1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ kết cấu KATA

18 9K 271

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Kata là phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu bố trí thép cột, dầm trên nền autocad rất tiện ích cho người thiết kế, tiết kiệm nhiều chi phí thời gian cho người sử dụng. Thông qua liên kết giữa excel và autocad, người dùng chỉ cần nhập thông số cơ bản của cấu kiện vào file excel, phần mềm sẽ tự động kết nối với bản vẽ autocad đang mở để đưa ra kết quả là bản vẽ bố trí thép cấu kiện bê tông cốt thép theo đúng các thông số đã nhập.

Trang 1

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

Mục lục

I HƯỚNG DẪN CHUNG 3

A Cài đặt: 3

B Cách Sử dụng: 3

C Xóa chương trình: 3

D Sửa lỗi 4

1 Lỗi bị chặn bởi tường lửa 4

2 Lỗi win không cho phép chạy ứng dụng 5

3 Lối excel không cho phép chạy macro (hỏi anh google) 5

4 Lỗi liên kết file nhập liệu Excel với chương trình “Missing:kata_pro” 5

II KATA CỘT 6

A Thép chịu lực 7

1 Quy cách bố trí thép chịu lực 7

2 Quy cách cắt và nối chịu lực 7

B Thép đai 8

C Thống kê thép 8

III KATA DẦM 9

A Thép chịu lực 10

1 Đoạn dầm có tiết diện không đổi 10

2 Đoạn dầm có tiết diện thay đổi 10

B Thép gia cường 10

1 Thép gia cường gối 10

2 Thép gia cường phía dưới (gia cường tại nhịp) 10

3 Kéo thép gia cường 11

C Đai 11

D Dầm giao 12

E Nhập thông tin cho dầm thay đổi tiết diện 12

1 Giật mép trên (mép dưới) dầm và thay đổi thép chịu lực 12

2 Thép giá 13

IV TOOLS HỔ TRỢ KATA 14

A Cài đặt 14

B Hướng dẫn sử dụng 14

1 Thống kê sàn 14

2 Sửa thống kê 14

3 Tổng hợp thống kê 15

C Các tính năng xử lý thép (chỉ có trên Kata3.0 trở lên) 15

1 Cài đặt thông số cho kata 16

2 Vẽ thép 17

3 Tạo liên kết 17

4 Sửa thông tin thép 18

5 Cập nhật thông tin ghi thép 18

6 Copy thép tạo liên kết 18

7 Xóa liên kết 18

Trang 2

8 Xem liên kết 18

9 Xóa highlight 18

10 Thống kê thép 18

Trang 3

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

Hướng dẫn sử dụng chương trình KATA3.0

I HƯỚNG DẪN CHUNG

Ø Chương trình chỉ chạy được trên Excel 32bit Sử dụng Autocad32bit sẽ chạy nhanh hơn Autocad64bit

Ø Kể từ AutoCad2010, VBA không được tích hợp sẵn trong AutoCad do đó để chương trình chạy được bạn phải download và cài đặt module hỗ trợ VBA cho Cad tại link bên dưới tương ứng với phiên bản Cad bạn đang dùng

(http://usa.autodesk.com/adsk/servlet/item?siteID=123112&id=12715668&linkID=9240618)

Ø Chương trình là ứng dụng mở nên người dùng có thể tiếp tục lập trình thêm trong file Excel nhập liệu

Ø Để tiện cho việc quản lý, file excel kèm theo nên sửa lại tên như “kata-tên công trình” sau đó lưu vào nơi chứa bảng tính của công trình đó

Ø Khi lựa chọn tỷ lệ vẽ thì đó là tỷ lệ vẽ thể hiện trên layout Trên model luôn thể hiện với tỷ lệ 1:1 VD: khi chọn tỷ lệ vẽ là 1:50

Trên model: kích thước các chi tiết đều thể hiện với tỷ lệ 1:1 Các đối tượng như text sẽ được phóng to lên 50 (text khi in ra có chiều cao 2.5mm àta đo trên bản vẽ model thấy text có chiều cao 125mm), dimstyle sẽ được khai báo với như hình dưới

Trên layout: ta chọn khung nhìn với tỷ lệ 1:50 Lúc này text sẽ bị thu nhỏ xuống 50 lần từ 125mm thành 2.5mm Tương tự linestype khi thiết lập biến lts=1 trong model thì khi in layout giống như đang thiết lập biến lts=50

