1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8

27 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

1.Tên sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” 1 MỤC LỤC i.phÇn më ®Çu 1.Môc ®Ých của sáng kiến 2.§ãng gãp vÒ mÆt khoa häc, kinh tÕ, x· héi cña ®Ò tµi……………………………… ii.phÇn néi dung Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến 1 Cơ sở lí luận của sang kiến 2 Cơ sở thực tiễn của sang kiến Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sang kiến đề cập Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi Giải pháp 1: Đối với giáo viên Giaỉ pháp 2: Đối với học sinh…………………………………………… Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp được triển khai………… Phần 3 Kết luận 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của sáng kiến 2.Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai 3.Kiến nghị 4.Phụ lục……………………………………… .Tư liệu tham khảo……………………………………………… Quy íc viÕt t¾t 1 THCS: Trung häc c¬ së 2 2 HS: Học sinh 3 SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 4 SGK: Sách giáo khoa 5 GV: Giaó viên 6 SK: Sáng kiến Phần 1 MỞ ĐẦU 1 Mục đích của sáng kiến: Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường) Hay và đúng có 3 mối quan hệ mật thiết với nhau Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách … Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết Bên cạnh đó việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ” Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài Muốn thế người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường Bài văn của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề Đoạn văn trong bài thường sai quy cách Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay Cũng chính xuất phát từ đó tôi đã tiến hành tìm tòi nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS ” Thực tế cũng đã kiểm chứng điều đó Sau khi áp dụng các biện pháp này tôi thấy kết quả rõ rệt qua 2 năm học là 2013- 2014 và 2014-2015 Học sinh khối 8 trường THCS Trung Kênh không còn sợ các bài tập làm văn nữa mà các em đã trở lên hào hứng và có kết quả khá tốt 4 2 Đóng góp của sáng kiến: Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh và dễ để tạo lập văn bản trong khi làm bài viết Đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề: Tìm hiểu đề, viết đoạn văn trong văn bản tự sự, liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự từ đó hình thành cho mình kĩ năng để góp phần làm tốt bài văn Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng Sau quá trình trăn trở, suy nghĩ rất nhiều tôi đã trao đổi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất áp dụng vào thức tế Trong hai năm học áp dụng với học sinh khối 8 tại trường THCS Trung Kênh tôi cảm thấy nó thật sự đem lại hiệu quả Qua khảo sát chất lượng, qua bài viết và bài kiểm tra năng lực viết văn của học sinh lớp 8 đã có sự biến chuyển rõ rệt đáp ứng được đòi hỏi của môn học Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến: Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc - viết” Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp các phân môn khác Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài 5 nói, bài viết Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy Tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Ngữ văn Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận, Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết 2 Cơ sở thực tiễn của sáng kiến: Trong các phân môn Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn là khó hơn cả Khó với học sinh vì yêu cầu tạo lập văn bản hoàn chỉnh Mà muốn tạo lập được một văn bản đòi hỏi phải rèn luyện và tích luỹ Khó với bản thân giáo viên giảng dạy bởi nếu chỉ dạy cho học sinh hiểu thì quá đơn giản Nhưng dạy làm sao để biến thành các kĩ năng khi làm bài văn và làm được tốt các bài văn theo chương trình là vấn đề khá khó khăn Học sinh xã Trung Kênh từ trước tới nay được đánh giá là hiếu học nhưng lại chỉ thích học các môn tự nhiên Với môn Ngữ văn thì các em đều rất ngại hoc, lười học và lười làm Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng ý, không có kĩ 6 nẵng viết bài, không có định hướng khi làm bài… Do đó kết quả của bộ môn còn không cao Điều này khiến bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở Giờ học Tiếng việt và giảng văn học sinh rất hào hứng, giờ học lí thuyết tập làm văn học sinh hiểu bài vây sao kết quả thi lại không cao Chính từ thực tiễn đó nên tôi đã tìm tòi suy nghĩ, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh Từ đó đã tìm được các giải pháp khả thi Sau gần hai năm thực hiên đã thu được kết quả khá tốt đẹp Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập: Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn Thực trạng này lâu nay đã được báo động Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là: - Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn Các em còn phải dành thời gian học các môn khác Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại 7 - Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS khi chưa áp dụng SKKN * KÕt qu¶ khảo sát đầu n¨m häc 2013-20014: Líp Giái Sĩ số Kh¸ T.B Yªó SL % SL % SL % SL % 8B 38 0 0 9 23,7 17 44,7 12 31,6 8C 35 0 0 2 5,7 22 62.9 11 31,4 8 Cộng 73 0 0 11 15,1 39 53,4 23 31,5 Nguyên nhân của thực trạng trên: Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau : - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học Đối với bản thân tôi trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong quá trình dạy chỉ dạy tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài Về phía học sinh: - Học văn đòi hỏi phải đọc nhiều, viết nhiều nhưng một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn - Địa phương xã Trung Kênh thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, ít có thời gian học bài ở nhà , để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết 9 - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập - Xã nằm xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ hệ thống sách tham khảo để phục vụ việc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo Vì vậy các em chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng … khi viết văn Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm và làm tốt bài tập làm văn Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn ?” Qua quá trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 Trong những biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng như vật chất (điểm số) là rất quan trọng Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ở trường THCS Trung Kênh” Chương 3:Những giải pháp ( biện pháp) mang tính khả thi Khi dạy học sinh viết văn , giáo viên cần chú trọng cho học sinh khai thác cái đẹp, cái hay của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật có liên quan, thấy được chiều sâu tư tưởng của tác giả gửi gắm vào đấy để từ đó giúp học sinh có kĩ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại, sống có trách nhiệm với mọi người, biết rung động cảm thụ để lĩnh hội kiến thức cơ bản 10 Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào được kể một cách đầy đủ (nhưng đề yêu cầu kể một kỉ niệm) Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em lại chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6) Thêm vào đó ở chương trình Ngữ văn 8 các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều 2.Tìm ý và lập dàn ý: a/ Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề bài cụ thể là xác định nhân vật , sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện nếu là văn tự sự Tìm hiểu các luận điểm , luận cứ và dẫn chứng chủ yếu nếu là văn nghị luận,… b/ Lập dàn ý: là sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lý nhất để làm rõ nhất vấn đề mà đề bài yêu cầu Trong văn tự sự là sắp xếp việc gì kể trước việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết Đây là hai bước tương đối quan trọng trong quá trình làm bài tập làm văn của học sinh Làm tốt hai bước này không phải là chuyện đơn giản.Vì vậy phải thường xuyên luyện tập biến nó trở thành kĩ năng Tránh tình trạng học sinh bỏ qua hai bước này khi làm bài.Đặc biệt khi làm bài kiểm tra cũng như khi đi thi thì học sinh thường đọc đề xong là bắt tay ngay vào viết bài Kết quả là thời gian làm bài thì thừa mà bài viết thì thiếu ý, các ý thì lại sắp xếp rất lộn xộn Khi đi thi và làm bài kiểm tra học sinh sẽ tìm hiểu bằng cách gạch ngay những từ ngữ then chốt vào đề thi còn tìm ý và lập dàn ý ngắn gọn ra giấy nháp.Bước này không mất nhiều thời gian mặt khác lại còn giúp các em chủ động khi viết bài và đạt được hiệu quả cao Giáo viên rèn kĩ năng này cho học sinh qua quá trình học tập như: Ví dụ 1: Bài tập làm văn số 1: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý sau đó mấy viết bài Cho điểm cả phần lập dàn ý.Các bài viết tiếp theo cũng vậy Khi trả bài, chữa bài giáo viên cũng sẽ lập dàn ý mẫu cho học sinh để từ bài viết sau học sinh vận dụng và làm theo Với học sinh làm bài có kết quả kém thì yêu câu 13 dựa vào dàn ý cô giáo đã chữa để viết lại và giáo viên sẽ kiểm soát bài của các em Từ đó học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và kĩ năng viết bài Mở bài: Cảm nhận chung: - Trong đời học sinh, ngày đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất Thân bài: Diễn biến của buổi khai trường đầu tiên: + Đêm trước ngày khai trường: - Bố mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ sách vở và quần áo mới - Tâm trạng em nôn nao náo nức lạ thường + Trên đường đến trường: - Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu( bầu trời, mặt đất, con đường,….) - Thấy ngôi trường thật rộng lớn còn mình thì thật là nhỏ bé - Ngại ngùng đến chỗ đông người - Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút + Lúc dự lễ khai giảng: - Tiếng trống vang lên giòn giã thúc giục - Lần đầu tiên trong đời em được dự môt buổi lễ trang trọng và nghiêm túc như thế - Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy - Rất vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp một - Rụt rè làm quen với các bạn mới Kết bài: Cảm xúc của em:Thấy rằng mình đã lớn và tự nhủ phải chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng Học sinh có thể viết kỉ niệm ngày đầu tiên đi học theo hướng khác nhưng các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lí và đó phải là những kỉ niệm trong sáng Ví dụ 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể lại chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? 14 Cũng là văn tự sự nhưng đây là môt bài văn kể theo sự tưởng tượng với cốt truyện có sẵn Cần thay đổi ngôi và tìm ra tình huống truyện sao cho hợp lí nhất Mở bài: Giới thiệu chung: - Nêu ra tình huống được chứng kiến câu chuyện( có thể đóng vai một người hàng xóm của lão Hạc hay đóng vai con ông giáo,… ) Thân bài: Trình bày chi tiết cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc - Lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt đau khổ - Lão Hạc kể lại chuyện bán con chó Vàng cho ông giáo nghe - Tâm trạng của lão Hạc và tâm trạng của ông giáo lúc đó - Ông giáo an ủi và cố gắng làm cho lão cảm thấy khuây khoả - Lão Hạc nhờ ông giáo hai việc - Tâm trạng của em khi chứng kiến cuộc trò chuyện đó Kết bài: Cảm nghĩ của em: - Lão Hạc là người cha rất thương con và giàu đức hi sinh - Số phận hẩm hiu của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 Ví dụ 3: Khi làm bài văn thuyết minh cũng vậy cần lập dàn ý xong mấy viết bài Bài viết sẽ mạch lạc và khoa học Đề bài: Thuyết minh về chiếc bút máy Học sinh đọc đề bài xong tìm hiểu đề nắm rõ đối tượng rồi sẽ đi tìm ý như sau: - Cấu tạo của bút máy - Chất liệu của bút máy - Cách sử dụng - Cách bảo quản Từ các ý đã tìm được học sinh đi xây dựng dàn ý chi tiết như sau: Mở bài:Giới thiệu chung về cây bút máy là đồ dùng cần thiết và gần gũi với học sinh và sinh viên Thân bài: Trình bày cụ thể các tri thức về chiếc bút máy: 15 - Cấu tạo của chiếc bút máy: + Cấu tạo bên ngoài: gồm hai phần thân và nắp, thân bút hình trụ rỗng dài khoảng 14 cm.Thân bút thường làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại Ngoài ra còn có bộ phận để gài + Cấu tạo bên trong: Ngòi bút bằng thép đầu có một chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo Có lưỡi gà, ống dẫn mực Ruột bút là một ống bằng cao su bên ngoài được bọc bằng kim loại mỏng Khi hút mực vào ruột bút căng đầy mực - Cách sử dụng và bảo quản: Khi viết xong lấy giẻ mềm lau nhẹ ngòi cho sạch Đậy nắp bút để bảo vệ ngòi bút Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây bút máy 3.Viết bài: Đây là một bước quan trọng nhất bởi nó đánh giá được kiến thức cũng như kĩ năng của học sinh.Một số học sinh nếu như phát biểu trình bày bằng miệng thì khá tốt nhưng khi viết bài thì lại lủng củng, diễn đạt kém, bài viết thiếu mạch lạc khô khan thiếu tính văn chương Vì vậy cần bồi đắp dần dần để học sinh làm tốt phần này Trước hết là trong các giờ học văn bản qua các văn bản mẫu để học sinh hiểu được và biết cách diễn đạt cảm xúc của mình trước cá vấn đề Thứ hai là trước mỗi một vấn đề bao giờ cũng yêu cầu học sinh trình bày bằng những cách khác nhau Rèn kĩ năng trình bày vấn đề bằng nhiều kiểu đoạn văn khác nhau: đoạn văn quy nạp, song hành, tổng phân hợp, diễn dịch Khi chấm bài của học sinh giáo viên chấm chữa tỉ mỉ và chu đáo Chữa cho học sinh từ các lỗi chính tả đến lỗi diễn đạt câu văn Cách liên kết các câu văn và đoạn văn Chú ý đến cấu trúc bắt buộc của một bài văn bất kì là đầy đủ cả ba phần mở, thân và kết Cần nhắc nhở học sinh về cách trình bày và rèn chữ để kết quả cao hơn trong bộ môn ngữ văn 16 Đặc biệt rèn kĩ năng viết mở bài và kết bài cho học sinh Một bài văn hay và đúng sẽ được thể hiện ngay ở phần mở bài Cần tạo cho học sinh những hướng mở bài riêng không nên quá khuôn mẫu và sáo rỗng sẽ rất nhàm chán Đặc biệt với những đối tượng khá và giỏi cần tạo lập được những mở bài đặc sắc Muốn vậy giáo viên cũng phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng này cho các em 4 Đọc và sửa lại bài: Học sinh thường bỏ qua bước này trong quá trình học tập.Nhưng đây cũng là bước quan trọng và không thể bỏ qua để bài văn đạt kết quả cao nhất Học sinh khi đọc lại bài viết của mình sẽ nhận ra ngay các lỗi sai về chính tả và lỗi diễn đạt Lỗi sai nào sửa được học sinh sẽ sửa ngay còn với những lỗi không sửa được thì học sinh ghi nhớ và không mắc sai phạm ở các bài văn tiếp theo 5 Rèn luyện kĩ năng thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập: Học cần đi đôi với hành Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em để hướng dẫn và cho các em thực hành Ví dụ 1: Khi dạy xong tiết 8 – Bố cục của văn bản, trước khi đi vào làm bài tập trong SGK giáo viên có thể cho học sinh thực hành viết đoạn văn giáo viên cũng cần chia làm hai giai đoạn: trước hết cho học sinh viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước, tiếp theo mới là viết theo yêu cầu mà không có câu chủ đề (học sinh tự đặt câu) Ví dụ 2: Khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4) tôi cho học sinh bài tập về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về Lão Hạc – người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám (cho HS câu chủ đề: Lão Hạc là con người nghèo khổ nhưng lão có nhiều phẩm chất đáng quý.) 17 Tới tiết 16 – Liên kết đoạn văn trong văn bản, khi kiểm tra bài cũ xong, GV mời một HS trình bày đoạn văn của mình cho thầy cùng cả lớp nghe rồi GV nhận xét Cuối tiết học GV thu bài lại để về nhà chấm, nhận xét và sửa cho HS Ví dụ 3: Khi dạy xong tiết 21 – 22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho HS về nhà làm: Em thử tưởng tượng mình là người chứng kiến cái chết của cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại cái chết của cô bé Vậy em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và nhận xét trong bài viết cho các em Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các em rút kinh nghiệm cho bài của mình Ví dụ 4: Bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5) có nội dung tương đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà Thời gian trên lớp giáo viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương Khi học sinh viết xong, giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những học sinh khác nhận xét Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình thức trình bày Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh chưa viết xong thì thu lại ở tiết sau) Ví dụ 5: Khi dạy xong tiết 25 - 26, Đánh nhau với cối xay gió, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - Pan - xa Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn 18 Trên cơ sở đó ở tiết 28 này học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là rất dễ Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học sinh tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt đoạn văn đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác 6 Liên kết đoạn văn trong văn bản: Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các đoạn văn trong văn bản” ở tiết 16, bài 4 Trên cơ sở bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn do các em tạo ra Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện liên kết đoạn văn Ví dụ 1: Khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - tiết 16, bài 4, giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh ( trang 5,6,7,8) và văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố ( trang28,29,30,31) Sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn bản đó 19 Tới tiết 18, bài 5 - Tóm tắt văn bản tự sự, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên mời học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác dụng nối như: - Trước đó mấy hôm,… - Nhưng lần này lại khác, - Sau khi, … - Thế là … - Sáng hôm sau, Ví dụ 2: Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” ( Xéc - van - téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn Học sinh có thể tìm được các phương tiện liên kết: Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, … Đêm hôm ấy, … Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí thuyết, từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung bình và yếu là tương đối khó Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu cho các em Bên cạnh đó là bài của các em học sinh khá giỏi Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho các em Ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho các em về nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học sinh) Ví dụ 3: Ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sư (tiết 24, bài 6), khi dạy đến phần luyện tập, giáo viện cho học sinh làm bài tập 1 và đọc phần đọc thêm ở trên lớp Còn bài tập 2 - “viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân” thì giáo viên cho học sinh về nhà làm Giáo viên yêu cầu học sinh viết thành 2 đoạn văn đoạn trong đó có các phương tiện liên kết 20 Đến tiết 28, bài 7 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày bài của mình rồi giáo viên nhận xét Sau đó thu bài về nhà chấm và sửa cho học sinh Ví dụ 4: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - van - téc) có hai nhân vật Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt Vậy sau bài học đó giáo viên yêu cấu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn có quan hệ đối lập) Ví dụ 5: Học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết rằng chị Dậu và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói về số phận và tính cách của người nông dân (thông qua lão Hạc và chị Dậu) Có thể nói rằng để viết được một bài văn đúng và hay là rất khó, bởi ngoài việc có kiến thức vững vàng nó còn đòi hỏi người viết phải vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau Nhìn chung các kĩ năng đó các em đã được học nhưng do đặc điểm lứa tuổi, cũng như thời gian thực hành còn hạn chế nên người giáo viên phải có biện pháp giúp các em thành thạo những kĩ năng đó mới mong các em vận dụng tốt được Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến: Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì * KÕt qu¶ häc kú I, n¨m häc 2013-2014: Líp 8B Giái Sĩ số 38 Kh¸ T.B Yªó SL % SL % SL % SL % 2 5.3 12 31.6 17 44.7 7 18.4 21 8C 35 1 2.9 4 11.4 22 62.9 8 22.9 Cộng 73 3 4.1 16 21.9 39 53.4 15 20.5 * KÕt qu¶ häc kú II, n¨m häc 2013-2014: Líp Giái Sĩ số Kh¸ T.B Yªó SL % SL % SL % SL % 8B 38 6 15.7 11 28.9 17 44.7 4 10.5 8C 35 3 8.6 6 17.1 22 62.9 4 11.4 Cộng 73 9 12.3 17 23.3 39 53.4 8 10.9 * Kết quả khảo sát cuối năm 2014- 2015 Líp Giái Sĩ số Kh¸ T.B Yªó SL % SL % SL % SL % 8B 35 6 17,1 13 37,1 13 37,1 3 8,7 8D 33 5 15,2 14 42,4 11 33,3 3 9,1 Cộng 68 11 16,1 27 39,7 24 35,3 6 8,8 Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh lớp 8 trường THCS Trung Kênh Tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả chưa cao Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên So với chất lượng những năm trước thì chất lượng hai năm học gần đây (2013-2014; 2014-2015) đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi chất lượng bài làm của các em Phần 3 KẾT LUẬN: 22 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến: Việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nhằm đạt hiệu quả cuối cùng là học sinh biết tự luận – tức là biết cách làm một bài văn trên cơ sở tổng hợp mọi kiến thức của các bộ môn Để làm được việc đó, học sinh