1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số GIẢI PHÁP dạy học SINH yếu kém môn TOÁN bậc TRUNG học cơ sở

22 671 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Thế nhưng để đạt được điều đó không dễ chút nào khitrong thực tế một lớp học có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh mà đặcbiệt là học sinh yếu kém môn Toán rất nhiều.. Song s

Trang 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU - KÉM MÔN

TOÁN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lúc sinh thời Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Câu nói đó vẫn sống mãi với thời gian và là câu nói tâm đắc nhất đối với mỗi giáoviên chúng ta Bởi vì giáo dục luôn là nền móng vững chắc cho mầm non của đất

nước, cho các em có đầy đủ hành trang bước vào đời Đặc biệt hiện nay đất nước ta

đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa…thì giáo dục đóng vai trò chủ đạotrong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Do vậy để đào tạo những con người

đủ đức, đủ tài và năng động thích nghi với thời đại mới thì đòi hỏi quá trình giáodục phải đạt hiệu quả cao Thế nhưng để đạt được điều đó không dễ chút nào khitrong thực tế một lớp học có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh mà đặcbiệt là học sinh yếu kém môn Toán rất nhiều Nguyên nhân là do đâu ? Làm thếnào để giúp các em tiến bộ hơn trong môn Toán, thích học Toán hơn Đó chính làvấn đề mà mọi giáo viên đều đặt ra và tìm hướng giải quyết Và đó cũng chính là

lý do mà tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy học sinh yếu - kém môn Toán bậctrung học cơ sở”

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Từ xưa đến nay trong một lớp học trình độ của học sinh là không đồng đều, có sựchênh lệch về kiến thức và nhận thức Khi tiến hành đổi mới phương pháp và thựchiện cuộc vận động : nói không với tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích tronggiai đoạn 2006-2010 thì sự chênh lệch giữa khá - giỏi với yếu - kém môn Toántrong một lớp học ở trường tôi - một ngôi trường mà đa số học sinh nghèo và con

em dân tộc đã tăng lên rõ rệt

Thế nào là học sinh yếu – kém về môn Toán?

Trả lời : học sinh yếu – kém về môn Toán là những học sinh có kết quả tổng kếtthường xuyên dưới mức trung bình

Việc lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòihỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác Do đó cần cónhững giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên đồng thời giúp học sinhtiến bộ hơn trong môn toán Song song với việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán, việcgiúp đỡ học sinh yếu kém phải được tiến hành ngay cả trong những tiết dạy đồngloạt bằng các biện pháp phân hoá nội tại thích hợp Tuy nhiên trong thực tế dạyhọc, việc nâng cao hiệu suất giờ lên lớp để giúp học sinh yếu kém người thầy vẫncần có sự giúp đỡ tách riêng nhóm học sinh yếu kém (thực hiện chủ yếu ngoài giờchính khoá)

Trang 2

Là giáo viên ai ai cũng phải biết: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu conngười về mọi mặt” Để giáo dục đạt hiệu quả cao giáo viên cần hiểu sâu sắc các

em Từ đó mới có thể đặt ra những tác động sư phạm thích hợp với từng đối tượnghọc sinh

Thông qua các tiết dạy trên lớp tôi nắm bắt lực học của từng học sinh rồi phânloại đối tượng Sau đó kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu các nguyên nhândẫn đến học sinh học yếu – kém Tôi thấy đa số các em học yếu là do các nguyênnhân sau:

- Xuất phát từ phía giáo viên

Các nguyên nhân trên tác động vào quá trình học tập của học sinh đã dẫn đến các

em học tập sa sút đi dần đến yếu kém Mà đã học yếu thì các em sẽ tự ti và khôngcòn thiết học môn học đó nữa Đặc biệt là môn Toán các kiến thức được gắn vớinhau thành một chuỗi liên kết: kiến thức trước làm tiền đề để vận dụng học kiếnthức sau Do vậy nếu các em lơ là không nắm được kiến thức ở tiết học trước thìrất khó khăn cho việc tiếp thu và hiểu kiến thức ở tiết học sau Như vậy xây dựngđộng cơ học tập môn toán là giúp cho học sinh hiểu học để làm gì ? Vì sao phảihọc ? Và học như thế nào? Là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải quan tâm hàngđầu

Người ta chia động cơ học tập ra thành nhiều loại như sau:

+ Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng quê hương, đấtnước

+ Động cơ mang tính cá nhân : Học vì lợi ích riêng của mình, học để tìm hiểu,khám phá, muốn hơn người, học để sau này có vị trí cao trong xã hội …

+ Động cơ bên trong : Xuất phát từ chính việc học nghĩa là học để nắm đượckiến thức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học

+ Động cơ bên ngoài: Học để lấy điểm tốt, để thầy cô, cha mẹ vui lòng…

Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, họcsinh cố gắng học tập để đạt kết quả tốt Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việchọc, môn học, có hứng thú hơn trong học tập Động cơ tạo nên động lực học, đóchính là thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Ứng với từng nguyên nhân trên tôi xin đề ra những giải pháp cần thiết sau:

Trang 3

1. Giải pháp 1(Đối với học sinh học yếu do hoàn cảnh gia đình):Tạo mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh

Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên làảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc Vì vậy giáo dục gia đình là một “điểm mạnh” làmột bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục học sinh Song mỗi gia đình cónhững điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảmbảo được tính thống nhất vẹn toàn trong quá trình giáo dục để đạt hiệu quả cao Không chỉ giáo viên chủ nhiệm mới gặp gỡ phụ huynh học sinh mà giáo viên

bộ môn cũng làm được điều ấy Cần tạo điều kiện gặp gỡ phụ huynh của những emhọc sinh yếu để nắm tình hình học tập ở nhà cũng như tâm tư nguyện vọng của các

em Đồng thời thông qua các lần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để nắm được cáchgiáo dục con em ở nhà từ đó giáo viên tác động đến phụ huynh một cách thích hợp

để phụ huynh có hướng giáo dục con em mình tốt hơn

Cụ thể:

- Có những phụ huynh lo làm ăn mà không quan tâm đến tình hình học tập của con

em mình nên các em cũng không biết được tầm quan trọng của việc học, thích họcthì học thích chơi thì chơi

- Nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến việc học của con nhưng mỗi lần bài kiểm tracủa con thấp lại mắng chưởi “môn Toán dễ thế này mà làm được 4 điểm à sao màdốt thế” ….thế là cốc vào đầu làm các em chán nản mất tinh thần học tập

- Thấy con ngồi vào bàn học thì phụ huynh yên tâm và cho rằng con mình đanghọc bài nhưng thực tế có những học sinh ngồi vào bàn học nhưng không học bài Như vậy hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là cần thiết để giúp học sinh cóđộng cơ học tập và giúp các em học sinh yếu tiến bộ hơn trong học tập Đồng thờithông qua việc gặp gỡ để phụ huynh nắm được kết quả học tập môn Toán của con

em mình từ đó theo dõi động viên và tạo điều kiện để các em học tốt hơn

Nắm được tình hình học tập của con cha mẹ có thể kèm cặp bổ sung những phầncon còn yếu, tạo thời gian nhiều hơn để con học tập, nhắc nhở con làm bài trướckhi đến lớp, có lời nói phù hợp với tính tình của từng em không la mắng dữ dộilàm các em chán nản…

2.Giải pháp 2 (Đối với học sinh yếu do chưa có phương pháp học phù hợp)

Phương pháp học tập của từng bộ môn là khác nhau có những học sinh rất chămchỉ đến lớp chăm chú nghe giảng nhưng khi vận dụng vào làm bài tập thì khônglàm được hoặc làm thì sơ sài không lôgic và thiếu tính khoa học Nguyên nhân là

do các em chưa có phương pháp học tập phù hợp.Cụ thể như:

+ Học ở trên lớp rồi về nhà không chịu làm bài tập ngay để đến hôm có môn Toánmới làm

Trang 4

+ Những bài tập cần trình bày tỉ mỉ thì cho là dễ và tự trình bày theo cách nghĩriêng của mình để khác với thầy cô một chút gọi là có sự sáng tạo, dùng lời đểtrình bày lời giải…

+ Gặp bài khó là để đấy không chịu nghiên cứu tìm tòi

+ Không ôn lại bài cũ

+ Môn hình học trừu tượng cảm thấy mơ hồ khó quá bỏ luôn chỉ cố gắng 5 điểm là

đủ , …

+ Khi thầy ghi bài thì lơ là, đến lúc thầy cô giảng thì lại loay hoay chép do đókhông nắm bắt được kiến thức kịp thời

Do vậy người giáo viên cần :

+ Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập bộ môn ngay từ đầu năm học.Thú hút tất cả học sinh trong lớp chăm chú nghe khi thầy cô giảng bài

+ Nhẹ nhàng nhắc nhở, phân tích để học sinh thấy được tại sao mình học yếu + Bằng ví dụ cụ thể giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải trình bày lời giải mộtcách lôgic

+ Phân tích cho học sinh thấy để nắm vững kiến thức cần phải hiểu sâu sắc kiếnthức đó qua các định nghĩa, định lí và thực hành thành thạo các dạng bài tập cơbản về vận dụng định nghĩa, định định lí

+ Giúp học biết sử dụng các tính chất, định lí vào bài tập Học sinh biết tóm tắt nộidung định nghĩa, định lí bằng kí hiệu toán học và thừa nhận kết quả sau khi chứngminh vào các bài tập mà không cần phải chứng minh lại

+ Sau khi học song một chương cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức (tốt nhất

là bằng bảng hoặc bằng sơ đồ) Tóm tắt kiến thức cơ bản và các công thức quantrọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản dán vào góc học tập

+Cần tạo cho học sinh thói quen truy bài 15 phút đầu giờ bằng cách:

Giáo viên bộ môn phân công các thành viên trong bàn kiểm tra và nhắc nhởviệc học bài và làm bài ở nhà của nhau và báo cáo kết quả cho tổ trưởng.Vào đầu giờ học tổ trưởng báo cáo việc học bài và làm bài ở nhà của tổmình với giáo viên bộ môn Qua đó giáo viên nhắc nhở có biện pháp đối vớinhững học sinh vi phạm và tuyên dương khích lệ kịp thời đối với những họcsinh thực hiện tốt

Cho điểm “+” khích lệ đối với những học sinh phát biểu nhiều, câu trả lời hay,chấm nhanh đạt điểm 8 trở lên,…Cứ 3 điểm “ +” sẽ được cộng vào điểmmiệng 1 điểm Như vậy học sinh nào có điểm miệng thấp có thể nâng lênđiểm cao nhờ điểm “+”

Học sinh không học bài, làm bài sẽ ghi điểm “-” để xoá điểm “-” cần phải ghiđược 3 điểm “+”

Trang 5

Ở giải pháp này mỗi tổ trưởng cần có một sổ theo dõi:

Họ và tên Không học

bài

Không làmbài

Điểm “+” Điểm “-” Ghi chú

lí và không tìm ra cách giải cho bài toán liên quan Do đó sau khi chứng minh định

lí này tôi nhắc học sinh: vận dụng kết quả của định lí vào bài tập mà không phảichứng minh lại nữa

Ví dụ: Cho tam giác ABC có đường cao AH,BK Chứng minh 4 điểm A, K, H, Bcùng thuộc một đường tròn

Học sinh có thể trả lời ngay

Gọi O là trung điểm của AB

Vì ABH vuông tại H

Nên O là tâm đường tròn

ngoại tiếpABH

Hay A,B,H  (O)

Vì ABK vuông tại K

Nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp ABK

Hay A,B,K (O)

Vậy A,K,H,B (O)

3.Giải pháp 3 (Đối với học sinh lười học, ham chơi , ghiền game onlai không xác định được nhiệm vụ học tập).

B

A

K O

Trang 6

Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: không học bài, không làm bài,quên vở ở nhà, không ghi bài, vừa học vừa nói chuyện riêng, nhìn mông lung,thích cúp học chơi điện tử…Để các em có hứng thú học tập giáo viên phải nắmvững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi hình thức tròchơi, sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đặc biệt nên sử dụng nhiều tiết dạy

có ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác triệt để các tiết dạy có liên hệ thực

tế …Thu hút sự chú ý ở tất cả các em, giúp các em hiểu bài có thể giải quyếtđược các bài tập cơ bản Thông qua các bạn học sinh ngồi bên cạnh nhắc nhỡ vàgiúp đỡ khi các bạn vấp phải những lỗi trên Đối với những học sinh hay cúptiết nghĩ học để chơi điện tử giáo viên phải theo giỏi thường xuyên, nhắc nhở

em vào lớp đồng thời giáo dục để các em thấy được tác hại của việc chơi nhữngtrò chơi vô bổ, ra các bài tập cơ bản và hướng dẫn các em làm Các em làmđược bài sẽ hứng thú và thích học Toán hơn Đồng thời phối hợp vơi phụ huynh

để theo dõi thời gian đi học của các em ở lớp

Chúng ta phải hiểu một học sinh yếu kém không thể giỏi ngay được mà cần theogiỏi sự tiến bộ của các em từng bước đồng thời khen ngợi kịp thời sự tiến bộ củacác em Có như thế các em mới cảm thấy mình được giáo viên quan tâm và côngnhận năng lực của mình từ đó cố gắng hơn để vươn lên, để được khen, đạt điểmcao và để tìm tòi, khám phá

Ví dụ 1: Em Nguyễn Văn Tráng học sinh lớp 91 năm học 2007-2008- một họcsinh yếu lưu ban từ năm học trước hay có thói quen cúp tiết nghĩ học, ngồi tronglớp mơ màng, không chép bài Sau khi gọi lên bảng kiểm tra và theo dõi việc họchàng ngày của Tráng Tôi đã gặp riêng em phân tích những tác hại của những việc

mà em đã làm đồng thời yêu cầu em hứa với tôi là không cúp tiết nghĩ học nữa :“

Em mà nghĩ học thì không những cô và các bạn buồn lòng mà bố mẹ em là ngườiđau lòng nhiều nhất Em có nghĩ rằng bố mẹ em buồn như thế nào không trong khi

lo làm kiếm tiền nuôi em ăn học mong cho con thành người hữu ích Nhưng buồnthay con mình lại học không giỏi lại ham chơi trong khi các phụ huynh khác tự hào

về con họ học giỏi, ngoan, lên lớp thẳng còn con mình thì…em biết rồi đấy Làmột học sinh lớp 9 – một con người sắp trưởng thành em suy nghĩ như thế nào vềviệc làm của em hai năm qua? Em không phải trả lời cô…Bây giờ em phải làmgì?” Tráng hứa sẽ cố gắng học tập Nếu em cố gắng cô sẽ giúp em Trước tiên tôibảo em về nhà học thuộc định lí hôm sau cô sẽ kiểm tra Quả nhiên hôm ấy Trángthuộc bài nên thay vì cho điểm 8 tôi đã ghi điểm 10 và tuyên dương trước lớp.Những hôm sau tôi cử một học sinh nữ học giỏi giúp đỡ Tráng học toán và thườngxuyên theo dõi động viên Kết quả học toán của Tráng dần tiến bộ rõ rệt và cácmôn học khác em cũng không cúp nữa

Ví dụ 2: Em Hoàng Hữu Tiến học sinh lớp 92 năm học 2010-2011 là học sinh yếucủa năm học 2009-2010 bị thi lai nhiều môn, có thói quen cúp học đi chơi điện tử.Đầu năm học 2010-2011 em này hay cúp học và khi đến lớp thì không học bài vàlàm bài Sau vài hôm theo dõi và nắm được nguyên nhân cụ thể tại sao em này họcyếu Việc đầu tiên mà tôi làm là báo ngay với phụ huynh về việc không có mặt ở

Trang 7

lớp của Tiến Phụ huynh vội vàng đi đến quán net và tìm ngay Tiến về lớp học.Riêng tơi nhẹ nhàng phân tích tác hại của việc chơi game cho Tiến và cả lớp cùngnghe rồi tiếp tục dạy Trong giờ dạy hơm đĩ tơi cố tình hỏi một câu hỏi rất dễmang tính nhắc lại câu mà giáo viên vừa chốt lại bài và gọi Tiến trả lời –Tiến trảlời đúng Tơi liền nĩi trước lớp về nhận định của mình: “Cơ nghĩ rằng trước đâychắc bạn Tiến cũng học rất khá hoặc là học sinh giỏi đĩ nhưng do khơng tập trungnên dẫn đến học yếu cĩ phải khơng các em?.Sau đĩ tơi xếp Tiến ngồi gần KiềuAnh và giao nhiệm vụ cho Kiều Anh giúp Tiến, đồng thời trong các giờ dạy tơi đêutheo dõi quá trình học tập của các em và thấy rõ Tiến đã biết làm bài tập và khơngcúp học nữa cuối học kì I em khơng bị yếu mơn nào mà kết quả mơn Tốn rất caoTBM: 6,7

Phương pháp này cĩ hiệu quả nếu giáo viên tác động đến kịp thời, đúng mức độđến từng đối tượng học sinh Kết quả của sự tác động phụ thuộc vào tình cảm, thái

độ, nghệ thuật của giáo viên khi tác động Giáo viên phải tạo cho học sinh thấyhứng thú khi bước vào học mơn tốn Bên cạnh phương pháp giáo dục trực tiếpđến từng đối tượng học sinh giáo viên cần phải phối hợp phương pháp giáo dục tậpthể Dùng dư luận của tập thể tác động đến đối tượng học sinh cá biệt, xây dựng

dư luận tập thể lành mạnh thành khối đồn kết, với phương châm : “Sống có tráchnhiệm”, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các thành viên, khêu gợi động lực học tậpcủa học sinh vì danh dự tập thể mỗi thành viên tự giác điều khiển hành vi của bảnthân

Cụ thể : Giáo viên động viên học sinh bằng hoa điểm mười cho các nhĩm, tổ vàomỗi ngày, và tổng kết tuyên dương sau mỗi tuần Cĩ như vậy các thành viên trong

tổ mới động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để giữ gìn truyền thống Cịn cácthành viên ở tổ khác sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả tốt như tổ bạn…Chính dưluận là dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của tập thểtrong đĩ cĩ sự tiến bộ của các đối tượng học sinh cá biệt

Trong quá trình dạy học ta thấy rằng khơng ít học sinh bi quan, mất niềm tin tựphụ, chủ quan…trong học tập, trong sinh hoạt do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi

…Do vậy tùy từng khối lớp, tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên cĩ phươngpháp giáo dục thích hợp

4.Giải pháp 4 Đối với học sinh học yếu do mất căn bản

Kiến thức luơn cần cĩ sự xuyên suốt Do mất căn bản học sinh khĩ mà cĩ nềntảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới Để khắc phục tình trạng trên người giáoviên cần tạo điều kiện để các em lấp lỗ hổng kiến thức, tùy theo từng lớp mà:

 Hệ thống kiến thức theo chương trình

 Đưa ra nội dung bài tập phù hợp để học sinh luyện tập kiến thức mới và ơnlại kiến thức cũ

 Giới hạn kiến thức trọng tâm để học sinh học và làm bài Bên cạnh đĩ cầnchú trọng hơn đến việc hướng dẫn bài tập về nhà

 Chỉ cho học sinh một số mẹo vặt khi làm bài

 Phân hĩa đối tượng học sinh

Trang 8

Quan sát theo dõi tình hình học tập của các em trong mỗi giờ lên lớp.

 Trong mỗi giờ học cần có các câu hỏi phù hợp với từng đối tượng, tổ chứcthi đua cá nhân,chấm nhanh, thi đua tổ nhóm, đố vui, trò chơi ai nhanh hơn …

 Thường xuyên gọi các em trả lời câu hỏi, nhận xét bài của bạn

Kiểm tra sự học bài và làm bài trước khi đến lớp của các em

 Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời trước lớp nhằm:

+ Xác nhận sự tiến bộ của học sinh

+ Kích thích sự say mê hứng thú học tập của học sinh

+ Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực

+ Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh

+ Kiềm chế sự bộc phát, tập thói quen “chưa học xong bài chưa đi ngủ”

 Bên cạnh sự động viên, khích lệ cần có những hình phạt nhẹ khi các emkhông học bài, không làm bài nhưng không nên lạm dụng

 Ngoài ra cần hướng cho học sinh đầu cấp(mới vào lớp 6) cách học, cáchlàm bài, nghe và ghi…

 Tham mưu với ban giám hiệu tạo điều kiện để giáo viên phụ đạo ngoài giờcho các em yếu kém

Trong những tiết học đồng loạt việc luyện tập được thực hiện theo tiến độ chungđôi khi những em học sinh yếu – kém nắm bắt kiến thức còn hạn chế Vì vậy thôngqua giờ phụ đạo giáo viên tăng cường luyện tập vừa sức Cụ thể:

+ Giúp học sinh hiểu rõ đề bài cho gì, yêu cầu gì?

