Biên bản cần ghi rõ: thời gian, địa điểm, các thành viên có mặt, vắng mặt, phân công nhiệm vụ trong nhóm, ý kiến phát biểu của từng thành viên, và cuối cùng là bản đánh giá, phân loại c
Trang 1HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP HP NHỮNG NGUYÊN LÝ M-L 2 (2015 – 2016)
HỆ THỐNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
Đề tài :
1 Phân tích lý luận của C.Mác về điều kiện ra đời, tồn tại của SX hàng hóa và ưu thế của nó Vận dụng để giải thích sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay?
2 Hàng hóa là gì? Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ của hai thuộc tính ấy T/chất hai mặt của SXHH ? Ý nghĩa của các vấn đề này đối với việc phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay?
3 Phân tích lý luận giá trị của C.Mác Sự vận dụng lý luận này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay?
4 Phân tích lý luận của C.Mác về tiền tệ Sự vận dụng lý luận này vào nền kinh tế hàng hóa ở VN hiện nay?
5 Phân tích lý luận của C.Mác về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB? Ý nghĩa thực tiễn của lý luận này đối với Việt Nam hiện nay?
6 Phân tích lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác? Ý nghĩa của nó đối với vấn đề huy động và sử dụng vốn ở nước ta hiện nay?
7 Phân tích lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Ảnh hưởng của CNTB độc quyền Nhà nước đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?
8 Phân tích lý luận của CN Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Sự vận dụng lý luận này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam?
9 Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH
Sự vận dụng lý luận này vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?
10 Phân tích quan điểm của CN M-L về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong cách mạng XHCN Sự vận dụng lý luận này trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
11 Phân tích quan điểm của CN M-L về xây dựng nền văn hóa XHCN trong cách mạng XHCN Sự vận dụng lý luận này vào sự nghiệp xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong thời kỳ đổi mới hiện nay?
- Mỗi đề tài đều phải chuẩn bị đầy đủ bốn nội dung sau:
I Các khái niệm liên quan
II P/tích các nội dung của vấn đề, lấy các ví dụ để C/minh
III Ý nghĩa thực tiễn và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay ?
IV Những ý kiến thắc mắc cần trao đổi?
Trang 2HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH THẢO
LUẬN
HP Những N/Lý CB của CN M-L (2), Năm học 2015-2016
1 Bước một: Phân công đề tài cho mỗi nhóm chuẩn bị như sau:
- Nhóm 1,2 - Thuyết trình đề tài 1 và phản biện chính đề tài 3
- Nhóm 3,4 - Thuyết trình đề tài 2 và phản biện chính đề tài 4
- Nhóm 5,6 - Thuyết trình đề tài 3 và phản biện chính đề tài 5
- Nhóm 7,8 - Thuyết trình đề tài 4 và phản biện chính đề tài 1
- Nhóm 9,10 - Thuyết trình đề tài 5 và phản biện chính đề tài 2
2 Bước 2: Sau phần nghe giảng lý thuyết và hướng dẫn của giáo viên trên lớp,
về nhà, mỗi nhóm do nhóm trưởng chỉ đạo, tự tổ chức nhóm mình tiến hành khoảng 03 => 04 buổi thảo luận Mỗi nhóm cử một thư ký để ghi biên bản các buổi
thảo luận Biên bản cần ghi rõ: thời gian, địa điểm, các thành viên có mặt,
vắng mặt, phân công nhiệm vụ trong nhóm, ý kiến phát biểu của từng thành viên, và cuối cùng là bản đánh giá, phân loại các thành viên trong nhóm… (Xem mẫu: Bản đánh giá, phân loại, ở phần sau)
