Luat Dat Dai.doc

4 1.5K 27
Luat Dat Dai.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luat

Câu 1: Gia đình chị C có một mảnh đất được UBND phường T công nhận là đất hợp lệ có từ trước năm 1993. Năm 2002, chính quyền địa phương thông báo mảnh đất của gia đình chị trong diện giải tỏa đền bù không được xây dựng. Tuy nhiên, đến nay (2006) vẫn chưa thấy cơ quan, tổ chức đến giải tỏa trong khi nhà chị đã xuống cấp nghiêm trọng. tháng 7-2006, gia đình chị C làm đơn đề nghị chính quyền phường T cho xây dựng lại, nhưng UBND phường từ chối. Vậy, cấp nào có thẫm quyền giâir quyết nếu trường hợp không giải tỏa, thu hồi đất nhà chị C? (4đ)Câu 2:Hãy cho biết quan hệ pháp luật đất đai khi nào thuộc quan hệ pháp luật hành chính, khi nào thuộc quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ minh họa? (3đ)Câu 3: Tháng 8/2003 thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa của xã, hộ gia đình anh A được cấp 2,5 ha ruộng. Tháng 2 năm 2005, khi anh A làm đất để cấy lúa, thì chủ cũ đến đòi lại, gia đình anh A làm đơn đề nghị xã giải quyết, nhưng xã không trả lời. Hỏi anh A phải làm gì để giải quyết vụ việc trên? (3đ)Đề thi hết môn Luật đất đai năm 2008 (lớp ks7a, ks7b)Câu 1: Anh, chị có nhận xét gì về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện nay? Trên thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ người dân gặp những trở ngại gì?Câu 2: Ông A và bà C kết hôn năm 1980, đến năm 1998, vợ chồng ông mua một căn nhà tại quận Đ, thành phố H do ông A đứng tên. Năm 2005 , ông A muốn bán căn nhà và muốn đứng tên một mình trong việc ký hợp đồng bán nhà được không hay phải có chữ ký của cả hai vợ chồng ông A?Câu 3: Vợ chồng ông A và bà C có 4 con, hai người con đã định cư ở nước ngoài, hai người con ở trong nước cùng sử dụng chung với vợ chồng ông là 18.000m2 đất nông nghiệp. Mảnh đất trên do ông A đứng tên làm chủ hộ, năm 1996 ông A mất, bà C làm thủ tục sang tên bà là chủ hộ. Năm 1997, bà sang tên cho con trai lớn là anh T với diện tích là 7.500m2 đất, con trai thứ 2 là anh K sử dụng chung với bà là 10.500m2. Năm 2002 bà C chuyển về ở với anh T và muốn lấy bớt một phần đất do anh K sử dụng cho anh T, nhưng anh K không đồng ý và đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất. Bà C gửi đơn kiện lên Tòa án.Theo anh, chị, vụ việc trên sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hànhNgày 25-5-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định có 7 chương với 68 điều, với những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.1. Về trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện (Điều 63).Khoản 1 quy định “Trong thời hạn không quá chín mươi ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp huyện”.Theo quy định này thời hiệu khiếu nại là 90 ngày (Điều 163 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định là 30 ngày), quy định này mở rộng quyền của người khiếu nại và phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần hai, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định 84/2007/NĐ-CP.Trước đây nếu Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định chỉ có Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình thì Điều 65, Nghị định quy định “Việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường và quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định 84/2007/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.Ngoài việc quy định rõ trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và của cán bộ, công chức có hành vi hành chính bị khiếu nại, Nghị định 84/2007/NĐ-CP còn quy định giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất (Điều 54). Theo đó, việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định này và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. Trong trường hợp chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất. Quy định như trên vừa góp phần phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền.Điều 61 quy định việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định này và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất, thực hiện bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở nhiều địa phương thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn đối với những trường hợp đất có giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật mà địa phương không xử lý được. Có những trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật Đất đai năm 1993 hoặc những trường hợp đất có tranh chấp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vẫn được cấp giấy chứng nhận. Do đó, gây lúng túng cho các cơ quan chức năng ở địa phương. Tuy nhiên khó khăn này đã được giải quyết với quy định mới tại Điều 21 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, theo đó việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật được quy định cụ thể:"1. Trường hợp có văn bản của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.2. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tự kiểm tra và phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra; Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do ủy ban nhân dân cấp huyện cấp, Thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.3. Trường hợp tổ chức, công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này ”. Quy định trên đòi hỏi Thanh tra cấp huyện, Thanh tra cấp tỉnh cần phải nâng cao trách nhiệm của mình. Quá trình thanh tra, xác minh phải thật khách quan, trung thực, đối chiếu các căn cứ pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai; các quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Trên cơ sở đó kết luận chính xác, đúng pháp luật, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật.Với những quy định mới trong Nghị định 84/2007/NĐ-CP, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ ngày càng có hiệu quả hơn./.

Ngày đăng: 19/08/2012, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan