1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

DE CUONG ON TAP NGU VAN 9

10 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 108 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2014 – 2015PHẦN I: TIẾNG VIỆTBài 1: Khởi ngữCâu 1: Thế nào là khởi ngữ?Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ như: về, đối với – đó là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ trong câu.Sau khởi ngữ, có thể thêm trợ từ “thì”.Câu 2: Đặt câu có khởi ngữ.Ví dụ: Đối với mình thì lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu được của con người.Bài 2: Các thành phần biệt lập Thành phần biệt lập: Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.Câu 1: Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ.TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (có lẽ, dường như, chắc, chắc là, chắc chắn,…)Ví dụ: Hình như trời sắp mưa.Câu 2: Thế nào là thành phần cảm thán? Cho ví dụ.TPCT được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui, mừng, giận,…).Ví dụ: Trời ơi, cái lọ hoa bị vỡ rồi.Câu 3: Thế nào là thành phần gọi – đáp? Cho ví dụ.TPGĐ được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.Ví dụ: Này, mấy cậu đi đâu vậy? À, bọn mình đi đá banh.Câu 4: Thế nào là thành phần phụ chú? Cho ví dụ.TPPC được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.TPPC thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm.Ví dụ: Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là nơi tôi được sinh ra.Bài 3: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:•Về nội dung:

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2014 – 2015

PHẦN I: TIẾNG VIỆT

Bài 1: Khởi ngữ

Câu 1: Thế nào là khởi ngữ?

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ như: về, đối với – đó là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ trong câu

- Sau khởi ngữ, có thể thêm trợ từ “thì”

Câu 2: Đặt câu có khởi ngữ.

Ví dụ: Đối với mình thì lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu được của con người.

Bài 2: Các thành phần biệt lập

* Thành phần biệt lập: Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Câu 1: Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ.

- TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (có lẽ, dường như, chắc, chắc là, chắc chắn,…)

- Ví dụ: Hình như trời sắp mưa.

Câu 2: Thế nào là thành phần cảm thán? Cho ví dụ.

- TPCT được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui, mừng, giận,…)

- Ví dụ: Trời ơi, cái lọ hoa bị vỡ rồi.

Câu 3: Thế nào là thành phần gọi – đáp? Cho ví dụ.

- TPGĐ được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

- Ví dụ: - Này, mấy cậu đi đâu vậy?

- À, bọn mình đi đá banh.

Câu 4: Thế nào là thành phần phụ chú? Cho ví dụ.

- TPPC được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

- TPPC thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy Nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm

- Ví dụ: Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là nơi tôi được sinh ra.

Bài 3: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

Về nội dung:

- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề)

- Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lo-gic)

Về hình thức: Có thể được liên kết bằng một số biện pháp chính sau:

1 Phép lặp từ ngữ:

- Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước

- Ví dụ: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống Lời gửi của văn nghệ là sự sống.

2 Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng:

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ

đã có ở câu trước

- Ví dụ: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành Muốn ác phải là kẻ mạnh.

3 Phép thế:

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước:

Trang 2

 Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, thế, kia, vậy, … nó, hắn, họ, …

 Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó,…

 Các yếu tố được thay thế có thể là: danh từ, động từ, tính từ, hoặc cụm chủ - vị.

- Ví dụ: Nghe anh gọi, con bé giật mình Nó ngơ ngác, lạ lùng

4 Phép nối:

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ gồm có:

 Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, vì, nếu, tuy, để,…

 Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy nên,…

 Những tổ hợp kiểu quán ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, vả lại, hơn nữa, với lại,…

 Các kiểu quan hệ phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian

- Ví dụ: Anh ấy đi du học cách đây hai năm Vì vậy, chúng tôi không còn gặp nhau nữa.

Bài 4: Nghĩa tường minh và hàm ý

1 Thế nào là nghĩa tường minh? Cho ví dụ

- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

- Ví dụ: Tấm vải này trình bày hoa văn rất đẹp.

