1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh hạ long

45 256 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 521,5 KB

Nội dung

Ngân thương mại NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ, tức là nguồn vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn vốn huyđộng từ nền kinh

Trang 1

Lời nói đầu

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, kinh doanh tiền tệnên ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Đó là gópphần giúp Nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua vai trò trung gian tài chínhnghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa các khu vực trong nền kinh tế quốc dân Để thựchiện tốt vai trò này đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư vốn lớn và năng động

Một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân hàng là một trong những phát minh kì vĩ nhấttrong những phát minh của Nhân loại Ngân hàng cho ra đời những đứa con ưu tú nhất củanền kinh tế hàng hóa và cho đến nay chính ngân hàng đã dẫn dắt nền kinh tế đạt được nhữngbước tiến to lớn

Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đã và đang là mục tiêu của tất cả các quốc giatrên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Mặc dù trong nhiều năm qua Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, trở thành hình tượng của khu vực Đông Nam Á song kết quả đạtđược còn rất khiêm tốn Trong khu vực công nghiệp việc áp dụng công nghệ khoa học, đưathiết bị mới vào sản xuất còn rất nhiều hạn chế, khu vực nông nghiệp còn chưa được cơ giớihóa, kĩ thuật canh tác chủ yếu là kĩ thuật truyề thống chậm đổi mới, cơ sở hạ tầng còn nhiềuyếu kém, bất cập và hạn chế Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với các cuộc khủnghoảng tài chính lớn trong lịch sử nhân loại ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới

Đó sẽ là những nhân tố quan trọng nhất làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế đất nước trongthời gian tới Vì vậy, để đạt được sự phát triển vượt bậc về kinh tế, ổn định chính trị xã hội thìmột nguồn lực có ý nghĩa quyết định không thể thiếu được, đó chính là vốn, đặc biệt là vốndài hạn

Đối với ngân hàng, nếu như nói nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạt động kinhdoanh, là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì nguồn vốn huydộng đóng vai trò chủ đạo trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, songsong với các chính sách, chiến lược khách hàng thì chiến lược nguồn vốn là một trong haichiến lược quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng Mặt khác đểtăng cường nguồn vốn hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống chiến lược sảnphẩm hiệu quảng nghĩa là các biện pháp huy động vốn phải đạt hiệu quả

Trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng đều đặt công tác huy động vốn thành mục tiêuhoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có hoạt động tạo vốn thì ở đó, lúc đó sẽ có mặt Ngânhàng Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều do tăng trưởng kinh tế là điều quan trọng

Trang 2

nhưng quan trọng hơn là các NHTM phải từng bước nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn

để đứng vững trong nền kinh tế thị trường

Trong 5 năm trở lại đây,lĩnh vực chứng khoán luôn là lĩnh vực sôi động và thu hút đầu

tư nhiều nhất Tuy nhiên, dù các trung tâm giao dịch chứng khoán và các công ty niêm yết đã

đi vào hoạt động một thời gian, song việc huy động vốn qua kênh này chỉ mới đáp ứng đượcmột khoản nhỏ nhu cầu đầu tư hiện tại Còn trên thực tế cho thấy NHTM vẫn là kênh chủ yếucho đầu tư và phát triển Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này nên trong quá trìnhthực tập tại đơn vị, em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hạ Long” làm chuyên đề tốt nghiệp

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng: hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hạ Long từ ngày 12/1/2016 đến 15/3/2016

 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3chương:

Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM

Chương II: Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng chi nhánh Hạ Long

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hạ Long

Do thời gian nghiên cứu cùng với kiến thức thực tế không nhiều, chuyên dề của em cònnhiều điều chưa đề cập đến cùng với những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được nhiều

sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các đồng chí lãnh đạo Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh vượng chi nhánh Hạ Long để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo cùng với các anh chị phòng Kế toán, cám

ơn các lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tạo điều kiện giúp đỡ emtrong thời gian em thực tập và nghiên cứu chuyên đề Đặc biệt em xin chân thành cám ơn côPhạm Thanh Huyền người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em viết chuyên đề này

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

CP: CHÍNH PHỦ

NHHH: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

NHTM: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NHTMCP: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM.

Ngân thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ, tức là nguồn vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn vốn huyđộng từ nền kinh tế thông qua các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Do đó,vấn đề huy động vốn như thế nào cho hợp lý , đồng thời quản trị tài chính, phân bổ sửdụng,đảm bảo và phát triển nguồn vốn như thế nào để đảm bảo hoạt động kinh doanh củaNgân hàng an toàn và hiệu quả cao là lẽ sống còn đối với mỗi Ngân hàng đặc biệt trong điềukiện vô cùng phức tạp của nền kinh tế trường hiện nay

