Chương V: Cây cà rốt
CAY CA ROT
DAUCUS CAROTA VAR SATIVA
| GIA TRI KINH TE, NGUON GOC VA LICH SU PHAT TRIEN 1 Giá trị kinh tế
1.1 Thành phân dinh dưỡng
Bảng I: Giá trị dinh dưỡng của củ cà rối (trong 100g
phân ăn được) Thang phan Hàm lượng | Thàng phần Hàm lượng Carbonhydrate 10,6mg Vitamin A 12.000 LU Protein 0,9g Vitamin C 4mg Chất béo 0.2g Thiamine 0,04 mg Nước 86g Riboflavin 0,04 mg
Chat xd 12g A xit Folic Sg
Năng lượng 48 k cal Cacium 80 mg
Chất khoáng 1/28 Niaxin 0,21 mg
Sắt 2,32 Phosphorus 30 mg
Cà rốt rất giầu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là - caroten và vitamin A ngoài ra cà rốt còn chứa nhiều
Trang 2Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
1.2 Giá trị kinh tế và sử dụng
Củ cà rốt được sử đụng như rau, dùng để nấu súp, ăn
sống trộn salat, làm nộm, tạo mầu cho thức ăn vì nó chứa
nhiều caroten, có tác dụng tốt cho mắt
1 3 Nhu cầu và lợi ích
Cà rốt là loại rau đa dụng tạo thêm hương vị và màu săc cho nhiều món ăn Củ cà rốt màu da cam là nguồn giàu vitaminA, trong 100g củ cà rốt chứa tới 1090mcg (- caroten) là chất đinh dưỡng quí đối với con người đặc
biệt đối với trẻ nhỏ suy dinh dưỡng và bị bệnh khô mắt Chỉ cần 1 củ cà rốt là đáp ứng nhu cầu vitaminA của một người lớn hàng ngày
Nước ép cà rốt là một nguồn đinh dưỡng giàu VitaminA nhất Do thành phần có hàm lượng -caroten cao và giầu khoáng chất khác, nước ép cà rốt có khả
năng ngăn ngừa một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư Một trong những lợi ích quan trọng nhất của nước ép cà
rốt là chúng rất giầu chất chống oxi hóa -caroten, alpha
caroten, chất quang hóa và glutamin, canxi, kali, vitamin A, BI, B2, C, vitamin E, tất cả là chất chống ơxi hố có
khả năng bảo vệ nuôi dưỡng tái tạo làn da Chức năng lợi tiểu của nước cà rốt giúp cơ thể ngăn ngừa viêm thận Nước ép cà rốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tìm và huyết
Trang 3Chương V: Cây cà rốt
2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 2.1 Nguồn gốc
Cà rốt xuất hiện khoảng 5000 năm trước đây, khi mà
rễ của chúng được tìm thấy ở khu vực Trung Á xung
quanh nước Afghanistan và được lan rộng dân vào khu
vực Địa Trung Hải Việc lưu giữ thông tin về cà rốt đã được tìm thấy trong các hầm mộ Qua các thế kỷ các nhà thương gia Á Rập đã di chuyển theo lộ trình thương mại
A Rap - Chau A - Chau Phi mang về nhà rồi đến các
vùng làng quê của họ Vào thế kỷ thứ 10 cà rốt tím đã duoc trang 6 Afganistan, Pakistan vA mién Bac Iran Vào thế kỷ 12 những kẻ xâm lược Maroc đã mang các giống cà rốt màu vàng, mầu tím từ Bắc Phi đến Nam Âu Vào thế kỷ 13 cà rốt được trồng trên những cánh đồng của Đức và Pháp và cuối cùng những người tị nạn đã mang cà rốt đến các vùng bờ biển nước Anh vào thế kỷ
thứ 15
2.2 Lịch sử phát triển
Trang 4Rau dn cu, rau gia vj - Trong rau an todn ndng sudt chat lugng cao
này Chúng được sử dụng cho mục đích y dược Vào cuối
thế kỷ đồ đá con người đã thưởng thức rễ cà rốt hoang dại
bởi hương vị ngon ngọt Cà rốt được coi là 1 trong các loại
cây trồng trong vườn của người Ai Cập vào thế kỷ § trước Cơng nguyên Cà rốt màu da cam lần đầu tiên được trồng ở Hà Lan vào thế kỷ XVII Sự biện hữu của cà rốt mầu
da cam và vàng - đa cam đã cung cấp bằng chứng là
chúng xuất hiện trong tranh cổ ở thế kỷ thứ XVIH được trưng bày ở bảo tàng Hà Lan
Cà rốt được thuần hoá có liên quan chặt chẽ và đã lai tạp với sự đa đạng rất lớn và thích nghi rộng rãi với loài
cà rốt hoang dại đã được biết đến Qeen Ann's Lace
Trong tự nhiên, cà rốt đại có chu kỳ sinh trưởng hàng năm hoặc chu kỳ mùa đông hàng năm Thông thường cây con
hình thành khóm vào cuối mùa thu Trải qua mùa đông tích lụỹ và hoàn thiện chu kỳ sinh sản vào mùa hè năm
sau Các mẫu giống hoang dại thay đổi từ khu vực bán nhiệt đới sang ôn đới như là cây hàng năm với sự ra hoa
ngay sau khi cây con trải qua giai đoạn nhiệt độ thấp va với quang chu kỳ ngày dài hơn ở vĩ độ bắc
Trang 5Chuong,V: Cay ca rét
các khu vực có mùa đông khắc nghiệt hoặc có tuyết phủ
sớm, hạt giống được sản xuất từ những cây đã qua xuân hoá ở ngoài đồng trong mùa đông Chúng sẽ ra hoa kết
hạt trong thời gian khoảng 12-13 tháng
II SẢN XUẤT 0À RỐT TRÊN THẾ GIỚI
1 Diện tích - Năng suất - Sản lượng
Cà rốt là một trong những loại rau phổ biến nhất trên thế giới đứng thứ 2 sau khoai tây, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về sản lượng cà rốt trên thế giới Theo số
liệu thống kê của FAO, sản lượng cà rốt trung bình trong
các năm từ 2003-2005 của Trung Quốc chiếm 34%, đứng sau là Nga và Mỹ chiếm 7%, Ba Lan 4%, Anh 3% các nước còn lại chiếm 45% Trong số các nước dẫn đầu về sản xuất cà rốt, Mỹ được xếp thứ 3 về năng suất (31,7 tấn/ha), đứng thứ tư về diện tích và sản lượng Số liệu năm 1990 cho thấy sản lượng cà rốt trên toàn thế giới là