2 Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

- Ví dụ: A: - Tối nay hai đứa mình đi xem phim?

B: - Mình chưa làm xong bài văn  (Tối nay mình bận làm bài, không đi được)

A: - Đành vậy !

Bài 5: Tổng kết ngữ pháp

1 Danh từ, động từ, tính từ

thường đảm nhiệm Kết hợp về phía

trước Từ loại Kết hợp về phía sau

Chỉ người, vật, hiện

tượng, khái niệm. Những, các, một, mỗi, mọi… Danh từ này, kia, ấy, đó, nọ, … Chủ ngữ

Chỉ các hành động,

trạng thái của vật. Hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, vừa, mới,

cũng, còn,…

Động từ rồi,… Vị ngữ (thành tố chính ở vị

ngữ) Chỉ đặc điểm, tính chất

của vật, hành động,

trạng thái.

Vẫn, còn, đang, rất, quá, hơi,… Tính từ lắm, quá,… Vị ngữ (thành tố chính ở vị ngữ)

2 Các từ loại khác

Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ Quan hệ

từ

Trợ từ Tình thái

từ

Thán từ

Là những từ

chỉ số

lượng và

thứ tự của

sự vật.

Dùng để trỏ

người, sự

vật, hoạt

độnt, tính

chất… được

nói đến

trong một

ngữ cảnh

nhất định

của lời nói

hoặc dùng

để hỏi.

Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Là từ dùng

để trỏ vào

sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Là những từ chuyên đi kèm động

từ, tính từ

để bổ sung

ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Dùng để biểu thị các

ý nghĩa quan hệ như

sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái

độ đánh giá

sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng

để gọi đáp.

Trang 3

3 Phân loại cụm từ

Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ

ngữ phụ thuộc nó tạo thành Hoạt động

trong câu giống như một danh từ.

Là loại tổ gợp từ do động từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc

nó tạo thành Hoạt động trong câu giống như một động từ.

Là loại tổ hợp từ do tính từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành Hoạt động trong câu giống như một tính từ.

4 Hệ thống câu tiếng Việt

Là loại câu do một cụm C – V tạo thành,

dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự

việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

+ Câu trần thuật đơn có từ là

+ Câu trần thuật đơn không có từ là.

Là câu không cấu tạo theo mô hình CN –

VN thường dùng để: nêu lên thời gian, nơi chốn, liệt kê, thông báo, bộc lộ cảm xúc, gọi đáp.

Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C –

V không bao chứa nhau tạo thành Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu Các vế thường được nối với nhau theo hai cách: dùng từ nối hoặc không dùng từ nối.

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN

I NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

2 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

II NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1 Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

MỘT SỐ ĐỀ BÀI LÀM VĂN THAM KHẢO

Đề 1: Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và

lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của nhận định sau:

“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự

sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.” ( Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)

Đề 2: Bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định:

“Tác phẩm thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không

những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ” (Tiếng nói của văn nghệ, SGK

Ngữ văn 9, tập hai tr 12)

Em hiểu nhận trên như nào? Hãy phân tích tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm rõ nhận định

Đề 3: “Lặng lẽ Sa Pa - Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.”

Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên

Đề 4:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống Người bạn kia đã tìm cách cứu anh Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ?

Trang 4

Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không

ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết

ơn của con người trong cuộc sống

Đề 5 : Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), Bếp

lửa (Bằng Việt), Nói với con (Y Phương)

Đề 6: Trong bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung

quanh”.

( Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr 12-13)

Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ “điều gì mới

mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn muốn đem “góp vào đời sống”.

