Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địachính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ
Trang 1BÀI THẢO LUẬN NHÓM 3
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN BIỂN Ở VIỆT NAM
Nhận xét của giáo viên:
………
………
………
………
Các thành viên trong nhóm: STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ 1 Dương Quốc Trung Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Hương Thuyết trình 3 Trần Thị Diệu Hằng 4 Lê Thùy Dung 5 Vũ Thị Chiêm 6 Khuất Thị Thu Hường 7 TRần Thị Hảo 8 Bùi Thái Cẩm 9 Bùi Thanh Thảo 10 Lê Thanh Thủy 11 Nguyễn Thị Thơ Nhận xét của nhóm trưởng:………
………
………
………
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
I, TỔNG QUAN VỀ BIỂN VIỆT NAM: 3
1.Khái quát về biển, đảo Việt Nam: 3
2.Tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: 5
3.Các nguồn tài nguyên đặc biệt 11
4.Kinh tế hàng hải: 17
5.Du lịch biển: 20
6, Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản: 25
KẾT LUẬN 29
Trang 3I, TỔNG QUAN VỀ BIỂN VIỆT NAM:
1.Khái quát về biển, đảo Việt Nam:
Năm 1961 khi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ hải quân, Người căn dặn: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta
có ngày, có trời, có biển Bờ biển ta dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó".Lời căn dặn của Bác với các chiến sĩ hải quân ngày ấy ẩn chứa sâu xa luận
điểm của Người, là sự khái quát rất ngắn gọn và dễ hiểu về lịch sử truyền thống
về Tổ quốc, về tiềm năng của biển nước ta và trách nhiệm của mọi thế hệ ngườiViệt Nam phải biết khai thác, quản lý và bảo vệ biển
Biển nước ta từ xưa tới nay luôn đóng vai trò to lớn, là không gian chiếnlược quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia Biển đã mang lại chonước ta rất nhiều lợi thế, tiềm năng và cơ hội phát triển, bên cạnh đó cũng đặt
ra không ít thách thức.“Việc tiến ra biển, làm chủ biển, bảo vệ và khai thácnguồn lợi từ biển” đang là cơ hội, đồng thời là thách thức lớn đối với cả dântộc
Với bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ởphía tây nam Vùng biển Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: ltriệu km2/330.000km2) Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát vàlàm chủ vùng biển Biển có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái BìnhDương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông Giaolưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển; có khí hậu biển là vùng nhiệt đớitạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt; có tài nguyên sinh vật vàkhoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm Vùng biển và hải đảo nước ta có vịtrí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nềnđộc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sựphồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật
Trang 4khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dướilòng đại dương Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang lànơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đạidương có sức mạnh về kinh tế và quân sự.
Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, vớidiện tích khoảng 3,5 triệu km2 trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từkinh độ 1000 đến 1210Đông Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam,Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan,Camphuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan Biển Đông có vị trí chiến lượcđối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và cácquốc gia khác trên thế giới
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địachính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số
157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới Chỉ số chiềudài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100
km2 đất liền có 1km bờ biển) Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh,thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảoluôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người ViệtNam
Hải đăng trên đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh: Văn Thành Châu
Trang 5Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta códiện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2) Vùng biển nước ta
có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường
Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặcbiệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đôngcủa đất nước Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm cácđiểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam,
từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trêncác vùng biển
2.Tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
a.Về kinh tế, chính trị- xã hội
Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớnnhất trên thế giới đi qua.Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau ĐịaTrung Hải).Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại(không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thếgiới Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lượccủa các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn ĐộDương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau;chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu Với Mỹ: Là tuyếnhoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minhchuyên chở qua Biển Đông; với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầutức 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông; với Nhật Bản 70% lượngdầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên conđường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương
Trang 6và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, NhậtBản và các nước trong khu vực Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biểncùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trongnội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và venbiển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổquốc một cách nhanh chóng và thuận lợi Cùng với đất liền, vùng biển nước ta
là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn,một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi rất hấp dẫn cácthế lực đế quốc, bành trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảmtrước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏkhí đốt Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích
có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trong
đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỉ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rấtlớn Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khaithác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng nămcung cấp hàng chục triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho pháttriển kinh tế và dân sinh Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềmnăng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệuxây dựng khác
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khuvực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh
tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển,…Riêng cá biển đã phát hiện hơn2.000 loài khác nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao Đến nay
đã xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùngven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi Dọc ven biển còn có hơn 80 vạnhéc-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hảisản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu…Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng
Trang 7hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuấtkhẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao.
