Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân thực sự và tính dân tộc chân chính, trên một cơ sở xã hội-giai cấp mang tính chất toàn dân rộng rãi
Trang 13X
ý
HỌC VIỆN CHINH TRI QUAN SỰ
cafe
PHUNG VAN THIET
NHUNG BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CAP
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỚNG CỦA NÓ
ĐẾN XÂY DỰNG QUẦN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ
Trang 2tại Học viện Chính trị quân sự - Bộ Quốc phòng
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Duong Van Minh
2, PGS, TS Lé Van Quang
Phan bien 1: GS, TS Nguyén Ngoc Long
Phân biên 2: GS, TS Nguyén Trong Chuan
Phan bien 3 TS Đạng Hữu Toàn
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước theo quyết định số:2đđI A hop tại Học viện Chính trị quân sự -
Bộ Quốc phòng
Vào hồi Ê, giờ #+4 ngày ⁄⁄2 tháng É: 2000
Có thể fìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính (rị quân sự
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, thực chất là
xây dựng quân đội mang bản chất của giai cấp công nhân, có tính nhân
dân và dân tộc sâu sắc, một quân đội thực sự của dan, do dân và vi dan
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tăng cường bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân thực sự và tính dân tộc chân chính, trên một cơ sở xã
hội-giai cấp mang tính chất toàn dân rộng rãi trong quá trình xây dựng
quân đội xã hội chủ nghĩa về chính trị ở mội nước tiểu nông, là một vấn để
có tính quy luật, đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo
Khác với trước đây, hiện nay cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta đang
trong giai đoạn có những biến động lớn, sâu sắc Những biến động ấy đã
va dang dat ra cho quá trình xây dựng quân đội về chính trị những vấn để
mới, thách thức mới
Rõ ràng, những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp càng đi vào chiều sâu, thì càng chứa đựng nhiều điển biến phức tạp, khó lường và càng đổi hỏi phải có những dự báo khoa học để kịp thời điều chỉnh Bởi những biến động ấy, theo qui luật, sẽ ảnh hưởng ngày càng sâu sắc và toàn điện đến
xã hội nói chung, đến quân đội nói riêng
Trong khi đó, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục diễn ra gay go, quyết liệt va phức tạp Để quân đội tiếp tục xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong
giai đoạn mới của cách mạng, cần thiết pphải có những luận giải mới về
xây dựng quân đội về chính trị
Thực tiễn vừa qua cho thấy, bên cạnh ánh hưởng mang tính tích cực
là chủ yếu, những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp không tránh khỏi việc đưa đến cho quá trình xây dựng quân đội về chính trị những ảnh hưởng tiêu cực Tình hình đó đôi hỏi phải có những phương hướng, giải pháp hữm hiệu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động ấy đến quá trình mà chúng ta đang xét
Hơn nữa, sự cần thiết phải nhận thức sâu sắc và giải quyết kịp thời những vấn dé vừa nêu trên trong quá trình xây dựng quân đội về chính trị,
còn là bài học đau xót được rút ra từ sự sụp đổ của quân đội Liên Xô và quân đội các nước Đông Âu vừa qua
Trang 4Do đó, việc nghiên cứu "Những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ía hiện nay và ảnh hưởng của nó đến xây dựng quân đội về chính trị"
là vấn để có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, được tác giả chọn làm để tài
cho luận án của mình
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Van dé co cấu xã hội-giai cấp và xây dựng quân đội về chính trị đã được quan tâm nghiên cứu rất sớm, là vấn đề lý luận phức tạp và đặc biệt nhạy cảm
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quá trình nghiên cứu về vấn
dé này đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào
sự phát triển 1ý luận của chúng ta hôm nay, nhất là trên phương diện học
thuật và phương pháp tiếp cận Song, việc lấy mô hình chủ nghĩa xã hội