- Buổi thứ nhất, nhóm nên thảo luận về đề cương và phân công các thành viên chuẩn bị các nội dung, phần việc cụ thể Như: phân công cho tất cả các thành
viên viết các phần của “Bản báo cáo tổng hợp - đề tài thảo luận” của nhóm (có
thể 2 – 3 người viết một phần, mục); phân công một số người (tốt nhất là 2-3 người) chuẩn bị thuyết trình; 01 đến 02 người chuẩn bị slide thuyết trình (những người này có thể không phải viết bản tổng hợp); phân công người chuẩn bị các ý kiến phản biện cho các đề tài của các nhóm khác, và các công việc chuẩn bị khác
- Buổi thứ 02, nhóm nên tiến hành thảo luận các nội dung theo đề cương đã được phân công Sau đó, trên cơ sở ý kiến thảo luận của nhóm, về nhà nhóm tổng hợp tiến hành tổng hợp các phần đã viết thành “Bản báo cáo tổng hợp - đề tài thảo
luận” chung của nhóm, bản viết tay, khoảng 12 – 20 trang khổ A4 Cử 2 => 3
người thuyết trình Những người thuyết trình phải chuẩn bị một bản tóm tắt
(khoảng 4 - 5 trang A4), để thuyết trình trong buổi thảo luận trên lớp (trong khoảng
10 - 15 phút), lấy điểm chung cho cả nhóm Những người làm Slide, cũng tiến hành làm slide theo đề cương sao cho thống nhất với bản báo cáo tóm tắt của nhóm thuyết trình
- Buổi thứ 03 - 04 nhóm đưa bản báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và các slide
ra để thảo luận về nội dung và chỉ ra những vấn đề cần chỉnh sửa cho hoàn chỉnh Sau đó giao cho nhóm tổng hợp về nhà hoàn chỉnh lại Cho người thuyết trình trình bầy thử, và trình bày Slide kèm theo, rồi rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hợp
lý
Sau đó bàn đến các vấn đề sẽ phản biện đối với đề tài được phân công phản biện chính và các đề tài còn lại khác Cử người chuẩn bị trả lời 02 câu hỏi của các nhóm phản biện
- Ngoài ra có thể tùy theo tình hình cụ thể hoặc tài năng của nhóm trưởng mà tổ chức các buổi thảo luận cho hiệu quả, phát huy tinh thần làm việc theo nhóm, tránh dồn vào một số cá nhân, sẽ không được đánh giá điểm về tinh thần làm việc theo nhóm
Bước 3 Trên cơ sở thảo luận nhóm, nhóm tổng hợp sẽ chỉnh sửa “Bản báo cáo
tổng hợp – đề tài thảo luận” cho hoàn chỉnh để sau khi thảo luận trên lớp xong thì nộp lại cho giáo viên để chấm điểm chung cho nhóm Chỉnh sửa Slide, gửi cho thầy, trước buổi thảo luận chung trên lớp, theo cả 02 Đ/C mail ghi ở phần sau
Trang 3Bước 4 Thảo luận trên lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Mỗi nhóm cử người thuyết trình (hoặc giáo viên sẽ chỉ định) Thời gian thuyết
trình từ 10 => 15 phút, cho nên người thuyết trình phải tóm tắt bản BC chung của
nhóm thành khoảng 4-5 trang A4 thì mới đủ thời gian trình bầy Một người trình bầy đề cương bản thuyết trình bằng Slide (Power Point), để cả lớp tiện theo dõi
- Sau đó các thành viên trong nhóm được phân công phản biện chính sẽ có ý kiến
phản biện ND phản biện gồm:
+ Nhận xét: Sự lưu loát, phong cách, tư thế, mức độ thuyết phục (khả năng hùng biện) của người thuyết trình như thế nào ? Nội dung của đề tài đầy
đủ hay còn thiếu sót chỗ nào, còn chỗ nào chưa rõ ? Kết cấu của đề tài có logic,
hợp lý hay không ? Các Slide thuyết trình có phù hợp hay không ?
+ Bổ sung: Những ND mà Đ/tài còn chưa đầy đủ hoặc còn yếu hay chưa
rõ
+ Đặt câu hỏi thắc mắc
+ Đề xuất các vấn đề liên quan đến đề tài phản biện…
Phần phản biện chính tối đa 10 phút
- Tiếp theo, tất cả các nhóm còn lại có ý kiến phản biện, tương tự như trên, trong vòng 05 phút
- Tiếp theo, nhóm thuyết trình sẽ bảo vệ bằng cách chọn (hoặc giáo viên sẽ chỉ định) trả lời 2 câu hỏi thắc mắc của các nhóm phản biện ở trên.