+ Ra những bài tập cơ bản mà các em còn yếu giảng từng bước cho các emhiểu(xem đây là bài giải mẫu) sau đó cho các bài tập tương tự ( ít nhất 3 bài) chocác em làm trong một thời gian rồi gọi các em lên bảng, các bạn còn lại làm giáoviên chấm nhanh (khoảng 5 học sinh/1 bài).Khi sửa bài cần chú ý để các em nhậnxét đúng sai rồi giáo viên cho điểm khích lệ

Ví dụ 1 :Tìm ước chung lớn nhất của ƯCLN(60,48)

Nêu các bước tìm ước chung lớn nhất?

Học sinh đọc sách giáo khoa hoặc học thuộc nhưng phải nắm được ba bước:

Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

Bước 3: Lập tích các thừa số nguyên tố đã chọn mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏnhất

Với bài tập trên gọi một học sinh lên bảng làm bước 1, có thể các em còn chưathuộc bảng cửu chương giáo viên nhẹ nhàng nhắc lại và yêu cầu học sinh về nhàhọc bảng cửu chương

60=22.3.5 ; 48=24.3

Một học sinh chọn ra các thừa số nguyên tố chung đó là 2 và 3

2 có số mũ nhỏ nhất là bao nhiêu ? (HS Trả lời là 2)

3 có số mũ nhỏ nhất là bao nhiêu ? ( HS Trả lời là 1)

Bước 3 :Ta làm như thế nào ?

Học sinh: 2 2 3.

Học sinh phải trình bày như sau:

Trang 9

về nhà ở tiết trước học sinh được ôn lại các kiến thức trong tập hợp các số nguyênnhư cộng, trừ số nguyên… thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập như sau:

Bài tập 1:Đổi các số thập phân 0,6; 0,25 ra phân số

Hỏi: Muốn thực hiện phép cộng trên ta phải làm gì ?

HS: Phải quy đồng mẫu các phân số

Hỏi: Tiếp theo cộng như thế nào?

HS : Cộng tử, giữ nguyên mẫu

2012 452012 4520

Hỏi:Nhắc lại cách cộng 2 số nguyên?

HS: nêu cách cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu rồi tiến hành cộng

Hỏi: Muốn tìm được x trước tiên ta phải làm gì?

HS lúng túng có thể không trả lời được

GV: Nhắc lại quy tắc chuyển vế trong Z

HS nhắc lại quy tắc chuyển vế trong Z

GV tương tự trong Q ta cũng có quy tắc chuyển vế

Hãy vận dụng quy tắc chuyển vế để thực hiện bài toán

33 9

20 4

x   (theo quy tắc chuyển vế)

Trang 10

Ví dụ 3 :Tập thể lớp 98 năm học 2009-2010 có kết quả năm học lớp 8 rất thấp có 7học sinh khá còn lại là trung bình và thi lại, trong 7 em khá đấy có em đạt trungbình môn Toán cao nhất là 7,2 Tôi rất buồn nhưng cố gắng truyền đạt và khuyếnkhích các em tham gia tích cực vào các hoạt động học Cụ thể :Tôi dạỵ kiến thứcmới một cách cơ bản đồng thời nhắc lại kiến thức cũ Cho các em xem lại các kiếnthức đã học liên quan đến kiến thức hôm sau, trước khi dạy bài mới cho học sinhnhắc lại kiến thức cũ đã dặn ôn Trong quá trình dạy tôi liên hệ cho học sinh thấymối liên quan mật thiết của các kiến thức với nhau cần phải theo dõi và ôn tậpcủng cố thì mới nắm vững kiến thức Đồng thời tôi cho các em đăng kí thành 10nhóm nhỏ để cùng nhau học ở nhà 2 buổi trong tuần.Tôi soạn ra 4 loại bài tập từmức yếu-TB-Khá –Giỏi rồi phát về từng nhóm cho các em học và nhờ phụ huynhtheo dõi tình hình học tập của các em Bằng cách kiểm tra trực tiếp, hoặc thông quagiờ dạy nắm được sự tiến bộ của nhóm tôi tuyên dương và ghi điểm “+”,nhómchưa tiến bộ tôi nhẹ nhàng phê bình nhắc nhở lần đầu lần sau còn chưa tiến bộ tôighi điểm “-“ Bên cạnh đó tôi còn tổ chức thi đua giữa các tổ, thường xuyên sửdụng công nghệ thông tin vào các tiết hình học cụ thể là quỹ tích để thu hút các emnắm bắt kiến thức một cách tích cực Kết quả tôi thu được sau một năm dạy học là38/40 em trên trung bình môn Toán,78% các em đạt TBM trên 6,0 và đặc biệt có

