Đối với tự nhiên - Nằm ở vị trí rìa đông của bán đảo Đông Dương, trong khoảng vĩ độ từ 23023’Bđến 8034’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiênnhiên chú
Trang 1MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý
I Phần địa lí tự nhiên
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và Việt Nam trong các nước Đông Nam Á
hãy xác định các điểm cực trên phần đất liền của nước ta ?
Hướng trả lờiDựa vào Atlat ta có thể xác định được các điểm cực trên đất liền của nước ta như sau:
- Điểm cực Bắc: tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang) Ở vĩ tuyến 23023’B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: Ở vĩ tuyến 8034’B, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
- Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên) Có thể chi tiết hơn là ở kinh tuyến
10209’Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Điểm cực Đông: Ở kinh tuyến 109024’Đ, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Câu 2: Xác định trên biểu đồ các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta
Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước ấy
Hướng trả lờiCác nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta và các tỉnh có chungđường biên giới với mỗi nước:
Điên Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum (10 tỉnh)
Kon Tum,Gia Lai, Đăk lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang (10 tỉnh)
Câu 3: Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam
Hướng trả lờiCác tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ
Trang 2Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (28tỉnh).
Câu 4: Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta
Hướng trả lời
a Các đảo và quần đảo xa bờ
- Hoàng Sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng)
- Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa)
b Các đảo gần bờ
- Các đảo, quần đảo ven bờ Bắc Bộ:
+ Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)
+ Đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)
- Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung
+ Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
+ Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
+ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
+ Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Các đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ:
+ Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
+ Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Câu 5: Kể tên một số cửa khẩu của nước ta ?( Trang du lịch)
Hướng trả lời+Cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc: Lào Cai, Móng Cái, Hữu Nghị
+Cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào: Tây Trang, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, LaoBảo, Bờ Y
+Cửa khẩu giữa Việt Nam và Cam-pu-chia: Vĩnh Xương, Mộc Bài
Câu 6: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta Phân tích ý nghĩa của vịtrí địa lí đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng của nước ta
Học sinh có thể khai thác Atlat địa lí Việt Nam qua các trang 4, 5, 8, 9, 12, 19
Trang 3- Nằm ở rìa đông nam lục địa Á – Âu (quan sát bản đồ “Việt Nam trong Đông NamÁ” trang 2 hoặc sử dụng bản đồ “Ngoại thương” trang 19), phía bắc giáp Trung Quốc,phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông, đông nam giáp Biển Đông.
- Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên) Có thể chi tiết hơn là ở kinh tuyến
10209’Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Điểm cực Đông: Ở kinh tuyến 109024’Đ, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnhKhánh Hòa
2 Ý nghĩa thuận lợi
a Đối với tự nhiên
- Nằm ở vị trí rìa đông của bán đảo Đông Dương, trong khoảng vĩ độ từ 23023’Bđến 8034’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiênnhiên chúng ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt
ẩm cao Vì vậy thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh quan hoangmạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi
- Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á, khu vựcgió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt lạnh
và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới làvành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên cónguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loạimàu Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành, trong đó có nhiều ngànhcông nghiệp trọng điểm và mũi nhọn
- Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồn động vật và thực vậtthuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành cácvùng tự nhiên khác nhau của miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng miền núi, ven biển
Trang 4=> Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, cácvùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thếgiới, thu hút đầu tư nước ngoài.
* Về văn hóa – xã hội
- Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét tươngđồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực.Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất trên sơ sở mộtnền văn hóa chung nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện
=> Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữunghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéodài Hơn nữa, Biển Đông lại chung với nhiều nước Vì thế, việc bảo vệ chủ quyền lãnhthổ của nước ta gặp nhiều khó khăn
- Hình dạng nước ta hẹp theo chiều Đông – Tây dài theo chiều Bắc – Nam => giaothông tốn kém
Bài 4 + 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Câu 1: Nêu đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng địa chất trênlãnh thổ nước ta Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng địa chất đó Vị trícủa chúng có mối quan hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã được học ?