- Cuối cùng giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá phần trình bầy và trả lời phản biện (có thể cho điểm luôn, hoặc cho điểm sau), rồi chuyển sang đề tài tiếp theo, quy trình lại tiếp tục như trên, cho đến nhóm cuối cùng
- Sau khi thảo luận xong, các nhóm tập hợp biên bản các buổi thảo luận nhóm, bảng phân loại các thành viên trong nhóm, bản báo cáo tổng hợp của nhóm, nộp cho thầy để chấm và đánh giá điểm chính thức cho mỗi cá nhân của nhóm
- Những cá nhân tích cực (theo phân loại của nhóm và xác định của thầy), hoặc
có phát biểu trên lớp (thuyết trình, bảo vệ, phản biện, nhận xét, đặt câu hỏi phản biện…) tùy theo chất lượng, sẽ được cộng thêm điểm, so với điểm chung của nhóm, ngược lại sẽ bị trừ điểm, theo quy định khảo thí của trường Các nhóm có nhiều ý kiến phát biểu cũng sẽ được cộng thêm điểm so với điểm phần trình bầy
Do đó các nhóm nên phân công nhiều người tham gia vào các phần thảo luận, (tránh dồn vào một số cá nhân), sẽ được đánh giá cao về tinh thần làm việc theo nhóm và được cộng thêm điểm
BẢNG PHÂN LOẠI: (MẪU)
Nhóm … Lớp HP……
4
5
Chỉ phân thành 03 loại là: Tích cực, trung bình, yếu Đồng thời ghi rõ những việc mà các thành viên tham gia, thực hiện, như: nhóm trưởng, thư
ký, viết báo cáo tổng hợp, thuyết trình, chuẩn bị và điều chỉnh slide, bảo vệ trong buổi thảo luận (những phần việc này, nếu làm tốt, ngoài việc tính điểm
chung cho nhóm, còn được cộng điểm cho cá nhân)
Tất cả các bản tổng hợp đề tài và Slide chuẩn bị thuyết trình đều phải gửi vào cả 2 mail của thầy trước khi lên lớp thảo luận ít nhất 01 ngày (File gửi phải ghi rõ nhóm và lớp HP) Đ/C mail:
Trang 42 phamduyhai_dhtm@yahoo.com
Trong quá trình thảo luận nhóm và tự học, có vấn đề gì cần hỏi và trao
đổi, các nhóm và mỗi SV có thể liên hệ với giáo viên hướng dẫn (Chú ý: Chỉ
gọi điện, chứ không dùng tin nhắn, vì ND rất dài, thầy không thể trả lời bằng tin nhắn được.)
TS PHẠM DUY HẢI - ĐT: 0912455895 hoặc 0984810403
NỘI DUNG ÔN THI HỌC PHẦN N/LÝ M-L (2)
PHẦN II: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CN M-L
1 Sản xuất hàng hóa là gì? Điều kiện ra đời và tồn tại của SX hàng hóa, đặc trưng và ưu thế của nó Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam ?
2 Hàng hóa là gì? Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ của hai thuộc tính ấy T/chất hai mặt của SXHH và ý nghĩa của nó đối với việc giải thích nguồn gốc của hai thuộc tính của HH
3 Chất và lượng của giá trị Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa ?
4 Bản chất & chức năng của tiền tệ Tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế HH khi tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán? Nêu công thức của quy luật lưu thông tiền tệ
5 Nội dung và tác động của qui luật giá trị đối với nền kinh tế HH Ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay ?
6 Giá cả là gì ? Những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả HH ?
7 Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
8 HH sức lao động là gì ? Điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động Hàng hóa sức lao động có đặc điểm gì khác với hàng hóa thông thường? Vai trò của HH sức LĐ đối với việc biến tiền thành tư bản ?
9 Giá trị thặng dư là gì ? Quá trình SX ra giá trị thặng dư? Tư bản bất biến và tư bản khả biến ? Cơ sở phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, và vai trò của chúng trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư? Nêu công thức tính tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư ?
10 Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư? Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối? Vì sao nói giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
11 Vì sao nói sản xuất ra giá trị thặng dư là qui luật tuyệt đối của CNTB? Nội dung và vai trò của qui luật giá trị thặng dư trong CNTB?
