1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công Tác Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Than Na Dương - VVMI

47 543 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 487 KB

Nội dung

Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương là phòng tham mưu giúp Giámđốc Công ty thống nhất quản lý chỉ đạo công tác Tổ chức cán bộ - Đào tạo, côngtác thi đua khen thưởng - kỷ luật, lao động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY THAN NA DƯƠNG - VVMI

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: CÔNG TY THAN NA DƯƠNG - VVMI

Người hướng dẫn : Nguyễn Chí Công Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thảo

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hà Nội - 2015 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

LỜI CẢM ƠN 1

Phần mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Kết cấu đề tài 3

Phần nội dung 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN NA DƯƠNG-VVMI 4

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty than Na Dương- VVMI 4

1.1 giới thiệu chung 4

1.2 sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty than Na Dương –VVMI 6

2 khái quát hoạt động công tác quản trị nhân lực của công ty than Na Dương –VVMI 20

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THAN NA DƯƠNG – VVMI 21

2.1 Lí Luận Chung 21

2.1.1 Khái niệm, tầm quan trọng 21

2.1.2.Tuyển mộ nhân lực 21

2.1.3.Tuyển chọn nhân lực 21

2.1.4 Quá trình tuyển chọn 26

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THAN NA DƯƠNG – VVMI .30

2.2.1 Công tác tuyển dụng nhân lực của công ty than Na Dương – VVMI 31

2.2.1.1.Đối tượng và điều kiện tuyển dụng 31

Trang 3

2.2.1.2 tổ chức xét tuyển 32

2.2.1.3 tổ chức thực hiện 33

2.3.Đánh giá chung về công tác tuyển dụng nhân lực của công ty 36

2.3.1 Đánh giá 36

2.3.1.1.đối với chất lượng nguồn nhân lực 36

2.3.1.2 đối với thực hiện công việc 37

2.3.2 nguyên nhân 38

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THAN NA DƯƠNG – VVMI .38

Các kiến nghị hoàn thiện quy trình và cơ sở tuyển dụng 39

Các phương pháp về nguồn và phương pháp tuyển mộ 39

Các kiến nghị hoàn thiện công cụ và phương tiện sử dụng trong tuyển chọn 39

Kiến nghị hoàn thiện quá trình tuyển chọn 40

Kiến nghị về tổ chức nói chung và phòng tổ chức – lao động tiền lương nói riên 40

Các biện pháp khác 40

KẾT LUẬN 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian kiến tập tại Công ty than Na Dương – VVMI , tôi xin chânthành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty Đặc biệt là phòng Tổ chức -lao động tiền lương , phó phòng tổ chức - lao động tiền lương người trực tiếphướng dẫn tôi hoàn thành khoá kiến tập Cùng toàn thể các đồng chí trongphòng Tổ chức lao động - tiền lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhtìm hiểu và thu thập tài liệu

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảngviên trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã trang bị cho tôi những kiếnthức, kinh nghiệm cơ bản cần có để hoàn thành khoá kiến tập này Tuy nhiên, dođây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và kiến thức chuyên ngành cònhạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trìnhbày về công ty.Rất mong nhận được sự bỏ qua của công ty, sự quan tâm, đónggóp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi thêm hoàn thiệnhơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Phần mở đầu.

1 Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức, doanhnghiệp nào và nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của mỗi tổ chức, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Xu thếtoàn cầu hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì con người được coi là vốn quýnhất, là yếu tố cấu thành chi phí “đầu vào”, đem lại hiệu quả sản xuất kinhdoanh và lợi nhuận tối đa cho tổ chức, doanh nghiệp Nguồn nhân lực vữngmạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực là lợi thế cạnh tranhhàng đầu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng vàkhai thác nguồn nhân lực này một cách hiệu quả nhất Vì vậy, để nâng cao hiệuquả trong quá trình sản xuất kinh doanh, để nâng cao chất lượng trong công tácquản trị nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực “đầu vào” đế có nguồn nhân lực

có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm…phải được đặt lên hàngđầu

Công ty than na dương –VVMI được xây dựng và phát triên lâu đời.công ty rất chú trọng đến công tác tuyển dụng nhân lực nhằm thu hút, phát triển

và duy trì nguồn nhân lực Lựa chọn được những người có trình độ cao, đáp ứngyêu cầu công việc và tăng sức cạnh tranh của công ty

