1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình KHÍ hậu VIỆT NAM

152 2,5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 21,15 MB

Nội dung

Như vậy, gần như về mùa đông trên lãnh thổ Việt Nam cùng song song tồntại hai hệ thống gió hình 1.7, phía Bắc là không khí lạnh lục địa và phía Nam làdòng gió từ áp cao phụ biển Đông Tru

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG

ThS Phạm Minh Tiến

CN Trần Đình Linh

GIÁO TRÌNH KHÍ HẬU VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

Lời nói đầu

"Khí hậu Việt Nam" là giáo trình được biên soạn trong khuân khổ hợp tácgiữa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với Trường Cao đẳng Tàinguyên và Môi trường Miền Trung nhằm xây dựng tài liệu giảng dạy cho hệ Trungcấp chuyên nghiệp ngành Khi tượng Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và thamkhảo ở bậc Đại học cho sinh viên thuộc chuyên ngành Khí tượng của các trườngĐại học và Cao đẳng ở Việt Nam Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơbản về sự hình thành, đặc điểm diễn biến và sự phân hóa của khí hậu trên toàn lãnhthổ Việt Nam Giáo trình "Khí hậu Việt Nam" được cấu trúc trong 5 chương, cụ thểnhư sau:

- Chương 1: Các nhân tố hình thành khí hậu Việt Nam, trong chương này

trình bày đặc điểm của ba nhân tố hình thành khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam.Trình bày đặc điểm của các đại lượng đặc trưng cho chế độ bức xạ trên lãnhthổ cũng như sự phân hóa theo không gian của chúng Về nhân tố hoàn lưukhí quyển được trình bày thông qua đặc điểm của cơ chế hoàn lưu và chế độgió mùa trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó chế độ gió mùa là trọng tâm vớiđặc điểm của các trung tâm tác động, các khối không khí tham gia vào cơchế gió mùa và các nhiễu động khí quyển trong cơ chế gió mùa Nhân tố địa

lý cung cấp những kiến thức về vị trí của Việt Nam trong khu vực và đặcđiểm địa hình-mặt đệm trên toàn lãnh thổ, từ đây người đọc có thể giải thíchđược tại sao nước ta có đặc điểm hoàn lưu gió mùa rất đặc sắc và sự phânhóa khí hậu trên lãnh thổ rất rõ ràng

- Chương 2: Các quy luật khí hậu cơ bản ở Việt Nam, trình bày về các thời

kỳ synôp trong cơ chế gió mùa cũng như các hình thế thời tiết điển hìnhtrong năm Cùng với đó là đặc điểm về sự phân hóa khí hậu theo thời gian,phân hóa khí hậu theo không gian trên lãnh thổ nước ta và sự hình thành cácmùa khí hậu, các vùng và các vành đai khí hậu

- Chương 3: Đặc điểm diễn biến của một số yếu tố khí hậu cơ bản, chương này

trình bày chi tiết hơn về đặc điểm phân bố của nhiệt độ, lượng mưa và gió trênlãnh thổ, sự hình thành các trung tâm nhiêt, trung tâm mưa trên cả nước, …

- Chương 4: Phân vùng khí hậu Việt Nam, trong chương này trình bày đặc

điểm khí hậu hai miền và bảy vùng khí hậu, các phương pháp phân vùng khíhậu và phân vùng khí hậu ứng dụng

Trang 3

- Chương 5: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam, chương này

đưa ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam; kịchbản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam

Trong giáo trình này, các tác giả có trích dẫn kết quả các công trình đã công

bố của GS TSKH Nguyễn Đức Ngữ, GS TS Nguyễn Trọng Hiệu, tập thể cán bộViện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, … Chúng tôi xin chân thành cảm

ơn Trong quá trình biên soạn giáo trình, các tác giả đã nhận được những ý kiếnđóng góp quí báo của các đồng nghiệp, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Khítượng Thủy văn Nhân đây các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn giáo trình còn nhữngkhyếm khuyết nhất định Tác giả hi vọng nhận được sự đóng góp của các đồngnghiệp và các độc giả

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

DANH MỤC BẢNG 5

CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU VIỆT NAM 1

1.1 Bức xạ mặt trời 1

1.2 Hoàn lưu khí quyển 6

1.3 Đặc điểm địa hình và mặt đệm 20

CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT KHÍ HẬU CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 23

2.1 Các thời kỳ synôp tự nhiên 23

2.2 Các hình thế thời tiết cơ bản 27

2.3 Quy luật phân hóa khí hậu theo thời gian và sự hình thành các mùa khí hậu 42

2.4 Quy luật phân hóa khí hậu theo không gian và sự hình thành các vùng, các vành đai khí hậu 57

3.1 Chế độ gió 66

3.2 Chế độ nhiệt 71

3.3 Chế độ mưa 79

4.2 Sự phân hóa khí hậu theo không gian trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tiều đề của phân vùng khí hậu 93

4.3 Phân vùng khí hậu tự nhiên Việt Nam 95

4.4 Phân vùng khí hậu ứng dụng trên lãnh thổ Việt Nam 127

CHƯƠNG 5: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở VIỆT NAM 132

5.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng 132

5.3 Nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 7

CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU VIỆT NAM

Chúng ta biết rằng, khí hậu được hình thành từ ba nhân tố cơ bản là:

- Bức xạ mặt trời

- Hoàn lưu khí quyển

- Đặc điểm địa lý khu vực

Đối với Việt Nam, mặc dù lãnh thổ không lớn nhưng nằm ở một vị trí đặcbiệt và kéo dài theo phương kinh tuyến nên đặc điểm của cả ba nhân tố trên có sựphân hóa rất rõ rệt và khá phức tạp, sự kết hợp các nhân tố tạo nên đặc điểm khí hậukhá đa dạng trên toàn lãnh thổ Trong chương này trình bày đặc điểm cũng như sựphân hóa của ba nhân tố hình thành khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam

1.1 Bức xạ mặt trời

1.1.1 Chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến trên lãnh thổ Việt Nam

Vùng nội chí tuyến (từ 23,270S đến 23,270N) với một năm có hai lần mặt trời

đi qua thiên đỉnh, độ cao mặt trời trung bình năm lớn Tại Bắc bán cầu (Nam báncầu), mặt trời thiên đỉnh lần thứ nhất rơi vào sau ngày xuân phân (thu phân) và lầnthứ hai rơi vào sau ngày hạ chí (đông chí)

Do hàng năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần nên độ cao mặt trời trong vùngnội chí tuyến khá lớn và thời gian ban ngày kéo dài Ngay những tháng mùa đông, độcao mặt trời rất ít nơi xuống dưới 450 Độ dài ban ngày lớn và sự biến đổi theo mùakhông nhiều, đạt từ 11-14 giờ/ngày

Chính chế độ mặt trời đó đã quyết định một chế độ bức xạ phong phú, tạo ramột nền khí hậu nóng của vùng này Lãnh thổ Việt Nam, với điểm cực bắc là 23022’N(huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) và điểm cực nam là 8030’N (mũi Cà Mau, tỉnh CàMau), nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến, nên có chế độ mặt trời của vùng nội chítuyến với đầy đủ các đặc điểm vừa nêu

Các tỉnh phía bắc có chế độ mặt trời vùng cận chí tuyến với hai lần mặt trờiqua thiên đỉnh chỉ cách nhau không quá hai tháng Thời gian ban ngày trong mùađông ngắn hơn trong mùa hè Vào tháng 12 độ dài ngày ngắn nhất trong năm(khoảng 10,5 giờ), mặt trời mọc vào lúc từ 6 giờ 30 phút đến 6 giờ 40 phút và lặnvào lúc từ 17 giờ 20 phút đến 17 giờ 30 phút Vào tháng 6 thời gian ban ngày dàinhất (khoảng 13 giờ), mặt trời mọc trước 5 giờ 30 phút và lặn sau 18 giờ 30 phút

Càng về phía nam, khoảng cách giữa hai lần mặt trời qua thiên đỉnh càng dài,

ở Nam Bộ khoảng cách này là 4-5 tháng Ở Nam Bộ, vào mùa đông, thời gian banngày lớn hơn 11 giờ, mặt trời mọc trước 6 giờ 30 phút và lặn sau 17 giờ 30 phút;vào mùa hè, thời gian ban ngày lớn hơn 12 giờ 30 phút, mặt trời mọc sau 5 giờ 30phút và lặn trước 18 giờ 30 phút

Như vậy, trong mùa đông, thời gian ban ngày ở các tỉnh phía nam lớn hơn

Trang 8

các tỉnh phía bắc; còn trong mùa hè, thời gian ban ngày ở các tỉnh phía nam nhỏhơn các tỉnh phía bắc Bảng 1.1 dưới đây cho thấy sự biến đổi của độ cao mặt trờilúc giữa trưa và độ dài ngày trong năm ở hai vĩ độ 100N (đại diện cho phía nam) và

200N (đại diện cho phía bắc) Từ số liệu của bảng ta thấy, độ cao mặt trời ở phía bắcnhỏ hơn ở phía nam trong phần lớn thời gian của năm, ngoại trừ mùa hè (đại diện làngày 15/7) Trong khi đó đối với độ dài ngày, ở phía bắc lớn hơn ở phía nam trongmùa hè và mùa xuân (đại diện là ngày 15/4) còn nhỏ hơn phía nam trong mùa đông(đại diện là ngày 15/1) và mùa thu (đại diện là ngày 15/10)

Bảng 1 1: Độ cao mặt trời (ĐCMT) và độ dài ngày (ĐDN)[4]

Vĩ độ 100N Vĩ độ 200N

15/1 58045 11 giờ37 48045 11 giờ3015/4 89031 12 giờ 24 79031 12 giờ 3615/7 78022 12 giờ 48 88022 13 giờ 1415/10 71045 12 giờ 53 61045 11 giờ 40

1.1.2 Năng lượng bức xạ mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam

Đặc điểm trên của chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến đã quyết định về cơbản một chế độ bức xạ dồi dào trên lãnh thổ Việt Nam Để thấy rõ điều này chúng

Tháng1

Tháng4

Tháng7

Trang 9

hiện ở sự tăng lên từ bắc vào nam của giá trị trung bình năm bức xạ tổng cộng Sựkhác nhau này cũng được thể hiện trong từng mùa, vào giữa mùa đông (tháng 1) sựchênh lệch giữa bức xạ phía bắc và phía nam là lớn nhất, vào mùa xuân sự chênhlệch này là nhỏ hơn và trở nên khá đồng đều trong mùa hè cũng như mùa thu Ởphía bắc bức xạ nhận được nhỏ hơn ở phía nam trong phần lớn thời gian của năm,ngoại trừ mùa hè, bức xạ ở phía bắc có giá trị nhỉnh hơn phía nam một ít Tại cáctrạm sự biến đổi trong năm cũng được thể hiện khá rõ, ở các trạm phía bắc, giá trịbức xạ lớn nhất trong mùa hè, nhỏ nhất trong mùa đông và chênh lệch bức xạ mùa

hè mùa đông lớn Ở các trạm phía nam, độ lớn bức xạ khá đồng đều trong năm, bức

xạ lớn hơn trong mùa xuân, mùa đông và nhỏ hơn trong mùa hè và mùa thu Ta thấyrằng, độ lớn của bức xạ tổng cộng biến đổi khá phức tạp, ngoài nguyên nhân đã nêutrên thì còn do sự biến đổi của lượng mây ở mỗi địa phương, mà sự biến đổi này làrất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Về giá trị trung bình năm của bức xạ tổng cộng, theo các kết quả nghiên cứu,trên lãnh thổ Việt Nam, bức xạ tổng cộng năm đạt từ 95-160kcal/cm2, lớn hơn cácvùng ngoại nhiệt đới Diễn biến của tổng xạ năm thay đổi theo thời gian (mùa) vàkhông gian (từ bắc vào nam và từ đông sang tây)

Như đã biết, mặt trời qua thiên đỉnh là thời điểm bề mặt có khả năng nhậnđược tổng xạ lớn nhất Vì thế các cực đại của tổng xạ hàng năm đều nằm ở gần cácthời điểm này Do khoảng thời gian giữa hai lần mặt trời qua thiên đỉnh lớn nên ởNam Bộ, biến trình năm của tổng xạ có hai cực đại tách biệt nhau như biến trìnhnăm ở vùng xích đạo Trong khi đó ở Bắc Bộ, khoảng thời gian này rất ngắn, haiđỉnh nhập lại với

nhau tạo nên

Hình 1 1: Biến trình năm của tổng xạ ở một số trạm tiêu biểu [4]

Trang 10

khoảng 50-60cal/cm2.giờ.

