1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai 5 Hon truong ba, da hang thit

1 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bai 5 Hon truong ba, da hang thit tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩn...

Người thực hiện: Phan Văn Thanh Thiết kế Giáo án: Nhóm Ngữ Văn tỉnh Đắk Nông HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT (Trích) Lưu Quang Vũ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh  Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh: tâm hồn thanh cao của Trương Ba phải nấp vào trong thân xác của anh hàng thịt thô thiển.  Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền sống trọn vẹn hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.  Hiểu được ý nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của tác phẩm và trích đọan nói riêng.  Thành công về mặt nghệ thuật: kịch bản văn học và nghệ sân khấu với tính hiện đại với các giá trị truyền thống, nhất là nghệ thuật dựng cảnh, ngôn ngữ kịch của tác giả. 1.Phương pháp: Chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: – Bám sát thể loại kịch ( dạy theo thể loại). – Gợi tìm, hoạt động nhóm (phân vai, đóng vai). – Đọc sáng tạo… II. Phương pháp – Phương tiện 2. Phương tiện: * Giáo viên - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Chuẩn bị hình ảnh, máy chiếu - Hệ thống câu hỏi - Định hướng chuẩn bị bài cho HS * Học sinh -Chuẩn bị bài mới (đọc văn bản, tìm hiểu về nhân vật, hướng trả lời các câu hỏi SGK của GV…) -Sưu tầm và xem băng hình về vở kịch (nếu có) II. Phương pháp – Phương tiện (tt) III.Tiến trình lên lớp (Ngoài các bước ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, chúng tôi chú trọng các bước sau)  Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn -Việc làm 1: Về tác giả (Hướng dẫn HS nắm những điểm cơ bản về cuộc đời tài năng sáng tác của tác giả, nhất là thành công ở lĩnh vực kịch) -Việc làm 2: Về vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Hướng dẫn HS nắm thể loại kịch ( thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút), giới thiệu sơ lược và tóm tắt nội dung vở kịch) - Việc làm 3: Về đoạn trích ( Hướng dẫn HS tìm hiểu và nắm chắc vị trí đoạn trích (đây là đoạn cao trào, mở nút), hướng dẫn HS phân vai đọc đoạn trích) • Hoạt động 2: Phân tích đoạn trích – Việc làm 1: Tìm hiểu xung đột kịch qua các màn đối thoại của hồn Trương Ba + Thao tác 1: Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt. GV gợi mở để HS tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi: (Mâu thuẫn giữa phần hồn và phần xác (phần người và phần con) của Trương Ba lúc này như thế nào?) III. Tiến trình lên lớp (tt) Định hướng cần đạt: - Do sống nhờ thể xác anh hàng thịt mà hồn Trương Ba vốn dĩ nhân hậu trong sạch, bản tính ngay thẳng >< Xác anh hàng thịt tầm thường, thô phàm. Hồn Trương Ba đành phải chiều theo nhu cầu hiển nhiên của xác thịt…, dần dần bị xác thịt điều khiển  hồn Trương Ba dằn vặt đau khổ, muốn tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập như không thể…Bị xác thịt dụ dỗ, mua chuộc, Trương Ba nổi giận, kinh bỉ nhưng cuối cùng lâm vào bi kịch tuyệt vọng. - Trương Ba được sống lại nhưng cuộc sống đầy hổ thẹn vì phải sống chung với dung tục và nguy cơ bị đồng hóa - Tác giả cảnh báo khi con người phải sống dung tục vì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, tàn phá tâm hồn cao đẹp của con người. III. Tiến trình lên lớp (tt) • Thao tác 2: Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân (GV cần định hướng, tổ chức cho HS tìm hiểu và cảm nhận một cách sâu sắc bi kịch của Trương Ba khi người thân của sống trong cảnh xót thương, đau khổ). Câu hỏi: Bi kịch của Trương Ba diễn ra như thế nào trước nỗi đau của người thân? Lưu ý: Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm, nhân vật đã có ý định từ bỏ thể xác phàm tục để tâm hồn được thanh cao. III. Tiến trình lên lớp (tt) • Thao tác 3: Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích (GV cần định hướng cần Triết lý sống trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ – bài mẫu 1 Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh… nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu. Trước khi Đế Thích xuất hiện + Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: “- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”. + Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải) - Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. - Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. + Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng. + Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: đặc điểm của thể loại kịch và giá trị tư tưởng của đoạn trích để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám phá tác phẩm. B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã xây dựng trên tình huốn kịch nào? 2. Hồn Trương Ba đã lâm vào bi kịch nào và bi kịch đó được giải quyết ra sao ? II.Gợi ý: Câu 1. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất trong toàn bộ sáng tác của Lưu Quang Vũ. Tác giả đã khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm vào đó những suy nghĩ về nhân sinh, về hạnh phúc và kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sồng hiện thời. - Đoạn trích là một minh chứng cho tài nghệ tạo dựng tình huống kịch của Lưu Quang Vũ: cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa Hồn Trương ba với chính cáI thể xác của anh hàng thịtt mà nó trú ngụ. Tình huống ấy được đấy lên đỉnh điểm khi Hồn Trương Ba một chút nữa bị thất bại trước sự dẫn dắt của thể xác. để rồi cuối cùng hồn Tương ba quyết định chết vĩnh viễn để cu Tị được sống. - Xây dựng tình huống kịch này Lưu Quang Vũ muốn nói với chúng ta nhiều điều: + Bi kịch của con người mang khát vọng sống chân thật với bản thân nhưng lại bị bắt buộc phảI sống theo kẻ khác. + Không thể sống giả dối, không thể tự ảo tưởng, tự bao biện cho mình. Bởi không thể có một linh hồn cao thượng ẩn trong một thân xác phàm tục. + Sự sống thật đáng quý, nhưng nó thực sự có giá trị khi được là chính mình Câu 2: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nhân vật hồn Trương ba đã lâm vào bi kịch đau đớn của một con người đang sống với linh hồn của bản thân ở trong thể xác mượn của người khác. + Xác hàng thịt đã dần điều khiển hồn Trương Ba, mỉa mai miệt thị, sỉ nhục linh hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và thấy mình không thể chịu đựng được hơn nữa. + Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn: làm gãy cành cây, rách diều.Ông cũng trở nên thô lỗ phủ phàng hơn: tát con chảy máu, thấy rạo rực bên vợ anh hàng thịt… + Hồn Trương Ba cảm thấy xa lạ với chính những người thân của mình: vợ muốn bỏ đI, cháu nội không nhận ông… Tạo dựng bi kịch này tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: con người không thể sống giả dối, không là chính mình hay vay mượn cuộc sống của người khác. con ngườikhông thể chỉ sống bằng thể xác hay linh hồn mà cả phần xác và phần hồn phảI hài hoà để hoàn thiện nhân cách, hướng tới một cách sống đẹp đẽ, cao quý. BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: đặc điểm của thể loại kịch và giá trị tư tưởng của đoạn trích để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám phá tác phẩm. B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã xây dựng trên tình huốn kịch nào? 2. Hồn Trương Ba đã lâm vào bi kịch nào và bi kịch đó được giải quyết ra sao ? II.Gợi ý: Câu 1. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất trong toàn bộ sáng tác của Lưu Quang Vũ. Tác giả đã khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm vào đó những suy nghĩ về nhân sinh, về hạnh phúc và kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sồng hiện thời. - Đoạn trích là một minh chứng cho tài nghệ tạo dựng tình huống kịch của Lưu Quang Vũ: cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa Hồn Trương ba với chính cáI thể xác của anh hàng thịtt mà nó trú ngụ. Tình huống ấy được đấy lên đỉnh điểm khi Hồn Trương Ba một chút nữa bị thất bại trước sự dẫn dắt của thể xác. để rồi cuối cùng hồn Tương ba quyết định chết vĩnh viễn để cu Tị được sống. - Xây dựng tình huống kịch này Lưu Quang Vũ muốn nói với chúng ta nhiều điều: + Bi kịch của con người mang khát vọng sống chân thật với bản thân nhưng lại bị bắt buộc phảI sống theo kẻ khác. + Không thể sống giả dối, không thể tự ảo tưởng, tự bao biện cho mình. Bởi không thể có một linh hồn cao thượng ẩn trong một thân xác phàm tục. + Sự sống thật đáng quý, nhưng nó thực sự có giá trị khi được là chính mình Câu 2: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nhân vật hồn Trương ba đã lâm vào bi kịch đau đớn của một con người đang sống với linh hồn của bản thân ở trong thể xác mượn của người khác. + Xác hàng thịt đã dần điều khiển hồn Trương Ba, mỉa mai miệt thị, sỉ nhục linh hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và thấy mình không thể chịu đựng được hơn nữa. + Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn: làm gãy cành cây, rách diều.Ông cũng trở nên thô lỗ phủ phàng hơn: tát con chảy máu, thấy rạo rực bên vợ anh hàng thịt… + Hồn Trương Ba cảm thấy xa lạ với chính những người thân của mình: vợ muốn bỏ đI, cháu nội không nhận ông… Tạo dựng bi kịch này tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: con người không thể sống giả dối, không là chính mình hay vay mượn cuộc sống của người khác. con ngườikhông thể chỉ sống bằng thể xác hay linh hồn mà cả phần xác và phần hồn phảI hài hoà để hoàn thiện nhân cách, hướng tới một cách sống đẹp đẽ, cao quý.

Ngày đăng: 04/05/2016, 02:04

Xem thêm: Bai 5 Hon truong ba, da hang thit

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w