1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Dự án sản xuất gỗ ván ép

19 5,1K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

Công nghệ sản xuất gỗ ván ép nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu bóc và ép ván là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành các sản phẩm gỗ bóc và ván gỗ ép, tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm...

Trang 1

DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GỖ VÁN ÉP

I GIỚI THIỆU CHUNG:

1 Tên dự án: Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gỗ ván ép.

2 Chủ đầu tư: HTX dịch vụ vận tải Chuyên Đức.

- Địa chỉ trụ sở chính: xã Trung Hội, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

- Điện thoại: 0280 3578 222

- Người đại diện: Ông Nguyễn Hồng Chuyên; Chức vụ: Chủ nhiệm

- Email: htxchuyenduc@gmail.com

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1707C 00016 ngày 24/03/2004, cấp lại lần 3 ngày 20/3/2014 do phòng KH&ĐT huyện Định Hóa cấp

- Mã số thuế: 4600 353 942

- Tài khoản số: 8502256000020, mở tại Ngân hàng Agribank huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3 Địa điểm thực hiện dự án: xóm Đoàn Kết, xã Trung Hội, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

II CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:

1 Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng 2003; Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Luật Hợp tác xã năm

2012 và các văn bản thi hành;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính Phủ

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình;

- Quyết định số 957/2009/QĐ - BXD ngày 29/9/2009 về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu

tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Trang 2

- Quyết định số 341/QĐ-UB ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên

về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến 2020;

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại huyện Định Hoá

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX dịch vụ vận tải Chuyên Đức

2 Sự cần thiết đầu tư:

Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc và phía Đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía Tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía Nam Đây cũng là nơi được coi là Thủ đô kháng chiến; căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính phủ Huyện Định Hóa có

24 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 23 xã; Định Hóa là một trong 2 huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái

Nguyên (trong danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ).

Trong những năm gần đây, hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước; kinh tế - xã hội huyện Định Hóa cũng có những bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước nhưng chưa mạnh và chưa thực sự bền vững, vẫn ở mức độ khiêm tốn so với các tỉnh lân cận; đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao Tốc

độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa rõ nét Huyện đã đề ra các chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp trong đó chú trọng đến phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ

Hiện nay một số xã trên địa bàn huyện Định Hoá đang phát triển mạnh nghề chế biến Lâm sản, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều chưa có điều kiện để ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt là khâu bóc và ép ván Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và của cơ sở sản xuất kinh doanh,

để từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu sản xuất nhằm làm tăng dần tỷ trọng khoa học công nghệ trong giá thành sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cơ sở đứng vững, tồn tại, phát triển và khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng và thực hiện Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gỗ ván ép là một việc làm hết sức cần thiết

III MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

*) Mua sắm máy móc thiết bị sản xuất gỗ ván ép nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu bóc và ép ván là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành các sản phẩm gỗ bóc và ván gỗ ép, tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm

Trang 3

*) Ưu điểm nổi bật của dây chuyền này là:

+ Dây chuyền sản xuất có một số máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Trung Quốc và một phần chế tạo trong nước, dễ sử dụng, ứng dụng rộng rãi đối với tất

cả các loại gỗ Gỗ bóc ra có khổ bóc đến 2,6 m cùng với hệ thống máy ép ván 12 khe tiên tiến hiện trên địa bàn huyện chưa có đơn vị nào áp dụng;

+ Tiêu thụ năng lượng thấp, bảo vệ môi trường, không sản sinh ra những chất thải độc hại;

+ Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài;

+ Chất lượng sản phẩm đồng đều khi với cùng một mẫu; tỷ lệ sai hỏng ít; + Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

IV QUI MÔ DỰ ÁN:

1 Tổng vốn đầu tư: 5.138.100.000 đồng;

Trong đó:

1.1 Vốn cố định: 4.138.100.000 đồng

- Chi phí xây dựng cơ bản: 2.172.100.00 đồng;

- Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị: 1.916.000.000 đồng;