A Cài đặt:

Kích chạy file kata.msi Chú ý không được thay đổi thư mục mặc định C:\kata_pro\

B Cách Sử dụng:

Chạy file Excel kèm theo, mở Autocad lên Nhập dữ liệu xong, bấm nút lệnh vẽ sau đó chuyển sang cửa sổ Autocad kích chọn 1 điểm bất kỳ

C Xóa chương trình:

Vào Control Panel chọn Unintall, tìm đến chương trình Kata chọn Unintall

Trang 4

D Sửa lỗi

1 Lỗi bị chặn bởi tường lửa

Khi chạy chương trình lần đầu tường lửa sẽ có thông báo hỏi bạn có cho phép chương trình chạy hay không Bạn phải chọn Unblock (đối với winxp) hoặc Allow (đối với win7) Nếu vô tình chọn mục khác bạn có thể xử lý theo cách bên dưới:

Vào control panel/windows firewall Chọn mục khoanh mây bên dưới:

Check vào các mục khoanh mây bên dưới:

Trang 5

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

2 Lỗi win không cho phép chạy ứng dụng

Đối với win7 nếu không chạy được cần thiết lập cho User Accounts như hình bên dưới

Sau khi đã thiết lập xong cần khởi động lại máy

3 Lối excel không cho phép chạy macro (hỏi anh google)

4 Lỗi liên kết file nhập liệu Excel với chương trình “Missing:kata_pro”

Trong excel chọn tổ hợp phím alt+F11àvào Tools chọn Reference sẽ xuất hiện Form bên dưới:

Click bỏ đánh dấu “Missing:kata_pro”, tiếp theo chọn OK

Vào Tools chọn References click chọn kata_pro, tiếp theo chọn OK sẽ không còn bị lỗi “Missing”

Trang 6

II KATA CỘT

Nhập liệu ở sheet ”cot” trong file excel kèm theo

Ví dụ nhập 1 cột với các thông số sau:

Khi nhập tên tầng bằng tiếng Việt cần đánh theo mã Vni-windows

Sau khi nhập dữ liệu đầy đủ có thể xem trước các mặt cắt bố trí thép chịu lực từng tầng như sau:

Trang 7

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

A Thép chịu lực

1 Quy cách bố trí thép chịu lực

Khi thép chịu lực cần bố trí 2 lớp ta có 2 cách bố trí:

Bố trí thép lớp 2 không ghép sát thép lớp 1 Bố trí thép lớp 2 ghép sát thép lớp 1

2 Quy cách cắt và nối chịu lực

Có 2 cách cắt thép chịu lực:

Trang 8

Vị trí nối thép là khoảng cách từ sàn đến cây thép nối (thường nhập giá trị 0 hoặc Htầng/3)

800= vị trí nối thép đã nhập

1200= đoạn nối thép (45d=45*25=1125≈1200 đã được làm tròn lên 100mm)

B Thép đai

Ø Tất cả các đai đều có cùng Ø, đoạn móc của đai =7.5Ø

Ø Đai được tự động bố trí thỏa mãn yêu cầu cách 1 cốt dọc có ít nhất 1 cốt dọc ở góc cốt đai

Ø Khoảng cách đai có thể nhập cho 2 khu vực: gần gối và giữa nhịp:

• Đoạn gần gối phía dưới =Htầng/4 (3300/4=825≈800)

• Đoạn gần gối phía trên = Htầng/4+Hdầm (3300/4+600=1425≈1400)

• Đoạn giữa nhịp = Htầng – 2Đoạn gần gối (3300 – 800 – 1400=1100)

C Thống kê thép

Có 2 lựa chọn thống kê thép

Ø Thống kê tất cả cột

Ø Thống kê thép cục bộ VD: giai đoạn1: thiết kế phần ngầm ta chỉ thiết kế đến tầng1 nên chỉ cần thống kê thép từ đáy đài đến tầng 1; giai đoạn 2: thiết kế phần thân có thể lựa chọn thống kê thép từ tầng 2 đến mái

Trang 9

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

III KATA DẦM

Nhập liệu ở sheet ”Dam” trong file excel kèm theo

Ví dụ nhập 1 dầm với các thông số sau:

Hình 1 Sheet nhập liệu

Ø Sau khi nhập dữ liệu xong bấm nút “Save data” các thông số nhập sẽ được save vào sheet

