1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2014 2015 (hồ văn huệ)

35 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG TH A ĐỚTTỔ KHỐI 4, 5

1 Họ và tên : HỒ VĂN HUỆ Giới tính : Nam

2 Ngày tháng năm sinh: / /1968 Năm vào ngành giáo dục : 20063 Trình độ học vấn : 12/12

4.Tổ chuyên môn : Tổ 4,5 Môn dạy : Lịch sử, Địa lí, Khoa học và Kĩ thuật5.Trình độ Ngoại ngữ : Chứng chỉ B Trình độ tin học : Tin hoc văn phòng nâng cao6 Chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ : Dại học

7 Chức vụ : Giáo viên.

Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáodục thường xuyên; các văn bản quy định về chương trình giáo viên Mầm non, Tiểu học,Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Giáo dục Thường xuyên; công văn số2389/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2014 của Bộ GD & ĐT về việc hướng dẫn công tácBDTX giáo viên năm 2014-2015 Công văn số 1382/KH-SGDĐT- GDCNTX ngày 24 tháng6 năm 2014 của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế về kế hoạch BDTX giáo viên Mầm non, phổthông và giáo dục thường xuyên năm học 2014-2015

Căn cứ Thông tư 32/2011/TT- BGD ĐT về việc ban hành chương trình Bồi dưỡngthường xuyên cho GV Tiểu học.

Căn cứ kế hoạch số 10/KH - PGDĐT ngày 27/ 6/ 2014 của Phòng giáo dục và Đào tạohuyện A Lưới về việc hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Tiểu học,Trung học cơ sở năm học 2014- 2015

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và những điều kiện thuận lợi khó khăn của bảnthân cũng như của Nhà trường, căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáoviên năm học 2014-2015 của trường Tiểu học A Đớt để xây dựng kế hoạch BDTX cá nhânvới những nội dung sau:

II Đặc điểm tình hình1 Thuận lợi:

Sau một năm tự nghiên cứu học tập, tự BDTX theo quy định, bản thân bước đầu đãđược làm quen với việc tự học, tự bồi dưỡng Biết cách lựa chọn nội dung, thông tin cầnthiết.

Có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy, tôi hiểu tình hình kinh tế xã hội tạiđịa phương

Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, truy cập được mạng Internet nênthuận tiện trong việc tìm kiếm tài liệu học tập.

Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp và Ban Giám hiệu nhàtrường

2 Khó khăn:

Bản thân tôi là một giáo viên dạy 2 buổi /ngày nên cũng gặp khó khăn về thời gian

Trang 2

trong việc tự học bồi dưỡng thường xuyên.

III KẾ HOẠCH CHUNG.1 Mục đích của việc BDTX:

1.1 Tham gia học tập BDTX để không ngừng nâng cao trình độ, chuyên mônnghiệp vụ, cập nhật kịp thời những kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng cácphẩm chất và năng lực cần thiết của một người giáo viên như: phẩm chất chính trị, đạođức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực kháctheo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêucầu phát triển giáo dục của huyện nhà, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dụctrong toàn Ngành.

1.2 Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giáhiệu quả BDTX.

1.3 Bồi dưỡng thường xuyên làm cho giáo viên tiểu học hướng tới đạt chuẩn quyđịnh

a) Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm/gv

- Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

b) Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm/gv

Gồm các nội dung:

- Bồi dưỡng chính trị đầu năm học do Ban Tuyên giáo huyện uỷ báo cáo.

- Các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Ngành, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nămhọc 2014 – 2015 do Phòng giáo dục triển khai đầu năm.

c) Nội dung bồi dưỡng 3: 60 tiết/năm/gv

Tăng cường năng lực sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong dạy học, gồm 04mã mô đun:

TH 17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học.TH 18: Lắp đặt, bảo quản TBDH ở tiểu họcTH 19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học.

TH 21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học

Trang 3

Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 08/2014 đến hết tháng 05/2015, nội dung công việc và thờigian từng tháng theo kế hoạch chung của nhà trường

Nội dungbồi dưỡng

Số tiếtKiểm tra đánh giáKết quả cần đạtTự

KTNội dung 1: Đổi

mới đánh giá họcsinh tiểu học.