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng,trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một
số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, CátHải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,… Riêng khu vựcVũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xâydựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở HònChông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ Hiện nay nước ta có trên 100 cảngbiển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thốngcác cảng biển
b.Về quốc phòng- an ninh:
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển,đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiềutầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn
bảo vệ Tổ quốc Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh
kẻ thù đã sử dụng đường biển để tiến công xâm lược nước ta Những chiếncông hiển hách của cha ông ta trên chiến trường sông biển đã minh chứng: balần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288; chiếnthắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077; chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trênchiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai tronglịch sử dân tộc
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo ViệtNam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướngbiển Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từBắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhấtkhoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung
Trang 8tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển khônglớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọimục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bịcông nghệ cao xuất phát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ đượccủng cố xây dựng thành những căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lựclượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển, đảo
có vai trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước
Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XXđến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt
và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tác động tới quốc phòng
và an ninh của nước ta Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùngbiển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan(Tây Nam), Philippin, Malaysia, Indonexia, Brunay (phía Đông, Đông Nam vàNam), nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủquyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặcbiệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lựclớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyềntrên vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường
về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và an ninh đất nước
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trongđiều kiện hiện nay Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giớiluôn xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khảnăng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trongđất liền phát triển, chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềmnăng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cốquốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điềukiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phươngyên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa Phải xây dựngHải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách
Trang 9mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đểquản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc./.
Biển Việt Nam được công nhận là 10 trung tâm đa dạng sinh học biển điển hình trên thế giới Do vậy, biển đảo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.Trong những năm vừa qua, ước tính kinh tế biển đóng góp khoảng 48% GDP, trong đó các ngành kinh tế biển đóng góp lớn là dầu khí 64%, đánh bắt và chế biến hải sản 14%, vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%, du lịch biển 9%
II.Khái quát tài nguyên biển ởViệt Nam
1.Tài nguyên sinh vật (living resources)
- Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến trong các vùng biển-đảo ViệtNam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá Có 83 loàisinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài
da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3loài mực)
- Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế (trích, thu, ngừ, bạc má, hồng,v.v ) thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3 - 3, 5 triệu tấn và khả năngkhai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm Trong số nguồn lợi về cá, thì
cá nổi đóng vai trò rất lớn Những đánh giá gần đây cho thấy, trữ lượng cá nổitrung bình ở các vùng biển Việt Nam vào khoảng 2.744.900 tấn và khả năngkhai thác là 1.372.400 tấn
- Trong đó, vịnh Bắc bộ: trữ lượng là 433.100 tấn và khả năng khai thác
là 216.500 tấn; Trung bộ: trữ lượng là 595.600 tấn và khả năng khai thác là297.800 tấn; Đông Nam bộ: trữ lượng là 770.800 tấn và khả năng khai thác là385.400 tấn; Tây Nam bộ: trữ lượng là 945.400 tấn và khả năng khai thác là472.700 tấn Trữ lượng cá nổi chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá Tỷ lệ cá nổitrong tổng trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam: vùng biển vịnh Bắc bộ (83,3%),Trung bộ (89,0%), Đông Nam bộ (42,9%), Tây Nam bộ (62%), các gò nổi(100,0%) và trung bình cho toàn vùng biển là 63,0%
Trang 10- Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữlượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng chochế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn giasúc 10 loài và phân bón 8 loài) Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loạiđộng vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển Vì nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới, trong các vùng biển của nước ta còn có các hệ sinh thái rừngngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo, hệ sinhthái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát, v.v
-Trong các hệ sinh thái này, tính đa dạng sinh học rất cao Tiềm năngnuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũngvịnh và vùng biển ven bờ rất lớn Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản củanước ta khoảng 2 triệu héc-ta (thực tế năm 2001 mới sử dụng 755.000 ha mặtnước), bao gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nướcmặn ven bờ, có thể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu, nuôi cálồng Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản lượng lớn thủy sảncho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ, v.v phục vụ chocuộc sống
- Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khaithác còn hạn chế: chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đốilàm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn
2.Tài nguyên không sinh vật(non- living resources)
Nguồn tài nguyên không sinh vật của biển Việt Nam rất lớn bao gồm tàinguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng và các loại tài nguyên khác
- Tài nguyên khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong
khối nước, trên đáy và trong ḷng đất dưới đáy biển Trong các vùng biển vàthềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xácđịnh, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triểnvọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng ước tínhkhoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở thềmlục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể
Trang 11- Các loại sa khoáng ven bờ như ilmenit với trữ lượng dự đoán khoảng
13 triệu tấn; cát thủy tinh, trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn Ngoài ra, cònmột khối lượng lớn vật liệu xây dựng khổng lồ có thể được khai thác từ đáybiển (cát, sạn, sỏi cho xây dựng hoặc san lấp) để thay thế cho nguồn này trênlục địa đang bị cạn kiệt dần Ngoài ra còn có cát thủy tinh ở Vân Hải (QuảngNinh), Ba Đồn (Quảng Bình), Cam Ranh (Khánh Hòa), v.v với trữ lượngnhiều tỷ tấn
- Trên sườn lục địa - chân lục địa và đáy biển sâu còn có tiểm năng cáckết hạch sắt - mangan, bùn đa kim rất đáng kể mà đến nay chưa thể xác địnhđược trữ lượng Một loại khoáng sản khác rất có triển vọng trong trầm tích đáybiển Việt Nam được các nhà địa chất mới phát hiện trong thời gian gần đây làkhí cháy (Hydrat methan) Nguồn tài nguyên khoáng sản trong khối nước biển
có trữ lượng lớn nhất là muối với trữ lượng rất lớn bởi vì độ muối trung bìnhcủa nước biển là khoảng 32‰ và đường bờ biển dài khoảng 3.500km Đây làloại khoáng sản dễ khai thác phục vụ rất thiết thực cho công nghiệp và đờisống
- Tài nguyên năng lượng Thủy triều, sóng và gió là nguồn năng lượng
tái tạo tiềm năng trên các vùng biển-đảo Việt Nam Theo Bùi Văn Đạo, tiềmnăng điện gió ở Việt Nam rất lớn Riêng dải duyên hải Nam Trung bộ và Nam
bộ có khả năng sản xuất tới 5 x 109Kw/giờ.năm
3.Các nguồn tài nguyên đặc biệt.