phát triển làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu đã làm cho những thành tựu
ấy kém tính phổ quát và ngày càng xa rời thực tiễn Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chú
nghĩa xã hội (và quân đội gắn liền với nó) ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua
Ở nước ta, khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhất là từ khi đổi mới,
đã xuất hiện nhiều công trình, đề tài, bài viết về các khía cạnh khác nhau của
cơ cấu xã hội-giai cấp, cũng như ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh khác
nhau của thực tiến Chẳng hạn như: Sưu tập chuyên đề "cơ cấu xã hội-giai
cấp rong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Học viện Nguyễn Ái
Quốc, 1988); "Mấy vấn đề có tính qui luật trong sự phát triển cơ cấu xã hội-giai cấp thời kỳ quá độ ở nước ta"(Đô Nguyên Phương, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3/1988), "Đặc diểm và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội-giai cấp trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam " (Đề Khánh Tặng, luận án phó tiến
sĩ khoa học Triết học-H 1990); "Những đặc trưng và xu thế phát triển của cơ cấu
xã hội dang déi mdi" (Dé tai KX-07-05)
Trong quân đội cũng có nhiều công trình, bài viết có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của để tài này Chẳng hạn: "Cơ cấu xã hội-giai
cấp và xây đựng lực lượng vũ trang về chính trị" (Trần Xuân Trường, Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 11/1991): "Tác động của những biến đổi kinh tế-xã hội đến nhận thức chính trị, tư tưởng của cán bộ quân đội và
một số vấn đề đổi mới công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội ta hiện
nay" (Đề tài Bộ Quốc phòng, H.1995); "Cơ cấu xã hội của đội ngũ sĩ quan trung, sơ cấp trong Quân đội nhân đân Việt Nam-Thực trạng và xu hướng biến đổi” (Phạm Xuân Hảo, luận án phó tiến sĩ khoa học triết học,
Trang 5H.1996); "Mấy bài học xây đựng quân đội về chính trị rút ra từ lịch sử” (Lê Xuân Lựu, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12/1996)
Mặc dù vậy, trên thực tế, chưa có một công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống vấn đề "Những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến xáy
dung quan doi vé chinh tri"
3- Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích Luận giải khoa học về những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp
ở nước ta hiện nay, vạch ra phương thức ảnh hưởng và thực trạng ảnh hưởng của
nó đến xây dựng quân đội về chính trị, làm cơ sở cho việc xác định những định
hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, bảo đảm cho quân đội luôn phát triển
và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó
Nhiệm vụ:
1- Đưa ra và làm rõ khái niệm "Biến động cơ cấu xã hội-giai cấp”;
phân tích một số đặc điểm của biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta
trước năm 1986; phân tích những nhân tố cơ bản tác động đến biến động
cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta và đưa ra một số dự báo khoa học về
những biến động ấy
2- Chí ra tính tất yếu về ảnh hưởng của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta đến xây dựng quân đội về chính trị, lấy đó làm cơ
sở để xác định phương pháp tiếp cận thích hợp, đồng thời phân tích, làm
rõ thực trạng của những ảnh hưởng ấy
3- Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế ánh hưởng tiêu cực của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị trong giai
đoạn hiện nay
4- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
~ Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tướng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ta về cơ cấu
xã hội-giai cấp, về quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,
giữa kinh tế và chính trị; giữa kinh tế-chính trị với chiến tranh-quân đội và xây dựng quân đội vẻ chính trị Luận án đặc biệt dựa vào quan điểm,