12 Tích lũy tư bản là gì? Thực chất, động cơ của tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô của tích lũy tư bản
13 Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là gì? Sự giống và khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản Tập trung tư bản có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của CNTB? Công thức cấu tạo hữu cơ của TB ?
14 Chu chuyển tư bản là gì? Thế nào là thời gian chu chuyển tư bản? Các biện pháp tăng tốc độ chu chuyển tư bản? Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển
tư bản? Ý nghĩa đối với thực tiễn nước ta?
Trang 515 Tư bản cố định và tư bản lưu động? Cơ sở và ý nghĩa của việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động ? Tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển
tư bản ?
16 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ?
17 Lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả SX? Công thức tính tỷ suất LNBQ? Sự chuyển hóa của GTTD thành giá cả SX trong CNTB?
18 TB thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp trong CNTB là gì ? Ví dụ ? Mối quan hệ giữa TB thương nghiệp và TB công nghiệp trong CNTB?
19 TB cho vay là gì? Sự tác động của tư bản cho vay đối với nền kinh tế TBCN ?
20 Địa tô TBCN là gì ? Bản chất và các hình thức của địa tô TBCN ?
21 CNTB độc quyền là gì ? Nguyên nhân hình thành của CNTB độc quyền? Các hình thức phát triển của tổ chức độc quyền và tác động của chúng đối với nền kinh tế TBCN?
22 Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong CNTB độc quyền Biểu hiện của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong CNTB độc quyền?
23 Xuất khẩu tư bản là gì ? Tính tất yếu của XKTB ? Phân biệt XKHH vơi XKTB ? Tác động của XKTB đến các nước XK và NK tư bản ? Tác động của XKTB đối với Việt Nam ?
24 Tư bản tài chính là gì ? Nguyên nhân hình thành và tác động của TB tài chính đối với sự phát triển của CNTB ?
25 CNTB độc quyền Nhà nước là gì? Nguyên nhân ra đời, bản chất và những biểu hiện cơ bản của CNTBĐQNN
PHẦN III: CNXHKH.
26 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Liên hệ với Việt Nam ?
27 Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Liên hệ với Việt Nam ?
28 Cách mạng XHCN là gì? Mục tiêu, động lực và nội dung của CMXHCN ? Liên
hệ với Việt Nam ?
29 Liên minh Công – Nông trong cách mạng XHCN (cơ sở khách quan, nội dung, nguyên tắc cơ bản) ? Liên hệ với Việt Nam ?
30 Tính tất yếu khách quan và những đặc điểm và nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa của thời kỳ quá độ lên CNXH? Liên hệ với Việt Nam?
31 Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN Liên hệ với Việt Nam?
32 Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc ? Liên hệ với Việt Nam?
33 Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo ? Liên hệ với Việt Nam?
34 Vai trò của cách mạng Tháng Mười Nga đối với việc xuất hiện mô hình đầu tiên của CNXH hiện thực trên thế giới ? Tác động đối với cách mạng Việt Nam ?
Trang 635 Những thành tựu cơ bản của CNXH hiện thực ? Tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam và thế giới?
Tất cả các ND trên khi thi đều phải xác định đúng đề và trả lời có đầu, có cuối, tức là trình bày đủ 3 nội dung sau đây:
I Các khái niệm liên quan
II P/tích các nội dung của vấn đề, lấy các ví dụ để C/minh
III Ý nghĩa thực tiễn và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở Việt Nam?