Khác với hai loại tài nguyên trên có thể đánh giá được bằng trữ lượng,còn một số điều kiện tự nhiên không thể đánh giá định lượng được, nhưng lạiđược con người sử dụng, thậm chí từ rất lâu đời, trong các hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội của mình đều có thể xếp vào loại tài nguyên đặc biệt này Đóchính là địa hình bờ và đảo cũng như không gian mặt biển
- Không gian mặt biển Như đã nói, vùng biển-đảo nước ta hoàn toàn
nằm trong vùng nhiệt đới và có diện tích rộng tới khoảng 3,5 triệu km2, quanhnăm nước không đóng băng Đây chính là điều kiện để giao thông - thương mạiphát triển Biển Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung nằm ở vị trí có
Trang 12nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ mộtvai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắclực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ biểnĐông.
- Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biểncủa Việt Nam thông qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, TrungĐông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đếncác cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữaPhilippines, Indonesia, Singapore đến Australia và New Zealand, v.v Đây làđiều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúcđẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước khác trong khu vực vàtrên thế giới
III, Phát triển bền vững kinh tế tài nguyên biển Việt Nam
1.Công nghiệp dầu khí
Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ Nhiều bểtrầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định trong đó có bể tầm tích CửuLong và Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất, điều kiện khai thác thuận lợi, trữlượng đánh giá khoảng 3- 4 tỷ m3 dầu quy đối, trong đó 0,9- 1,2 tỷ m3 dầu và2.100- 2.800 tỷ m3 khí, phần lớp tập trung ở vùng nước sâu xa bờ So với cácnước Đông Nam Á, trữ lượng dầu khí của nước ta đứng sau thứ 3, sau In-đô-nê- xi- a và Ma-lai-xi-a Tuy nguồn phát hiện chưa thực hiện lớn, song đối vớinước ta nó có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn khởi động nềnkinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngành dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong nhữngnăm qua, ngành Dầu khí đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Mặc dù cũng phải đối mặt với một số khó khăn, nhưngngành Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngành kinh tế then chốt,phát triển trong tương lai…
Trang 13Dầu khí tập trung chủ yếu ở Trung Đông, chiếm 2/3 trữ lượng dầu khíthế giới, nhưng phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăntrong việc thăm dò, khai thác.
Bên cạnh đó, dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏicông nghệ lọc dầu cao.Mặc dù trữ lượng dầu còn rất lớn nhưng đây là nguồnnăng lượng có giới hạn và không thể tái tạo.Chính vì vậy, mỗi quốc gia đềuphải có kế hoạch khai thác, kinh doanh và sử dụng hợp lý
+ Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam
Đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3-4 tỷm3 dầu quy đổi, trong đó 0,9-1,2 tỉ m3 dầu và 2100-2800 tỷ m3 khí Năm 2003
đã khai thác 17,6 triệu tấn dầu thô và 2,17 tỷ m3 khí; xuất khẩu dầu thô đạt17,143 triệu tấn Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3khí/năm đã hoàn thành vào cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ.TRong giai đoạn 2003-2004 cung cấp 2,1-2,7 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máyđiện Phú Mỹ Đang triển khai xây dựng đường ống dẫn khí Phú Mỹ – Thành
Trang 14phố Hồ Chí Minh với công suất khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, hoàn thành vào năm
2004 nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ khí ở miền Đông Nam Bộ Ngành dầukhí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nềnkinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch Trong giaiđoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần
35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhucầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp vàtiêu dùng dân sinh
Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phầnlớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quânkhoảng 15% Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%
Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷUSD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm16,9%