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ hạch toán kinh doanh nên mọigiao dịch kinh doanh của các tổ chức kinh tế đều thông qua thị trường Lúc đầu hoạt động củaNgân hàng chỉ đơn giản là các dịch vụ đổi tiền, nó chỉ phù hợp với buổi bình minh của nềnsản xuất hàng hóa Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ cao của nềnsản xuất hàng hóa thì Ngân hàng có một vị trí và nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng Ngoàichức năng thông thường của mình, Ngân hàng còn là công cụ để Nhà nước thực thi các chinhsách tiền tệ kinh tế vĩ mô quản lý và điều tiết nền kinh tế có hiệu quả Một nền kinh tế chỉ cóthể phát triển với tôc độ cao nếu có hệ thống Ngân hàng phát triển ổn định và phát triển vữngmạnh nhưng Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính rất thấp vì vốn

Trang 4

tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn và là loại hình kinh doanh gặp nhiểu rủi ro Tất cảmọi vấn đề trong an toàn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo mục tiêu hoạtđộng “khả năng sinh lời ” và hoạt động quản trị đều đặt dưới sự giám sát, kiểm soát bằng hệthống văn bản pháp quy chặt chẽ của Nhà nước nói chung và Ngân hàng nói riêng bởi sự rủi

ro trong thanh toán dẫn đến khủng hoảng “phá sản” của một Ngân hàng sẽ kéo theo rủi ro trêntoàn hệ thống dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính của một quốc gia Điều đó phản ánh rõnét vai trò hết sức to lớn của nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của hệ thống Ngân hàng

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại.

- Khái niệm: Ngân hàng thương mại đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài.Ngay nửa đầu thế kỷ XI, ở châu Âu đã ra đời một số Ngân hàng đầu tiên mà tiền thân lànhững tổ chức cho vay nặng lãi, Vào thời điểm này Ngân hàng phát triển ở trình độ thấp, hoạtđộng của Ngân hàng chỉ gói gọn trong lĩnh vực giữ hộ tiền và cho vay Cùng với sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế, hoạt động của các NHTM dần được củng cố và hoàn thiện,chuyển dần theo hướng đa năng Tuy nhiên đến nay chưa có khái niệm thống nhất về NHTM

do các nhà kinh tế nhận thấy khó khăn trong việc định nghĩa “Ngân hàng”, bởi quan niệmNgân hàng thay đổi theo không gian (phong tục tập quán của mỗi nước) và trong thời gian(theo đà tiến triển kinh tế - xã hội) Theo một số chuyên gia về Ngân hàng trên thế giới thìNgân hàng trong nên kinh tế thị trường được quan niệm như sau: “ Ngân hàng là một doanhnghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, tuân thủ theo pháp luật theo đuổimục tiêu lợi nhuận” Theo luật của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được Quốc hội nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và cáchoạt động kinh doanh khác có liên quan.Theo tính chất và hoạt động, các loại hình Ngân hàngbao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chínhsách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác”

- Đặc điểm: Trước hết, hoạt động của NHTM là hình thúc kinh doah kiếm lời theo đuổimục tiêu lợi nhuận là chủ yếu Ngân hàng thực hiện hai hoạt động là kinh doanh tiền tệ vàdịch vụ Ngân hàng Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huyđộng vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốnvới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Ngân hàng thương mại là người “đi vay để cho vay” Cáchoạt động dịch vụ Ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh

Trang 5

toán, ngoại hối, chứng khoán để cam kết thực hiện nghiệp vụ cho khách hàng trong mộtkhoảng thời gian nhất định nhằm thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.

Hai là, hoạt động của Ngân hàng thương mại phải tuân theo pháp luật nghĩa là chỉ khiNHTM thỏa mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều kiện về vốn,phương pháp kinh doanh,…thì mới được phép hoạt động trên thị trường

Ba là, hoạt động kinh doanh của NHTM có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hìnhkinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế Rủi rođến từ phía Ngân hàng, khách hàng vay tiền và các yếu tố khách quan Để tránh rủi ro đángtiếc xảy ra Chính phủ các quốc gia đã dặt ra những đạo luật riêng nhằm kiểm soát, đảm bảocho hoạt động của Ngân hàng được vận hành an toàn và đúng quy trình của nó

- Các hoạt động cơ bản: Cùng với sự phát triển của NHTM, hoạt động và các dịch vụcủa NHTM ngày càng được mở rộng Nhưng nhìn chung, có ba hoạt động mà Ngân hàngthương mại thường làm đó là:

+ Hoạt động huy động vốn: Là hoạt động khởi đầu cho các hoạt động khác của NHTM.NHTM bản chất là một trung gian tài chính có đặc điểm hoạt động chủ yếu không phải bằngnguồn vốn chủ sở hữu vì vậy để có nguồn vốn hoạt động, cung cấp vốn cho nền kinh tế thìNHTM phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua cáchoạt động nhận tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, đi vay từ các tổ chức tín dụng kháchoặc từ NHTW