- Chi phí công nghệ và sản xuất thử: 50.000.000 đồng;

1.2 Vốn lưu động: 1.000.000.000 đồng

2 Nguồn vốn:

- Vốn tự có: 3.238.100.000 đồng

- Vốn vay: 1.900.000.000 đồng

- Số lao động có việc làm ổn định sau dự án: 40 lao động

3 Tiến độ thực hiện dự án:

Dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chế biến lâm sản của HTX dịch

vụ vận tải Chuyên Đức sẽ được triển khai thực hiện trong 02 năm:

1.2 Mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị Quý I/2015

1.3 Chuyển giao, hướng dẫn vận hành Quý I/2015

Trang 4

V DỰ TOÁN ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

5.1 Dự toán đầu tư các hạng mục công trình

TT Diễn giải nội dung ĐVT Số lượng (1.000đ)Đơn giá

Thành tiền

(1.000đ)

1.1 San lấp mặt bằng m2 4.000 75 300.000 1.2 Nhà, xưởng sản xuất m2 1.000 1.272 1.272.000 1.3 Nhà điều hành sản xuất m2 100 3.000 300.000 1.4 Kho chứa nguyên liệu m2 150 667 100.050 1.5 Kho thành phẩm m2 150 667 100.050 1.6 Xây dựng khác m2 250 400 100.000

2.1 Máy bóc gỗ 1,3 m Chiếc 1 130.000 130.000 2.2 Máy bóc gỗ 2,6 m Chiếc 1 170.000 170.000 2.3 Máy tu 1,3m Chiếc 1 120.000 120.000 2.4 Máy tu 2,6 m Chiếc 1 140.000 140.000 2.5 Xe nâng Chiếc 1 226.000 226.000 2.6 Máy cắt ván độn Chiếc 1 30.000 30.000 2.7 Máy cắt khúc Chiếc 1 15.000 15.000 2.8 Máy ép gỗ 12 khe Chiếc 1 840.000 840.000 2.9 Máy cưa cắt cạnh ván ép Chiếc 1 85.000 85.000 2.10 Máy tráng keo Chiếc 1 20.000 20.000 2.11 Máy trộn keo Chiếc 1 10.000 10.000 2.12 Nồi hơi 1 tấn Chiếc 1 130.000 130.000

Trang 5

5.2- Giải pháp kiến trúc

Là công trình công nghiệp nên các hạng mục xây dựng của nhà máy đều có kiến trúc công nghiệp, đường nét kiến trúc giản đơn, mục đích tạo môi trường tốt nhất cho sản xuất Đặc biệt nhà phơi phải đảm bảo thông thoáng, dón nắng, gió Các công trình khác đảm bảo khoản cách về phòng cháy, chữa cháy, thông gió và chiếu sáng, không bị quẩn bụi, khói

Đường nội bộ sẽ được thiết kế chạy quanh nhà máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất và xuất nhập vật tư nguyên nhiên liệu

5.3 - Giải pháp xử lý nền móng và kết cấu công trình:

5.3.1 - Xử lý nền móng:

Địa chất công trình của khu vực xây dựng nhà máy là nền đất đồi, ruộng HTX có phương án san lớp đất mặt cho bằng phẳng Lớp bóc sâu sẽ được đắp, đầm chặt đến cao độ xây dựng công trình Móng các nhà bao che là móng đơn, bê tông mác 200, cốt sắt

5.3.2- Quy mô, kết cấu các hạng mục sản xuất chính và phụ trợ:

1 Kho chứa nguyên

liệu

Móng cột BTCT, cột, kèo, xà gồ kết cấu thép, mái lợp tôn (12 x42) 150 m2

2 Kho thành phẩm

Móng cột BTCT, cột, kèo, xà gồ kết cấu thép, mái lợp tôn, tường bao che xây gạch (12 x 24)

150 m 2

3 Nhà, xưởng sản

xuất

Móng cột BTCT, cột, kèo, xà gồ kết cấu thép, mái lợp tôn màu, tường bao che xây gạch (12 x42)

1.000 m 2

4 Nhà điều hành Móng BTCT, tường xây gạch, mái tôn,

2

5 Các công trình phụ

Trang 6

VI QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN.