Qua thời gian kiến tập tại công ty, nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi thấycông tác tuyển dụng nhân lực của công ty còn một số tồn tại Xuất phát từ lý dotrên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “công tác tuyển dụng, nguồn nhân lực tạicông ty than Na Dương -VVMI ”

2 Phạm vi nghiên cứu

2.1 Theo không gian:

Nghiên cứu tại Công ty than Na Dương-VVMI

2.2 Theo thời gian:

Nghiên cứu công ty trong giai đoạn 2011-2014 Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại công ty than

Trang 7

Na Dương-VVMI

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp : Phân tích, tổng hợp lýthuyết, hệ thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, lịch sửvấn đề nghiên cứu và các khái niệm công cụ đề tài

3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

Quan sát quá trình hoạt động của công ty, đặc biệt là quan sát quá trìnhtuyển dụng nhân lực của phòng Tổ chức – lao động tiền lương, nhằm thu thậpthông tin

- Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)

Sử dụng phương pháp đàm thoại, phỏng vấn để lấy thông tin trực tiếp vàkiểm tra độ tin cậy của các thông tin đã thu thập được

- Phương pháp phân tích hoạt động

Nghiên cứu hoạt động tuyển dụng của công ty: Các hoạt động của các cán

bộ tuyển dụng và của lao động được tuyển dụng…làm căn cứ để phân tích, đánhgiá công tác tuyển dụng của công ty

Ngoài ra, còn áp dụng một số phương pháp khác như: ghi chép sự kiệnquan trọng, nhật ký công việc…

4 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm có 3 chương

Chương I: Tổng quan về công ty than Nương Dương-VVMI

Chương II: Lý luận chung và thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tạiCông ty than Na Dương-VVMI

Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhânlực tại công ty than Na Dương-VVMI

Trang 8

Phần nội dung CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN NA DƯƠNG-VVMI

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty than Na VVMI

1.1 giới thiệu chung.

Công ty than Na Dương –VVMI, Công ty công nghiêp mỏ Viêt Bắc –Vinacomin thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam

Địa diểm trụ sở chính nằm ở thị trấn Na Dương – Huyện Lộc Bình – TỉnhLạng Sơn

Điện thoại 025 3844 267 fax 025 3844222

Sứ mệnh của công ty: là phát triên công nghiệp than, công nghiệp

khoáng sản và các nghành, nghề khác một cách bền vững, kinh doanh có lãi, bảotoàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại công ty, đảm bảo an toàn lao động vàbảo vệ mội trường sinh thái Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địaphương và phát triển cộng đồng, không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp,đời sống vật chất tinh thần của công nhân viên chất và người lao động , đáp ứngnhu cầu của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng nhiều vào công việc thực hiện mụctiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’

Lịch sử phát triển

Được thành lập ngày 21 /03/ 1959 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất vàcung ứng than cho nhà máy xi măng Hải Phòng Ngày 26/ 05/ 2006 Bộ côngnghiệp đã có quyết định số 1372/QĐ – BCN về việc chuyển đổi xí nghiệp than

Na Dương thành công ty TNHH một thành viên than công nghiệp mỏ Việt Bắc –vinacomin

Than Na Dương là than nâu , ngọn lửa dài, độ tro lớn, hàm lượng lưuhuỳnh cao , nhiệt lượng thấp vì vậy trước năm 1991 chỉ dùng cho xi măng HảiPhòng năm 1983 mỏ có thêm 01 khách hàng lớn là nhà máy xi măng Bỉm Sơn,

từ đây mỏ được mở rộng và phát triển

Tháng 4 năm 1990 xi măng hải phòng ngừng tiêu thụ than Na Dương , mỏchỉ còng 01 khách hàng duy nhất đó là công ty xi măng Bỉm Sơn

Trang 9

Năm 1994 nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển đổi công nghệ nên lượngthan tiêu thụ giảm xuống chỉ còn 30 000 tấn/ năm Trước tình hình đó năm 1998tổng công ty than Việt Nam lập dự án trình chính phủ về việc xây dựng nhà máyNhiệt Điện Na Dương nhằm khai thác nguồn tài nguyên than Na Dương, chuyểnthan thành nhiệt năng nhằm khai thác và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn chonguồn tài nguyên này.