- Tham gia góp ý dự thảođổi mới đánh giá học sinhtiểu học Biết cách đánhgiá HSTH theo tinh thầnmới

- Vận dụng vào việc đánhgiá HS ở TH hiện nay.- Làm bài kiểm tra

Nội dung 2: Bồi

dưỡng chính trịđầu năm học vàcác văn bản chỉđạo, hướng dẫnthực hiện nhiệmvụ năm học 2014-2015 có liênquan, học tập nộiquy, quy chế củanhà trường

30(TậptrungtạiPGDhọc CTvà thựchiệncôngtác tạitrường

- Tiếp thu những nộidung được học trong đợtBD chính trị đầu năm.Nắm được các Văn bảnchỉ đạo CM, nhiệm vụnăm học 2014 - 2015- Vận dụng phù hợp vàothực tế ở đơn vị công tác.- Viết được bài thu hoạchcó chất lượng

Nội dung 3:

TH 17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học.

- Biết cách sử dụng thiếtbị dạy học có hiệu quả.

Nội dung 3:

TH 18: Lắp đặt, bảo quản TBDH ở tiểu học

9/2014Suốt nămhọc

- Biết cách lắp đặt bảoquản TBĐD, bảo quản đồdùng dạy học tốt Để vậndụng vào thực tế

Nội dung 3:

TH 19: Tự làm đồdùng dạy học ởtiểu học

5 10 Suốt năm học

- Làm thiết bị đồ dùngdạy học để phục vụ giảngdạy

Nội dung 3:

TH 21: Ứng dụngphần mềm trìnhdiễn MicrosoftPowerpoint trongdạy học

5 10 Suốt nămhọc

- Tiếp thu kiến thức- Vận dụng vào thực tế.- Thực hành.

Đánh giá kết quả Tháng TCM - Viết báo cáo

Trang 4

BDTX củaCBGV

5/2015 BGH - Hoàn thành hồ sơBDTX của cá nhân nộpcho Nhà trường

D Chỉ tiêu phấn đấu- Phấn đấu đạt loại giỏi.E Biện pháp thực hiện:

- Sắp xếp thời gian tham gia học tập trung đầy đủ theo kế hoạch BDTX của nhà trường.- Thường xuyên cập nhật thông tin qua mạng Internet, nghiên cứu tài liệu các văn bản chỉ đạo của Phòng, Sở, Bộ Các Chỉ thị, Nghị quyết…

- Tìm hiểu, học tập qua đồng nghiệp.

A Roàng, ngày 18 tháng 05 năm 2015

Hiệu trưởng Tổ trưởng Người lập kế hoạch

Hồ Văn Huệ

Trang 5

PHÒNG GD&ĐT A LƯỚI

TRƯỜNG TH A ROÀNG

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên

Năm học 2014- 2015Nội dung1:

ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

NHẬN THỨC VIỆC TIẾP THU KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG VỀ NỘI DUNGĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

I Quy định về đánh giá học sinh tiểu học

1 Đánh giá học sinh tiểu học

Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 28 tháng 08 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là những hoạt độngquan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh;tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả họctập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểuhọc.

30/2014/TT-2 Mục đích đánh giá:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy

học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáodục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và pháthiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ranhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giảipháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của họcsinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh

cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh)tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và pháttriển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong cáchoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổimới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

3 Nguyên tắc đánh giá

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính

tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cảkhả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan

- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩnăng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểuhọc

- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá củagiáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác,

Trang 6

II Nội dung và cách thức đánh giá:

1 Nội dung đánh giá:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn

kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dụcphổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: a) Tự phục vụ, tự quản;

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

2 Đánh giá thường xuyên:

- Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của họcsinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dụckhác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đìnhvà cộng đồng.

- Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vàosổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được;biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiệncụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cầnđặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinhtrong học tập, rèn luyện.

3 Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theochuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trìnhgiáo dục phổ thông cấp tiểu học:

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở củahọc sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và nănglực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp vớiyêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụthể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn Do năng lực của học sinh không đồngđều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;

+ Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành;giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;

+ Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mứcđộ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và ápdụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoànthành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;

- Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương,khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;

- Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên

Trang 7

- Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập,rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường Giáo viên đánh giámức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiệnhoặc hành vi như sau:

+ Tự phục vụ, tự quản.

+ Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng

nội dung cần trao đổi

+ Tự học và giải quyết vấn đề

- Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của

học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúphọc sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạtđộng để tiến bộ.

+ Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹhọc sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chấtlượng giáo dục.

5 Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh:

- Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập,rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường Giáo viên đánh giámức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiệnhoặc hành vi như sau:

+ Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm

+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không

nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định vềhọc tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôntrọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;

+ Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước:quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, côgiáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựngtrường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân tronggia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh,nhân vật nổi tiếng ở địa phương

- Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động củahọc sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ,giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnhhoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ

- Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹhọc sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chấtlượng giáo dục.

6 Đánh giá định kỳ kết quả học tập:

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiếnthức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuốinăm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ,Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì

Trang 8

- Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bàitập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

- Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ýnhững hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểmthập phân

7 Tổng hợp đánh giá:

- Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họpvới các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạtđộng giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩmchất của từng học sinh về:

+ Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năngkhiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từngmôn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoànthành

+ Mức độ hình thành và phát triển năng lực thì xếp loại từng học sinh thuộc mộttrong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

+ Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Xếp loại từng học sinh thuộc mộttrong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

- Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.

- Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ Học bạlà hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, nhữngđiều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm họcmới.

B VẬN DỤNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TIỂU HỌC:

Vận dụng những kiến thức đã học tập trong Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học vàohoạt động dạy học và giáo dục:

- Trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra,nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh;nhận xét định tính về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số nănglực, phẩm chất của học sinh.

- Trong những hoạt động dạy - học, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, đánh giáhọc sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.

- Bản thân đã đánh giá học sinh hằng ngày thông qua quá trình quan sát, kiểm travề kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

- Tôi thấy ở lứa tuổi này các em thích được cô và bạn bè khen nên những gì họcsinh đã làm được trong từng tiết học cũng như từng hoạt động tôi luôn khen ngợi nhằmđộng viên khích lệ kịp thời những học sinh có tiến bộ để các em có động lực vươn lên.

- Ở mỗi tiết học, mỗi hoạt động tôi luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ những họcsinh vẽ còn chậm, đồng thời gợi ý cho những em có năng khiếu nhằm phát huy trí tưởngtượng và tính sáng tạo trong bài vẽ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Dựa trên những kết quả học tập của học sinh ở tiết học, các hoạt động từng tuần.Bản thân tôi đã tổng hợp để đánh giá hằng tháng và hằng tháng đánh giá cho kì I, cho cảnăm học.

C KẾT LUẬN

Trang 9

Có thể nói, Thông tư 30 được triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho giáo viêntiểu học tăng cường sự gắn kết với gia đình, cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáodục học sinh.

Giúp người dạy đánh giá được sự tiến bộ thường xuyên của mỗi cá nhân qua từngtiết học, từng hoạt động dạy – học Từ đó điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổchức hoạt động cơ bản: Hoạt động thực hành- Hoạt động ứng dụng phù hợp với năng lựchọc sinh Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự tin, khẳng định bản thân và có động cơvươn lên trong học tập đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự đánh giá, tham gia đánhgiá, tự học, tự điều chỉnh cách học; tăng khả năng giao tiếp, hợp tác; tạo hứng thú tronghọc tập và rèn luyện để tiến bộ Hình thức ghi nhận xét đảm bảo kịp thời, công bằng,khách quan đối với tất cả học sinh.

Trang 10

- -Nội dung 2:

BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ ĐẦU NĂM

CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO – HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC

Tôi xin báo cáo kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cá nhân năm học

2014-2015 về nội dung: “Bồi dưỡng chính trị đầu năm, các văn bản chỉ đạo, hướngdẫn nhiệm vụ năm học”

I BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ ĐẦU NĂM:

1 Xây dựng và phát triển văn hóa văn nghệ trình Đại hội, quy chế bầu cử,…2 Hiến pháp năm 2013.

3 Nghị quyết XIV của Huyện về bảo tồn phát triển văn hóa A Lưới:

a Nghị quyết lần thứ IX BBTTW Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóacon người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước:

- Đánh giá tình hình và nguyên nhân.+ Sau 15 năm phát triển toàn diện.

+ Đoàn kết dân tộc rất tốt, một lòng theo đảng và Bác Hồ.- Định hướng:

+ Xác định mục tiêu chung: Xây dựng chân - thiện - mĩ vì mục tiêu: Dân giàu nướcmạnh dân chủ văn minh.

