1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các vấn đề và công cụ xây dựng SCM

28 565 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứngTrong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiềunhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

=====o0o=====

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CÁC MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Đề tài: Các vấn đề và công cụ xây dựng SCM (Supply chain management): các kỹ thuật tiêu biểu, các công cụ điển hình, các ứng dụng điển hình, áp

dụng tại doanh nghiệp của anh chị đang làm việc.

NHÓM 09

Giáo viên giảng dạy: PGS.TS Huỳnh Quyết ThắngSinh viên thực hiện: Vũ Thị Thùy Như

Phạm Thị NhungNguyễn Thị Thi

Hà Nội, tháng 2/2013

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu 3

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng 4

1.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 4

1.2 Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng 5

1.3 Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng 5

1.4 Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng 7

1.5 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng 8

Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của chuỗi cung ứng 10

2.1 Các kỹ thuật điển hình 10

2.2 Công cụ điển hình 12

2.3 Một vài chuỗi cung ứng điển hình 13

Chương 3: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya và thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát 16

3.1 Giới thiệu về phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya 16

3.2 Các ưu điểm của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya 17

3.3 Các tính năng chính của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya 19

3.4 Thử nghiệm phần mềm tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Tân Phát 22

Kết luận 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cũng ứng hoàn chỉnh Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ Ngoài ra,

nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu cầu.

Vậy các doanh nghiệp phải làm gì để xây dựng được chuỗi cung ứng đáp ứng được những yêu cầu của thị trường.

Đề tài nghiên cứu các vấn đề và công cụ xây dựng SCM (Supply chain management): các kỹ thuật tiêu biểu, các công cụ điển hình, các ứng dụng điển hình, áp dụng tại doanh nghiệp cụ thể được thực hiện với các nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng

Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của chuỗi cung ứng

Chương 3: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng Magaya và thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát

Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét từng nội cung cụ thể.

Trang 4

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiềunhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó đượcvận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ

và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến luợcchuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trongchuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng, cũng được xem như một mạng luới liên kết, baogồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, vàcác cửa hàng bán lẻ, nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩmhoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở (xem hình 1-1)

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình

Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng,nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn Chuỗi cung ứng là một chuỗihoạt động bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tayngười tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phânphối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu biến đổi các nguyên liệunày qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tayngười tiêu dùng”(Theo Introduction to Supply chain management- Ganeshan&Harison) hay “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô

từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng qua hệ thống phânphối”( Trong cuốn The evolution of supply chain management model and practice-

Lee& billington) Từ nhiều định nghĩa trên có thể hiểu chuỗi cung ứng bao gồm tất cả

Trang 5

các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi cung ứng đó là khách hàng cuốicùng, nên họ là yếu tố tiên quyết của chuỗi cung ứng Mục đích then chốt cho sự hiệnhữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trìnhtạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với thực hiệnđơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng nhận và thanh toán đơn hàng

Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, nguời sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất luợng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.

Quản trị chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thôngqua việc liên kết với nhà cung cấp cũng như khách hàng, từ đó giúp nâng cao dịch vụkhách hàng và giảm chi phí

Lợi ích thứ hai của quản trị chuỗi cung ứng là quản lý một cách hệ thống tổng chiphí từ khâu vận chuyển, phân phôi đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất

và thành phẩm Nói cách khác là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống vì giảmđược các chi phí không cần thiết

Cuối cùng, do tập trung vào việc phối hợp một cách hiệu quả hoạt động của nhàcung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, quản trị chuỗi cung ứng sẽ nângcao sức cạnh tranh cho các công ty, đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thị trường

Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyênvật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trựctiếp cho người sử dụng Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sảnxuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site).Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp(đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhàmáy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất) Ngoài việc tự sản xuất ra sảnphẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất

Trang 6

từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng Trong mô hình phức tạp này, hệthống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm rasản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩmhoàn thiện Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công typhải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phânphối Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cungcấp và nhà thầu phụ Sự phát triển trong hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng đã tạo

ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử

lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu củanhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất

Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng phát triển đồng thời theo hai hướng:

(1) Quản trị cung ứng và thu mua nhấn mạnh về phía khách hàng công nghiệphoặc khách hàng tổ chức