13.37 triệu tấn và tăng 30% sau 1 thập kỷ Tại Châu Au,
Anh là nước có sản lượng lớn nhất 750,000 tấn/năm,
theo sau là Pháp 568,000 tấn/năm, Hà Lan 476,000
tấn/năm và Italia 407,000 tấn/năm
2 Nhu cầu và thị trường tiêu thụ
Trang 6Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
hàng năm của nông dân (1978 - 1980) khoảng 162 triệu
Đô La Mỹ California là bang chiếm 44,1% lượng cà rốt
của Mỹ và chiếm 46,6% giá trị Ba bang đứng đầu sản xuất cà rốt ở Mỹ là California, Texas và Florida sản xuất chiếm khoảng 65% số lượng và 73% giá trị Sản lượng chính của các bang này chủ yếu là cho ăn tươi Ở
Whashington, Wisconsin, Minneosota va Oregon là các
bang chủ yếu sản xuất phục vụ chế biến Các giếng chế
biến cho năng suất cao đã làm giảm giá bán và hậu quả là thu nhập bằng Đôla tính trên một đơn vị diện tích của
sản phẩm cà rốt cho chế biến hơi thấp bơn so với trồng sản phẩm dùng cho ăn tươi
Tiêu thụ cà rốt ở Mỹ tăng nhanh từ những năm 1990,
từ khoảng 10 pound/1 ngườ/l năm lên 14 pound/] người1/năm
Ở Việt Nam các vùng trồng cà rốt tập trung tại các vùng rau chuyên canh ven thành phố Hà Nội, Đà Lạt,
Hải Phòng, Bắc Ninh
III SẢN XUẤT GÀ RỐT Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam cây cà rốt có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trên đất bazan
Hiện nay, địa phương canh tác cà rốt có hiệu quả cao và
tốt nhất ở Đà Lạt là xã Xuân Thọ, Cam Ly - phường 5,
Trang 7Chương V: Cây cà rốt
cà rốt có thể trồng ở nhiều nơi nhưng ở những địa phương kể trên màu sắc củ cà rốt đẹp hơn nhiễu nên
được thị trường ưa chuộng và thu mua với giá cao hơn ở
những vùng khác từ 10-30% giá thị trường Cây cà rốt được trồng trọt phổ biến tại Đà Lạt và người sản xuất cũng đã tự để giống để dùng cho vụ sau
Sản phẩm cà rốt của thôn Hòa Bình, xã Võ Cường (Thành phố Bắc Ninh) có thị trường tiêu thụ rộng, giá cả nhiều năm khá ổn định Đặc biệt giá thu mua cà rốt
trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm thường khá cao Cà rốt của Hòa Bình được tiêu thụ chủ yếu sang
Trung Quốc từ tháng 5 đến tháng 11
IV ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
1 Rễ
Rếễ của cà rốt là rễ củ cọc, màu vàng đỏ, hình cụt tròn hoặc thon, phát triển phình to ra thành củ, là phân ăn được (rễ củ) Củ bao gồm 2 phần, phần vỏ và lõi
Theo White và Strandberg (1978), thời kỳ đầu rễ phát triển chiều dài, sau đó mới phát triển chiều rộng sau 12- 16 ngày sau gieo, nếu độ phì của đất tốt Đất có thành phần cơ giới nặng, củ bị ngắn và phân nhánh
2 Thân
Thân rỗng, khía đọc, có nhiều nhánh, gỗ ghé, có
Trang 8Rau an ci, rau gia vj - Tréng rau an todn năng suất chất lượng cao
Cà rốt là cây dai ngày nên đến năm thứ hai thân kéo
đài và phân nhiều nhánh 3 Lá
Lá của cà rốt là dạng lá xẻ lông chim 2-3 lần, lá mọc -
cách, bản là dài trải rộng
4 Hoa - Quả - Hạt
Hoa cà rốt thuộc dạng hoa tán Trên một hoa các bộ
phận như nhuy hoa, đầi hoa, cánh hoa phát triển song
song cùng với sự phát triển của noãn Hoa được sắp xếp
theo dưới dang các lô nhỏ và các lô nhỏ trong một lô lớn
Giữa các lô nhỏ và lô lớn hoa phát triển ở dạng nở hướng
tâm từ ở ngoài vào và theo hình xốy trơn ốc Chính vì
vậy những hoa trưởng thành đầu tiên là ở mép ngoài của
tấn ngoài cùng
Hoa cà rốt thuộc dạng phức với 5 cánh đài, 5 cánh, 5 nhị, và 2 lá noãn Hoa và sẽ là quả trưởng thành có chiều dài khoảng 2mm Mỗi lá noán mang 2 bầu nhụy cấp một, nhưng chỉ có bầu ở phía dưới phát triển.Túi phôI và cà rốt thuộc dạng đơn bào va 8 nhân nhỏ Chất kết dính
trên thành bầu nhụy rất quan trọng để thu hút côn trùng
đến thụ phấn
Quả cà rốt thộc dạng kép tách vỏ, quả khô và tách hạt
Trang 9Chương V: Cây cà rốt
hạt Bên ngoài mericarp được bao bọc bởi những chiếc
gai và cần lọai bỏ khi chế biến Quả nứt không có ngăn chỉ có 1 hạt, quả dài khoảng 3mm, bạt rất bé, trọng lượng 1000 hạt khoảng1,2g, vỏ bạt có nhiều lông cứng Trong hạt có chứa tỉnh đầu
VI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1 Nhiệt độ
Cà rốt là cây chịu lạnh, ở nhiệt độ §°C hạt vẫn có thể nầy mầm sau 20-25 ngày, còn ở nhiệt độ thích hợp 20- 25°C hạt nảy mầm sau 5-7 ngày
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cà rốt là từ I6-24°C Nhiệt độ cao trên 25°C cây sinh
trưởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh củ có nhiều xơ, hàm lượng caroten thấp 2 Nước Độ ẩm thích hợp cho cà rốt từ 60-70%, nến độ ẩm cao cây dễ bị bệnh Ở giai đoạn củ lớn phải đủ nước để củ nhắn, ít phân nhánh, mập, củ đẹp, ít xơ 3 Ánh sáng
Cây cà rốt ưa ánh sáng dài ngày( trên 12 giờ chiếu
sáng/ngày), đặc biệt ở giai đoạn cây con cần cường độ
Trang 10Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao 4 Dinh đưỡng và đất đai