”save_info”, sau này khi có sự thay đổi nhỏ trong thiết kế có thể bấm nút “Load data”, chương trình

sẽ yêu cầu nhập tên dầm (VD ta nhập vào D12) nếu dầm đó đã từng được save thì các thông tin về dầm có tên D12 sẽ được cập nhật vào, khi đó việc chỉnh sửa sẽ được thực hiện nhanh hơn

Hình 2 Mặt cắt dọc dầm

Ø Người dùng có thể nhập chiều dài hoặc lấy chiều dài trực tiếp trên bản vẽ bằng cách sau: select ô cần lấy dữ liệu (ví dụ ô C11) kích nút “Get length” chuyển qua Cad kích chọn các chiều dài Ta kích chọn bao nhiêu chiều dài thì dữ liệu sẽ được nhập vào bấy nhiêu ô tiếp (ví dụ C11, D11, E11 )

Trang 10

A Thép chịu lực

1 Đoạn dầm có tiết diện không đổi

Thép chịu lực sẽ chạy suốt qua dầm (cây số 1 tại trục 4 trong hình 2)

2 Đoạn dầm có tiết diện thay đổi

Thép chịu lực sẽ bị chia cắt tại vị trí dầm thay đổi tiết diện (cây thép số 1,2 tại trục 5 trong hình 2)

B Thép gia cường

Ø Lớp 1sẽ nằm cùng hàng với lớp thép chịu lực

Ø Đối với thép gia cường bên trên lớp 2 sẽ nằm dưới lớp thép chịu lực, lớp 3 sẽ nằm dưới lớp 2 Đối

với thép gia cường bên dưới lớp 2 sẽ nằm trên lớp thép chịu lực, lớp 3 sẽ nằm trên lớp 2

Ø Nếu số cây thép chịu lực =2 thì số cây thép gia

cường lớp 1 nằm giữa 2 cây thép chịu lực

Ø Khi số cây thép chịu lực >2 thì để đảm bảo tính

đối xứng khi cắt thép thì số cây thép gia cường

là ta nên nhập bằng số thép chịu lực trừ đi 1)

1 Thép gia cường gối

Ø Thép gia cường gối có thể nhập với trường hợp 2 bên gối giống nhau hoặc 2 bên gối khác nhau Ví

dụ nhập “5f20” sẽ gia cường cả 2 bên cùng 5f20; nhập “5f22;5f20” gia cường bên trái 5f22, bên phải 5f20; nhập “0;5f20” chỉ gia cường bên phải cột 5f20; nhập “5f20;0” chỉ gia cường bên trái cột 5f20

Ø Người dùng có thể nhập thép gia cường bụng ở phía trên trong một số trường hợp cần thiết (dầm móng…)

Ø Tùy vào tiêu chuẩn thiết kế, người dùng có thể tùy chọn đoạn cắt thép gia cường gối:

• L/4=0.25L từ mép cột (TCVN)

• L/3=0.33L từ tâm cột (tiêu chuẩn BS)

2 Thép gia cường phía dưới (gia cường tại nhịp)

Ø Người dùng có thể nhập thép gia cường gối ở phía dưới trong một số trường hợp cần thiết (dầm móng…)

Ø Có 2 điều kiện cắt thép

• Điều kiện 1(bắt buột) điểm cắt thép

cách mép cột nhiều nhất thường là L/5=0.2L (người dùng có thể thay đổi

hệ số 0.2)

• Điều kiện 2: điểm cắt thép cách điểm

cắt thép trên ít nhất bằng hdầm đối với các dầm bình thường nên chọn điều kiện này Tuy nhiên với các dầm có chiều cao lớn (như dầm chuyển) có thể không cần điều kiện này

Trang 11

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

3 Kéo thép gia cường

Ø Bằng cách nhập vào ký tự “-“ thì thép gia cường sẽ kéo băng từ vị trí nhập thép gần nhất đến vị trí nhập ký tự “-“

Ví dụ1:

Nhập số liệu như sau:

Xem kết quả cây số 3 và

cây số 4

Ví dụ2:

Nhập số liệu như sau:

Xem kết quả cây số 3 và

cây số 4

C Đai

Ø Tất cả các đai đều có cùng Ø, đoạn móc của đai =7.5Ø

Ø Khoảng cách đai ngoài có thể

nhập cho 3 khu vực như hình

bên Đai gia cường có 2 lựa chọn:

bố trí đều hoặc bố trí có khoảng

cách như đai ngoài

Ø Đai gia cường có 3 loại (đai

chữ nhật, đai U, đai C) Góc đai

nằm tại vị trí thép chịu lực

Ø Nhập chiều bề rộng đai theo

thứ tự thép chịu lực phía trên

do đó nên bố trí số cây thép

chịu lực phía dưới bằng thép

chịu lực phía trên

Ø Chương trình cho phép nhập

tối đa 20 loại đai gia cường cho

mỗi nhịp

Trang 12

Ø Click vào option button của nhịp để xem đai gia cường

tương ứng của nhịp đó

Ø Tại các vị trí có số cây thép gia cường lớp 2 lớn hơn 2

(ở hình bên, cây số 4 có 7 cây>2cây) ta có thêm cây số

13 để liên kết các cây thép dọc cũng như tạo khoảng

cách giữa các lớp thép (Theo tiêu chuẩn BS) Mặc định

cây này là Ø25a1000

Ø Tại các vị trí có cốt giá (cây thép số 8) ta có thêm đai C

để đỡ cốt giá (cây thép số 10) mặc định cây này có Ø=

Ø cốt đai, khoảng cách a=500

D Dầm giao

Ø Dầm giao chỉ nên nằm trong

khu vực cột nên độ lệch trục

dầm giao không nhập giá trị

> bề rộng cột chia 2 Xem

hình bên (cột phía trái có độ

lệch trục dầm giao=0, cột

bên phải có độ lệch trục

dầm giao =+300)

Ø Trường hợp khi có dầm giao

nằm ngoài khu vực cột (dầm

phụ) họa viên kết cấu phải

tự vẽ dầm phụ và đai gia

cường vào, sau đó thêm đai

gia cường vào phần thống

E Nhập thông tin cho dầm thay đổi tiết diện

1 Giật mép trên (mép dưới) dầm và thay đổi thép chịu lực

Để giật dầm so với mép dầm gốc ở phía trên ta nhập dữ liệu tại các ô D19, F19, H19, J19… Để thay đổi thép chịu lực (nếu có) tại vị trí giật dầm ta thêm “;” và nhập thép Tương tự đổi với mép dưới dầm ta nhập dữ liệu tại các ô D21, F21, G21, J21…

Ví dụ ở Hình 1:

Trục 4: giật mép dưới xuống 1000 (dương là giật lên, âm là giật xuống)

Trục 5: giật mép trên lên 200; mép dưới nhập 0 trở về mép dầm gốc

Trục 6: giật mép trên lên 100 so với mép dầm gốc (tương đương giật xuống 100 so với mép dầm nhịp trước đó) đồng thời thép chịu lực phía trên thay đổi thành 5f22; mép dưới giật lên 100

Trang 13

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

2 Thép giá

Khi thép giá có sự thay đổi do chiều cao dầm thay đổi ta nhập dữ liệu tại các ô D20, F20, H20, J20…

Chú ý:

Đối với tiết diện dầm, thép chịu lực, thép giá và thép đai khi không nhập dữ liệu thì dữ liệu để vẽ cho nhịp hiện tại sẽ lấy từ nhịp trước đó.Trong trường hợp không nhập dữ liệu để vẽ đai gia cường và không muốn chương trình lấy dữ liệu của nhịp trước đó để vẽ đai gia cường, ta nhập ký tự “ * ” vào hàng 24 cột loại đai (C24, E24, G24, I24, K24…)

Để chuyển dữ liệu vẽ dầm đã save từ KATA2.1 sang KATA2.3 ta qua sheet “save_info” xóa cột AC:BF (quét chọn cột AC:BF kích phải chuột chọn delete)

Trang 14

IV TOOLS HỔ TRỢ KATA

A Cài đặt

Ø Mở autocad lên, vào Tools/Load Applicationàclick Contentsàclick Add Tìm đến C:\kata_pro rồi quét chọn cả 2 filesàclick Add sẽ có thông báo 2 files added to the Startup Suite, àclick close Tìm đến C:\kata_pro rồi quét chọn cả 2 filesàclick Load sẽ có thông báo successfully load 2 files

B Hướng dẫn sử dụng

1 Thống kê sàn

Ø Mở file “Iso san.dwg” copy các block trong file

này (Hình bên) vào file đang vẽ sàn

Ø Rãi các block thép sàn lên mặt bằng sàn đồng

thời hiệu chỉnh đường kính thép, khoảng cách

thép, kéo chiều dài thép và khoảng rãi thép

thích hợp Chú ý bản vẽ trên Model cần vẽ

theo tỉ lệ 1:1

Ø Đánh lệnh “tksan”, quét chọn sàn đã rãi block

thép

Ø Chọn 1 điểm bất kỳ ta được bảng thống kê

thép sàn

Ø Chương trình sẽ tự động đánh lại số thứ tự

thép cho các block thép sàn đã quét chọn

2 Sửa thống kê

Ø Đánh lệnh “suatk” sau đó, con trỏ chuột hiện ra biểu tượng chọn

Ø Chọn các vị trí cần sửa (các vị trí đã đánh dấu như hình trên) rồi nhập lại các thông số mới Các thông số còn lại về chiều dài 1 thanh, số thanh toàn bộ, tổng chiều dài tổng trọng lượng sẽ tự động cập nhật theo với chiều dài đoạn nối thép =30d cho thép đường kính >8mm có chiều dài >11.7m

Trang 15

Tác giả: KS.Nguyễn Khả Tam Email: khatamxd@gmail.com

3 Tổng hợp thống kê

Ø Đánh lệnh “ththep”, con trỏ chuột hiện ra biểu tượng chọn

Ø Chọn các block thống kê thép

Ø Sau khi chọn xong ta bấm enter sẽ xuất hiện yêu cầu (chọn vị trí chèn bảng tổng hợp)

Ø Kích chọn vị trí thích hợp ta sẽ được bản tổng hợp cốt thép như bên dưới

C Các tính năng xử lý thép (chỉ dùng được với autocad32bit)

Các tính năng này sẽ giúp các bạn giải quyết 2 vấn đề lớn trong khi sửa bản vẽ:

Ø Thứ nhất: từ thực tế cho thấy trong khi sửa bản vẽ thì việc sai lệnh thông tin ghi thép cho mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng… là điều không thể tránh khỏi Phiên bản Kata3.0 ra đời sẽ giúp các bạn khắc phục được sai soát này vì các bạn chỉ cần sửa 1 lần trên thanh thép thì các thông tin ghi chú cho cây thép đó trên cả bản vẽ sẽ cập nhật theo

Ø Thứ hai: nếu các bạn đã sử dụng tính năng vẽ và thống kê thép sàn thì các bạn sẽ thấy một bất tiện

đó là không thể sử dụng được lênh “STRETCH” đối với các đối tượng block thống kê thép sàn

Phiên bản kata3.0 ra đời sẽ giúp các bạn tạo được các thanh thép (tạo bằng polyline) và các block ghi chú thép, các khoảng chạy thép (tạo bằng dim) tách rời nhau nhưng có mối liên kết (ẩn) với

nhau để từ đó có thể sử dụng được lênh “STRETCH” cho thanh thép mà vẫn giữ được những tiện lợi như khi sử dụng block thống kê thép sàn

Trang 16

Có 10 lệnh mới được đưa vào trong phiên bản kata3.0 này:

1 Cài đặt thông số cho kata

Ø Đánh lệnh “setupkata” hoặc click vào biểu tượng khoanh mây bên dưới

Ø Form setting sẽ hiện ra (xem hình bên)

cho phép người dùng có thể thay đổi

các cài đặt của chương trình như ký

hiệu thép, layer, dim style, các lệnh tắt

Ø Ký hiệu thép: Khoảng cách có thể tùy

chọn “a” hoặc “@”; ký hiệu phi thép

trơn nếu dùng big font có thể nhập

“%%c”; ký hiệu phi thép gân nếu dùng

big font có thể nhập “/G” hoặc “’”

Ø Layer: khi thay đổi layer cần chắc rằng

layer này đang có trên bản vẽ hiện tại

hoặc trong file

“c:\kata_pro\iso_kata.dwg”

Ø Dim style: khi thay đổi dim style cần

chắc rằng dim style này đang có trên

bản vẽ hiện tại hoặc trong file

“c:\kata_pro\iso_kata.dwg” Chương

trình sẽ tự tạo kiểu dim tương tự kiểu

Dim style đã nhập và điều chỉnh hệ số

đã lựa chọn

Ø Lệnh tắt: cho phép thay đổi lệnh tắt của

chương trình để phù hợp với yêu cầu

sử dụng của từng người tuy nhiên sau

khi thay đổi có thể sẽ không sử dụng

được thanh công cụ kata

Ngày đăng: 26/04/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w