1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHỨC TRÁCH CỦA THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU

25 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 35,1 KB

Nội dung

CHỨC TRÁCH CỦA THUYỀN VIÊN TRÊN TẦUTiểu ban an toàn sức khoẻ trên tầu Tất cả Sỹ quan và Thuyền viên trên các tầu do Công ty quản lý có trách nhiệm bảo vệ môi trường, báo cáo về các sự cố

Trang 1

CHỨC TRÁCH CỦA THUYỀN VIÊN TRÊN TẦU

Tiểu ban an toàn sức khoẻ trên tầu

Tất cả Sỹ quan và Thuyền viên trên các tầu do Công ty quản lý có trách nhiệm bảo vệ môi trường, báo cáo về các sự cố liên quan đến môi trường, tích cực ủng hộ công tác tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc tuân thủ các quy định về môi trường và phổ biến cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Thuyền trưởng được Công ty chỉ định là Sỹ Quan An Ninh Tầu

Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước và thay mặt Công ty trong công tác quản lý tầu nhằm đảm bảo an toàn cho thuyền viên cũng như các hoạt động khác của tầu trong khi vẫn đồng thời bảo vệ được quyền lợi của chủ tầu và người thuê tầu Thuyền trưởng cũng chịu trách nhiệm về việc tuân thủ

nghiêm túc các quy định nói trong SQEMS của Công ty

Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về an ninh của tầu bao gồm việc tuân thủ

và kết hợp cặt chẽ với Sỹ Quan An Ninh Công Ty và Sỹ Quan An

Ninh Cảng đảm bảo thực hiện kế hoạch an ninh tầu

Trang 2

Công ty đảm bảo cho thuyền trưởng trên các tầu của Công ty được phép Vượt Quyền khi cần đưa ra các quyết định liên quan trực tiếp đến sự an toàn

và bảo vệ môi tường, yêu cầu sự trợ giúp của Công ty khi cần thiết

Quy định trên không miễn từ trách nhiệm của thuyền trưởng trước Công ty trong việc đưa ra các quyết định hay chỉ thị không làm tổn hại đến an toàn của tầu và thuyền viên Trong một số hoàn cảnh cần thiết và để nhằm mục đích đảm bảo cho an toàn của tầu cũng như thuyền viên Thuyền trưởng đượcphép hành động trái với các quy định của SQEMS Thuyền trưởng phải đảm bảo:

- Các hoạt động của tầu được lên kế họach, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất phù hợp với quy định trong SQEMS của Công ty, các yêu cầu của người thuê tầu và các quy định của quốc gia cũng như quốc tế

- Cùng với Máy trưởng và Tiểu Ban An Toàn Sức Khoẻ thực hiện công tác bảoquản bảo dưỡng và vận hành máy tầu và các thiết bị nhằm tránh mọi sự chậm trễ không đáng có

- Cùng với đại phó chuẩn bị danh mục các hạng mục sửa chữa trong đà liên quan đến Cabin tầu, trang thiết bị hàng hải và thông tin liên lạc

- Giúp Cán bộ Kỹ thuật trong thời gian sửa chữa trong đà và nghiệm thu sửachữa

- Thông tin liên lạc thông suốt với Công ty nhằm mục đích khai thác tầu có hiệu quả nhất và cập nhật kịp thời các thông tin về tình hình chuyến đi

- Kế hoạch chuyến đi và hải hành của tầu được thực hiện một cách mẫn cán

để việc vận chuyển hang hoá đạt hiệu quả cao

- Công tác xếp dỡ và bảo quản hàng hoá được kiểm soát một cách an toàn

và bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa chậm trễ hay tổn thất cho chuyến đi

- An toàn cho tầu, phòng chống ô nhiễm môi trường, sẵn sàng đối phó và thực hiện Kế hoạch thực tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp

- Thực hiện công tác huấn luyện thuyền viên trên tầu theo chính sách và cáchướng dẫn của Công ty, kể cả các quy định huấn luyện của chính quyền hành chính và quốc tế

- Sỹ quan và thuyền viên được hướng dẫn và thực tập để đảm bảo khả năng yêu cầu cho chức danh đó, đặc biệt là các chức danh có trong quy định của SQEMS

- Giữ gìn mối quan hệ xã hội trong khuôn khổ các quy định của pháp luật cũng như SQEMS

