1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

GIỚI THIỆU KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

57 836 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Các nhân tố địa lý địa hình Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình kéo dài từ cao nguyên Đồng Văn (230 24 ‘ B) đến mũi Cà Mau ( ),hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của Bắc bán cầu, cách đừơng xích đạo 80 theo độ vĩ Bắc. Về phía đông và phía nam giáp biển, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cămpuchia. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km, phần lớn các vùng chụi ảnh hưởng của biển . Địa hình Việt Nam phức tạp, nhiều núi(34 diện tích lãnh thổ la núi đồi) nhất là ở miền Bắc. Hệ núi nước ta được xem như những cách núi kéo dài của các cao nguyên Vân nam, Qúy Châu và chân dãy Hymalaya, và thường có chung hướng với các dãy núi ở phía nam Trung Quốc. Các hệ núi ở phía nam sông Hồng kéo dài xuống phía nam thành dãy Trường Sơn vào tới tận cuối trung Trung Bộ. Ở Nam Bộ, địa hình thấp và bằng phẳng. Những tính chất đó đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các hệ thực vật vùng lân cận vào Việt Nam. Các nhân tố khí hậu Tuy nằm trong phạm vi của vùng nhiệt đới, nhưng chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do địa hình kéo dài, khí hậu giữa hai miền Bắc va Nam khác nhau, nói chung khí hậu ở miền Nam tương đối đều hòa hơn ở miền Bắc, do miền Bắc chụi ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa phức tạp, làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa dông và mùa hè rất lớn. Nhìn chung lượng mưa nhiều, độ ẩm cao nên thảm thực vật nước ta rất phong phú, mặc dầu thành phần co khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng.

Trang 1

BÁO CÁO NHÓM 7

CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU KHU HỆ THỰC VẬT

VIỆT NAM

Trang 2

I NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH

SỬ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

1 Các nhân tố địa lý địa hình

Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc

khu vực Đông Nam Á, có địa hình kéo dài từ cao nguyên Đồng Văn (230 24 ‘ B) đến mũi Cà Mau ( ),hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của Bắc bán cầu, cách đừơng xích đạo 80 theo độ vĩ Bắc Về phía đông và phía nam giáp biển, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cămpuchia Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km, phần lớn các vùng chụi ảnh hưởng của biển

Trang 3

Địa hình Việt Nam phức tạp, nhiều núi(3/4 diện tích lãnh thổ la núi đồi) nhất là ở miền Bắc Hệ núi nước

ta được xem như những cách núi kéo dài của các cao nguyên Vân nam, Qúy Châu và chân dãy Hymalaya,

và thường có chung hướng với các dãy núi ở phía nam Trung Quốc Các hệ núi ở phía nam sông Hồng kéo dài xuống phía nam thành dãy Trường Sơn vào tới tận cuối trung Trung Bộ

Ở Nam Bộ, địa hình thấp và bằng phẳng Những tính chất đó đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các hệ thực vật vùng lân cận vào Việt Nam

Trang 4

2 Các nhân tố khí hậu

Tuy nằm trong phạm vi của vùng nhiệt đới, nhưng

chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Do địa hình kéo dài, khí hậu giữa hai miền Bắc va Nam khác nhau, nói chung khí hậu ở miền Nam tương đối đều hòa hơn ở miền Bắc, do miền Bắc chụi ảnh hưởng sâu sắc của chế

độ gió mùa phức tạp, làm cho sự chênh lệch nhiệt

độ giữa mùa dông và mùa hè rất lớn

Nhìn chung lượng mưa nhiều, độ ẩm cao nên thảm

thực vật nước ta rất phong phú, mặc dầu thành phần co khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng

Trang 5

 Đất đá vôi phong hóa màu đỏ hung, tại những nơi đá

có vôi, có thảm thực vật ưa vôi

Đất pốtdôn đỏ, màu nâu hoặc xám đen ở trên núi cao,

ở đây tường có rừng hỗn giao hoặc rừng lá kim

 Đất thịt, đất phù sa ở vùng thấp, đất cát di động ven biển Ngoài ra còn có đất ngập mặn do thủy triều, trên đó có các cây nước mặn sinh sống