2) Trực xạ và tán xạ

Trên lãnh thổ Việt Nam, trực xạ thường chiếm từ 40-70% tổng xạ Do bầutrời nhiều mây và sự phân hoá theo không gian trên lãnh thổ lớn nên tán xạ ở ViệtNam, đặc biệt phần phía bắc, đạt tỉ lệ khá cao Vào mùa đông, ở phía Đông Bắc Bộtán xạ đạt tới 30-60% tổng xạ Tỉ lệ phần trăm của tán xạ trên các khu vực thay đổitheo mùa phụ thuộc vào sự thay đổi của độ cao mặt trời và lượng mây

Đối với trực xạ, nhìn chung giá trị lớn nhất và nhỏ nhất xảy ra vào thời kìmặt trời ở vị trí cao nhất (tháng 4-8) và thấp nhất (tháng 12-1) Trực xạ đạt xấp xỉ0,6kcal/cm2ngày vào những tháng lớn nhất (tháng 6-8) ở Bắc Bộ; (tháng 4-6 vàtháng 8-9) ở Nam Bộ Thời kì nhiều mây trị số này chỉ đạt 0,3kcal/cm2ngày ở Bắc

Bộ và 0,4kcal/cm2ngày ở Nam Bộ Cường độ trực xạ trong ngày biến đổi phụ thuộcvào độ cao mặt trời Song độ trong suốt khí quyển, mà chủ yếu là mây, cũng có tácdụng làm cường độ trực xạ giảm đáng kể Buổi sáng cường độ trực xạ thường thấphơn do độ ẩm cũng như lượng mây lớn hơn

Như vậy, cả bức xạ tổng cộng, trực xạ và tán xạ đều phụ thuộc vào độ caomặt trời và độ trong suốt của khí quyển Bức xạ tổng cộng, trực xạ cũng như tỉ lệphần trăm của trực xạ giảm xuống khi độ cao mặt trời giảm và lượng mây tăng lên.Còn đối với tán xạ thì biến đổi phức tạp hơn, chỉ có tỉ lệ phần trăm của tán xạ làtăng lên khi độ cao mặt trời giảm và lượng mây tăng lên Sự khác nhau giữa trực xạ

và tán xạ được thể hiện trong biến trình năm của chúng trên hình 1.2

Hình 1 2: Biến trình năm của trực xạ và tán xạ tại hai trạm tiêu biểu [4]

Từ hình 1.2 cho thấy sự khác nhau giữa trực xạ và tán xạ trong thời kì xuân tại hai miền Bắc và Nam Nếu ở miền Nam trực xạ chiếm tỉ lệ cao hơn tán xạ thì

đông-ở miền Bắc lại gần như ngược lại Chế độ mây, mưa và độ cao mặt trời như đã nói đông-ởtrên đã đóng góp phần quyết định tỉ lệ này

3) Cán cân bức xạ (R)

Cán cân bức xạ được biểu diễn dưới dạng:

Trang 11

R = Q (1- A) - I (1.2) trong đó A là hệ số phản xạ (albedo) của bề mặt và I là bức xạ hiệu dụng.

Cán cân bức xạ là nhân tố quyết định quá trình tạo thành khí hậu ở từng nơi.Cân bằng bức xạ năm ở Việt Nam đạt khoảng 40-100 kcal/cm2, có xu hướng tăng dần

từ bắc vào nam, từ đông sang tây và giảm theo độ cao địa hình Bảng 1.3 trình bàycân bằng bức xạ trung bình các tháng giữa mùa và năm của một số trạm tiêu biểu

Bảng 1 3: Cân bằng bức xạ trung bình tháng và năm (kcal/cm 2 ) [4]

Thời gianTrạm

Tháng1

Tháng4

Tháng7

1.1.3 Ánh sáng mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam

Có thể nhận thấy, chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến đã nêu cũng chính là cơ

sở dẫn đến khả năng nhận được một nguồn ánh sáng tự nhiên khá phong phú trêntoàn lãnh thổ nhất là ở phần phía nam Ánh sáng được đo bằng độ rọi, đơn vị đo là

lux hay klux (1 klux = 1000 lux).

Tuy nhiên trên thực tế, nguồn ánh sáng thu được ở mặt đất đã bị chế độ mây,mưa các khu vực làm biến dạng đi khá nhiều, nhất là thời kỳ mùa đông Ở các tỉnhphía đông Bắc Bộ ảnh hưởng này xảy ra mạnh nhất vào các tháng nửa cuối mùađông, thời kì mây tầng và kết hợp mưa phùn kéo dài nhiều ngày liền Bảng 1.4 trìnhbày kết quả tính độ rọi trên bề mặt ngang của tháng 1 và 7 tại một số trạm tiêu biểu

Bảng 1 4: Độ rọi trên mặt ngang (klux) ứng với ánh sáng tổng cộng ở các giờ [4]

Trạm Tháng Giờ mặt trời Buổi sáng/buổi chiều

Mọc Lặn 6/18 7/17 8/16 9/15 10/14 11/13 12Cao

Trang 12

Nẵng 7 5:34 18:26 4,1 16,2 31,0 46,7 60,9 71,3 75,7

7 5:39 18:21 4,9 1,4 30,5 40,5 48,2 53,3 55,3Tân

Sơn

Nhất

7 5:44 18:16 1,3 9,2 21,0 34,9 48,2 58,1 62,0

1.2 Hoàn lưu khí quyển

1.2.1 Cơ chế hoàn lưu chung

1) Hoàn lưu vùng vĩ độ thấp

Nằm trong vùng nội chí tuyến, khí hậu Việt Nam chịu tác động chung của cơchế hoàn lưu vùng vĩ độ thấp thuộc hoàn lưu chung khí quyển mà bao trùm là vònghoàn lưu Hadley với các thành phần cơ bản sau:

- Rãnh thấp xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ):

Rãnh áp thấp xích đạo là dải áp thấp nằm giữa hai đới áp cao cận nhiệt đới,

là khu vực có nhiệt độ cao nhất Cùng với hoạt động biểu kiến của mặt trời, rãnh ápthấp xích đạo cũng có sự dịch chuyển theo mùa, trong mùa hè có vị trí trên Bắc báncầu còn trong mùa đông nằm ở Nam bán cầu Sự dịch chuyển theo mùa của rãnh ápthấp xích đạo trên lục địa lớn hơn trên đại dương Trên khu vực châu Á gió mùa, sựdịch chuyển của rãnh áp thấp xích đạo là lớn nhất, vào mùa hè vị trí của rãnh xíchđạo có thể lên đến 35 – 400N

Dải hội tụ nhiệt đới (The Intertropical Convergence Zone – ITCZ) là mộtkhâu trong hoàn lưu chung nhiệt đới Dải hội tụ nhiệt đới đóng vai trò của một cơchế vận chuyển mômen, nhiệt và ẩm của nhánh dòng thăng trong hoàn lưu Hadleynhiệt đới Dải hội tụ nhiệt đới là một trong các hệ thống thời tiết có thể cho lượngmưa rất lớn đến mức kỉ lục trên diện rộng ở miền nhiệt đới, đặc biệt là khi hoạtđộng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với các hình thế thời tiết khác như front lạnh

và bão Trong dải hội tụ nhiệt đới, có sự hội tụ mạnh mẽ ở tầng thấp, tại đây dòngkhông khí đi lên đến một độ cao nhất định rồi thổi ngược lại về phía cực Hoạt độngtiêu biểu trên vùng này là đối lưu với những dòng thăng khổng lồ đi lên (chủ yếu từmặt biển) tạo điều kiện cho nguồn ẩm rất phong phú của các khối khí nóng ẩm tồntại lâu ngày trên biển ở rìa của hai đới áp cao cận nhiệt đới ngưng kết để hình thànhmây và mưa Vì thế, ở đây có những vùng mây dày đặc và có lượng mưa hàng nămlớn

- Áp cao cận nhiệt đới: Đây là hai đới áp cao nằm ở hai phía của xích đạo

trên các vĩ tuyến từ 20-400N và 20-400S nhưng không liên tục mà tạo thành nhữngtrung tâm xoáy nghịch với các đường đẳng áp có hình gần như elip trên bản đồ khí

Trang 13

áp mực biển Áp cao cận nhiệt đới thường có tính đối xứng, ở bề mặt tâm áp caothường lệch về phía đông còn ở trên cao tâm lại lệch về phía tây Áp cao cận nhiệtđới chính là nhánh đi xuống của vòng hoàn lưu Hadley với chế độ dòng giáng thịnhhành Vì thế, trên vùng khống chế của áp cao, đối lưu không có điều kiện phát triểnnên đó là vùng ít mây và mưa

Áp cao cận nhiệt đới hưởng đến Việt Nam là áp cao hoạt động trên Bắc TháiBình Dương nên còn gọi là áp cao Thái Bình Dương Cũng như các áp cao khác,quy mô và cường độ của áp cao này biến đổi theo mùa Về mùa đông áp cao nàysuy yếu, dịch xa hơn về phía đông do phát triển xuống vùng độ thấp của áp thấp A-le-ut, còn về mùa hè áp cao có xu thế mạnh lên và lấn sang phía tây Khi ảnh hưởngđến Việt Nam, áp cao này thường thể hiện dưới dạng một lưỡi áp cao và Việt Namthường nằm ở rìa phía tây của lưỡi áp cao đó Vì không khí tồn tại ở rìa phía tây vàphía nam của áp cao vốn là không khí nhiệt đới biển nóng và ẩm nên khi lưỡi ápcao mới lấn vào thường gây ra mưa rào và dông Thế nhưng khi áp cao đã khốngchế ổn định, thời tiết sẽ tốt dần, nắng nóng và không mưa

- Tín phong: Đó là dòng không khí tầng thấp thổi từ rìa phía xích đạo của áp

cao cận nhiệt đới vào vùng áp thấp xích đạo Do tác động của lực Coriolis, dòngkhông khí đi về xích đạo này đều bị lệch tây nên tín phong Bắc bán cầu có hướngNE-ENE, còn tín phong Nam bán cầu có hướng SE-ESE Đây là dòng gió có hướngkhá ổn định suốt năm với tần suất trung bình đạt tới 60-70%; tốc độ trung bình củatín phong trên các đại dương đạt 3-7m/s, mạnh nhất vào thời kỳ mùa đông

Tốc độ tín phong mạnh và ổn định ở khoảng giữa áp cao và rãnh thấp xíchđạo Đới tín phong có thể mở rộng đến vĩ độ 200 vào mùa hè và 300 vào mùa đôngcủa mỗi bán cầu Lớp tín phong có độ dày tăng dần về phía xích đạo, tốc độ mạnhnhất ở khoảng 900mb

Đối với Việt Nam, dòng tín phong thổi từ rìa phía nam áp cao Bắc Thái BìnhDương thường ảnh hưởng tới phần phía nam lãnh thổ, từ vĩ độ 150N trở vào Thời

kỳ tín phong có ảnh hưởng mạnh là hai thời kỳ chuyển tiếp của gió mùa mùa đông

và gió mùa mùa hè Tín phong ảnh hưởng tới Việt Nam có hướng từ SE đến NE, ởphía bắc tín phong thường có hướng SE còn phía nam thì NE là hướng chủ đạo củatín phong Khi tín phong đã không chế ổn định thì thời tiết tốt, trời ít mây, khôngmưa, nhiệt độ cao, độ ẩm khá thấp

- Phản tín phong: Đây là dòng không khí trên cao thổi từ xích đạo lên phía

cực Do ảnh hưởng của lực Coriolis, dòng hướng cực này bị lệch đông nên ở vĩ độthấp, gió có hướng SW, lên đến khoảng từ vĩ độ 200 trở lên gió có hướng tây Mùa

hè giới hạn này đẩy xa hơn về phía cực và ngược lại xuống gần xích đạo hơn vàomùa đông trên mỗi bán cầu Ngược với dòng tín phong tầng thấp nên được gọi làphản tín phong