BÀI TẬP KTCT:
PHẠM VI
Chương IV:
- Tính kết cấu của lượng giá trị HH
- Tính số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông
Chương V:
- Tính lượng giá trị mới trong kết cấu của lượng giá trị HH
- Tính kết cấu ngày lao động
- Tính kết cấu của TBBB – TBKB; TBCĐ – TBLĐ
- Tính m, m’, M
- Tính lượng GTTT (m) tư bản hóa trong tái SX giản đơn và tái SX mở rộng
TBCN; Tính tỷ suất tích lũy và cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tính kết cấu của thời gian chu chuyển TB, tốc độ chu chuyển TB, tính hao mòn hữu hình và vô hình
- Tính chi phí SXTBCN (K), tính tỷ suất lợi nhuận (p’), tính tỷ suất lợi nhuận bình quân, tính giá cả SX, Tính tỷ suất lợi tức cho vay (Z’), Tính tỷ suất lợi tức cho vay bình quân; Tính giá mua và giá bán của TB thương nghiệp
- Tính địa tô TBCN tuyệt đối
Hệ thống bài tập:
Bài 1: Bốn nhóm người sản xuất cùng làm ra một loại hàng hoá:
Nhóm 1 hao phí cho một đơn vị hàng hoá là 3 giờ và sản xuất được 100 đơn vị hàng hoá
Nhóm 2 ………là 5 giờ…………600 đơn vị …
Nhóm 3……… là 6 giờ…………200 đv……
Nhóm 4……… là 7 giờ…………100 đv……
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá ? Bài 2: Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là 80 $ Hỏi giá trị của tổng sản phẩm trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu:
a) Năng suất lao động tăng lên 2 lần ?
b) Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần ?
Bài 3: Để tái sản xuất sức lao động cần có những vật phẩm tiêu dùng sau đây:
a Sản phẩm ăn uống 7 $/ngày
b Đồ dùng gia đình 75 $/ năm
c Quần áo dầy dép 270 $/năm
Trang 7d Những đồ dùng lâu bền 5.700 $/ 10 năm
e Đáp ứng nhu cầu văn hoá 15 $/tháng
Hãy xác định giá trị sức lao động trong một ngày ?
Bài 4: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị máy móc là 100.000 phờ răng, chi phí nguyên vật liệu là 300.000 phờ răng
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến, nếu biết rằng giá trị sản phẩm là
1.000.000 phờ răng và m’= 200% ?
Bài 5: Một xí nghiệp có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000$, giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250 $, m’=300%
Hãy xác định giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó ?
Bài 6: Tổng tư bản đầu tư là 900.000 $, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là
780.000 $ , số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người
Hãy xác định giá trị mới do 1 công nhân tạo ra Biết rằng tỷ suất giá trị thặng
dư (m’) là 200% ?
Bài 7: Trong những năm 1901- 1905 ở ở một nước TB, giá trị mới tạo thêm tăng
từ 262, 2 tỷ lên 314 tỷ, còn tiền lương của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị mới sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp đã tăng từ 63,2 tỷ đến 72 tỷ
Hãy xác định mức độ bóc lột công nhân trong những năm đó thay đổi như thế nào ?
Bài 8: Trong một nhà máy, cứ 1 giờ 1 công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 $,
m’= 300%, giá trị sức lao động mỗi ngày của một công nhân là 10 $
Hãy xác định độ dài chung của ngày lao động ?
Bài 9: Năm 1980 tiền lương trung bình của một công nhân chế biến ở một nước
TB là 1.238 $, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 $ Đến năm
2005 những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.589 và 5.138 $
Hãy xác định trong những năm đó thời gian công nhân làm việc cho mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày lao động làm việc 8 giờ ?
Bài 10: Tổng tư bản công nghiệp là 240 tỷ $ , thời gian sản xuất trung bình là 2,5 tháng, còn thời gian chu chuyển là 4 tháng
Hãy xác định tổng tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông ?
Bài 11: Ngày làm việc 8 giờ, “giá cả lao động” 1 giờ là 1,6 $ Sau đó nạn thất nghiệp tăng lên nhà tư bản giảm “giá cả lao động” xuống 1/8 Vậy công nhân buộc phải kéo dài ngày lao động của mình ra bao nhiêu để có thể nhận được tiền lương như cũ ?
Bài 12: Trước kia sức lao động bán theo đúng giá trị, sau đó tiền lương danh nghĩa tăng lên 2 lần, giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 60%, còn giá trị sức lao động tăng lên 35%
Hỏi tiền lương thực tế thay đổi như thế nào?
Bài 12B: Trước kia sức lao động bán theo đúng giá trị, sau đó tiền lương danh
nghĩa tăng 250%, giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 80%, còn giá trị sức lao động tăng lên 50%
Hỏi tiền lương thực tế thay đổi như thế nào?
