Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
370,5 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Theo chương trình đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia, trước khi kết thúc 04 năm học, sinh viên sẽ đi thực tập 02 tháng nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một số vị trí công việc của cán bộ, công chức nhà nước; giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kĩ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Được sự phân công, chỉ đạo của Ban lãnh đạo Học viện, tôi thực tập tại Phòng Quản lý Đô thị Uỷ ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho UBND quận trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị Trong 02 tháng thực tập tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, công chức trong phòng trong việc tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu về hoạt động của phòng cũng như công tác quản lý đô thị của quận nói chung Điều này không chỉ tạo điều kiện để tôi có thể được thực hành mà còn giúp tôi hoàn thành đề tài cho chuyên đề thực tập của mình sau khi kết thúc kỳ thực tập Nay, tôi xin báo cáo chuyên đề thực tập với đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong theo quyết định 02/2008/QĐ-UBND và quyết định 20/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng ’’ Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Đoàn thực tập số 06, đặc biệt là Ts Nguyễn Ngọc Hiếu- giảng viên hướng dẫn và các cán bộ, công chức phòng Quản lý Đô thị, đặc biệt là anh Nguyễn Tiến Quang và anh Nguyễn Ngọc Kỳ là hai cán bộ quản lý và trực tiếp hướng dẫn cho tôi tại nơi thực tập Nguyễn Thị Quỳnh Nga 1 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP I UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG- HÀ NỘI 1 Địa giới hành chính và tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội , an ninh, quốc phòng của quận - Địa giới hành chính Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía đông nam Hà Nội, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm Phía Đông giáp Sông Hồng Phía Tây giáp quận Đống Đa Phía Nam giáp quận Hoàng Mai Đơn vị hành chính: Hiện tại quận Hai Bà Trưng có 20 Phường: Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân,Ngô Thì Nhậm, Đồng Nhân, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Vĩnh Tuy, Trương Định, Lê Đại Hành, Phố Huế, Phạm Đình Hổ, Đông Mác, Thanh Lương, Cầu Dền, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Minh Khai, Đồng Tâm Diện tích và dân số: Với tổng diện tích đất tự nhiên theo ranh giới hành chính là 10.08km2 Tổng dân số tính đến ngày 31/12/2008 là 337.713 người, trung bình có 33.473 người/km2 - Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của quận ٭Về kinh tế: Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, do đó hoạt động kinh tế trên địa bàn quận rất đa dạng với các hoạt động: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Theo Báo cáo của UBND quận về tình hình phát triển kinh tế năm 2008 đã đạt được như sau: + Gía trị sản xuất dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 2.695tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007 + Gía trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.112 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 2 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Hoạt động thu ngân sách của quận đã vượt và đạt kết quả lớn, là một trong những quận nộp ngân sách Nhà nước lớn Thu ngân sách nhà nước 11 tháng trên địa bàn quận đạt 849 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch ước cả năm thực hiện 910 tỷ đồng, vượt 12% chỉ tiêu kế hoạch Chi ngân sách 226 triệu đồng, đạt 56.8% kế hoạch đề ra ٭Về văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng: Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức thưỡng xuyên, diễn ra sôi động trên địa bàn quận, với các phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được triển khai sâu rộng góp phần động viên nhân dân đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào: thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá trong từng gia đình, từng khu dân cư một cách lành mạnh Các chương trình về Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, chú trọng Do đó, các dịch bệnh đã ko xảy ra trên địa bàn quận Quận đã đảm bảo được 100% phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván, 100% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A, được tiêm phòng vacxin Công tác Dân số- kế hoạch hoá gia đình được được quan tâm, chú trọng Do đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, tỷ lệ sinh có giảm Công tác giáo dục – đào tạo: năm 2007- 2008 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu học đạt trên 97.3%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99.8% Công tác an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được quận thường xuyên chăm lo, xây dựng Năm 2008 quận đã thực hiện công tác quân sự địa phương hoàn thành 100% chỉ tiêu Công tác giáo dục an ninh, quốc phòng được quan tâm 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn UBND quận Hai Bà trưng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 3 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo Điều 2 của Luật Tổ chức Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì UBND quận do HĐND quận bầu ra và là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở UBND quận là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực được quy định tại Điều 97 đến Điều 107 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 Bao gồm các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực sau: - Trong lĩnh vực kinh tế ( xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm; tổ chức kiểm tra và thực hiện các kế hoạch đó; lập dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương ) - Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải - Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch - Trong lĩnh vực giáo dục y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao - Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội - Trong thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo - Trong việc thi hành pháp luật - Trong xây dựng chính quyền và quản lý điạ giới hành chính Ngoài ra, UBND quận còn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; - Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; - Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật; Nguyễn Thị Quỳnh Nga 4 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do Thành phố giao trên địa bàn quận 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của quận Hai Bà Trưng - Cơ sở pháp lý: + Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 + Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 14/2008/NĐ- CP thì tổ chức hoạt động của UBND quận có 12 phòng, ban là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp việc cho UBND quận trong các lĩnh vực Gồm : 1 Văn phòng HĐND và UBND 2 Phòng Nội vụ 3 Phòng Tư pháp 4 Phòng Lao động- Thương binh và 7 Phòng Y tế 8 Phòng Văn hoá Thông tin 9 Phòng Giáo dục- Đào tạo 10 Phòng Tài nguyên- Môi trường Xã hội 5 Phòng Kinh tế 6 Phòng Tài chính- Kế hoạch 11 Phòng Quản lý đô thị 12 Thanh tra Nhà nước Ngoài ra, còn có một số đơn vị sự nghiệp như: Trung tâm Dân số; Trung tâm dạy nghề; Trung tâm thể dục thể thao; Nhà văn hoá; Ban quản lý Dự án - Tổ chức nhân sự UBND quận: Hiện nay, nhân sự của UBND quận Hai Bà Trưng gồm: - 1 chủ tịch - 4 phó chủ tịch - 4 Đảng uỷ viên Trong đó: + Ông : Phan Tiến Bình: - Chủ tịch UBND quận - Phụ trách chung về mảng nội chính Nguyễn Thị Quỳnh Nga 5 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Ông: Nguyễn Văn Hiếu: - Phó chủ tịch Thường trực UBND quận - Phụ trách về lĩnh vực kinh tế + Ông: Lâm Anh Tuấn: - Phó chủ tịch UBND quận - Phụ trách về lĩnh vực xây dựng, đô thị; tài nguyên- môi trường + Bà: Đinh Thị Lan Duyên: - Phó chủ tịch UBND quận - Phụ trách khối văn hóa- xã hội Còn lại là các cán bộ, công chức làm việc trong UBND quận II PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ QUẬN HAI BÀ TRƯNG 1 Cơ sở pháp lý - Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng Quản lý Đô thị trên toàn quốc - Quyết định số 1601/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện - Quyết định số 674/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2008 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc đổi tên phòng Xây dựng Đô thị thành phòng Quản lý Đô thị 2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn - Chức năng : Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho UBND quận Hai Bà Trưng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị với các mảng công việc chính như : + Quản lý quy hoạch đô thị + Quản lý cấp phép + Mảng thẩm định và kiểm tra chất lượng công trình + Quản lý đô thị Nguyễn Thị Quỳnh Nga 6 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Quản lý nhà công và nhà ở - Nhiệm vụ, quyền hạn : 1 Trình UBND quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao 2 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao 3 Giúp UBND quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND quận 4 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) 5 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND quận và Sở quản lý ngành, lĩnh vực 6 Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật 7 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp quận theo quy định của pháp luật, theo phân công của UBND quận 8 Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND quận 9 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND quận giao hoặc theo quy định của pháp luật Nguyễn Thị Quỳnh Nga 7 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Tổ chức nhân sự của phòng Sau khi có quyết định số 1601/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội UBND Quận đã kiện toàn tổ chức của phòng Quản lý Đô Thị với tổ chức nhân sự như sau: Phòng gồm 18 cán bộ, công chức 08 cán bộ biên chế 10 cán bộ hợp đồng Trong đó: - 01 Trưởng phòng ( Chú: Nguyễn Thái Hoà) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng là phụ trách chung công tác quản lý xây dựng và quản lý đô thị của phòng; đồng thời tham mưu cho UBND quận về lĩnh vực mà mình phụ trách - 03 Phó phòng Gồm: + 01 Phó phòng phụ trách công tác thẩm định thiết kế và quản lý chất lượng các công trình.( Cô: Nguyễn Thị Mai) + 01 Phó phòng phụ trách công tác quản lý quy hoạch nhà ở và nhà công sở ( Chú: Đỗ Duy Minh) + 01 Phó phòng phụ trách công tác quản lý đô thị.( Anh: Nguyễn Tiến Quang) Còn lại là 14 cán bộ, công chức thực hiện các công việc theo các nhiệm vụ được giao tại phòng Quản lý Đô thị Trong đó, phụ trách công tác quản lý đô thị gồm có 5 cán bộ, công chức: - Anh: Nguyễn Tiến Quang- cán bộ quản lý và phụ trách chung công tác quản lý đô trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - Anh: Nguyễn Ngọc Kỳ- Trưởng nhóm phụ trách công tác quản lý đô thị trên 5 phường: Lê Đại Hành, Bách Khoa, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, Thanh Lương - Anh: Trang Công Tùng- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị trên 5 phường: Vĩnh Tuy, Trương Định, Bùi Thị Xuân, Minh Khai, Bạch Mai - Cô: Nguyễn Kim Dung- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị trên 5 phường: Nguyễn Du, Cầu Dền, Đông Mác, Phố Huế, Phạm Đình Hổ 8 Nguyễn Thị Quỳnh Nga Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Chị: Phan Kim Anh- công chức phụ trách công tác quản lý đô thị trên 5 phường: Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Đồng Tâm, Đồng Nhân 4 Mối quan hệ phối hợp và quản lý của phòng Quản lý Đô thị với các cơ quan, phòng, ban khác và với đối tượng quản lý - Thứ nhất: Đối với các cơ quan chức năng, các phòng, ban khác + Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với UBND quận: Phòng Quản lý Đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Do đó, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận Thực hiện việc phối hợp, tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kĩ thuật đô thị( gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên; cây xanh; chiếu sáng, rác thải; bến bãi đỗ xe đô thị ) Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, hàng quý, báo cáo năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực mình phụ trách theo sự phân công của UBND quận + Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với các sở chuyên ngành: Các sở chuyên ngành hướng dẫn chức năng, nghiệp vụ theo ngành dọc cho phòng Quản lý Đô thị như: Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giao thông vận tải Phòng Quản lý Đô thị thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của sở chuyên ngành cấp trên Cùng phối hợp thảo luận các VBQPPL của Nhà nước ban hành đối với lĩnh vực mình quản lý + Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với các phòng, ban chuyên môn khác trực thuộc UBND quận: Là cơ quan cùng cấp, do đó phòng Quản lý Đô thị có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp, hỗ trợ với các phòng, ban khác