1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề thi HK 2 môn ngữ văn 10 ( cơ bản)

5 854 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 89,5 KB
File đính kèm HK2.zip (2 MB)

Nội dung

PHẦN TỰ LUẬN 7 điểm Câu 1: 2 điểm Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh / chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nayA. Câu 2: 5 điểm Một trong những thành

Trang 1

MA TRẬN ĐẦ KIỂM TRA HỌC KỲ II ( 2011-2012 ) LỚP 10 – MÔN NGỮ VĂN – BAN CƠ BẢN :

Mức độ

thấp

Vận dụng cao

Cộng

1.Tiếng Việt -Yêu cầu về sử

dụng tiếng Việt

-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu:1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 2

Số điểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

đánh giá về văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 7

Số điểm: 1,75

Tỉ lệ:17,5%

Số câu: 7

Số điểm:1,75

Tỉ lệ: 17,5%

3 Làm văn +

LLVH

Tạo lập văn bản

NLVH

Xây dựng lập luận, dàn ý Lý luận văn học

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ:5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ:2,5%

Số câu: 3

Số điểm:0,75

Tỉ lệ: 7,5%

-Thực hành: Biết làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ

-Viết đoạn văn nghị luận xã hội

-Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ -Có ý thức tôn sư trọng đạo

-Hiểu được nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật

-Viết văn trôi chảy, có cảm xúc

-Qua vấn đề nghị luận nâng cao ý thức cá nhân

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ :70%

Số câu: 3

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70% Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 14

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

Trang 2

Đề kiểm tra HK II – năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 – Ban: Cơ bản

Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 08/05/2012

-I PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài theo mẫu sau:

Đáp

án

Câu 1: Những cảm xúc gì của khách đã nảy sinh trước cảnh tượng sông Bạch Đằng

(trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)?

A Tự hào

B Vui sướng

C Buồn đau, nuối tiếc

D Cả ba phương án trên

Câu 2: Trong bài “Đại cáo bình Ngô”, tư tưởng nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi là:

A Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo lí

B Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho nhân dân

C Tiêu trừ bọn bán nước cướp nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân

D Cả ba phương án trên

Câu 3: Tựa “trích diễm thi tập” được Hoàng Đức Lương viết vào năm nào?

A 1478

B 1487

C 1497

D 1498

Câu 4: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại

cho dân (trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)?

A Chống lại bọn quỷ Dạ Xoa

B Đốt đền của tên hung thần vốn là một tướng giặc xâm lược

C Dùng lời lẽ cứng cỏi tâu trình với Diêm Vương

D Cãi lại hồn ma tên tướng giặc

Câu 5: Hồi trống trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” mang ý nghĩa gì?

A Biểu dương tính cương trực của Trương Phi

B Giải quyết nỗi oan khuất của Quan Công

C Giúp anh em Quan Công – Trương Phi đoàn tụ

D Cả ba phương án trên

Câu 6: Tập thơ “Nam trung tạp ngâm” được Nguyễn Du viết vào thời gian nào?

A Trong những năm tháng trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn

B Trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình

C Trong chuyến đi xứ Trung Quốc

D Giai đoạn cuối đời

Câu 7: Đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn “Trao duyên” ( trích Truyện Kiều) là:

A Tả cảnh ngụ tình

B Miêu tả nội tâm nhân vật

C Tả cảnh

D Tả tình

Trang 3

Câu 8: Khái niệm nào sau đây không được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn

học?

A Tư tưởng

B Ngôn từ

C Đề tài

D Cảm hứng nghệ thuật

Câu 9: Chọn từ viết đúng trong các từ dưới đây:

A Bàn hoàng

B Bàng hoàng

C Bàng hoàn

D Bàn hoàn

Câu 10: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật?

A Tính hình tượng

B Tính cá thể hoá

C Tính truyền cảm

D Cả A, B,C đều đúng

Câu 11: Để xây dựng một lập luận, bước thứ nhất người viết phải làm gì?

A Tìm các luận cứ thuyết phục

B Xác định được luận điểm chính xác

C Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí

D Trình bày ý kiến chặt chẽ

Câu 12: Lập dàn ý là gì?

A Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản

B Là công việc phân phối thời gian làm bài hợp lí

C Là công việc giúp người viết bao quát được nội dung chủ yếu

D Là công việc triển khai các luận điểm, luận cứ

II PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh / chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay

Câu 2: (5 điểm)

Một trong những thành công lớn nhất của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật Bằng đoạn trích “Trao duyên”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó./

========o0o=========

Trang 4

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –NĂM HỌC 2011-2012

Môn Ngữ văn – Lớp 10 – Ban Cơ bản

-I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm )

- Mỗi câu đúng: 0,25 điểm

Đáp

án

II- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )

Câu 1: (2 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh / chị về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay

a Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng không mắc lỗi chính tả, diễn đạt

b Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần nêu được các ý cơ bản sau:

-Giới thiệu truyền thống Tôn sư trọng đạo

-Trình bày suy nghĩ:

+Trong cuộc sống hiện nay truyền thống Tôn sư trọng đạo vẫn đang được lưu giữ.

+Bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện đi ngược lại với truyền thống này

-Bài học rút ra:

+Phê phán những kẻ có hành vi đi ngược lại với truyền thống tôn sư trọng đạo

+Cần lưu giữ truyền thống đạo đức tốt đẹp này, sao cho phù hợp với xã hội hiện nay

c Cách cho điểm:

- Điểm 2: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi về chính tả

- Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả…

- Điểm 0: Không viết được gì hoặc không đáp ứng được gì về yêu cầu kĩ năng và kiến thức

Câu 2: ( 5 điểm )

Đề : Một trong những thành công lớn nhất của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật Bằng đoạn trích “Trao duyên”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.

a Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học

- Biết cách tìm hiểu đề, xác định đúng yêu cầu của đề ra là phân tích đoạn “Trao duyên”

để làm sáng tỏ một ý kiến về nghệ thuật của một tác phẩm thơ

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng; có tính biểu cảm

- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…

b Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết tương đối chắc chắn về bài thơ và về tác giả, hiểu chính xác yêu cầu của đề ra, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tâm trạng mâu thuẫn, giằng xé trong tâm hồn Kiều khi phải trao duyên lại cho em, vừa tha thiết mong mỏi, cầu xin em hãy nhận lời, vừa không muốn chia lìa, cắt đứt tình yêu

với Kim Trọng (phân tích đoạn từ “Cậy em em có chịu lời” đến “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”)

Trang 5

- Đau đớn, xót xa, hình dung ra mình chỉ là một mảnh oan hồn nhưng vẫn cứ vương vấn

với những tình cảm của bản thân ở cuộc đời (phân tích đoạn “Mai sau dù có bao giờ” đến

“Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”).

- Tự ăn năn về sự bội bạc của mình với Kim Trọng  vị tha, cao cả (phân tích hai câu:

Ôi Kim lang! Hỡi kim lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”).

c Cách cho điểm:

*Điểm 5: Bài viết đầy đủ các ý đã nêu trên, hướng tới nhận định Diễn đạt trôi chảy, văn

có hình ảnh,cảm xúc Có thể mắc một vài lỗi các loại (không quá 3 lỗi)

*Điểm 4: Bài viết có nội dung đầy đủ, biết hướng tới nhận định Có thể mắc một vài lỗi

các loại(không quá 5 lỗi)

*Điểm 2-3: Tỏ ra hiểu đề, hiểu nội dung bài thơ, phân tích chưa sâu Mắc không quá 8

lỗi các loại

*Điểm 1:Bài làm sơ sài,chưa xác định đúng bài thơ tiêu biểu nhất theo yêu cầu của đề ra

Diễn đạt quá yếu

*Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn không đúng yêu cầu đề ra.

Lưu ý : - Điểm câu 2 và 3 có thể cho lẻ đến 0,5 điểm.

- Điểm toàn bài làm tròn đến một chữ số thập phân theo qui ước sau:

+ 0,25 làm tròn thành 0,5

+ 0,75 làm tròn thành 1,0

…………

=====

Ngày đăng: 13/05/2016, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w