Trang 8Bài 13: Ngày làm việc 8 giờ thì m’= 300%, sau đó nhà tư bản kéo dài ngày làm việc đến 10 giờ
Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào, nếu giá trị sức lao động không đổi
Trong trường hợp này nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư bằng phương pháp nào? Bài 14: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ Sau đó do tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ, cho nên hàng hoá, dịch vụ ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần (Giả định GT của các yếu tố còn lại của SLĐ là không đáng kể)
Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào nếu ngày lao động không đổi ?
Trường hợp này nhà TB đã dùng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư nào ? Bài 15 Giả định nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành sản xuất, trong đó tư bản ứng trước của
Ngành 1 là: 800c + 200v
Ngành 2 là: 900c + 100v
Ngành 3 là: 670c + 330v
m’ chung của các ngành như nhau là 100%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân ?
Bài 15B: Giả sử nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành sản xuất, trong đó tư bản ứng trước của:
- Ngành 1 là 100 tỷ $, cấu tạo HC là 6/4, m’ = 140%
- Ngành 2 là 200 tỷ $, cấu tạo HC là 7/3, m’ = 130%
- Ngành 3 là 300 tỷ $, cấu tạo HC là 9/1, m’ = 150%
Hỏi các nhà TB ở ngành 1 phải bán HH với giá cả là bao nhiêu để thu được LNBQ
Bài 16: Mức độ bóc lột (m’) là 200%, c/v = 7/1, m = 8.000 $, với điều kiện tư bản bất biến được chuyển hoàn toàn vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất
Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị của hàng hoá ? Bài 17: Có 200.000 $ cho vay trong 3 tháng mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu là 4.000 $ , sau đó thu hồi tiền về nhà tư bản lại dùng chúng cho vay trong thời gian 8 tháng với tỷ suất lợi tức là 3% một năm, tháng cuối cùng nhà tư bản cho vay còn thu được 2.000 $ lợi tức
Hãy xác định tỷ suất lợi tức tiền vay bình quân cả năm ?
Bài 17B: Có 200.000 $ cho vay trong 4 tháng đầu năm, mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu là 4.000 $, sau đó thu hồi tiền về, nhà tư bản lại dùng toàn bộ
số tiền này để cho vay trong thời gian còn lại của năm, với tỷ suất lợi tức là 9% một năm
Hãy xác định tỷ suất lợi tức bình quân cả năm
Bài 18: Tư bản ứng trước 500.000 $, trong đó đầu tư vào nhà xưởng 100.000 $, máy móc thiết bị là 200.000 $, đầu tư vào nguyên, nhiên liệu, phụ liệu gấp 3 lần sức lao động
Hãy xác định Tư bản cố định (TBCĐT), Tư bản lưu động (TBLĐ)
Tư bản bất biến (TBBB), Tư bản khả biến (TBKB) ?
Bài 19: Tổng tư bản hoạt động trong sản xuất là 500 tỷ, trong đó 200 tỷ là vốn đi vay Hãy xác định lợi nhuận mà các nhà tư bản công nghiệp thu được và lợi tức của các nhà tư bản cho vay, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân là 12% và tỷ suất lợi tức là 3% ?
Trang 9Bài 19 B: Trong một tình huống kinh doanh, tổng tư bản hoạt động trong công
nghiệp là 600 triệu $, trong đó vốn tự có chiếm 60% Giả định tỷ suất lợi nhuận bình quân là 13% và tỷ suất lợi tức là 8%
Hãy xác định lợi nhuận mà các nhà tư bản công nghiệp thu được và lợi tức của các nhà tư bản cho vay trong trường hợp này ?
Bài 20: Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 800 tỷ $, trong nông nghiệp là 100 tỷ$, c/v trong công nghiệp là 9/1, trong nông nghiệp là 4/1, trình độ bóc lột trong nông nghiệp là 120%, trong công nghiệp là 100%
Hãy xác định địa tô tuyệt đối ?
Bài 20B: Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 80 triệu $, trong nông nghiệp là 10 triệu$ , c/v trong công nghiệp là 9/1, trong nông nghiệp là 4/1, trình độ bóc lột trong công nghiệp là 150%, trong nông nghiệp là 120%
Bài 21: Tổng tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800.000 $ với tỷ suất lợi nhuận bình quân là 15% , lợi nhuận công nghiệp là 108.000 $ Các nhà tư bản thương nghiệp cần phải mua, bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và các nhà
tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân ?
