Luận án có thểđược để tham khảo cho hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam.2.2 Ý nghĩa của luận án Luận án sẽ đóng góp về phương pháp và minh chứng thựcnghiệm về tác động của BBĐG t
Trang 1VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
LƯƠNG THỊ NGỌC OANH
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
Trang 2tế Trung ương
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuệ Anh
PGS.TS Chu Tiến Quang
Phản biện 1: TS Đào Quang Vinh
Phản biện 2: PGS.TS Bùi Tất Thắng
Phản biện 3: PGS.TS Lê Xuân Bá
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Việnhọp tại Viện Nghiên cứu qsuản lý kinh tế Trung ương vào hồi … giờ
… ngày … tháng… năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ươngThư viện Quốc Gia, Hà Nội
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bình đẳng giới đã là một trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ, là biểu hiện của tiến bộ xã hội của một quốc gia và thu hút sự quantâm của giới học thuật Các nhóm tác giả Dollar và Gatti, (1999),Klasen (2002), Klasen và Lamanna (2009), Abu-Ghaida và Klasen(2004) đã chứng minh tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới (BBĐG)tới phát triển Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác về tác động củaBBĐG tới phát triển vẫn còn những tranh luận như hai nghiên cứu củatác giả Seguino (2000) và Schober và Winer-Ebmer (2011) Ngoài ra,các tác giả Bandiera và Natraj (2013) cho rằng những phát hiện trongnghiên cứu vấn đề này từ một hoặc một số nước khó có thể suy rộngnên cần nghiên cứu riêng cho mỗi quốc gia khi hoạch định chính sáchphát triển
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban
vì sự tiến bộ của phụ nữ đều nhấn mạnh mục tiêu bình đẳng giới và đãban hành những chính sách, chiến lược, quy định có liên quan Tuynhiên, phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu bất lợi so với nam giới về việclàm, giáo dục, sức khỏe, địa vị xã hội Vì vậy, nghiên cứu nhằm đềxuất các giải pháp liên quan đến BBĐG nhằm thúc đẩy phát triển ở ViệtNam là rất có ý nghĩa
2 Mục đích, ý nghĩa của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Vì thành tựu hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam chưa đáng
kể, dù đã có một số can thiệp nhằm giảm BBĐG, luận án có mục đíchchính là đánh giá thực trạng, tác động của BBĐG để đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ở Việt Nam Đề tài “Tác động
của baats bình đẳng giới tới phát triển ở Việt Nam” được lựa chọn
cho luận án
Trang 4Do BBĐG được biểu hiện trên rất nhiều khía cạnh, và nội hàmcủa phát triển tương đối rộng, luận án giới hạn nghiên cứu BBĐG trênhai khía cạnh giáo dục và việc làm phát triển trên hai trụ cột: tăngtrưởng kinh tế (TTKT) và phát triển con người (PTCN) Luận án có thểđược để tham khảo cho hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam.
2.2 Ý nghĩa của luận án
Luận án sẽ đóng góp về phương pháp và minh chứng thựcnghiệm về tác động của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới TTKT vàPTCN trong trường hợp cụ thể của Việt Nam
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan những nghiên cứu về tác động của BBĐG tới phát triển
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của BBĐG tới phát triển
1.1.1.1 Tác động của BBĐG tới TTKT
Các tác giả Barro và Lee, Dollar và Gatti, Klasen và Lamanna,Braustein nghiên cứu tác động của bình đẳng giới tới TTKT đều dựavào mô hình TTKT Tân cổ điển - mô hình Solow - rồi xác định tác
Trang 5động của BBĐG tới các yếu tố là nguồn lực của TTKT một cách trựctiếp hoặc gián tiếp
(1) Tác động của BBĐ giới trong giáo dục tới TTKT
Các tác giả Klasen và Lamanna (2009), Ferrant (2011),Seguino (2000) cho rằng BBĐG về giáo dục kìm hãm TTKT do giảmvốn nhân lực, giảm lợi ích cận biên trung bình của giáo dục, hạn chếđầu tư do đó hạn chế TTKT, hạn chế cơ hội tận dụng giai đoạn "dân sốvàng", một tác động ngoại ứng tích cực, hạn chế cơ hội sử dụng laođộng nữ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới
(2) Tác động của BBĐG trong việc làm tới TTKT