- Công tác quản lý trên tầu được thực hiện tốt phù hợp với các chính sách vàhướng dẫn của Công ty cũng như các quy định quốc tế

Trang 3

- Soạn các báo cáo về các vấn đề kỹ thuật và an toàn của tầu gửi cho Công

ty đúng thời hạn quy định

Thuyền trưởng có thể dùng ‘Sổ lệnh đêm’ để bổ sung cho ‘Quy định trực ca’.♣

- Thuyền trưởng được phép liên lạc với Cán bộ phụ trách An toàn Chất lượng

để xin ý kiến hoặc hỗ trợ khi gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn trêntầu liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường

Thông qua việc tuân thủ thực hiện chính sách và các quy trình của công ty trên tầu Thuyền trưởng phải đảm bảo rằng:

- Các sỹ quan quản lý đã được làm quen với Hệ Thống Quản Lý An Toàn ChấtLượng

- Tất cả thuyền viên trên tầu giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ làm việc của tầu để đảm bảo cho an toàn của tầu

- Thông tin liên lạc giữa tầu và lực lượng hỗ trợ trên bờ luôn luôn thông suốt

- Các mệnh lệnh hợp lý và hướng dẫn phải rõ ràng và ngắn gọn

- Thuyền viên tích cực tuân thủ chính sách của Công ty và các quy trình trong SQEMS

- Thuyền viên hiểu biết về trách nhiệm an toàn và bảo vệ môi trường

Chức trách của Thuyền trưởng bao gồm cả việc kiểm tra khẳng định rằng cácquy định và quy trình của SQEMS được tuân thủ và đánh giá, mọi khiếm khuyết được báo cáo cho MSEQ Đánh giá trên tầu về SQEMS cần được thực hiện theo các quy trình miêu tả trong HOP Cần nhắc lại rằng Thuyền trưởng được vượt quyền khi xét thấy cần thiết hành động để đảm bảo an toàn cho tầu, thuyền viên và chống ô nhiễm môi trường

Các yêu cầu của tầu xin hỗ trợ từ Công ty hoặc các tổ chức liên quan trong trường hợp cần thiết phải được đưa ra sớm Khi không thể bàn bạc với hay nhận chỉ đạo từ Công ty trước khi yêu cầu trợ giúp từ các tổ chức ngoài Công

ty, Thuyền trưởng phải gửi báo cáo về Công ty sau đó khi có thể Trong trường hợp như vậy nhất là khi luật và các quy định quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng cung cấp các thông tin, Thuyền trưởng nên thận trọng trước khi đưa

ra những xác nhận, khai báo hoặc các thông tin bằng văn bản

Trang 4

Khi đưa ra các báo cáo bắt buộc, Thuyền trưởng cần chỉ xác nhận các sự kiện và xác nhận báo cáo hay biên bản sự việc đó được đưa ra là không có ý khiếu nại gì khác trước khi ký Trong tất cả các trường hợp cần phải thông báo choMSEQ.

Khi được các tổ chức phỏng vấn Thuyền trưởng có quyền yêu cầu trợ giúp của đại diện P&I hay luật sư nếu thấy cần thiết Các báo cáo hay biên bản nên chỉ được làm với sự trợ giúp và hướng dẫn của các chuyên gia về lĩnh vực đó hay các chuyên gia bảo vệ quyền lợi của Thuyền trưởng và chủ tầu.Kiểm tra tầu

Thuyền trưởng trong 15 ngày phải kiểm tra tầu ít nhất một lần như là yêu cầu tối thiểu của công ty Cùng với Máy trưởng và Đại phó Thuyền trưởng phải đảm bảo tất cả các phòng ở, không gian trong cabin tầu, nhà bếp, các phòng sinh hoạt chung của thuyền viên và phòng giặt được giữ gìn sạch sẽ

và vệ sinh Việc kiểm tra này phải được ghi lại trong nhật ký tầu

Thuyền trưởng cần quan tâm đặc biệt đến việc đề phòng lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, gián và các loại côn trùng trên tầu and kịp thời

sử dụng các biện pháp diệt và phòng ngay từ khi mới phát hiện Trong thời gian tầu cậpcảng phải tuân thu nghiêm túc các quy định địa phương về Vệ Sinh Dịch Tễ và đặc biệt là mắc đầy đủ các chắn chuột Tất cả các sổ tay SQEMS bao gồm cả Sổ tay QLAT Trên Tầu phải được giữ trên tầu và bàn giaocho Thuyền trưởng mới