Trang 6

Đất mặn Đất cát

Trang 7

Đất đá vôi Đất thịt

Trang 8

4 Các nhân tố lịch sử hệ thực vật

Hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu đày đủ và chính xác nguồn gốc của hệ thực vật Việt Nam Theo nhận định của một số tác giả trong và ngoài nước thì ở đại Trung sinh, hệ thực vật Việt Nam đã bao gồm các nhân tố địa phương như nhiếu loài trong bộ Thông đá, cỏ tháp bút và ngành Quyết trần, đặc biệt la lớp Tuế (Hạt trần) đã phát triển mạnh mẽ, và ngày nay còn soát lại nhiều loài cổ đặc hữu Những nhân tố di cư hiện nay còn để lại dấu vét trong các lớp than gầy ở Quảng Ninh Đến đại Tân sinh,

hệ thực vật Việt Nam mới đạt được sự phát triển toàn diện và hầu như có tất cả các chi hiện còn tồn tại.

Trang 9

Một số nhà cổ thực vật học đã mô tả các thực vật cổ ở Đông Dương, trong đó đáng chú ý có loài Dipterocarpoxylon khmerianum gần giống với loài Dipterocarpoxylon spectabile thuộc kỷ Thứ Ba ở Java (Inđônêxia) Điều đó chứng tỏ rằng ở kỷ Thứ Ba quần đảo Inđônêxia đã có liên hệ với lục đại của bán đảo Đông Dương Và từ đó cũng có cơ sở để cho rằng trong đại Tân Sinh mới có luồng di cư mạnh mẽ của thực vật

Theo Thái Văn Trừng (1970), do điều kiện tự nhiên thích hợp, ở Việt Nam có 3 nguồn di cư lớn, đưa các yếu

tố ngoài lai thuộc các khu hệ thực vật lân cận xâm nhập vào (những luồng di cư này đã diễn ra từ đầu kỷ Thứ Ba):

Trang 10

 Luồng thứ nhất, từ phía Nam lên từ các yếu tố vùng Inđônêxia – Malaixia, trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae)là tiêu biểu nhất

 Luồng tứ hai từ tây bắc xuống, gồm các yếu tố ở vùng ôn đới Vân Nam, Qúy Châu và dảy Hymalaia, trong đó các loài cây la kim của ngành Hạt trần, và các loài cây rụng lá trong mùa đông thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Hoa mộc (Betulaceae), Đỗ quyên (Ericaceae)…

Trang 11

Hoa Mộc

Đỗ Quyên

Trang 12

 Luồng thứ ba, từ phía tây và tây nam, gồm các yếu

tố vùng Inđônêxia – Malaixia tồn tại chủ yếu trên các vùng khô cạn của Ấn Độ, Myanma, trong đó tiêu biểu

là họ Bàng (Combre – taceae) và một số loài cây lá rụng thuộc họ khác

Cây lá rụng

Trang 13

II ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

Những nhân tố địa lý, khí hậu, và lịch sử hệ thực vật nói trên đã tạo cho hệ thực vật Việt Nam có một số đặc điểm riêng biệt:

1 Thành phần phức tạp phong phú

Mặt dù cho đến nay việc nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam chua được tiến hành đầy đủ, nhiều địa phương chưa đượ nghiên cứu hết( một số khu vực núi cao thuộc vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn…),

Trang 14

nhưng dựa trên những tài liệu hiện có từ trước đến nay

và theo các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà tác giả thì

ở Việt Nam hiện biết trên 7000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó co 140 loài thuộc hạt trần (con số này còn cách xa con số dự đoán của các nhà thực vật học, vì càng ngày càng phát hiện thêm nhiều loài nữa, bổ sung cho hệ thực vật vốn phong phú của nước ta )

Trang 15

Qua thống kê, nước ta nhận thấy ở Việt Nam có rất nhiều

họ thực vật giầu loài Những họ có trên 100 loài rất nhiều

Ví dụ : họ Lan (Orchidaceae) có khoảng 800 loài, họ Lúa (Poaceae) : gần 500 loài, họ Đậu ( Fabaceae) trên 600 loài, trong đó phân họ Đậu (Faboideae) tới 450 loài, họ Cà Phê ( Rubiaceae): 430 loài, họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) : 425 loài, họ Cúc (Asteraceae) trên 350 loài, họ Cói ( Cyperaceae) trên 300 loài, họ Dẻ (Fagaceae): 210 loài, họ Hoa (Lamiaceae) : 245 loài, họ Dâu tằm ( Moraceae) trên

120 loài, … (N Tiến Bân, 1997) Các họ có trên 50 loài cũng rất phát triển

Trang 16

Họ Lan

Họ Lúa

Trang 17

Họ Đậu

Họ Cà Phê

Trang 18

Họ Thầu Dầu Họ Cúc

Trang 19

Họ Cói Họ Dẻ

Trang 20

Họ Hoa

Họ Dâu Tằm

Trang 21

Có những họ tuy không nhiều loài nhưng phổ biến như: Ngọc lan (Magnoliaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Sổ (Dilleniaceae), Dầu (Dipterocarpaceae), Nấp ấm (Nepenthaceae), Đước (Rhizophoraceae),… Số lượng cá thể phong phú của chúng ở một số nơi khiến chúng đóng vai trò quan trọng trong thành phần của thảm thực vật nơi đó Ngoài ra còn gặp những họ ôn đới với nhiều loài như :

họ Óc chó (Juglandaceae), họ Liễu (Salicaceae), hộ Hoa mộc (Betulaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Đỗ

Trang 22

Họ Tiết Dê Họ Sổ

Trang 23

Họ Liễu Họ Óc Chó

Trang 24

2 Có nhiều thực vật cổ

Những dẫn liệu thu được trong thời gian vừa qua đã làm cho nhiều nhà thực vật trên thế giới chú ý đế khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Takhtajan (1966, 1976) khi phân tích khu phân bố hiện nay của thực vật Hạt kín đã kết luận : Đông Nam Á là “ cái nôi “ của thực vật Hạt kín và là trung tâm di cư đầu tiên của nhóm thực vật này

Trang 25

Nhiều họ thực vật Hạt kín rất cổ cũng gặp ở Việt Nam, chúng phân bố khá rộng rãi trong các rừng ẩm nguyên sinh như họ Ngọc lan có 3 chi rất cổ là Magnolia, Talauma và Mangietia; họ Na (Annonaceae) cũng là một

họ cổ tập hợp nhiều loài ở Đông Nam Á và rất phổ biến

ở nước ta, nhất là các dạng dây leo gỗ ở rừng nguyên sinh và thứ sinh (gần 100 loài): họ Máu chó (Myristicaceae) cũng khá cổ, có trung tâm phân bố là vùng nhiệt đới châu Á thì ở nước ta cũng gặp 3 chi với khoảng 25 loài Ngoài ra còn 1 số họ nguyên thủy khác cũng có đại diện ở Việt Nam như họ Hoa sói (Chloranthaceae), họ Lá giấp (Saururaceae), họ Tiết dê (Menis-permaceae)…

Trang 26

Họ Na Họ Lá Giấp

Trang 27

3 Yếu tố đặc hữu

Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về các yếu tố đặc hữu của Đông Dương và Việt Nam Theo nhận định chung của một số tác giả thì hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, tuy rằng không có họ đặc hữu (Takhtajan, 1970) và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm tỷ lệ cao Theo Phan

Kế Lộc, có hơn 1000 loài đặc hữu, chiếm 20% tính riêng ở miền Bắc, theo Posc Tamass (1965) là 33% cho Bắc Việt Nam, và 40% cho cả nước, một điều rất ít khi đạt được ở các vùng nhiệt đới

Trang 28

Theo Thái Vân Trừng (1971), cần phải xuất phát từ khu phân bố và nhất là từ trung tâm phát sinh của mỗi loài để quy địng loài đặc hữu, loài nào mà trung tâm phát sinh ở trên lãnh thổ một nước thì loài ấy mới thật

sự là thành phần đặc hữu của nước đó Ông cho rằng yếu tố đặc hữu địa phương (thuộc khu hệ Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam) là 50%

Số lượng lớn các loài đặc hữu thường tập trung ở 4 khu vực chính : dãy núi cao Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng ẩn ướt phần bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phái Nam

Trang 29

Một số loài đặc hữu thường gặp là : thông lá dẹp (Ducamponinus krempfii H Lec.), tô hạp hương (Altingia takhtajanii Thái), săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa Presl.), giổi (Talauma gioi A.Chev), lim (Erythrophloeum fordii Oliv.), teo nòng (Teonongia tonkinensis Stapf.), lim xẹt (Peltophorum tokinensis Pierre).

Thông lá dẹp

Trang 30

Cây lim xẹt

Trang 31

4 Nhiều loài có giá trị kinh tế cao

Theo điều tra, hiện nay có khoảng trên dưới 2000 loài (có tác giả cho tới 2300 loài) thực vật đã được nhân dân

ta sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên liệu khác phục vụ đời sống và phát triển kinh tế quốc dân

Trong số các loài thực vật đã được sử dụng, có nhiều loài rất quý, có giá trị kinh tế cao, ví dụ: các loài cho gỗ quý dùng trong xây dựng như đinh, lim, sến, táu, gụ, giổi, chò chỉ, pơmu, lát hoa…

Trang 32

Nhiều loài cho các lâm sản phụ có giá trị như bồ đề cho cáng kiến trắng; trầu, lai, sở cho dầu nhờn; hồi, quế, màng tang… cho dầu thơm, nhiều loài cho sợi dùng trong công nghiệp dệt, đan lát (bông, đay, cói…)các loài mây song có giá trị cao vì được sửng dụng làm bàn ghế, đồ mỹ nghệ cao cấp, nhiều loài cay cho tanin

để lam nguyên liệu thuộc da, nhuộm vải lưới, và còn rất nhiều loài cây làm thuốc có thể tinh chế ra những hợp chất nhiều loài bệnh khác nhau.

Trang 33

Tóm lại, hệ thực vật Việt Nam phong phú về thành phần, giàu có về nguồn tài nguyên Nhưng điều đáng lo ngại là do nhiều nguyên nhân mà trong đó là quan trọng nhất là do khai thác quá mức, có nhiều loài đã giảm súc

số lượng, bị thu hẹp khu phân bố hoặc thậm chí bị mất nơi sống dẫn đến tình trạng đe dọa bị tuyệt chủng Các nhà khoa học Việt Nam đã công bố một danh sánh gồm

350 loài thực vật trong cuốn “Sách Đỏ” về thực vật (1996), trong đó ghi rõ các mức độ bị đe dọa đối với từng loại

Trang 34

III PHÂN CHIA CÁC KHU HỆ THỰC VẬT

P Maurand (1943) căn cứ vào đặc điểm khí hậu và loại cây mà chia thảm thực vật theo địa đới, theo chiều ngang Segơlôva (1957) lại phân chia theo vành đai, theo độ cao Còn Thái Văn Trừng (1971) hay Nguyễn Đức Chính và Vũ Tư Lập (1965) thì chia làm 3 miền địa

Trang 35

1.Miền thực vật phía Bắc

Gồm hầu hết lãnh thổ Bắc Bộ và một phần bắc trung

bộ Ở đây có nhiều núi cao nhất, nên ở các vành đai cao

có thành phần của thực vật cận nhiệt đới và ôn đới Miền này cũng có nhiều núi đá vôi nên có nhiều loại thực vật ưa vôi sinh sống

Miền này có thể chia thành 3 khu:

Trang 36

a.Khu Đông Bắc: ở vĩ độ cao nhất của nước ta (21 –

230 24’B), địa hình chủ yếu la đồi núi thấp, mặt nghiên chút về phía biển với những cánh cung mở rộng về phía đông-bắc đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập không khí lạnh và khô từ lục địa phía nam Trung Quốc tràn về Gió mùa đông bắc đã tác động đến khu này gây ra nhiệt

độ thấp trong mùa đông Tuy vậy, tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu vẫn là cơ bản

Trang 37

Trên các vành đai thấp (200 – 600m) có kiểu rừng rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới vài loài ưu thế là táu mật (Vatica tonkinensis – Dipterocarpaceae) Nhưng những rừng nguyên kiểu này còn lại rất ít, một số rừng

đã bị tàn phá nặng, sau đó được phục hồi thành rừng thứ sinh gồn nhiều loài cây tạp, mọc nhanh, kém giá trị như ngát, chẹo, xoan đào, sau sau…

Ở khu vực ẩm nhiều (do ảnh hưởng của không khí

biển) như vùng Quảng Ninh có rừng lá rộng với các loại thuộc họ Dẻ như các chi Dẻ đá, Dẻ gai

Trang 38

Ở độ cao 500-600m có kiểu rừng á nhiệt đới mà thành phần phổ biến là các loài di cư từ khu hệ thực vật Quảng Động-Đài Loan thuộc họ long nảo và họ ngọc lan.

