Soạn bài hồn trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Xung đột giữa hồn và xác. - Hồn là cái cao khiết, trong sạch và thẳng thắn… - Xác là cái phàm tục thấp kém, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt… - > Sự tương phản gay gắt không thế dung hòa nên đã nảy sinh tình huống: - Hồn tâm sự: Tôi không muốn sống như thế này mãi!... chán lắm rồi! Ta bắt đầu sợ mi (cái xác). Và ước muốn: xa rời mi tức khắc! - Xác bác bỏ: Ông không tách ra khỏi tôi được đâu. Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Dù chỉ là cái vỏ bên ngoài, kềnh càng, thô lỗ nhưng xác là nơi hồn tồn tại. Xác tiếp tục giễu cợt hồn với vẻ tự đắc: Xác có sức mạnh ghê gớm nên lấn át hồn, có lúc sai khiến hồn ham muốn vật dục tầm thường, có lúc tàn bạo: đánh thằng con tóe máu mồm. Cuối cùng xác khuyên hồn là phải sống hòa thuận thôi, vì chẳng còn cách nào khác. - > Cho dù xấu nhưng lí lẽ của xác hoàn toàn đúng, nhưng hồn phải hòa hợp với xác là việc làm vô cùng đau khổ. Linh hồn thánh thiện không thể đứng trên đôi chân cục súc. Nhưng cái xấu vốn có sức mạnh tức thời là cho cái tốt lầm lạc, tổn hại. Linh hồn chỉ biết kêu trời. Một tiếng than cùng cực khổ đau và tuyệt vọng. Xung đột thật căng thẳng. Cách tổ chức lời thoại dài ngắn khác nhau cho thấy xác đã tạm thời chiến thắng. Trong cuộc sống nhiều kẻ vốn lương thiện nhưng đã để tâm hồn mình vấy bùn là vì để phần xấu xa lấn át phần tốt đẹp. Câu 2. Hồn Trương Ba với người thân trong gia đình. a. Vợ Trương Ba nói. - Ông bây giờ còn biết đến ai nữa, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa -> trái tim tự dưng nguội lạnh và trống vắng tình cảm xóm giềng. - Có lẽ tôi phải đi, đi biệt… để ông thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt… -> chưa hẳn vì ghen mà vì không chấp nhận phần xác của chồng. - > Khi chỉ còn một nửa thì Trương Ba không hẳn là Trương Ba, nửa lạ nửa quen ấy làm người thân khó xử nên vợ Trương Ba gắng hiểu chồng nhưng vẫn không thể chung sống trong hoàn cảnh trái ngang. - Trương Ba càng đau khổ hơn và chỉ biết ôm đầu kêu trời: Sao lại đến nông nổi này? Bà! b. Đứa cháu gái. - Tôi không phải là cháu của ông! - Bàn tay giết lợn và bàn chân to bè của ông xéo nát vườn cây, làm hirng cái diều của cu Tị. - > Ánh mắt trẻ thơ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài nên cái Gái không bao giờ thấy cái hồn và đã nặng nề kết án lão đồ tể. - Đó là một sự thật cay đắng, không thể biện minh, không thể thuyết phục. Hiện tại, tình ông cháu chưa hề có trong tim đứa bé, hồn Trương Ba càng rơi vào đau khổ tuyệt vọng. Hình ảnh người thân càng mờ dần. c. Người con dâu. - Rất hiểu nỗi khổ của cha nhưng sự thật vẫn cứ bày ra, mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia. - Nhà ta sắp tan hoang ra cả… - > Đây là một sự thật về sự lấn át của xác đối với hồn. Cái tốt nếu không biết gìn giữ sẽ dần mai một rồi có ngày bị tận diệt. Lúc này, nỗi đau khổ của hồn Trương Ba tạm thời lắng xuống nhường chỗ cho một sự tính toán quan trọng. Sống là để xác chiến thắng ngĩa là tự đánh mất mình mà muốn giữ được linh hồn thì chỉ có cách… Hồn đã đứng dậy trong xung khắc căng thẳng với xác và bình tình đi đến quyết định. Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích. Câu 3. Hồn Trương Ba và Đế Thích. - Hồn Trương Ba giãi bày : Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơng giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết ! - > Hồn Trương Ba thấm thía nỗi đau khổ khi dần dần đánh mất chính mình, nhân vật đã ý thức sâu sắc sự khác nhau giữa sống và tồn tại, mà tồn tại bởi vay mượn càng không đáng có. Tồn tại là một sự sống vô nghĩa phi giá trị, không xứng danh với hai chữ Con Người đẹp đẽ, sống mờ nhạt vô nghĩa sẽ hóa thành kẻ tầm thường thấp kém, khi mình không ghi lại hình ảnh trong mắt mọi người xung quanh thì lúc đó xem như đã chết. Tồn tại chỉ để thõa mãn nhu cầu vật chất tầm trường, ngoài ra không thiết tha gì đến giá trị tinh thần thì con người chỉ là một thứ động vật hai chân. Sống thật sự nghĩa là phải biết tự chủ, tự trọng, giữ gìn phẩm chất trong sáng, cao cả, có tình thương và trách nhiệm, những giá trị bản thân phải được chăm sóc phát triển và được mọi người thừa nhận để cuộc sống con người thật giàu ý nghĩa, xứng danh với hai chữ Con Người. Thế nhưng cán cân lệch bên nào cũng không thể chấp nhận, phải làm sao có sự hài hòa giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa xác và hồn. - > Hành động kịch ở đoạn này chính là xung đột nội tâm bên trong tâm hồn nhân vật : giữa sống và tồn tại. Nội dung mang màu sắc triết lí như lời độc thoại của nhân vật Hăm-lét (Hăm-lét, Sếch-xpia) và nhân vật Pa-ven Coóc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy, Ốt-tơ-rốt-xki). Trong sự đùa cợt của số phận, trong hoàn cảnh trớ trêu bị vênh lệch khi chắp nối giữa hồn và xác, nhiều khi hồn không điều khiển được xác vì sự cám dỗ vật chất, hồn Trương Ba đã dự cảm được sự phiền toái và cuộc sống sẽ mất hết giá trị nên quyết định thoát ra nghịch cảnh. Đây là quyết định hợp lí theo đúng sự phát triển của hành động kịch. Quyết định này càng làm sáng ngời phẩm chất cao đẹp của nhân vật. - Đế Thích động viên : Dưới dất, trên tời, kể cả Ngọc Hoàng đều không có ai được sống toàn vẹn cả, không ai sống theo những điều mình nghĩ. - > Nội dung triết lí này được đưa ra nhằm khuất phục hồn Trương Ba chấp nhận hoàn cảnh, khơi dậy lòng ham sống. - Tình huống mới nảy sinh : Cu Tị vừa chết. Đế Thích đề nghị hay là hồn ông Trương Ba nên trú ngụ vào thể xác đứa bé và như thế cuộc sống cua ông sẽ được kéo dài gấp đôi. Ông cháu vốn thân nhau từ trước nên không xảy ra xung khắc giữa hồn và xác. - > Cái lí đưa ra khá thuyết phục và khơi dậy lòng ham sống của con người lần nữa. - Hồn Trương Ba đã thấm thía cảnh ngộ trớ trêu, bây giờ lặp lại ông càng cố tránh. Khi phân tích kĩ ông thấy sự khác nhau về tuổi tác, quan hệ tình cảm sẽ gây bao nhiêu rắc rối khác, đó là chưa nói về sự nhẫn tâm. Ông cũng không phải là người ham sống đến độ muốn quên đi giá trị bản thân, sẵn sàng vứt nhân cách xuống