Nhóm tác giả Klasen và Lamanna (2009), David và Baque (2012), Seguino (2000), WB (2001) đã kết luận rằng BBĐG vềviệc làm là không hiệu quả do bóp méo nền kinh tế, hạn chế TTKTtương tự như hậu quả của BBĐG về giáo dục do gây ra tỷ suất sinh caohơn, do các nước không thể thâm dụng LĐ nữ với mức lương rẻ nhưmột lợi thế cạnh tranh, do hạn chế đầu tư vốn và đầu tư cho nhân lựctrong dài hạn; do khả năng có tham nhũng và lạm quyền nhiều hơn làmcho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả
Teignier-1.1.1.2 Tác động của BBĐG tới PTCN
Các lý thuyết này thường được phát triển từ kinh tế học vi mô
về phân công lao động giữa vợ và chồng; về quyền phân bổ thu nhập vàkhác biệt giới trong hành vi chi tiêu hoặc sản xuất
(1) Tác động của BBĐG trong giáo dục tới PTCN
Tác giả Klasen (2002) đã cho thấy giáo dục dành cho người mẹ
có ảnh hưởng tích cực tới giáo dục của những đứa con thông qua hỗ trợtrực tiếp hoặc tạo điều kiện và môi trường học tập thuận lợi; khi anhchị em, hay vợ chồng trong cùng một gia đình có trình độ học vấntương đương thì có thể thúc đẩy thành tích học tập của nhau Các tácgiả Hill và King (1995) cũng chỉ ra rằng tác động của trình độ học vấn
Trang 6của những bà mẹ đến giáo dục của con cái lớn hơn so với những ôngbố; và có bốn kênh thông qua đó giáo dục dành cho phụ nữ có tác độngtích cực tới sức khỏe của gia đình Kết luận này cũng có nghĩa làBBĐG về giáo dục tác động tiêu cực tới chăm sóc sức khỏe gia đình.Ngoài ra, tác giả Klasen (1999) và Mikkola (2005) đã khẳng định rằngkhi BBĐG trong giáo dục giảm đi, người phụ nữ có trình độ học vấncao hơn và có việc làm thì chi phí cơ hội của việc sinh con và quyềnthương thuyết của phụ nữ tăng lên, tỷ suất sinh sẽ giảm đi, nguồn lựcdành cho mỗi đứa con tăng, sức khỏe và điều kiện học tập dành cho conđược cải thiện hoặc tỷ lệ ngân sách gia đình cho giáo dục và y tế tănglên, tức là BBĐG về giáo dục gây ra tác động tiêu cực đến PTCN.
(2) Tác động của BBĐG trong việc làm tới PTCN
Các tác giả Lundberg và Pollak (1996) khẳng định rằng ngườitạo thu nhập thường có quyền quyết định và vợ và chồng có cách phân
bổ ngân sách theo cơ cấu tiêu dùng khác nhau Các tác giả Ferrant(2011) và Thomas và Strauss (1997) cho rằng BBĐG về việc làm cóảnh hưởng tiêu cực tới PTCN vì khi phụ nữ không có quyền quyết địnhchi tiêu trong gia đình thì hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực gia đìnhgiảm đi do nam giới thường chi tiêu ít hơn cho chăm sóc sức khỏe vàgiáo dục với con cái
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bình đẳng giới tới phát triển
1.1.2.1 Những nghiên cứu đối với các nước trên Thế giới
(1)Tác động của BBĐG tới TTKT
Do khó tách riêng tác động của BBĐG trên từng phương diệngiáo dục, việc làm và các nghiên cứu thực nghiệm thường đánh giá tácđộng của BBĐG trên một số khía cạnh nên phần sau đây tổng nhữngnghiên cứu trên cả hai khía cạnh Phương pháp phổ biến trong cácnghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của BBĐG tới TTKT là phân tích
Trang 7tương quan hoặc hồi quy số liệu chéo và hoặc số liệu mảng Biến phụthuộc thường là GDP hoặc GNP, tốc độ TTKT, thu nhập bình quân đầungười hoặc năng suất tổng hợp, biến giải thích bao gồm các biến truyềnthống dựa trên mô hình TTKT của trường phái Tân cổ điển như: vốnhoặc mức đầu tư, lao động và/hoặc vốn nhân lực, mức độ mở cửa nềnkinh tế hoặc kim ngạch thương mại và các biến thể hiện mức độBBĐG
Các tác giả Barro và Lee (1994), Dollar và Gatti (1999),Klasen (2002), Klasen và Lamana (2009), Schober và Winter- Ebmer(2011) nghiên cứu các nhóm nước và kết luận BBĐG về tình trạng việclàm hoặc thu nhập có tác động tiêu cực tới TTKT Tuy nhiên, tác giảSeguino (2000) lại cho rằng BBĐG với mức lương của lao động nữthấp hơn tương đối so với lao động nam làm cho các ngành xuất khẩuthâm dụng lao động nữ có thể tăng sức cạnh tranh thông qua chi phílương thấp hơn và thúc đẩy TTKT