(2) Vận tải và hậu cần ra bên ngoài nhấn mạnh về phía nhà bán sỉ và nhà bán lẻ Mức độ phổ biến của các liên minh với nhà cung cấp và khách hàng (nhà cungcấp của nhà cung cấp và khách hàng của khách hàng) từ cuối thập niên 1990 đến ngàynay hàm ý rằng chúng lệ thuộc nhiều vào vận tải, tồn kho và dịch vụ hậu cần Xâydựng mối quan hệ cũng xảy ra đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc cácdoanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa liên tục và không bịgián đoạn Sự cần thiết phải đánh giá hiệu suất và thành tích của mối quan hệ này theotừng giai đoạn cũng đồng hành với sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Ngàynay, một trong những thách thức liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng mà nhiềudoanh nghiệp đang phải đối diện đó là cách thức đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu suấttrong một chuỗi cung ứng toàn cầu và rõ ràng là cực kỳ phức tạp

Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng là nhữngvấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất Quản trị chuỗi cung ứng trongnhững ngành này thường liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tíchhợp Thành tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệ thống mãvạch, Internet và công nghệ quét sóng băng tầng trong hai thập kỷ qua đã hỗ trợ mạnh

mẽ sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp

Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ sử dụng quản trị chuỗi cung ứng nhằmđương đầu với tính phức tạp và không chắc chắn chưa từng có của thị trường nhằm

Trang 7

giảm thiểu tồn kho trong suốt chuỗi cung ứng Việc phát triển nhanh chóng các phầnmềm quản trị chuỗi cung ứng khách hàng/máy chủ mà điển hình bao gồm việc tíchhợp quản trị chuỗi cung ứng với các cấu thành của thương mại điện tử đã hỗ trợ đắclực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng Chia sẻ thông tin với cácđối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích hợpchức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năng khácnhằm tạo ra phương thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn Trong tương lai, chúng

ta sẽ hy vọng rằng quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc mở rộng chuỗi cungcấp, gia tăng trách nhiệm của chuỗi và nhấn mạnh hơn nữa vào chuỗi cung ứng “xanh”cũng như cắt giảm đáng kể chi phí của chuỗi

Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quảntrị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tàichính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung giannhằm dến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng luới hậu cần giữanhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng

Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng bao gồm:

 Nhà cung cấp nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong cung cấp nguyênvật liệu cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ờ khắp mọi nơitrên thế giới Thông thường, những nhà cung cấp này cung cấp nguyên liệuthô, chi tiết của sản phẩm là chủ yếu

 Nhà sản xuất là nơi sử dụng nguyên liệu chế biến thành những sản phẩmhoàn thiện hoặc đầu vào cho quá trình khác, đáp ứng nhu cầu khách hàng

 Nhà bán buôn có vai trò cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻhoặc bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuôi cùng với số lượng lớn

 Nhà bán lẻ là nơi trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

 Khách hàng là người tạo ra giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng, giữ vị tríquan trọng và mọi hoạt động của chuỗi cung ứng đểu nhằm thảo mãn tốt nhấtnhu cầu của khách hàng

Trang 8

Hình 1.2 Chuỗi cung ứng của nhà sản xuất

Tương ứng với cấu trúc của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3 quá trình chủ yếu:

 Quản trị quan hệ khách hàng (customer relationship management): Tất cảcác quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và khách hàng

 Quản trị chuỗi cung cấp nội bộ( Internal supply chain management): Cácquá trình nội bộ trong công ty

 Quản trị quan hệ nhà cung ứng( Supplier relationship management): quản

lý toàn bộ hoạt động của công ty trong mối quan hệ với các tổ chức cung cấpnguồn hàng và dịch vụ

1.6.1 Đối với nền kinh tế

Xét dưới góc độ nền kinh tế, quản trị chuỗi cung ứng mang đến môi trường kinhdoanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồnlực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên…Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cácnguồn lực này mà các luồng giao dịch trong nền kinh tế sẽ hỗ trợ và giao dịch suôn sẻhơn Nhờ đó, tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung Khi nền kinh

tế hoạt động hiệu quả thì nó sẽ là lợi thế khi hội nhập với nền kinh tế của quốc giakhác trên thế giới

1.6.2 Đối với doanh nghiệp

Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn trong công ty, vì nó giải quyết cả đầuvào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguôn

Trang 9

nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hànghóa, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năngcạnh tranh cho doanh nghiệp Có không ít công ty đã gặt hái nhiều thành công lớn nhờbiết soạn thảo chiến lược hậu cần và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng thích hợp,ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra quyêt định sai lầm nhưlựa chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán dự trữkhông phù hợp…

Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ cho hoạt động marketing mà đôikhi người ta còn coi chức năng của hai hoạt động này là một Chính quản trị chuỗicung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đứng nơi, đúng kháchhàng, đúng số lượng, đúng thời điểm…với tổng chi phí thấp nhất

Trong một công ty luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứnhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới các thông tintập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ, thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,tập trung vào những phương tiện thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trìnhsản xuất, thứ ba là tạp trung vào sản xuất sản phẩm, phân phối và một lần nữa hướngtới nhứng thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ

Trang 10

Chương 2: Các kỹ thuật, công cụ và ứng dụng điển hình của

chuỗi cung ứng2.1 Các kỹ thuật điển hình

2.1.1 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchànge - EDI) là việc trao đổi các

dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin traođổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từmáy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏathuận buôn bán với nhau, tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của conngười

Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty bạn sẽhoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó Khiđược sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải cácchứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoạihoặc các thiết bị viễn thông khác Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệthống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận.Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin vàtránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay

Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứngdụng phần mềm giao dịch Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI

có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội

 Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác

 Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty

 Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn

 EDI là chỉ nhập nhu cầu thông tin trên hệ thống máy tính một lần, và sau đó

nó có thể để tăng tốc độ giao dịch và để giảm chi phí

2.1.2 Mã vạch

Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng vàvạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số Sự thay đổi trong độ rộng

Trang 11

của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thểđọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhậnhình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đếnmáy tính hay các thiết bị cần thông tin này Nó thường có một nguồn sáng kèm theothấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quangchuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện

Mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu.Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải

mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thểđược hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trìnhứng dụng

Mã vạch quy định cụ thể tên của sản phẩm và nhà sản xuất của nó, với mã vạch

in trên hầu hết các hàng hóa, máy quét có thể được dùng để kiểm tra cập nhật số hàngtồn kho cho các điểm bán hàng và giúp tổng hợp dễ dàng dữ liệu hàng tồn kho vào các

cơ sở dữ liệu tập trung

Mã vạch được dùng để nâng cao hiệu quả trong không gian bán lẻ Các lĩnh vực

đồ uống có được sử dụng mã vạch để theo dõi và quản lý hàng tồn kho của mình đểgiảm tổn thất sản phẩm và tăng doanh thu

Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong chuỗi cung cấp để xác định và theo dõihàng hóa tại tất cả các giai đoạn

2.1.2 Radio Frequency Identification (RFID)

Kỹ thuật RFID có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọcthông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp mà ở khỏang cách xa, màkhông thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào hoặc yêu cầu một sự nhìn thấy giữa hai cái

Nó cho ta phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến điểm khác

Thành phần

Một hệ thống RFID toàn diện bao gồm bốn thành phần:

 Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất

 Các reader hoặc sensor (cái cảm biến) để truy vấn các thẻ

Hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao

Trang 12

(HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba) Các hệ thống trong siêu thị ngàynay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ thống RFID cũ sử dụng băng thông

LF và HF Băng thông viba đang được để dành cho các ứng dụng trong tương lai RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học

đã được nối mạng với host computer

Ưu điểm:

Khả năng đọc dữ liệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin sản phẩm

có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng, được lưu lại đảm bảo tính chính xác.Thẻ RFID cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như: chủng loại, tên sản phẩm,ngày nhập kho, giá, vị trí trong kho, thời hạn sử dụng Với những thông tin sản phẩmđược mã hóa và chuyển về máy chủ xử lý, nhà quản trị có thể dễ dàng lập kế hoạchtiếp theo cho sản phẩm trong dây chuyền cung ứng của mình

Nhược điểm của hệ thống RFID

 Giá cao

 Dễ bị ảnh hưởng gây tổn thương

 Việc thủ tiêu các thẻ phô ra

2.2.1 Epicor Supply Chain Software

 Epicor là một trong các nhà cung cấp ERP lớn trên toàn thế giới, hỗ trợ hơn20.000 khách hàng trên 150 quốc gia

 Epicor là phần mềm quản lý chuỗi cung ứng có khả năng mở rộng cao và phùhợp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, giúp người dùng tăng hiệu suất chuỗicung ứng

 Epicor có khả năng tùy biến cao vì sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ (SOA),điều này tức là hệ thống dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác

 Phần mềm Epicor SCM có 2 đặc điểm quan trọng :