bùn nên quyết tâm từ giã cuộc đời càng mãnh liệt. Trước khi chết, tranh thủ mối quan hệ tình cảm với Đế Thích, ông đã cứu được đứa bé con chị Lụa. Trước khi chết hẳn, ông đã làm một việc có ý nghĩa nên lương tâm được thanh thản. - > Xung đột kịch đã được mở nút, vừa làm toát ra vẻ đẹp nhân vật : cao thượng, trong sáng, giàu tình thương, trách nhiệm vừa làm toát ra chủ đề của vợ kịch : Nhà văn muốn định nghĩa về giá trị của cuộc sống và phê phán một số lối sống đương đại, có kẻ chạy theo vật chất tầm thường nên thành phàm phu, hèn hạ ; có kẻ lo giữ phẩm tiết mà trở thành hoang tưởng. Thái cực nào cũng đáng phê phán, phải sống sao cho hài hòa để cuộc sống thật sự đủ đầy mọi giá trị và ý nghĩa. II. Luyện tập Câu 2. Phân tích lớp kịch : Cuộc đối thoại giữa hồn với xác để từ đó thấy được ý nghĩa triết lí của tác giả Lưu Quang Vũ. Gợi ý : a. Đối thoại kịch tính giữa hồn và xác. Hồn muốn tách ra khỏi xác – Xác phản bác vì quy luật tự nhiên : xác là nơi trú ngụ của hồn. Hồn phê phán xác thấp kém – Xác không phủ nhận mà còn giễu cợt hồn vì khi xác hưởng thụ thì hồn nhận được cảm xúc sung sướng. Hồn đuối lí nhưng vẫn cố giữ phẩm tiết, đạo hạnh – Xác vẫn cứ điều khiển hồn qua hành vi thô bạo, và hồn phải mượn xác để bộc lộ cảm xúc ra thế giới bên ngoài : chăm bón vườn cây, yêu thương người thân… Xác có cái hay lẫn cái dở. Hồn đau đớn dằn vặt vì thất bại trước lí lẽ của xác – Xác động viên an ủi hồn phải chấp nhận hoàn cảnh trớ trêu và thật ra nhiều lúc, xác nhân nhượng hồn và cần đến hồn. - > Với lí lẽ thuyết phục, xác tạm thời thắng hồn. b. Ý nghĩa triết lí. - Mâu thuẫn giữa hồn và xác thật ra là mâu thuẫn giữa phần tốt đẹp và phần xấu tron bản thân mỗi người mà ai cũng có. Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao là một ví dụ. - Sự thất bại của hồn là bi kịch của con người vì nghịch cảnh mà không sống được trọn vẹn là mình hoặc đôi khi bị lầm lạc, sai trái để sau đó tỉnh táo nhìn nhận lại phải ân hận, dằn vặt đau đớn. - Trong cuộc sống, phải lo lắng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu sống (chăm lo phần xác) nhưng cũng phải tu dưỡng đạo đức (chăm sóc phần hồn) sao cho hài hòa. Đê vênh lệch phần nào cũng dễ nhận lấy kết cục khổ đau. - Mượn phần vật chất của người khác để sống thì trước sau gì cũng bi kịch. Xác luôn đòi hỏi vật chất không giới hạn nên cần hồn điều khiển để nhận biết giới hạn, nhờ đó mới giữ được thăng bằng của cuộc sống. - Cuộc sống đáng quý nhưng không phải sống như thế nào cũng được. Hạnh phúc khi được sống trọn vẹn là mình, sống thật với chính mình. Câu 3. Do hoàn cảnh hay vì một sự tính toán sai lầm, bạn rơi vào nghịch cảnh. Vậy làm thế nào và với điều kiện gì để bạn thoát ra nghịch cảnh đó ?