Phân chuồng có tác dụng tốt trong việc hình thành củ to, thẳng, chất lượng Cà rốt mẫn cảm với phân đạm, bón đạm nhiều cây phát triển rậm rạp, nhiều nhánh, củ bị xơ Bón Kali giúp cải thiện độ ngọt cũng như màu sắc củ
Đất trồng cà rốt phù hợp là đất nhẹ giầu đinh dưỡng, độ pH phù hợp là 6,5-7,5 Nếu pH cao có thể gây nhiễm độc Mn Nếu trồng đất nặng, sẽ giảm năng suất,
củ khó nhổ
VII KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
1 Giống
1 1 Tiêu chuẩn giống
Vỏ hạt cà rốt có lông cứng, khó thấm nước Trong
phôi chứa hàm lượng lipít cao nên hạt cà rốt rất khó nầy mầm cao nhất đạt 70 %
1 2 Giới thiệu một số giống hiện trồng trong sản xuất * Giống cà rốt Nhật VL444
Là giống lai F1 có năng suất, chất lượng cao, củ to,
nhắn, ít xơ, màu đỏ tươi, bảo quản được lâu, trọng lượng
củ trung bình 300 g/củ, năng suất 40-45 tấn/ha Thời gian sinh trưởng 100-110 ngày
- Vụ sớm: Gieo vào tháng7-8, thu hoạch vào tháng
Trang 11Chương V: Cây cà rốt - Vụ chính: Gieo vào tháng 9-10, thu hoạch tháng 12- 1 năm sau - Vụ muộn: Gieo vào tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5 * Giống PS 3496
Là giống lai F1 có thể trồng trên cả đất ruộng và đất bãi Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, lá màu xanh thẫm, thân thẳng, cổ nhỏ Củ dài từ 18-22cm, màu vàng đa cam đậm, lõi nhỏ, đỏ tươi Khả năng kháng bệnh thối củ và bệnh phấn trắng rất cao
Thời vụ gieo trồng: Tốt nhất vào tháng § dương lịch,
thu hoạch vào cuối tháng 9, đầu tháng 10; vụ 2 gieo vào tháng 11 dương lịch để thu vào dịp tết
2 Kỹ thuật gieo trồng
- Do cấu tạo hạt cà rốt có nhiều lông cứng nên trước khi gieo hạt, bỏ hạt giống vào một túi vải đập nhẹ, vò kỹ cho gãy hết lông, sau đó trộn hạt với mùn hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1:1, bỗ vào chậu đảo đều tưới nước ẩm sau 2- 3 ngày đem gieo hạt sẽ mọc đều
- Cà rốt có thể gieo liền chân, vãi cho đều hoặc hạt
được gieo thẳng trên luống thành hàng ngang, hàng cách hàng 15-1§cm, hạt cách hạt 10-12cm Rắc một lớp đất
mỏng để lấp hạt sau đó lấy rơm ra phủ lên để giữ ẩm Sau khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu
Trang 12Rau dn cu, rau gia vị - Tréng rau an toan ndng sudt chat lugng cao
3 Làm đất lên luống
Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp Nếu đất chua pH<5,5, cần bón thêm 20-25kg vôi bột/sào Đất trồng cà rốt trước khi gieo hạt phải cày bừa kỹ, làm đất sạch cỏ,
phơi ải lên luống cao 20-25cm, rộng 1-1,2m, rãnh rộng
20-30cm Rải đều phân trên mặt luống, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên phân 4 Thời vụ trằng Cà rốt có thể gieo trồng các vụ sau: - Vụ sớm: Gieo vào tháng 7-8, thu hoạch vào tháng 10-11 - Vụ chính: Gieo vào tháng 9-10, thu hoạch tháng 12- 1 năm sau - Vụ muộn: Gleo vào tháng l-2, thu hoạch tháng 4-5 5 Phân bón
Trang 13Chương V: Cay ca rét Có thể dùng phân bón qua lá K-H+ Multi-K (13:0:46)
phun cho cà rốt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, năng suất có thể tăng 20-30%
6 Mật độ, khoảng cách trồng - Khoảng cách gieo:
+ Hang cach hang 15-18cm + Hat cach hat 10-12cm
- Mật độ trồng: từ 46 cây/m? ( 46 vạn cây/ha) đến 66 cay/m’ (66 vạn cây/ha)
7 Chăm sóc
- Tưới nước: Gieo hạt xong tưới nước ngay, tuỳ theo
độ ẩm của đất mỗi ngày tưới 1-2 lần, khi cây mọc đều thì sau 3-5 ngày tưới một lần Khi củ bắt đầu phát triển mỗi tuần tưới 1 lần, đẩm bảo độ ẩm 60-70%
- TỶa cây, vun xới: Khi cây cao 5-Rem ta, xới lần thứ nhất, loại bổ cây xấu Khi cây cao 12-15cm thì tỉa, xới
lần 2 để định mật độ cây
- Vun xới: Đây là việc rất quan trọng trong quá trình
chăm sóc cây cà rốt, nó ảnh hưởng tới năng suất và
phẩm chất củ Trong một vụ trồng xới ít nhất 2 lần, tạo
Trang 14Rau ăn cú, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
§ Phòng trừ sâu bệnh
- Một số sâu gây hại chính cho cà rốt là: Sâu xám, sâu
khoang, rệp
Đối với sâu xám thì phải xử lý đất trước bằng thuốc hoá học Basudin ít nhất 15 ngày trước khi trồng Sâu khoang có thể đùng thuốc hoá học Sherpa 25 EC,
Selectron, liêu lượng phun như nhãn ghi trên bao bì của hãng Còn rệp thuốc hay dùng hiện nay là Actara
- Bệnh thường gặp trên cà rốt là bệnh thối khô và đen trên cây va ci Ding Grannozan(4 g/lkg hat gidng,) hoặc TMMD (8 g/kg hạt giống) để xử lý trước khi gieo Khi xuất hiện bệnh thì có thể dùng thuốc hố học như
Boocđơ 1%, Ridomin
8 Thu hoạch và bảo quản
- Khi những lá ở phía dưới vàng úa, lá non ngừng sinh trưởng là thu hoạch được Khi thu hoạch cắt ngắn lá chỉ
để lại 4-6cm sau đó rửa sạch để nơi khô ráo - Để giống:
+ Vùng cao: Gieo vào tháng 9, gieo theo hàng, hàng cách nhau 35-40cm Khi cây sắp trổ ngồng (khoảng tháng 2) thì bón thúc thêm phân chuồng và phân kaly để
cho hạt chắc
Trang 15Chương V: Cây cà rốt
