1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TRÊN VÙNG ĐỒI NÚI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH

89 675 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

Đề tài trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp trên vùng đồi trước núi. Đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả kinh tế của một số mô hình khi áp dụng trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy. Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của vùng, đề xuất các mô hình nông lâm kết hợp cụ thể ở địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trang 1

Lớp: Địa 4A

HUẾ, THÁNG 5, 2013

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3

5 Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài 5

6 Cấu trúc của đề tài 9

NỘI DUNG 10

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU, ĐỀ XẤT

CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP 101.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 10

1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 22

1.2.3 Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế

-xã hội trong NLKH 23

1.3 CÁC HỆ CANH TÁC NLKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 24

1.3.1 Các hệ canh tác NLKH ở trên thế giới 24

1.3.2 Các hệ canh tác NLKH ở Việt Nam 25

Chương 2KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN

LỆ THỦY LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM

KẾT HỢP 282.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 28

2.1.1 Vị trí địa lí 28

Trang 3

2.1.4 Thuỷ văn 33

2.1.5 Thổ nhưỡng 34

2.1.6 Thảm thực vật 36

2.1.7 Đặc điểm các tiểu vùng sinh thái trên địa bàn nghiên cứu 37

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI38

2.2.1 Dân số và nguồn lao động 38

2.2.2 Khái quát tình hình kinh tế huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình39

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NLKH TRÊN VÙNG ĐỒI NÚI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 42

2.3.1 Thuận lợi 42

2.3.2 Khó khăn 42

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NLKH TRÊN VÙNG ĐỒI NÚI HUYỆN LỆ

THỦY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 443.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNGBÌNH 44

3.1.1 Quỹ đất nông - lâm nghiệp và phân bố quỹ đất 44

3.2.3 Mô hình vườn - ao - chuồng 50

3.2.4 Mô hình Rừng - vườn - ao - chuồng 53

3.2.5 Mô hình Rừng - hoa màu - chuồng - ruộng lúa 55

3.3 ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NLKH TRÊN VÙNG ĐỒI NÚI HUYỆN LỆTHỦY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 59

Trang 4

3.3.2 Đề xuất các mô hình NLKH trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 63

3.3.3 Đề xuất các mô hình NLKH theo các tiểu vùng sinh thái 75

3.3.4 Đề xuất các giải pháp xây dựng các mô hình NLKH trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Tồn tại 84

3 Kiến nghị 84

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nông lâm kết hợp (NLKH) trên vùng đồi núi là một phương thức canh tác cóhiệu quả kinh tế và bền vững, không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mà còn

có tác dụng bảo tồn nguồn nước; phục hồi nâng cao độ phì, bảo vệ và hạn chế xóimòn đất trong sản xuất nông nghiệp trên các dạng địa hình có độ dốc lớn

Với 3/4 diện tích là đồi núi, thuộc vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm,lượng mưa lớn tập trung theo mùa nên việc áp dụng các mô hình canh tác NLKH

có tầm quan trọng đối với nước ta Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đất đồi núi

ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ít phù hợp với phương thức canh tác độc canh màcần thiết phải canh tác theo các mô hình NLKH nhằm duy trì sự bền vững củasản xuất nông lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện dânsinh ở khu vực này

Huyện Lệ Thủy nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình, với diện tích 1.416

km2, dân số 140.883 người (năm 2011) Hơn 2/3 diện tích của huyện là đồi núi,nơi đây có các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội thuận lợi cho phát triển các

mô hình nông lâm kết hợp Tuy nhiên, vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên ởhuyện Lệ Thủy vẫn còn nhiều bất cập, hình thức canh tác chủ yếu là độc canh, kĩthuật canh tác lạc hậu, thiếu quy hoạch nên chưa phát huy được tiềm năng vốn

có của vùng đồi núi và hiệu quả sản xuất chưa cao Vì vậy, cần có định hướngxây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, góp phần phát triển nông lâm nghiệpcủa huyện theo hướng bền vững

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số mô hình NLKH đang đượctriển khai; tuy nhiên, công tác quy hoạch các mô hình NLKH thiếu khoa học,việc bố trí các loại cây, con trong mô hình còn mang tính tự phát nên hiệu quả

kinh tế, xã hội và môi trường chưa cao Vì vậy, việc "Nghiên cứu đề xuất các

mô hình nông lâm kết hợp trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

" là một vấn đề mang tính cấp thiết nhằm góp phần khai thác hợp lý tài nguyên

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng bền vững

Trang 6

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu

Xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các mô hình NLKH phục vụmục tiêu phát triển bền vững dựa trên việc phân tích các tiềm năng và các đặcđiểm đặc thù của vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập, chọn lọc các tài liệu liên quan đến việc xây dựng một số môhình NLKH của các tác giả đi trước, lựa chọn các nội dung cần thiết nhằm xácđịnh cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các mô hình NLKHtrên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, tài nguyên đất vàhiện trạng sử dụng đất đai của huyện Lệ Thủy làm cơ sở cho việc đề xuất các môhình NLKH trên vùng đồi núi theo hướng phát triển bền vững

- Nghiên cứu các mô hình NLKH ở nước ta, trên cơ sở đó lựa chọn vàvận dụng một số mô hình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế -

xã hội của huyện Lệ Thủy phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đề xuất một số mô hình NLKH có hiệu quả cao và bền vững trên vùngđồi núi của huyện

3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1 Giới hạn nội dung

+ Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình phục vụ cho việc đề xuất các mô hình NLKH trên địa bàn huyện

+ Tìm hiểu điều kiện để áp dụng các mô hình NLKH trên vùng đất dốchiện có trên thế giới và ở nước ta để so sánh, đối chiếu với các điều kiện củahuyện, trên cơ sở đó lựa chọn mô hình thích hợp và hiệu quả nhất

3.2 Giới hạn lãnh thổ

Lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ vùng đồi núi được giới hạn bằng ranh giớihành chính của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trên cơ sở quan niệm về vùngđồi núi

4 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 7

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống trong quan điểm địa lí học là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của lãnh thổ tự nhiên Theo quan điểm hệ thống thì mỗi thể tự nhiên là một hệ thống bao

gồm các thành phần cấu tạo nên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinhvật ) chúng luôn vận động và có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau.Chính vì sự tác động qua lại đó nên khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên của vùngđồi núi huyện Lệ Thủy phải nghiên cứu tổng thể hệ thống của nó nhằm địnhhướng cho việc xây dựng các mô hình NLKH phù hợp nhất theo hướng pháttriển bền vững

4.1.2 Quan điểm tổng hợp.

Mỗi thành phần tự nhiên là một bộ phận của một địa tổng thể, nếu mộtthành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác, có khi làmthay đổi cả địa tổng thể Áp dụng quan điểm này khi nghiên cứu, đề xuất một số

mô hình NLKH trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy các yếu tố tự nhiên như: địahình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật cần phải được xem xéttổng hợp Đồng thời quan tâm đến các điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán sảnxuất cụ thể của lãnh thổ nghiên cứu

4.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Các đối tượng địa lí tồn tại trên lãnh thổ chịu tác động tổng hợp của các

hệ thống vật chất và năng lượng nên mỗi đối tượng có đặc trưng riêng trên mỗikhông gian lãnh thổ riêng biệt Trong đề tài này sẽ nghiên cứu điều kiện tự nhiêntoàn bộ vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, nhưng khi xây dựng các mô hình NLKH sẽ

có sự khác nhau giữa các đơn vị lãnh thổ của huyện để phù hợp với những đặcđiểm riêng biệt về tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng vùng

4.1.4 Quan điểm kinh tế sinh thái

Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên Do vậyphát triển nông nghiệp theo các mô hình canh tác NLKH cần phải có sự cân đối giữahiệu quả kinh tế và sự bền vững về tài nguyên, chất lượng môi trường sinh thái

Trang 8

4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển bền vững thì "Pháttriển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổnhại khả năng của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ" Xuất phát

từ quan niệm trên, trong đề tài này phải xem xét toàn diện sự phát triển và hệ quảcủa sự phát triển đó Vận dụng quan điểm này, khi dề xuất các mô hình NLKHcần phải đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, đồng thời phải duy trì chất lượngđất nông nghiệp và lớp phủ thực vật đảm bảo cho sự phát triển bền vững

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Áp dụng phương pháp này đề tài thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan

đã được công bố trong các sách, báo, tạp chí khoa học; các đề án quy hoạch pháttriển nông lâm nghiệp của huyện và các công trình nghiên cứu liên quan đến sảnxuất NLKH trên vùng đồi núi Xử lý, chọn lọc, đối chiếu, so sánh từng nội dungnhất định nhằm xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các môhình NLKH thích hợp nhất để áp dụng trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình

4.2.2 Phương pháp bản đồ

Được áp dụng trong việc nghiên cứu các thành phần tự nhiên, trong đó chútrọng nghiên cứu bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quyhoạch sử dụng đất của huyện Lệ Thủy Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạtđược đề xuất bản đồ quy hoạch sản xuất NLKH phù hợp với các tiểu vùng sinhthái của huyện

4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là một phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí Trong đề tài nàychúng tôi tiến hành khảo sát theo tuyến Sen Thủy - Thái Thủy - Kim Thủy -Ngân Thủy để khảo sát thực tế điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hộicủa từng địa điểm, các hình thức canh tác nông nghiệp phổ biến các vùng này để

có cơ sở thực tiễn cho việc xác định các mô hình NLKH phù hợp cho từng đơn

vị lãnh thổ

Trang 9

4.2.4 Phương pháp so sánh địa lí

Được vận dụng trong việc so sánh điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội củahuyện với những vùng đã và đang áp dụng thành công các hình thức canh tácnông lâm kết hợp có hiệu quả, từ đó lựa chọn, đề xuất các mô hình phù hợp nhất

4.2.5 Phương pháp phân tích SWOT các mô hình nông lâm kết hợp

SWOT là chữ viết tắt của 4 từ tiếng anh: S-strengths; W-weakness; Opportunities; T-Threats SWOT là một phương pháp phân tích vấn đề đưa ra 4điểm nói trên Đây là một trong những phương pháp dùng để phân tích vấn đề,rất có hiệu quả trong việc phát hiện nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp giải quếtvấn đề Mục đích của phương pháp này là giúp cho việc:

O Nhận ra được tình huống hiện tại (điểm mạnh, điểm yếu), đây là điểmmang tính chủ quan, nội tại của mỗi mô hình

- Phân tích chiều hướng có thể xảy ra trong tương lai (cơ hội, thách thức)thường có tính khách quan do tác động từ bên ngoài

5 TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu mô hình NLKH phục vụ việc phát triển nông nghiệp bềnvững và các mục tiêu khác đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thếgiới quan tâm nghiên cứu

5.1 Trên thế giới

Mô hình NLKH đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước có diện tích đồi núi lớn Mô hình NLKH được hầu hết các nước ở châu Á

áp dụng như: Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

- Ở Indonesia: Ginoga K.et al đã thực hiện nghiên cứu về các hệ thống NLKHtiềm năng ở Indonesia và vấn đề tích lũy Cacbon Đề tài đã mô tả chi tiết các hệthống NLKH ở Indonesia bao gồm hệ thồng NLKH đa tầng giữa cây Cà phê vớicác loại cây che bóng, hệ thống NLKH dựa trên cây Sengon (cây lấy gỗ), dựa trêncây Duku (cây ăn quả), trên cây Sầu riêng Tác giả đã chỉ ra rằng, các hệ thốngNLKH khác nhau tạo ra những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường khác nhau

+ Dự án ACIAR FST/2005/177 giữa Viện nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế ,

Trang 10

trung tâm NLKH Indonesia, Bộ lâm nghiệp Indonesia và trường đại học Quốcgia Australia được tiến hành từ năm 2005, với mục đích cơ bản là nâng cao hiệuquả kinh tế của các hộ gia đình trồng cây gỗ Tếch trong hệ thống NLKH ởIndonesia thông qua việc giới thiệu một số kĩ thuật lâm nghiệp với đối với các hộnông dân, thiết kế cơ chế tài chính phù hợp nhằm khuyến khích người dân thamgia sản xuất gỗ tếch và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người dân.

- Mô hình NLKH ở Philippin: Hệ thống NLKH ở Philippin có thể phân chiatheo những thành phần chủ yếu của hệ thống đó là các cây trồng nông nghiệp,cây rừng và động vật chăn thả Những hệ thống NLKH được phân chia thành hệthống nông lâm, hệ thống lâm nghiệp - chăn nuôi, hệ thống nông nghiệp - chănnuôi và hệ thống nông-lâm nghiệp - chăn nuôi Tiêu biểu cho việc nghiên cứutheo hướng này là các công trình của Viện nông lâm Philippin, Trường đại họcLos Banos ,

- Mô hình NLKH ở Nepal: Cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp và chăn nuôi

là những thành phần cơ bản của hệ thống NLKH ở vùng đồi núi của Nepal Hệthống này đã đảm bảo sự ổn định và chứng tỏ là hệ thống sử dụng đất thành côngnhất ở vùng đồi núi của Nepal góp phần tăng năng suất và duy trì sự ổn định của

hệ sinh thái Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu của R.P Neupane và G.B.Thapa đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án NLKH đến thunhập của các hộ nông dân tự cung tự cấp ở huyện Ahding Dự án này được tiếnhành bởi trung tâm NLKH Nepal trong thời gian 2 năm 1993 - 1994 nhằm tăngnăng suất cỏ khô phục vụ chăn nuôi của các hộ gia đình thông qua tăng cường

áp dụng các mô hình NLKH

- Mô hình NLKH ở Malaysia: Phát triển các mô hình NLKH được coi làtương lai đầy hứa hẹn trong ngành nông nghiệp của Malaysia từ hơn hai thập kỉqua Các mô hình NLKH chủ yếu ở Malaysia bao gồm: mô hình trồng cao su +sentang (27,3%), cọ + sentang (21,2%), cọ + gỗ tếch (15,2%), cao su + gỗ tếch(9,1%) và các mô hình khác (27,3%) Các cơ quan và cá nhân nghiên cứu về các

mô hình này tiêu biểu như: Viện nghiên cứu phát triển cây cao su Malaysia, Việnnghiên cứu rừng và Bộ lâm nghiệp Malaysia, Ahmed, Azhar

Trang 11

Như vậy , trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mô hìnhNLKH trong đó, các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:

1 Bucha Somboosuke, Pramoth Kheowvongsri và Laxman Joshi (2007),

Smallholder Rubber Agroforestry for Higher Productivity in Thai Lan World

5 UNCCD (2003) Report of Asia - Pacific region agroforestry workshop.

6 UNCCD (2003) Report of the community level workshop on best practices in agroforestry and soil conversation in the context of the regional action programme to combat desertification in Africa

7 Ramos, Primer (2000) Securring the Future: by promoting the adoption

of sustainable agroforestry technologies, In R Dalmacio and N Lawas (eds),

Institute of Agroforestry, University of Philippinnes at Los Banos, Laguna

8 Standing Advisory Committee on Trunk Road Appraisal (SACTRA)

(2000), Transport and the Economy, New York.

9 Standing Advisory Committee on Trunk Road Asessment (1992) Assessing the Environmental Impact of Road Scheme.

10 World Bank (1999), Managing the Social Dimensions of Transport: The Role of Social Assessment.

5.2 Ở Việt Nam

Ở nước ta, tập quán canh tác NLKH đã có từ lâu đời như các hệ canh tácnương rẫy của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùngđịa lí sinh thái trên cả nước Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức canh tácNLKH một cách khoa học và hệ thống chỉ mới bắt đầu từ năm 1960 với sự ra

Trang 12

đời của mô hình Vườn - ao- chuồng (VAC) được áp dụng rộng rãi ở miền Bắcnước ta và sau đó là mô hình Rừng - vườn - ao -chuồng (RVAC) Từ đó đến nay

đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định cơ sở lí luận và thực tiễn choviệc xây dựng các mô hình NLKH, tiêu biểu là các công trình:

1 Tổng kết và nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam của KS.

Nguyễn Ngọc Bình năm 1986

2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng các phương thức nông lâm kết hợp ở Việt Nam Báo cáo của GS Vũ Biệt Linh trong Hội thảo khu vực châu Á- Thái Bình

Dương về hệ thống NLKH và lâm ngư kết hợp (1992)

3 Các hệ nông lâm kết hợp ở Việt Nam do GS Vũ Biệt Linh và KS Nguyễn

Ngọc Bình biên soạn (1995)

4 Sản xuất Nông lâm kết hơp ở Việt Nam KS Nguyễn Viết Khoa, ThS Trần Ngọc Hải, TS Vũ Văn Mễ đồng biên soạn trong Cẩm nang ngành lâm nghiệp

phát hành năm 2006

5 Giáo trình nông lâm kết hợp GS Nguyễn Kim Vui ( chủ biên), NXB Nông

nghiệp Hà Nội phát hành năm 2007

6 Nghiên cứu, cải tạo và sử dụng hợp lý hệ sinh thái Bình Trị thiên Trần Đình

Lý, Đỗ Hữu Thư (1996) NXB Nông nghiệp, Hà Nội

7 Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển kinh tế - môi trường ở các vùng sinh thái điển hình Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải và Đỗ Hữu Thư (1996),

Trang 13

3 Đề án trồng cây công nghiệp phân tán giai đoạn 2010-2020 tỉnh Quảng Bình.