ngoài việc cần nắm được đầy đủ các bước cần thiết như: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý thì còn cần có kĩ năng làm văn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào cũng vậy người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên Trong quá trình dạy, giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học về văn tự sự đã học ở lớp 6 bằng các tình huống có vấn đề trong các tiết lí thuyết Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm, sửa cho các em Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp Trong trường hợp giáo viên có quên thu bài thì cũng sẽ được các em “nhắc nhở” Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần … 23 Hiện nay đã có tiết tự chọn (hai tiết/1tuần cho môn Ngữ văn), khi dạy tiết này, trong thực hành giáo viên có những bài tập dễ hơn cho học sinh yếu Khi các em làm được giáo viên mới nâng độ khó lên dần 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến: Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn tự sự trong thời gian qua Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu … tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi khi lên lớp tại trường THCS Trung Kênh Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng Giáo dục - Đào tạo để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo 24 Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh làm bài tốt hay không tốt Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy 2 Kiến nghị với các cấp quản lý: Trên đây là những định hướng của bản thân về “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” được rút ra trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi giáo viên, đối tượng học sinh ở từng địa phương… Vì thế trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng, linh hoạt sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, phát huy tối đa khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trong giờ học, chắc chắn chúng ta sẽ có được những thành công Qua ®Ò tµi nµy t«i cã mét sè ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ nh sau : + VÒ phÝa Phßng gi¸o dôc vµ nhµ trêng : Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả + VÒ phÝa nhµ trêng : CÇn quan t©m h¬n n÷a ®Õn ®iÒu kiÖn d¹y vµ häc cña gi¸o viªn vµ häc sinh Nh mua thªm sách tham khảo vµ c¸c ®å dïng d¹y häc kh¸c … + VÒ phÝa cha mÑ häc sinh : -C¸c bËc cha mÑ cÇn quan t©m nhiÒu h¬n n÷a ®Õn viÖc häc cña con em m×nh nh dµnh thêi gian cho c¸c em häc bµi vµ lµm bµi tËp , kiÓm tra xem sau khi ®i häc vÒ c¸c em cã lµm bµi tËp ë nhµ hay kh«ng 25 + VÒ phÝa chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng : -TiÕp tôc ®Çu t c¬ së vËt chÊt cho nhµ trêng nh bµn ,nghÕ phßng häc ,®iÖn s¸ng , vµ c¸c c«ng tr×nh c«ng céng kh¸c vv -T«i thiÕt nghÜ nÕu c¸c em häc sinh ®îc quan t©m tõ nhiÒu phÝa nh vËy , th× chÊt lîng daþ häc sÏ cao h¬n nhiÒu Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Khoa học Xã hội trường THCS Trung Kênh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này Trung Kênh, ngày 2 tháng 10 năm 2015 Người thực hiện Vũ Thị Hằng Phần 4: PHỤ LỤC Danh mục tài liệu tham khảo: 1 Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 8 NXB GD, 2008 2 Bộ SGK Ngữ văn lớp 8 NXB Giáo dục, Hà Nội 2014 3 Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học Văn NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2006 26 4 Một số kiến thức – kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8 - NXB Giáo dục, Hà Nội 5 Cao Bích Xuân: Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8 (2005) NXB Giáo dục 27 ... Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm làm tốt tập làm văn Cũng từ băn khoăn, trăn trở: ? ?Làm giúp học sinh làm tốt tập làm văn ?” Qua trình dạy học, trình tìm tịi tơi có biện pháp giúp học. .. học sinh làm tốt tập làm văn chương trình Ngữ văn Trong biện pháp đó, việc động viên khích lệ tinh thần vật chất (điểm số) quan trọng Sau xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt tập. .. khơng cịn sợ tập làm văn mà em trở lên hào hứng có kết tốt Đóng góp sáng kiến: Khi chọn hướng nghiên cứu ? ?Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn chương trình Ngữ văn ” với mục

Ngày đăng: 25/04/2016, 08:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w