Ngày 31/ 12/ 1998 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định cho phép xâydựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương

Ngày 20/ 03/ 1999 lễ khởi công san gạt mặt bằng nhà máy Nhiệt điệnđược tiếng hành và đến cuối năm 2004 nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định

Thực hiện lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã được chính phủphê duyệt ngày 26 / 07 /2006 Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã kí quyết định số1372/ QĐ – BCN “ phê duyệt phương án chuyển đổi xí nghiệt than Na Dươngthàn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Na Dương ’’

Ngày 10/ 07 / 2006 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than NaDương chính thức ra mắt , đánh dấu một bước phát triển bền vững

Lĩnh vực hoạt động của công ty than Na Dương: công ty than Na Dươnghoạt động trên nhiều lĩnh vực

Đầu tư, xây dựng, khai thác, sang chuyển, chế biến, kinh doanh các sảnphẩm than

Đầu tư xây dựng, sang xuất, kinh doanh, các loại vật liệu xây dựng Sửa chữa thiết bị mỏ và phương tiện vận tải

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống và các dịch vụ khác

Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

Trang 10

1.2 sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty than Na Dương –VVMI.

Trong cơ cấu tổ chức của công ty than Na Dương mỗi một đơn vị phòng ban đều có một chức năng,nhiệm vụ riêng

Chức năng nhiệm vụ văn phòng công ty.

Tham mưu giúp Giám đốc Công ty thống nhất quản lý nghiệp vụ vănphòng, nghiệp vụ công tác quản trị Cụ thể là:

Tổng hợp để lập chương trình kế hoạch công tác của Công ty, lãnh đạoCông ty Tổ chức thực hiện chương trình công tác đã được Giám đốc duyệt

Lập lịch, bố trí các cuộc họp, hội nghị Thông báo nghị quyết các cuộchọp và hội nghị, thông báo các thông tin kinh tế, xã hội, văn bản mới

Lập và tổ chức thực hiện các chương trình nội vụ của Công ty

BÍ THƯ ĐẢNG ỦY GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

TRƯỞNG

PGĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT - AT

PGĐ PHỤ TRÁCH ĐIỂU HÀNH SX

PGĐ PHỤ TRÁCH CƠ ĐIỆN

PGĐ PHỤ TRÁCH ĐỀN

BÙ, XDCB, Y TẾ

PX Cơ điện Phòng Cơ điện

PX điện nước

Phòng XDCB Trạm y tế

Trang 11

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ: Công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, công tácthông tin liên lạc, quản lý điều phối xe phục vụ công tác; tổ chức tiếp khách và

bố trí lịch khách đến làm việc với lãnh đạo Công ty ( công tác lễ tân )

Công tác quản lý nhà ở tập thể…

Quản lý các tài sản của Văn phòng Công ty (Tài sản có tại trụ sở và tàisản được Công ty giao cho Văn phòng quản lý như khu vực nhà văn phòngCông ty, khuôn viên văn phòng, khu nhà ở tập thể )

Bố trí, sắp xếp nơi làm việc của của lãnh đạo và các phòng ban Công tymột cách hợp lý, khoa học

Đón tiếp, lo hậu cần cho khách, các hội nghị của Công ty theo quy địnhcủa Giám đốc Tổ chức phục vụ các bếp ăn cho cán bộ công nhân ở khu tập thể

và ăn ca cho khối Cơ quan; mua, cấp phát và thanh toán bồi dưỡng độc hại chocác phòng ban, phân xưởng

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng nhiệm vụ phòng tổ chức – lao động tiền lương.

Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương là phòng tham mưu giúp Giámđốc Công ty thống nhất quản lý chỉ đạo công tác Tổ chức cán bộ - Đào tạo, côngtác thi đua khen thưởng - kỷ luật, lao động tiền lương, các chế độ chính sáchkhác đối với người lao động, như: BHXH, hưu trí, nghỉ trợ cấp một lần Với cácnhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng, trình duyệt các quy chế quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo,quy chế tiền lương, quy chế sắp xếp lao động dôi dư, nội quy lao động của Công

Trang 12

Tổ chức thi nâng bậc và phối hợp với triển khai tổ chức thi thợ giỏi, thinâng bậc đối với thợ bậc cao theo sự chỉ đạo của cấp trên

Thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đối với người laođộng

Chủ trì xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương và các chế độ khác đốivới người lao động, xây dựng định mức lao động áp dụng trong Công ty ( trên

cơ sở thống kê, rà soát xin ý kiến điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện lao độngcủa đơn vị )

Thực hiện công tác phân bổ, phân phối tiền lương, thống kê về lao độngtiền lương

Tập hợp, tham mưu đề xuất các phương án giải quyết, sắp xếp lao độngdôi dư; đổi mới nâng cao chất lượng lao động

Công tác thi đua: Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo và tổ chức xâydựng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của Công ty

Là thường trực Hội đồng nghiệm thu công hàng tháng cho các đơn vị Tập hợp hồ sơ, hoàn tất thủ tục, tổ chức họp xét kỷ luật đối với các trườnghợp vi phạm nội quy lao động của Công ty, đôn đốc việc thực hiện nội qui cơquan

Thực hiện chế độ báo cáo chuyên ngành theo quy định của Công ty côngnghiệp mỏ Việt Bắc, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Nhà nước

Trang 13

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch – đầu tư.