Trang 14

- Hoàn lưu Walker: Trên khu vực xích đạo mà tiêu biểu là trên Thái Bình

Dương đã hình thành những vòng hoàn lưu khép kín dọc theo vĩ tuyến Hoạt độngcủa hoàn lưu này trên Thái Bình Dương có liên quan đến dao động khí áp qui môlớn trên khu vực xích đạo Thái Bình Dương đã được Walker phát hiện và sử dụng

từ những năm 20 của thế kỷ XX mà ông gọi là Dao Động Nam Sau này, Bjerknet(1966) lấy tên ông để đặt tên cho vòng hoàn lưu này Thực tế vòng hoàn lưu nàykhông chỉ tồn tại trên Thái Bình Dương mà trên phạm vi toàn cầu

Trên khu vực Thái Bình Dương xích đạo, dòng tín phong từ hai bán cầu thổitới chuyển thành hướng đông hình thành dòng tín phong hướng đông tầng thấp.Dòng gió tới khu vực "biển nóng" ở phần tây thì đi lên Các dòng khí chứa đầy hơi

ẩm đi lên từ vùng biển nóng này đã tạo ra một vùng mây đối lưu khổng lồ do quátrình ngưng kết, dẫn đến mưa lớn trên cả phần tây của Thái Bình Dương xích đạo

và các vùng lục địa kế cận thuộc Đông Nam Á, Bắc Ấn Độ Dương Dòng khí đi lênsau khi gây mưa ở Tây Thái Bình Dương, trở nên khô hơn và chuyển động về phíađông ở trên tầng đối lưu trên Tới Đông Thái Bình Dương, dòng khí này đi xuống,tạo ra một vùng áp cao ở tầng thấp với dòng giáng thịnh hành Một chế độ thời tiết

ít mây và mưa, nhiều nắng duy trì thường xuyên trên khu vực này, gây hiện tượngkhô hạn đối với các nước thuộc Nam Mỹ Việt Nam nằm ở vùng kế cận phần phíatây của hoàn lưu Walker trên Thái Bình Dương nên lượng mưa ở Việt Nam có mốiquan hệ nhất định với hoạt động của hoàn lưu Walker Hình 1.3 phản ảnh một cách

cơ bản cơ chế và hoạt động của hoàn lưu này

Hình 1 3: Hoàn lưu Walker [6]

Tóm lại, đối với khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, ảnhhưởng của các thành phần hoàn lưu vĩ độ thấp bao gồm ITCZ, áp cao Thái BìnhDương, tín phong và hoàn lưu Walker Tuy nhiên, do tác động của cơ chế gió mùakhu vực các thành phần này đã có những biến động đáng kể so với các vùng khác

và trở thành một bộ phận tham gia vào cơ chế chung của hoàn lưu gió mùa khu vực

2) Hoàn lưu gió mùa

Trang 15

Nếu như cơ chế hoàn lưu hành tinh, trong đó có vòng hoàn lưu Hadley, ởvùng vĩ độ thấp được quyết định chủ yếu bởi sự tương phản về nhiệt giữa vùng vĩ

độ thấp và vĩ độ cao mà Su-lây-kin gọi là "động cơ nhiệt loại một" trong mối tươngtác đại dương-khí quyển thì cơ chế gió mùa lại có sự đóng góp quan trọng của

"động cơ nhiệt loại hai", đó là sự tương phản theo mùa của nhiệt độ giữa đại dương

và lục địa Như vậy đối với những khu vực chịu tác động của sự tương phản vềnhiệt giữa lục địa và đại dương sẽ chịu tác động đồng thời của hai loại động cơnhiệt đó Tất nhiên, sự tự quay của trái đất là một nhân tố quan trọng trong quá trìnhhoạt động của cả hai loại động cơ nhiệt này Sự tương phản về nhiệt giữa lục địa vàđại dương thường xảy ra mạnh hơn trong mùa hè, trong khi đó sự tương phản nhiệtgiữa xích đạo và cực lại mạnh hơn trong mùa đông Lục địa càng lớn mức độ tươngphản càng mạnh Chính vì thế khu vực gió mùa điển hình đã xảy ra giữa lục địa Âu-

Á với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Theo định nghĩa của Khơ-rô-mốp (1920) sau đó được Klein (1951) vàRamage (1971) bổ sung thì, khu vực gió mùa bao phủ một diện tích khá lớn của bềmặt trái đất: 350N-250S, 300W-1700E liên quan chủ yếu đến khu vực châu Á, châuPhi và châu Úc thuộc vùng vĩ độ thấp (hình 1.4) Trong các tài liệu kinh điển về khíhậu người ta thường đưa ra ba hệ thống gió mùa chính Đó là gió mùa châu Á, giómùa châu Phi và gió mùa châu Úc Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây người tacòn đề cập đến cả gió mùa Bắc Mỹ và gió mùa Nam Mỹ

Hình 1 4: Xác định khu vực gió mùa toàn cầu, theo các chỉ tiêu của Ramage (1971)

Gió mùa châu Á là hệ thống gió mùa điển hình và phức tạp nhất Đây là một

cơ chế hoàn lưu không thuần nhất bao gồm cả phần thuộc vĩ độ thấp và phần thuộc

vĩ độ trung bình, quan hệ với cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, không chỉ ởBắc bán cầu mà liên quan cả đến Nam bán cầu Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thìgió mùa châu Á gồm 2 hệ thống chính: Gió mùa Đông Á và gió mùa Nam Á (haycòn gọi là gió mùa Ấn Độ)

- Hệ thống gió mùa Đông Á: (Nga, Nhật, Triều Tiên) với gió mùa mùa đông

Trang 16

tạo bởi không khí cực đới lục địa có hướng tây bắc thổi vào Nhật bản, gây ra mộtmùa đông giá rét, rất ít mưa (hình 1.5) Ngược lại, về mùa hè, gió thổi từ biển vàolục địa theo hướng đông nam nóng và ẩm ướt nhưng mưa không nhiều lắm.

Hình 1 5: Gió mùa mùa đông châu Á (tháng 12-3) [4]

- Hệ thống Nam Á: (Ấn Độ, Malaisia, Myanma, Thái Lan) với ảnh hưởng

của áp cao Tuaketstan vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm khá thấp Về mùa hè chịuảnh hưởng của tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, đây là dòng không khí khánóng và ẩm, khi ảnh hưởng thường gây mưa trên hầu khắp các vùng trong khu vựcchâu Á gió mùa (hình 1.6)

Hình 1 6: Gió mùa mùa hè châu Á (tháng 6-9) [4]

Trong cuốn "Đặc điểm khí hậu Việt Nam", các tác giả đã nêu ra thêm hệ

thống gió mùa Đông Nam Á và coi nó như là một hệ thống gió mùa thứ ba trên khu

vực Cũng có thể coi nó như là một hệ thống gió mùa chuyển tiếp giữa gió mùaĐông Á và gió mùa Nam Á Về mùa đông là khu vực chịu ảnh hưởng của áp caoThái Bình Dương, chính là tín phong Bắc bán cầu nên không lạnh và ổn định Mùa

hè chịu ảnh hưởng của dòng không khí từ Nam Thái Bình Dương vượt xích đạo lên

Trang 17

với nhiệt độ không cao và ẩm Vì thế khí hậu khác nhau giữa hai mùa chỉ có biểuhiện rõ ở sự thay đổi về hướng gió

Như vậy, lãnh thổ Việt Nam không thuộc hẳn vào một hệ thống nào mà nằm

ở khu vực thường xuyên xảy ra sự giao tranh giữa ba hệ thống gió mùa Đông Á, giómùa Nam Á và gió mùa Đông Nam Á

Về mùa đông ở lớp khí quyển tầng thấp, áp cao Siberia có tâm ở khoảng

vùng hồ Bai-can phát triển mạnh, bao trùm cả vùng viễn đông Nga và bắc TrungQuốc (hình 1.10) Khi áp cao này mạnh lên, khí áp bề mặt ở trung tâm lên tới1060mb, rìa phía nam của nó lấn sâu xuống phía nam tới tận các vĩ độ thấp củavùng nhiệt đới Khi đó dải áp thấp xích đạo đã nằm ở phía nam xích đạo với mộtvùng áp thấp trên lục địa châu Úc Áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương lúc này

đã thu hẹp lại và lùi xa về phía đông Cũng thời gian đó thường hình thành một ápcao phụ trên biển đông Trung Quốc, có nguồn gốc từ lưỡi phía nam của áp caoSiberia tách ra, có vị trí gần trùng với đới áp cao cận nhiệt đới Ở xa hơn về phíabắc, nằm giữa hai áp cao Siberia và Thái Bình Dương là áp thấp Aleut Với hình thếkhí áp mặt đất như vậy, trong mùa đông không khí lạnh lục địa từ rìa phía nam của

áp cao Siberia mỗi khi mạnh lên lại tràn về phía nam và ảnh hưởng đến Việt Namtheo hướng đông bắc tạo ra những đợt "gió mùa đông bắc" Mặc dù đã trải qua mộtchặng đường dài bị biến tính đi nhiều, song khi tới Việt Nam vẫn còn khá lạnh Vàothời kỳ đầu, khi trung tâm áp cao chưa dịch sang phía đông, không khí lạnh lục địatràn đến miền Bắc Việt Nam chủ yếu theo đường qua lục địa Trung Quốc, vì thế nóđang còn giữ được đặc tính lạnh khô Trên nửa phần phía bắc tồn tại thời tiết lạnh

và khô hanh khá điển hình, nhất là khi áp cao Siberia phát triển mạnh và khống chếthời tiết miền Bắc

Khi áp cao này suy yếu và thu hẹp về phía bắc, lưỡi áp cao lạnh bị tách ra vàhình thành hoặc tiếp thêm cho áp cao phụ trên biển đông Trung quốc Áp cao phụnày mạnh lên và chi phối lãnh thổ Việt Nam, ảnh hưởng tới cả miền Bắc Luồngkhông khí tuy có nguồn gốc từ không khí lạnh lục địa nhưng bản chất nhiệt ẩm đãthay đổi do quá trình tồn tại lâu trên biển biến tính đi Có quan điểm đã đồng nhấtcao áp phụ này với dải áp cao cận chí tuyến Bắc bán cầu vốn tồn tại thường xuyêntrong cơ chế hoàn lưu hành tinh, tạo thành tín phong trên vành đai vĩ độ thấp ở hainửa bán cầu Thực tế, như đã phân tích ở trên, nguồn gốc của nó không phải nhưvậy Tuy có khác về nguồn gốc song đặc tính của chúng gần tương tự nhau nêncũng có thể coi nó là một dạng của tín phong Bắc bán cầu Như vậy đối với nửaphần phía bắc, về mùa đông, tồn tại đan xen ảnh hưởng chủ yếu của hai trung tâmtác động là áp cao Siberia và áp cao phụ biển đông Trung Quốc Vào giai đoạn đầu

và cuối mùa đông, ảnh hưởng của dòng thứ nhất yếu hơn, nó chiếm ưu thế vào giaiđoạn giữa mùa (tháng 12-2)

Trang 18

Vào tới phần phía nam Việt

Nam, tuy hướng gió chủ yếu vẫn là

NE song chủ yếu phát đi từ áp cao phụ

trên biển đông Trung Quốc mang đặc

tính gần tương tự như tín phong Chỉ

những đợt gió mùa thật mạnh, không

khí lạnh mới tràn sâu hơn xuống tới

Nam Trung Bộ hoặc Nam Bộ Chế độ

thời tiết tín phong là dạng thời tiết

trong xoáy nghịch do sự khống chế

của các áp cao cận nhiệt đới nên khá

ổn định, nắng nóng và tương đối ẩm

hơn Vì thế trong thời tiết này trời

thường ít mây, nhiều nắng, ít mưa

Như vậy, gần như về mùa đông trên lãnh thổ Việt Nam cùng song song tồntại hai hệ thống gió (hình 1.7), phía Bắc là không khí lạnh lục địa và phía Nam làdòng gió từ áp cao phụ biển Đông Trung Hoa kết hợp với tín phong từ áp cao TháiBình Dương Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đặc điểm hoàn lưu như trên là do lãnhthổ nước ta nằm giữa các trung tâm phát gió là áp cao lạnh Siberia và áp cao phụbiển đông Trung Hoa, áp cao Thái Bình Dương