Không một quy định nào trong chức trách này miễn trừ cho Thuyền trưởng trách nhiệm và quyền hạn đưa ra các mệnh lệnh và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ tính mạng con người, an toan của tầu và hàng hoá trên tầu mà không cần quan tâm là các biện pháp này có tuân thủ SQEMS hay không

Quyền hạn

Thuyền trưởng, là người đứng đầu Tiểu ban An Toàn Sức Khoẻ tầu, có thẩm quyền hoà giải giữa các bộ phận trên tầu để đảm bảo cho mọi hoạt động củatầu được an toàn

Trang 5

Quan hệ

Đối với cấp trên - Thiết lập và giữ gìn quan hệ tốt

Đối với Thuyền viên - Thiết lập và giữ gìn quan hệ tốt

Đối với đăng kiểm – Marine Executive liên hệ cùng làm việc với Thuyền trưởng và Chuyên viên Kỹ thuật về các vấn đề liên quan đến vận hành khai thác, an toàn của tầu và chống ô nhiễm môi trường

1.2 Đại phó

Liên hệ và báo cáo trực tiếp cho: - Thuyền trưởng

Quan hệ công việc: - Thuyền trưởng, Máy trưởng, Máy 2, Thuỷ thủ trưởng, các SQVH Boong, tất cả mọi người trên tầu

Người thay thế: - Thuyền trưởng, Thuyền phó 2, Thuyền phó 3

Trách nhiệm

Đại phó được chỉ định là Sỹ Quan An Toàn và Sỹ Quan Hàng Hoá của tầu.Đại phó phải giữ gìn tầu luôn luôn ở mức độ an toàn cao và giúp phát hiện các khu vực cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, các biện pháp này có thể thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với Công ty và Thuyền trưởng

Đại phó chịu trâch nhiệm các ghi chép đồng thời bảo quản tất cả các tài liệu liên quan đến các hoạt động an toàn, họp an toàn và hội thảo nếu có, việc cùng Thuyền trưởng thực hiện kiểm tra an toàn tầu và các chương trình huấn luyện đặc biệt

Đại phó phải điều hành bộ phận boong một cách hiệu quả Đồng thời Đại phó cần tích cực tìm hiểu trước và học hỏi về các công việc của và trợ giúp Thuyền trưởng khi cần Đại phó cũng là người thay thế Thuyền trưởng và Sỹ quan trực ca khi Thuyền trưởng vắng mặt Ngoài ra chức trách của Đại phó, bao gồm nhưng không hạn chế như liệt kê sau đây:

• Là ngưòi kế cận Sỹ Quan An Ninh tầu

• Trực ca biển như quy định

• Phải được làm quen với SQEMS

• Phụ trách công tác dằn bal lát, xếp dỡ hàng hoá, tính toán độ lệch mớn và thế vững, vệ sinh và nạp khí trơ các két hàng

Trang 6

• Lập kế hoạch bố trí buộc dây khi cập cầu, phổ biến kế hoạch này cho 2/O

và 3/O trước khi tầu đến cảng

• Đảm bảo neo đã trong tình trạng sẵn sàng thả khi tiến hành cập cầu hay hải hành qua khu vực nước nông

• Chịu trách nhiệm về giấy tờ liên quan tới xếp dỡ hàng hoá, tính toán mớn nước, thế vững, lực uốn và lực cắt cũng như báo cáo cho Thuyền trưởng biết

về tình trạng vỏ tầu, các két, hầm hàng, hệ thống đường ống và trang thiết

bị trên boong

• Phân công trực ca trong cảng và trên biển

• Đảm bảo tầu có đủ số lượng bộ đàm cá nhân và chúng đang trong tình trạng hoạt động tốt

• Chịu trách nhiệm bảo quản bảo dưỡng tất cảc các khu vực trên tầu theo HệThống BQBD Theo Kế Hoạch trừ các khu vực và các kho thuộc buồng máy

• Điều chỉnh chuẩn các dụng cụ đo nồng độ khí

• Đảm bảo thuỷ thủ được bố trí công việc phù hợp và hiệu quả, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn lao động khi làm việc

• Phân công và theo dõi công việc hàng ngày của thợ bơm cũng như khi nhận hàng, bơm hàng và vệ sinh hầm hàng

• Kế hợp với Máy trưởng chuẩn bị danh mục các hạng mục sửa chữa trên đà cho phần boong và hệ thống làm hàng