trong thực hiện các nhiệm vụ được UBND quận phân công - Thứ hai: Mối quan hệ đối với đối tượng quản lý + Mối quan hệ của phòng Quản lý Đô thị với UBND các Phường: Nguyễn Thị Quỳnh Nga 9 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phòng Quản lý Đô thị thực hiện việc chỉ đạo, hỗ trợ UBND cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền Định kỳ thực hiện việc tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật Cung cấp, hỗ trợ cho các Phường các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ ngành tại các cơ sở + Phòng Quản lý Đô thị trong mối quan hệ với các đối tượng quản lý khác là công dân: Khi công dân có nhu cầu và theo quy định của pháp luật thì phòng sẽ thực hiện các quyền như: cấp phép xây dựng, cấp phép sử dụng hè phố làm nơi đỗ xe cho các cá nhân, tổ chức và phòng thực hiện các nội dung quản lý xã hội khác 5 Văn hoá cơ quan tại phòng Quản lý Đô thị Trong thời gian thực tập tại phòng Quản lý Đô thị Tôi nhận thấy văn hoá của cơ quan nơi đây biểu hiện ở một số mặt sau: - Văn hoá đạo đức Trong thực thi công vụ có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau của các cán bộ, công chức trong phòng Cán bộ lãnh đạo có sự tin tưởng vào tinh thần trách nhiệm và khả năng cống hiến của mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan Bầu không khí làm việc trong cơ quan thân thiện, gần gũi giữa tất cả cán bộ, công chức trong phòng - Đời sống văn hoá Tại phòng Quản lý Đô thị luôn có những hoạt động sinh hoạt chính trị một cách có nề nếp; thường xuyên có tổ chức các hoạt động văn hoá- văn nghệthể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho cán bộ, công chức trong phòng Từ đó mọi người càng hiểu và gắn bó với nhau hơn trong công vụ cũng như trong đời sống hàng ngày Các cán bộ, công chức trong cơ quan luôn có ý thức lao động sáng tạo, luôn chú trọng học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình; văn hoá giao Nguyễn Thị Quỳnh Nga 10 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp cách thức và kĩ năng trong thực hiên công việc của cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn mình Chủ động đề nghị với cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn mình cho phép học hỏi và được thực hiện một số công việc tại phòng Quản lý Đô thị như: soạn thảo văn bản; tập làm quen với công việc phôtô và in các văn bản, tài liệu; kiểm tra các tuyến phố và một số công việc khác Đợt thực tập này thực sự đã mang lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích, giúp tôi hiểu rõ hơn về nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan, mang lại cho tôi sự tự tin và hoà nhập tốt hơn tại nơi thực tập 2 Những công việc được giao trong quá trình thực tập và kết quả việc thực hiện những công việc đó Trong quá trình thực tập, tôi đã được anh Nguyễn Tiến Quang- phó trưởng phòng Quản lý Đô thị giao cho tôi thực hiện một số công việc dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp của anh Nguyễn Ngọc Kỳ Các công việc tôi đã được giao và thực hiện: 2.1 Đọc và nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của cơ quan và vấn đề về hoạt động quản lý hè phố, lòng đường - Yêu cầu và phạm vi công việc: Tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan và hoạt động quản lý hè phố, lòng đường trong thời gian 1 tuần đầu tiên tại đây Công việc đòi hỏi sự tập trung trong xem xét tài liệu và tóm tắt, nắm bắt những nội dung chính về các vấn đề trên - Kết quả: Kết thúc công việc, tôi đã có được những kiến thức sâu rộng hơn đối với vấn đề mình đang nghiên cứu Đây là điều rất tốt để tôi có thể có những hiểu biết và định hình ban đầu cho việc thực hiện kế hoạch thực tập của tôi tại đây Và tôi được anh Quang đánh giá là có sự nghiêm túc và tập trung trong công việc Về cơ bản đạt được yêu cầu đề ra Nguyễn Thị Quỳnh Nga 29 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2 Soạn thảo văn bản, in, phôtô các văn bản, tài liệu Thực hiện công việc này tại phòng Quản lý Đô thị là một công việc được tiến hành thường xuyên, đòi hỏi việc thực hiện công việc phải cẩn thận, chính xác Soạn thảo văn bản là một môn chuyên ngành tôi được học tại trường Còn việc in, phôtô các văn bản, tài liệu là những công việc hoàn toàn mới đối với tôi Chính vì thế, tôi còn rất bỡ ngỡ, thiếu những kinh nghiệm và kỹ năng thực tế trong quá trình thực hiện