1 Sơ đồ quy trình công nghệ:

Trang 7

2 Thuyết minh quy trình

Công nghiệp sản xuất ván dán đang ngày một phát triển vì sự thiếu hụt ngày một tăng của nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên Việc tạo ra ván mỏng

là một phương thức kinh tế nhất trong việc sản xuất gỗ chất lượng cao và thể hiện được hình ảnh gỗ trong sản phẩm Công nghệ mới đã có thể cho phép công nghiệp gỗ sử dụng gỗ rừng trồng, nguồn nguyên liệu gỗ mà trước kia bị xem là

gỗ có đường kính quá nhỏ để sản xuất ván ép

Công nghệ sản xuất ván dán nhiều lớp về cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất ván dán thông thường Ván dán được tạo nên từ các lớp gỗ (ván mỏng) liên kết với nhau bởi chất dán dính (keo) Đây là loại vật liệu được đặc trưng bằng khả năng của nó được thiết kế và cấu tạo cho các ứng dụng trong xây dựng hay trang trí, định hình thẳng hay cong Ván dán được tạo ra từ gỗ lá rộng thông thường được sử dụng cho mục đích trang trí Ván dán được tạo ra từ gỗ lá kim (họ tùng bách) thường đựợc sử dụng cho xây dựng và kết cấu

Qui trình công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp bao gồm 5 công đoạn chính sau:

1 Gỗ tròn được bóc vỏ và cắt theo chiều dài cần thiết

2 Gỗ tròn được bóc để tạo ván mỏng

3 Ván mỏng được sấy khô và phân loại

4 Ván mỏng được tráng keo và được xếp đặt để đạt yêu cầu chiều dày ván

và được ép nhiệt

5 Ván ép nhiều lớp được cắt theo kích thước yêu cầu của khách hàng

2.1 Sản xuất ván mỏng

2.1.1 Chuẩn bị phôi gỗ

Ván mỏng và các sản phẩm sử dụng ván mỏng được tạo ra từ cả gỗ lá rộng

và gỗ lá kim Chất lượng nguyên liệu gỗ để sản xuất ván mỏng đựợc đánh giá dựa trên các yêu cầu nhất định về kích thước gỗ, cấp chất lượng, các phương thức vận chuyển, bảo quản và cách ly gỗ

Trang 8

Để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn ngày nay, bề mặt ván mỏng cần xuất hiện ít lỗi, màu sắc đồng đều và cấu trúc đồng đều Việc đánh giá kỹ lưỡng

và chính xác chất lượng gỗ khúc là cơ sở rất quan trọng để đạt được ván mỏng chất lượng tốt trong các công đoạn chế biến sau Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ cho phép xác định những loại gỗ nào phù hợp để sản xuất ván mỏng Các đặc tính gỗ chính được xem xét đến như sau:

Thông số hình học

Đường kính gỗ nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ lợi dụng gỗ và năng suất lao động Đường kính nhỏ nhất của gỗ dùng để sản xuất ván dán có tu thường là 18cm Đối với ván không tu đường kính gỗ được phép nhỏ hơn

+ Độ thót ngọn càng nhỏ càng tốt

+ Độ cong càng nhỏ càng tốt

+ Độ tròn càng lớn và đồng đều càng tốt

Các đặc tính bóc và lạng (khối lượng thể tích, sự chéo thớ, mắt gỗ)

+ Chiều thớ gỗ: Gỗ càng thẳng thớ càng tốt khi đó sẽ tạo được bề mặt ván

có hình dáng đẹp

+ Mắt gỗ không những ảnh hưởng đến chất lượng ván mỏng, tỷ suất ván mỏng, chất lượng ván dán mà còn ảnh hưởng đến dao bóc Nếu mắt có đường kính lớn, tập trurng thì tỷ suất ván mỏng rất thấp Mắt chết sau khi sấy khô cũng

có thể trở thành mắt rõ Dù là mắt chết hay mắt rõ thì sau này khi xử lý ván mỏng cũng rất khó khăn Đây không chỉ là công việc gây tốn kém mà còn làm cho cường độ ván mỏng giảm và cường độ ván dán cũng giảm theo