• Trợ giúp Cán bộ KT trong thời gian trên đà và nghiệm thu

• Huấn luyện 2/O và 3/O công tác làm hàng, dằn ba lát, xếp hàng và tính toán thế vững

Quyền hạn

Đại phó là người chỉ huy thứ 2 kế cận Thuyền trưởng của bộ phận boong và quản lý tầu

Quan hệ

Thuyền viên - Thiết lập và giữ quan hệ tốt

Đăng kiểm - Người đứng đầu Tiểu Ban An Toàn Sức Khoẻ liên hệ cùng làm việc với Thuyền trưởng và Chuyên viên Kỹ thuật về các vấn đề liên quan đếnvận hành khai thác, an toàn của tầu và chống ô nhiễm môi trường

Trang 7

1.3 Thuyền phó 2

Liên hệ và báo cáo trực tiếp cho: - Thuyền trưởng và Đại phó

Quan hệ công việc: - Thuyền trưởng, Máy trưởng, Đại phó

Người thay thế: - Đại phó, Thuyền phó 3

Trách nhiệm

Thuyền phó 2 được chỉ định là Sỹ quan Hành hải của tầu

Chịu trách nhiệm về sự an toàn hàng hải của tầu trong thời gian ca trực của mình theo các quy định trong Sổ tay QLAT Tầu của Công ty

Tu chỉnh hải đồ của tầu, Danh mục tiêu đèn, Danh mục các trạm Radio, Hàng hải chỉ nam, Thông tin cảng và các tài liệu hàng hải khác, ghi chép Nhật ký tu chỉnh hải đồ và quản lý các tài liệu trên chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng, vật tư phụ tùng dự trữ của các thiết bị sau:

• Thiết bị hàng hải vệ tinh độc lập

• Máy đo sâu

• Tốc độ kế

• La bàn từ

• La bàn điện

• Máy thu thời tiết Facsimile

• Máy ghi hướng đi

• Máy ghi vị trí tay chuông buồng máy

Trang 8

• Báo cáo tất cả các trục trặc và bất thường của các trang thiết bị hàng hải

• Baó cáo về vểu trí tầu 12 giờ trưa hàng ngày cùng với các thông số khác của 24 giờ qua cho Thuyền trưởng và Máy trưởng

• Trình Thuyền trưởng xem xét phê duyệt Kế Hoạch Hàng Hải Chuyến đi

• Kiểm tra cẩn thận tất cả tuyến đi, các hướng đi , các điểm chuyển hướng vv theo chỉ dẫn của Thuyền trưởng

• Tính toán các chỉ tiêu hoạt động theo ngày của tầu và ghi vào nhật ký tầu

• Chuẩn bị các biểu mẫu chuyến đi và nhật ký làm hàng của Chủ tầu/Người thuê tầu theo hướng dẫn của Thuyền trưởng

• Chuẩn bị buồng lái trước khi đến/rời cảng theo Danh mục kiểm tra trước khi tầu đến/rời cảng bao gồm cả kế hoạch chuyến

• Đảm bảo các trang thiết bị cứu hoả cuả tầu như mô tả trong”Sơ đồ cứu sinh cứu hoả” cuả tầu được bảo quản đúng qui định và hoạt động tốt, trừ cáctrang thiết bị cố định Các trang thiết bị nói trên bao gồm cả các vị trí đặt ở trên boong, buồng máy và các khu vực khác có đặt các trang thiết bị này

• Trực ca trong cảng và trên biển đúng qui định, kiểm soát nhân lực đi ca đó

và ghi chép đầy đủ các diễn biến trong ca vào sổ nhật ký tầu

• Bảo quản trang thiết bị vô tuyến và ắc quy nguồn dưới sự trợ giúp của Máytrưởng hoặc Sỹ quan máy đựơc chỉ định Đảm bảo các thiết bị trên được thử định kỳ và ghi Sổ nhật ký GMDSS theo quy định cho hệ thống GMDSS

• Bảo quản Bệnh viện tầu và trang thiết bị y tế, đặc biệt là quản lý và kiểm

kê thuốc

• Phụ trách cấp phát thuốc khi tầu hành trình dứơi sự hướng dẫn của Đại phó

và Thuyền trưởng khi cần thiết

• Trợ giúp Thuyền trưởng khi cần liên lạc yêu cầu hỗ trợ y tế hay phẫu thuật

cá nhân

• Đảm bảo tủ thuốc của tầu đầy đủ thuốc theo quy định, mọi thiếu hụt do đã

sử dụng được bổ sung kịp thời và ghi chép vào Sổ Theo Dõi Cấp Phát Thuốc

• Thuyền phó 2 phải làm quen với nội dung của tất cả các Sổ tay An Toàn vàQuy trình của Công ty

Quyền hạn

Thuyền phó 2 phải tích cực tìm hiểu các công việc và kiến thức chuyên môn của Đại phó, đồng thời trợ giúp Đại phó khi được yêu cầu

Quan hệ

Trang 9

Thuyền viên- Thiết lập và giữ gìn quan hệ tốt.

1.4 Thuyền phó 3

Liên hệ và báo cáo trực tiếp cho:-Thuyền trưởng và Đại phó

Quan hệ công việc:-Thuyền trưởng, Đại phó, Máy trưởng, Thuyền phó 2Người thay thế:- Đại phó, Thuyền phó 2

Trách nhiệm

Thuyền phó 3 được chỉ định là Sỹ quan an toàn thực tập của tầu

Thuyền phó 3 chịu trách nhiệm hàng hải an toàn trong thời gian đi ca buồng lái và theo các qui định trong SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN của công ty Ngoài

ra, trách nhiệm của Thuyền phó 3 còn bao gồm nhưng không chỉ hạn chế như liệt kế dưới đây:

• Trực ca trong cảng và trên biển đúng qui định, kiểm soát nhân lực đi ca đó

và ghi chép đầy đủ các diễn biến trong ca vào sổ nhật ký tầu

• Trợ giúp Thuyền phó 2 khi được yêu cầu làm công tác tu chỉnh hải đồ và các tài liệu hàng hải

• Kiểm tra kế hoạch chuyến đi do Thuyền phó 2 lập ra, tính toán khoảng cách đi được lúc buổi trưa

• Bảo quản tủ cờ và các dấu hiệu hàng hải, đảm bảo tầu có đủ cờ và các dấuhiệu và chúng được treo đúng qui định khi tầu ở trong cảng

• Đảm bảo các trang thiết bị cứu sinh cuả tầu như mô tả trong”Sơ đồ cứu sinh cứu hoả” cuả tầu được bảo quản đúng qui định và hoạt động tốt, trừ cáctrang thiết bị cố định Các trang thiết bị nói trên bao gồm cả các vị trí đặt ở trên boong, buồng máy và các khu vực khác có đặt các trang thiết bị này

• Tìm hiểu, làm quen với các hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh

và đảm bảo các qui trình sử dụng chúng được tuân thủ

• Thường xuyên/Định kỳ kiểm tra các xuồng cứu sinh và trang thiết bị nâng

hạ, đảm bảo chúng trong tình trạng tốt

• Dự họp Tiểu Ban An Toàn Sức Khoẻ, làm thư ký THực hiện kịp thời, sớm nhất các chỉ thi liên quan đến trang thiết bị cứu sinh, kiểm tra và cập nhật tất cả cácbiển hiệu an toàn, bảng phân công cứu sinh cứu hoả, khi cần thiết

• Báo cáo tất cả các khiếm khuyết của trang thiết bị an toàn và các vấn đề

Trang 10

liên quan đến an toàn cho Đại phó và Thuyền trưởng, đồng thời cũng báo cáo cho Máy trưởng các vấn đề liên quan đến trang thiết bị an toàn trong buồng máy.

• Tự tìm hiểu và làm quen nội dung của các sổ tay quản lí an toàn và các quitrình của Công ty

Quyền hạn.

Thuyền phó 3 phải tích cực tìm hiểu trước kiến thức về công việc và trách nhiệm của thuyền phó 2, trợ giúp khi được yêu cầu

Quan hệ

Thuyền viên:-Thiết lập và giữ gìn quan hệ tốt

1.5 Sỹ quan Vô Tuyến Điện, nếu có

Báo cáo trực tiếp cho: Thuyền trưởng

Quan hệ công việc: Thuyền trưởng, Người trực ca Buồng lái, Máy trưởngNgười thay thế: Thuyền trưởng

• Chuẩn bị bảng lương và các chi phí của tầu

• Soạn các giấy tờ, thủ tục tầu đến tầu đi, thủ tục hải quan, danh sách thuyền viên, v.v , trước khi tầu đến hay rời cảng