Phòng Kế hoạch- Đầu tư là phòng tham mưu giúp Giám đốc Công tythống nhất quản lý chỉ đạo công tác kế hoạch - giá thành, công tác đầu tư Vớicác nhiệm vụ cụ thể sau:

Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm vàdài hạn của Công ty và triển khai kế hoạch nội bộ tháng, quý, năm tới các đơn vịtrong Công ty

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nội bộ tháng, quý, năm trongCông ty

Chủ trì trong việc nghiên cứu xây dựng các phương án kinh tế, cácphương án khoán chi phí sản xuất và xác định giá thành kế hoạch sản phẩm nội

bộ Theo dõi, thực hiện, đề xuất cơ chế khuyến khích các PX sản xuất tiết kiệmchi phí được khoán Phối hợp với các các phòng chuyên môn nghiệp vụ liênquan, xây dựng giá thành sản phẩm để làm cơ sở cân đối kế hoạch tài chính củaCông ty

Tổ chức phối hợp cùng các phòng ban có liên quan giao dịch đàm phán vàtham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế Tổchức quản lý theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế

Công tác tiêu thụ : Khảo sát, nghiên cứu thị trường, tham mưu cho Giámđốc Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm Quản lý các kho sản phẩm ( than,vật liệu xây dựng, ) và tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo đúng các quy định củacấp trên Kiểm tra đôn đốc và giải quyết các vướng mắc trong việc tiêu thụ sảnphẩm Cập nhật sản lượng tiêu thụ hàng ca, ngày để phục vụ điều hành sản xuất

Trang 14

Tổ chức tổng hợp, cập nhật số liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết năm, báo cáochuyên ngành theo quy định

Lập kế hoạch đầu tư mở rộng phát triển Công ty ( trên cơ sở quy hoạchphát triển Công ty ); cải tạo, nâng cấp, mua sắm thiết bị duy trì sản xuất hàngnăm

Thực hiện công tác đầu tư :

Tiến hành điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng ( hoặc lựa chọn

sơ bộ nhu cầu về thiết bị )

Lập dự án đầu tư

Trình duyệt dự án đầu tư

Thẩm định các dự án đầu tư của Công ty do Công ty thuê các tổ chức tưvấn khác xây dựng

Chuẩn bị các thủ tục: lựa chọn nhà thầu, chấm thầu, xin giấy phép xâydựng

Phối hợp các phòng, ban, bộ phận liên quan giúp Giám đốc Công ty tổchức thanh quyết toán, nghiệm thu, bàn giao công trình

Quản lý hệ thống mạng máy tính trong toàn Công ty ( quản trị mạng ).Hướng dẫn các phòng ban Công ty trong việc báo cáo trên mạng theo các quyđịnh hiện hành

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng kĩ thuật – KCS.

Phòng Kỹ thuật là phòng chức năng tham mưu, giúp Giám đốc thực hiệncác nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất than, vớicác nhiệm vụ sau:

Lập kế hoạch kỹ thuật khai thác than trung hạn, dài hạn của mỏ, xác địnhcác giải pháp kỹ thuật, các công trình chuẩn bị kỹ thụât để thực hiện các giảipháp đó

Xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kỹ thuật khai thácthan tháng, quý, năm

Lập các hộ chiếu, biện pháp kỹ thuật (khoan, xúc, đổ thải, ) nhằm

Trang 15

thực hiện kế hoạch kỹ thuật khai thác than của Công ty

Theo dõi, quản lý, cập nhật phân tích tài liệu kỹ thuật địa chất, trắc địa;Thực hiện chức năng quản trị tài nguyên, quản trị kỹ thuật công nghệ khai thácthan và sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, mở rộng sảnxuất

Công tác Trắc địa: Xây dựng kế hoạch đo đạc khảo sát phục vụ quyhoạch, thiết kế, xây dựng kế hoạch khai thác Tổ chức đo đạc, cập nhật bản đồkết thúc các kỳ kế hoạch, các giai đoạn sản xuất; đo vẽ cập nhật các kho than; đo

vẽ các khu vực phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Quản lý cung độ vậntải than, đất và các sản phẩm khác của Công ty Quản lý các mốc toạ độ ( mốcxác định ranh giới tài nguyên, địa giới hành chính, mốc tạo độ phục vụ đo

vẽ, )

