1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố hồ chí minh tt

7 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 156,08 KB

Nội dung

Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn Đối với chủ sở hữu Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý DNNN theo nhận thức mới, tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã số: 62 34 02.01 Người hướng dẫn khoa học: NGND PGS TS Ngô Hướng

TS Phan Ngọc Minh

Trang 3

TÍNH MỚI CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đây là công trình đầu tiên dưới góc độ kinh tế học đánh giá toàn diện hoạt động quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM, với một đối tượng cụ thể trên một vùng kinh tế lớn nhất Việt Nam Luận án sẽ đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm duy trì và phát huy những mô hình quản lý tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM Các giải pháp đều nêu rõ nội dung cần triển khai và các biện pháp kiến nghị thực hiện

Ý nghĩa của đề tài tập trung thông qua các giải pháp Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan của cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn trực thuộc UBND TP.HCM thời gian qua, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM, bao gồm các nhóm giải pháp:

- Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý;

- Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý;

- Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý;

- Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát nhà nước

1 Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn

Đối với chủ sở hữu

Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý DNNN theo nhận thức mới, tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước, xóa bỏ phân công, phân cấp quản lý DNNN với nhiều đầu mối, nhiều cấp, nhiều tổ

chức và xây dựng cơ chế phân công, phân cấp mới trong việc quản lý DNNN theo một số nguyên tắc sau:

- Cần tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước

Trang 4

- Cần xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm và hình thành đầu mối thực hiện thống nhất, tập trung chức năng chủ sở hữu Nhà nước, tạo tiền đề cho việc thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước một cách chuyên nghiệp

- Cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước phải có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ

- Việc đổi mới chủ thể thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ với các biện pháp cơ cấu lại khu vực DNNN

- Loại bỏ việc sử dụng bộ máy hành chính nhà nước và sử dụng công chức nhà nước để thực hiện chức năng chủ sở hữu

- Việc chuyển đổi phải được xây dựng theo một lộ trình hợp lý, chuyển từng bước

để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp

Nghiên cứu hình thức cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với doanh nghiệp sau khi giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp

Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp

Về chế độ đãi ngộ cho cơ quan, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được giao

Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu

Ủy ban Nhân dân TP.HCM nên thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện vai trò chủ thể quản lý vốn, tách bạch với vai trò quản lý nhà nước của UBND và các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND

Cơ quan đại diện chủ sở hữu cần xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cụ thể đối với

người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV để đảm bảo cho những nhân

sự có khả năng vận hành nguồn vốn nhà nước có hiệu quả

Đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu

Việc bổ nhiệm người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV do nhà

Trang 5

doanh nghiệp để tránh làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước Hội đồng thành viên cần hoạt động một cách liêm chính và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình

2 Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý vốn

Về khung pháp lý chung đối với nội dung quản lý vốn: cần phải hoàn thiện khung pháp lý để DNNN hoạt động trong môi trường pháp lý công khai minh bạch và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN, đảm bảo cải cách phải tuân thủ các quy định của pháp luật; chia tách chức năng xã hội với chức năng kinh doanh Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước Chuyển một phần lợi nhuận của DNNN thành nguồn thu của NSNN để cho đầu tư phát triển kinh tế, DNNN và thực hiện chiến lược phát triển của quốc gia

Thực hiện các giải pháp về việc đầu tư, sử dụng vốn

3 Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý vốn

Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước:

Về xây dựng mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp

Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện các quyền, nghĩa vụ

và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước Ủy ban quản

lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan trực thuộc Chính phủ Đây không phải là cơ quan hành chính Nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý như các Bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố

- Ủy ban quản lý vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn

là các công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn (bao gồm Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 nhưng có quy mô lớn, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước); phần vốn nhà nước tại các công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn được cổ phần hóa (bao gồm Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 có quy mô lớn)

Trang 6

Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là cơ quan trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ thực hiện chức năng đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: các công ty TNHH MTV độc lập và phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công

ty TNHH 2 TV trở lên được chuyển đổi tư công ty nhà nước độc lập, Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con có quy mô không lớn; các doanh nghiệp có vốn nhà nước không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban quản lý vốn nhà nước

- Các Bộ ngành sẽ đại diện chủ sở hữu các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch

vụ công ích chuyên ngành hoặc phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh của quốc gia;

- Đối với Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước và khu vực, tập trung nhiều DNNN, nên giao UBND Thành phố thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua một định chế tài chính công cụ thể là hình thành các Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn trực thuộc UBND Thành phố Đối với TP.HCM, hình thành một Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước TP.HCM trên cơ sở nền tảng là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), bổ sung và hoàn thiện chức năng theo đề xuất đối với SCIC, phát triển

đa ngành nghề theo mô hình hoạt động của SCIC để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM Đối với thành phố Hà Nội có thể nghiên cứu áp dụng mô hình tương tự Thành phố Hồ Chí Minh

Về chức năng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tại TP.HCM và Hà Nội là Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước) thực hiện chức năng là đầu mối giúp Chính phủ (UBND TP.HCM và UBND TP Hà Nội) thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ sở hữu nhà nước đối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp độc lập với các Bộ, ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện chức năng của Ủy ban như: hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển và kế hoạch trung và dài hạn, Ủy ban lấy ý kiến các Bộ quản lý chuyên ngành, địa phương để tham mưu trình Chính phủ phê duyệt

Trang 7

Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn sao cho từ quá trình xây dựng kế hoạch đầu

tư, cấp vốn, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đều phải thông qua những quy trình rõ ràng, minh bạch và đúng trình tự Chính sách quản lý và giám sát vốn nhà nước phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nước giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến phần vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, giao chức năng này thành nhiệm vụ thường xuyên của Kiểm toán nhà nước và cơ quan thanh tra của các cấp

Về đội ngũ giám sát

Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp Giám sát của chủ sở hữu phải có trách nhiệm nắm bắt kịp thời các thông tin về vốn của doanh nghiệp, đánh giá thông tin về vốn và đưa ra đánh giá, kiến nghị chủ sở hữu và doanh nghiệp thực thi những biện pháp nhất định để đảm bảo an toàn và phát triển vốn

Về việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài

Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử lý những hành vi vi phạm

Ngày đăng: 27/04/2016, 04:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w