• Giúp Thuyền trưởng tiếp các đoàn thủ tục lên tầu như Hải quan, cảnh sát

Trang 11

cửa khẩu, chính quyền cảng, v.v

• Nhận các bản tin thời tiết

• Nhận các cảnh báo hàng hải

• Quản lý và ghi chép phụ tùng vật tư dự trữ và các dụng cụ phục vụ cho trạm radio tầu

• Gửi các bức điện của Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng khi cần

• Kiểm tra bằng cấp chứng chỉ của thuyền viên cùng thuyền trưởng và đảm bảo rằng chúng phù hợp với tầu và còn hạn sử dụng

• Kiểm tra các hộ chiếu và sổ tiêm chủng để đảm bảo chúng còn hạn sử dụng và được giữ gìn cẩn thận, an toàn

• Bảo quản, bảo dưỡng trạm radio, các thiết bị sự cố liên quan như ắc quy, ăng ten, v.v

• Thực hiện việc liên lạc (điện thoại, fax, telec, radio) đến và từ tầu dưới sự hướng dẫn của Thuyền trưởng

• Dự các cuộc họp trên tầu và làm thư ký- tổ chức các cuộc họp tầu

• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thuyền trưởng

• Trợ giúp công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị hànghải

• Trợ giúp Sỹ quan trực trên buồng lái trong thời gian chuẩn bị máy

• Huấn luyện Sỹ quan và thuyền viên sử dụng các phương tiện phát tín hiệu khẩn cấp

• Dọn dẹp phòng radio

Sỹ quan vô tuyến điện chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh luôn trong tình trạng hoạt động tốt, sẵn sàng nhận và phát các bức điện bằng điện thoại/telec/fax 24/24h Kiểm tra chất lượng tín hiệu định

kỳ theo thời gian quy định và nếu cần thiết đổi sang bắt tín hiệu của vệ tinh khác để tín hiệu được tốt hơn Sỹ quan vô tuyến điện phải tự tìm hiểu và làmquen với nội dung của các Sổ tay an toàn của Công ty cùng các qui trình liênquan

Quyền hạn

Theo sự phân công của Thuyền trưởng

Nếu tầu không có Sỹ quan vô tuyến điện, Thuyền phó 2 và Thuyền phó 3 sẽ được Thuyền trưởng phân công đảm nhận các nhiệm vụ của Sỹ quan vô tuyến điện

Trang 12

Quan hệ

Thuyền viên - Thiết lập và giữ mối quan hệ tốt

1.6 Phục vụ viên trưởng / Bếp trưởng

Báo cáo - Thuyền trưởng

Quan hệ công việc - Thuyền trưởng, đại phó

Người thay thế - Phục vụ viên

Trách nhiệm

Phục vụ viên trưởng / Bếp trưởng chịu trách nhiệm về công tác của bộ phận phục vụ và sắp xếp chuẩn bị bữa ăn trên tầu Trách nhiệm của CS/CC bao gồm nhưng không hạn chế như liệt kê sau đây:

• Giữ vệ sinh chung các buồng ăn, kho thực phẩm vv (kho thực phẩm khô

và kho lạnh)

• Giữ vệ sinh chung tất cả các dụng cụ

• Đảm bảo quy trình xử lý rác thải của Công ty đặt đúng vị trí và được thực hiện đúng

• Lập yêu cầu thực phẩm, vật tư và gửi cho Thuyền trưởng

• Kiểm tra số lượng, chất lượng và giá cả lúc nhận thực phẩm, vật tư từ các nhà cung cấp

• Phải kiểm tra tồn kho vào cuối tháng và chuẩn bị báo cáo thực phẩm theo mẫu CÔNG TY Form-110HOP

• Đảm bảo phục vụ viên trong nhà ăn phải mặc áo khoác phục vụ hoặc sơ mitrắng, quần âu đen hoặc xanh đen sạch sẽ

• Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của Thuyền trưởng

• Một tháng hai lần kiểm tra vệ sinh chung cùng với Thuyền trưởng

• Phục vụ viênị trưởng phải tự tìm hiểu làm quen với tất cả các quy trình và

sổ tay hướng dẫn của CÔNG TY

Quyền hạn

Quản trị trưởng, Bếp trưởng chịu trách nhiệm giám sát phục vụ viên

Quan hệ

Ngày đăng: 07/05/2016, 17:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w