đường lối đổi mới của Đảng ta, nhất là trong tư duy mới về bảo vệ Tổ
quốc, về xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay Luận án cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
Trang 6học trong và ngoài quân đội, nhất là trong các chương trình khoa học cấp
Nhà nước đã được nghiệm thu và đánh giá cao
- Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình thực tế của đời sống kinh
tế-xã hội-văn hoá của đất nước và quân đội trong thời kỳ đổi mới Luận án
quan tâm thích đáng đến các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo
cáo kết quả thực hiện các mặt công tác của các đơn vị, đặc biệt là của Tổng cục Chính trị; tham khảo và sử dụng một số kết quả điển tra xã hội học của các đề tài khoa học và kết quả khảo nghiệm thực tế của bản thân
về các vấn đề cớ liên quan
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp một hệ thống các phương pháp Lôgƒc-lịch sử, hệ thống-cấu trúc, phân tích-tống hợp, điều tra, khảo nghiệm thực tế, tiếp cận giá trị
5- Những đóng góp mới về mặt khoa học của hiận án
- Góp phần làm sáng tỏ khái niệm "Biến động cơ cấu xã hội-giai cấp" và những đặc điểm của biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta trước nam 1986 Budc đầu đưa ra một số dự báo về những biến động ấy
- Phân tích tính tất yếu về ảnh hưởng của những biến động cơ cấu
xã hội-giai cấp đến xây dựng quân đội về chính trị và làm rõ thực trang
của những ảnh hưởng ấy
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản, hệ thống, đồng
bộ và thích dụng cho xây đựng quân đội về chính trị trong điều kiện có những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp
6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Dang ta
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới cơ cấu xã hội-giai cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận án cũng góp phần luận chứng khoa học cho quá trình xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới
- Luận án có thể dùng lầm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy trong các nhà trường, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt nam
7- Kết cấu của luận án
Luận án có: mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo
Trang 7Chương 1
NHỮNG BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU XÃ HỘI-GIAI CAP
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1.Biến động cơ cấu xã hội-giai cấp: Khái niệm và đặc điểm của biến động cơ cấu xã hôi-giai cấp ở nước ta trước năm 1986
1.1.1 Khái niệm biến động cơ cấu xế hội-giai cấp
Trước hết, trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử và lấy định nghĩa giai cấp của Lênin trong tác phẩm "sáng kiến vĩ đại" làm cơ sở lý luận trực
tiếp, luận án đã làm rõ sự ra đời của khái niệm cơ cấu xã hội-giai cấp như là
kết quả của việc nghiên cứu xã hội có tính đến và chủ yếu tính đến các tập đoàn người cùng quan hệ giữa họ về mặt dia vị kinh tế-xã hội Theo đó, cơ cấu xã hội-giai cấp được quan niệm là một loại hình cơ bản của cơ cấu xấ hội Nó là một chữnh thể bao gôm nhiều giai tầng khác nhau, được gắn kết với nhan bởi các mốt quan hệ qua lại tất yếu giữa chúng
Sau đó, lấy việc phân tích những nội dung cơ bản của quan niệm trên đây làm tiền đề, tác giả đã đi đến quan niệm: Biến động cơ cẩn xã hôi-giai cấp là khái niệm dùng để chỉ tính chát của những
thay đối đang diễn ra trong "hạt nhdn" của hệ thống cấu túc xã
hôi; cụ thể là chỉ những thay đổi lớn, mang tính đột biến, thiếu ổn định của cơ cấu giai tầng xã hội, cùng hệ thống các mối quan hé qua lại tất yếu giữa chúng trong quá trình vận động, phái triển ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định - kết quả tác động tổng hợp của môi
hệ thống các nhân tố có tính khách quan, trên cơ sở tính tắt yếu và vai trồ quyết định suy đến cùng của nhân tố kinh tế
- Để tạo ra sự thống nhất trong nhận thức khi vận dụng khát