các công việc này Tuy nhiên, với sự hướng dẫn của các: cô - chú, anh - chị trong phòng tôi đã hoàn thành công việc của mình 2.3 Tham gia phối hợp cùng với anh Kỳ đi kiểm tra tình hình thực hiện việc chấp hành các quy định của UBND Thành phố theo quyết định số 02 và 20 tại các tuyến phố - Yêu cầu và phạm vi công việc: Đây là một công việc được tiến hành thường xuyên, thực hiện theo Văn bản số 642/UBND-QLĐT ngày 18/08/2008 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc tăng cường trách nhiệm thực hiện việc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong Theo nhiệm vụ được giao, mỗi 1 tuần tôi và anh Kỳ có trách nhiệm đi kiểm tra tình hình thực hiện tại các tuyến phố vào 03 ngày thứ: 2, 4, 6 Tôi được anh Quang phân công đi kiểm tra cùng anh Kỳ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của anh Kỳ trong công việc Đây là một công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, tập trung trong việc quan sát trên các tuyến phố, có sự phản ánh và báo cáo với cấp trên về kết quả buổi kiểm tra Kết thúc buổi kiểm tra, ra thông báo về kết quả kiểm tra bằng văn bản Tôi được anh Kỳ giao nhiệm vụ soạn thảo Biên bản kiểm tra và Thông báo kết quả kiểm tra với sự hướng dẫn của chính anh Kỳ - Kết quả: Tôi rất yêu thích công việc này, và luôn cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt công việc Công việc đã mang lại cho tôi những hiểu biết rõ hơn về kỹ năng nghiệp vụ, cách thức tiến hành công việc của cán bộ quản lý công tác hè phố, lòng đường Nguyễn Thị Quỳnh Nga 30 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sau công việc tôi được sự nhận xét, đánh giá của anh Kỳ là có tinh thần học hỏi, trách nhiệm trong công việc, có sự tiến bộ trong thực hiện công việc và hoàn thành khá tốt công việc được giao Tuy nhiên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong thực hiện công việc Trong thời gian thực tập tại đây, tôi đã đi kiểm tra 10 buổi và soạn thảo 6 Thông báo và 10 Biên bản kiểm tra Đơn cử về 1 Thông báo do tôi soạn thảo: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUẬN HAI BÀ TRƯNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Nguyễn Thị Quỳnh Nga 31 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Số: /TB- UBND Hai Bà Trưng, ngày 25 tháng 03 năm 2009 THÔNG BÁO Kết quả kiểm tra công tác Quản lý hè phố, lòng đường trên đại bàn Quận ngày 25 tháng 03 năm 2009 Thực hiện chỉ đạo của UBND Quận tại văn bản số 642/ UBND- QLĐT ngày 18/8/2008 về việc tăng cường trách nhiệm Quản lý hè phố, lòng đường trên địa bàn Quận Ngày 25 tháng 03 năm 2009, đoàn kiểm tra của quận đã đi kiểm tra tại một số tuyến phố trên địa bàn Quận UBND Quận thông báo kết quả kiểm tra và nhắc nhở các đơn vị, UBND các Phường có các tuyến phố còn tồn tại những vi phạm về Quản lý hè phố, lòng đường Cụ thể như sau: TT Địa điểm kiểm tra Phường 1 Trước cửa số nhà 17, 66 Bùi Thị Xuân 2 phố Tô Hiến Thành Điểm trông giữ xe 38 Bùi Thị Xuân Thời gian 9h20’ Nội dung ghi nhận Ô tô đỗ, bán hàng 9h25’ lấn chiếm vỉa hè Trông giữ xe máy phố Trần Nhân Tông đỗ lộn xộn trên hè và 3 4 Cổng sau viện Mắt TW, Bùi Thị Xuân 9h30’ dưới lòng đường Ô tô đỗ và bán số nhà 45B phố Bùi Thị hàng rong dưới Xuân lòng đường, bán Trước cửa số nhà 11 đến Nguyễn Du 9h40’ hàng trên hè Ô tô đỗ trên hè 9h50’ Bán hàng cà phê 17 phố Nguyễn Đình 5 Chiểu Dọc phố Đỗ Hành Nguyễn Du trên hè, đỗ xe dưới 6 Phố Huế bên số lẻ đoạn Ngô Thì 10h00’ từ Ngã tư Nguyễn Công Nhậm Nguyễn Thị Quỳnh Nga lòng đường Bán hàng, xe máy đỗ trên hè 32 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trứ- Tô Hiến Thành đến ngã tư phố Tuệ Tĩnh7 Hoà Mã Phố Huế trước cửa chợ Ngô 8 Hôm Nhậm Trước cửa số nhà 66 đến Thanh Nhàn 9 80 Kim Ngưu Trước cửa số nhà 57- 61 Đồng Tâm 10 phố Lê Thanh Nghị Trước cửa nhà văn hoá Thanh Nhàn Thì 10h05’ Ô tô đỗ dưới lòng 10h15’ đường Bán hàng lấn 10h25’ chiếm hè Bán hàng lấn 10h35’ chiếm hè Xe máy đỗ trên 11 Quận phố Bạch Mai Trước cửa số nhà 364 Phố Huế 10h40’ hè Ô tô đỗ trên hè 12 Phố Huế Trước cửa số nhà 304, Lê Đại Hành 10h45’ Xe máy đỗ lộn 13 308 phố Bà Triệu Góc ngã năm Bà Triệu- Lê Đại Hành 10h45’ xộn trên hè Xe máy đỗ lộn Lê Đại Hành- Thái Phiên xộn trên hè phía tường rào Chùa Vân 14 Hồ Tường rào Sở Xây dựng Lê Đại Hành Hà Nội phố Lê Đại Hành 10h50’ Xe máy đỗ lộn xộn, ô tô đỗ trên hè Thừa lệnh UBND Quận, Văn phòng