1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ SỐ 108 2016 QH13 năm 2016

26 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 216,5 KB

Nội dung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. 2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế. 4. Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ. 5. Ký kết là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế. 6. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt. 7. Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài. 8. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 1

LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật điều ước quốc tế.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệulực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và

tổ chức thực hiện điều ước quốc tế

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước

hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làmphát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệpđịnh, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện cótên gọi khác

2 Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là

điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công

nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế

4 Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ.

5 Ký kết là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ướcquốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế

6 Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực

hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ướcquốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt

7 Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền

thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài

8 Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp

nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam

Trang 2

9 Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc

của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

10 Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực

hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhông ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệulực hay chưa có hiệu lực

11 Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là việc trao đổi thư, công hàm

hoặc văn kiện có tên gọi khác tạo thành điều ước quốc tế hai bên giữa nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài

12 Chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện nhằmthể hiện cam kết chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điềuước quốc tế, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt, phêchuẩn điều ước quốc tế, phê duyệt điều ước quốc tế, trao đổi văn kiện tạo thành điều ướcquốc tế, gia nhập điều ước quốc tế hoặc hành vi khác theo thỏa thuận với bên ký kết nướcngoài

13 Giấy ủy quyền là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền chỉ định đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hoặcnhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký điều ước quốc tế

14 Giấy ủy nhiệm là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền chỉ định đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự hội nghịquốc tế nhiều bên để thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàmphán, thông qua văn bản điều ước quốc tế hoặc để thực hiện quy định của điều ước quốc tế

15 Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký

kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bênnhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ướcquốc tế

16 Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch

nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

17 Tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ

tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để tạm dừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

18 Từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch

nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tếđối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều 3 Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

1 Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc

đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng cólợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế

3 Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 3

4 Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

Điều 4 Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế

1 Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sauđây:

a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nướckhác;

b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việcthành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia vềđối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;

d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;

đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên kýkết nước ngoài

2 Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sauđây:

a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên kýkết nước ngoài

Điều 5 Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế

l Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏathuận khác với bên ký kết nước ngoài

2 Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các vănbản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài

3 Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thìtrong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó

4 Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhậnhoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiềubên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằngtiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ướcquốc tế nhiều bên

5 Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấyđiều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏathuận khác với bên ký kết nước ngoài

Điều 6 Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước

1 Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì ápdụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp

2 Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thờiquyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ

Trang 4

chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thựchiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạmpháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

Điều 7 Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

1 Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốchội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

2 Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuântheo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội

CHƯƠNG II

KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Mục 1 ĐÀM PHÁN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều 8 Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế

1 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước,

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứvào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ đểChính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đềxuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ

2 Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổchức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh,hòa bình, chủ quyền quốc gia

Điều 9 Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế

1 Cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thựchiện các công việc sau đây:

a) Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và cáctác động khác của điều ước quốc tế;

b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nộidung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;

c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quantrước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ướcquốc tế

2 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có tráchnhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến

Điều 10 Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế

1 Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán

và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước

2 Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàmphán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ

Điều 11 Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế

Trang 5

1 Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:

a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàmphán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chínhtrị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả

rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điềuước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;

b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáogiải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý

2 Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có

dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán

Điều 12 Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế

1 Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủyquyền của Chủ tịch nước Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhândanh Chính phủ

2 Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan

đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướngChính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thànhphần đoàn đàm phán

3 Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác độngtrực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán

4 Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinhtrong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý

5 Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội

2 Trước khi đề xuất ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến của cơquan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ

Tư pháp

3 Trong trường hợp cơ quan, tổ chức có liên quan đã có ý kiến về việc đàm phánđiều ước quốc tế mà dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so vớinội dung đàm phán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì cơ quan đề xuấtlấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; không nhất thiếtphải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan khác

4 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc theo thời hạnquy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 20 của Luật này

Trang 6

Điều 14 Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế

1 Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quyđịnh trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban

thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban

hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơquan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15của Luật này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến Quy định này không áp dụngtrong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tạikhoản 1 Điều 29 của Luật này

2 Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủquyết định ký điều ước quốc tế đó

Điều 15 Thẩm quyền, nội dung quyết định ký điều ước quốc tế

1 Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước

2 Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ

3 Việc quyết định ký điều ước quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồmcác nội dung sau đây:

a) Tên gọi, hình thức và danh nghĩa ký điều ước quốc tế;

b) Người đại diện, thẩm quyền của người đại diện trong việc ký điều ước quốc tế;c) Bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bốđối với điều ước quốc tế nhiều bên;

d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liênquan;

đ) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyếtđịnh hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đểthực hiện điều ước quốc tế Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc

tế phải được phê chuẩn hoặc phê duyệt quy định tại Điều 28 và Điều 37 của Luật này

Điều 16 Nội dung tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế

1 Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đề xuất ký điều ước quốc tế

2 Nội dung chính của điều ước quốc tế

3 Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, hìnhthức hiệu lực, thời hạn hiệu lực và việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế

4 Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

5 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này

6 Kiến nghị bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài,tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên

7 Đánh giá về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế hoặcsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốctế

8 Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với cơ quan, tổ chức

có liên quan, giữa bên Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý

Trang 7

Điều 17 Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế

1 Tờ trình của cơ quan trình theo nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này

2 Ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiếncủa cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức

có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế

3 Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và cáctác động khác của điều ước quốc tế

4 Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc

tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

5 Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy địnhcủa pháp luật Việt Nam

6 Văn bản điều ước quốc tế

Điều 18 Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế

1 Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trong thời hạn 30 ngàytrong trường hợp thành lập Hội đồng kiểm tra quy định tại khoản 3 Điều này

2 Nội dung kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm:

a) Sự cần thiết, mục đích ký điều ước quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa ViệtNam và bên ký kết nước ngoài;

b) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của phápluật quốc tế;

c) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đườnglối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tếtrong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bảnđiều ước quốc tế;

e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế;

g) Tính thống nhất của văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản điềuước quốc tế bằng tiếng nước ngoài

3 Trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộtrưởng Bộ Ngoại giao thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế

Thành phần của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Ngoạigiao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan

Điều 19 Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế

1 Văn bản đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế, trong đó có các nội dung quy định tạikhoản 2 Điều 18 của Luật này

2 Dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế

3 Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ướcquốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

4 Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và cáctác động khác của điều ước quốc tế

Trang 8

5 Ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan.

6 Văn bản điều ước quốc tế

Điều 20 Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế

1 Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định điều ước quốc tế trong thời hạn 20 ngày

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc trong thời hạn 60 ngàytrong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này

2 Nội dung thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:

a) Tính hợp hiến;

b) Mức độ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế;

d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đểthực hiện điều ước quốc tế

3 Trong trường hợp điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp đề xuất ký, điều ước quốc tế

đề xuất ký còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộtrưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định điều ước quốc tế

Thành phần của Hội đồng thẩm định điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Tưpháp, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan

Điều 21 Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế

1 Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm định điều ước quốc tế, trong đó có các nội dung quy địnhtại khoản 2 Điều 20 của Luật này;

b) Dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế;

c) Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy địnhcủa pháp luật Việt Nam;

d) Ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Văn bản điều ước quốc tế

2 Số lượng hồ sơ gửi thẩm định là năm bộ

Mục 3

ỦY QUYỀN ĐÀM PHÁN, KÝ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ,

ỦY NHIỆM THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Điều 22 Ủy quyền, ủy nhiệm

1 Trưởng đoàn đàm phán, người ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước phảiđược Chủ tịch nước ủy quyền bằng văn bản

2 Trưởng đoàn đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ phải được Thủtướng Chính phủ ủy quyền bằng văn bản Người ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủphải được Chính phủ ủy quyền bằng văn bản

3 Trưởng đoàn tham dự hội nghị quốc tế phải được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệmbằng văn bản

Trang 9

Trong trường hợp phải ủy nhiệm cho các thành viên của đoàn Việt Nam tham dựhội nghị quốc tế theo quy định của hội nghị thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Thủtướng Chính phủ quyết định.

4 Người được ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc ủy nhiệm tham dự hộinghị quốc tế phải là lãnh đạo cơ quan đề xuất hoặc là người được cơ quan đề xuất trình cơquan có thẩm quyền quyết định

5 Trong trường hợp cơ quan đề xuất không cử trưởng đoàn đàm phán, người kýđiều ước quốc tế hoặc trưởng đoàn tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài thì sau khi thỏathuận với Bộ Ngoại giao, cơ quan đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định ủyquyền hoặc ủy nhiệm cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, người đứng đầu cơquan đại diện tại tổ chức quốc tế hoặc người đại diện khác làm trưởng đoàn đàm phán,người ký điều ước quốc tế hoặc trưởng đoàn tham dự hội nghị quốc tế đó

6 Việc cấp giấy ủy quyền, giấy ủy nhiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 63 củaLuật này

Điều 24 Ký điều ước quốc tế

1 Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục

ký và văn bản điều ước quốc tế, tổ chức ký điều ước quốc tế theo thỏa thuận với bên ký kếtnước ngoài

2 Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quyết định cho ký điềuước quốc tế nhưng chưa thể tổ chức ký thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm kịp thời báo cáo

và kiến nghị biện pháp xử lý với Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao đểphối hợp

3 Trong trường hợp có những thay đổi liên quan đến danh nghĩa ký, quyền, nghĩa

vụ của bên Việt Nam, quy định trái hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết củaQuốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc cónhững thay đổi cơ bản so với nội dung văn bản điều ước quốc tế đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định cho ký thì cơ quan đề xuất phải trình lại về việc ký điều ướcquốc tế theo quy định tại Mục 2 của Chương này

4 Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội về việc ký điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội

Điều 25 Ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao

1 Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành thủ tục

ký và văn bản điều ước quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho kýtrong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nướcngoài tại Việt Nam