em đạt 9,3 TBm Toán

 Tóm lại: Mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết điểm riêng tùy vào tình hìnhlớp và tùy vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên phải linh động khéo léo lựachọn phương pháp sao cho phù hợp để đạt kết quả cao trong quá trình dạy học.Bên cạnh các giải pháp trên một giải pháp quan trọng nữa áp dụng cho tất cả cácđối tượng học sinh là tổ chức cho học sinh học nhóm tại nhà Với giải pháp này tôithực hiện như sau:

- Trước tiên tôi cho các em trong lớp đăng kí thành từng nhóm mỗi nhóm từ5-10 em nhà ở gần nhau trong đó phải có học sinh học khá hoặc giỏi môn toán làmnhóm trưởng

- Tiếp theo tôi cho các nhóm đăng kí ngày giờ và địa điểm học (tại nhà mộtthành viên trong nhóm)

- Liên lạc với phụ huynh thông báo địa điểm học của các nhóm nhờ phụhuynh theo dõi quá trình học của các em

- Giáo viên ra bài tập cho các nhóm thảo luận

Trang 11

- Nhĩm trưởng báo cáo kết quả học tập của nhĩm.

- Giáo viên tranh thủ đi kiểm tra bất ngờ tình hình học tập của nhĩm

- Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh trong từng nhĩm để tuyên dương kịpthời học sinh tiến bộ và sự nổ lực của nhĩm đĩ để nhĩm khác noi theo

 Để làm được những điều trên sự địi hỏi cao nhất đối với người giáo viên

là cần phải cĩ tâm với nghề,cĩ tình yêu thương trẻ, biết kiên trì, nhẫn nại

MỘT SỐ TIẾT DẠY ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

SỐ HỌC 6 CHỦ ĐỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9, CHO 3

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- HS phát biểu được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

- HS vận dụng linh hoạt các dấu chia hết cho 3, cho 9 vào bài tập

- HS biết sử dụng dấu hiệu chia hết cho 3 cho 9 để tìm số thích hợp điề vào dấu

“*”, tìm số dư của một số khi chia cho 3, cho 9

Phát biểu dấu hiệu

chia hết cho cho 3,

cho 9

Cho ví dụ về

1 số cĩ bachữ sốchiahết cho 3, 9

Bài 1

Bài 2(107/Sgk-42)

Bài 3

Bài 4

Bài1:Trong các số sau: 5319,515, 831, 3240, 231

a) Số nào chia hết cho 9

b) Số nào chia hết cho 3?

Bài 2(107/ Sgk-42)

Ngày đăng: 28/04/2016, 07:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Phương pháp dạy học môn Toán –Tác giả :Nguyễn Bá Kim –Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội Khác
2.Áp duùng phương phỏp dạy học tớch cực trong mụn Toỏn học Tỏc giả . Trần Bỏ Hoành-Nhà Xuất Bản Giáo Dục Khác
3.Tài liệu tập huấn giáo viên môn Toán trường trung học cơ sở năm 2008 4.Sách giáo khoa,sách giáo viên toán 6,7,8,9 Khác
5.Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán bậc THCS – NXB giáo dục Khác
6. Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bộ GD và Đào tạoVI. PHỤ LỤC Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w