Nhìn chung, các công trình trên đã trình bày quan niệm về mô hình nông lâmkết hợp, chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng các mô hình NLKH; trình bày các cơ sở líluận và thực tiễn cho việc xây dựng các mô hình canh tác NLKH có thể áp dụng ởnước ta Tuy nhiên, các công trình trên chưa tiến hành quy hoạch cụ thể việc ápdụng cho từng vùng lãnh thổ ở nước ta

UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng các đề án quy hoạch, các định hướngphát triển ngành nông - lâm nghiệp của huyện tầm nhìn đến năm 2020 Tuynhiên, chỉ có một số ít công trình đề đi sâu nghiên cứu việc áp dụng các mô hìnhNLKH trên vùng đồi núi huyện Lệ Thủy Do đó, đây là một vấn đề cần quan tâmnghiên cứu

6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài có cấu trúc gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệutham khảo và phần phụ lục, mục lục Trong đó, phần nội dung có 3 chương nhưsau:

+Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, đề xuất các

mô hình nông lâm kết hợp

+Chương 2: Khái quát đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của

huyện Lệ Thủy liên quan đến việc đề xuất các mô hình NLKH

+Chương 3: Đề xuất các mô hình nông lâm kết hợp trên vùng đồi núi

huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU, ĐỀ XẤT

CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1.1.1 Nông lâm kết hợp

1.1.1.1 Quan niệm về nông lâm kết hợp

Theo Bene và các cộng sự (1977), Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản

lý đất vững bền, làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sảnxuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng hay với gia súc cùnglúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh táctương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương

Theo Nair (1979), Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó

phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điềukiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để giatăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trênmột đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trêncác vùng đất khó khăn

Theo Lundgren và Raintree (1983), Nông lâm kết hợp là tên chung của

những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, haycây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diệntích quy hoạch đất với hoa màu và / hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo khônggian hay theo thời gian Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có sự tác độngtương hỗ, qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng

Các khái niệm trên đơn giản mô tả nông lâm kết hợp như là một loạt cáchướng dẫn cho việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp Tuy nhiên, nông lâm kết hợplại giống như là một kĩ thuật canh tác hơn là các hướng dẫn sử dụng đất Trong

nỗ lực để định nghĩa nông lâm kết hợp theo ý nghĩa tổng thể và mang đậm tínhsinh thái môi trường hơn, năm 1997,Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về NôngLâm kết hợp ( ICRAF) đã xem xét lại khái niệm nông lâm kết hợp và phát triển nó

Trang 15

rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại

Hiện nay, NLKH được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và nông nghiệp nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sản xuất và làm gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường ở các mức độ khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế trang trại" Có thể hiểu, nông lâm kết hợp là trồng

cây trên nông trại Theo ICRAF, NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tựnhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây trồng được phốihợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bềnvững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho ngườicanh tác ở các mức độ khác nhau

1.1.1.2 Đặc điểm của nông lâm kết hợp

Theo định nghĩa của ICRAF, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi lànông lâm kết hợp có các đặc điểm sau đây:

- Gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực vật và động vật)trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ lâu năm

- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống

- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn một năm

- Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và chức năng) và về kinh tế so vớicanh tác độc canh

- Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần câythân gỗ và thành phần khác

Trong các hệ thống NLKH sự hiện diện của các mối quan hệ tương hỗ vềsinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản

Theo Nair (1987)[34], các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kếthợp đã được đa số các nhà khoa học chấp nhận như sau:

- Nó là tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng cáccây lâu năm kết hợp với hoa màu và/hay gia súc trên cùng một đơn vị diện tích

- Phối hợp giữa sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài

Trang 16

nguyên cơ bản của hệ thống.

- Chú trọng sử dụng các loài cây địa phương, đa dụng

- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện đất dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp

- Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệthống sử dụng đất khác

- Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú, đa dạng hơn so vớicanh tác độc canh

Tóm lại, NLKH với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhaucủa nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau:

- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững

- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất

- Sắp xếp hoa màu cách tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm hoamàu và/hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất

- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh,kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hoá, xãhội của họ

- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường

1.1.1.3 Phân loại mô hình nông lâm kết hợp

a Quan điểm và nguyên tắc để phân loại các mô hình NLKH

Nông lâm kết hợp như đã được khái niệm ở trên là một lĩnh vực khoa họcmới đặt cơ sở trên các hiểu biết, phát triển riêng biệt tại mỗi vùng và dựa vào cácnghiên cứu nhằm bổ sung thêm thành các hệ thống mới Vì thế, nhiều tác giả đã cốgắng phân loại các mô hình nông lâm khác nhau vào một bảng sắp xếp thốngnhất Nair, 1989[34] đã tổng kết các đặc điểm của phương thức nông lâm và nêu

ra một số nguyên tắc đặt cơ sở cho phân loại như sau:

- Cơ sở cấu trúc: Dựa trên cấu trúc của các thành phần, bao gồm sự phối

hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứngcủa các thành phần hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau

- Cơ sở chức năng: Dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thành

phần trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ (thí dụ nhiệm vụ sản xuất

Trang 17

như là sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, củi, chất đốt hay nhiệm vụ phòng hộchẳng hạn như đai cản gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xóimòn,bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo dưỡng đất đai)

- Cơ sở kinh tế - xã hội: Dựa trên các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại

(thấp hay cao) hay cường độ hay tầm mức của sự quản trị và mục đích thương mại(tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay cả hai)

- Cơ sở sinh thái: Dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái

của các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn cho một sốvùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm.v.v

Các nguyên tắc phân loại trên rõ ràng có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn nhưcác nguyên tắc dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm

cơ sở để phân chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế,vùng sinh thái được sử dụng làm nền tảng để chia các nhóm theo mục đích

b Hệ thống phân loại

* Phân loại theo cấu trúc hệ thống

- Dựa trên tính chất của các thành phần.

Trong hệ thống nông lâm điển hình có ba thành phần chính là: cây thân gỗ,cây hoa màu và vật nuôi Nó dẫn đến sự phân loại sau đây:

+ Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu

+ Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và gia súc

+ Phương thức kết hợp hoa màu, đồng cỏ gia súc và cây lâu năm

- Căn cứ trên sự sắp xếp các thành phần

+ Theo không gian bao gồm: Hệ thống hỗn giao dày (thí dụ như hệ thốngvườn nhà) ; Hệ thống hỗn giao thưa (như hệ thống cây trên đồng cỏ); Hệ thống xentheo vùng hay băng (canh tác xen theo băng)

+ Theo thời gian bao gồm: Song hành cả đời sống, song hành giai đoạnđầu , trùng nhau một giai đoạn , tách biệt nhau, trùng nhau nhiều giai đoạn

* Phân loại theo chức năng của các hệ thống:

Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể có các chức năng như:

Trang 18

+ Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sảnxuất hàng hoá)

+ Phòng hộ (để che chắn và bảo vệ các hệ thống sản xuất khác)

+ Kết hợp giữa sản xuất và phòng hộ

* Phân nhóm theo vùng sinh thái

Các hệ thống nông lâm kết hợp có.thể được phân chia tuỳ theo từng vùngsinh thái khác nhau Nhiều hệ thống có thể có cấu tạo và sắp xếp các thànhphần giống nhau nhưng được phân loại khác do chúng được bố trí ở các hoàncảnh sinh thái khác nhau như vùng đồi núi, vùng cao, vùng thấp; vùng khô, vùngngập nước; khí hậu và đất đai khác nhau Thí dụ: hệ thống VAC được phát triểnkhắp Việt Nam nhưng chúng ta có thể phân biệt VAC ở vùng núi hay đồng bằng,miền Bắc, Tây Nguyên hay ở đồng bằng sông Cửu Long v.v

* Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế

Các hệ thống nông lâm kết hợp còn được phân chia theo tình trạng và mụctiêu của sản xuất như:

- Sản xuất hàng hóa: Khi hệ thống cho đầu ra là các sản phẩm khác nhau

để bán ra thị trường để lấy lời

- Tự cung tự cấp: Khi hệ thống sử dụng đất sản xuất cung cấp các sảnphẩm dùng trong gia đình như thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩmcho nông hộ

- Trung gian cả hai thứ: Hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tạichỗ của nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường

Hơn thế nữa các yếu tố dân sinh xã hội và văn hoá cũng ấn định những nétriêng lẻ cho từng hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp Tại một địa điểm đồngnhất về các yếu tố tự nhiên, sinh thái, một kỹ thuật như VAC có thể được phânbiệt khác nhau do được áp dụng bởi tình trạng kinh tế (giàu, trung bình hay nghèo)của nông hộ hoặc do các nhóm dân khác nhau (dân tộc ít người ở địa phương,người kinh ở đồng bằng, người di cư ở các vùng khác.v.v.)