lá chỉ để khoảng 20cm, rồi đem trồng thành hàng, với khoảng cách hàng 40-45cm, khoảng cách cây 30-40cm, trồng xong phải tưới ngay, và tưới giữ ẩm cho đến khi cây bén rễ thì tưới ít hơn (sau khi trồng 10-15 ngày) Thời vụ trồng để sản suất hạt giống là trồng từ giữa tháng I1 đến đầu tháng 12, hoa ra vào tháng 3, đến tháng 5 thì thu hoạch Quả cà rốt chín không đều nên ngồng nào chín trước (quả chuyển sang mầu vàng) thì thu trước Quả thu về phơi nắng 4-5 ngày, vò kỹ lấy hạt, chọn những hạt tốt để giống Năng suất hạt thu được từ
500-1000 kg/ha Cho hạt đã phơi kỹ vào túi ni lông buộc
Trang 16Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
CAY CAI cU
(RAPHANUS SATIVUS)
| GIA TRI KINH TE, NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIEN
1 Gid tri kinh t€
Góp phần giải quyết rau giáp vụ và rải vụ rau trong
năm, tạo công ăn việc làm cho nông dân
Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến thực phẩm,
2 Giá trị sử dụng
Được sử dụng nấu, muối chua, cho vào súp, dùng làm salát, một số nơi có thể ăn sống, phơi khơ để chế biến, Ngồi ra cải củ còn được xếp vào nhóm cây được liệu để chữa các bệnh về đường tiêu hoá (đau vùng
thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, chướng bụng, táo
bón Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh đường hô hấp (ho, hen, đờm, xuyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng,
ho ra máu, lao) Ngoài ra còn chữa một số bệnh đường
tiết niệu, bệnh về máu, còn có công dụng đặc biệt là
giải độc do ngộ độc than, ga, rượu, hàn the, và ngộ độc
Trang 17Chương VỊ: Cây cải củ 3 Thành phần đỉnh dưỡng Thanh phan dinh dưỡng trong 100gr phần ăn được
Thành phần Hàm lượng Thanh phin Hàm lượng
Âm độ 41,6% Vitamin A 156691.U
Protein 0,5pr Axit ascorbic 43mg Chất béo 0,2gr Ca 30mg Riboflavin 0,04mg P 40mg Cacbohydrates 6,2gr Fe 0,4mg Thiamin(B1) 0,04mg (Nguồn: Aykroyd, 1963)
4 Nhu cầu và lợi ích
Cải củ là cây rau vụ đông có thời gian sinh trưởng
ngắn vì vậy có thể gieo nhiều lứa trong một vụ, có thể
g1eo xen canh với những cây hàng rộng hoặc dưới tấn
cây ăn quả tận dụng đất đai, tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là giải quyết vấn đề rau giáp vụ trong vụ hè Với đặc tính dễ trồng và dễ sử dụng, và có nhiều tác dụng, cây cải củ dang được phát triển ở nhiều vùng trên đất nước ta
5 Nguồn gốc lịch sử và phát triển
Được xác định có 2 nguồn gốc: Châu Âu và Châu Á
Trang 18Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất! chất lượng cao
được chuyển sang Canađa năm 1540 và Vigrinia năm 1609 Đến nay cải củ được trồng rộng khấp thế giới 6 Các quy định rau an toàn đối với cải củ
- Hàm lượng NO; nhỏ hơn hoặc bằng 250 mg/kg sản phẩm tươi
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đưới ngưỡng cho phép theo quy định của y tế
- Hàm lượng kim loại nặng và độc tố dưới ngưỡng
cho phép
- Vi sinh vật gây hại: Hạn chế tối đa vi sinh vật và ky
sinh gây hại cho người và gia súc
- Bao bì và hình thức sản phẩm;
- Cây không bị giập nát, có vết sâu bệnh và mang đặc tính của giống
- Khi thu hoạch đóng gói vận chuyển tiêu thụ phải
đảm bảo các chỉ tiêu trên
I ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1 Rễ
Ré coc phình to thành củ chứa nhiều dinh dưỡng, hình dáng, màu sấc, kích thước phụ thuộc vào giống, rễ củ là bộ phận chính được dùng trong thực phẩm mà ta quen
gọi là củ, củ có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào
Trang 19Chương VI: Cây cải củ cảnh Những rễ phụ làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây Sù phình to của củ phụ thuộc vào giống, có giống phình củ ở giai đoạn 4 lá thật, có giếng hình thành củ ở giai đoạn 6 lá thật 2 Lá Lá xoăn, xẻ thùy, có những giống phủ một lớp lông mỏng ở lá và cuống lá Lá thường có màu xanh hoặc xanh vàng tùy giống 3 Hoa
Hoa có màu trắng, đôi khi phớt tím, hoa có 4 cánh
hoa, giống như các cây họ thập tự khác 4 Quả
Quả thuôn dài, có màu xanh, khi chín thì vỏ quả chuyển sang màu vàng, Quả phình to ở đoạn giữa, số hạt
trọng quả tụỳ theo giống, thông thường mỗi quả có từ 3-
5 hạt 5 Hạt
Hạt hình tròn hoặc thuôn dài, đầu tiên hạt có màu
xanh, khi chín hoàn toàn thì hạt chuyển sang màu nâu
IV SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1 Thời kỳ nẩy mầm
Trang 20Rau ăn củ, rau gia vị - Trẳng rau an toàn năng suất chất lượng cao
nhưng đo rễ còn nhỏ và ít nên khả năng hút dinh đưỡng yếu Yêu cầu dinh dưỡng thời kỳ này chưa cao
2 Thời kỳ cây con
Được tính từ khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất cho tới khi cây được 4-6 lá thật tuỳ theo giống Thời kỳ này cây phát triển mạnh, lớp vỏ ngoài cùng phát triển không tương xứng nên bị nứt ra và thay thế bằng lớp vỏ mới, bắt đầu vào thời kỳ hình thành củ
3 Thời kỳ rễ củ phát triển