Công tác Địa chất Xây dựng kế hoạch thăm dò phục vụ quy hoạch, thiết

kế, xây dựng kế hoạch khai thác Tổ chức thăm dò, cập nhật vỉa than kết thúccác kỳ kế hoạch, các giai đoạn sản xuất; tìm kiếm, thăm dò tài nguyên phục vụsản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chức quản lý trữ lượng tài nguyên, chuẩn

bị các kết luận và lập hồ sơ loại trừ những tài nguyên không đủ tiêu chuẩn,…Kiểm tra và thống kê tình hình biến động tài nguyên, tổn thất tài nguyên trongquá trình khai thác Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệuquả khai thác than và tiết kiệm tài nguyên

Công tác Chất lượng: Quản lý chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêuchuẩn đã đăng ký, lập các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, phân tíchchất lượng sản phẩm và phối hợp cùng các cơ quan chức năng giám định chấtlượng sản phẩm

Công tác Môi trường: Lập kế hoạch khảo sát đánh giá tác động môitrường, quan trắc môi trường hàng năm, biện pháp xử lý Tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm giảm thiểu tác động có hại đến môi trường xung quanh

Nghiệm thu sản lượng cho các đơn vị ( phần tổng khối, sản lượng chocác máy xúc, cung độ vận chuyển, sản lượng than nguyên khai, than sạch, đáthải ) Nghiệm thu kỹ thuật công tác khoan nổ mìn, đường xá, công trình thăm

Trang 16

dò, đo đạc khảo sát, thăm dò tài nguyên bổ sung … Khảo sát thể trọng các loạithan, đất đá, sơ đồ chất tải và thể tích ( m3 ) của từng loại thiết bị vận tải chotừng loại sản phẩm phục vụ công tác nghiệm thu.

Quản lý các tài liệu ( số liệu đo, bản vẽ, báo cáo, kế hoạch, biện pháp, hộchiếu ); các thiết bị, phần mềm được trang bị

Lập yêu cầu đổi mới thiết bị kỹ thuật, yêu cầu xây dựng các công trìnhhoàn chỉnh dây chuyền công nghệ sản xuất than

Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh các nội qui, qui trình qui phạm kỹ thuậtkhai thác mỏ và kiểm tra giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội qui, quytrình, quy phạm, các tiêu chuẩn định mức, kế hoạch kỹ thuật và sản xuất, biệnpháp kỹ thuật trong khai thác than đảm bảo an toàn cho người và thiết bị đạthiệu quả kinh tế cao

Lập và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án áp dụng tiến bộ kỹ thuật,hợp tác trong lĩnh vực công nghệ khai thác mỏ và môi trường

Thực hiện chế độ báo cáo chuyên ngành theo quy định của Công ty côngnghiệp mỏ Việt Bắc, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Nhà nước

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng cơ điện.

Phòng Cơ điện, là phòng tham mưu giúp Giám đốc Công ty thống nhấtquản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý

Kỹ thuật cơ điện của Công ty, cụ thể là:

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định về quản lý cơđiện : quy trình, quy định, tài liệu hướng dẫn về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa

và bảo quản thiết bị theo các quy định hiện hành ( bao gồm cả mẫu biểu sổ sách,chế độ ghi chép, báo cáo, thông tin, lưu trữ tài liệu )

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình,quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật cơ điện đã ban hành

Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng điện, nước sinh hoạt củaCông ty

Lập kế hoạch cơ điện: huy động thiết bị ( hiện có, nhu cầu, thừa thiếu, đầu

Trang 17

tư, đổi mới thiết bị, thanh lý, bảo quản niêm cất…), sửa chữa cấp trung đại tu,bảo dưỡng các cấp thiết bị, trạm, mạng theo tháng, quý, năm và tổ chức thựchiện theo đúng các quy định hiện hành Phân cấp sửa chữa nội bộ đối với từngloại thiết bị, trạm mạng cho các đơn vị có quản lý, sử dụng thiết bị, trạm mạng.Kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội dung yêu cầu trong quá trình sửa chữa,theo các quy định hiện hành