1.1.1.4 Các thành phần cơ bản của hệ canh tác NLKH

Hệ canh tác nông lâm kết hợp có ba thành phần chủ yếu là:

Trang 19

+ Các loài cây thân gỗ sống lâu năm

+ Các loài cây trồng nông nghiệp thân thảo

+ Các loài động vật nuôi (gia súc, tôm, cá, ông mật )

Dựa vào sự kết hợp của ba thành phần trên, phân tích trong mối tươngquan giữa các thành phần đó chúng ta có thể sắp xếp thành các hệ canh tác nônglâm kết hợp khác nhau như sau:

Nông nghiệp Lâm nghiệp Nghề chăn nuôi

Nghề nuôi trồng

Lâm - ngư kết hợp

Nông - lâm - súc kết hợp

Nông - lâm - ngư kết hợp

Hình 1.1: Sơ đồ các hệ canh tác nông lâm kết hợp[12]

1.1.1.5 Vai trò của NLKH

NLKH có vai trò rất quan trọng, nó được thể hiện trên cả ba lĩnh vực:Kinh tế, xã hội, sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường

a Vai trò của mô hình NLKH đối với kinh tế nông hộ.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH hình thành và pháttriển nhiều nông sản có giá trị dinh dưỡng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình.Tiêu biểu là mô hình VAC được áp dụng rộng rãi trên lãnh thổ nước ta nhằm tạo ralương thực thực phẩm đa dạng trên một lãnh thổ mà không cần đầu tư nhiều

- Tăng thu nhập nông hộ: Nhờ sản phẩm phong phú và ít đòi hỏi đầu tư,

hệ thống NLKH có khả năng mang lại thu nhập cao cho nông hộ

Cây lâm nghiệp thân

Cây nông nghiệp thân

thảo

Trang 20

- Góp phần tạo việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng

có tác dụng tạo việc làm, nghành nghề phụ cho người dân Tận dụng mọi nguồnlao động ở nông thôn

- Đa dạng hóa sản phẩm: Việc kết hợp các cây trồng trên lãnh thổ sẽ tạo

ra sản phẩm đa dạng; ví dụ như kết hợp giữa rừng và cây hoa màu sẽ tạo ra nhiềusản phẩm như: Củi, gỗ, tinh dầu, hoa màu,…đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngườidân và làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, Sau đó phân của gia súc lại được dùng

để bón cho đất canh tác, làm tăng năng suất, góp phần làm tăng thu nhập, đadạng nông sản, nhất là mô hình trang trại

- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng độ an toàn lương thực thực phẩm:Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng quan hệ tương

hỗ giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổnđịnh cao hơn trước các biến động bất lợi về ĐKTN như: Dịch bệnh, bão, xóimòn, trượt lở đất,…sự đa dạng về nông sản góp phần giảm rủi ro về thị trường

và giá cả cho nông hộ

- Góp phần hỗ trợ cây trồng chính: cung cấp phân hữu cơ cho canh tác,giúp rừng trồng sinh trưởng nhanh nhờ vào chăm sóc, quay vòng vốn đầu tưnhanh và tạo điều kiện để thu hạt giống cây rừng Hỗ trợ cho các cây lâm nghiệp,nông dân chăm sóc hoa màu có tác dụng tốt đối với rừng trồng

b Vai trò của NLKH đối với xã hội.

- Nhằm giải quyết khó khăn về sức ép của việc gia tăng dân số: Nhờvào việc sử dụng TNTN thông qua mô hình NLKH Ví dụ: việc áp dụng mô hìnhRVAC sẽ góp phần giảm bớt tác động tiêu cực về môi trường do sức ép gia tăngdân số gây ra nhờ vào công tác bảo vệ và trồng rừng

- Góp phần hạn chế tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm nươngrẫy và góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân vùng núi nhờvào mô hình NLKH

- Thúc đẩy lâm nghiệp xã hội phát triển: Xuất phát từ mục tiêu chínhcủa lâm nghiệp xã hội về mặt kinh tế là cung cấp lương thực, thực phẩm, củi, gỗ,

Trang 21

…về mặt xã hội là góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, kiến thức, sức khỏe vàlao động

c Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường

- NLKH có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất và nước

Hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả nănggiảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất, duy trì độ mùn, cải tạo đất và phát huychu trình tuần hoàn dinh dưỡng Giảm sức ép của dân số tác động lên tài nguyên.Ngoài ra hạn chế bón phân hóa học cho cây trồng nhờ vào hiệu quả sử dụng chấtdinh dưỡng của cây trồng từ đó hạn chế ô nhiễm mực nước ngầm

- Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Nhờ cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ (củi, gỗ làm chuồng trại,…)

từ NLKH có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng Ngoài ra, NLKH sẽtận dụng đất có hiệu quả sẽ làm giảm hiện tượng mở rộng đất nông nghiệp bằngviệc chặt đốt rừng Từ đó, hạn chế sức ép của con người đối với môi trường,giảm tốc độ phá rừng

- NLKH đối với quản lý và sử dụng TNTN

NLKH góp phần tạo ra hệ thống sử dụng đất và rừng bền vững, phục hồiđất và bảo vệ tài nguyên đất, nước Tầng cây có tác dụng che phủ đất, hạn chếdòng chảy mặt, giữ ẩm và điều tiết cho cây trồng chính Hệ thống RVAC gópphần bền vững môi trường sinh thái và kinh tế, có khả năng chống chịu và giảmrủi ro về kinh tế, sinh thái, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cân bằngsinh thái, phát triển bền vững Hạn chế được xói mòn đất trong giai đoạn rừngnon chưa khép tán nhờ lớp phủ cây công nghiệp

1.1.1.6 Đường lối, chủ trương phát triển NLKH ở nước ta.

Phát triển nông thôn theo phương thức NLKH ở khu vực có tiềm năngđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm Ngay từ năm 1965, Đảng và Nhà nước ta

đã quan tâm đến phương thức sản xuất nông lâm kết hợp trên toàn quốc, đặc biệt

là vùng đồi núi để bảo vệ rừng và ngăn chặn quá trình thoái hóa của đất Điều đóđược minh chứng qua các chỉ thị, nghị định, chương trình phát triển được banhành và thực hiện, với nguồn đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng cao đời sống ngườidân Được biểu hiện qua các cơ sở pháp lý ban hành ở Việt Nam là:

Trang 22

a Các văn bản pháp luật liên quan đến các loại đất nông lâm khác nhau.

Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ Phát triển rừng (2004), Luật Bảo vệ Môitrường (2005) là ba bộ luật cao nhất và quan trọng nhất liên quan tới sử dụng đấtnông- lâm nghiệp nói chung và sản xuất NLKH nói riêng Trong luật đất đai nêu

rõ “thực hiện các biện pháp bảo vệ đất” (mục 4, Điều 107) Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng cũng quy định : Sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp theo quychế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng (Mục 3, điều 59)

b Các chính sách hỗ trợ phát triển NLKH

Trong nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ V đãnhấn mạnh: “Các tỉnh, huyện miền núi phải khai thác tốt những thế mạnh củamình từ nông, lâm nghiệp mà đi lên, nhất thiết phải sử dụng đất theo hướngNông lâm kết hợp”

Từ nhận thức quan trọng trên hàng loạt các nghị định, văn bản pháp luật

đề ra nhằm phát triển theo hướng nông lâm kết hợp

Ngày 16-11-1982, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số: 184/ HDBT vềviệc giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng

Ngày 12-11-1983, Ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị số: 29.C.T.T.W vềviệc đẩy mạnh giao đất, giao rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức NLKH

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI lần đầu tiên đưa ra chínhsách đổi mới , chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Năm 1993 luật đất đai mới được ban hành Do đó các hộ gia đình rất yên tâm đầu

tư sản xuất trên diện tích đất và rừng được giao từ các cơ quan quản lý nhà nước

Cụ thể Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách sau để hỗ trợ pháttriển các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp như:

-Chính sách về đất đai:

-Nghị định số 163/1999/ NĐ-CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao đất,cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất lâu dài

và ổn định vào mục đích lâm nghiệp

- Thông tư liên tịch số 62/2000/ TTLT/BNN, ngày 06/06/2000 về hướng dẫngiao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Trang 23

-Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính phủ vềquyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được thuê, nhận khoán rừng và đất lâmnghiệp

-Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, ngày 11/01/2001 của thủ tướng chính phủ

về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

là rừng tự nhiên cũng có những quy định khuyến khích làm NLKH

-Nông dân ở hầu hết các địa phương trong nước được ngân hàng nhà nướccho vay với lãi suất thấp, để nông dân có đủ điều kiện trồng lại rừng và thực hiệnNLKH

- Chính sách về khoa học công nghệ

Tại điều 9, quyết định số 661/Q Đ-TTg đã nêu: Bộ NN&PTNT phối hợpvới Bộ Khoa Học Công nghệ và môi trường, tập trung chỉ đạo nghiên cứu tuyểnchọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệuquả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ và phòng chóngcháy rừng… để phổ biến nhanh ra diện rộng

- Chính sách khuyến nông khuyến lâm đối với mô hình NLKH

+ Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 quy định công tác khuyến nông Nhờnghị định này công tác khuyến nông khuyến lâm ở Việt Nam đã có bước pháttriển rất nhanh chóng Hệ thống nông lâm kết hợp đã phát triển từ trung ương tớiđịa phương

+ Ngày 06/04/2006 bộ tài chính, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn,

Bộ Thủy sản ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinhphí sự nghiệp đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, đã thực hiện một sốchính sách ưu tiên cho người nghèo xây dựng mô hình NLKH ở miền núi: NhàNước hỗ trợ 80% giống và 60% vật tư sản xuất cho người nghèo vùng núi xâydựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm trên toàn quốc

1.1.2 Phát triển bền vững

1.1.2.1 Quan niệm về phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên trong phong trào bảo

vệ môi trường từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX Năm 1987, trong

Trang 24

báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường

và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, phát triển bền vững được định nghĩa

"Là sự phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng,trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"

Hội nghi Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio

De Janeiro (Brazin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triểnbền vững tổ chức ở Johannesburg ( Nam Phi) năm 2002 đã xác định " Phát triểnbền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa bamặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), pháttriển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo vàgiải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lí, khắc phục ô nhiễm,phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên) Mục tiêu của phát triển bền vững là tăng trưởngkinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụngtiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sốngcủa con người

Trang 25

Hình 1.2 Mô hình phát triển bền vững 1.1.2.2 Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2020 và chỉ tiêu đánh giá.

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển KT-XH 2001 - 2010 củađại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX là: “ Đưa đấtnước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, vănhóa, tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, nănglực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng đượctăng cường; thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN được hình thành về cơbản; vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng cao"

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được tăng trưởng ổn địnhvới cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tránh được suy thoáihoặc đình trệ trong tương lai

Trang 26

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là thực hiện công bằng xã hội, bảođảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng, sức khỏe nhân dân được nâng cao, nângcao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người, duy trì và pháthuy được bản sắc văn hóa dân tộc

Mục tiêu phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụngtiết kiệm và hiệu quả TNTN, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệuquả ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, cải thiện môi trường sống

1.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP.

1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên là cơ sở để hình thành và phát triển phương thức sảnxuất NLKH, nó có ảnh hưởng đến chức năng, cấu trúc, cơ cấu loại cây trồng,hình thức phối trí theo không gian của hệ thống và ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế - sinh thái của mỗi mô hình

Mỗi nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng và vai trò khác nhau trong hệ thốngNLKH, chúng có tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ tạo thành một chỉnh thểthống nhất, khi một yếu tố của hệ thống thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cả

hệ thống thay đổi Tuy nhiên, trong hệ thống NLKH tùy theo cơ sở cấu trúc chức năng, tùy nơi, tùy lúc mà nhân tố này có vai trò, ảnh hưởng nổi trội hơnnhân tố khác Nhìn chung trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến hệ thốngNLKH thì sự đa dạng về điều kiện lập địa (các yếu tố đất đai, địa hình và khíhậu, sông ngòi) và sự đa dạng sinh học (cảnh quan và hệ sinh thái, loài và cácbiến dị di truyền dưới loài) đóng vai trò nổi bật Điều kiện lập địa và sự đa dạngsinh học là cơ sở để hình thành cấu trúc - chức năng cũng như thành phần của hệthống nông lâm kết hợp

-1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trọng việchình thành và phát triển nông lâm kết hợp Các nhân tố ảnh hưởng đến NLKHbao gồm dân cư và nguồn lao động, tập quán sản xuất của dân cư, thị trường tiêuthụ, kĩ thuật và các chính sách ưu tiên phát triển NLKH

Trang 27

Dân cư là nhân tố quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng đến NLKH trên cả haimặt: Một mặt là nguồn cung cấp lao động trực tiếp cho việc hình thành và phát triểnNLKH, mặt khác là thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra, kích thích sản xuất pháttriển Trong nhân tố dân cư, yếu tố về kinh nghiệm, các kiến thức bản địa vềNLKH, nhu cầu phát triển NLKH của nhân dân và tập quán sản xuất giữ vai tròquyết định sự thành công của mô hình Chất lượng cuộc sống của dân cư và nguồnlao động là nhân tố quan trọng để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp theochiều sâu (thâm canh, xen canh, tăng vụ ) và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trongsản xuất Hơn nữa, chất lượng cuộc sống tốt, thu nhập cao sẽ tạo điều kiện pháttriển các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật có những ảnh hưởng rất lớn đến việcphát triển các mô hình nông lâm kết hợp Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuậtgiúp nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong các môhình nông lâm kết hợp nói riêng trên cả hai phương diện năng suất trên một đơn

vị diện tích và năng suất lao động của người nông dân

Việc đẩy mạnh mua bán và mở rộng thị trường đã giúp sản phẩm từ các

mô hình nông lâm kết hợp làm ra có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả cao,người nông dân ít bị ép giá hơn, đầu ra của sản phẩm ổn định Thực hiện việc

mở rộng thị trường và giao lưu kinh tế là một trong những yếu tố quan trọnggiúp cho các mô hình NLKH ngày càng phát triển về quy mô, nâng cao tínhhàng hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Ngoài ra, quyền làm chủ đất đai để sản xuất của người nông dân cùngnhững chính sách đúng đắn của nhà nước góp phần vào sự thành công của các

mô hình nói chung

1.2.3 Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội trong NLKH

Sự hình thành các mô hình NLKH trong một khu vực được quyết địnhkhông chỉ bởi các nhân tố sinh thái - môi trường mà còn bởi các nhân tố về kinh

tế - xã hội và nhiều khi nó trở thành nhân tố quyết định; vì trong các vùng cóđiều kiện tự nhiên gần như nhau, nhưng do khác nhau về áp lực dân số, phân bốdân cư và nguồn lao động, truyền thống và tập quán sản xuất, tiềm năng sẵn có,

Trang 28

khả năng tiếp cận thị trường, sẽ dẫn đến nhiều phương thức sản xuất khác nhau,

và đó cũng chính là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hộitrong sản xuất NLKH

Con người là nhân tố quyết định trong toàn bộ hoạt động sản xuất nóichung Những tác động của con người dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởngđến môi trường tự nhiên Ngược lại, sự thay đổi của môi trường tự nhiên lại ảnhhưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người