HĐND& UBND Quận thông báo và đề nghị UBND các phường có liên quan lưu ý tăng cường, chấn chỉnh công tác Quản lý hè phố, lòng đường tại các tuyến phố và khu vực nêu trên./ Nơi nhận: TL UỶ BAN NHÂN DÂN - TT Quận uỷ, TT HĐND Quận; K/T CHÁNH VĂN PHÒNG - Đ/c CT UBND Quận; - Đ/c PCT Lâm Anh Tuấn; PHÓ VĂN PHÒNG - Công an Quận; - Đội TTGT CC Quận; Nguyễn Thị Quỳnh Nga 33 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Phòng: Nội vụ, QLĐT; - UBND các Phường: BTX, ND, NTN, TN, ĐT, PH, LĐH; - Lưu: VP Trần Thị Thuận 2.4 Cùng với anh Quang và anh Kỳ tham gia các cuộc họp - Yêu cầu và phạm vi công việc: Trong thời gian thực tập tại đây, anh Quang, anh Kỳ và tôi cùng tham dự các cuộc họp tại UBND các phường: Thanh Nhàn, Lê Đại Hành, Bách Khoa, Bạch Đằng, Thanh Lương về việc rà soát, quy hoạch các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn các phường này Trong cuộc họp tôi được giao nhiệm vụ lắng nghe và ghi lại biên bản làm việc của cuộc họp với sự hướng dẫn trực tiếp của anh Kỳ - Kết quả: Tham gia 5 cuộc họp tại 5 phường trên và ghi chép biên bản làm việc Nguyễn Thị Quỳnh Nga 34 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công việc giúp tôi hiểu rõ hơn về cách thức quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý công tác cấp phép các điểm trông giữ xe đạp, xe máy nói riêng Kết thúc công việc, được anh Quang và anh Kỳ đánh giá là có khả năng, nhiệt tình trong thực hiện công việc Đơn cử về 1 Biên bản tôi tham gia và ghi chép trong 1 cuộc họp tại phường Lê Đại Hành: UBND PHƯỜNG LÊ ĐẠI HÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BIÊN BẢN LÀM VIỆC Về việc: Rà soát và quy hoạch một số điểm để xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn phường Hôm nay, vào hồi 10h 15’ ngày 31 tháng 03 năm 2009 Tại UBND phường Lê Đại Hành Nguyễn Thị Quỳnh Nga 35 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp I Chúng tôi gồm: 1 Đ/c: Vũ Ngọc Hoà Chức vụ: PCT UBND Phường 2 Đ/c: Nguyễn Tiến Quang Chức vụ: Phó phòng Quản lý Đô thị quận HBT 3 Đ/c: Nguyễn Ngọc Kì Chức vụ: Cán bộ phòng Quản lý Đô thị 4 Sinh viên thực tập: - Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Bùi Quỳnh Phương II Làm việc với Ông( bà) 1 Nguyễn Tiến Quang 2 Nguyễn Ngọc Kì 3 Cùng 02 sinh viên thực tập của phòng Quản lý Đô thị Nội Dung Làm Việc: Rà soát và thống nhất và quy hoạch các điểm để xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn phường 1 Theo phòng Quản lý Đô thị Hiện tại phường có 11 điểm đã được cấp phép để xe đạp, xe máy 7 điểm đỗ ô tô, trong đó có 4 điểm hiện tại có cấp phép và 3 điểm đề xuất thêm để xe dưới lòng đường ▪ Đối với các điểm đã được cấp phép để xe đạp, xe máy Có: - Điểm 1 Để xe đạp, xe máy trên hè VinCom( 53, 55 Lê Đại Hành) - Điểm 2 VinCom trên phố Bà Triệu(giáp chùa Vân Hồ) - Điểm 3 Hè phố Bà Triệu VinCom( 191 Bà Triệu) góc phố Thái Phiên -Điểm 4 Công ty chứng khoán Công thương( hè phố Đoàn Trần Nghiệp) - Điểm 5 Số 5 Thể Giao( hết hạn phép) - Điểm 6 Công ty Yamaha - Điểm 7 Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo( 49 Đại Cồ Việt) - Điểm 8 Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Văn Hiến( số 2 Hoa Lư) - Điểm 9 Công ty khai thức điểm đỗ xe khu vực cổng chùa Vân Hồ - Điểm 10 Công ty cổ phần Sài Gòn công thương( 11A Đoàn Trần Nghiệp) - Điểm 11 Viện Quy hoạch Đô thị, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn( số 10 Hoa Lư) Nguyễn Thị Quỳnh Nga 36 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bổ sung 2 điểm:- Cửa toà nhà 25-27 Lê Đại Hành để xe cơ quan - Hè phố 30 Đại Cồ Việt ▪ Đối với các điểm để xe ô tô Hiện tại có 4 điểm có phép: 1 53- 55 Lê Đại Hành của công ty VinCom 2 Mặt phố Hoa Lư( dọc theo tường rào của Bộ Xây dựng) 3 Bãi đỗ xe phố Đội Cung 4 Số 10 phố Thể Giao của công ty Khai thác điểm đỗ xe Có 3 điểm dự kiến: 1 Hè phố tại 52-54 Lê Đại Hành, cách 20m so với nút giao thông 2 Lòng đường phía tường rào Vân Hồ 3 Ngõ Bà Triệu 2 Phường kiến nghị - Đề nghị các đơn vị trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô phải trông giữ xe theo quy định Các đơn vị phải có bảng niêm yết giá, kẻ sơn vạch, có biển trông giữ xe - Đề nghị quận thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp UBND phường trong việc kiểm tra việc trông giữ các điểm xe đạp, xe máy theo đúng quy định - Có kế hoạch cụ thể: Đề nghị nghiên cứu