Gợi ý :

* Yêu cầu về kiến thức

1 Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi

- Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ

- Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của người nghệ sĩ

2 Làm sáng tỏ vấn đề qua truyện ngắn Làng( Kim Lân)

- Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện được điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của riêng nhà văn trên cơ sở vật liệu mượn ở thực tại

+ Vật liệu mượn ở thực tại trong tác phẩm Làng là hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp và đời sống tình cảm của nhân dân trong kháng chiến

+ Điều mới mẻ:

Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng tháng Tám: Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến Tình cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua hình tượng ông Hai

Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng

+ Lời nhắn nhủ (đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): Tình yêu làng quê vốn là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam Nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng, tình yêu làng mới hòa quyện sâu sắc với tình yêu đất nước, niềm tin yêu Lãnh tụ và tinh thần ủng hộ kháng chiến

=> Chính những điều đó đã làm nên giá trị sâu sắc và sức sống lâu bền cho tác phẩm

Đề 7 : "Bước vào thế kỉ mới, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức cản trở sự phát triển của đất nước" (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) Suy nghĩ của em về vấn đề trên Gơi ý:

1 Giải thích câu nói:

- Thế kỉ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu

- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại) Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu "ngoại" là các yếu tố nước ngoài

Trang 5

- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được,

vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kì mới

2 Chứng minh:

- Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa

"hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới" (Vũ Khoan, chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập,

mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ )nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thông dân tộc) Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người

- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra:

+ Nếp nghĩ sùng ngoại tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng

tự tôn dân tộc

+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu

(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh)

3 Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:

- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới

- Trong thời kì hội nhập, trong "mái nhà chung " thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào "mái nhà chung" ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình Đó chính làm một trong những hành trang bước vào thế kỉ mới

Đề 8: “Lớp trẻ Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.” (Theo Vũ Khoan)

Từ nhận định trên, em suy nghĩ gì về tình trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay (Viết đoạn văn khoảng 300 từ)

“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận sâu sắc Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh

“thông minh, nhạy bén với cái mới” mặt yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề” Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên

Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế” Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề Vậy học chay, học vẹt

do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về

lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có

Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt

Đề 9: Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau:

Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo Mục đích của cuộc thi là tìm

ra đứa trẻ biết quan tâm nhất Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.

Trang 6

Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu

bé trả lời: “Không có gì đâu ạ Con chỉ để ông ấy khóc.”

(Theo “Phép màu nhiệm của đời”: - NXB Trẻ, 2005)

Đề 10: Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.

Đề 11: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người Thầy rọi vào ta sẽ còn mãi mãi trong cuộc đời” (Quách Mạt Nhược) Suy nghĩ của em về câu nói trên.

Đề 12: Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…” (SGK Ngữ Văn 9 ta65p2, NXB Giáo dục).

Qua những bài thơ đã học mà em yêu thích, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề 13: “VH đã giúp ta hiểu biết nhiều hơn, biết yêu thương và căm giận nhiều hơn”.

Bằng một số tác phẩm tiêu biểu mà em đã được học, hãy phân tích làm rõ nhận định trên

Đề 14: Có nhận định cho rằng: “SGK NV9 (tập 1 – NXBGD 2005) đã thành công trong việc tổng hợp hình tượng người lính cụ Hồ qua 3 thời kì chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và sau chiến tranh -1975.”

Dựa vào các tác phẩm đã học, em hãy chứng minh nhận định trên

Đề 15: Giáo sư Nguyễn Lộc có nhận định: “Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong VHVN nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19” Qua các tác phẩm của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương,

em hãy bình luận ý kiến trên

Đề 16: Suy nghĩ và bình luận về ý nghĩa của câu chuyện sau đây:

“Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo Con tôi trả lời: “Con làm như vậy từ lâu rồi mẹ ạ Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học

mà không có găng Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh””.