Thời kỳ này rễ củ lớn và phát triển rất nhanh, các chất dinh đưỡng được tập trung vào rễ củ, vì vậy cần đảm bảo đủ nước và chất dinh đưỡng cũng như việc xới vun cao tạo điểu kiện cho đất tơi xốp củ phát triển thẳng và đều, đảm bảo giá trị hàng hoá cao
V ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1 Nhiệt độ
Cải củ là cầy ưa nhiệt độ lạnh và lạnh vừa phải, là một loại cây có tính chống chịu, nó có thể chịu được lạnh
hợăc sương mù Nhiệt độ cao có ảnh hưởng tới chất lượng củ, củ nhanh hóa gỗ, có vị cay nổng Nhiệt độ
10°C lam cho cây ra hoa sớm Nhiệt độ thích hợp cho
năng suất cao và phẩm chất tốt là 10-13°C, và nhiệt độ
Trang 21Chương VỊ: Cây cải củ
2 Ẩm độ
Cải củ có hệ rễ ăn nông nên chịu úng, chịu hạn kém, ẩm độ thích hợp là 60-70% Ở giai đoạn nẩy mầm và
phình củ nhu cầu nước lớn hơn các giai đoạn khác 3 Ánh sáng
Cải củ là cây phẩn ứng với ánh sáng ngày ngắn, vì
vậy việc gieo trồng cần bố trí thời vụ hợp lý, thường ở miễn Bắc gieo vào tháng 9, tuy nhiên hiện nay do tiến bộ về giống, đã có nhiều giống cải củ ít phản ứng với thời gian chiếu sáng, nên cải củ có thể gieo trồng trong
cả vụ hè thu và thu đông Tuy nhiên thời vụ này năng
suất thấp, và chất lượng kém
4 Đất đai
Đất thích hợp cho việc gieo trồng cải củ là đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận tiện, độ pH khoảng 6,0-6,5
5 Chất dinh dưỡng
5 1 Nito
Có tác dụng thúc đẩy lá và rễ sinh trưởng và phát triển, là yếu tố quan trọng đối với năng suất và chất
lượng củ sau này Tuy nhiên việc bón đạm phải cân đối và vừa phải, vì nếu thừa đạm làm cho bộ lá sinh trưởng
mạnh, làm chậm quá trình hình thành rễ củ và củ mau hoá bấc làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi
Trang 22Rau dn ci, rau gia vị - Trắng rau an toàn năng suất chất lượng cao
5 2 Lân
Xúc tiến quá trình đồng hoá chất dính dưỡng, biến đổi
sinh hoá, và vận chuyển các chất trong cây, bón lân ở gia1 đoạn bón lót
5 3 Kali
Có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình
hình thành hạt của cây Kết hợp bón thúc kali với đạm
vào sau mỗi đợt xới xáo, để cây tận dụng được nhiều đinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển
VI KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
1 Tiêu chuẩn về giống
Giống phải đạt năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, lâu hóa bấc, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và chống chịu tốt với sâu bệnh Trước khi gieo, hạt cần được làm sạch, xử lý băng nước nóng, thử tỷ lệ nảy mầm để xác định lượng hạt gieo
2 Giới thiện một số giống cải củ hiện trồng trong sản xuất
Cải củ Tứ Liên
Là giống địa phương được trồng lâu đời tại xã Tứ
Liên, Từ Liêm, Hà Nội Củ trắng thuôn dài, lá có mầu
xanh nhạt, lá hơi gợn sóng, lá xẻ thùy nông, tỷ lệ củ/lá cao Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày Thời vụ gieo
Trang 23Chương VỊ; Cây cải củ Cải củ số 8
Do Viện Cây lương Thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ giống cải củ có nguồn gốc từ Thái Lan Củ trắng
thuôn dài, củ ít xơ không bị lục hóa và hóa bấc muộn, vì
vậy thời gian thu hoạch kéo đài, lá có mầu xanh nhạt, lá
hơi gợn sóng, xẻ thùy nông, tỷ lệ củ/lá cao Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày Thời vụ gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, năng suất đạt 35-40 tấn/ha
Cải củ Thái Bình
Là giống địa phương được trồng lâu đời tại xã Vũ Lễ, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hiện nay giống cải củ này đang được trồng trong vụ sớm từ tháng 6 tới tháng 9 Củ trắng ngà, củ ngắn, lá có màu xanh vàng, xẻ thùy nông, thời gian sinh trưởng từ 40-45 ngày Năng suất đạt
30-35 tấn/ha
Jade peak (Gidng F1 Evegrow séed company - Taiwan)
Là giống chịu nhiệt, chín sớm, thích hợp cho ăn tươi và chế biến, thời gian sinh trưởng ngắn, củ trắng, thuôn dài Năng suất đạt 40-45 tấn/ha
3 Làm giống
Trang 24Rau ăn củ, rau gia vị - Trơng rau an tồn năng suất chất lượng cao
công tác chọn tạo giống mà sử dụng phương pháp tạo giống khác nhau Ví dụ ở Nhật chủ yếu là sản xuất giống
lai F1 Ở Việt Nam việc chọn tạo giống cũng có thể sản
xuất giống lai hoặc phục tráng lại một số giống cải củ địa phương Để vừa đảm bảo được dòng thuần, vừa dễ
dàng cho quá trình lấy hạt dạt sản lượng cao, các dòng
bố mẹ thường được chọn lọc theo nhóm các cây có những đặc điểm giống nhau, đặc trưng của giống trồng vào một khu cách ly và cho thụ phấn tự do Các giống bố mẹ trong giai đoạn làm thuần phải được trồng cách nhau, hoặc cách các giống cải củ khác ít nhất là 1000m Sau khi bố mẹ đã được làm thuần trộn bế mẹ theo tỷ lệ 1:1 gieo và để cho thụ phấn tự do
Có 2 cách để giống:
- Để liên chân: Ruộng sản xuất giống cần được cách ly với ruộng sản xuất đại trà ớt nhất là 1000m, đói với
ruộng sản xuất giống cần phải thực hiện nghiêm ngặt
việc vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