+ Hoạt động sử dụng vốn: Sau khi huy động vốn, để bù đắp được chi phí huy động vốn

và có lợi nhuận thì NHTM phải tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này để thu lãi Đây

là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho các NHTM NHTM sử dụngvốn theo các hướng cơ bản là hoạt động tín dụng, đầu tư chứng khoán, đầu tư tài sản cố định

và trang thiết bị, hoạt động ngân quỹ, trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất bởi vì

nó đem lại phần lớn thu nhâp cho NHTM

+ Các hoạt động trung gian của NHTM: Bao gồm hoạt động thanh toán, hoạt động quản

lý tài sản cho khách hàng, hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và bảo quảnchứng khoán, hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn kinh doanh và quản trị doanh nghiệp…cáchoạt động này không đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHTM nhưng có ý nghĩa quantrọng trong việc mở rộng hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn, đồng thời đa dạng hóahoạt động, giảm bớt rủi ro và tăng thu nhập cho Ngân hàng

Tuy ba nhóm hoạt động có những đặc điểm khác nhau song có quan hệ mật thiết, gắn

bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau Vi vậy đối với các nhà quản trị Ngân hàng không được coi

Trang 6

nhẹ hoạt động nào mà phải luôn đặt mối quan hệ giữa chúng trong khi đề ra chiến lược cũngnhư lập kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động.

- Vai trò: Đã từ lâu vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế trở nên vô cùng quan trọngnhất là khi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn đểxây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc độ đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảonhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

+ NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

+ Là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường

+ NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia và nền tài chính thế giới

+ Là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- Chức năng của NHTM: Tầm quan trọng của NHTM còn thể hiện ở chức năng của nó.Các nhà kinh tế học đã ví NHTM là trái tim của nền kinh tế Ngân hàng hút tiền về, bơm tiền

đi vì thế nguồn vốn nhàn rỗi được khơi thông đi từ nơi thừa đến nơi thiếu tiền thúc đầy quátrình lưu chuyển tiền tệ một cách hiệu quả Các chức năng đó bao gồm:

+ Trung gian tín dụng

+ Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán

+ Nguồn tạo tiền

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM.

“Hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó cácNgân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng tại các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự vận hànhbình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng quy định của pháp luật.”

Huy động vốn có thể xem là một trong những nghiệp vụ xuât hiện sớm nhất trong hoạtđộng của các NHTM Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động Ngân hàng, những nghiệp vụnày đơn giản chỉ là những hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhằm mục đích đảm bảo antoàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các Ngân hàng, cáckhoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò lànguồn vốn đối với các Ngân hàng thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ đúngnghĩa của nó, vì không có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầutín dụng gia tăng, nghiệp vụ Ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, Ngân hàng làngười phải trả phí (lãi suất - giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai tròcủa nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các NHTM hiện nay Chính vì vậy, tráingược với quá khứ, Ngân hàng là người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền Nếu trước đâyNgân hàng là người bị động trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều

có các chính sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương

Trang 7

thức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng phong phú và đa dạng hơn Có thể nói, hiệnnay hoạt động huy động vốn la một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quanđến sự sống còn của NHTM.

Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triền, thay đổi cùng với sự phát triển củaNHTM, nội hàm của hoạt động huy động vốn đã có những thay đổi hết sức đáng kể , cả vềquy mô lẫn hình thức thể hiện Hơn nữa, gần như không tìm được định nghĩa hoàn thiện vềhoạt động này cũng như không có được sự thống nhất hoàn toàn giữa các quan điểm Đặcbiệt, là sự khác biệt trong cách hiểu khi đề cập vấn đề này giữa các quan điểm khác nhau Phổ biến nhất là việc sử dụng thuật ngữ này trong các khía cạnh không chuyên, đặc biệt

là ngôn ngữ thường nhật của xã hội và báo chí Khái niệm huy động vốn được sử dụng ở đâyđối với các NHTM có thể nói là hẹp và không rõ ràng nhất, trong nhiều trường hợp không có

sự thống nhất trong nội hàm của bản thân khái niệm Nhưng nhìn chung, phổ biến nhất, kháiniệm này được dùng chủ yếu đề cập đến một hoạt động đặc trưng nhất của các NHTM, đó lànhận tiền gửi và dưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiền gửi và các loại tiền gửi có

và không có kì hạn khác

Dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với riêng khái niệm này, tuycũng khá tương đồng nhau và phạm vi thường rộng hơn khái niệm được đề cập ở trên nhưngnội hàm của chúng thường không đồng nhất Cách tiếp cận thông thường nhất hiện nay trongcác nghiên cứu của các chuyên ngành kinh tế, tài chính Ngân hàng là tiếp cận khái niệm huyđộng vốn từ nguồn gốc của các nguồn vốn Chẳng hạn nguồn vốn được chia thành vốn tự có,vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốncủa các NHTM lúc này bao gồm cả việc khởi tạo nguồn vốn ban đầu cho sự hình thành vốnđiều lệ và cả việc tạo lập nguồn vốn cấp hai (một bộ phận của nguồn vốn tự có) của NHTM

1.2.1 Nguồn vốn của NHTM.

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng đểcho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt độngcủa NHTM, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM bao gồm:

1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu.