Ở độ cao dưới 2000m thường gặp các loài á nhiệt đới núi cao hoặc ôn đới như pơ mu, bách xanh, sa mu dầu hoặc các loài thuộc Ngành hạt trần khác

Ở vùng ven biển khu Đông Bắc có rừng ngập mặn trên đất bùn, ngập mặn bởi thủy triều hoặc trên đất mặn ven

bờ vùng cửa sông Ở đây các loài thực vật họ Đước như trang, đước, vẹt và một số loài cây thuộc họ khác như

sú, mắm

Trang 39

Thực vật khu Đông Bắc tuy phong phú và đa dạng nhưng phần lớn không còn giữ được tính chất nguyên sinh nữa.

Cây Mắm Cây Vẹt

Trang 40

b Khu Tây Bắc

Nằm giáp khu Đông Bắc từ tả ngạn sông Hồng đến hữu hạn sông Cả, là miền núi cao đồ sộ nhất Việt Nam với các đỉnh cao trên dưới 3000m như đỉnh

Phangxiphăng, đỉnh PuLuông…

Ở các vành đai thấp dưới 700m, thực vật mang tính chất nhiệt đới rõ, phổ biến có kiểu rừng kín nữa rụng lá với ưu thế các loài thuộc họ Bằng lăng, Bồ hòn, Bàng

Trang 41

Cây bàng Cây bằng lăng

Trang 42

Ở vành đai 700-1200m do khí hậu lạnh hơn, lượng mưa cao hơn, sương mù nhiều, có kiểu rừng kín lá rộng cận nhiệt đới mưa mùa.

Ở vành đai từ 1200m trở lên với các cao nguyên khô

và lạnh như Mộc Châu, Sông Mã…, khi hậu có mùa khô và một mùa mưa rõ rệt Thực vật mang tính chất cận nhiệt đới khô với nhiều loài cây rụng lá về mùa khô như sồi, sau sau… Lên cao trên 3000m chỉ còn cây bụi

và một ít tre nứa thấp

Trang 43

Rừng kín lá rộng cận nhiệt đới

Trang 44

c Khu đồng bằng Bắc Bộ

Nằm kẹp giữa hai khu vực núi Đông Bắc và Tây Bắc, địa hình bằng phẳng, đất đai tốt (được bồi đắp do phù sa sông Hồng, sông Thái Bình), mùa đông tuy có bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nhưng không rét như khu Đông Bắc vì địa thế thấp và còn chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương ấm áp

Ven rìa đồng bằng lác đát cũng có thể gặp một vài mảnh rừng nhỏ đã bị khai thác kiệt, còn lại ít cây bụi ưa

Trang 45

Ở các cửa sông lớn, do phù sa nhiều, nước lợ nên có rừng ngập mặn mà thành phần chủ yếu là bần chua, trang thuần loại(có khi cũng được trồng) hoặc xen lẫn một số loài cây bụi hay cây cỏ khác, như sú, ô rô, cối, sậy…

Cây sậy Cây ô rô

Trang 46

2 Miền thực vật Trường Sơn

Miền này chia làm 4 khu:

a.Khu Trường Sơn bắc

Khu này trải dài từ hữu ngạn sông Cả đến đèo Hải Vân Núi thấp chiếm đại bộ phận diện tích Có hai vành đai rừng rõ rệt: rừng nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới đai cao trên các dãy núi dọc biên giới Việt-Lào

- Ở các độ cao từ 800m trở xuống có rừng kín thường xanh như mùa nhiệt đới với các loài trong họ Đậu, họ Dầu, họ Xoan……

Trang 47

Cây Xoan Cây đậu

Ở độ cao 800m trở lên có kiểu rừng kín thường xanh cận nhiệt đới phân bố dọc theo biên giới Việt-Lào

Trên các núi đá vôi ở Quảng Bình ta cũng gặp thảm thực vật núi đá vôi tương tự như ở các núi đá vôi khu Đông Bắc

Trang 48

b Khu Trường Sơn Nam

Kéo dài từ đèo Hải Vân đến Ninh Thuận(không bao gồm vùng Tây Nguyên) Không có mùa đông lạnh thời gian kéo dài, nhất là ở cực Nam có lượng mưa thấp

Ở đây có các kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng khô hạn như rừng rụng lá, rừng cây bụi gai

Cây bụi gai

Ngày đăng: 26/04/2016, 11:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w