niệm công cụ trên đây vào việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án,
tắc giả còn trình bày sơ bộ về sự đồng nhất và khác biệt giữa hai khái
niệm "Biến động" và "Biến đổi"; đồng thời đưa ra một số lưu ý cần thiết xung quanh việc xác định một biến động cơ cấu xã hội-giai cấp
về mặt định tính và định lượng
1.1.2 Đặc điểm biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước
ta trước năm 1986
Luận án tập trung làm nổi bật mấy đặc điểm cơ bản sau day
Đặc điểm thứ nhất: Những biến động máng đậm dấu ấn phương Đồng
Trang 8Sau khi nói rõ lý do của việc đưa ra đặc điểm này, luận án đã đi sâu
phân tích và đi đến nhận định rằng, chính phương thức sản xuất châu Á
(mà biểu hiện đặc thù của nó ở Việt Nam là sự gắn kết bền vững giữa nền
kinh tế tiểu nông với mô hình làng xã cổ truyền) đã in dấu đậm nét lên
quá trình biến thái của cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta trước đổi mới và điều đó luôn tác động đến quá trình đổi mới cơ cấu xã hội-giai cấp hiện
nay theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực
Đặc điểm thứ hai: Những biến động luôn bị chỉ phối bởi quy luật chiến tranh
Luan dn đã luận giải, nếu cuộc chiến tranh xâm lược do Pháp tiến hành đã góp phần chủ yếu vào việc biến Việt Nam thành một xã hội thực dân nửa phong kiến, mà tính chất cơ bản của nó là cải lương, hỗn tạp, manh mún và trì trệ, thì cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, đù có đem đến cho cơ cấu xã hội-giai cấp ở cá hai miền những biến động rất lớn và
đữ đội, nhưng lại không hoàn toàn đồng nghĩa với sự phát triển Trái lại,
nhiều khi còn chứa chất những biến dạng, những nhân tố có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng cơ cấu xã hội thực sự
Đặc điểm thứ ba: Những biến động luôn diễn ra một cách
không bình thường,
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thuộc kiểu gián /iếp, hơn nữa
còn có điểm xuất phát rất thấp Điều đó, cộng với các cuộc chiến tranh
kéo đài suốt 30 năm đã làm cho những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở
cả hai miền, theo những cách thức khác nhau, luôn bị gò theo những định hướng chính trị đối lập Ở miền Nam, tương ứng với một nền kinh tế phụ thuộc vào chiến tranh và viện trợ của Mỹ, là một cơ cấu xã hội- giai cấp
gid phát triển phục vụ cho chính sách thực đân kiểu mới Ở miền Bắc, ngay từ cuối những năm 6O, đầu những năm 70, cùng với việc chúng ta ưu tiêu phát triển công nghiệp nặng một một cách bất hợp lý và triển khai mô hình hợp tác xã nông nghiệp bậc cao trên quí mô lớn thì mô hình cơ cấu
xã hội-giai cấp "hai giai, một tầng”, dựa trên nền tảng ấy, đã bộc lộ những hạn chế, xuất hiện những biển dạng Khi chiến tranh kết thúc, việc chúng
ta chậm đổi mới mô hình ấy đã làm cho những hạn chế, biến đạng trở nên nghiêm trọng với vô số những 0 ghịch lý
Luận án khẳng định, việc nghiên cứu những đặc điểm trên đây sẽ
giúp chúng ta có thêm một cơ sở lý luận khoa học để khẳng định tính tất yếu của quá trình đổi mới cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay
Trang 91.2 Biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta biện nay và
trong thập kỷ tới: Những nhân tố tác động và một vài dự báo
12.1 Những nhân tố tác động đến biên động cơ cấu xơ hội-giai
cáp ở nước ta hiện nay và trong thập kỷ tái
Trong hàng loạt các nhân tố đang tác động đến biến động cơ cấu xã
hội-giai cấp ở nước ta hiện nay, luận án tập trung phân tích một số nhân tố
cơ bản nhất sau đây
* Đường lõi, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là nhân tố đầu
trên, tác động to lớn đến những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp đang
diễn ra, một mặt, theo con đường gián tiếp (bởi hệ thống chính sách kinh
†ế); mặt khác, theo cơn đường trực tiến (bởi hệ thống chính sách xã hội)
* Hiện trạng cơ cấu xã hội-giai cấp do lịch sử để lại là nhân tố