Về mặt kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập Ngân hàng

Theo quyết định số 457/2005QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 và quyết định số

03/2007/QĐ – NHNN ngày 19/1/2007 thì vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:

Trang 8

- Vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1): vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ

dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia Đây là nguồn vốn tương đối ổn định

- Vốn chủ sở hữu bổ sung (vốn cấp 2): đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp và phụ thuộc nhiều vào quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cơ bản, nguồn vốn cấp 2 được hình thành thông qua các thành phần như:

+ 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định

+ 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiểu đầu tư, góp vốn)

+ Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có kì hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm.+ Các công cụ khác thỏa mãn điều kiện có kì hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm

+ Dự phòng chung tối đa bẳng 1,25% tổng tài sản có rủi ro

1.2.1.2 Vốn huy động.

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Ngân hàng, Ngân hàng chỉ có quyền sửdụng mà không có quyền sở hữu, phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động nên Ngân hàng không được sử dụng hết mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán

NHTM huy động vốn thông qua các hoạt động: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước

Nguyên tắc vay vốn từ tổ chức tín dụng khác:

- Các ngân hàng phải hoạt động hợp pháp

- Thực hiện việc cho vay và đi vay theo hợp đồng tín dụng

- Vốn vay phải được đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của Ngân hàngtrung ương

Trang 9

 Vay từ NHTW

Dù các NHTM thận trọng đến mấy trong việc cho vay thì cũng không tránh khỏi lúcmất khả năng chi trả hoặc thiếu tiền mặt tạm thời, lúc đó NHTW chính là cứu tinh cho cácNHTM, là nguồn vay sau cùng

Ở Việt Nam hiện nay, NHTW cho các NHTM vay dưới các hình thức:

- Tái cấp vốn

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

- Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hoặc cầm cố thương phiếu cùng các giấy tờ có giángắn hạn khác

- Cho vay theo loại hồ sơ tín dụng

Ngoài ra, NHTW còn cho các NHTM vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ, nhờ loại chovay này mà vốn thanh toán bù trừ được thực hiện một cách thuận lợi Trong những trườnghợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận, NHTW còn cho các NHTM cho vay tạmthời mất khả năng chi trả và có nguy cơ gây mất an toàn cho toàn hệ thống

Các nguồn vốn khác này tuy không nhiều, thời gian sử dụng lại ngắn nhưng điều đặcbiệt là đối với nguồn vốn này, Ngân hàng không những không phải tốn kém chi phí sử dụngvốn mà đôi khi còn nhận được phí từ việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đồng thời có điềukiện mở rộng nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng làm cho hoạt động của Ngân hàng đa dạnghơn

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM.

Các NHTM thường làm nhiệm vụ vay tiền (hầu hết từ những người gửi tiền) cho vayvới mục đích hưởng lợi qua lãi suất Đây là một công việc của trung gian tài chính đóng vaitrò trung gian giữa người cần vốn và người có vốn Quá trình tạo vốn của NHTM được thểhiện dưới các hình thức sau:

Trang 10

1.2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của khách hàng.

* Tiền gửi thanh toán:

Với loại tiền này khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu.Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoảnthanh toán qua Ngân hàng Tài khoản này mở cho các khách hàng cá nhân hoặc tổ chức cónhu cầu thực hiện thanh toán qua Ngân hàng Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam tỷ trọng trongthanh toán không dùng tiền tiền mặt còn thấp, cho nên để khuyến khích việc thanh toán quaNgân hàng, các NHTM Việt Nam đã tiến hành trả lãi cho các khoản tiền này còn ở các nướcphát triển thì không trả lãi cho các khoản tiền này

kì hạn 1 tháng thường là rất hạn hữu và ở nhiều Ngân hàng khác loại kì hạn này không tồn tại

* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng thì họ được giao một cuốn

sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn:

Thực chất đây là loại tiền gửi thông thường, người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặctoàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào mà không thông báo trước nhưng khác với loại tiền gửithanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để trả cho người khác,bên cạnh đó số dư của tài khoản này không lớn và có ưu điểm hơn tiền gửi giao dịch ở chỗ là

số dư này ít biến động nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn so với tiền gửi thanh toán

và phần lớn những người gửi tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trongtương lai nhưng lại được hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi

- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn:

Trang 11

Là loại tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiên

an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai Loại này tương đối

ổn định vì xác định được thời gian rút tiền của khách hàng Đối với loại tiền gửi này Ngânhàng không có nhiều loại thời hạn với lãi suất cao hơn loại tiền gửi không kì hạn với mức lãisuất còn thay đổi tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VNĐ, USD, EUR, hay vàng) và còntùy theo uy tín, rủi ro của Ngân hàng nhận tiền gửi

1.2.2.2 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá.

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đóxác nhận nghĩa vụ trả nợ của một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi vàcác điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mục đích huyđộng là để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn, được huy động theo nhiều thời hạn khác nhaunhư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Hiện nay, ở các NHTM Việt Nam thường huy động nguồnvốn này dưới hình thức phát hành kì phiếu có mục đích và trái phiếu trung và dài hạn

- Trái phiếu Ngân hàng: Là một cam kết xác định nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) củaNgân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu với mục đích là nhằm huy động vốntrung và dài hạn, lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kìphiếu Việc phát hành trái phiếu của các NHTM chịu sự quản lý của NHTW, các cơ quanquản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của Ngân hàng

- Kỳ phiếu Ngân hàng: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn, người sở hữu có thể chuyểnnhượng cho người khác qua chứng nhận của Ngân hàng vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên ngườihưởng

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở mộtNgân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kì và nhận đủ vốn khi đếnhạn Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường

tờ có giá

Trang 12

1.2.2.5 Tạo vốn từ các nguồn vốn khác.

Đó là từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn trong độ dài tối đa từ 5 đến 50 năm với lãi suất đối ưu đãi Tuy nhiên, nó có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự án tài trợ

1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn.

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn bởivốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Riêng đối với Ngân hàng,

là một doanh nghiệp đặc biệt thì hoạt động huy động vốn lại càng trở nên quan trọng, hoạtđộng của Ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống tiền tệ và hệ thống thanh toán Vốn khôngchỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng,ngoài vốn điều lệ là điều kiện bắt buộc theo luật thì Ngân hàng phải huy động thêm vốn đểhoạt động kinh doanh từ đó thu lợi nhuận

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu chủ yếu của nền kinh tế, mộtnguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho Ngân hàng điều kiện để mở rộng thị trường kinhdoanh bằng việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiều rủi

ro tạo dựng được uy tín cho khách hàng

Bên cạnh đó, huy động vốn tạo cho Ngân hàng khả năng cạnh tranh cao, nguồn huyđộng vốn càng lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật củaNgân hàng hiện đại

Ví dụ như: Ngân hàng có vốn lớn khi có biến động của thị trường tiền tệ họ vẫn có khảnăng phản ứng nhanh chóng để khắc phục tình thế Ngược lại các Ngân hàng có vốn ítthường bị động trong trường hợp thị trường bị biến động, sự nhạy bén thích nghi là chậm hơnhoặc không có khả năng khắc phục tình hình dẫn tới hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng thậmchí là phá sản

Các Ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động

vì vậy khả năng huy động vốn tốt là điều kiện vô cùng thuận lợi để Ngân hàng mở rộng quan

hệ tín dụng với các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội cả về quy mô, khối lượng tíndụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay…Điều đó sẽ thu hút nhiều khách hàng, doanh

số Ngân hàng sẽ tăng nhanh chóng đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường Với những vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, các Ngân hàng luôn tìmcách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiền vànhững người cho vay khác nhau đến việc sử dụng vốn một cách hiệu quả

1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM.

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM.

Trang 13

Để làm rõ hơn khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM ta sẽ xam xét dưới 2 gócđộ:

- Về phía xã hội: Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước thì cần một lượng vốn lớn làm tiền đề vật chất

- Về phía Ngân hàng: Vốn cần thiết để tiến hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả đadạng hóa các hình thức kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận Ngân hàng Đặc biệt

là nguồn vốn huy động trong nước

Vốn trong nước phần lớn nằm trong các hộ gia đình dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, hơnnữa vốn của các tổ chức xã hội không phải lúc nào cũng được sử dụng theo mùa, theo chu kìkinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do đó, lượng vốn nhàn rỗi trong khu vực này là rất lớn.Nhiệm vụ to lớn của mỗi Ngân hàng là phải tập trung và thu hút nguồn vốn này để đầu tư chocác hoạt động kinh doanh của mình, biến chúng thành các đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế

+ Bên cạnh đó, việc huy động vốn còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của Ngân hàng,huy động được ít lại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không đa dạng hóa đượcdịch vụ, mức cạnh tranh trên thị trường kém từ đó giảm uy tín đối với khách hàng tiềm năng.Ngược lại huy động vốn quá nhiều mà khoogn sư dụng hết vốn sẽ bị đóng băng khiến lợinhuận giảm sút vì vẫn phải đóng lãi kèm theo bảo quản, kế toán, kho quỹ…mà không cókhoản nào bù đắp lại

+ Việc huy động vốn còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng thời kì của xã hội Như vậy có thể kết luận: Hiệu quả huy động vốn là việc thực hiện tôt công tác huy độngnhằm tạo cho Ngân hàng một lượng vốn đầy đủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả huy động vốn của NHTM.

* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn (các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 1, 2,3 và 4)

Kết quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu vì vậy cũng có nhiều chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn Ở đây, e chỉ xin

Trang 14

trình bày các chỉ tiêu đánh giá dưới góc độ của một Ngân hàng, nó bao gồm những chỉ tiêu sau:

- Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng huy động vốn có kỳ hạn Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có nguồn vốn tăng trưởng ổn định

Nguồn vốn có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của nguồn vốn cao

- Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng: đánh giá qua việc so sánh các nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp ứng bao nhiêu, Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu đó

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn (các chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 5)

- hệ số huy động vốn:

Hệ số huy động vốn =

Tỷ lệ này thể hiện được năng lực của Ngân hàng là như thế nào, có khả năng huy động mạnh hay yếu, đồng thời nó chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn vốn Nó cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng

- Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng chi phí =

Chỉ tiêu này dánh giá chi phí của Ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động Tỷ lệ càng thấp cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cànghiệu quả

- Tỷ lệ VHĐ trên vốn cho vay =

Tỷ lệ này là một thước đo về thanh khoản, nó đánh giá năng lực hoàn trả của người gửi tiền à biểu hiện phần trăm các khoản cho vay của ngân hàng thông qua tiền gửi

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của vốn huy động trong giai đoạn nghiên cứu là nhanh hay chậm

- Tốc độ phần trăm hoành thành vốn huy động =

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành hoạt động huy động vốn của ngân hàng

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM.

1.4.1 Nhân tố khách quan.

- Sự phát triển của nền kinh tế:

Theo các lý thuyết kinh tế thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân, như vậy sẽ có hoặc không có một khoản tiền nhàn rỗi

Trang 15

đưa vào tích lũy bằng cách gửi Ngân hàng Đây là yếu tố quyết định khả năng huy động vốn của Ngân hàng

Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo được giá trị của đồng tiền từ đó gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng được an toàn, tạo được sự an tâm về tâm lý của khách hàng

mở ra tiềm năng và mở rộng phạm vi đầu tư, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ…nhân dân sẽ mất niềm tin vào giá trị của đồng tiền dẫn đến mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả năng huy động vốn cũng sẽ bị thu hẹp

- Môi trường pháp lý:

Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước rất chặt chẽ, đồng bộ các định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh

NHTM là tổ chức chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường pháp lý nhất là các chính sách của Nhà nước, các bộ luật tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng như: luật tổ chức tín dụng, luật NHNN,…,luật đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó luật chính sách tiền tệ cũng có ảnh hưởng không nhỏ, ví dụ khi làm phát nền kinh tế tăng, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM sẽ huy động vốn dễ dàng hơn Như vậy, mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các quy định, quy chế củ Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng

- Nhu cầu về vốn của nền kinh tế:

NHTM là trung gian tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế, khi nhu cầu vay vốn giảm thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng giảm theo

- Tâm lý, thói quen của khách hàng:

Khách hàng vừa là người gửi tiền vừa là người sử dụng vốn, thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm năng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai, còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự ra vào của đồng tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại Một điểm quan trọng nữa là mức độ thường xuyên của việc thường xuyên sử dụng các dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, mức độnày càng cao thì điều kiện mở rộng hay huy động vốn ngày càng trở lên dễ dàng hơn

1.4.2 Nhân tố chủ quan.

1.4.2.1 Uy tín của Ngân hàng.

Trang 16

Với bất kì một khách hàng nào có khoản tiền nhàn rỗi cần gửi vào Ngân hàng thì điều

họ cần biết đầu tiên là Ngân hàng đó có thật sự đáng tin cậy hay không,, nếu Ngân hàng có uytín cao trên thị trường thì việc đắn đo trong lựa chọn của khách hàng không còn là vấn đề khó nữa.Thông thường uy tín này thể hiện ở mức độ thâm niên của Ngân hàng, thâm niên càng cao thì khách hàng càng tin tưởng để gửi tiền

cả pano, áp phích, tờ rơi,…

1.4.2.4 Các hình thức huy động vốn.

Các ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mức độ đa dạng càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Dovậy, các Ngân hàng thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới

1.4.2.5 Chính sách lãi suất cạnh tranh.

Các Ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các Ngân hàng khác mà còn với các

tổ chức tiết kiệm, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chínhkhác nhau trong thị trường tiền tệ Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng cácquy định về việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở lên gay gắt, đặc biệt trong giai đoạnkhan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửitiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác hay từ công

cụ này sang công cụ khác

Trang 17

1.4.2.7 Công nghệ Ngân hàng.

- Các loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên Ngân hàng

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

1.4.2.8 Các dịch vụ cung ứng của Ngân hàng.

Một ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng có lợi thế hơn so với các Ngân hàng có dịch

vụ hạn chế, đây là điểm mạnh để các Ngân hàng giành lợi thế trong cạnh tranh

Ví dụ: Một Ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền

tự động làm việc ngày đêm, cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm là lợi thế rất lớn

1.4.2.9 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động.