Trong phương thức sản xuất NLKH, mối quan hệ tương tác giữa các yếu

tố tự nhiên và kinh tê - xã hội thể hiện rõ rệt nhất trong mỗi hộ gia đình Mốiquan hệ này thể hiện ở chỗ: Các sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi chủ yếuthỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của mỗi hộ gia đình; nguồn thu nhập chính là cácsản phẩm làm ra có giá trị thương phẩm và bắt đầu từ đây các mối quan hệ xãhội được mở rộng Đặc biệt, mối quan hệ này còn thể hiện rõ rệt trong thànhphần giữa các cây trồng và vật nuôi với nhau, có tính chất hỗ trợ và cải thiệnđáng kể độ phì của đất, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương

1.3 CÁC HỆ CANH TÁC NLKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1 Các hệ canh tác NLKH ở trên thế giới

Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện lích

là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới TheoKeng (1987, nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, Châu Phi và khuvực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằmmục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụkhác khác như: gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v

Ở khu vực châu Á, tiêu biểu có các mô hình NLKH ở Thái Lan,Indonesia, Trung Quốc, Philippines,… đây là các quốc gia có dân số đông nênviệc thực hiện mô hình NLKH sẽ đảm bảo được an ninh lương thực cho quốcgia, mỗi nước có hình thức canh tác riêng ví dụ:

- Ở Indonesia, các mô hình NLKH tiêu biểu là vườn cây hỗn giao hằngnăm và cây lâu năm, bao gồm các loài cây lấy gỗ vừa và nhỏ, kết hợp với cácloài cây gỗ lớn, cây ăn quả và cây lương thực (ngô, sắn) ở đảo Java; mô hình

Trang 29

vườn NLKH đa tầng ở đảo Sumatra; hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp 3 tầng ởđảo Bali sản xuất thức ăn gia súc quanh năm.

- Ở Philippines có các mô hình NLKH với các cây họ đậu làm nguồn thức

ăn cho gia súc như: Đậu Triều, keo đậu Phương thức chủ yếu được trồng thànhđám dày trên nông trại và cắt tỉa để làm thức ăn cho gia súc ( vườn trồng cỏ thâmcanh) Hệ thống dừa - cà phê - chuối - dứa ở Cavite Giai đoạn sau có thể kết hợpgiữa trồng trọt với chăn nuôi Ngoài ra, ở Philippin còn phổ biến hệ thống SALT(canh tác nông lâm kết hợp theo đường đồng mức) với mô hình chủ yếu là cácbãi cỏ cải tiến cho chăn thả gia súc giữa 2 hàng rào cây

- Ở Thái Lan, phổ biến là vườn hộ đa tầng với các cây được trồng chủyếu là cây gỗ lớn, cây gỗ vừa, cây gỗ nhỏ phục nhu cầu hằng ngày của gia đình.Cây ăn quả, cây lương thực, cây cải tạo đất như cây họ đậu trồng xen trên nhữngkhu đất bằng

1.3.2 Các hệ canh tác NLKH ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các hình thức canh tác NLKH đã được hình thành từ lâu đời,như các hệ thống canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số và hệ sinhthái vườn nhà phổ biến ở các vùng nông thôn trên khắp cả nước Hiện nay, ởnước ta có tới 8 hệ canh tác NLKH với 27 kiểu (phương thức) kết hợp chính vàrất nhiều mô hình NLKH khác nhau [12] Trên vùng đồi núi của nước ta phổbiến các hệ canh tác nông lâm kết hợp, hệ canh tác lâm - nông kết hợp, hệ canhtác lâm - súc kết hợp, hệ canh tác súc - lâm kết hợp, hệ canh tác cây gỗ đa tácdụng Các hệ canh tác NLKH ở nước ta được thể hiện ở bảng 1.1

1.1.1 Các dải rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển

1.1.2 Các dải rừng phòng hộ dầy, chặt chống cát bay bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên đất cát ven biển.

1.1.3 Các dải rừng phòng hộ chống gió hại, bảo

vệ sản xuất nông nghiệp trên vùng đất phù sa châu thổ, vùng đồng bằng.

Trang 30

1.2 Trồng xen theo các đường băng

1.2.1 Các băng cây thân gỗ trồng trên các bờ bậc thang trồng sắn theo đường đồng mức

1.2.2 Các băng cây keo đậu trồng trên bờ bậc thang trồng hoa màu theo đường đồng mức 1.3 Luân canh giữa

1.4.1 Cây bóng mát và cây phân xanh cho chè (keo lá tràm+cốt+khí+chè)

1.4.2 Cây bóng mát và phân xanh cho cà phê (muồng đen, keo đậu+cà phê)

2 Hệ lâm - nông kết

hợp 2.1.Trồng xen các loạicây trồng nông nghiệp

trong giai đoạn đầu, khi rừng chưa khép tán

2.1.1 Trồng xen cây nông nghiệp với các loại rừng ưa sáng hoàn toàn: bồ đề, tếch, tre luồng 2.1.2 Trồng xen cây nông nghiệp với các loại rừng ưa sáng khuếch tán khi cây còn nhỏ: rững mỡ

2.1.3 Trồng xen cây nông nghiệp với các loại rừng ưa bóng ở giai đoạn nhỏ: rừng quế, rừng sao đen, rừng dầu nước

2.2 Trồng xen cây nông nghiệp, dược liệu chịu bóng dưới tán rừng

2.2.1 Trồng xen dứa ta dưới tán rừng lim 2.2.2 Trồng xen sa nhân dưới tán rừng thảo quả, ba kích dưới tán rừng.

3 Hệ súc - lâm 3.1 Súc - lâm kết hợp 3.1.1 Trồng cây gỗ họ đậu thành băng cản súc

vật, thực hiện chăn thả luân phiên 3.1.2 Trồng cây gỗ họ đậu thành băng cản súc vật và trồng cây rải rác trên đồng cỏ để tạo bóng mát cho gia súc và thực hiện chăn thả luân phiên

3.2 Lâm - súc kết hợp 3.2.1 Chăn thả gia súc dưới tán rừng

4 Hệ nông lâm

-ngư kết hợp

4.1 Lâm - ngư kết hợp

4.1.1 Trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản

4.1.2 Trồng rừng chịu phèn kết hợp nuôi các nước ngọt

4.2 Ngư lâm kết hợp 4.2.1 Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập

mặn

Trang 31

4.2.2 Nuôi tôm có sự phòng hộ của cây rừng ngập mặn(tôm chuyên canh)

4.3 Nông - lâm - ngư kết hợp

5.1.4 Vườn hồng + quýt (Lạng Sơn) 5.1.5 Vườn sầu riêng + măng cụt + bòng bong (đồng bằng Nam Bộ - ba tầng cây)

5.2 Vườn - rừng 5.2.1 Trám + các cây gỗ quý, tre vầu + dứa 5.3 Rừng lương thực,

thực phẩm, dược liệu

5.3.1 Rừng giẻ 5.3.2 Rừng sến 5.3.3 Rừng tre lấy măng thực phẩm 5.3.4 Rừng quế

5.3.5 Rừng hồi 5.4 Rừng cung cấp

thức ăn gia súc

5.4.1 Rừng so đũa 5.4.2 Rừng sung, vả

6 Hệ nông lâm kết

hợp trên địa bàn

6.1 Vùng đất cát ven biển 6.2 Vùng đất ngập mặn ven biển 6.3 Vùng đất phèn mạnh

6.4 Vùng đồng bằng phù sa 6.5 Vùng đồi và đồi trên cao nguyên 6.6 Vùng núi

6.7 Vùng núi cao

7 Hệ canh tác lâm

ngư nông kết hợp

7.1 Rừng ngập mặn kết hợp nuôi ong, trồng cây điều.

7.2 Rừng tràm + cây gỗ+ nuôi ong, tôm + cây điều

8 Hệ nông lâm ngư

súc kết hợp

8.1 Rừng ngập mặn + ong hoặc cây ăn quả + chăn nuôi gia súc

Trang 32

CHƯƠNG 2:

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH

NÔNG LÂM KẾT HỢP 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lí

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có diện tích tựnhiên 141.611,41 ha, chiếm 17,5% diện tích của tỉnh Quảng Bình; có toạ độđịa lý:

- 16º55’-17º22’ vĩ Bắc

- 106º25’-106º59’ kinh Đông

Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào

Về phân chia đơn vị hành chính, huyện gồm 26 xã, 2 thị trấn (thi trấnKiến Giang và TT Nông trường Lệ Ninh) Trung tâm của huyện là thị trấn KiếnGiang, cánh thành phố Đồng Hới khoảng 30 km về phía bắc Trên địa bàn huyện