Lập dự toán và quyết toán sửa chữa cấp trung đại tu thiết bị, trạm mạngtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chủ trì kiểm tra hiện trạng thiết bị, trạm mạng trước khi vào sửa chữa, lậpbiện pháp sửa chữa cho từng thiết bị bảo dưỡng từ cấp 500h và tương đương đếntrung đại tu, nâng cấp, sửa chữa sự cố nghiêm trọng Lập nhu cầu vật tư cho sửachữa cấp trung đại tu và nâng cấp thiết bị theo các quy định hiện hành về quản

lý trung đại tu

Quản lý về mặt kỹ thụât đối với toàn bộ các thiết bị, trạm mạng củaCông ty, đảm bảo an toàn, hiệu quả

Tổ chức xây dựng bổ sung các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cơđiện: Năng suất, vật tư phân bổ, nhiên liệu, điện năng… Tham gia cùng cácphòng có liên quan xây dựng định mức năng suất lao động cho các công việcthuộc lĩnh vực cơ điện mới phát sinh hoặc cần bổ sung, điều chỉnh Tổng hợpphân tích tình hình sử dụng thiết bị, sử dụng các định mức kinh tế kỹ thuật

Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu phục cho công tác đào tạo kèm cặp,thi nâng bậc đối với công nhân kỹ thuật theo phân cấp của Công ty Công nghiệp

Tổ chức quản lý cập nhật hồ sơ tài liệu kỹ thuật cơ điện

Trang 18

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng xây dựng cơ bản.

Phòng Xây dựng cơ bản Công ty là phòng tham mưu giúp Giám đốc vềcông tác giám sát thi công, triển khai thực hiện các công việc về xây dựng cơbản, sửa chữa thường xuyên của Công ty Với nhiệm vụ cụ thể như sau:

Xây dựng kế hoạch sửa chữa thường xuyên nhà cửa, kho tàng…, kếhoạch đền bù giải phóng mặt bằng hàng năm và dài hạn

Lập các biện pháp thi công, dự toán, nhu cầu vật tư các hạng mục sửachữa thường xuyên nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc,

Nghiên cứu, tham gia đề xuất chỉnh lý, sửa đổi thiết kế các công trình,hạng mục đầu tư mới cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của Công ty

Kiểm tra giám sát thực hiện các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản, đềxuất bổ sung sửa đổi định mức và đơn giá trong nội bộ Công ty

Kiểm tra giám sát kỹ thuật quá trình thi công các công trình xây dựngmới, cải tạo, sửa chữa các công trình nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc, đảmbảo đúng thiết kế, chất lượng và tiến độ

Tham mưu cho Giám đốc Công ty lập, duyệt kế hoạch tiến độ xây lắp,tiến độ thực hiện xây dựng các công trình xây dựng cơ bản

Kiểm tra, xác nhận khối lượng XDCB hoàn thành; Phối hợp với cácphòng, bộ phận liên quan lập hồ sơ tổ chức thanh toán, nghiệm thu bàn giaocông trình

Lập báo cáo về các công trình xây dựng cơ bản, tổ chức tổng kết côngtác xây dựng cơ bản

Phối hợp cùng các phòng ban liên quan thực hiện công tác đền bù, giảiphóng chuẩn bị mặt bằng, lập các thủ tục xin giao đất, thuê đất theo dõi, quản

lý hồ sơ đền bù, giải toả

Tổng hợp và quản lý đất đai, tài sản là vật kiến trúc ( nhà xưởng, nhà ở,công trình phúc lợi ) của toàn Công ty

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công

Chức năng nhiệm vụ phòng kĩ thuật an toàn.

Trang 19

Là phòng tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý, chỉ đạo, giám sátthực hiện kỹ thuật - an toàn sản xuất, công tác vệ sinh lao động, bảo hộ lao độngchăm sóc sức khoẻ bảo vệ người lao động Với nhiệm vụ cụ thể như sau:

Xây dựng các quy chế, quy định quản lý công tác kỹ thuật an toàn và bảo

Tổng hợp xây dựng kế hoạch an toàn bảo hộ lao động Phối hợp với cácphòng ban chức năng liên quan và Công đoàn Công ty đôn đốc kiểm tra giám sátviệc thực hiện các kế hoạch đó

Xây dựng các quy trình, biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chốngcháy nổ, theo dõi việc kiểm định các đối tượng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn vệ sinh lao động

Xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ,diễn tập phòng chống cháy nổ

Quản lý, giám sát môi trường lao động : Tổ chức việc đo đạc các yếu tốđộc hại trong môi trường lao động Theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động,

đề xuất các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ người lao động với lãnh đạoCông ty