sâu xa, tác động đến tiến trình hiện tại và tương lai của cơ cấu xã hội-giai
cấp Ở nước Ta theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn Rõ ràng, một cơ
cấu xã hội-giai cấp như trước đổi mới, trong quá trình chuyển đổi hiện
nay, tuy dé dàng tăng qui mô và nhịp độ, nhưng lại rất khó khan trong
kiểm soát và định hướng phát triển
* Quá trùnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố có ý nghĩa
quyết định nhất đến những biến động đang xét Công nghiệp hoá, liệu đại
hoá ở nước ta hiện nay là công nghiệp hoá hiện đại hoá xã hội chú nghĩa
Quá trình ấy, thông qua việc làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc cơ cấu
kinh tế, nhất là cơ cấu thành phần kinh tế (đặc biệt là trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn) mà đã và đang thực sự trở thành những đòn xco, những
kích thích chủ yếu và trực tiếp để đẩy nhanh những biến động cơ cấu xã
hội-giat cấp
* Tính hai mặt của kính tế thị trường, trong tính hiện thực của nó
đã và đang là một nhân tố tác động rất lớn đến biến động cơ cấu xã hội-
giai cấp ở nước ta theo cả hai hướng tích cực và tiếu cực Kinh tế thị
trường vừa làm cho quá trình sắp xếp vị thế, địa vị của cá nhân, nhóm, giai
tầng, diễn ra tự nhiên và thực chất hơn; vừa lầm nảy sinh những vấn đề xã
hội nan giải, buộc chúng ta luôn phải xem trọng cuộc đấu tranh khác phục
mặt trái của nền kinh tế ấy
* Tinh hình quốc tế và khu vực luôn là một nhân tố quan trọng,
đưa đến cho chúng la cả những thuận lợi và khó khăn, cả thời cơ và thách
thức trong quá trình đổi mới cơ cấu xã hội-giai cấp Xu thế quốc tế hoá của
nên kinh tế thế giới đã và đang tạo ra cho ching ta mot thé và lực mới để
chủ động điều tiết những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp, đồng thời cũng
đưa đến cho chúng ta những rở ic làm phúc tạp thêm quá trình này Và,
Trang 10việc các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu và thủ đoạn nhằm xố bỏ
chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng là một thực tế rất đáng quan tâm hiện nay
Luận án cho rằng, những nhân tố trên đây khơng tác động một cách
riêng rẽ đến biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta, mà trái lại, chúng
đan quyện vào nhau, hợp thành một chính thể hiện thực, tác động tổng
hợp theo nhiều chiều, nhiều cấp độ đến những biến động ấy
12.2 Một số dự báo cơ bản về những biến động cơ cấu xã hội-
giải cấp ở nước ta
Luận án tập trung phân tích 3 dự báo cơ bản sau đây
Thứ nhất: Sự thấng nhất biện chứmg giữa hai quả trình: phản hộ
và vích lại gần nhau giữa giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức trong khuơn khổ của định hướng xã hội chủ nghĩa, là động lực
cơ bản, nội tại quả định tính chất biến động cơ cấu xã hội giai cấp ở nước
tu trong suối thời kỳ quá độ
Sau khi làm rõ quá trình xích lại gần nhau và quá trình phân hố
giữa những giai tầng trên đây như là hai mặt đối lập trong kết cấu mâu
thuẫn tạo thành động lực nội tại cho sự phát triển cơ cấu xã hội-giai cấp
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, luận án khẳng định và chứng
mình rằng: Nhìn chung, vớt trong cỉ tiến trình và kết cục thì quá trình Xích lại gần nhau gia những giai tầng trên đây luơn giữ vai trị chủ đạo
Đồng thời luận án cũng làm rõ nhận định, hiện nay và những năm trước mất, quá trình phân hố (nhất là phân hố yiầu nghèo) sẽ cơ sự gia tăng,
- Sau khi lưu ý một số đặc điểm của hiện tượng phân hố hiện nay, luận án kết luận: Quá irình phân hố hiển nay Ở nước ta là một quả trình mang tính tất yếu kinh tế và chính tri; đồng thời là quá trình
cĩ tác dụng theo hai chiếu: tích cực và tiêu cực, trong đồ tác dụng tích cực là chủ yếu
Thứ hai: Cơ cấu vã hội-giai cấp ở nước ta đang cĩ xu hướng biển
động theo một số giai đoạn, với một số đặc điểm về hình thức, gân giống nhủ một chu kỳ phát triển
- Từ việc làm rõ vai trị, sứ mệnh lịch sử trọng đại của cơ cấu xã