+ Hoàn thiện các giá trị nhân cách - thể chất, tự hào dân tộc,…

+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển kinh tế thị trường Xây dựngnếp sống văn hóa lành mạnh, phát triển con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách đặcbiệt là tính trung thực Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, đồng bộ giữa văn hóa vàkinh tế Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh phát triển kinh tế là sự nghiệp của dântộc Tăng bước thu hẹp khoảng cách nông thôn - miền núi - thành phố.

b Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

- Năm 2014 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục cụ thểhóa nội dung ở Chỉ thị số 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Thực hiện NQ TW 4 - Khóa XI về xây dựng Đảng.c Tình hình chính trị thế giới.

- Kết luận số 56 KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IXvề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Điều lệ Công đoàn Việt Nam thông qua ngày 30/07/2013 (có 10 chương và 45điều)

II CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

- Công văn số 91: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học - Công văn số 84: Tổ chức tuần lễ học tập suốt đời.

Trang 11

- Công văn số 85: Tổ chức nghiên cứu, thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nôngthôn.

- Công văn số 09: Tổ chức tuyên truyền về biển đảo.

- Công văn số 40: Thông báo điều lệ Ngày hội bóng đá vui.

- Công văn số 472: Đăng kí danh sách tập huấn xét thi đua khen thưởng.- Công văn số 52: Thi kể chuyện sách.

- Công văn số 153: Giới thiệu học sinh tham gia quỹ khuyến học.- Công văn số 98: Hướng dẫn đăng kí thi đua.

- Công văn số 99: Hội thi giáo viên dạy giỏi.

- Công văn số 31: Bổ sung lí lịch cán bộ công chức.- Công văn số 45: Tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam.- Công văn số 53: Thông báo kiểm tra phổ cập.

- Công văn số 47: Tổ chức Ngày tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông.- Công văn số 229: Thông báo về thủ đoạn của các tội phạm.

- Công văn số 76: Rà soát, thu hồi một số quyển sách sai thông tin nội dung.- Công văn số 26: Kiểm tra kiểm định chất lượng.

- Công văn số 214: Công tác y tế trường học.

- Công văn số 127: Hướng dẫn đánh giá HSTH theo Thông tư 30.

- Công văn số 03 (5/1/2015): Về cập nhật hồ sơ lưu trữ, kiểm định chất lượng.- Kế hoạch số 332(30/12/2014): Về ban hành KH cải cách hành chính 2015 củaPGD A Lưới.

- Công văn số 20: Thực hiện chỉ thị 02 - CA Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công văn số 10: Kế hoạch của UBND Huyện A Lưới về tổ chức các hoạt độngmừng Đảng - mừng Xuân Ất Mùi.

- Công văn số 16: Về việc thu nhập thông tin về Đức Vua Thái Lan trong chuyếnsang thăm Việt Nam năm 1930.

- Công văn số 17: Về kiểm tra phòng thực hành bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học,…

- Kế hoạch số 04: Kế hoạch triển khai đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáodục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2015.

Qua học tập bồi dưỡng thường xuyên về nội dung: Nhiệm vụ năm học, bản thânnhận thức một số kiến thức, kĩ năng và vận dụng như sau:

III NHIỆM VỤ NAM HỌC

A NHẬN THỨC VIỆC TIẾP THU KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG VỀ NỘIDUNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC:

1 Những nhiệm vụ trọng tâm:

Năm học 2014-2015 tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” vàphong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” thông qua các hoạtđộng, việc làm thiết thực, thường niên của các trường tiểu học

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 5018/BGDĐT-

Trang 12

2516/CT-HSSV ngày 21/5/2007 Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng về cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinhthần quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT về Ban hànhQuy định đạo đức nhà giáo

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấnchỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày16/5/2013 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm; Quyết định 63/2013/QĐ-UBNDngày 27/12/2013 Ban hành quy định về dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;Hướng dẫn số 465/HD-SGDĐT ngày 19/3/2014 của Sở GD&ĐT về thực hiện Quy địnhvề dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn,đảm bảo đủ nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinhkhi các em ở trường.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐTvề Tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh; Thông tư04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định Quản lý hoạtđộng giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ GD&ĐT Quy định về hoạt động của chữthập đỏ trong trường học

- Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trườngnhư hát dân ca, tham quan bảo tàng, trò chơi dân gian, Chú trọng các hoạt động thể dục,thể thao vui chơi giải trí phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường Quan tâmtạo điều kiện hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tậpthể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Nhằm phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc khuyến khích cáctrường học xây dựng và phát triển phòng truyền thống tại các trường theo tinh thần côngvăn số 3769/BGDĐT-VP ngày 21/7/2014 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và phát triểnphòng truyền thống tại các trường.