Hướng trả lời
- Đặc điểm của các loại đá có trong địa tầng này ( dựa vào nội dung bảng chúgiải) : Các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa bao gồm các biến chất tướnggranit, đá phiến hai mica, đá phiến lục có tuổi biến chất Mêzôzôi sớm (245 triệu năm) củacác đá trầm tích phun trào nguyên sinh có thể có tuổi Ackêôzôi- Ocđôvic sớm
- Các tầng có địa tầng thuộc giới Ackêôzôi- thống Ocđôvic dưới trên lãnh thổnước ta là :
+ Vùng dọc thung lũng trung lưu sông Hồng (hiện nay là các dãy Hoàng Liên Sơn
và Con Voi);
+ Vùng thượng nguồn sông chảy ;
+ Vùng thượng và trung lưu sông Mã ;
+ Vùng thung lũng sông Nậm Mô ( phía tây Nghệ An)
Trang 5+ Vùng núi Bạch Mã và phần phía tây ;
+ Vùng Bắc Tây Nguyên
- Sự liên hệ với các mảng nền cổ : Các vùng đó tương ứng với các mảng nền cổHoàng Liên Sơn , Việt Bắc, Sông Mã, Pu Hoạt và khối nền cổ Kom Tum
Câu 2: Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng trẻ nhất trên lãnh thổ nước ta
vị trí của chúng tương ứng với dạng địa hình chủ yếu nào hiện nay?
Câu 3: Hãy kể tên và sự phân bố của một số khoáng sản được hình thành trong giai đoạn cổkiến tạo? ( Đồng, sắt, thiếc, vàng )
Hướng trả lời
Yên ChâuSơn Động
Lào CaiSơn LaBắc Giang
Tùng BáVăn Bàn, Quý Xa Thạch Khê
Thái Nguyên
Hà GiangYên Bái
Hà Tĩnh
Sơn DươngQuỳ Châu
Cao BằngTuyên QuangNghệ AnCâu 4: Hãy kể tên và sự phân bố của một số khoáng sản ngoại sinh được hình thành tronggiai đoạn tân kiến tạo? ( Dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bô xit )
Hướng trả lời
Dầu mỏ
Hồng NgọcĐại HùngRạng ĐôngBạch Hổ, Rồng
Vũng Tàu
Trang 6Khí đốt Lan Tây, Lan Đỏ
Tiền Hải
Vũng tàu Thái BìnhThan nâu
Thái BìnhThanh HóaĐBSH
Bô xit
Măng ĐenĐăk Nông
Di Linh , Đà Lạt
Kon TumĐăk NôngLâm Đồng
Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Bài này có thể khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang: 6, 7, 13, 14, 26, 27, 28, 29.
Câu 1: Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang hình thể và trang 13, 14 Hãy cho biết địa hìnhmiền núi nước ta chia thành mấy vùng? Hãy xác định trên bản đồ vị trí của các vùng nóitrên?
Hướng trả lời
- Địa hình núi chia thành 4 vùng: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi Trường Sơn Nam
Xác định trên bản đồ vị trí của các vùng núi trên bản đồ:
• Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn Sông Hồng, biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc,Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp Tây Bắc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
• Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả, phía tây giáp Lào, phía Bắc giáp trung Quốc, phía nam giáp Bắc Trung Bộ
• Vùng núi Trường Sơn Bắc ( thuộc Bắc Trung Bộ) : Giới hạn từ phía nam Sông Cả tới dãy Bạch Mã
• Vùng núi Trường Sơn Nam: Phía nam dãy Bạch Mã gồm các khối núi và các cao nguyên, khối Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ
học sinh xác định vị trí của từng vùng núi ,các em nghiên cứu kĩ về từng vùng núi thông qua Atlat địa lí Việt Nam ( trang 13, 14, hoặc 26, 27, 28)
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc?
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây bắc?
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn bắc?
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam?