Lập và gửi đúng hạn các báo cáo định kỳ về công tác y tế theo quy địnhhiện hành Kiểm tra, hướng dẫn trạm y tế làm tốt công tác phòng bệnh và chămsóc sức khoẻ cho người lao động

Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đốivới người lao động ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác an toàn và bảo hộlao động, )

Tham gia cùng cơ quan điều tra khi các vụ tai nạn xảy ra trong đơn vị; tìm

Trang 20

nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa, thống kê các vụ tai nạnlao động và báo cáo kịp thời đến cơ quan cấp trên và các cơ quan lao động địaphương theo quy định Tổng hợp và đề xuất với lãnh đạo Công ty giải quyết kịpthời các kiến nghị hợp lý của người lao động về công tác an toàn và bảo hộ laođộng

Kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung, hoàn chỉnh quy trình, quy phạm, quychế quản lý KTAT, BHLĐ và vệ sinh công nghiệp

Tổ chức tổng kết và báo cáo công tác KTAT, BHLĐ, và VSCN Thựchiện chế độ báo cáo theo quy định của cơ quan chuyên ngành và quản lý cấptrên

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng điều độ sản xuất.

Có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc tổ chức điều hành, bố trí sản xuấtcủa toàn bộ thiết bị, dây chuyền sản xuất, tiêu thụ trong Công ty Với nhiệm vụ

Đôn đốc các đơn vị áp dụng các biện pháp kỹ thuật triệt để, tổ chức phốihợp chặt chẽ các khâu trong dây chuyền sản xuất Kiểm tra, giám sát, ngăn chặn,

xử lý kịp thời các nguy cơ vi phạm quy trình qui phạm kỹ thuật an toàn côngnghệ, các sự cố thiết bị, an toàn

Tổ chức phân công trách nhiệm, hướng dẫn các trưởng ca làm tốt công tácchỉ huy sản xuất trong từng ca và bàn giao ca

Yêu cầu các đơn vị và các phòng ban liên quan cung cấp các tài liệu, sốliệu cần thiết Tổng hợp báo cáo Giám đốc và cấp trên đúng thời hạn và yêu cầu

Trang 21

Có nhiệm vụ thống kê, cập nhật sản lượng của từng loại thiết bị bốc xúc,vận chuyển trong mỗi ca, tổng hợp tình hình sản xuất hàng ngày Phân tích,nhận xét đánh giá, báo cáo Giám đốc và Công ty, đề xuất những phương hướng,nhiệm vụ cụ thể giao cho các đơn vị thực hiện trong ca, ngày tiếp theo Tổnghợp tình hình sản xuất trong tháng, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất giảipháp khắc phục những tồn tại cho tháng tiếp theo tại buổi giao ban hàng tháng

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ thừơng trực ban khoán

Thường trực Ban khoán có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban khóan

và Giám đốc Công ty trong việc giải quyết các vấn đề về khóan quản nội bộ,nhằm nâng cao hiệu quả công tác khoán quản nội bộ Với nhiệm vụ cụ thể sau:

Phối hợp với với các phòng ban và thành viên ban khoán xây dựng, điềuchỉnh, sửa đổi quy chế khoán quản nội bộ

Tập hợp các số liệu liên quan để lập báo cáo thanh quyết toán khoán: Sản lượng hoặc giờ máy của các loại thiết bị nhận khoán

Tập hợp số liệu Nhiên liệu tiêu hao của các công việc được giao khoán,thiết bị nhận khoán

Lập báo cáo thanh quyết toán khoán

Trình Giám đốc Công ty duyệt báo cáo thanh quyết toán khoán

Dự thảo quyết định thưởng, phạt tiền thực hiện khoán, thông qua Bankhoán và trình Giám đốc Công ty quyết định

Tiếp nhận ý kiến của người nhận khoán, đơn vị nhận khóan tham gia vềviệc điều chỉnh bổ sung quy chế khóan quản nhiên liệu nội bộ, giải thích, hoặcchuyển các ý kiến đến các thành viên ban khoán có liên quan trực tiếp để giảiquyết; trình Giám đốc Công ty về những nội dung cần xem xét để điều chỉnh bổsung sửa đổi quy chế

Triển khai công tác khoán quản :

Dự kiến phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban khoán trìnhTrưởng ban thông qua