và xem xét thêm một số điểm cấp phép trông giữ xe đạp, xe máy sau: + 63 Bà Triệu đoạn tường rào Hải quan + Hè phố Lê Đại Hành dọc tường rào Viện Kiểm Sát quận HBT + Trước cửa trụ sở UBND Phường ( 18 Lê Đại Hành) + Trước của UBND quận HBT( 30 Lê Đại Hành) + Trước cửa phòng Tư pháp quận HBT( 30 Lê Đại Hành) KT CHỦ TỊCH UBND PHÓ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Quỳnh Nga 37 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Bài học kinh nghiệm đối với bản thân sau quá trình thực tập tại phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng 3.1 Về kiến thức cần bổ sung Trong thời gian thực tập tại đây tôi đã nhận thấy kiến thức tôi được học của Bộ môn Quản lý nhà nước về Đô thị tại trường khác với thực tế công tác này tại phòng Quản lý Đô thị Kiến thức học tại nhà trường nó mang tính chất vĩ mô, tổng quát Trong khi đó, công việc tại phòng lại mang tính thực tế, cụ thể, rõ ràng Sau thời gian thực tập tại đây, tôi đã có thêm những kiến thức: Nguyễn Thị Quỳnh Nga 38 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đô thị nói riêng Đặc biệt là công tác quản lý hè phố, lòng đường và quản lý hoạt động bán hàng rong theo quyết định số 02; 20 của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng cả về lý luận và thực tiễn tại phòng Quản lý Đô thị (như: hiểu về công tác quản lý hè phố, lòng đường, quản lý hoạt động bán hàng rong; tình hình thực hiện công tác này tại phòng Quản lý Đô thị; Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, những nguyên nhân, giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả của công tác này) + Những kiến thức trong giao tiếp, ứng xử tại cơ quan đòi hỏi lịch sự, văn minh trong làm việc giữa các cán bộ, công chức trong phòng với nhau Trong các buổi làm việc với dân đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có các kiến thức về pháp luật, chuyên môn, tôn trọng dân và hiểu được mong muốn, nguyện vọng của dân, tận tình, chu đáo với dân Để từ đó, có thể hỗ trợ, giúp đỡ trong giải quyết theo đúng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của dân + Tinh thần và trách nhiệm cao trong thực hiện công việc của cán bộ, công chức 3.2 Về tổ chức thực hiện công việc Thông qua việc chủ động quan sát hoạt động hàng ngày của cơ quan Đặc biệt thông qua việc quan sát, học hỏi việc tổ chức thực hiện công việc của cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn cho tôi tại phòng Quản lý Đô thị Tôi đã nhận biết và hiểu thêm thêm những kinh nghiệm trong thực hiện công việc là: Việc tổ chức và thực hiện công việc được tiến hành theo một quy trình nhất định có sự tập trung và thống nhất trong thực hiện công việc, sự chỉ đạo tập trung của cán bộ lãnh đạo và sự thực thi nhiệm vụ của công chức; sự phối kết hợp và chịu trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong thực hiện từng công việc cũng như giữa các bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ chung của phòng ( như: Công việc của cán bộ thực hiện công tác quản lý hè phố, lòng đường thì thực hiện theo các nhiệm vụ của phòng Quản lý Đô thị; trong quá trình thực hiện có sự phối kết hợp với cán bộ của phòng Nội vụ, hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở các Nguyễn Thị Quỳnh Nga 39 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp phường trong thực hiện công tác này trên đại bàn các phường của quận; đồng thời có báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình về kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao) Trong thực hiện các công việc đòi hỏi sự chủ động, năng động, làm quen với phương pháp làm việc mới, phương pháp lắng nghe và làm việc nhóm và khả năng thích nghi với môi trường và điều kiện làm việc mới Có như vậy, việc thực hiện công việc mới đảm bảo có sự sáng tạo và đạt hiệu quả cao 3.3 Về kỹ năng chuyên môn Tôi nhận thấy và học hỏi được một số kỹ năng chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đô thị nói chung và công tác quản lý hè phố, lòng đường nói riêng( Thông qua cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn tôi tại nơi thực tập), đó là: Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong thực thi công việc; sự chính trực, nhẫn nại ở mức độ cao; kỹ năng ứng xử và giải quyết xung đột hiệu quả trong vai trò người quản lý, người chấp hành nhiệm vụ Để có thể trở thành cán bộ quản lý