Soạn bài hồn trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Xung đột giữa hồn và xác. - Hồn là cái cao khiết, trong sạch và thẳng thắn… - Xác là cái phàm tục thấp kém, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt… - > Sự tương phản gay gắt không thế dung hòa nên đã nảy sinh tình huống: - Hồn tâm sự: Tôi không muốn sống như thế này mãi!... chán lắm rồi! Ta bắt đầu sợ mi (cái xác). Và ước muốn: xa rời mi tức khắc! - Xác bác bỏ: Ông không tách ra khỏi tôi được đâu. Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Dù chỉ là cái vỏ bên ngoài, kềnh càng, thô lỗ nhưng xác là nơi hồn tồn tại. Xác tiếp tục giễu cợt hồn với vẻ tự đắc: Xác có sức mạnh ghê gớm nên lấn át hồn, có lúc sai khiến hồn ham muốn vật dục tầm thường, có lúc tàn bạo: đánh thằng con tóe máu mồm. Cuối cùng xác khuyên hồn là phải sống hòa thuận thôi, vì chẳng còn cách nào khác. - > Cho dù xấu nhưng lí lẽ của xác hoàn toàn đúng, nhưng hồn phải hòa hợp với xác là việc làm vô cùng đau khổ. Linh hồn thánh thiện không thể đứng trên đôi chân cục súc. Nhưng cái xấu vốn có sức mạnh tức thời là cho cái tốt lầm lạc, tổn hại. Linh hồn chỉ biết kêu trời. Một tiếng than cùng cực khổ đau và tuyệt vọng. Xung đột thật căng thẳng. Cách tổ chức lời thoại dài ngắn khác nhau cho thấy xác đã tạm thời chiến thắng. Trong cuộc sống nhiều kẻ vốn lương thiện nhưng đã để tâm hồn mình vấy bùn là vì để phần xấu xa lấn át phần tốt đẹp. Câu 2. Hồn Trương Ba với người thân trong gia đình. a. Vợ Trương Ba nói. - Ông bây giờ còn biết đến ai nữa, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa -> trái tim tự dưng nguội lạnh và trống vắng tình cảm xóm giềng. - Có lẽ tôi phải đi, đi biệt… để ông thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt… -> chưa hẳn vì ghen mà vì không chấp nhận phần xác của chồng. - > Khi chỉ còn một nửa thì Trương Ba không hẳn là Trương Ba, nửa lạ nửa quen ấy làm người thân khó xử nên vợ Trương Ba gắng hiểu chồng nhưng vẫn không thể chung sống trong hoàn cảnh trái ngang. - Trương Ba càng đau khổ hơn và chỉ biết ôm đầu kêu trời: Sao lại đến nông nổi này? Bà! b. Đứa cháu gái. - Tôi không phải là cháu của ông! - Bàn tay giết lợn và bàn chân to bè của ông xéo nát vườn cây, làm hirng cái diều của cu Tị. - > Ánh mắt trẻ thơ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài nên cái Gái không bao giờ thấy cái hồn và đã nặng nề kết án lão đồ tể. - Đó là một sự thật cay đắng, không thể biện minh, không thể thuyết phục. Hiện tại, tình ông cháu chưa hề có trong tim đứa bé, hồn Trương Ba càng rơi vào đau khổ tuyệt vọng. Hình ảnh người thân càng mờ dần. c. Người con dâu. - Rất hiểu nỗi khổ của cha nhưng sự thật vẫn cứ bày ra, mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia. - Nhà ta sắp tan hoang ra cả… - > Đây là một sự thật về sự lấn át của xác đối với hồn. Cái tốt nếu không biết gìn giữ sẽ dần mai một rồi có ngày bị tận diệt. Lúc này, nỗi đau khổ của hồn Trương Ba tạm thời lắng xuống nhường chỗ cho một sự tính toán quan trọng. Sống là để xác chiến thắng ngĩa là tự đánh mất mình mà muốn giữ được linh hồn thì chỉ có cách… Hồn đã đứng dậy trong xung khắc căng thẳng với xác và bình tình đi đến quyết định. Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích. Câu 3. Hồn Trương Ba và Đế Thích. - Hồn Trương Ba giãi bày : Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơng giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết ! - > Hồn Trương Ba thấm thía nỗi đau khổ khi dần dần đánh mất chính mình, nhân vật đã ý thức sâu sắc sự khác nhau giữa sống và tồn tại, mà tồn tại bởi vay mượn càng không đáng có. Tồn tại là một sự sống vô nghĩa phi giá trị, không xứng danh với hai chữ Con Người đẹp đẽ, sống mờ nhạt vô nghĩa sẽ hóa thành kẻ tầm thường thấp kém, khi mình không ghi lại hình ảnh trong mắt mọi người xung quanh thì lúc đó xem như đã chết. Tồn tại chỉ để thõa mãn nhu cầu vật chất tầm trường, ngoài ra không thiết tha gì đến giá trị tinh thần thì con người chỉ là một thứ động vật hai chân. Sống thật sự nghĩa là phải biết tự chủ, tự trọng, giữ gìn phẩm chất trong sáng, cao cả, có tình thương và trách nhiệm, những giá trị bản thân phải được chăm sóc phát triển và được mọi người thừa nhận để cuộc sống con người thật giàu ý nghĩa, xứng danh với hai chữ Con Người. Thế nhưng cán cân lệch bên nào cũng không thể chấp nhận, phải làm sao có sự hài hòa giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa xác và hồn. - > Hành động kịch ở đoạn này chính là xung đột nội tâm bên trong tâm hồn nhân vật : giữa sống và tồn tại. Nội dung mang màu sắc triết lí như lời độc thoại của nhân vật Hăm-lét (Hăm-lét, Sếch-xpia) và nhân vật Paven Coóc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy, Ốt-tơ-rốt-xki). Trong sự đùa cợt của số phận, trong hoàn cảnh trớ trêu bị vênh lệch khi chắp nối giữa hồn và xác, nhiều khi hồn không điều khiển được xác vì sự cám dỗ vật chất, hồn Trương Ba đã dự cảm được sự phiền toái và cuộc sống sẽ mất hết giá trị nên quyết định thoát ra nghịch cảnh. Đây là quyết định hợp lí theo đúng sự phát triển của hành động kịch. Quyết định này càng làm sáng ngời phẩm chất cao đẹp của nhân vật. - Đế Thích động viên : Dưới dất, trên tời, kể cả Ngọc Hoàng đều không có ai được sống toàn vẹn cả, không ai sống theo những điều mình nghĩ. - > Nội dung triết lí này được đưa ra nhằm khuất phục hồn Trương Ba chấp nhận hoàn cảnh, khơi dậy lòng ham sống. - Tình huống mới nảy sinh : Cu Tị vừa chết. Đế Thích đề nghị hay là hồn ông Trương Ba nên trú ngụ vào thể xác đứa bé và như thế cuộc sống cua ông sẽ được kéo dài gấp đôi. Ông cháu vốn thân nhau từ trước nên không xảy ra xung khắc giữa hồn và xác. - > Cái lí đưa ra khá thuyết phục và khơi dậy lòng ham sống của con người lần nữa. - Hồn Trương Ba đã thấm thía cảnh ngộ trớ trêu, bây giờ lặp lại ông càng cố tránh. Khi phân tích kĩ ông thấy sự khác nhau về tuổi tác, quan hệ tình cảm sẽ gây bao nhiêu rắc rối khác, đó là chưa nói về sự nhẫn tâm. Ông cũng không phải là người ham sống đến độ muốn quên đi giá trị bản thân, sẵn sàng vứt nhân cách xuống bùn nên quyết tâm từ giã cuộc đời càng mãnh liệt. Trước khi chết, tranh thủ mối quan hệ tình cảm với Đế Thích, ông đã cứu được đứa bé con chị Lụa. Trước khi chết hẳn, ông đã làm một việc có ý nghĩa nên lương tâm được thanh thản. - > Xung đột kịch đã được mở nút, vừa làm toát ra vẻ đẹp nhân vật : cao