hội-giai cấp được xác lập trước đây theo mơ hình "Chủ nghĩa xã hội thời
chiến” đối với việc tập trung sức mạnh của dân tộc và thời đại cho sự
nghiệp đấu tranh giải phĩng và bảo vệ Tổ quốc; sau khi chỉ ra những khuyết tật và hạn chế của mơ hình ấy hiện nay và khẳng định tính tất yếu
phải đổi mới mơ hình cơ cấu xã hội-giai cấp này theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, luận ấn đã trình bày những vấn đề cĩ tính nguyên tác nhằm bảo
đảm cho quá trình đổi mới đúng hướng và cĩ hiệu quá
Trang 11- Trên cơ sở đó, luận án đã xác định và phân tích những đặc điểm cơ bản của cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay Đó là: Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay, có một số dấu hiệu mà xét theo một ý nghĩa nào đó, như là "đối lập” với những đặc điểm của cơ cấu xã hội-giai cấp mà chúng ta xác lập và dày công xây dựng trước
đây; nó đang đóng vai trò, xét lại về thực chất, gần giống như vai trò
của một “Cơ cấu xã hội-giai cấp trung gian”; quá trình vận động của
cơ cấu xã hội-giai cấp hiện nay ở nước ta, vì những lý do trên mà luôn chứa đựng những khả năng khác nhau
- Luận án khẳng định: Tính chất và trình độ phát triển của cơ cấu
xã hội-giai cấp ở nước ta sau này, sẽ phụ thuộc một cách quyết định vào
những thành quả của quá trình đối mới hiện nay
Thứ ba: Các giai tầng trong cơ cấu xã hội-giai e dp ở nước ta hiện nay, có thế và cân phải đẩy nhanh nhịp điệu phát triển theo định hưởng
xử hội chủ nghĩa
Tính chất của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp, một mặt là sản phẩm của lịch sử, mặt khác là sản phẩm của những biến đổi kinh tế -
xã hội đương đại
Về mặt lịch sử, luận án khẳng định, trong cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay, chưa có giai tầng nào đã từng được phát triển một cách
tự nhiên đầy đủ Sự tụt hậu của các giai tang luôn là một thực rế, một khả
năng thường trực Đẩy nhanh nhịp điệu phát triển của các giai tầng hiện nay ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tat yếu, cần thiết
Cơ sở lệ luận và thực tiêu để khẳng định tính hiện thực của quá trình "đẩy nhanh" này là những luận chứng về con đường phát triển "rút ngắn” bỏ qua chế độ tư bản, tiến lén chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tính chất khó khăn phức tạp của quá trình này, là cùng một lúc chúng †a vừa phải tạo ra sự biến đổi về chất của các giai tầng trong một thời gian lịch sử ngắn hơn bình thường, vừa phải bảo đảm để những biến đối ấy luôn nằm trong qui đạo của chủ nghĩa xã hội P0ng thức cơ bản để giải quyết những nhiệm vụ ấy là chúng ta phải xây dựng một môi trường kinh tế-xã hội-chính trị đặc thù, sao cho, vừa có những hoàn cảnh tưởng tự như hoàn cảnh mà các giai tầng sẽ phải trải qua nếu lựa chọn con đường tư
bản chủ nghĩa; vừa hội tụ nhưững điều kiện cần thiết để các giai tầng bỏ
qua con đường đau khổ tư bẩn chí ngiữa một cách thuận lợi nhất đến với
chủ nghĩa xã hội bằng còn đường ngắn nhất
Sau khi đưa ra những hoàn cảnh, điều kiện ấy, luận án khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay, một mỗi trường như thế đã hình thành và quá trình "đẩy nhanh" trên thực tế, cũng đã bắt đầu
Trang 12
- Từ đó, luận án đã đưa ra những dự báo sơ bộ về xu hướng vận
động, phát triển của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tầng lớp trí
thức và tư sản dân tộc trong thời gian tới
Kết luận chương Í
Với tư cách là những thay đổi trong “hạt nhân" của hệ thống cấu
trúc xã hội, những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp luôn ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Về thực chất, đó là
những thay đổi bất thường, thiếu ổn định của cơ cấu giai tầng xã hội và
những mối quan hệ qua lại tương ứng mà nguyên nhân của mọi nguyên
nhân của chúng là từ những biến đổi trong các quan hệ kinh tế xã hội
Vào thời điểm trước đối mới (trước 1986), những biến động cơ cấu