Nhóm tác giả Martin và Garvi (2009) nghiên cứu về Tây BanNha và kết luận rằng TTKT và mức độ phát triển giới, mức độ PTCNthể hiện mối tương quan dương rõ rệt đối với nhóm tỉnh có mức độ pháttriển giới ở rất cao hoặc rất thấp Tác giả Pervaiz và cộng sự (2011)phân tích TTKT của Pakistan và đi đến kết luận là BBĐG có tác độngtiêu cực tới TTKT trong dài hạn Tác giả Tansel, A và cộng sự (2012)
đã phân tích TTKT của Thổ Nhĩ Kỳ qua hàm sản xuất Cobb- Douglasvới biến giáo dục của nữ và nam được tách riêng và khẳng định làBBĐG có tác động tiêu cực và có ý nghĩa tới năng suất lao động
(2) Tác động của BBĐG tới PTCN
Về phương pháp, các nghiên cứu thực nghiệm vào hồi quyhoặc phân tích tương quan dựa trên số liệu chéo hoặc số liệu mảng vớiđơn vị quan sát là các quốc gia hoặc khu vực (tỉnh)
Trang 8Các nghiên cứu của các tác giả Hill và King (1995) về mộtnhóm quốc gia, phát hiện của tác giả Mikkola (2005) về Phần Lan, củatác giả Maiga (2011) về Burkina Faso đều khẳng định tác động tiêu cựccủa BBĐG trong giáo dục tới PTCN trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Tác giả Mikkola (2005) đã chỉ ra rằng khi có sự chuyển dịchquyền quyết định chi tiêu từ chồng sang vợ thì tỷ trọng ngân sách dànhcho trẻ em tăng lên Tương tự, nghiên cứu của tác giả Morrison và cộng
sự (2007) cũng chia sẻ kết luận rằng các gia đình do nữ làm chủ hộdành nhiều nguồn lực hơn cho trẻ em Điều đó có nghĩa là BBĐG cótác động tiêu cực tới PTCN
1.1.2.2 Những nghiên cứu đối với Việt Nam
Nghiên cứu của WB (2008) đã kết luận rằng việc ghi tên cả hai
vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tăng cơ hội đầu
tư của các hộ gia đình và cải thiện sinh kế và mức sống cho những phụ
nữ cao tuổi Công trình nghiên cứu của các tác giả Duvvury, N.,Carney, P và TS Nguyễn Hữu Minh (2012) đã ước lượng tổng chi phí
cơ hội của bạo lực gia đình gần bằng 1,41% GDP của Việt Nam năm
đề bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam và các yếu tốdẫn đế thực trạng này ở Việt Nam
Trang 91.1.3 Những đóng góp và vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu trước
1.1.3.1 Đóng góp của các nghiên cứu đã tổng quan
Về lý thuyết, các nghiên cứu trước đã nêu ra những khía cạnh
có biểu hiện của BBĐG, thước đo mức độ BBĐG; gợi ý một số môhình liên quan đến tác động của BBĐG tới phát triển Về thực nghiệm,các nghiên cứu trước đã chỉ ra các khía cạnh có biểu hiện và nguyênnhân của BBĐG, mô hình tăng trưởng và phát triển có tính đến tácđộng giới; chỉ ra những lỗi kỹ thuật của phân tích định lượng
1.1.3.2 Những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu đã tổng quan
Các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa trên số liệu về một sốquốc gia Nghiên cứu định lượng tác động của BBĐG tới phát triển ởViệt Nam còn bỏ ngỏ
1.2 Hướng nghiên cứu của luận án
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là đánh tác động của BBĐG trong giáo dục
và việc làm tới TTKT và PTCN nhằm đề xuất một số giải pháp liênquan tới BBĐG góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Việt Nam
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của BBĐG tớiphát triển ở Việt Nam
1.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
(1) Phạm vi nội dung
Về BBĐG, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu BBĐG tronggiáo dục và việc làm Về phát triển, luận án giới hạn phạm vi nghiêncứu trên hai khía cạnh/thước đo cốt lõi của của phát triển: TTKT vàPTCN
(2) Phạm vi không gian
Trang 10Phạm vi không gian của luận án là Việt Nam.
1.2.1.1 Các câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu trước,luận án lấy trọng tâm là phân tích tác động của BBĐG trong giáo dục
và việc làm tới hai khía cạnh của phát triển là TTKT và PTCN thôngqua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:
(1) Thực trạng BBĐG trong giáo dục và việc làm ở Việt Namnhư thế nào?
(2) BBĐG trong giáo dục và việc làm có tác động như thế nàotới TTKT và PTCN ở Việt Nam?
(3) Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới BBĐG trong giáo dục
và việc làm? Cần có những chính sách nào liên quan đến BBĐG nhằmthúc đẩy phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới?