thượng, trong sáng, giàu tình thương, trách nhiệm vừa làm toát ra chủ đề của vợ kịch : Nhà văn muốn định nghĩa về giá trị của cuộc sống và phê phán một số lối sống đương đại, có kẻ chạy theo vật chất tầm thường nên thành phàm phu, hèn hạ ; có kẻ lo giữ phẩm tiết mà trở thành hoang tưởng. Thái cực nào cũng đáng phê phán, phải sống sao cho hài hòa để cuộc sống thật sự đủ đầy mọi giá trị và ý nghĩa. II. Luyện tập Câu 2. Phân tích lớp kịch : Cuộc đối thoại giữa hồn với xác để từ đó thấy được ý nghĩa triết lí của tác giả Lưu Quang Vũ. Gợi ý : a. Đối thoại kịch tính giữa hồn và xác. Hồn muốn tách ra khỏi xác – Xác phản bác vì quy luật tự nhiên : xác là nơi trú ngụ của hồn. Hồn phê phán xác thấp kém – Xác không phủ nhận mà còn giễu cợt hồn vì khi xác hưởng thụ thì hồn nhận được cảm xúc sung sướng. Hồn đuối lí nhưng vẫn cố giữ phẩm tiết, đạo hạnh – Xác vẫn cứ điều khiển hồn qua hành vi thô bạo, và hồn phải mượn xác để bộc lộ cảm xúc ra thế giới bên ngoài : chăm bón vườn cây, yêu thương người thân… Xác có cái hay lẫn cái dở. Hồn đau đớn dằn vặt vì thất bại trước lí lẽ của xác – Xác động viên an ủi hồn phải chấp nhận hoàn cảnh trớ trêu và thật ra nhiều lúc, xác nhân nhượng hồn và cần đến hồn. - > Với lí lẽ thuyết phục, xác tạm thời thắng hồn. b. Ý nghĩa triết lí. - Mâu thuẫn giữa hồn và xác thật ra là mâu thuẫn giữa phần tốt đẹp và phần xấu tron bản thân mỗi người mà ai cũng có. Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao là một ví dụ. - Sự thất bại của hồn là bi kịch của con người vì nghịch cảnh mà không sống được trọn vẹn là mình hoặc đôi khi bị lầm lạc, sai trái để sau đó tỉnh táo nhìn nhận lại phải ân hận, dằn vặt đau đớn. - Trong cuộc sống, phải lo lắng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu sống (chăm lo phần xác) nhưng cũng phải tu dưỡng đạo đức (chăm sóc phần hồn) sao cho hài hòa. Đê vênh lệch phần nào cũng dễ nhận lấy kết cục khổ đau. - Mượn phần vật chất của người khác để sống thì trước sau gì cũng bi kịch. Xác luôn đòi hỏi vật chất không giới hạn nên cần hồn điều khiển để nhận biết giới hạn, nhờ đó mới giữ được thăng bằng của cuộc sống. - Cuộc sống đáng quý nhưng không phải sống như thế nào cũng được. Hạnh phúc khi được sống trọn vẹn là mình, sống thật với chính mình. Câu 3. Do hoàn cảnh hay vì một sự tính toán sai lầm, bạn rơi vào nghịch cảnh. Vậy làm thế nào và với điều kiện gì để bạn thoát ra nghịch cảnh đó ? ... tự đánh mà muốn giữ linh hồn có cách… Hồn đứng dậy xung khắc căng thẳng với xác bình tình đến định Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích Câu Hồn Trương Ba Đế Thích - Hồn Trương Ba giãi bày : Ông... đối thoại hồn với xác để từ thấy ý nghĩa triết lí tác giả Lưu Quang Vũ Gợi ý : a Đối thoại kịch tính hồn xác Hồn muốn tách khỏi xác – Xác phản bác quy luật tự nhiên : xác nơi trú ngụ hồn Hồn phê... – Xác không phủ nhận mà giễu cợt hồn xác hưởng thụ hồn nhận cảm xúc sung sướng Hồn đuối lí cố giữ phẩm tiết, đạo hạnh – Xác điều khiển hồn qua hành vi thô bạo, hồn phải mượn xác để bộc lộ cảm