- Tổ chức tốt “Tuần làm quen” đầu năm học mới đối với học sinh lớp 1 dưới nhiềuhình thức phong phú nhằm tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em cảm thấy vui thíchkhi được đi học.

- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới gồm hai phần Lễ và Hội trang trọng, vui tươicho học sinh, đặc biệt chú trọng việc đón học sinh vào lớp 1.

- Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trang trọng,tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em trước khi ra trường (như tổ chức trao Giấy Chứng nhận củaHiệu trưởng cho học sinh ra trường, các sinh hoạt tập thể, văn nghệ…).

- Tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do Phòng giáo dục, Hội đồng độihuyện tổ chức.

- Triển khai các giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học;đánh giá đúng chất lượng giáo dục, không để xảy ra tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”

- Thực hiện tốt công văn số 3674/UBND-GD ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh ThừaThiên Huế về Quy định số lượng học sinh trên lớp.

Trang 13

Thực hiện tốt công tác bàn giao chất lượng theo công văn số 1235/SGDĐT-GDTHngày 17/7/2012 của Sở GD&ĐT, đảm bảo trách nhiệm của giáo viên khi bàn giao

2 Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học:

2.1 Thực hiện kế hoạch giáo dục:

2.1.1 Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi /ngày:

Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày một cách linh hoạt theokhả năng và nhu cầu của học sinh trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kế hoạch dạy học và giáo dục: với thời lượng 7 tiết/ngày, đối với những trườngcó khó khăn trong sắp xếp tiết dạy và các hoạt động giáo dục có thể tối đa 8 tiết/ngày.

- Cần hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ họctrên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu bổ trợ Tổ chức cho học sinh để sách vở và đồ dùnghọc tập tại lớp Không giao bài tập về nhà cho học sinh.

- Động viên phụ huynh, cộng đồng đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực đểthực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong việc tổ chức học 2 buổi / ngày.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn nhằm đúc rút kinh nghiệm cho việctriển khai tiếp theo.

2.1.2 Triển khai dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột":

Sở tổ chức tập huấn và nhân rộng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cho tấtcả giáo viên tiểu học theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2013 và công vănsố 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về Hướng dẫn triển khai thực hiện phươngpháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.

2.1.3 Triển khai dạy học ngoại ngữ:

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủtướng Chính phủ và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 17/10/2012 của UBND tỉnh ThừaThiên Huế về việc Triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016 và địnhhướng đến 2020.

- Tiếp tục thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần hoặcnhiều hơn 2 tiết/tuần; để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ theo định hướng của Bộvà ngành cần tiếp tục chỉ đạo triển khai mở rộng dạy học tiếng Anh theo chương trình 4tiết/tuần, giảm dần số học sinh học theo chương trình 2 tiết/tuần; những trường có điềukiện có thể thực hiện dạy học hoặc làm quen tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 và cần thốngnhất với phụ huynh để tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường cho học sinh thông qua việcphối hợp với các tổ chức có khả năng mời các giảng viên người nước ngoài và cấp chứngchỉ tiếng Anh quốc tế.

- Phòng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh việc bồi dưỡng tiếng Anh chuẩn hóa cho độingũ giáo viên tiếng Anh theo từng đơn vị để có điều kiện triển khai chương trình tiếngAnh thí điểm của Bộ.

- Đối với các trường dạy tiếng Anh với thời lượng 4 tiết /tuần ở lớp 3, lớp 4, lớp 5các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường phải dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho họcsinh, trong đó tập trung phát triển 2 kỹ năng Nghe và Nói

- Thực hiện công văn số 6672/BGDĐT-GDTH ngày 03/9/2013 về Hướng dẫn đánhgiá việc thực hiện thí điểm chương trình Tiếng Anh và sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 3,lớp 4, lớp 5 của Bộ GD&ĐT và tăng cường tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phươngpháp dạy học, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ cho giáo viên.