Dự kiến nội dung, thời gian họp Ban khoán trình Trưởng ban thông qua

Trang 22

và chắp mối tổ chức các kỳ họp của Ban khoán

Cấp số liệu cho các phân xưởng và đòi hỏi các phòng ban, phân xưởng cóliên quan cấp số liệu cho việc tổng hợp, quyết toán khoán đúng tiến độ quy định;ghi đúng thời gian nhận và cấp số liệu

Tổng hợp nhiên liệu được sử dụng, đã sử dụng của các tổ nhận khoán vàphân tích các số liệu thực hiện khoán :

Chuẩn bị các nội dung họp sơ kết, và tổng kết công tác khoán quản nội

bộ

Thực hiện các nhiệm vụ việc khác khi được Giám đốc giao

Chức năng, nhiệm vụ phòng vật tư

Phòng Vật tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức, quản lý,mua bán sử dụng vật tư, hàng hoá dùng trong sản xuất kinh doanh, bao gồm :nhiên liệu,vật liệu, phụ tùng thiết bị trong Công ty Nhiệm vụ cụ thể như sau:

Xây dựng, sửa đổi các quy chế, quy định trong công tác quản lý vật tư.Theo dõi thực hiện các định mức tiêu hao vật tư và đề nghị hiệu chỉnh cácđịnh mức tiêu hao vật tư kỹ thuật hợp lý, hiệu quả

Lập và tổng hợp nhu cầu vật tư theo kỳ kế hoạch, trình Giám đốc Công ty

kế hoạch cung ứng vật tư hàng năm và dài hạn

Thực hiện việc mua bán, quản lý cấp phát, sử dụng vật tư cho các đơn vịsản xuất trong toàn Công ty theo đúng các quy định của Nhà nước, Ngành vàcủa Công ty

Tổ chức lập sổ quản lý theo dõi các chủng loại vật tư nhập xuất, tồn kho.Chủ trì tổ chức kiểm tra kho tàng, chất lượng bảo quản và sử dụng vật tư Lậpphương án thu hồi vật tư phế liệu, thanh lý hàng tồn kho kém chất lượng trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án được duyệt

Chủ trì cùng các phòng ban liên quan thực hiện định kỳ quyết toán vật tưchủ yếu

Tham gia duyệt khoán chi phí sản xuất, dự toán sửa chữa lớn thiết bị vàcác quyết toán sau khi thực hiện Có trách nhiệm cung cấp thông tin giá từngthời điểm cho từng chủng loại vật tư trình hội đồng quyết định

Trang 23

Thực hiện tốt công tác nghiệp vụ vật tư, chế độ báo cáo theo quy định Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Công ty giao

Chức năng, nhiệm vụ trạm y tế.

Trạm Y tế có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty và lãnh đạoCông ty, quản lý và thực hiện công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người laođộng trong toàn Công ty Với nhiệm vụ cụ thể sau:

Tổ chức công tác khám chữa bệnh cho công nhân viên định kỳ và thườngxuyên

Quản lý tốt hồ sơ bệnh án, hồ sơ sức khoẻ, ngày công ốm đau, thai sảntheo chế độ Nhà nước quy định

Chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động cho cácđơn vị phòng ban, phân xưởng và CNV trong toàn Công ty Tổ chức kiểm tra vệsinh công nghiệp, vệ sinh lao động ở các phân xưởng, phòng ban, vệ sinh thựcphẩm ở các bếp ăn giữa ca

Tổ chức công tác trực y tế 24h/24h tại trạm và công trường để xử lýnhững trường hợp cần sơ, cấp cứu, hướng dẫn và kiểm tra vệ sinh công nghiệp,

vệ sinh thực phẩm tại các phân xưởng Tổ chức cấp cứu kịp thời các trường hợp

là CNV của Công ty khi ốm đau tai nạn, tổ chức chuyển viện, chuyển tuyến choCNV khi cần thiết

Tổ chức huấn luyện công tác vệ sinh lao động cho CNV theo định kỳ Phổbiến đến người lao động các quy định của Nhà nước, của ngành về chế độ khámchữa bệnh, chế độ bảo hiểm y tế công trường

Quản lý sử dụng tiền mua thuốc hợp lý, khám và cấp phát thuốc đúngngười, đúng bệnh

Tổ chức quản lý, bảo quản sử dụng có hiệu quả toàn bộ trang thiết bị, nhàxưởng trong khuôn viên trạm y tế

Phối hợp cùng các phòng ban, phân xưởng trong Công ty phát hiện, ngănchặn các tệ nạn xã hội

Tổ chức chọn, lập danh sách cho CNV đi diều dưỡng theo chế độ hiệnhành

Ngày đăng: 09/05/2016, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w