1.2.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu đã tổng quan và phạm vi nghiên cứu(trong Mục 1.2.2- Chương 1), câu hỏi nghiên cứu thứ 2 liên quan đếnviệc kiểm định 6 giả thuyết sau:
H1: BBĐG trong giáo dục tác động tiêu cực tới TTKT
H2: BBĐG trong việc làm tác động tiêu cực tới TTKT
H3: BBĐG trong giáo dục tác động tiêu cực tới giáo dục cho thế hệ sauH4: BBĐG trong giáo dục tác động tiêu cực tới chăm sóc sức khỏe gia đìnhH5: BBĐG trong việc làm tác động tiêu cực tới giáo dục cho thế hệ sauH6: BBĐG trong việc làm tác động tiêu cực tới chăm sóc sức khỏe gia đình
Trang 111.2.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.2.4.1 Cách tiếp cận đề tài luận án
Dựa trên tổng quan tài liệu (Chương 1), luận án làm rõ khung
lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của BBĐG (Chương 2).
Tiếp theo, luận án phân tích thực trạng, đánh giá tác động và các yếu tốảnh hưởng tới BBĐG trong giáo dục và việc làm bằng phương pháp hồiquy, tính hệ số tương quan, phân rã Blinder -Oaxaca và phương pháp
định tính (Chương 3) Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ở Việt Nam trong tương lai (Chương 4).
1.2.4.2 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp luận tư duy như: phươngpháp tư duy biện chứng, phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát
hóa, diễn giải và quy nạp để nghiên cứu đề tài luận án.
1.2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định lượngnhư: thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy với số liệu chéohoặc số liệu mảng, phân rã Blinder-Oaxaca, phương pháp định tính
1.2.4.4 Nguồn dữ liệu
Các số liệu được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp được trích
ra từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS- GSO, điều tralao động việc làm (LFS- Bộ LĐTBXH), số liệu kinh tế xã hội cấp tỉnh(Cục thống kê), số liệu của WB, UNDP…
Trang 12CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI
PHÁT TRIỂN 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốcdân hoặc thu nhập quốc dân bình quân đầu người Thước đo TTKT: tốc
độ tăng GDP
2.1.2.2 Phát triển con người
Theo UNDP, "phát triển con người là quá trình tăng cườngnhững lựa chọn của con người, trong đó những lựa chọn quan trọngnhất là để đảm bảo sống một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh, đượchọc tập " Chỉ số HDI được dùng để đo thành tích phát triển conngười
Trang 132.2 Lý luận và phương pháp đánh giá tác động của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới TTKT
2.2.1 Lý luận về tác động của BBĐG trong giáo dục và việc làm tới TTKT
2.2.1.1 Lý luận về tác động của BBĐG trong giáo dục tới TTKT
Luận án sử dụng cơ sở lý luận dựa trên khung phân tích đãđược các tác giả Klasen và Seguino đưa ra
BBĐG về giáo dục hiện nay đều nghiêng về bất lợi cho nữ vớibiểu hiện là tỷ lệ nữ được đi học ít hơn hoặc số năm đi học ít hơn so vớinam Điều này kìm hãm TTKT thông qua bốn cơ chế sau Thứ nhất,hạn chế khả năng thiên bẩm trung bình của những đứa trẻ được cho đihọc (tính chung cho cả bé trai và bé gái) và do đó giảm mức vốn nhânlực trung bình trong nền kinh tế Thứ hai, giảm lợi ích kinh tế cận biêncủa giáo dục (theo quy luật lợi ích cận biên) giảm dần Thứ ba, hạn chếkhả năng thâm dụng lao động nữ, với mức lương tương đối thấp hơn sovới nam giới và giảm khả năng cạnh tranh trong các ngành hướng vềxuất khẩu và thâm dụng LĐ nữ Thứ tư, hạn chế tác động ngoại ứngtích cực của bình đẳng giới về giáo dục như giảm tỷ suất sinh, hạn chế
cơ hội hỗ trợ học tập giữa các thành viên trong gia đình, giảm số ngườiphụ thuộc, tăng tiết kiệm và đầu tư, tăng tỷ lệ vốn/lao động và tăngnguồn vốn nhân lực
2.2.1.2 Lý luận về tác động của BBĐG trong việc làm tới TTKT
Luận án dựa vào khung phân tích của các tác giả Seguino(2000) và Klasen (2002, 2004) và Klasen và Lamanna (2009) BBĐG
về việc làm kìm hãm TTKT thông qua bốn kênh Thứ nhất, giảm khảnăng trung bình của LLLĐ dẫn tới năng suất lao động thấp hơn, giảmkhả năng đổi mới và sáng tạo và quản lý hiệu quả Thứ hai, tăng tỷ suấtsinh do chi phí cơ hội của việc sinh và nuôi con thấp, tăng gánh nặngngười phụ thuộc, giảm tiết kiệm và đầu tư, giảm tỷ lệ vốn/lao động