đô thị làm việc có hiệu quả, bản thân cá nhân người cán bộ cần có những năng lực cần thiết như: lãnh đạo; hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của cơ quan; khả năng tư duy chiến lược trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đô thị; công nghệ quản lý đô thị Tất cả đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta phải thường xuyên, liên tục học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng trên để nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình 3.4 Nhu cầu tự đào tạo trong tương lai Việc đề cao vai trò tự đào tạo trong tương lai của bản thân mỗi sinh viên chúng ta nói riêng và của tất cả mọi người hiện nay là rất cần thiết Xác định xã hội tương lai trong chuyên ngành ta được đào tạo cần cái gì?( kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, các kỹ năng chuyên môn, ) Đánh giá bản thân chúng ta đã có những gì về kiến thức, kỹ năng này? Ta còn thiếu những gì? Đã đáp ứng được các nhu cầu mà xã hội cần hay chưa? Để từ đó, bản thân tôi cũng như tất cả mọi người có sự chủ động sáng tạo, lập kế hoạch, tìm phương án khả thi để Nguyễn Thị Quỳnh Nga 40 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp nâng cao năng lực của mình Hiện nay cũng như trong tương lai tôi có nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn về quản lý hành chính nhà nước, tiếng anh, vi tính để có thể tìm kiếm và đáp ứng được nhu cầu của công việc trong tương lai theo đúng chuyên ngành tôi được đào tạo trong thị trường lao động đầy cạnh tranh hiện nay Kết luận Như vậy, kết thúc 02 tháng thực tập tại phòng Quản lý Đô thị Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các các bộ, công chức trong phòng, đặc biệt là anh Quang và anh Kỳ Cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy, cô giáo trong đoàn thực tập trong quá trình tôi làm báo cáo chuyên đề, cũng như trong quá trình tôi được tập làm quen với các việc tại đây Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm trong thực tế thực hiện công việc, do vậy tôi còn có những thiếu sót, hạn chế Và tôi rất mong được sự chỉ bảo, nhắc nhở của Quý cơ quan và của các thầy, cô giáo để tôi có thể có thêm được những kiến thức, kinh nghiệm thực Nguyễn Thị Quỳnh Nga 41 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp tế bổ ích phục vụ cho công việc sau này của mình, cũng như giúp tôi hoàn thiện báo cáo thực tập một cách tốt nhất Với 02 tháng thực tập tại đây, thời gian tuy không dài nhưng đã mang lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích Tôi đã được tiếp cận với thực tiễn công việc, học được cách áp dụng kiến thức vào thực tế cũng như học tác phong làm việc mới tại môi trường nơi tôi thực tập Qúa trình làm những công việc trên đã giúp tôi nhận ra giữa những kiến thức đã được học tại nhà trường và trong thực tế thực hiện công việc tại các cơ quan là có khác nhau và điều này sẽ giúp tôi bổ sung những kiến thức còn thiếu của mình Qua quá trình thực tập tôi còn nhận thấy, vai trò của việc tự đào tạo của chính mình cần phải được đề cao hơn nữa, điều này sẽ giúp tôi chủ động bổ sung, khắc phục những mặt yếu về kiến thức, kĩ năng trong phương pháp học tập, nghiên cứu, trong thực tế thực hiện công việc Tất cả những điều trên sẽ giúp tôi có thể tìm kiếm được công việc đúng với chuyên ngành tôi đã được học ngay khi ra trường Tài liệu tham khảo - Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng Quản lý Đô thị trên toàn quốc - Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn, quản lý đường đô thị Nguyễn Thị Quỳnh Nga 42 Lớp: KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Quyết định số 1601/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên phòng Xây dựng Đô thị thành phòng Quản lý Đô thị - Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND ngày 09/01/2008 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Quyết định số 20/2008/QĐ- UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Kế hoạch số 444/KH- UBND Thành phố Hà Nội ngày 11/06/2008 về thực hiện quản lý sử dụng hè phố, lòng đường; quản lý hoạt động bán hàng rong và quản lý các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy trên địa bàn quận thực hiện theo quyết định số 02; 20 của UBND Thành phố Hà Nội - Các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài, internet Nguyễn Thị Quỳnh Nga 43 Lớp: KH6B