Bài 23: Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho một đơn vị hàng hoá trong một ngành là 90 $ Chi phí tư bản khả biến là 10 $ , m’= 200%, một nhà tư bản sản xuất trong 1 năm được 1.000 đơn vị hàng hoá Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất lao động sống của xí nghiệp đó tăng lên 2 lần, số lượng hàng hoá sản xuất cũng tăng lên tương ứng
Hỏi nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch? Bài 24: Tư bản ứng trước là 100.000 $, c/v = 4/1, m’=100%, 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá (tích lũy)
Hãy xác định giá trị thặng dư được tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu trình
độ bóc lột tăng lên 300% ?
Bài 25: Trong năm 2007, do địa vị độc quyền, một tập đoàn độc quyền đó bỏn HH
với giá cao hơn giá cả thị trường là 7%, ngoài ra, do mua nguyên liệu với giá thấp,
họ cũng thu thêm được một lượng lợi nhuận là 3,224 tỷ$
Hãy tính số lợi nhuận mà tập đoàn này thu thêm được trong năm, do trao đổi không ngang giá, biết rằng thời gian này lượng HH của tập đoàn bán ra trị giá 32,3 tỷ$
Bài 26: Tổng giá cả HH trong lưu thông là 298 tỷ, trong đó tổng giá cả HH bán
chịu là 40 tỷ, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 75 tỷ, tổng số tiền khầu trừ trong thanh toán là 45 tỷ, số vòng chu chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ trong năm là 1,5 vòng/ tháng Tổng số tiền trong lưu thông là 24.000 tỷ
Trong trường hợp này có thể xóa bỏ được hoàn toàn lạm phát không, nếu Nhà nước đổi tiền giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1 : 1.000 ? Vì sao ?
Bài 26 B: Giả định trong 1 năm, tổng giá cả HH trong lưu thông là 298 tỷ $, trong
đó tổng giá cả HH bán chịu là 40 tỷ $, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 75 tỷ
$, tổng số tiền khầu trừ trong thanh toán là 45 tỷ $, số vòng chu chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ trong năm là 0,5 vòng/ tháng Tổng số tiền Nhà nước đưa vào lưu thông trong năm đó là 96 tỷ $
Giả sử các yếu tố tác động khác không thay đổi thì trong trường hợp này nền
Trang 1050% lượng tiền đã đưa vào lưu thông thì diễn biến trong lưu thông tiền tệ của nền kinh tế đó có sự thay đổi như thế nào ? Hãy giải thích ?
Bài 27: Trong một trường hợp đầu tư, TB ứng trước là 60 triệu$, với cấu tạo hữu
cơ là 4/1, số công nhân làm thuê là 1.000 người Sau đó TB ứng trước tăng lên thành 90 triệu$, cấu tạo HC là 9/1
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi nhân công không thay đổi ?
Bài 28: Lúc đầu TB đầu tư là 30 triệu$, cấu tạo hữu cơ là 4/1, m’=100% Sau đó
TB đầu tư tăng gấp 3 lần với CTHC là 9/1, m’=150%
a, Tính sự thay đổi tỉ suất lợi nhuận
b, Giải thích vì sao có sự thay đổi đó
Bài 29: Trong một trường hợp KD: Nhà TB mua một dây chuyền SX mới trị giá
6.000.000 Bảng, dự kiến hao mòn hữu hình trong 30 năm Nhưng sau 5 năm hoạt động giá trị của các dây chuyền cùng loại được bán trên thị trường đã giảm 25% Hãy tính tổn thất do hao mòn vô hình gây ra cho nhà TB trong trường hợp này ?
Bài 30: Trong một trường hợp kinh doanh, tư bản đầu tư là 18.000.000 EUR, với
cấu tạo hữu cơ là 5/1 , m’ = 150%
Hỏi sau bao nhiêu năm trong Đ/kiện tái SX giản đơn, tư bản đó sẽ biến thành giá trị thặng dư tư bản hóa hoàn toàn ?
(Những bài 22, 22B và 25 hiện nay không còn trong HT đề thi nữa)