Loại thải các cây không đúng giống vào các giai đoạn hình thằnh củ căn cứ vào dạng 14, mau sắc lá, mầu sắc
củ, màu sắc vai củ, hình đạng củ và giai đoạn ra hoa
Trang 25Chuong VI: Cay cdi cu
- Cắt mặt: Đối với những hộ gia đình cần lượng giống ít, hoặc phục tráng giống có thể sản xuất giống bằng phương pháp cắt mặt Khi cải củ được thu sản phẩm thương phẩm, chọn những củ đặc trưng của giống, cắt 1⁄3 củ, nhúng mặt cất vào tro bếp để qua 1-2 ngày cho se mặt sau đó đem trồng với mật độ, khoảng cách như
sau: 35-40 x 25-30cm Chăm sóc, tưới nước giống như
sản xuất cải củ thương phẩm, giai đoạn ra hoa, hình thành hạt cần tưới thêm kali tạo hạt chắc, đạt năng suất cao Cần vặt những hoa cuối cành, để tập trung dinh
dưỡng nuôi quả và hạt
Độ thuần giống tại mỗi lần kiểm định: Tại mỗi lần kiểm định phải đạt theo quy định sau:
ous Giống siên |Giống nguyên| Giống xác
Chỉ tiên - nguyên chung 3 chủng » nhận Cây họ thập tự 0 0 0
Độ thuần ruộng giống (%) 100 95.5 95.0
Thu hoạch quả giống: Khi có 70%- 80% qua chuyén màu vàng mơ, các quả dưới gốc chuyển mầu nâu thì cắt
toàn bộ cây, bó thành từng bó, treo chỗ thoáng, sau đó
Trang 26Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
Bảo quản hạt giống, nên cho vào bao giấy xi măng, gói từng gói nhỏ 1-2kg, cho vào thùng bảo quản bằng vôi bột Tiêu chuẩn hạt giống ones (ag) gee | Oe Độ sạch 98 98 98 Hạt cô dại/kg hạt giống 0 5 10 Tỷ lê nảy mầm > ( %) 70 70 70 Đệ ẩm trong bao thường% 90 90 9.0 a 2 a a * nate) bao không thấm 80 8.0 8.0
Năng suất hạt giống tuỳ thuộc vào giống và kỹ thuật
chăm sóc thông thường đạt từ 5-7 tạ/ha
4 Làm đất và lên luống:
Đất phải được cày lật phơi ải trước khi gieo giống từ 10-15 ngày với mục đích tiêu điệt cổ đại, mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho đất thoáng và tơi xốp Sau khi phơi ải, đất được bừa kỹ lên luống rộng 1,3-1,4m, rãnh
rong 30cm, cao 30cm, nếu gieo vào vụ sớm cần lên
luống cao hơn
5 Thời vụ
Trang 27Chương VỊ: Cây cải củ
thời vụ này năng suất đạt thấp Ở miền Trung gieo muộn hơn (tháng I1 - tháng 12) vì kết thúc mưa muộn
6 Mật độ, khoảng cách
Có thể gieo tực tiếp trên mặt luống, hoặc gieo theo hàng (gieo 3 hàng/luống với khoảng cách 30 x l5-
20cm), 18-20 vạn cây/ha
Cách gieo: Luống được làm nhỏ đất, bón lót phân chuồng và vôi, trộn đều trong đất, san phẳng mặt luống
và gieo hạt Lượng hạt giống cho lha sản xuất thương
phẩm 10-12kg, lượng giống cho 1ha làm giống là 7-Rkg Có thể trộn hạt với cát hoặc đất bột nhỏ để gieo cho đều
hạt trên mặt luống Sau khi gieo, dùng mùn mục hoặc
trấu mục phủ trên mặt luống
7 Phần bán
Lượng phân bón cho lha bao gồm:
- 15 tấn phân chuồng + 800kg vôi bột + 80kgN + 80kg P;0; + 80kg K;0 - Phương pháp bón:
Lượng phân |Phân chuồng|v„ Phân vô cơ (kg/ha)
Trang 28Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
7 1 Bon lot
Bon lót toàn bộ phân chuồng đã được ủ mục + lân +
vôi bột, bón theo hàng rạch, hoặc bón rải đều trên mặt
luống, trộn đảo đều phân với đất trước khi gieo hạt
7 2 Bón thúc
Đợt 1: Khi cây được 3-4 lá thật, sau khi vun xới và tỉa cây lần thứ nhất
Đợt 2: Khi cây bắt đầu phình củ, sau khi vun xới và tỉa cây lần thứ hai
8 Làm cỏ xới xáo
Chia làm 2 đợt:
Đợt 1: Khi cây được 2-3 lá thật, xới xáo nhẹ, tỉa bớt những chỗ cây mọc dày, cây xấu, kết hợp nhặt cỏ
Đợt 2: Khi cây bắt đầu phình củ, xới kết hợp với vun vào gốc, làm cỏ, và tỉa định cây
9, Tưới nước
Sau khi gieo cần đảm bảo đủ ẩm cho cây mọc mầm, có thể dùng ô doa tưới hàng ngày, hoặc tưới thấm nếu gần nguồn nước
Do hệ rễ yếu nên việc hút nước khó khăn, nếu thiếu nước sẽ rất ảnh hưởng tới quá trình hình thành củ, vì vậy cần tưới rãnh (tưới thấm) đảm bảo đủ ẩm, nhưng cần
Trang 29Chương VI: Cây cải củ
10 Phòng trừ sâu bệnh 10 1 Bệnh lở cổ rễ
Giai đoạn cây từ mọc mầm tới 2 lá thật thường bị
bệnh lở cổ rễ Dùng BellatC hoặc VibenC 0,2% phun vào đất và phun lên cây
10 2 Thối củ
Ở giai đoạn củ thường bị bệnh thối củ, phơng củ,
ngồi ra còn bị virus gây hại làm xoăn lá, v.v
10 3 Sâu hại
Giai đoạn cây lớn thường bị Bọ nhảy, Rệp, Sâu xanh
cắn phá, vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, nếu xuất hiện sõu rệp nhiều cần phun thuốc
BT hoặc Sherpa, nồng độ và liều lượng phun theo chỉ
dẫn trên bao bì nhãn mác Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, cần chú ý ngay từ khâu chọn giống chống
chịu bệnh, biện pháp canh tác, luân canh cây trồng,
ruộng sạch cỏ, không để đất quá ẩm
11 Thu hoạch
Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào giống, nhưng thường 45-50 ngày sau gieo là thu hoạch được Khi thu hoạch cần nhổ cả cây, rũ sạch đất, cắt toàn bộ phần 14 chỉ
để lại 3-4cm cuống, rửa bằng nước sạch, tránh dập nát,
Trang 30Rau ăn củ, rau gia vị - Trông rau an toàn năng suất chất lượng cao
CAY KHOAI TAY
( SOLANUM TUBEROSUM L.)