xã hội-giai cấp ở nước ta có những đặc điểm riêng Đó là những biến
động mang đậm dấu ấn phương Đông; luôn bị chi phốt bởi qui luật chiến
tranh luôn điễn ra một cách không bình thường
Hiện nay, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; hiện
trạng cơ cấu xã hội-giai cấp do lịch sử để lại; quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; tính hai mặt của kinh tế thị trường; tình hình quốc
tế và khu vực đang là những nhân tố cơ bản, hợp thành một hoàn cảnh
hiện thực, thường xuyên và trực tiếp tác động đến những biến động cơ cấu
xã hội-giai cấp ở nước ta
Những dự báo ở cuối chương 1 thực chất là sự tổng hợp tất
cả các xu hướng vận động khác nhau của các giai tầng thành
những vấn để có tính qui luật đã và đang qui định quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của cơ cấu xã hội-giai cấp
ở nước ta như một quá trình lịch sử - tự nhiên
Chương 2
ẢNH HƯỚNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU XÃ HỘI-GIA1 CẤP Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY ĐẾN XÂY DỰNG QUẦN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ
2.1 Tính tất yếu và phương pháp (tiếp cận ảnh hưởng của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta hiện nay đến xây dựng quân đội về chính trị
2.1.1 Tính tất yếu về ảnh hưởng của những biến động cơ cấu xá
hội- giai cấp ở nước ta hiện nay đến xây dựng quản đội về chính trị
Trước tiên, luận án lập luận để đi đến khái niệm: X2y dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị là sự quán triệt và cụ thể hoá đường lối
Trang 13chính trị, quan điểm, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
vào quá trình thiết kế, xây dựng hợp lý và sử dụng có hiệu quả những điều kiện, hoàn cảnh chính trị nhằm làm cho quân đội ta luôn là đội quân cách mang, là lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, với
nhân dân và dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong từng giai đoạn cách mạng
Trên cơ sở quan niệm đó, luận án tiến hành luận chứng tính tất yếu
về ảnh hưởng của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp đến xây dựng quân đội về chính trị theo mấy căn cứ sau đây
- Thứ nhất, căn cứ vào nội hầm khái niệm "Chính trị" để luận giải mối quan hệ giữa những biến động cơ cấu xã hội-piai cấp và bản chất
chính trị mà quân đội đã và đang xây đựng -
~ Thứ hai, căn cứ vào nột hàm của khái niệm "Môi trường chính trị trong quân đội” để làm rõ mối quan hệ giữa những biến động cơ cấu xã
hội-giai cấp và tính chất của môi trường chính trị nói chung, môi trường
chính trị trong quân đội nói riêng
~ Thứ ba, căn cứ vào thực chất quá trình đào lưyện cơn người của môi giai
tảng để làm rõ mối quan hệ giữa những biến động cơ cấn xã hội-giai cấp với quá
trình đào lưyện con người về chính trị trong lực lượng vũ trang
2.1.2 Về phương pháp tiếp cận ảnh hưông của những biến động
cơ cẩu xã hội-giai cấp đến xy dung quan đội vẻ chính tị
và hạn chế của hướng tiếp cận trực tiếp, luận ấn đã lam rõ tính cấp thiết
của hướng tiếp cận gián tiếp (và tương ứng là phương pháp tiếp cận giá trị) đốt với ảnh hưởng của những biến động cơ cấu xã hội-giai cấp đến xây dựng quân đội về chính trị
Luận án nhấn mạnh, phương thức chủ yếu theo đó những biến động
cơ cấu xã hội-giai cấp ảnh hưởng đến qua trình xây dựng quân đội về chính trị là tham gia vào việc gìn giữ, phát triển trong quân đội một hệ thống giá trị phù hợp với định hướng chính trị của Đẳng trong quá trình đối mới
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp tiếp cận giá trị, luận án đã phân tích sơ bộ một số phạm trù công cụ của nó Đó là các phạm trù: hệ thống giá trị, chuẩn giá trị, thang giá trị và định hướng giá trị
Sau khi trình bày khái lược những ưu thế của phương pháp tiếp cận giá trị, luận án khẳng định rằng đây là một trong những phương pháp tiếp cận chủ
yếu được sử dựng để giải quyết những nhiệm vụ của để tài nghiên cứu.