Về mùa hè đại lục châu Á bị đốt nóng mạnh mẽ, tạo ra sự chênh lệch lớn về

nhiệt độ giữa lục địa và đại dương, hình thành một trung tâm áp thấp khổng lồ, hútcác dòng không khí từ các đại dương vào Đới áp cao cận nhiệt đới Nam bán cầuphát triển mạnh Không khí biển từ đây vượt xích đạo đổi thành hướng tây nam trànqua Bắc Ấn Độ Dương hội tụ vào vùng áp thấp này Trên Thái Bình Dương thời kỳnày dải hội tụ nhiệt đới chạy theo vĩ hướng thành một dải hẹp trên biển Trong thời

kỳ mùa hè, đặc điểm hoàn lưu trên lãnh thổ Việt Nam là cực kỳ phức tạp với sựtranh chấp ảnh hưởng của hai dòng gió chính là gió mùa tây nam và tín phong từ ápcao Thái Bình Dương Vùng giao tranh ảnh hưởng của hai dòng gió này chính là dảihội tụ nhiệt đới và vị trí dải hội tụ nhiệt đới chính là ranh giới phân chia ảnh hưởngcủa hai hệ thống Phía bắc dải hội tụ nhiệt đới là khu vực chi phối của tín phong cònphía nam dải hội tụ nhiệt đới là vùng ảnh hưởng của gió mùa tây nam Dựa vào sựgiao tranh của hai dòng gió này, có thể chia thời kỳ gió mùa mùa hè thành 3 giaiđoạn sau:

Trong thời kỳ đầu mùa hè, khi áp thấp lục địa châu Á phát triển mạnh vềphía đông-đông nam còn áp cao Thái Bình Dương chưa mạnh thì dòng gió mùa tâynam mà chủ yếu là từ vịnh Bengal thổi qua bán đảo Đông Dương chi phối phần lớnlãnh thổ Việt Nam và biển Đông Ở Bắc Bộ và Trung Bộ dòng không khí này bị các

Hình 1 7: Sơ đồ hoàn lưu trung bình mùa

đông trên lãnh thổ Việt Nam

Trang 19

dãy núi biên giới Việt Lào và Trường Sơn chắn ngang đã gây ra hiệu ứng "phơn" ởsườn phía đông Những đợt gió W-SW mạnh có thể bao trùm cả miền Bắc ViệtNam Những đợt yếu luồng gió này qua vịnh Bắc Bộ thường đổi hướng thành SEthổi vào Bắc Bộ, tạo ra thời tiết ẩm và mát hơn Dải hội tụ nhiệt đới dịch lên phíabắc, có khi đến vùng vĩ độ trung bình trên Thái Bình Dương Trên đất liền, gió tâynam có thể xâm nhập đến miền Trung Trung Quốc gây mưa cho khu vực trong hệthống thời tiết front Mei-Yu Trong thời kỳ này, không khí lạnh vẫn còn khả năngảnh hưởng đến nước ta Do nền nhiệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khá cao nên khikhông khí lạnh thường gây ra mưa tương đối lớn Ở Bắc Trung Bộ khi không khílạnh về thường hình thành rãnh gió mùa (giao tranh giữa không khí lạnh và gió mùatây nam) và kết hợp với địa hình khu vực nên tạo ra những đợt mưa lớn hơn.

Thời kỳ giữa mùa hè, gió mùa tây nam từ Nam bán cầu phát triển mạnh nhấttrong năm Lúc này, áp cao Thái Bình Dương cũng mạnh lên, gió tín phong phát triển

và có sự tranh chấp với đới gió mùa tây nam từ Nam Bán Cầu, dải hội tụ nhiệt đớithời gian này có vị trí vắt qua Bắc Bộ đã tạo ra thời kỳ mưa cực đại cho miền Bắcnước ta

Đến cuối mùa hè, khi áp cao Thái Bình Dương lùi dần về phía xích đạo kéotheo sự dịch chuyển của gió tín phong về phía nam, thời gian này gió mùa tây namcũng suy yếu và bắt đầu rút lui dần khỏi lãnh thổ nước ta Dải hội tụ nhiệt đới dịchdần về phía nam ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam Bộ

1.2.2 Các khối không khí tham gia vào cơ chế gió mùa ảnh hưởng tới Việt Nam

Có năm khối không khí chủ yếu đã tham gia vào cơ chế gió mùa có ảnh hưởngtới Việt Nam, đó là: 1) khối không khí lạnh lục địa, 2) khối không khí nhiệt đới biểnđông Trung Hoa, 3) khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương, 4) khối khôngkhí nhiệt đới biển Thái Bình Dương và 5) khối không khí xích đạo biển

1) Khối không khí lạnh lục địa

Khối không khí này có nguồn gốc từ áp cao lạnh lục địa, áp cao này thường

có tâm ở vùng Siberia trên lục địa Âu – Á Về mùa đông băng tuyết phủ kín vùngnày, nhiệt độ không khí xuống tới khoảng -30OC tạo thành một vùng áp cao rộnglớn Khi áp cao này phát triển, phát sinh một lưỡi có trục hướng về phía nam Theo

đó không khí tràn xuống phía nam qua Trung Quốc tới tận những vĩ độ thấp thuộclãnh thổ Việt Nam Trong quá trình di chuyển không khí bị biến tính, nóng và ẩmdần lên Gradient tăng nhiệt tới từ 0,5-0,80C/1vĩ độ Tùy theo độ sâu của rãnh giótây trên cao (rãnh Đông Á) mà khối không khí lạnh tầm thấp có hướng di chuyển,xâm nhập xuống vùng vĩ độ thấp theo con đường khác nhau Nửa đầu mùa đông,khi độ sâu của rãnh Đông Á lớn, đường dòng ở trên cao có thiên hướng bắc – nammạnh đã hướng không khí lạnh tầm thấp xâm nhập thẳng xuống vùng nhiệt đới, đưakhông khí lạnh biến tính qua con đường lục địa xuống miền Bắc Việt Nam Còn

Trang 20

nửa cuối mùa đông, khi độ sâu của rãnh Đông Á nông hơn thì khối không khí lạnhtầm thấp lại có thiên hướng di chuyển lệch đông, đưa không khí lạnh biến tính quađường biển vào miền Bắc Việt Nam Như vậy, do hướng di chuyển của áp cao lạnhlục địa dẫn đến quá trình biến tính khác nhau của khối không khí khi ảnh hưởng tớiViệt Nam Đầu mùa đông là khối không khí lạnh lục địa biến tính qua đường lụcđịa-khô, cuối mùa đông là khối không khí biến tính qua đường biển-ẩm.

a) Không khí lạnh lục địa biến tính qua đường lục địa-khô: Vào nửa đầu mùa

đông (tháng 9-1) từ tâm áp cao lạnh lục địa, một lưỡi áp cao phát triển xuống vùng vĩ

độ thấp với trục của lưỡi áp cao này thường nằm trên lục địa Trung Quốc không khíđến lãnh thổ Việt Nam biến tính trên lục địa nên mức độ biến tính về nhiệt và ẩm ít,không khí còn khá lạnh và khô, gây ra thời tiết lạnh - khô hanh, tầng kết ổn định kháđiển hình ở Bắc Bộ vào thời kì này Vào giữa mùa đông, ở Đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độtrung bình ngày từ 14-160C, độ ẩm riêng từ 7- 9g/kg, độ ẩm tương đối từ 70-78%.Càng về phía nam không khí càng nóng và ẩm Những đợt không khí lạnh mạnh sẽxâm nhập vào tới Nam Bộ, những đợt yếu có thể dừng lại ở khu vực Đông Bắc.Không khí lạnh tràn vào Tây Bắc chủ yếu qua thung lũng sông Đà và các đứt gãycủa Hoàng Liên Sơn vì độ dày của không khí lạnh tràn tới Việt Nam chỉ dưới2000m Do quá trình di chuyển sang phía tây lâu hơn vì bị cản của nhiều dãy núinên mức độ biến tính cũng mạnh hơn, không khí ấm lên rõ rệt Tại cùng độ caonhiệt độ trung bình ở Tây Bắc có thể cao hơn ở Đông Bắc tới 2-30C

b) Không khí lạnh lục địa biến tính qua đường biển-ẩm: Vào nửa sau mùa

đông (tháng 1-4), do ảnh hưởng của rãnh gió tây trên cao nên tâm áp cao lạnh lụcđịa dịch dần sang phía đông và do đó, trục lưỡi cao dịch ra phía đông, dẫn tới khôngkhí lạnh tràn vào Việt Nam chủ yếu qua đường biển đông Trung quốc Quá tìnhbiến tính cả về nhiệt độ và độ ẩm mạnh làm cho không khí khí tới miền Bắc ViệtNam đã ấm và ẩm lên rõ rệt Kết quả là trên miền Bắc Việt Nam hình thành mộtmùa ẩm dị thường cuối mùa đông với dạng thời tiết nhiều mây, mưa phùn và nồm

ẩm khá điển hình Nhiệt độ trung bình tháng 1-2 khoảng 16-170C, tháng 3-4 khoảng18-220C Độ ẩm riêng tương ứng là 9-11g/kg và 12-14g/kg nhưng độ ẩm tương đốiđều rất cao, trên 90% Dòng không khí này (không khí lạnh - ẩm) khi tràn sang phíatây không chỉ ấm lên mà độ ẩm cũng giảm đi Kết hợp với ảnh hưởng sớm của hệthống thời tiết phía tây nên khí hậu thời kỳ này ở Tây Bắc khô, không có mưa phùnnhư ở phần đông Khi không khí lạnh xâm nhập xuống phía nam tới bắc đèo HảiVân vẫn gây ra mưa phùn do có ảnh hưởng trực tiếp của biển và địa hình khu vực

2) Khối không khí nhiệt đới biển đông Trung Hoa

Khối không khí này vốn có nguồn gốc từ không khí lạnh lục địa, sau khi trànxuống phía nam bị biến tính trên vùng biển đông Trung Quốc đã hình thành một ápcao phụ ở đây Nó không giống với không khí xuất phát từ áp cao Thái Bình Dương

Trang 21

vốn đã tồn tại lâu trên vùng biển nhiệt đới nên nhiệt ẩm thường cao hơn Đặc tínhnhiệt-ẩm của khối không khí này phụ thuộc vào điều kiện xuất phát của nó Vì thế ởnửa đầu mùa đông, không khí thường lạnh và khô hơn so với nửa sau Khi khốngchế vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nó có nhiệt độ khoảng 19-210C, độ ẩm 80-85% vàotháng 12-1 và khoảng 20-240C, độ ẩm lớn hơn 90% vào tháng 2-4.