I.GIA TRI KINH TE, NGUỒN GỐC VÀ LICH SU PHAT TRIEN
1 Giá trị kinh tế
1.1 Thành phần dinh dưỡng
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng phong phú Trong củ khoai tây có chứa nhiều các chất
quan trọng như tính bột, các loại vitamin BI, B2, các chất khoáng kali, magie, canxi, photpho và các axit amin tự đo
Bảng!: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng chủ yếu
trong củ khoai tây sống (100g phần ăn được)
Trang 31Chương VII: Cây khoai tây
Thành phần các chất dinh dưỡng trong củ khoai tây thay đổi tuỳ theo giống, điều kiện sinh thái, kỳ thuật trồng trọt và phương thức chế biến
1 2 Giá trị kinh tế và sử dụng
Khoai tây là một trong những loại cây trồng được ưu
tiên phát triển ở Việt Nam Tuỳ theo thói quen sử đụng
và phong tục khoai tây có thể được xếp vào nhóm cây lương thực hoặc nhóm cây rau Trên thế giới khoai tây là một trong 5Š loại cây lương thực sau hía ngô, mì, mạch Ở
nhiều nước khoai tây là nguồn cung cấp năng lượng chính
trong bữa ăn thường ngày của người Ngoài ra khoai tây
và các sản phẩm chế biến từ khoai tây còn là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng mang lại nguồn thu ngoại tệ và tạo
công ăn việc làm cho hàng triệu lao động của nhiễu quốc
gia Hiện có trên 135 nước trồng khoai tây, trong đó Hà
Lan là nước nổi tiếng với các sản phẩm khoai tây và là
nước xuất khẩu khoai tây tươi lớn nhất thế giới
Ở Việt Nam khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luần canh: lúa xuân - lúa mùa sớm -
khoai tây của vùng đồng bằng sông Hồng Trồng lha khoai tây có thể cho thu nhập 20-30 triệu đồng
Trang 32Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau án toàn năng suất chất lượng cao
Người ta vẫn cho rằng trong củ khoai tây có chứa hàm lượng nhỏ các độc tố, song không ai có thể phủ nhận giá
trị đinh dưỡng tuyệt vời có trong củ khoai tây, vì vậy rất nhiều các món ăn cũng như các sắn phẩm được chế biến từ khoai tây như: tính bột khoai tây, khoai tây chiên,
khoai tây hấp, snack khoai tây
1 3 Nhu cầu và lợi ích
Trong các sản phẩm của khoai tây, tinh bột là thành phần quan trọng Tinh bột là một dạng cácbonhyđrat chính được tìm thấy ở khoai tây, tinh bột trong khoai tây là dạng rất dễ tiêu hoá, rất thích hợp với những người có nhu động ruột kém phát triển như trẻ em hay những người già yếu Những bệnh nhân tiểu đường có thể sử
dụng khoai tây mà không sợ tăng hàm lượng đường trong máu, ăn khoai tây thường xuyên giúp đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol (Cummings và cộng sự 1996; Hylla và cộng sự 1998; Raban và cộng sự 1994) Ngoài ra củ khoai tây còn chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng có lợi cho sức khoẻ con người Một củ khoai
tây bình thường khoảng 130g, cung cấp 27mg vitamin C
(bằng 45% nhu cầu vitaminC của con người trong ngày), 620mg kali (bang 18% nhu cau kali cba con người trong
một ngày) Hơn thế nữa chất xơ có trong vỏ củ khoai
tây tương đương với bánh mì hoặc món mì ống Thêm vào đớ trong khoai tây còn có sự góp mặt của một số
Trang 33Chuong VII: Cay khoai tay
Bên cạnh các chất dinh đưỡng trong củ khoai tây có
chứa một số độc tố như: glycoakaloids, đây là một hợp
chất gây độc đối với sức khoẻ con người nó chỉ bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ >170°C, glycoakaloids chỉ tập trung ở phía dưới lớp vỏ của củ khoai tây khi củ khoai tây tiếp xúc trực tiếp đưới ánh sáng mặt trời, vỏ chuyển màu xanh hoặc củ khoai mọc mầm Khi vào cơ thể gìy- coakaloids gây nên triệu chứng đau đầu, khó thở đôi khi dẫn đến tử vong Tuy nhiên chất độc từ khoai tây rất hiếm khi xuất hiện nếu củ khoai tây được bảo quản tốt 2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
2 1 Nguồn gốc
Có rất nhiều tài liệu công bố về nguồn gốc của cây
khoai tây Juzepczuk và Bukasov (1929) cho rang khoai
tây xuất hiện đầu tiên ở đảo Chilê, những đảo liền kể và những vùng nam Chilê rồi đến Châu Âu
Theo Donovan S Correll (1962), khoai tay dai chi tim
thấy ở Tây bán cầu Một số tác giả cho rằng nguồn gốc
của khoai tây là phía bắc dãy núi Andes, nam Chilê hoặc cả hai vùng
Rất nhiều quan điểm thống nhất nguỗn gốc của khoai tây ở vùng núi Andes của Nam mỹ (Agentina, Colombia),
Trang 34Rau ăn cú, rau gia vi - Trong rau an toan ndng sudt chat luong cao
2 2 Lịch sử phát triển
Những người nông dân Columbia là những người đầu
tiên phát hiện và thuần hoá cây khoai tây cách đây
khoảng 7000 năm, họ biết sử dụng khoai tây như một
loại lương thực Tuy nhiên cây khoai tây không được
quan tâm phat triển cho đến giữa thế kỷ XVI (năm
1570), khi những người nông dân vùng Atlantic và Tây Ban Nha được làm quen với củ khoai tây Từ đây khoai
tây được du nhập vào châu Âu (gần 100 năm trước) Ở châu Âu, cây khoai tây nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chính được quan tâm phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao Các giống khoai tây mới cùng với các công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch đã
thúc đẩy việc mở rộng diện tích của khoai tây từ châu
Âu trần sang chính quê hương của nó (Vùng Nam Mỹ) Khoai tây được đưa vào trồng ở Ấn Độ năm 1610,
vào Trung Quốc năm 1700 và Nhật Bản năm 1766 bởi những nhà truyền đạo người Anh Người Scotlen đã du nhập và giới thiệu cây khoai tây ở Bắc Mỹ vào đầu
những năm 1700
Vào những năm 1840 cây khoai tay bi tan phá nặng
Trang 35Chương VỊI: Cây khoai tây
đói vì thiếu lương thực (khoai tây) Mãi bốn mươi năm
sau, năm 1883 một nhà thực vật học người Pháp tên là Alexandre Millardet đã tìm ra thuốc trừ bệnh sương mai,
từ đó sản xuất khoai tây mới được khôi phục
Thời gian trôi qua, khoai tây đã trở thành một trong những loại thực phẩm chính của thế giới, hiện nay khoai
tây được trồng ở nhiều nơi từ 10 vĩ độ bắc đến 20 vĩ độ
nam Ở khu vực Á nhiệt đới khoai tây được trồng vào
mùa đông Vùng nhiệt đới khoai tây chỉ được trồng và cho năng suất cao ở độ cao 400-2.000m
II SAN XUAT KHOAI TAY TREN THẾ GIỚI
1 Diện tích, năng suất sản lượng
Trên thế giới hiện có khoảng 135 quốc gia trồng khoai
tây, với diện tích hàng năm lên đến 1§-19 triệu hecta, sản
lượng đạt từ 300 đến 350 triệu tấn Trong 5 năm gần đây
2001-2005 diện tích khoai tây của thế giới hầu như không
tăng, trong khi năng suất giảm nhẹ dẫn đến sản lượng khoai tây có chiển hướng đi xuống (Năm 2004, các nước