(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG BÀI LÀM CHO MỘT SỐ ĐỀ BÀI CỤ THỂ

Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Định hướng:

Phần Thân bài của bài viết có thể trình bày những luận điểm sau:

- Đến với nhà thơ Thanh Hải, ta bắt gặp hình ảnh một mùa xuân tràn trề nhựa sống với một sắc xuân tươi hồng nơi xứ Huế:

(dẫn lại khổ 1)

Mở đầu bài thơ tác giả tả cảnh thiên nhiên xứ Huế thật nên thơ, tươi đẹp Con sông nước trong xanh ngắt một màu càng tôn thêm vẻ đẹp cho cánh hoa màu tím đang lững lờ trôi giữa dong nước Động từ “mọc” đứng

ở đầu câu tạo nên sự mạnh mẽ, khác thường Tác giả là một người đang nằm trên giường bệnh, một căn bệnh hiểm nghèo đang đe dọa tính mạng của ông Thế nhưng những vần thơ của Thanh Hải vẫn mượt mà, trong sáng, tươi tắn chứ không mang màu sắc bi quan Âm thanh cuộc sống tươi vui như đang nâng bước tâm hồn nhà thơ hòa vào mùa xuân của đất trời, một mùa xuân rộn ràng tiếng chim ca vang trời Huế vốn đẹp, vốn mộng mơ với cảnh chùa Thiên Mụ uy nghiêm, vốn hữu tình với sông Hương núi Ngự Và đây ta bắt gặp âm thanh của sự sống quyến rũ nơi đất kinh kì xưa là tiếng chim hát rộn ràng, mời gọi tất cả đọng lại thành một

âm thanh trong trẻo lạ thường:

Từng giọt long lanh rơi

Để rồi nhà thơ bất giác thốt lên: “Tôi giơ tay tôi hứng” Thật lãng mạn và cũng thật nên thơ Ta như hình dung thấy tác giả giơ tay hứng từng giọt sương mát lạnh Đó cũng có thể là những giọt mưa xuân, giọt hạnh phúc đang trào dâng trong tâm hồn người Lòng yêu đời của tác giả làm rung động trái tim của mỗi chúng ta Thiên nhiên xứ Huế hiện ra như một bức tranh tao nhã, thơ mộng:

Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biết như tranh họa đồ

- Bức tranh dân dã ấy càng đẹp hơn qua đôi mắt nhìn của người chiến sĩ cách mạng:

Trang 7

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ

Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu Những người lính ra chiến trường đầy bom đạn, để che mắt kẻ thù giắt lá ngụy trang đầy mình Tác giả gọi đó là “lộc” của mùa xuân Lộc có nghĩa đen là chồi non xanh mơn mởn, biểu hiện cho sức sống của mùa xuân “Lộc” ở đây biểu hiện cho niềm tin vào ngày mai chiến thắng của người chiến sĩ cách mạng Với người lao động, “lộc” của họ là mạ non xanh rờn, là sự ấm no, hạnh phúc được đánh đổi bằng sức lao động nhằm xây dựng quê hương Tác giả đã nêu bật lên nhiệm vụ hàng đầu của nước ta là vừa chiến đấu đồng thời với việc sản xuất người chiến sĩ sánh ngang với người lao động, cùng bắt tay nhau xây dựng quê hương Chính vì lẽ đó mà mọi người cùng một tâm thế tự nguyện:

Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao

“Xôn xao” như lời reo vui, điệp ngữ “tất cả như” thể hiện sự thống nhất, đồng tâm hiệp lực vì một mục đích chung

Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Đất nước Việt Nam có lịch sử thật hào hùng, hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước Biết bao kẻ thù xâm lược đều bị thất bại để đất nước ta “cứ đi lên phía trước” Nhà thơ như ngoái nhìn về quá khứ và gửi gắm niềm tin tưởng vào đất nước thân yêu còn nhiều “gian lao”

Đề 2: Phân tích hai khổ thơ nói lên khát vọng cống hiến có ích cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ

“Mùa xuân nho nhỏ”

Định hướng:

Trước cái rạo rực của mùa xuân, nhà thơ thấy mình trẻ lại Âm vang mùa xuân đã vang dội trong lòng:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Nhà thơ tâm niệm mình là gì, làm gì trong cái chung của đất trời, phải chăng đây là ước nguyện? Nhà thơ mong góp mình một phần nhỏ nhoi vào bản hòa tấu thanh bình của quê hương Nhà thơ muốn hiến dâng đời mình cho non sông, dù chỉ là một con chim để cất cao tiếng hót, một cành hoa để tỏa ngát hương thơm hay chỉ khiêm tốn là một nốt trầm trong bản nhạc cuộc đời sinh động ấy Câu thơ thể hiện khát vọng sống có ích, vừa chứng tỏ ý thức trách nhiệm về quan hệ giữa cá nhân và xã hội Điệp từ “ta” nhắc lại nhiều lần thể hiện sự tha thiết của tác giả đối với sự sống

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Khi chỉ là một nốt trầm thôi, một nốt trầm cũng đủ làm xao động trái tim người, khi chỉ mong là “một mùa

xuân nho nhỏ” thôi, tác giả thật là khiêm tốn Mùa xuân là ý niệm chỉ về thời gian, không gian, sao lại là một

vật thể có hình khối “nho nhỏ” được Đây chính là ý nguyện giản dị và cảm động Cảm động hơn, nhà thơ mong rằng tuổi xuân đời mình có đi qua thì vẫn góp đời mình vào mùa xuân lớn lao của trời đất, của đất nước

Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Định hướng:

- Cảm nhận về mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh không phải là một sắc thu nhuộm ánh vàng, những cơn gió rét mướt mang theo lá vàng rơi… mà là trời đất mới chớm thu Tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ cảm nhận từng bước đi của thời gian qua sự chuyển mùa nhẹ nhàng như làn sương mỏng Sự chuyển biến của đất trời được miêu tả sự bắt đầu từ giây phút giao mùa:

Trang 8

(dẫn lại khổ 1)

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Bỗng nhận ra hương ổi

Nhà thơ vừa nhận ra hương mùa thu qua hương ổi thoang thoảng theo làn gió nhẹ Một mùi hương của chốn làng quê Việt Nam Tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng và xúc động Mùa thu đã về bất chợt để tác

giả tình cờ “nhận ra” như nhận ra người bạn cũ Hương ổi như phả vào trong cơn gió se se, hơi sương lành

lạnh, khe khẽ len nhẹ vào trong nếp áo Ngỡ ngàng nhà thơ thốt lên:

Hình như thu đã về.

- Mùa thu đến, đất trời, vạn vật cùng thay đổi Dòng sông dâng cao, những chú chim đang chuẩn bị tránh rét cho mùa đông sắp tới Những áng mây của mùa hạ như chưa kịp tan ra mà còn nằm vắt vẻo trên tầng không chờ đón thu sang Phải có óc quan sát tinh tế, có tâm hồn thật nhạy cảm và gần gũi với thiên nhiên cùng với trí tưởng tượng phong phú thì tác giả mới có được những rung cảm sâu lắng và xúc động đến như vậy Những ý thơ dâng trào ra đầu ngọn bút để ca ngợi vẻ đẹp quê hương Mọi thứ dần dần hiện ra như một bức tranh thu đang chuyển động:

(dẫn lại khổ 2)

- Những đám mây trôi lững lờ trên không trung mà nhà thơ liên tưởng nó đang trôi đi cùng thời gian từ hạ sang thu và đang nằm vắt vẻo giữa hai mùa Cái nắng gay gắt của mùa hạ đã dần dịu ấm lại nhưng vẫn còn ấm

áp Những cơn mưa cũng lui dần nhường cho một mùa thu mát mẻ:

(dẫn lại khổ 3)

Tiếng sấm gắn liền với cơn mưa mùa hạ, đó là một hiện tượng thiên nhiên quen thuộc Những hàng cây lâu

năm “cây đứng tuổi” cao lớn thường là nơi đón sét Tất cả là một hình ảnh tả thực một cách khác lạ, có chút

gì đó hồn nhiên Tuy nhiên, âm thanh sự sống được lồng vào hai câu thơ như một nốt nhạc điểm xuyến cho bức tranh thêm sinh động Tiếng sấm sét còn là biểu tượng của cuộc sống sôi nổi, tràn đầy sinh khí Con người như hòa vào thiên nhiên để lắng nghe sự chuyển mình của trời đất Sự chuyển mình ấy thật hợp với quy luật tự nhiên Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu thì yên tĩnh và có phần sâu lắng Chi tiết

“Sấm cũng bớt bất ngờ” góp phần báo hiệu mùa thu sang.

- Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh nhẹ nhàng đến như một nàng tiên lướt trên gió để rồi bất ngờ để lại trong không gian mùi hương nồng nàn quyến rũ Sự chuyển mình của thời gian được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh sống động bằng những từ ngữ giàu hình ảnh Điều đó khắc họa nên một tâm hồn thơ hết sức tinh tế của riêng Hữu Thỉnh mà không thể lẫn với bất cứ ai

Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Định hướng:

1 Mở bài:

- Tình cảm kính yêu với lãnh tụ, với Bác Hồ đã là một trong những chủ đề lớn của thơ ca, của văn học nghệ thuật

- Một trong những tác phẩm viết về tình cảm của nhân dân với Bác thành công, sâu sắc, xúc động là bài thơ

“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

- Bài thơ đã thể hiện tình cảm thương tiếc, kính yêu Bác vô hạn của nhân dân miền Nam với Bác Hồ, vào lúc nhà thơ ra Hà Nội và viếng lăng Người

2 Thân bài:

Tình cảm thiêng liêng với Bác Hồ được thể hiện qua những nội dung tiêu biểu sau:

- Tình cảm kính yêu Bác một cách thiết tha, chân thành, sâu sắc:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Cách xưng hô gần gũi, kính yêu “con”, “Bác”; “ở miền Nam” như những đứa con ở xa về thăm Bác, mặt khác nhà thơ như cũng có ý nhắc nhở đến tình cảm của Bác với miền Nam: Miền Nam luôn trong trái tim tôi

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Bác như “mặt trời” vĩ đại Nhà thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, ngời sáng của Người

“Bác nằm…dịu hiền”, Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị, dịu hiền gần gũi đem lại sự bình yên cho mỗi con người, cũng như cho dân tộc

- Nỗi đau Bác mất, nỗi đau khôn cùng, không tả:

Trang 9

“Ngày ngày dòng người…mùa xuân”

“Vẫn biết trời xanh…trong tim”

“Mai về…nước mắt”

- Ước nguyện được ở mãi bên Người, canh giấc ngủ bình yên cho Người, cũng có thể thấy đó còn là ước nguyện đi tiếp con đường cách mạng của Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 Tóm lại, “Viếng lăng Bác” tập trung thể hiện những tình cảm kính yêu, thương tiếc Bác khi tác giả đến

viếng lăng Người

Đó là tình cảm thành kính nhưng vô cùng gần gũi, yêu thương và vô cùng sâu sắc với Bác Hồ, vị cha già vô cùng yêu kính của cả dân tộc Tình cảm cao đẹp ấy còn gắn liền với lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng

vĩ đại, lớn lao của cả dân tộc mà Bác Hồ kính yêu đã suốt đời phấn đấu, hi sinh

Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, đối lập kết hợp từ ngữ địa phương,…

3 Kết bài:

Có văn hào đã từng nói: “Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đấy” Có thể nói như thế về sự thành

công trong sự thể hiện tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Bài thơ còn lại với mỗi người Việt Nam, nó như lời nhắn nhủ yêu thương: sống, học tập,làm việc theo gương Bác

Hồ vô cùng yêu kính của tất cả chúng ta

Đề 5: Cảm nhận phần thơ thứ 2, bài thơ “Nói vơi con” của Y Phương.

Định hướng:

“Người đồng mình thương lắm con ơi!

………

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.”