Trang 14

- Thực hiện công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 của Bộ và công vănsố 1386/SGDĐT-GDTH ngày 08/7/2013 của Sở về việc chấn chỉnh việc sử dụng sáchgiáo khoa, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học

2.1.4 Triển khai dạy học Tin học

- Tiếp tục tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèmtheo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và tiếp tục mở rộng số lớp, sốhọc sinh và tăng cường số lượng máy tính ở những trường có điều kiện Nội dung dạy họccần tập trung vào các kiến thức như một số khái niệm cơ bản của tin học, soạn thảo vănbản và đồ họa

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo 100% số trường trên địa bàn triển khai dạy tin học vàtrong giờ học đảm bảo ít nhất là 2 học sinh/máy tính Tổ chức giao lưu học sinh có năngkhiếu tin học như: vẽ tranh trên máy tính, tin học trẻ không chuyên, IOE, VOE

2.2 Kế hoạch thời gian năm học

- Ngày bắt đầu năm học 2014-2015: 18 / 8 / 2014- Ngày kết thúc năm học: 31 / 5 / 2015

- Kết thúc Học kì I muộn nhất vào ngày: 29 / 12 / 2014- Kết thúc Cuối năm muộn nhất vào ngày: 25 / 5 / 2015- Ngày Khai giảng: 05 / 9 / 2014

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày: 15 / 6 / 2015

- Thời gian thực học: Đảm bảo tối thiểu 35 tuần, trong đó học kì I là 18 tuần, học kìII là 17 tuần.

- Thời gian nghỉ giữa các kỳ học và nghỉ Tết: + Cuối học kỳ I: 01 tuần;

+ Thời gian nghỉ Tết: ít nhất là 07 ngày

+ Thời điểm nghỉ cụ thể của các kì do các Phòng GD&ĐT thống nhất cho cáctrường trên địa bàn thành phố, thị xã và huyện

- Trong trường hợp đặc biệt (thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, ), Trưởng phòngGD&ĐT báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học vàbố trí dạy bù vào thời gian phù hợp ở các trường.

2.3 Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và đổi mới phươngpháp dạy học:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sởđảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Giáo viên chú trọng tổ chức hoạtđộng học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, họctập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng Phát huy tác dụng và côngsuất của các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai trong năm học trước.

- Thực hiện tiếp tục các giải pháp tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc; chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với các môn học Tựnhiên và Xã hội, môn Khoa học.

- Kết hợp dạy trên lớp với hoạt động của Thư viện, với dạy học môn Tin học vàhướng dẫn học sinh làm quen với internet

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học-Công nghệ thông tin dướinhiều hình thức để học sinh có điều kiện tiếp cận với các kỹ năng học tập, nghiên cứu

Trang 15

- Nâng cao chất lượng hoạt động và hình thức sinh hoạt của các tổ khối chuyênmôn và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và chất lượnghọc tập của học sinh.

2.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:

- Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng chỉ đạo của Bộ là phát huytính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét,động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập; đảm bảo đánh giá đúng trình độ, nănglực học tập của học sinh, tích cực chống tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.

2.5 Giáo dục học sinh khuyết tật

- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, thực hiện có hiệu quảchính sách về người khuyết tật được thể hiện qua Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật,triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐTQuy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục.Giáo dục học sinh phải phù hợp đối tượng; điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, nộidung phương pháp dạy học, đánh giá xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinhkhuyết tật và đánh giá theo sự nỗ lực và tiến bộ của học sinh là chính; giáo dục hòa nhậplà phương thức giáo dục chủ yếu Đối với các lớp dạy trẻ khuyết tật chuyên biệt cần thựchiện tốt Quyết định số 5717/QĐ-BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vềChương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ.

- Thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTCQuy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.

- Các Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu với UBND huyện thành lập trung tâm hỗtrợ phát triển Giáo dục hòa nhập theo Thông tư liên tich số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổchức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

- Tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình câu lạc bộ bóng đá học sinh khuyết tậttại Trung tâm Giáo dục năng khiếu Văn Thể Mỹ.

- Phối hợp với các trung tấm nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi trên địa bàn để tổ chứchoạt động giáo dục cho các em.