Không khí nhiệt đới biển đông Trung Hoa thịnh hành ở Việt Nam trong suốtthời kì gió mùa mùa đông và là khối không khí thường xuyên thay thế không khícực đới mỗi khí nó suy yếu trên nửa phần phía Bắc Đối với phần phía nam khốikhông khí này ảnh hưởng khá thường xuyên và có đặc tính tương tự như tín phong

So với tín phong được phát đi từ áp cao Thái Bình Dương, bản chất nhiệt ẩm cũngnhư hướng gió thịnh hành của khối không khí này không đáng kể Khối không khínhiệt đới biển đông Trung Hoa là khối không khí có nền nhiệt ẩm khá cao khi chiphối nước ta thường cho thời tiết khá ổn định, ít mây, nhiệt độ và độ ẩm khá cao

3) Khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương

Khối không khí này tồn tại trên vùng biển vĩ độ thấp nên điều kiện nhiệt ẩmkhá cao Nó hoạt động chủ yếu vào nửa đầu gió mùa mùa hè, khi rãnh thấp xích đạochưa tiến xa lên phía bắc Ảnh hưởng tới Việt Nam khi áp thấp Nam Á mạnh lên vàlấn sang phía đông về phía bán đảo Đông Dương, khối không khí này tạo ra dònggió mùa mùa hè có độ dày tới 4-5km với nhiệt độ từ 25- 270C, độ ẩm riêng 20g/kg

Khi đến Việt Nam, đối với phần phía bắc, do phải vượt qua các dãy núi caobiên giới ở Việt Lào nên thường gây ra hiệu ứng "phơn" từ Tây Bắc đến Bắc Trung

Bộ Thời tiết khô nóng xuất hiện ở Tây Bắc sớm, từ tháng 3-4, sau đó đến BắcTrung Bộ Khi dòng gió tây phát triển mạnh bao trùm cả Bắc Bộ, thời tiết nóng-khô

có thể kéo ra tận vùng ven biển Bắc Bộ Còn ở Nam Bộ và Tây Nguyên, do không

có ảnh hưởng của địa hình nên nó vẫn giữ được đặc tính nóng ẩm ban đầu Nhiệt độtrung bình của không khí bắc Ấn Độ Dương xuất hiện ở Bắc Bộ vào tháng 5-6 từ29-340C, ở Nam Bộ từ 28-300C với độ ẩm tương ứng 80-85% và trên 85% Từtháng 7 khối không khí này thường bị khối không khí xích đạo lấn át nên ít hảnhhưởng tới Việt Nam

Trang 22

4) Khối không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dương

Khối không khí này tồn tại vĩnh cửu trên vùng biển nhiệt đới ở phần phía tây

và nam của áp cao Thái Bình Dương, hoạt trong cơ chế của tín phong Bắc bán cầu.Khi lưỡi của áp cao này phát triển sang phía tây, tín phong phát triển mạnh, khốikhông khí nhiệt đới biển Thái Bình Dương khống chế Việt Nam tạo ra một trạngthái thời tiết nắng nóng nhưng ổn định, không mưa Nhiệt độ trung bình từ 27-290Cvào tháng 5-6 và từ 26-280C vào tháng 7-9 với độ ẩm tương ứng khoảng 85-90%

Ở miền Bắc, khối không khí này chỉ có ảnh hưởng khi hệ thống phía bắc suyyếu nhưng các hệ thống phía tây và nam chưa đủ mạnh Đối với miền Nam, dòngtín phong chính thống này ảnh hưởng thường xuyên hơn (tần suất 30-40%) Ảnhhưởng của không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dương tới Việt Nam rõ ràng nhấtvào tháng 3-5 ở phía nam và tháng 7-9 ở phía bắc

5) Khối không khí xích đạo biển

Khối không khí này có nguồn gốc từ Nam bán cầu thuộc Thái Bình Dương

Nó hoạt động trong cơ chế tiến xa về phía bắc của rãnh thấp xích đạo, dải hội tụnhiệt đới hình thành và tiến lên phía bắc Dòng không khí xích đạo biển khống chếthời tiết Việt Nam chủ yếu vào tháng 7-8, hình thành dòng không khí hướng nam.Tuy trải qua một quãng đường di chuyển khá dài trên biển nhưng bản chất nhiệt ẩmcủa nó ít thay đổi Nhiệt độ và độ ẩm của nó không khác nhiều so với các dòngkhông khí khác khi ở Nam bán cầu nhưng khi tới Việt Nam khối không khí nàykhông nóng như các khối không khí từ phía tây tràn sang Nhiệt độ trung bình củakhông khí xích đạo biển từ 27-290C, độ ẩm riêng 20g/kg, độ ẩm tương đối 85-90%

1.2.3 Các nhiễu động khí quyển trong cơ chế gió mùa

Tính không thuần nhất trong cơ chế gió mùa trên khu vực đã dẫn đến xuấthiện nhiều dạng nhiễu động khí quyển Những nhiễu động này có các đặc tính vàquy mô rất khác nhau Có bốn loại nhiễu động điển hình là: nhiễu động kiểu front,nhiễu động kiểu hội tụ và rãnh, nhiễu động kiểu xoáy và nhiễu động kiểu dôngnhiệt Chính nhờ các nhiễu động này, các quá trình ngưng kết gây mưa phát triểnkhá mạnh Đó là cơ sở tạo ra một chế độ mưa phong phú trên phạm vi cả nước

1) Front lạnh

Được hình thành do sự xâm nhập xuống phía nam của áp cao lạnh lục đia.Không khí lạnh và khô, có mật độ cao hơn, tràn xuống phía nam có nhiệt độ caohơn nên đã tạo thành một nêm không khí lạnh đẩy không khí nóng trượt lên, gây rachuyển động thăng cưỡng bức phía trước front, tạo thành mây và mưa

Khi đến Việt Nam tuy không khí lạnh đã biến tính song nhiệt độ vẫn cònthấp hơn khá nhiều so với không khí nhiệt đới hoặc đã nhiệt đới hoá ở đây nên sựtương phản về nhiệt giữa hai phía của mặt front còn mạnh Cùng với sự thay đổi về

Trang 23

nhiệt và mưa, hướng và tốc độ gió cũng có sự thay đổi khá rõ nét, hướng gió thườngchuyển từ đông nam sang đông bắc.

Front lạnh ảnh hưởng mạnh nhất và sớm nhất đến vùng núi đông bắc, giảm dần

và muộn dần khi đi về phía nam và sang phía tây Vị trí dừng trung bình của front lạnhvào tháng 1 ở khoảng 160N (dãy núi Bạch Mã) Front hoạt động ở Việt Nam bắt đầu từtháng 9 và kết thúc vào tháng 6 năm sau Thời gian bắt đầu, kết thúc và tần số fronthàng năm thay đổi theo vùng, giảm dần từ bắc vào nam và từ đông sang tây Bảng 1.5

là kết quả thống kê về số front lạnh ảnh hưởng đến các khu vực của nước ta

Bảng 1 5: Tần số front cực qua các khu vực[4]

Tháng

CảnămĐông Bắc 2,6 3,0 2,8 2,6 1,4 0,4 0 0 0,4 2,4 2,8 3,6 22,0

Đ Bằng Bắc Bộ 2,6 2,8 2,8 2,2 1,2 0,4 0 0 0,4 2,2 2,4 3,6 20,6Tây Bắc 1,2 0,6 0,6 0,8 0,4 0 0 0 0 1,0 1,2 0,8 6,6Trung Trung Bộ 1,0 0,8 0,2 0,2 0 0 0 0 0 0 0,2 0,3 2,5

Tính chất của front lạnh thay đổi theo mùa Một đặc điểm đáng lưu ý là trongthời kỳ mùa đông, lãnh thổ Việt Nam thường nằm phía dưới của nhánh phía namdòng xiết nên khả năng phát triển đối lưu ở tầng thấp rất hạn chế, dẫn đến ít mưa,ngoại trừ các vùng nằm ở phía trước núi do front bị dừng lại thành front tĩnh

Front lạnh là nhiễu động chủ yếu trong mùa đông Khả năng gây mưa cũngnhư biến động nhiệt độ tuỳ thời gian trong năm

- Đầu mùa (tháng 9-11) và cuối mùa (tháng 4-6) do trước khi không khí lạnh

về nền nhiệt ở nước ta khá cao nên khi front lạnh đến thường gây chuyểnđộng đối lưu và mưa dông mạnh và một số thời điểm có thể gây mưa đá ỞTrung Bộ khi không khí lạnh về sẽ sự kết hợp với địa hình nên có mưa lớnhơn Đầu mùa, khi có bão hoạt động trên khu vực mưa sẽ được tăng cường

- Giữa mùa đông (tháng 12-1) nhiễu động do front lạnh gây ra không lớn, ítmưa

- Giai đoạn tháng 2-3, do không khí lạnh suy yếu, front thường là front lạnh loại

1 và ít di chuyển tạo ra lớp nghich nhiệt ở trên cao nên thường gây mưa nhỏ,mưa phùn kéo dài ở Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

2) Dải hội tụ nhiệt đới

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu hình thành do sự hội tụ giữa tín phongBắc bán cầu và gió mùa mùa hè (tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo) Dải hội tụnhiệt đới thường chỉ thể hiện rõ trên biển, hình thành một dải có sự tương phản vềhướng gió Ở hai phía của trục dải hội tụ nhiệt đới không khí nóng ẩm hội tụ và bốc

Trang 24

lên tạo ra đối lưu mạnh, hình thành một vùng mây đối lưu dày đặc có bề rộng vàitrăm km.

Vào đầu mùa, khoảng tháng 5-6, rãnh thấp xích đạo bắt đầu dịch lên bán cầuBắc theo chuyển động biểu kiến của mặt trời Lúc này do áp cao Thái Bình Dươngmới bắt đầu phát triên trở lại và còn xa về phía đông, tín phong Bắc bán cầu còn yếunên trên lãnh thổ Việt Nam và biển đông dòng gió mùa SW chiếm ưu thế Rãnh ápthấp xích đạo dịch lên phía bắc với trục rãnh thường có hướng NW-SE, thậm chí N-

S nằm ở xa ngoài khơi Thái Bình Dương, ít khi tới bờ tây Cùng với sự dịch chuyểncủa rãnh áp thấp xích đạo, dải hội tụ nhiệt đới cũng dịch chuyển và có vị trí tươngứng với rãnh áp thấp

Đến tháng 7, tháng 8 khi áp cao Thái Bình Dương có cường độ mạnh nhấttrong năm, tín phong Bắc bán cầu cũng phát triển mạnh và có sự tranh chấp với giómùa tây nam, dải hội tụ nhiệt đới cũng là vùng hội tụ của hai dòng gió này thường

có vị trí vắt ngang qua Bắc Bộ

Từ tháng 9, khi lưỡi áp cao Thái Bình Dương lấn về phía tây và bắt đầu dịchdần về phía xích đạo thì dải hội tụ nhiệt đới bắt đầu dịch chuyển về phía nam và ảnhhưởng đến miền Trung Việt Nam Đầu tháng 9 trục rãnh nằm theo dọc vĩ tuyến và

có vị trí trung bình ở khoảng Trung Bộ Việt Nam Đến cuối tháng 10, tháng 11 vị trídải hội tụ nhiệt đới ở khoảng Nam Bộ và sau đó lùi về phía xích đạo để xuống phíaNam bán cầu vào mùa đông

Dải hội tụ nhiệt đới chuyển dịch tịnh tiến từ nam lên bắc và tan đi để rồi lạixuất hiện một đợt khác đi lên từ phía nam Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới cónhịp điệu khoảng 5-7 ngày Dải hội tụ nhiệt đới hoạt ở Bắc Bộ tập trung vào cáctháng 7-8, ở Trung và Nam Bộ vào tháng 9-11, đôi khi có những đợt sớm hoạt độngvào tháng 5-6

Trong dải hội tụ nhiệt đới, thời tiết nhiều mây, có mưa trải rộng trên vài trăm

km Ở các tỉnh phía bắc mưa thường có cường độ không lớn nhưng kéo dài nhiều ngày,

được gọi là mưa ngâu Ở các tỉnh phía nam, nhất là ven biển Trung Bộ, mưa do dải hội

tụ nhiệt đới thường có cường độ lớn, kéo dài nhưng với phạm vi chỉ khoảng 100km

3) Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ)

XTNĐ là một vùng áp thấp khá sâu có gradient khí áp theo phương ngang tới10mb/100km với những đường đẳng áp khép kín XTNĐ thường phát triển trênrãnh thấp xích đạo tồn tại ở vùng Biển Đông và Tây Thái Bình Dương Nguyênnhân hình thành và phát triển XTNĐ khá phức tạp, song có thể tóm tắt một sốnguyên nhân chủ yếu sau:

- Khí quyển bất ổn định trong một lớp dày tới 5-10km;

Trang 25

- Giải phóng năng lượng khổng lồ từ quá trình ngưng kết đã góp phần quantrọng vào động lực hình thành và duy trì hoạt động của XTNĐ.

Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất vùng gần tâm, Ủy ban Bão Thái Bình Dương

Hệ quả thứ hai của XTNĐ là mưa lớn do quá trình hội tụ không khí ẩm Mưacủa XTNĐ trải rộng từ 100-200km quanh tâm và có thể kéo dài vài ngày sau khi nósuy yếu và tan Một đợt mưa XTNĐ có thể đạt tới 200-300mm có khí tới 1000mm

và kéo dài từ 1-3 ngày

Thời tiết trong XTNĐ không thuần nhất, song phổ biến là gió mạnh, mưa lớn

và bầu trời âm u XTNĐ thường gây ra sóng lớn, nước dâng cao ở vùng ven biểnphía bắc vùng đổ bộ của tâm bão

Bảng 1 6: Tần số XTNĐ hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương

(TBTBD), Biển Đông (BĐ) và ảnh hưởng tới Việt Nam[4]

Trang 26

thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam Dông phát triển ít vào mùa đông và không pháttriển trong khối không khí cực Miền Nam dông phát triển gần như quanh năm.

Bảng 1 7: Số ngày có dông trung bình tháng và năm[4]

Tháng

Điện Biên 0,5 2,2 5,1 11,4 13 10,3 9,2 9,7 6,4 3,1 0,5 0,2 71,5Lạng Sơn 0,1 0,8 1,6 5,3 7 8,8 9,8 9,8 5,4 2,2 0,3 0,1 51,1

Hà Nội 0,2 0,7 2 6,4 9,3 10,4 10,8 9,8 6,2 2,3 0,4 0,1 58,6Vinh 0,1 0,6 2,3 5,3 7,1 4,5 3,6 6,6 6,8 4 0,4 0,1 41,3Nha Trang 0 0 0,1 1 4,2 2,7 2,3 2,3 5,3 2,4 0,9 0 21,2BM.Thuột 0,1 0,7 2,9 8 14,4 10,3 10,2 8,7 11 5,8 0,7 0,1 72,8Tây Ninh 0,8 0,7 2,4 8,8 15,6 13,1 13,2 11,8 15,7 14 7,2 1,1 104,4

Cà Mau 0,2 0,4 2,9 9 14,6 12,6 10,7 10,1 10,3 11,6 5,7 0,8 88,9Rạch Giá 0,7 0,8 2,3 9,5 15,6 10,8 9,8 9,9 10 12,4 8 2,4 92,2Như vậy, sự phân hoá của dông rất lớn Nhìn chung, vùng núi dông pháttriển mạnh hơn các vùng khác Các vùng ven biển dông thường phát triển ít nhất.Các trung tâm mưa thường cũng là khu vực dông phát triển

1.3 Đặc điểm địa hình và mặt đệm

Điều kiện địa lý nói chung, trong đó địa hình và mặt đệm, tuy là nhân tố xếp

ở hàng thứ ba, song trong nhiều trường hợp, nhất là đối với các khu vực nhỏ nó lạitrở thành nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khí hậu địa phương.Điều kiện địa lý vừa có vai trò như một nhân tố động lực vừa có ý nghĩa của nhân tốnhiệt lực do đặc tính hấp thụ bức xạ của mặt đệm Địa hình, trong đó vai trò của cácdãy núi lớn có ý nghĩa quan trọng nhất

Lãnh thổ Việt Nam không lớn song kéo dài theo kinh hướng lại chạy dọctheo bờ biển phía đông nam của đại lục Âu-Á (hình 1.8), đặc điểm đã góp phầnkhông nhỏ vào quá trình phân hoá khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam, hai phía đông

và tây của lãnh thổ Dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fanxiphăng cao 3140m, chạytheo hướng tây bắc-đông nam như một bức tường khổng lồ ngăn chặn các khốikhông khí từ phía tây sang và cả từ phía đông tới Hiệu ứng chắn gió từ cả hai phía

đã là nguyên nhân quan trọng gây mưa lớn trên cả dãy núi này Đáng chú ý làkhông khí lạnh lục địa tràn về tới nước ta hầu như đều bị Hoàng Liên Sơn chắn lại ởsườn phía đông Chỉ những đợt mạnh, với khối không khí lạnh có bề dày lớn mớivượt qua được dãy Hoàng Liên Sơn hoặc khi không khí lạnh xuống tới vùng trung

du rồi theo các thung lũng tràn vào khu Tây Bắc Đặc điểm này đã làm khí hậu TâyBắc ấm hơn, khô hơn hẳn so với Đông Bắc Hoàng Liên Sơn đã trở thành ranh giới

tự nhiên trong phân chia các vùng khí hậu ở Bắc Bộ

Trang 27

Hình 1 8: Bản đồ địa hình lãnh thổ Việt Nam

Tiếp theo, dãy Trường Sơn cũng có vai trò gần tương tự Các dòng gió mùatây nam bị dãy Trường Sơn chặn lại đã gây mưa lớn bên sườn tây thuộc TâyNguyên, Trung và Hạ Lào; tạo ra hiệu ứng "phơn" khô nóng khá điển hình trên dảiven biển Trung Bộ Ngược lại về mùa đông, khối không khí lạnh lục địa đã bị biếntính qua biển hoặc đã nhiệt đới hoá trong áp cao phụ ở biển đông Trung Hoa, theosau front lạnh thổi tới ven biển Trung Bộ đã bị chặn lại bên phía sườn đông, gópphần tạo ra một mùa mưa dị thường, lệch về mùa đông trên suốt dải ven biển này

Các dãy núi cánh cung từ Tam Đảo đến Đông Triều đều mở ra về phía đôngbắc đã tạo thuận lợi cho không khí lạnh theo đường lục địa Trung Hoa dễ dàng tràn

Trang 28

xuống Việt Nam tới đồng bằng Sông Hồng rồi mới tràn lên Việt Bắc, Tây Bắc.Cùng với tác động lớn của cả dãy núi, độ cao và dạng địa hình cũng có một đónggóp không nhỏ vào việc hình thành khí hậu các khu vực nhỏ Nhân tố này đã tạo sựphân bố rất phức tạp của khí hậu vùng núi ngay trên một phạm vi hẹp của mộthuyện, một xã.

Biển cũng có một đóng góp lớn vào việc hình thành khí hậu của Việt Nam.Với quá nửa phần biên giới quốc gia tiếp giáp với biển, không khí biển đã có ảnhhưởng đến đại bộ phận lãnh thổ, đóng vai trò của một hệ thống điều hoà nhiệt ẩmrất độc đáo đối với phần lớn các vùng Các dòng biển, nhất là dòng biển từ vịnh Bắc

Bộ chảy về phía nam đã có tác động giảm bớt mức nóng mùa hè ở ven biển TrungBộ

Trang 29

CHƯƠNG 2: CÁC QUY LUẬT KHÍ HẬU CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 2.1 Các thời kỳ synôp tự nhiên

Các thời kỳ synop tự nhiên phản ánh những nét cơ bản quy luật hoạt độngcủa gió mùa trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Độ dài ngắn cũng như đặc điểm thờitiết -khí hậu của các chu kỳ synop tự nhiên có thể rất khác nhau Trong mỗi thời kỳcác trung tâm khí áp ảnh hưởng tới Việt Nam sẽ có những đặc điểm nhất định, và

do đó hoàn lưu trong mỗi thời kỳ cũng có những đặc trưng riêng từ đó sẽ hình thànhnên các hình thế thời tiết tiêu biểu

Ta có thể phân chia diễn biến hàng năm của gió mùa trên lãnh thổ Việt Namthành năm thời kỳ synop tự nhiên là: thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông, thời

kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông, thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa hè, thời kỳthiết lập của gió mùa mùa hè và thời kỳ quá độ giữa gió mùa mùa hè và gió mùa mùađông

2.1.1 Thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông (tháng 11-1)

Á tới tận vĩ truyến 180N Dòng xiết này được thành lập vào tháng 11 ở phía nam caonguyên Tây Tạng rồi hầu như cố định ở vĩ tuyến 300N suốt mùa đông, gây ra dònggiáng ở đây

2) Đặc điểm hoàn lưu

Khi lưỡi áp cao lạnh lục địa phát triển sâu xuống phía nam, lúc này miền BắcViệt Nam nằm trong sự chi phối của không khí cực đới biến tính qua lục địa, trongkhi miền Nam vẫn chịu sự chi phối thường xuyên của đới gió tín phong ổn định.Đối với những đợt không khí lạnh mạnh khi áp cao lạnh lục địa có cường độ mạnhthì không khí lạnh có thể xâm nhập xuống miền Nam tới tận vĩ độ 10-120N, lúc này

ở miền Bắc thường sẽ có rét đậm, rét hại còn miền Nam có thời tiết se lạnh vào đêm

và sáng sớm

Khi không khí lạnh suy yếu, lưỡi áp cao lạnh chuyển dịch dần sang phíađông rồi tách khỏi trung tâm áp cao lục địa châu Á, hình thành một áp cao phụ trên

Trang 30

biển đông Trung Quốc Áp cao này có những tính chất của một áp cao cận nhiệt đới

và với thời tiết ấm và tương đối ẩm hơn hoạt động giữa hai đợt gió mùa Lúc này,miền Bắc Việt Nam nằm trong sự chi phối của gió đông nam có tính chất như tínphong Đối với miền Nam lưỡi áp cao phụ biển đông Trung Quốc khống chế thườngxuyên hơn trong thời kỳ mùa đông, thời tiết có tính chất tương tự như tín phong

Trong trường hợp đặc biệt, khi trên front tĩnh ở Hoa Nam xuất hiện một ápthấp phát triển xuống miền Bắc Việt Nam, khi đó thời tiết nắng nóng dị thường sẽxuất hiện ở Bắc Bộ

3) Nhiễu động khí quyển

Nhiễu động khí quyển hoạt động chính trong thời kỳ này là front lạnh Ở Bắc

Bộ ảnh hưởng của nhiễu động front lạnh không dài, chủ yếu gây ra những biếnđộng về nhiệt Trên các vùng ven biển Trung Bộ, do ảnh hưởng của địa hình, frontlạnh thường gây ra những nhiễu động mạnh mẽ, nhất là khi gặp tàn dư của bão, vớinhững đợt mưa lớn kéo dài Hệ quả này đã là một trong những nguyên nhân hìnhthành mùa mưa ở ven biển Trung và Nam Trung Bộ, cũng như những đợt mưa lớn

dị thường gây lũ lụt ở đây vào các tháng 11-12 Ngoài front lạnh, dải hội tụ nhiệtđới và XTNĐ vẫn còn khả năng hoạt động ở ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộvào thời kỳ này

2.1.2 Thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông (tháng 2-4)

1) Đặc điểm hình thế synop

Sau thời gian cực thịnh (tháng 1), gió mùa mùa đông chuyển sang thời kỳsuy thoái, các trung tâm khí áp đặc trưng cho thời kỳ gió mùa mùa hè bắt đầu pháttriển và ảnh hưởng đến một số khu vực của nước ta Thời kỳ này có sự giao tranhphức tạp của các hệ thống, một là hệ thống đặc trưng cho gió mùa mùa đông và một

là hệ thống đặc trưng cho gió mùa mùa hè

Ở bề mặt trung tâm áp cao lạnh lục địa suy yếu hơn thời kỳ tiến triển và có

xu hướng chuyển dịch về phía đông nên không khí lạnh tràn xuống Việt Nam chủyếu qua đường biển Lưỡi áp cao lạnh khống chế Việt Nam thời kỳ này thường tạo

ra một kiểu thời tiết lạnh và ẩm ướt, nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn Áp cao phụbiển đông Trung Quốc duy trì thường xuyên hơn, khống chế miền Bắc Việt Namvới một kiểu thời tiết ấm và ẩm, thậm chí gây ra nồm rất đặc trưng Ở bề mặt, tâmcủa áp cao Thái Bình Dương dao động từ 15 đến 200N, chi phối thường xuyên ởNam Bộ gây ra thời tiết nắng nóng ổn định Áp thấp nóng phía tây cũng bắt đầu ảnhhưởng tới phía tây gây ra thời tiết khô nóng

Trên cao, dòng xiết gió tây cận nhiệt đới cũng suy yếu và kém ổn định Rãnhgió tây dịch chuyển sang phía đông có thể tạo điều kiện cho mưa rào và dông pháttriển Đây là thời kỳ synop khá phức tạp và không ổn định

Trang 31

2) Đặc điểm hoàn lưu

Miền Bắc thời kỳ này, đặc điểm hoàn lưu có sự phân hóa rõ rệt Khu vựcphía Đông chịu chi phối của không khí lạnh từ áp cao lạnh lục địa biến tính quađường biển và không khí ẩm từ áp cao phụ biển đông Trung Hoa Phía Tây Bắc Bộkhông khí lạnh biến tính qua đường biển gần như không ảnh hưởng, ở khu vực nàyđới gió tây xuất hiện sớm và chi phối khá thường xuyên Ở miền Nam, thời gianđầu chịu sự chi phối của đới gió tín phong ổn định gây thời tiết nóng ổn định, đếnnửa cuối tháng 4 thường bắt đầu xuất hiện đới gió tây gây ra các đợt mưa chuyểnmùa

3) Nhiễu động khí quyển

Nhiễu động khí quyển gây mưa tương tự như trong thời kỳ tiến triển vẫn chủyếu là front lạnh Thông thường, chúng cũng cho lượng mưa không lớn song trêncác vùng núi như sườn đông Hoàng Liên Sơn, đông Trường Sơn, đặc biệt là các khuvực đèo Ngang, đèo Hải Vân, front có thể tĩnh lại, gây mưa kéo dài Một sốtrường hợp vào cuối tháng 4, front lạnh có thể gây ra những nhiễu động mạnh, tạo

ra những khối mây vũ tích lớn cho mưa rào cường độ lớn, đôi khi có mưa đá ở Bắc

Bộ Tây Bắc chịu ảnh hưởng ít của gió mùa mùa đông, bắt đầu chịu ảnh hưởng của

hệ thống phía tây, nhiễu động dông phát triển sớm, có khi từ tháng 3

2.1.3 Thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa hè (tháng 5-6)

Hoạt động biểu kiến của mặt trời đã vượt xích đạo lên Bắc bán cầu Rãnhthấp xích đạo cũng chuyển dần sang ở Bắc bán cầu, kết hợp với áp thấp lục nóngđịa châu Á (áp thấp Nam Á) bắt đầu phát triển mạnh, tạo thành một trung tâm ápthấp rộng lớn bao trùm lục địa này Từ trung tâm của áp thấp nóng Nam Á, mộtrãnh áp thấp mở rộng dần sang phía đông về phía bán đảo Đông Dương, khống chếthời tiết Việt Nam Hệ thống thời tiết phía bắc mà tiêu biểu là áp cao lạnh lục địa vàlưỡi áp cao phía nam của nó đã rút hẳn lên phía bắc, khỏi vùng nội chí tuyến Ápcao Thái Bình Dương còn yếu, lưỡi áp cao từ tâm của áp cao này chưa mở rộng đếnkhỏi khu vực Biển Đông

Trên cao, dòng xiết gió tây đã rút khỏi phía nam Hymalaya vào tháng 4, chỉcòn lại ở phía bắc cao nguyên Tây Tạng, không ảnh hưởng tới vùng vĩ độ thấp Trênkhu vực Đông Nam Á, gió mùa tây nam khống chế từ bề mặt tới độ cao 4-5km

Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa tây nam Ápthấp lục địa châu Á thường lấn sang tới phía Bắc Việt Nam, trước hết là Tây Bắc.Gió khô nóng xuất hiện ở Tây Bắc do hiệu ứng phơn Khi Bắc Bộ xuất hiện mộttâm thấp (áp thấp Bắc Bộ), thời tiết nóng ẩm có dông nhiệt xuất hiện Đặc biệt khi

áp thấp này khơi sâu tạo thành trung tâm hút gió thì toàn bộ miền Bắc sẽ có gió tây.Trong trường hợp trên vùng Hoa Nam xuất hiện một áp thấp trước front tĩnh đang

Trang 32

dừng ở Hoa Nam, gió tây phát triển mạnh mẽ hơn, bao trùm cả Bắc Bộ Việt Namvới thời tiết đặc trưng là khô nóng

Gió mùa mùa hạ mới bắt đầu, nhiễu động chưa nhiều, dông nhiệt phát triểnmạnh và là dạng nhiễu động đặc trưng ở nhiều vùng Trong nhiều trường hợp frontlạnh tràn xuống phía nam vào thời kỳ này nhiệt độ đã khá cao, tới Việt Nam khôngcòn biểu hiện của front lạnh, mà hình thành đường đứt, mưa được tăng cường.XTNĐ bắt đầu hoạt động mạnh dần trên Biển Đông, có một số cơn đã đổ bộ vàoViệt Nam, chủ yếu ở phía Bắc

2.1.4 Thời kỳ thiết lập của gió mùa mùa hè (tháng 7-9)

Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của gió mùa tây nam Trên lục địa châu Á,

áp thấp lục địa bao trùm cả khu vực Tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, chuyểnhướng tây nam, thổi vào áp thấp lục địa tạo ra một đới gió tây nam dày tới 4-5kmthổi qua Đông Nam Á, tới tận lưu vực sông Hoàng Hà Trong tháng 7-8, dải hội tụnhiệt đới có vị trí ngang qua Bắc Bộ Từ cuối tháng 8, do tín phong từ áp cao TháiBình Dương phát triển mạnh, mở rộng phạm vị ảnh hưởng của nó trên lãnh thổnước ta, cũng vì vậy mà phạm vi chi phối của của gió mùa tây nam thu hẹp dần vềphía nam Lưỡi áp cao Thái Bình Dương bắt lấn sang phía tây ảnh hưởng tới lục địaTrung Quốc và miền Bắc Việt Nam Theo đó dải hội tụ nhiệt đới cũng lùi dần vềphía nam, tới tháng 9, nó vào tới Trung Bộ Việt Nam Trên cao, trục áp cao TháiBình Dương sau khi lên tới vị trí cao nhất trong tháng 7(khoảng 380N), bắt đầu lùi

về phía nam, ép quỹ đạo XTNĐ trên tây Bắc Thái Bình Dương chuyển dần sanghướng tây, đổ bộ vào Việt Nam, chủ yếu là Trung Bộ Đây là thời kỳ xảy ra cácnhiễu động khí quyển mạnh mẽ nhất trong năm

2.1.5 Thời kỳ quá độ giữa gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông (tháng 9-10)

Đây là thời kỳ giao tranh khá phức tạp giữa hai hệ thống gió mùa Trên lụcđịa châu Á, áp thấp nóng lục địa đã thu hẹp lại dần sang phía tây Áp cao lạnh lụcđịa bắt đầu phát triển mạnh dần lên Cuối tháng 9 đầu tháng 10 bắt đầu xuất hiệnnhững đợt gió mùa đông bắc đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam khi lưỡi áp cao pháttriển mạnh xuống phía nam Rãnh thấp xích đạo cũng lùi hẳn xuống phía nam, tạođiều kiện để XTNĐ đi vào Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam Lưỡi áp cao TháiBình Dương phát triển mạnh sang phía tây chi phối thời tiết ở nửa phần phía Bắc

Trên cao, đới gió tây cận nhiệt đới bắt đầu phát triển xuống vùng vĩ độ thấp,tạo ra lớp nghịch nhiệt trên cao, hạn chế các quá trình đối lưu phát triển ở phía dưới.Tâm của ap cao Thái Bình Dương mực 500mb nằm ở khoảng 20-250N, phát triểnsang phía tây ảnh hưởng tới thời tiết Việt Nam, thời tiết giữa hai miền có sự khácbiệt mạnh mẽ Tuy nhiên đây là thời kỳ các nhiễu động khí quyển hoạt động ít hơn

Trang 33

2.2 Các hình thế thời tiết cơ bản

Trong thời kỳ gió mùa mùa đông, khi miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởngthường xuyên của không khí lạnh lục địa, do vậy các hình thế thời tiết trong thời kỳnày thường gắn liền với đặc điểm hoạt động của không khí lạnh ở nước ta Docường độ và con đường xâm nhập xuống nước ta của không khí lạnh khác nhautrong thời kỳ tiến triển và thời kỳ suy thoái nên các hình thế và đặc trưng thời tiết ởmiền Bắc trong thời kỳ mùa đông có sự thay đổi rất rõ ràng Đặc điểm thời tiết khikhông lạnh chi phối cũng như khi không khí lạnh suy yếu trong thời kỳ tiến triển vàthời kỳ suy thoái là khác nhau, mỗi thời kỳ có các hình thế thời tiết đặc trưng phùhợp với đặc điểm của không khí lạnh thời kỳ đó, chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2 1: Các hình thế thời tiết trong thời kỳ gió mùa mùa đông ở miền Bắc Việt Nam Đặc điểm hoạt

động của KKL

Hình thế thời tiết Thời kỳ tiến triển Thời kỳ suy thoái

2.2.1 Thời tiết front lạnh và đường đứt

Thời tiết front lạnh và đường đứt xảy ra khi có không khí lạnh tràn về kèmtheo front lạnh hoặc đường đứt Đây là loại nhiễu động khí quyển xảy ra trong suốtthời kỳ hoạt động của không khí lạnh lục địa, từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau

Trang 34

Hình 2 1: Hình thế front lạnh (21/12/2012)

Thời tiết front lạnh được đặc trưng bằng sự giảm nhiệt đột ngột khi front trànqua, mức giảm nhiệt 24 giờ thường vượt 50C Thời tiết trước front thường là nắng ấmhoặc nóng, gió có hướng E-SE, có mây nhưng không mưa Khi front đi qua, khí áptăng, nhiệt độ giảm dần Gió mạnh lên và đổi dần sang hướng NE-N Mây nhiều dầnrồi xuất hiện mây Cu, Cb, thời tiết dông và mưa rào đôi khi kèm lốc, tố thậm chí vàothời kỳ tháng 4-5 có thể có mưa đá Vào giữa mùa đông, khi không khí lạnh tràn về

và khống chế miền Bắc Việt Nam, nó biến tính trên lục địa nên mây vũ tích và mưa ítxuất hiện Nếu không khí lạnh về nhưng không tạo ra sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và

do đó không hình thành front thì được gọi là đường đứt Đường đứt thường được xácđịnh khi có không khí lạnh tăng cường và do đó khi đường đứt đi qua hướng gió gầnnhư ít biến đổi Đặc trưng thời tiết trong khu vực front (đường đứt) là mưa rào vàdông, tuy nhiên thời gian mưa cũng như cường độ mưa lại có sự thay đổi tùy thuộcvào địa hình của từng khu vực Đối với vùng đồng bằng, loại hình thời tiết nàythường chỉ kéo dài vài giờ và cho mưa không lớn còn những vùng có địa hình đóngió như đông Hoàng Liên Sơn và miền Trung thì mưa kéo dài và cường độ lớn hơn.Ngoài ra, cường độ mưa dông do front lạnh cũng phụ thuộc vào thời gian mà khôngkhí lạnh ảnh hưởng Thời kỳ đầu và cuối mùa đông (tháng 9, 10 và tháng 3, 4, 5) khiViệt Nam đang nằm trong khối không khí nhiệt đới nóng với trữ lượng ẩm cao,không khí lạnh về sẽ gây mưa dông với cường độ lớn Thời kỳ giữa mùa đông khimức độ bất ổn định của khí quyển nhỏ không khí lạnh về gây mưa với cường độ nhỏ,

có khi chỉ làm nhiệt độ giảm mà không mưa

2.2.2 Thời tiết lạnh trong lưỡi áp cao lạnh lục địa biến tính khô

Thời tiết lạnh trong lưỡi áp cao lạnh lục địa biến tính khô là loại hình thờitiết đặc trưng trong thời kỳ tiến triển của gió mùa mùa đông Sau khi front lạnh điqua, miền Bắc Việt Nam nằm trọn trong khối không khí lục địa lạnh, khô, phía trênlại tồn tại vùng chuyển động giáng phía nam dòng xiết nên gây ra thời tiết rất ổnđịnh, hanh khô ở Bắc Bộ, mang đến thời tiết lạnh dị thường cho khí hậu phía bắcViệt Nam

1) Cơ chế hoàn lưu

+ Mặt đất: lưỡi áp cao lục địa châu Á thời kỳ đầu, phát triển sau front cực, cósống nằm trên lục địa Trung Quốc Không khí lạnh xâm nhập xuống phía nam chủyếu qua đường lục địa nên giữ được bản chất lạnh và khô

+ Trên cao: dòng xiết gió tây phát triển dần xuống vùng vĩ độ thấp vớichuyển động giáng tồn tại ở nam dòng xiết này hình thành một lớp nghịch nhiệt ở

độ cao 2000-4000 m, trên phía bắc lãnh thổ Việt Nam

2) Phạm vi ảnh hưởng

Trang 35

Chủ yếu đối với miền Bắc, đến vĩ tuyến 16-180N Nơi chịu ảnh hưởng chính

là phía Đông Bắc Bộ Ảnh hưởng này giảm đáng kể đối với Tây Bắc và Bắc Trung

Bộ Front tĩnh thường tồn tại ở sườn đông Hoàng Liên Sơn, khu vực đông bắc ĐèoNgang và đèo Hải Vân