Lời cha khuyên dạy con như một lời tâm sự, tuy nhẹ nhàng mà thấm thía Cuộc đời vốn không hoàn hảo, đôi khi nỗi buồn không sao đếm hết, nhưng điều quan trọng nhất là con phải nuôi cho mình một ý chí bền vững, một cách vươn cao, vươn xa Điều lớn nhất ba muốn dạy cho con là phải yêu mảnh đất quê hương, biết vươn lên mọi gian khó để sống có nghĩa Quê hương vùng núi, vốn có nhiều khó khăn, con phải rèn luyện chí lớn

mà giúp quê, giúp đời Con hãy như cha, như bao người dân quê mình sống sao cho trong sạch, không sờn lòng trước gian khổ:

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

Tuy quê mình nghèo nhưng tấm lòng con người nơi đây luôn rộng mở, chân thật, không dối trá, lọc lừa:

Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Chính những phẩm chất cao đẹp đó đã làm nên một dân tộc anh hùng, làm rạng rỡ quê hương Nhà thơ rất tài tình khi đưa vảo trang viết của mình những ngôn từ gần gũi dễ hiểu, cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh cụ thể, có tính khái quát mà vẫn giàu chất thơ

“người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” quả là một cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo Đây là hình ảnh

ẩn dụ Người dân quê tác giả tuy sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở họ vẫn sáng ngời một phẩm chất tốt đẹp cao quí Điều đó là cách làm rạng rỡ quê hương, đưa quê hương lên một tầm cao mới: kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con

Điều cuối cùng cha muốn con hãy sống sao cho xứng đáng là người của quê hương mình Con hãy đặt cho mình hình ảnh quê hương làm ngọn đèn soi sáng tim con, làm ánh sáng dẫn đường cho con bước đi trên mọi nẻo đường đời Dù ở nơi đâu, con cũng luôn nhớ về đất mẹ với một cái tâm trong sáng, để ngẩng cao đầu

Trang 10

trước mọi gian truân Và đi đâu, làm gì, con cũng hãy biết và nhớ rằng ở quê nhà luôn có tấm lòng cha dành cho con với tất cả lời nguyện cầu cao đẹp thiêng liêng nhất

Đề 6: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Định hướng: Phần Thân bài.

1 Giới thiệu khái quát về “Tổ trinh sát mặt đường” và những công việc của họ.

2 Trong đó, nổi bật là Phương Định, là nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc (giới thiệu về ngoại hình và tính cách của cô)

3 Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính Thuở nhỏ đã hay hát Cô có thể ngồi lên

thành cửa sổ căn phỏng nhỏ bé của nhà mình “Hát say sưa ầm ĩ” Bàn học lúc nào cũng “bày bừa bãi lên”,

để đến nỗi bà mẹ phải “nguyền rủa”: “Con gái gì cái của mày Lấy chồng rồi mà no đòn… No đòn… !” Vì thế ngay từ lúc còn ở nhà, cô đã thề là “không lấy chồng”.

4 Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát (Định còn biết bịa lời để hát; Định

hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát bay “rè rè”, cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm; Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình; hát khi “máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét”; hát trong không khí ngột ngạt “khói lên và cửa hang bị che lấp”) Đúng “tiếng hát át tiếng bom” của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người

“khao khát làm nên những sự tích anh hùng”

5 Miêu tả cảnh 3 nhân vật phá bom – sự nguy hiểm, tinh thần dũng cảm và tình đồng đội – đặc biệt là ở nhân vật Phương Định

 Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội Cô cũng thích

làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc Định “thích ngắm” đôi mắt mình trong gương Cô tự hào về cặp mắt mình “nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ Cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát; hát trong bom đạn

Định, trái tim dào dạt thương yêu

 Có thể dùng đoạn thơ sau để kết bài viết:

… “Đất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói, lung linh…”

(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

VÕ THỊ PHƯƠNG MAI

Ngày đăng: 06/05/2016, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w