III Một số hoạt động khác:

1 Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; Phòng GD&ĐT tổ chức ngày hộihọc sinh tiểu học, thi giáo viên dạy giỏi tiểu học; hội thi vở sạch-chữ đẹp; liên hoan tiếnghát dân ca, liên hoan đàn piano kĩ thuật số, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, …phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học

2 Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ ChíMinh với công tác giáo dục của nhà trường Chú trọng đến các chủ đề của từng tháng họcđể tổ chức cho học sinh vui chơi và rèn luyện một số kỹ năng sống cơ bản.

3 Kinh phí hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân hảo tâm cho việctăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, bán trú, các hoạt độngphát triển năng khiếu, sở thích, câu lạc bộ, cần được công khai minh bạch và quản lýtheo đúng quy định hiện hành.

Trang 16

4 Quan tâm đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thaovà công tác Bảo hiểm y tế cho học sinh

5 Tăng cường các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh, đặcbiệt quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành kỷ luật…Tổ chức cho họcsinh lao động vệ sinh môi trường phù hợp với lứa tuổi nhằm giáo dục ý thức cho học sinhvề giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn.

6 Xây dựng và tổ chức sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơithiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học Đặc biệt là sử dụng nguyên vật liệu rẻtiền có tại địa phương để tiến hành làm dụng cụ tập luyện cho học sinh Đẩy mạnh việcgiáo dục học sinh về trật tự an toàn giao thông, quyền và bổn phận trẻ em, sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả , phòng tránh tai nạn thương tích, Phòng tránh rủi ro của thiêntai, ứng phó với Biến đổi khí hậu, biển đảo

7 Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham quan học tập trường học tiên tiến hiệnđại, trường chuẩn quốc gia và trường học thân thiện trong và ngoài tỉnh.

B VẬN DỤNG NỘI DUNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC ĐỂ XÂY DỰNGNHIỆM VỤ NĂM HỌC CÁ NHÂN:

Từ các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã vận dụng để xây dựng nhiệm vụ,kế hoạch cá nhân các môn học

- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” vàphong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” thông qua các hoạtđộng, việc làm thiết thực.

- Thực hiện tốt thời gian quy định, đảm bảo ngày giờ công.- Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường biển hải đảo,….vàotiết dạy.

- Giáo dục học sinh luôn giữ vỡ sạch đẹp, biết quý trọng sản phẩm mình tạo ra - Thường xuyên theo dõi và trao đổi với GV bộ môn về tình hình học tập của hs.- Quan tâm những học sinh học còn chậm, còn yếu có biện pháp giúp đỡ để các emhoàn thành bài học Đồng thời phát triển tính sáng tạo đối với học sinh năng khiếu

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thôngtư 30.

- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập và tham gia các hoạt đội, hoạt độngngoài giờ lên lớp bình đẳng trong các cơ sở giáo dục.

- Thường xuyên điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, nội dung phương phápdạy học phù hợp Đánh giá theo sự nỗ lực và tiến bộ của học sinh

C KẾT LUẬN

Qua tiếp thu Nhiệm vụ năm học của Ngành, của Trường, Bản thân tôi đã nắm vữngNhiệm vụ năm học và xây dụng kế hoạch cá nhân cụ thể sát với thực tế công việc mìnhđảm nhiệm, từ đó vận dụng thực hiện tuy qua trình thực hiện gặp nhiều khó khăn vì làmcông tác chủ nhiệm lớp Nhưng với nhiệm vụ năm học đã đạt ra thì bản thân đã nỗ lựcphấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trang 17

- -NỘI DUNG 3

TH 17: SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

1 Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học:

Có thể nói giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu Hiện naycác quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạovới nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cựctrong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việchọc tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy cần phải nâng cao, cảitiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quantrọng.

Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việccủa giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được cácphương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trongcông tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấpdẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học Do đặc điểm của quátrình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ củatri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy vànhững gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiệnvào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của họcsinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹnăng, kỹ xảo của các em.

Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thôngtin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác độngcủa giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra Như vậy đã có mối liên hệchặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học.

Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:

- Truyền thụ tri thức- Hình thành kỹ năng

- Phát triển hứng thú học tập

- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.

Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là các môn học tự nhiên, cần chú ý đến haivấn đề chủ yếu sau:

+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng Con đường nhận thức này được thể hiệndưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi thamquan.

+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đốitượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phậnnào đó của đối tượng.

Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối vớiquá trình dạy học

- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bềngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.

+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóanhững máy móc và thiết bị quá phức tạp.

Ngày đăng: 26/04/2016, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w