Các đặc tính sử dụng hay hiển thị (màu sắc, hình ảnh, cấu trúc, vòng năm, mùi gỗ)

+ Gỗ có giác lõi không hoặc ít phân biệt

+ Gỗ sớm gỗ muộn không hoặc ít phân biệt

+ Tia gỗ có kích thước nhỏ, số lượng ít

+ Mạch phân tán, kích thước bé

Các đặc tính dán dính keo và hoàn thiện (khối lượng thể tích, thớ gỗ, khả năng dính keo, nhuộm màu)

+ Gỗ nguyên liệu được yêu cầu phải có hàm luwngj chất dầu nhựa thấp để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng dán dính của ván dán

Các đặc tính cấu trúc (cường độ, chịu mục nát, độ cứng gỗ)

+ Độ bền cơ học: Các kết quả thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, gỗ tròn nguyên liệu dùng để sản xuất ván dán nên có khối lượng thể tích từ 0,55 ÷ 0,75 g/cm3 Với khối lượng thể tích như vậy, cường độ ván mỏng và ván dán cao, tỷ suất nén nhỏ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm ván dán Nếu gỗ tròn nguyên liệu có khối lượng thể tích nhỏ ( < 0,49 g/cm3) thì giới hạn

Trang 9

bền kéo dọc thớ, kéo ngang thớ của ván mỏng thấp, không đảm bảo được yêu cầu của nhiều loại sản phẩm (nói trung ván dán chất lượng cao đòi hỏi cường độ cao)

+ Cần hạn chế khuyết tật gỗ nhiều nhất có thể, không được mục, không có vật liệu lạ (kim loại)

+ Gỗ dùng cho bóc lạng cần được đảm bảo yêu cầu về độ ẩm (nên dùng gỗ còn tươi, một tháng sau khi chặt hạ)

2.1.2 Hóa mềm gỗ

Trong công nghệ bóc và lạng gỗ, các khúc phôi gỗ thường được làm nóng trong bể nước hoặc được hấp nóng để làm mềm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bóc, lạng gỗ và cải thiện chất lượng ván mỏng sản xuất ra Qui trình nấu và gia nhiệt rất đa dạng, phụ thuộc vào khối lượng thể tích gỗ, kích thước phôi gỗ và

kế hoạch cấp nhiệt của nhà máy Nhiệt độ thường được sử dụng là 50 – 90oC, thời gian gia nhiệt 25 – 36giờ Tuy nhiên, một số loài gỗ có khối lượng thể tích cao cần được gia nhiệt nhiều ngày

Tuy nhiên trong thực tế sản xuất ván bóc hiện nay nhiều nơi đã bỏ qua khâu làm mềm vì lợi dụng bóc ván khi gỗ con tươi, có độ ẩm cao và tương đối dễ bóc ván Việc bóc ván gỗ tươi sẽ tiết kiệm được năng lượng và thời gian tạo ván mỏng Tuy nhiên nếu không có thiết kế công đoạn hóa mềm gỗ trong qui trình sản xuất ván dán có thể dẫn đến một số bất lợi sau:

- Không chủ động được nguồn gỗ tươi có độ ẩm lớn cần thiết để bóc ván

- Gỗ có độ ẩm thấp dễ bi dòn, khi đươc bóc sẽ làm tăng tần số vết nứt, làm giảm cường độ ván mỏng cũng như làm tăng tỷ lệ ván mỏng vỡ vụn

- Các ứng suất cục bộ tự nhiên trong thân gỗ chưa được triệt tiêu bởi quá trình nhiệt mềm hóa gỗ, sẽ gây rách ván mỏng khi bóc và lạng ván

