ chơi hay sửdụng đồ dùng, vật dụng cô nhắc nhở trẻ biết giữ gìn cẩn thận, cất dọn ngăn nắp,không tranh giành nhau

Làm mẫu các thao tác: Khi dạy bất kỳ một kỹ năng nào cho trẻ chúng ta

cần làm mẫu các thao tác cho trẻ xem Điều này đặt biệt cần thiết với các kỹ năngnhư: sử dụng đồ vật, làm các món ăn đơn giản, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng lật sách,

…Khi làm mẫu cho trẻ xem giáo viên cần làm chậm và rõ ràng, kết hợp chỉ dẫnbằng lời

Làm gương cho trẻ noi theo: Trong độ tuổi này, trẻ “ bắt chước” người

lớn Vì thế nếu người lớn chúng ta thể hiện thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽhọc đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh Nói cách khác hành vi củagiáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách củatrẻ Do đó, giáo viên cần thể hiện mẫu hành vi ứng xử tốt, lời nói hay để trẻ làmtấm gương bắt chước noi theo Bên cạnh đó cô cần sử dụng tấm gương của ngườixung quanh, của bạn để khuyến khích trẻ noi theo

Trang 11

Khen ngợi, động viên, phê bình, đánh giá trẻ: Chúng ta cần sử dụngnguyên tắc “ khen là chính, trừng phạt là hãn hữu” Giáo viên cần khen chê đúnglúc và đúng mức hạn chế trừng phạt, nhưng phải để trẻ thấy cái sai của mình Cáchtốt nhất là cô cho trẻ tự nhận xét.

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh: Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp chặt chẻ với nhà trường và gia đình,giữa giáo viên và phụ huynh Giáo viên sẽ quan sát và tìm hiểu xem trẻ có kỹ năng

gì và cần được cung cấp kỹ năng gì Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ luyện tập các

kỹ năng tại lớp học đồng thời, những giờ đón trẻ, trả trẻ giáo viên trao đổi với phụhuynh để biết được khi về nhà trẻ có thực hiện các kỹ năng đó như thế nào Từ đógiáo viên cùng phụ huynh phối hợp giáo dục và củng cố cho trẻ

Dạy kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động : Có thể ứng dụng dạy kỹnăng sống cho trẻ trong mọi hoạt động như: hoạt động học, hoạt động chơi ( chơigóc và chơi ngoại trời, chơi tự do), hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, trả trẻ, đón trẻ, hoạtđộng chiều, hoạt động lao động, tham quan dã ngoại

4 Kết quả chuyển biến:

Đối với trẻ:

- Qua việc vận dụng các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tạitrường, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt: tự tin hơn, biết làm nhiều việc khôngthể ngờ, không khí trong giờ học, giờ chơi cũng thu hút hơn Trẻ hứng thú thú,phấn khởi trong khâu tiếp nhận kiến thức Trẻ dần đi từ cái không biết đến cái biết:biết tự vệ sinh cá nhân, biết làm một số món ăn đơn giản ( bánh mì salach trứng,bánh mì phết bơ, trái cây dầm, trang trí dĩa trái cây, bốc vỏ trứng, gói hoành thánh,bánh phục linh,…); trẻ giao tiếp tự nhiên, tự tin; có ý thức bảo vệ môi trường, bỏrác đúng nơi qui định, không xả rác nơi công cộng, kính yêu Bác Hồ…,; yêu thiênnhiên và chăm sóc cây xanh;…

- Các bé ngày càng năng động hơn, tư duy phát triển hơn nhiều so với đầunăm

- Mối quan hệ với bạn bè trong lớp thân ái hơn, thân thiện, biết quan tâm, chia

sẽ lẫn nhau, giúp đỡ nhau

Trang 12

Tỉ lệ % trẻ đã có kỹ năng sống theo từng nhóm kỹ năng đến cuối năm như sau: N = 115.

- Các trẻ chưa có kỹ năng đa số là các trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi

Đối với phụ huynh:

- Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được

sự tiến bộ rõ rệt của con em mình qua từng ngày Tư đó, có nhiều giúp đỡ cho giáoviên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học và phối hợp trong khâudạy trẻ

III/ Kết luận:

1 Bài học kinh nghiệm:

Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việcdạy trẻ kỹ năngsống, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Các giáo viên đều quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy

kỹ năng sống cho trẻ

- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi không phải là quá sớm mà là một việcrất cần thiết, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ thích ứng được với cuộcsống

- Trẻ ngày một độc lập, tự tin hơn so với đầu năm

- Có kế hoạch thực hiện dạy kỹ năng theo từng chủ đề, chuyên đề

- Áp dụng tốt các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

- Tìm tòi đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho trẻ, hấp dẫn tạo sự thu hút đốivới trẻ

- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chêđúng mức, động viên khích lệ kịp thời

Trang 13

- Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồdùng, nguyên vật liệu.

2 Phạm vi và đối tượng áp dụng:

- Được áp dụng dạy trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước và

có thể góp một phần kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng và trẻmầm non nói chung cho các giáo viên mầm non tại một số một số trường mầmnon trên địa bàn huyện Cần Đước

3 Kiến nghị sư phạm:

- Giáo viên mầm non cần thường xuyên trao dồi, học hỏi để tự nâng cao vốn

hiểu biết của mình về kỹ năng sống

- Trường mầm non nên tổ chức các hoạt động thực tế ngoài xã hội ( thamquan, dả ngoại, đi phòng truyền thống huyện,…)

- Ban Giám Hiệu cần tồ chức những hoạt động sinh hoạt, trao đổi chuyên môngiữa các giáo viên trong trường để giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc

tổ chức các hoạt động kỹ năng sống cho trẻ của mình

- Dựa trên những biện pháp đã nghiên cứu, giáo viên mầm non có thể sử dụnglinh hoạt, và có thể phối hợp nhiều phương pháp để dạy kỹ năng sống chotrẻ

- Trẻ mầm non tiếp thu rất nhanh, nhưng cũng rất mau quên, vì vậy phải dạytrẻ thường xuyên và cho trẻ luyện tập, thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lạinhiều lần, thì kỹ năng sống càng phong phú, đa dạng và chính xác hơn

- Có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ hoạt động chung, hoạt độnggóc, hoạt động chiều, giờ ăn, giờ ngủ, mọi lúc mọi nơi và thời gian rảnh rổi.giáo viên tiến hành dạy trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau như cá nhân, tậpthể, nhóm nhỏ, tùy thuộc vào từng loại kỹ năng

Ngày đăng: 13/05/2016, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w