2 Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng củađiều ước quốc tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyếnthăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt

Trang 10

Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định kháccủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 26 Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký

1 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế hai bên được ký ở trongnước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài về nước, cơ quan đề xuất cótrách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao:

a) Bản chính điều ước quốc tế;

b) Bản dịch bằng tiếng Việt trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằngtiếng nước ngoài;

c) Bản ghi điện tử nội dung điều ước quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;d) Giấy ủy quyền hoặc bằng chứng về việc đại diện của phía nước ngoài có đủthẩm quyền ký điều ước quốc tế

2 Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đạidiện tại tổ chức quốc tế ký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo, gửi ngaybản sao điều ước quốc tế đã ký cho Bộ Ngoại giao và bản chính điều ước quốc tế đến cơquan đề xuất

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được bản chính điều ước quốc tế, cơ quan

đề xuất thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này

3 Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản sao điều ước quốc tếnhiều bên đã được cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên chứng thực, cung cấphoặc công bố, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt, bản ghi điện tử nội dung điều ướcquốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ướcquốc tế được ký ở trong nước hoặc kể từ ngày đoàn ký điều ước quốc tế ở nước ngoài vềnước

Điều 27 Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế

Việc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định từĐiều 8 đến Điều 26 của Luật này

Mục 5 PHÊ CHUẨN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều 28 Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn

1 Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn

2 Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước

3 Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết củaQuốc hội

Điều 29 Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế

1 Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:

a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việcthành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia vềđối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;

Trang 11

c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;

d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nướckhác

2 Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừcác điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này

3 Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký;

b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài,tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;

c) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; quyết địnhhoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế được phêchuẩn;

d) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liênquan về việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;

đ) Toàn văn điều ước quốc tế bằng tiếng Việt dưới hình thức Phụ lục Trong trườnghợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì Phụ lục là toàn văn điều ướcquốc tế bằng một trong số các ngôn ngữ ký và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc

tế đó

Điều 30 Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế

1 Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phêchuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và

cơ quan, tổ chức có liên quan

2 Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đốivới điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn

3 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến

Điều 31 Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế

1 Tờ trình của cơ quan trình, trong đó có đánh giá tác động của điều ước quốc tếđối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu,chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ướcquốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ướcquốc tế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đểthực hiện điều ước quốc tế

2 Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáogiải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kếhoạch thực hiện điều ước quốc tế

3 Văn bản điều ước quốc tế

Điều 32 Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế

1 Sự cần thiết phê chuẩn điều ước quốc tế

2 Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế

Trang 12

3 Tính hợp hiến và mức độ phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4 Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế

5 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế

Điều 33 Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế

Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy bancủa Quốc hội thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhậphoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội

Điều 34 Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế

1 Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế

2 Báo cáo thuyết minh của Chính phủ

3 Các tài liệu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật này

Điều 35 Thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế

1 Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩmtra điều ước quốc tế đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra điều ướcquốc tế chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội

2 Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp để thẩm tra điều ước quốc tế với sựtham gia của cơ quan tham gia thẩm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra

Điều 36 Trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội

1 Chủ tịch nước trình bày về đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế

2 Đại diện Chính phủ hoặc đại diện cơ quan đề xuất trong trường hợp cơ quan đềxuất không phải là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình bày báo cáo vềđiều ước quốc tế

3 Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra

4 Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, việc phê chuẩn điều ước quốc tế có thể đượcthảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội

Trong quá trình thảo luận, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này được trình bày bổsung về những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn điều ước quốc tế

5 Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dựthảo nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế

6 Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế

Mục 6 PHÊ DUYỆT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều 37 Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt

Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tếsau đây phải được phê duyệt:

Trang 13

1 Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoànthành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;

2 Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong vănbản quy phạm pháp luật của Chính phủ

Điều 38 Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế

1 Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế quy định tại Điều 37 của Luật này

2 Văn bản phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phêchuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này

Điều 39 Đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế

1 Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khilấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan

2 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến

Điều 40 Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế

Hồ sơ trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm các tài liệutương tự hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 31 của Luật này

Mục 7 GIA NHẬP ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều 41 Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế

1 Cơ quan quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn củamình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ quyết định, trình Chủtịch nước quyết định hoặc trình để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định về việc gianhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 43 của Luậtnày

2 Trước khi đề xuất về việc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ýkiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ýkiến thẩm định của Bộ Tư pháp

3 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến

4 Việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế mới để gia nhập điềuước quốc tế được thực hiện theo quy định từ Mục 1 đến Mục 6 của Chương này

Điều 42 Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế

1 Trước khi quyết định gia nhập điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa đượcquy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, banhành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,

cơ quan có thẩm quyền quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2 và khoản

3 Điều 43 của Luật này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến Quy định này không

áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định gia nhập của Quốchội quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này

Ngày đăng: 03/05/2016, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w