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
Hướng trả lời
Trang 7- Địa hình có hai dạng đồi núi và đồng bằng
- Đồi núi chiếm 2/3 diện tích
- Phần lớn là đồi núi thấp
- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây bắc - Đông nam, trong thời kì tân kiến tạo phần phía bắc được nâng cao trong khi đó phần phía nam, đông nam lại là vùng sụt lún
* Đặc điểm cụ thể:
- Hướng núi có hai hướng: Vòng cung và Tây bắc- Đông nam
+ Hướng vòng cung: Là hướng núi chính của miền thể hiện rõ nét qua cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, Cánh cung Đông Triều và chụm đầu ở Tam Đảo và mở rộng về phía bắc và phía đông
Trong quá trình hình thành chịu sự tác động của khối núi vòm sông Chảy ( hay khối Việt Bắc ) càng về phía đông và đông nam cường độ nâng yếu dần nên độ cao cũng giảm dần + Hướng Tây Bắc – Đông Nam: Dãy Con Voi do chịu sự tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Dãy Tam Đảo
- Đặc điểm chung của miền núi Đông Bắc là núi già trẻ lại, ngoài ra trong miền núi còn xuất hiện các dạng địa hình caxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi, xen kẽ các dãy núi làmột số thung lũng sông cùng hướng
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
Hướng trả lời
- Địa hình gồm có núi và các cao nguyên
- Địa hình cao nhất nước ta
- Hướng chính là hướng Tây bắc- Đông nam
* Đặc điểm cụ thể
- Núi chiếm 4/5 diện tích của toàn miền
- Đồi núi phân bố ở phía tây bắc và phía tây
- Là vùng núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất nước ta, độ cao trung bình của các dãy núi trên
1500 m với ba dải địa hình cùng hướng tây bắc – đông nam:
• Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn từ biên giới Việt Trung đến khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng cao 3143m
• Phía tây là địa hình núi trung bình các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả
• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ( cao nguyên Tà Phình, cao nguyên Sín Chải, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu ) từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa
• Xen kẽ theo địa hình là các thung lũng sông cùng hướng Tây bắc- Đông nam
Trang 8Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:
Hướng trả lời
- Các dãy núi song song, so le theo hướng Tây bắc - Đông nam
Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu: Phía bắc là vùng núi tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế ở giữa thấp là vùng núi đá vôi Quảng Bình, vùng đồi núi thấp Quảng Trị
- Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển, ven biển là các đồng bằng trong
đó có đồng bằng tương đối lớn là Nghệ An - Hà Tĩnh
Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam :
Hướng trả lờiĐịa hình núi với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía đông sườn dốc bên dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
Địa hình phần phía tây là các cao nguyên: cao nguyên badan Plâycu, cao nguyên Đăk lăk, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Kon tum tương đối bằng phẳng
có độ cao từ 500 - 800 - 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng giữa hai sườn đông và sườn tây của Trường Sơn Nam
BÀI 9- 10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
trang 9 Bản đồ khí hậu : phần khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa ( Để làm nổi bật tính chất nhiệt đới lượng mưa và độ ẩm lớn).
câu 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 em hãy trình bày hoạt động gió mùa ở Việt Nam
Hướng trả lời
Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta:
+ Gió mùa mùa đông:
- Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16oB trở ra bắc
- Hướng gió: Hướng gió xuất phát, dựa vào hướng của mũi tên Thời gian hoạt động, tính chất, ảnh hưởng của gió đến từng vùng, từng miền của nước ta
+ Gió mùa mùa hạ:
- Gió tây nam
- Gió mùa đông nam
- Hướng gió: Hướng gió xuất phát, dựa vào hướng của mũi tên Thời gian hoạt động, tính chất, ảnh hưởng của gió đến từng vùng, từng miền của nước ta
+ Ngoài hai loại gió trên do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nơi hoạt động của gió tín phong hoạt động quanh năm Gió tín phong chỉ hoạt động vào thời kì chuyển tiếp giữa hai loại gió mùa trên
- Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính phân mùa của khí hậu
Trang 9- Nhiệt độ tháng cao nhất.