trồng 18.753.000ha đạt sản lượng 327.907,22 nghìn tấn
cao hơn năm 2005 là 319.296,49 nghìn tấn trong khi diện
tích của 2005 là 18.762.930ha)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng khoai tây tăng không đáng kể, mà một trong những nguyên
Trang 36Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng quất chất lượng cao
lương thực mà thay thế bằng mặt hàng lúa gạo, khoai tây dần được chuyển sang chế biến các sản phẩm khô, hoặc
tỉnh bột Ngoài ra các vùng chuyên canh cây khoai tây
cũng gặp phải một số khó khăn về sâu bệnh và dịch hại Mặc dù ở các nước sản xuất khoai tây truyền thống, với việc ấp dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ
đặc biệt là công nghệ sinh học, năng suất khoai tây đã tăng khá cao Năng suất khoai tây tiềm năng, theo tính
toán của các nhà khoa học, có thể đạt 140 tấn/năm Năng suất bình quân của các nước sản xuất khoai tây truyền thống có thể đạt khoảng 60 tấn/ha, trong khi năng suất trung bình của thế giới chỉ đạt 17-18 tấn/ha
Bảng 2: Tình hình sẵn xuất khoai tây trên thế giới (2007-2005) Năm |Diện tích (nghìn ha)|Năng suất (tấn /ha)|Sản lượng (nghìn tấn) 2001 18.367,04 17,52 308.503,36 2002 18.941,59 18,07 314.408,15 2003 18.804,89 §7,42 310.826,95 2004 18.753,76 18,66 327.907,22 2005 18.762,93 18,69 319.296,49
Nguén: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2007 | 15 August 2007
2 Nhu cầu và thị trường tiêu thụ
Trang 37Chuong VII: Cay khoai tây
dụng khoai tây nhiều nhất là Tây Ban Nha với
236.913.000USD, tiếp đến là Hà Lan 204.906.000USD
Hà Lan là nước có trao đổi thương mại và xuất khẩu khoai tây nhiều nhất thế giới, năm 2004 Hà Lan thu về 987.983 000 đôla từ việc xuất khẩu khoai tây củ; các nước Pháp và Đức cũng là những quốc gia có xuất khẩu khoai tây tương đối lớn chỉ sau Hà Lan (số liệu năm
2004, FAOSTAT)
Liên bang Nga hàng năm xuất khẩu trên 7 triệu tấn khoai tây củ (từ tháng 6/2006 đến tháng 6 năm 2007 Nga xuất 7.611.905 tấn) thu về nguồn ngoại tệ khoảng 900-
1400 triệu đôla Mỹ
Khoai tây không chỉ sử dụng cho ăn tươi mà còn cho
chế biến công nghiệp thực phẩm Hàng năm có khoảng 10% tổng sản lượng khoai tây của thế giới được chế biến thành các loại bánh, đồ ăn nhẹ Riêng Mỹ sản phẩm khoai tây được chế biến trên 10 triệu tấn/năm
III SẢN XUẤT KHOAI TÂY Ở VIỆT NAM
1 Nguồn gốc và sự phát triển
Khoai tây không phải là cây trồng bản địa ở Việt
Nam mà được người Pháp đưa vào trồng từ năm 1890,
Trang 38Rau ăn củ, rau gia vị - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
Cao Bằng và năm 1917 khoai tây được trồng ở Thường
Tín, Hà Tây Từ đây cây khoai tây bắt đầu được chú ý
phát triển và trở thành cây rau vụ đông quan trọng
2 Diện tích năng suất và sẵn lượng
Bảng 3: Sản xuất khoai tây ở Việt Nam (2001-2005) Năm | Diện tích (1000 ha) | Năng suất (tấn/ha) | Sản lượng (1000 tấn) 2001 30,00 10,53 315,95 2002 32,10 11/76 377,47 2003 33,89 10,69 362,37 2004 34,00 10,74 365,00 2005 35,00 10,57 370,00
Nguén: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2007 \ 15 August 2007 Hiện nay khoai tây được trồng nhiều ở những vùng
như đồng bằng sông Hồng và miền Bắc Việt Nam (sản xuất 85% sản lượng khoai tây của Việt Nam) và ở Đà
Lạt (quanh năm - chiếm khoảng 15% sản lượng), cung
cấp cho khắp các vùng miễn trong cả nước Hàng năm lượng khoai tây tiêu thụ toàn quốc khoảng 535.000 tấn (năm 2002), trong khi tổng sản lượng trong nước là
421.000 tấn Cùng năm khoảng 114.000 tấn khoai tây đã
được nhập khẩn từ Trung Quốc
Theo số liệu của Tố chức Nông lương Thế giới (FAO)
điện tích và sản lượng khoai tây ở Việt Nam những năm
Trang 39Chương VII: Cây khoai tây
3 Xu hướng và triển vọng phát triển:
Khoai tây cung cấp nguồn thực phẩm cân bằng và
tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác trong vòng 3 tháng cao hơn lúa, ngô bay khoai lang Điều này đặc biệt
quan trọng đối với các địa phương có cơ cấu hai lúa một
màu, nơi mà mật độ dân số đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế là nguyên nhân của thu nhập thấp, thất nghiệp cao, suy dinh dưỡng và đói nghèo Tiểm năng tự nhiên cho sản xuất khoai tây ở vùng này trong
những tháng mùa đông đòi hỏi việc cung cấp khoai tây giống có chất lượng cao một cách đều đặn
Ở Việt Nam do đặc điểm khí hậu và địa hình, khoai tây chỉ có thể trồng vào vụ Đông - Xuân ở Miền Bắc và gần như quanh năm ở một số vùng của tỉnh Lâm Đẳng Về năng suất, các nhà nghiên cứu cho rằng tiềm năng
năng suất khoai tây tiểm năng ở Việt Nam có thể đạt 40
tấn/ha Kết quả thực tế cho thấy, năng suất có thể đạt 30 tấn/ha nếu có giống tốt Song, năng suất bình quân hiện nay mới đạt khoảng 11-12 tấn/ha, mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng củ giống Giống khoai tây nhập khẩu từ các nước châu Âu cho năng suất cao hơn hẳn so với năng suất khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc, hay là
khoai tây giống đã được nhân ở Việt Nam Việc nhập
khẩu giống từ châu Âu hay Trung Quốc có 2 nhược điểm
Trang 40Rau dn cu, rau gia vj - Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
- Chất lượng khoai tây giống từ Trung Quốc thấp - Giá khoai tây nhập khẩu ở châu Au qua cao
Với việc phát triển khoa học và công nghệ hiện nay
và do những nhược điểm của việc nhập khẩu giống, Việt
Nam đang muốn xây dựng hệ thống nhân giống tại chỗ
sử dụng công nghệ sinh học
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng thích hợp cho việc sản xuất khoai tây thương phẩm Việc nhân giống khoai tây ở ĐBSH ít phù hợp hơn đo khí hậu nóng ẩm có nhiều tác nhân gây bệnh nhất là những bệnh do vi- rút Y, X, vi khuẩn gây bệnh héo xanh và nấm gây bệnh mốc sương làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Sản xuất giống ở ĐBSH cũng đồi hỏi thời gian bảo quần lâu hơn Để khắc phục những nhược điểm này, sản xuất khoai tây giống ở ĐBSH cần một số điều kiện như kho
lạnh và nhà lưới
Sản xuất giống ở miễn núi có ưu điểm hơn về cách ly
không gian và thời gian sẩn xuất, song cũng có những
khó khăn nhất định, như dễ bị nhiễm bệnh héo xanh;
nông dân ít kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất khoai tây giống và khó khăn trong vận chuyển
Trên thế giới biện nay tổn tại một số hệ thống sản xuất giống: chính thức, không chỉnh thức và hỗn hợp