Mạng lưới này thể hiện qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, không chỉ xuất hiện tại cáctrung tâm kinh tế lớn mà còn được phân phối tại những nơi cách xa trung tâm như nông thôn,vùng sâu, vùng xa

Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngânhàng thương mại, với mỗi Ngân hàng khác nhau, trong từng thời kì khác nhau, với mức độ làkhác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các Ngân hàng xây dựng cho mình một chiếnlược huy động thích hợp

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn huy động của mỗi NHTM có vai trò vô cùngquan trong đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế - xãhội của một đất nước, đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều nămtới Do vậy, việc mở rộng nguồn vốn huy động và sử dụng nó có hiệu quả đang là mối quantâm hàng đầu của toàn bộ hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam trong việc phân tích và đánh giáđúng thực trạng huy động vốn của các NHTM Việt Nam để chỉ ra những ưu điểm cần pháthuy và những hạn chế tồn tại cả về phương diện chính sách, thể lệ cũng như việc tổ chức thựchiện tại các đơn vị Ngân hàng cần thiết để một mặt thu hút đối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong xãhội phục vụ phát triển kinh tế, mặt khác tăng hiệu quả kinh tế của các NHTM

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HẠ LONG.’

Trang 18

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hạ Long.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Sự phát triển của hệ thống NHTM nói chung đã thúc đẩy các NHTM riêng lẻ trong việc

mở rộng thêm quy mô thông qua các sở giao dịch, các chi nhánh nhỏ và các phòng giao dịchtrực thuộc chi nhánh

Là một trong những Ngân hàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam VP Bank đã cónhững bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử Ngân hàng Kể từ khi thành lập, VP Bankvẫn không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp chokhách hàng các sản phẩm chuyên biệt Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu ViệtNam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, cónăng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng Để đạt được tầm nhìn đầy thamvọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với

sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey Với chiến lược này, VPBank nỗ lựctăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệthống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lướicác chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bánhàng và phân phối Sau 21 năm hoạt động, VP Bank đã nâng vốn điều lệ lên 8.065 tỷ đồng,phát triển mạng lưới lên 208 điểm giao dịch ở các thành phố lớn trên cả nước với 12.400 cán

bộ công nhân viên

Cùng với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnhvượng, các chi nhánh và các phòng giao dịch của nó cũng song song được ra đời phù hợp với

xu hướng phát triển chung của hệ thống NHTM trong cả nước Chi nhánh Hạ Long đã đượcđăng kí kinh doanh số0100233583-009 đăng ký lần đầu ngày 18/05/2005, đăng ký thay đổilần thứ 7 ngày 20/07/2015

Hiện nay VPBank Quảng Ninh là chi nhánh đa năng, có con dấu, mã số thuế, có bảngcân đối để thực hiện hạch toán các hoạt động kinh doanh theo luật định Ngay từ những ngàyđầu thành lập VPBank Quảng Ninh đã lấy tầm nhìn của VPBank nói chung làm mục tiêuphấn đấu và xem đó là kim chỉ nam trong quá trình kinh doanh của mình Theo đó, VPBankQuảng Ninh tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, đồng thời khai thác cơ hội trongphân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng Để khai thác có hiệu quả các

cơ hội, VPBank Quảng Ninh không ngừng nỗ lực xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh

Trang 19

nghiệp dựa trên sáu giá trị cốt lõi: khách hàng là trọng tâm, hiệu quả, tham vọng, phát triểncon người, tin cậy và tạo sự khác biệt.

Đến nay, sau hơn 10 năm thành lập, VPBank Quảng Ninh đã nỗ lực vượt qua khó khăncũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác để dần tự khẳng định vị thế của mìnhtrên địa bàn, được khách hàng tin tưởng, ủng hộ và sử dụng dịch vụ do VPBank Quảng Ninhcung cấp Đặc biệt hơn cả, VPBank Quảng Ninh đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tàitrong lĩnh vực tài chính ngân hàng Tốc độ tăng trưởng nhanh trong cả huy động và cho vaycũng như số lượng khách hàng không ngừng tăng lên suốt hơn 10 năm qua là một minh chứng

rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho phòng Đây chính là cơ sở vàtiền đề cho sự phát triển của VPBank Quảng Ninh trong tương lai

Trong những năm tới, chi nhánh sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh một cáchvững chắc, an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp cácdịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ vàtầng lớp dân cư đô thị, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nhân lựcnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm nền tảng choviệc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, cải tổ cơ cấu tổchức và điều hành kinh doanh, tiến hành tập trung hóa quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn và

xử lý nghiệp vụ theo các thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả hoạt động

2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng.