- Nhiệt độ tháng thấp nhất
- Có bao nhiêu tháng nhiệt độ dưới 20oc ?
- Biên độ nhiệt
- Lượng mưa tập trung vào các tháng nào?
- Lượng mưa vào các tháng nào ít nhất?
- Lượng mưa tập trung vào các tháng: 5, 6, 7, 8, 9
- Lượng mưa vào các tháng ít nhất: 10, 11, 12, 1, 2, 3,4
- Giải thích : Do Lạng Sơn ở phía bắc càng gần chí tuyến độ chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm lớn, nhiệt độ tháng 7 cao nhất Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh nhất nước nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, các tháng nhiệt độ dưới
20oc nhiều Vào đầu mùa đông lượng mưa rất ít do khối không khí lạnh đi từ lục địa Trung Hoa qua còn giữa mùa đông khối không khí này di chuyển qua biển nên có mưa phùn.Lượng mưa tập trung vào các tháng: 5, 6, 7, 8, 9: Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam chuyển hướng thành gió mùa đông nam kết hợp thêm hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả nước ta
* Đà Nẵng:
- Nhiệt độ tháng cao nhất: khoảng 29,1oc vào tháng 7
- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 21,3oc vào tháng 1
- Biên độ nhiệt: 7,8oc
- Các tháng nhiệt độ dưới 20oc:không có
- Lượng mưa tập trung vào các tháng: 9, 10, 11, 12
- Lượng mưa vào các tháng ít : từ tháng 1 đến tháng 8 thấp nhất là tháng 2-3
- Giải thích : Do càng vào phía nam càng gần xích đạo hơn, chịu ảnh hưởng của gió tây khônóng nên nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không nhiều nên biên độ nhiệt ở mức độ trung bình Lượng mưa tập trung vào các tháng: 9, 10, 11, 12, mùa mưa ở Đà Nẵngđến trễ hơn Bắc Bộ do ảnh hưởng của gió Đông Bắc và dải hội tụ nội chí tuyến vào mùa thu – đông nên mưa nhiều Lượng mưa thấp các tháng còn lại do ảnh hưởng của gió tây khô nóng ( Đà Nẵng nằm ở vị ttrí khuất gió Tây Nam )
Trang 10*Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nhiệt độ tháng cao nhất: khoảng 27,1oc vào tháng 7
- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,8oc vào tháng 1
- Biên độ nhiệt: 1,3oc
- Các tháng nhiệt độ dưới 20oc:không có
- Lượng mưa tập trung vào các tháng: 5,6,7,8,9, 10
- Lượng mưa vào các tháng ít nhất: từ tháng 11 đến tháng 3
- Giải thích : Thành Phố Hồ Chí Minh ở phía nam càng gần xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ luôn cao trên 25oc, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không lớn nên biên độ nhiệt độ nhỏ Chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nên mưa nhiều vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9,10 Câu 2: Vì sao Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng mưa ít nhất nước ta ?
Hướng trả lời
Do Ninh Thuận, Bình Thuận có núi bao quanh, hướng núi song song với hướng gió thịnh hành trong năm
Là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão Chịu ảnh hưởng của chồi lạnh ven biển
câu3: Vì sao Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ mưa nhiều về mùa thu và mùa đông ?
Hướng trả lờiBắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ có thời gian diễn ra mùa mưa khác với các miền trong cả nước :
• Mùa mưa: Mùa thu – Mùa đông thường từ tháng 8 – 12
• Mùa khô: Mùa xuân – Mùa hạ thường từ tháng 1 – 7
Bài 11 – 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Phần thiên nhiên phân hóa Bắc Nam học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam ở các trang khí hậu ( trang 9) và bản đồ thực vật và động vật ( trang 12) miền tự nhiên và lát cắt địa hình trang 13-14.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền TâyBắc và Bắc Trung Bộ
Hướng trả lời