Lệ Thủy có các tuyến giao thông: quốc lộ 1A dài 33 km, đường Hồ Chí Minh cảhai nhánh Đông và Tây dài 83 km, đường sắt Bắc Nam dài 34 km, có tỉnh lộ số

10, số 16 dài 73 km, đường liên xã dài 147 km, đường từ xã xuống thôn dài 96

km, đường từ thôn ra đồng dài 156 km, đường biển, đường sông khá thuận lợicho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá Phía đông giápvới vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 30 km, có tiềm năng lớn để pháttriển du lịch biển và phát triển đánh bắt nuôi trồng hải sản Vị trí như vậy đã làmcho huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư chophát triển tổng hợp các ngành kinh tế-xã hội nội vùng và liên vùng; trên cơ sởtổng hợp các lợi thế về 3 vùng đồi núi, đồng bằng và biển để hiện đại hóa nềnsản xuất trong xu hướng kinh tế thị trường, trong đó cần chú trọng phát triểnkinh tế-xã hội vùng đồi núi

Trang 33

2.1.2 Địa hình

Lãnh thổ huyện Lệ Thủy có địa hình phân hóa đa dạng, được chia thành 3khu vực chính: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven biển Diện tích đồi núichiếm 77,41% tổng diện tích tự nhiên

- Vùng núi trung bình (phần phía Tây của xã Kim Thủy, Lâm Thủy): có

độ cao trên 750 m, nằm giáp ranh giới của Việt Nam và Lào, kéo dài theo chiềuTây Nam Có diện tích 4544,95 ha, tuy chiếm một diện tích nhỏ (chiếm 3,25%diện tích lãnh thổ) nhưng lại có ý nghĩa lớn trong bảo vệ rừng đầu nguồn và ổnđịnh kinh tế của người dân miền núi

- Vùng núi thấp (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, và một phần xã LâmThủy): ở phía Đông Trường Sơn thuộc phần phía Tây lãnh thổ, kéo dài từ Bắcvào Nam với độ cao trung bình toàn vùng từ 600 m - 700 m, thấp dần từ Tâysang Đông và từ Bắc vào Nam Với diện tích 27.354,02 ha chiếm 19,58 % tổngdiện tích toàn lãnh thổ Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều khe, núi

đá vôi, nhiều vực sâu hiểm trở, có đỉnh nhọn sườn dốc từ 200 - 250

- Vùng đồi: Là dãy chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng ven biển.Trong địa hình đồi có thể phân thành các kiểu sau:

+ Kiểu đồi cao: Kiểu này có diện tích 41.069,95 ha, chiếm 29,4 % diệntích vùng đồi núi Về hình thái, các đồi có dạng bát úp, đỉnh hơi bằng, độ dốccủa sườn từ 15 - 250 , nhiều nơi trên 250, độ cao phổ biến từ 100 - 250 m Đây làkhu vực tiếp giáp của vùng núi thấp ở phía Tây lãnh thổ huyện Lệ Thủy vớinhiều tiềm năng sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây côngnghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng

+ Kiểu đồi thấp: Diện tích 35.175,18 ha, chiếm 25,18 % vùng đồi núi Kiểunày phân bố ở vùng giáp đồng bằng với hình thái địa hình có đỉnh tương đối bằng,sườn thoải, có độ dốc trung bình 3 - 80 và độ cao phổ biến từ 10 - 100m Nhìnchung, trong kiểu đồi núi thấp có xen thung lũng rộng, bằng phẳng nên kiểu nàycòn được gọi là "đồng bằng đồi" Kiểu địa hình này tương đối thuận lợi cho canhtác lúa, hoa màu và cây công nghiệp dài ngày, đồng thời cũng thuận lợi cho việctrồng rừng

Trang 34

- Phía Đông của huyện là vùng đồng bằng ven biển với các dạng địa hìnhđặc trưng như cồn cát, đồng bằng phù sa Vùng đồng bằng thuận lợi cho canh táclúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản.

Vùng cát ven biển: nằm ở phía Đông quốc lộ 1A chạy dài từ Hồng Thuỷ,

Ngư Hoà đến Sen Thuỷ Đây là những đồi cát trắng cao khoảng từ 10m -15 m,

có diện tích khoảng 17.950 ha, chiếm 12,9% diện tích tự nhiên Do tính chất cấutạo của vùng cát, liên kết kém bền vững, có độ cao lớn, lại bị ảnh hưởng trực tiếpcủa gió bão trở thành các đồi cát di động, cát bay, cát chảy theo mùa gió, nênviệc sản xuất nông nghiệp ở vùng này gặp nhiều khó khăn, nhất là cây lúa, chỉthuận lợi phát triển các loại cây rau màu

Hình 2.2 Bản đồ địa hình huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Bản đồ nền tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1/100.000, Phòng sinh thái

cảnh quan- Viện Địa lí )

Trang 35

2.1.3 Khí hậu

Lệ Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắccủa sự phân hoá địa hình và dải hội tụ nhiệt đới Do vị trí địa lý và đặc điểm củađịa hình nên khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng kháphức tạp Khí hậu Lệ Thuỷ chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

Nhiệt độ: Lệ Thủy có nền nhiệt năm khá cao, song do vẫn chịu ảnh hưởng

của khối khí cực đới nên Lệ Thủy có mùa đông lạnh và sự phân hóa nhiệt độtrong năm lớn Nhiệt độ trung bình năm cao, từ 220C - 250C (vùng đồi núi chỉkhoảng 210C - 230C) do hàng năm nhận được một lượng bức xạ lớn với số giờnắng trung bình là 1.085 giờ Nhiệt độ có sự phân hóa lớn theo độ cao, ở vùngnúi thấp và vùng đồi có tổng nhiệt độ năm là 7.800 - 8.3000C Biên độ nhiệt ngàyđêm khoảng 60C và biên độ nhiệt năm là 10,40C

Số giờ nắng giảm tương đối nhanh từ tháng X qua tháng XI tạo nên 2 mùa

rõ rệt với sự chênh lệch tổng nhiệt độ cao Mùa lạnh tổng nhiệt khoảng 1.7630C

và mùa nóng lên đến 5.8220C Mùa nóng: bắt đầu từ tháng IV đến tháng X Dochịu ảnh hưởng của hiệu ứng "Phơn" nên nhiệt độ tăng cao Trong mùa này cólúc nhiệt độ trên 350C (ngưỡng nhiệt độ gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vậtnuôi) Mùa lạnh: bắt đầu từ tháng XI đến tháng III với nhiệt độ trung bình cáctháng dưới 200C

Nhiệt độ trung bình các tháng trong nhiều năm được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Một số đặc trưng khí hậu huyện Lệ Thủy

Các đặc

trưng I II III IV V ThángVI VII VIII IX X XI XII NămNhiệt độ

( 0 C) 18.6 19.4 22.0 24.9 27.8 28.9 29.0 28.3 26.8 24.7 21.9 20.9 24.4Lượng

Trang 36

0 100

Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi Lượng mưa: Lệ Thủy có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn

khoảng 2.322 mm, có năm lên gần xấp xỉ 3.000 mm/năm (năm 1999), nhiều hơn

so với thành phố Đồng Hới (2.261 mm), huyện Tuyên Hóa (2.181 mm) Mùamưa kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII, trong đó lượng mưa tập trung 3 tháng

IX, X, XI (lượng mưa trung bình lớn nhất rơi vào tháng X, riêng lượng mưatrong tháng X, XI chiếm 2/3 lượng mưa cả năm) Trong khoảng thời gian từtháng IX đến tháng XI thường xảy ra lũ lụt trên diện rộng Trong thời gian nàythường xuất hiện áp thấp nhiệt đới và bão

Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây bất lợi lớn trong đời sống vàquá trình sản xuất nông nghiệp Thời gian mưa chi phối nghiêm nghặt đến thời vụ,gây sức ép lên lao động và phương tiện sản xuất Đặc biệt mưa gây nên tình trạngxói mòn, rửa trôi, điều này diễn ra gay gắt nhất ở vùng miền núi, nếu không cóbiện pháp bảo vệ đất hợp lý sẽ làm mất đất, giảm diện tích đất canh tác

Chế độ gió: Huyện Lệ Thủy chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính

trong năm là hướng gió Đông Bắc và hướng gió Tây Nam, tương ứng vào haimùa: mùa đông và mùa hạ

- Gió mùa mùa hè (gió Tây Nam khô, nóng): thường xuất hiện từ tháng IVđến tháng VIII trong năm, nhưng cũng có năm xuất hiện sớm (từ hạ tuần thángIII) và kết thúc muộn (trung tuần tháng IX)

- Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc): gió Đông Bắc thịnh hành từtháng IX đến tháng III năm sau Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc tràn về khiến nhiệt

Trang 37

độ giảm đột ngột, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vậtnuôi, nhất là các loại cây ăn quả.