2.1.3 Công nghệ sản xuất ván mỏng

Bóc ván: Công nghệ bóc ván truyền thống thường sử dụng gỗ bóc có đường kính lớn Tuy nhiên do sự phát triển về thiết bị và công nghệ sản xuất, gỗ đường kính nhỏ rừng trồng đã được sử dụng một cách kinh tế

Các máy bóc không có tu hay máy bóc vô tâm cho phép bóc gỗ đến đường kính nhỏ hơn ván bóc truyền thống sử dụng tu (trấu kẹp) Tuy nhiên việc sử dụng máy bóc không tu cũng có có nhựơc điểm là sai số về chiều dày ván mỏng có thể cao do vị trí đường tâm khúc gỗ tròn và mũi dao bóc có độ ổn định không cao do:

+ Chuyển động của phôi gỗ phụ thuộc vào bề mặt phôi gỗ tròn, độ tròn, độ thót ngọn, mức độ u bướu và khuyết tật gỗ bề mặt

+ Việc điều hòa chuyển động của các ru lô dẫn hướng khó khăn

+ Độ ổn định chuyển động của phôi gỗ phụ thuộc vào khối lượng phôi gỗ Lạng và Lạng nửa vòng ván: Trong công nghệ này, những yêu cầu về nguyên liệu gỗ được chú trọng hơn trên phương diện giá trị của sản phẩm cuối

Trang 10

cùng Các phần gỗ đặc biệt như góc, gốc, thớ vặn đem lại hình ảnh vân gỗ và màu sắc gỗ phù hợp cho mục đích trang trí

2.1.4 Sấy ván mỏng

Ván mỏng được tạo ra sau khi bóc, lạng thông thường có độ ẩm cao và không phù hợp để tráng keo Vì vậy ván mỏng cần được sấy khô đên độ ẩm nhỏ hơn 12% Đây là mức độ ẩm tương thích với việc tráng keo và phù hợp với độ

ẩm của ván dán được sử dụng

Hiện nay có nhiều phương pháp sấy ván mỏng Kiểu sấy thông dụng nhất

là buồng sấy dài được trang bị với các ru lô trên băng tải có tác dụng đẩy ván mỏng đi dọc theo buồng sấy Hệ thống gia nhiệt và quạt được bố trí dọc theo buồng sấy để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm

Phần lớn các lò sấy ván mỏng nhiệt độ cao (trên 100°C) sử dụng nguồn nhiệt từ hệ thống gia nhiệt hơi nước Nhiệt được truyền tới không khí bởi hệ thống trao đổi nhiệt Các hệ thống lò sấy sử dụng dầu và khí đốt đang ngày một thông dụng trong công nghiệp

Dưới đây là một mô hình buồng sấy băng tải:

Do nhiều ván mỏng có xu hướng bị nhăn sau khi sấy vì sự khác nhau mật

độ trên mặt ván, các tấm ván mỏng đó cần được làm phẳng bằng cách là ép thêm Ngày nay máy sấy ép đã được phát triển với khả năng vừa ép, vừa sấy khô ván mỏng

2.1.5 Cắt xén

Sau khi sấy, ván mỏng được cắt xén theo kích thước yêu cầu để bán hay ép ván

Qua việc cắt xén, các phần lỗi trên ván mỏng cũng được loại bỏ

Các lá ván mỏng được cắt theo từng loại kích thước và được tập hợp theo tưng bó 24 – 32 tấm

2.1.6 Tuyển chọn và phân loại

Trong các quá trình sản xuất, ván mỏng có thể được phân loại theo các yêu cầu chất lượng cho từng mục đích sử dụng như sau:

- Chất lượng kiến trúc nội thất

- Chất lượng phòng ngủ

- Chất lượng phòng khách

- Chất lượng ván tấm

- Chất lượng cửa

- Chất lượng vân gỗ

Các hệ thống chất lượng đó khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chuẩn được tạo ra riêng bởi từng nhà sản xuất về chiều dài, kích thước và chất lượng Các phân loại phụ cũng có thể khác nhau trong mỗi cấp chất lượng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 10/05/2016, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w