Hình 2 2: Hình thế lưỡi áp cao lạnh biến tính khô (30/12/2012) 3) Thời tiết đặc trưng

Thời tiết đặc trưng trong lưỡi cao này được dẫn ra trong bảng 2.2

Bảng 2 2: Một số đặc trưng khí tượng chính trong hình thế thời tiết lưỡi áp

cao lạnh lục địa biến tính khô [4]

Khu vực Nhiệt độ (

0C)Vùngthấp/Vùng cao

Độ ẩm(%) Thời tiết đặc trưngĐông Bắc Bộ 7-9/0-5 60 Quang mây, hanh khô, sương muốiTây Bắc Bộ 9-13/5-8 70 Nhiều mây, sương mù sáng sớmBắc Trung Bộ 12-14 60-70 Quang mây, sương mù

+ Bắc Bộ: lạnh và khô, nhiệt độ thấp nhất trong năm, sương muối, băng giá ởvùng núi, sương mù ở đồng bằng, biên độ nhiệt độ ngày lớn hơn 100C

+ Từ Nghệ An trở vào: ấm và ẩm lên nhiều Phía nam vĩ tuyến 180N thời tiếthầu như không lạnh hanh, nhiệt độ cao hơn phía bắc nhiều Tuy nhiên nó vẫn là loạihình thời tiết cho nhiệt độ thấp nhất trong năm

Trang 36

2.2.3 Thời tiết lạnh ẩm trong lưỡi áp cao lạnh lục địa biến tính ẩm

Khác với thời kỳ tiến triển, trong thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đôngkhông khí lạnh xâm nhập qua đường biển vào Việt Nam nên bị biến tính mạnh, khichi phối mang đến kiểu thời tiết lạnh ẩm cho miền Bắc Việt Nam

1) Cơ chế hoàn lưu

+ Mặt đất: lưỡi áp cao lạnh lục địa thời kỳ sau của gió mùa mùa đông pháttriển sau front lạnh có sống nằm sát bờ biển Trung Quốc Không khí xâm nhập tớiViệt Nam chủ yếu qua đường biển nên ấm và ẩm lên nhiều

+ Trên cao: dòng xiết gió tây vẫn phát triển xuống vùng vĩ độ thấp, namdòng xiết tới tận lãnh thổ Việt Nam, duy trì một lớp nghịch nhiệt ở độ cao2000-4000m, đôi khi thấp hơn, hạn chế các hoạt động đối lưu ở phía dưới nênthời tiết rất ổn định

2) Phạm vi ảnh hưởng

Chủ yếu đối với phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (tới vĩ tuyến 18-200N).Ảnh hưởng của hình thế này giảm mạnh khi sang Tây Bắc và vào Trung Bộ Frontlạnh thường bị ngăn lại ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, phía bắc đèoNgang, đèo Hải Vân, hình thành front tĩnh, gây mưa kéo dài Hình thế thời tiếtnày ít ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ là do không khí lạnh bị lệch đông mạnhtrong thời kỳ suy thoái cùng với vai trò ngăn không khí lạnh của dãy Hoàng LiênSơn Do vậy, số ngày mưa phùn ở vùng Tây Bắc ít hơn hẳn ở Đông Bắc Bộ và BắcTrung Bộ

Hình 2 3: Hình thế lưỡi áp cao lạnh biến tính ẩm (22/3/2014)

Trang 37

3) Thời tiết đặc trưng

Thời tiết đặc trưng trong lưỡi cao này được dẫn ra trong bảng 2.3

+ Ở Bắc Bộ: thời tiết lạnh ẩm, bầu trời âm u, có mưa nhỏ, mưa phùn Nhiệt

độ vẫn còn thấp nhưng đã cao hơn thời kỳ trước, biên độ nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh

ẩm có thể duy trì suốt ngày đêm

+ Từ Nghệ An trở vào: nhiệt độ cao hơn và mưa phùn ít hơn Đồng bằng Bắc

Bộ, mặc dù không khí vẫn còn rất ẩm Phía nam vĩ tuyến 180N, hiện tượng lạnh ẩm

và mưa phùn đã giảm hẳn, nhiệt độ tăng mạnh

Bảng 2 3: Một số đặc trưng khí tượng chính trong hình thế thời tiết lưỡi áp cao

lạnh lục địa biến tính ẩm [4]

Khu vực Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Thời tiết

2.2.4 Thời tiết ấm trong lưỡi áp cao biển đông Trung Quốc dạng khô

Đây là kiểu thời tiết xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam xen giữa các đợt khôngkhí lạnh Khi không khí lạnh suy yếu, tách khỏi áp cao lạnh trên lục địa và dichuyển lệch đông gió trên đất liền đổi hướng từ N-NE sang E-SE, không khí lạnhlục địa khô được thay thế bởi dòng không khí ấm và ẩm hơn, thời tiết chuyển từlạnh, khô hanh sang kiểu thời tiết ấm và ẩm hơn

1) Cơ chế hoàn lưu

+ Mặt đất: áp cao phụ biển đông Trung Quốc (có nguồn gốc là không khí lạnhlục địa) tồn tại và ảnh hưởng tới Việt Nam mỗi khi lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu

+ Trên cao: ảnh hưởng của dòng xiết gió tây tương tự như trường hợp 2.2.2

2) Phạm vi ảnh hưởng

+ Trên miền Bắc, không khí ẩm và ẩm hơn từ áp cao biển đông Trung Quốc

thay thế không khí lạnh lục biến tính khô thời kỳ đầu

+ Ở miền Nam, dòng không khí này khống chế thường xuyên hơn, có thể kếthợp với ảnh hưởng của tín phong Bắc Bán Cầu và đôi khi cả không khí lạnh lục địabiến tính khô

3) Thời tiết đặc trưng

Thời tiết đặc trưng trong hình thế thời tiết này được dẫn ra trong bảng 2.4.+ Bắc Bộ: gió chuyển hướng đông nam sau khi kết thúc ảnh hưởng của lưỡi

áp cao cực đới, thời tiết ấm và ẩm, nhưng không mưa hoặc ít mưa, nắng nhẹ,thường có các loại mây Sc hoặc Cu

Trang 38

+ Trung Bộ: thời tiết ẩm ướt, có mưa địa hình ở sườn đông Trường Sơn Đốivới sườn tây (Tây Nguyên), thời tiết ấm và khô hơn, trong đó có ảnh hưởng hiệuứng phơn của gió đông bắc.

+ Nam Bộ: Nhiệt độ và độ ẩm khá cao, có khả năng xuất hiện dông nhiệt

Bảng 2 4: Một số đặc trưng thời tiết chính trong hình thế thời tiết lưỡi áp cao

biển đông Trung Hoa dạng khô [4]

Khu vực Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Thời tiết đặc trưng

Nam Trung Bộ 25-26 80 Mây trung bình, mưa nhỏ

Hình 2 4: Hình thế lưỡi áp cao biển đông Trung Quốc dạng khô (01/3/2013)

2.2.5 Thời tiết nồm ẩm trong lưỡi áp cao biển đông Trung Quốc dạng ẩm

Cũng tương tự như trong thời kỳ tiến triển, không khí lạnh trong quá trìnhbiến tính cũng trở nên ẩm hơn trong thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông, thờitiết chuyển biến từ hình thế lạnh ẩm sang thời tiết nồm ẩm đặc trưng

1) Cơ chế hoàn lưu

+ Mặt đất: áp cao phụ biển đông Trung Quốc thay thế lưỡi áp cao lạnh lụcđịa biến tính ẩm ảnh hưởng đến Việt Nam

Trang 39

+ Trên cao: hoạt động của dòng xiết hướng tây tương tự như trường hợp2.2.3

Hình 2 5: Hình thế lưỡi áp cao biển đông Trung Quốc dạng ẩm (23/3/2014) 2) Phạm vi ảnh hưởng

+ Trên miền Bắc, thay thế không khí cực đới lạnh lục địa biến tính ẩm

+ ở miền Nam, khống chế thường xuyên hơn, kết hợp với ảnh hưởng của tínphong Bắc Bán Cầu và đôi khi cả không khí lạnh lục địa biến tính ẩm

3) Thời tiết đặc trưng

Thời tiết đặc trưng trong hình thế thời tiết này được dẫn ra trong bảng 2.5

Bảng 2 5: Một số đặc trưng thời tiết chính trong hình thế thời tiết lưỡi áp cao

biển đông Trung Hoa dạng ẩm [4]

Khu vực Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Thời tiêt

+ Bắc Bộ: gió có hướng SE giữa hai đợt gió mùa NE giai đoạn sau, thời tiết

ấm và ẩm hơn, trời nhiều mây (chủ yếu là Sc) nhưng không hoặc ít mưa, nắng nhẹ

+ Trung Bộ: thời tiết ẩm ướt, có mưa địa hình ở sườn đông của Trường Sơn.+ Nam Bộ: đây là loại hình thời tiết chiếm tần suất lớn nhất vào thời kỳ suy

Trang 40

thoái của gió mùa mùa đông, nhiệt ẩm khá cao, thường có dông nhiệt.

2.2.6 Thời tiết nắng nóng dị thường do áp thấp lục địa thời kỳ mùa đông

Đây là kiểu thời tiết dị thường trong mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, có thểxuất hiện trong cả thời kỳ tiến triển và thời kỳ suy thoái của gió mùa mùa đông (từtháng 12 đến tháng 2)

1) Cơ chế hoàn lưu

+ Mặt đất: trên khu vực Hoa Nam Trung Quốc thường tồn tại một front tĩnh.Phía trước nó thường xuất hiện những áp thấp dịch chuyển, ảnh hưởng trực tiếp tớimiền Bắc Việt Nam Hiện tượng này xuất hiện khi áp cao phụ biển đông TrungQuốc khống chế thời tiết Việt Nam lâu ngày yếu đi, chuẩn bị có một đợt xâm nhậpmới của không khí cực đới Trong điều kiện đó, ở Bắc Bộ gió SE duy trì nhiềungày, nhiệt độ không khí bề mặt tăng dần, nhiều khi đạt tới 300C, tạo ra một thời tiết

nắng nóng dị thường trong mùa đông ở miền Bắc Việt Nam Kiểu thời tiết này

thường duy trì khoảng 5-6 ngày và kết thúc khi có một đợt gió mùa đông bắc mớitràn về

Hình 2 6: Hình thế áp thấp lục địa dị thường thời kỳ mùa đông [4] 2) Phạm vi ảnh hưởng

Biểu hiện chính của loại hình thời tiết này chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

3) Thời tiết đặc trưng

Thời tiết đặc trưng trong hình thế này được dẫn ra trong bảng 2.6

+ Bắc Bộ: có gió S-SE, mây đối lưu phát triển, có thể có dông và mưa ràonhỏ, nhiệt độ tối cao có thể đạt 300C

+ Bắc Trung Bộ: có gió W-SW, mây thấp phát triển, ít mưa, nhiệt độ trung

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Trần Việt Liễn (2010), Giáo Trình Khí Hậu Việt Nam. Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Khí Hậu Việt Nam
Tác giả: Trần Việt Liễn
Năm: 2010
[1] Lê Chi Hiên (2014), Phân bố không gian và thời gian của một số yếu tố khí hậu trên 7 vùng khí hậu Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Khác
[2] Trần Việt Liễn (1984), Phân vùng Khí hậu Xây dựng Việt Nam. Tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Bộ Xây Dựng Khác
[3] Trần Việt Liễn (1994), Đặc điểm Khí hậu Xây dựng Việt nam. Tổng kết đề tài cấp Tổng cục. Tổng cục KTTV Khác
[5] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004): Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Khác
[6] Nguyễn Đức Ngữ (2007): Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu Khác
[7] Phan Văn Tân và CS, 2010: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng kết đề tài KC08.29/06-10 Khác
[8] Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành, 2013: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế, tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 29, số 2 (2013) 42-55 Khác
[9] Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ (2000), Giáo Trình Tài Nguyên Khí Hậu, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội Khác
[10] Trần Thục và CS: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế Khác
[11] Phạm Ngọc Toàn, Phạm Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Khác
[12] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2012: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam (2012) Khác
[13] Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam, Báo cao tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Hà Nội Khác
[14] Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1968), Đặc Điểm Khí hậu Miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học.Tiếng Anh Khác
[15] IPCC (2007), The Physical Science Basis, Cambridge University Press Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w