 Cho phép người dùng tổ chức hầu như tất cả các dữ liệu, chức năng, và báo cáo thành một bộ duy nhất, cho phép các doanh nghiệp để tập trung vào việc tối đa hóa tăng trưởng và ít phải lo lắng hơn về việc quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn

 Bởi vì khả năng kinh doanh độc đáo của Epicor, tất cả các quy trình kinh doanh có thể được cập nhật một cách dễ dàng và theo yêu cầu mà không cần thay đổi mã nguồn Hơn nữa, các tùy chỉnh này được giữ lại với mỗi lần nâng cấp từ Epicor

2.2.2 Accellos One Warehouse and One 3PL

Trang 13

 Accellos One Warehouse kết hợp tần số vô tuyến và công nghệ mã vạch kế toán

để tích hợp và phần mềm vận chuyển, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hệ thống,Crystal Reports và kho thiết bị tự động hóa

 Accellos One Warehouse có tùy biến cao, nó là ý tưởng cho bất cứ nhà phânphối bán buôn, bao gồm các phân đoạn như tự động, đóng gói, dược phẩm, thựcphẩm và điện tử

 Accellos One Warehouse giúp các công ty kiểm soát chặt chẽ hơn trong lĩnhvực kinh doanh, tăng năng suất, giảm chi phí và tăng sự hài long của kháchhàng

 Nó cung cấp các công cụ để cải thiện độ chính xác hàng tồn kho và ghi nhậnnhãn phù hợp với khách hàng bằng cách giao tiếp trực tiếp với Zebra và máy in

mã vạch

 Accellos cũng tích hợp với các loại khác nhau của thiết bị nhà kho tiêu chuẩn,tối đa hóa hiệu quả của băng tải, carousels của công ty, quy mô và các máycubing Tất cả các chuyển động bên trong, và ra khỏi kho được ghi lại và thutrên máy tính cầm tay hoặc máy quét mã vạch của nhân viên kho và sau đó lưuvào máy chủ Accellos Kho thông qua các phiên Telnet Accellos dấu vết từngbước, theo dõi lô, mã số và ngày hết hạn

2.2.3 CoreIMS

 CoreIMS là một phần mềm quản lý hàng tồn kho

 Hệ thống được thiết kế để sử dụng cho các công ty có quy mô trung bình

 CoreIMS là giải pháp trên nền web gồm các chức năng in mã vạch, quét và tíchhợp với bên thứ 3, nó rất phù hợp với các công ty có chức năng phân phối hànghóa

2.3 Một vài chuỗi cung ứng điển hình

Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hànhcủa sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng ví dụ như chuỗi cung ứng củamột số hãng nổi tiếng như: NIKE, DELL, TOYOTA Việt Nam VINAMILK, Nokia …tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi công ty chuỗi cung ứng sẽ được triển khai cho phùhợp

a Chuỗi cung ứng của Công ty Toyota Việt Nam

Đặc điểm chuỗi cung ứng cuat Totyota Việt nam:

- Quản trị nhà cung ứng

- Quản trị quy trình sản xuất

- Quản trị thông tin

- Quản lý hàng tồn kho

- Quản trị hệ thống phân phối

Trang 14

- Dịch vụ khách hàng

b Chuỗi cung ứng của Công ty Sữa Việt Nam – VINAMILK

- Quản trị các nhà cung cấp: như các trang trại chăn nuôi bò sữa, các công tysản xuất bao bì, nhà máy đường, nhà cung cấp nguyên liệu phụ

- Quản trị hệ thống phân phối, đại lý, bán lẻ

- Quản lý tồn kho

- Dịch vụ khách hàng

c Chuỗi cung ứng của NOKIA

Nokia sử dụng 2 mô hình trong chuỗi cung ứng của mình đó là mô hình iHub vàNGSW:

- Mô hình iHub

iHub là trung tâm dữ liệu và kĩ thuật được dùng để kết nối cơ sở hạ tầng ứngdụng sản xuất của công ty đạt được một mức độ cạnh tranh, phát triển sản xuất, cảithiện khả năng ứng dụng thông tin một cách hiệu quả phục vụ sản xuất, từ đó giảm chiphí thông tin liên lạc giữa các bộ phận

Các chức năng chính của iHub:

+ Tham vấn và tự động hóa chu trình kinh doanh

+ Ứng dụng thực hiện và phát triển khách hàng

+ Phát triển và thiết kế web

+ Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Hình 2.1: Mô hình iHub

Ngày đăng: 22/04/2016, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w