VPBank Quảng Ninh có các chức năng và nhiệm vụ chính là trực tiếp kinh doanh tiền

tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác có liên quan vì mụcđích lợi nhuận theo phân cấp của VPBank Cụ thể:

- Chức năng:

+ Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

+ Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

+ Hoạt động bảo lãnh, bao thanh toán

+ Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối

+ Phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán

+ Dịch vụ quản lý dòng tiền, ngân hàng điện tử

- Nhiệm vụ:

Trang 20

+ Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nghiệp vụ, quy chế của VPBank

Sơ đồ: Mô hình tổ chức của chi nhánh

Mô hình quản lý tại Ngân hàng VBBank chi nhánh Hạ Long được tổ chức theo cơ cấu chức năng

Trong phạm vi toàn doanh nghiệp, người lãnh đạo tuyến trên lẫn người lãnh đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định liên quan đến đến vấn đề liên quan đến chuyên môn của họ cho các phòng ban trong chi nhánh Nhiệm vụ quản lý trong cơ cấu này được phân chia trong các đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quản lý Mỗi đơn vj được chuyên môn hóa thực hiện chức năng và hình thành người lãnh đạo chức năng

Ưu điểm của chức năng: Đây là mô hình quản lý đơn giản, tận dụng được chuyên gia vào công tác lãnh đạo Giảm được gánh nặng cho nhà lãnh đạo chung

Tuy nhiên, mô hình cũng có một số những nhược điểm nhẩt định như một cấp dưới có nhiều cấp trên và vi phạm chế độ một thủ trưởng

2.1.2.4 Phòng giao dịch.

Hiện nay, chi nhánh có hơn 30 phòng giao dịch Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán và

có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của sở giao dịch, chi

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

GIÁM ĐỐC KHCN GIÁM ĐỐC TRUNG

TÂM SMEs

Trưởng phòng DVKH PB

CSR

Teler

SSO SBO MBO

Trang 21

nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc sở giao dịch, chi nhánh Phòng giao dịch không có bảngcân đối tài khoản riêng, mọi hoạt động, giao dịch của văn phòng giao dịch được bắt đầu và kếtthúc trong ngày và được phản ánh đầy đủ về sở giao dịch, chi nhánh để hạch toán.

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh.

2.1.3.1 Ngành nghê kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh: huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nước,cho vay, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạncủa tổ chức dân cư dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, chứng chỉ tiền gửi, vayvốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thươngphiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế,

+ Tiền gửi có kì hạn: được sử dụng chủ yếu với mục đích hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạngửi

+ Tiền gửi không kì hạn: được sử dụng với mục đích gửi tiền hoặc rút tiền mặt bất cứlúc nào hoặc nhận tiền gửi từ nơi khác chuyển đến

+ Tiết kiệm dự thưởng: tùy vào điều kiện hoạt động và từng thời điểm mà áp dụng hìnhthức tiết kiệm dự thưởng

+ Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan: là các loại hình tiết kiệm khác mà Ngân hàngcung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng

- Sản phẩm cho vay:

+ Cho vay sản xuất cá nhân hoặc doanh nghiệp: là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đápứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

+ Cho vay đầu tư

+ Cho vay tiêu dùng: tài trọ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêudùng

+ Cho vay mua bất động sản: nhằm bổ sung cho khách hàng phần vốn thiếu hụt trongsản xuất sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, thanh toán tiền mua bất động sản

+ Cho vay du học: là tài trợ vốn cho các cá nhân, tổ chức để cho một hay nhiều cá nhânkhác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc nước ngoài

Trang 22

+ Cho vay sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành nhằm mục đích kinhdoanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.

+ Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp: tài trợ cho khách hàng ở khu vực nông thônnhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh hànghóa và dịch vụ nông nghiệp

+ Cho vay thấu chi:nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng mởtại Ngân hàng không đủ số dư cần thiết để thanh toán

+ Cho vay cán bộ công nhân viên dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạttiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp kháccủa cán bộ công nhân viên

- Dịch vụ chuyển tiền:

+ Chuyển tiền trong nước: thực hiện yêu cầu chuyển và nhận tiền theo yêu cầu củakhách hàng tại các tỉnh thành trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bao gồm chuyển tiền trong cùng

hệ thống, ngoài hệ thống và Ngân hàng liên kết dịch vụ

+ Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyểnngoại tệ ra nước ngoài với mục đích công tác thanh toán tiền hàng, du học,…

+ Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của khách hàng đangsinh sống, làm việc,học tập ở nước ngoài cho người thân thông qua các công ty kiều hối, công

ty chuyển tiền, hoặc trực tiếp vào tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng

- Sản phẩm bảo lãnh: là việc Ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng với nhiều loại hình sau:

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đảm bảo khả năng và kế hoạch thực hiện hợp đồng củakhách hàng nếu hợp đồng được kí kết

+ Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp đang chuẩn bị thamgia vào đợt đấu thầu, cam kết thực hiện nghĩa vụ của khách hàng trong việc tham gia trongđấu thầu các dự án, giúp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện và có uy tín lớn khi tham gia vàomột giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo lãnh của Ngân hàng là bắt buộc theo yêu cầu củachủ thầu

+ Bảo lãnh thanh toán: bảo lãnh với bên thứ 3 về việc cam kết sẽ thanh toán cho kháchhàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ củamình khi đến hạn thanh toán

+ Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu: Ngân hàng cam kết với cơ quan thu thuế (bên nhận bảolãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho khách hàng không thực hiện được nghĩa

Ngày đăng: 24/04/2016, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w