Bão: Trong phạm vị một huyện thì tần suất xuất hiện của bão cũng khôngnhiều Bão thường xuất hiện từ tháng VIII và kết thúc vào tháng XI, tập trungvào tháng IX và X hàng năm Ở vùng đồng bằng và ven biển, ảnh hưởng của bão

rõ rệt hơn so với vùng núi đồi

Nhìn chung, khí hậu của huyện Lệ Thủy tương đối thuận lợi cho sự sinhtrưởng và phát triển của các loại cây trồng Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất,cần lưu ý đến tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, các dịch bệnh…ảnh hưởng khôngnhỏ đến sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện

2.1.4 Thuỷ văn

* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt ở Lệ Thủy khá phong phú, với một

hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá phân bố khá đều trong huyện, có tổng diệntích 1.496 ha, chiếm khoảng 1,06 % diện tích tự nhiên Toàn huyện có 25 hồ đậpchứa nước nhân tạo với dung tích 235 triệu m3 nước, đầm phá tự nhiên diện tíchgần 7,8 km2 Ngoài ra, còn có nguồn nước từ cát chảy ra vùng quốc lộ 1A có thểphục vụ tưới từ 550 ha - 600 ha

Lệ Thuỷ có hệ thống sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏnhư: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức đảm bảo tưới tiêuhơn 13.000 ha Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc

độ dòng chảy lớn Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ phân hóa theo mùa rõ rệt.Mùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt Mùa khô ít mưa, lưu lượng nướcvào mùa kiệt thấp, xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, khiến cho vùng đất thấp ở hạlưu sông Kiến Giang bị bốc mặn, bốc phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nôngnghiệp

* Nguồn nước ngầm: đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệpcủa huyện, điều hòa mực nước thủy văn Nguồn nước ngầm Lệ Thủy khá phongphú, tuy nhiên do sự phân bố không đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộcvào địa hình và lượng mưa Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nông và dồidào, vùng đồi núi mực nước ngầm sâu, có nơi mực nước ngầm nằm sâu trên 5 m

Trang 38

Vào mùa khô, nước ngầm dâng theo các mao dẫn và mang theo các hợp chất hòatan gây nên hiện tượng mặn hóa, làm giảm độ phì nhiêu của đất

10 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơvà trung tính Fk 962,2

11 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fu 260,1

IX Đất thung lũng dosản phẩm dốc tụ D 20 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.299,9

(Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai huyện Lệ Thủy năm 2010)

Vùng đồi núi huyện Lệ Thủy có các nhóm và loại đất:

- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Nhóm đất phù sa có diện tích 6.388 hachiếm 4,65% diện tích tự nhiên, phân bố ven các con suối nhỏ nằm rải rác khắp

Trang 39

các xã trong huyện, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiềusỏi sạn.

- Nhóm đất xám bạc màu B (Acrisols): Nhóm đất xám bạc màu được hìnhthành trên các loại mẫu chất đá mẹ có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt sét bị rửatrôi mạnh với diện tích 673,7 ha chiếm 0,5 % diện tích tự nhiên, phân bố ở cácxã: Mai Thuỷ, Phú Thuỷ, Sơn Thuỷ

- Nhóm đất đỏ vàng Fs, Fp, Fq, Fk, Fu, Fl, Fa (Feralic Acrisols): Có diệntích lớn nhất huyện Lệ Thuỷ 98.220 ha, chiếm 71,5 % diện tích tự nhiên, phân bố

ở tất cả các xã có đất đồi núi trong huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau.Hiện tại, một số mô hình nông lâm kết hợp đang được chú trọng phát triển trênloại đất này

+ Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): Diện tích 986,1 ha; đất nâu vàng trên đábazan (Fu) diện tích 260,3 ha Đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây, đặcbiệt là cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích 83.050 ha, phân bố ở NgânThủy, Sơn Thủy, NT Lệ Ninh Các loại đất này phù hợp với nhiều loại câytrồng Ở những khu vực ít dốc, tầng đất dày, đất được khai thác để trồng cà phê,cao su, cây ăn quả ở những nơi đất dốc cần quy hoạch phát triển lâm nghiệp

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích: 7.911 ha chiếm 5,8 % và đất

đỏ vàng trên đá granít (Fa) diện tích 56,49 ha, chiếm 0,04 % diện tích tự nhiên.Đây là loại đất thích hợp cho trồng cây lương thực, cây CNNN (lạc, đậu, mía) vàcây ăn quả Diện tích phát triển nông nghiệp của hai loại đất này còn rất lớn, cóthể hình thành các vùng trồng cây cao su và cây ăn quả tập trung với quy mô lớn

+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: Hs, Hq (Humic Acrisols): Đất mùn đỏvàng trên núi thường được hình thành ở độ cao từ 900 m trở lên, khí hậu lạnh và

ẩm hơn vùng dưới, thảm thực vật nhìn chung còn tốt hơn các vùng thấp Địahình cao, dốc hiểm trở Đặc điểm cơ bản của đất mùn trên núi là có hàm lượngchất hữu cơ cao Diện tích 3.274 ha, chiếm 2,4 % diện tích tự nhiên, phân bố ở

xã Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua, độphì khá, kết cấu tốt Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp dài ngày

Trang 40

- Tầng đất mỏng trơ sỏi đá E (Leptosols): Diện tích có 6.254 ha chiếm4,5% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng gò đồi của huyện, thực vật tựnhiên chủ yếu là cỏ và sim, mua Đây là một trong những loại đất xấu nhất, ítthích hợp với sản xuất nông nghiệp, chỉ dành để phát triển lâm nghiệp, trồngnhững cây phát triển nhanh, che phủ đất, cải tạo môi sinh

- Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 1321 ha, chiếm 0,96% diện tích đất tựnhiên của huyện, phân bố rải rác ở các chân đồi và khe suối hẹp, nhóm đất này làsản phẩm của quá trình bào mòn, rửa trôi Đất này thích hợp với trồng lúa, hoamàu, cây công nghiệp ngắn ngày, hầu hết diện tích đã được khai thác sử dụng

2.1.6 Thảm thực vật

Thực vật có tác dụng trong việc hình thành đất, bảo vệ đất và chống xóimòn Tác dụng này thấy rất rõ ở các vùng đồi núi dốc, mưa nhiều.Với đặc điểmkhí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cùng với địa hình, đất đai khá phức tạp đã tạo điềukiện thuận lợi cho các kiểu thảm thực vật ở Lệ Thủy phát triển phong phú và đadạng, trong đó rừng là thành phần của thảm thực vật đóng vai trò quan trọng nhấttrong việc hình thành và bảo vệ chống xói mòn đất; phòng hộ, điều tiết khí hậu,nguồn nước

Lệ Thuỷ có 105.391,93ha rừng chiếm 82,69 % diện tích tự nhiên, trong

đó rừng giàu chiếm khoảng 10%, rừng trung bình 36%, rừng nghèo 54% Rừng

có nhiều gỗ quý như: lim, táu, sến…đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phongphú và có giá trị kinh tế cao như: song, mây, trầm kỳ… Đặc biệt có hàng ngàn hathông nhựa đang thời kỳ khai thác cung cấp nguyên liệu quý cho công nghiệpchế biến Côlôphan và sản phẩm sau Côlôphan (mực in, vécni, sơn bóng ) phục

vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Chim thú trong rừng khá phong phú,

đa dạng gồm nhiều loài như vẹt, nai, sơn dương, hổ, báo, sóc

Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức cùng với nạn phá rừng làm nươngrẫy của đồng bào dân tộc đã khiến diện tích rừng giảm đáng kể, đe doạ môitrường sống của nhiều loài, làm giảm tính đa dạng sinh học

- Thảm thực vật nhân tác:

Bao gồm các loại cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, hồ tiêu và cácloại cây hàng năm như: Lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,

Ngày đăng: 06/05/2016, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w