Lời nói đầu Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệpđều gặp nhiều khó khăn nếu không có đủ điều kiện như: vốn, nhân lực trình độ kĩ thuậtcủa công nhân viê
Trang 1Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệpđều gặp nhiều khó khăn nếu không có đủ điều kiện như: vốn, nhân lực trình độ kĩ thuậtcủa công nhân viên từ đó quyết định đến chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thô …cũng như mọi doanh nghiệp nói chung Công ty TNHH THiệu Đô cũng phải đối mặtvới nhiều thử thách để có thể vươn lên Tuy là một công ty chưa có bề dầy lịch sửnhưng Công ty TNHH THiệu Đô đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường
và đang trên đà phát triển không ngừng Sự thành công đó là kết quả của tất cả cácnhân tố như: công tác quản lí, công tác kế toán … Mặc dù vậy trong bài báo cáo này
em xin tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán đặc biệt là việc tổ chức hạch toán chi phísản xuất tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiệu Đô Vì đây là một trongnhững công cụ quan trọng phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Công ty,giúp Ban Giám đốc nắm bắt được tình hình thực tế của Công ty đưa ra quyết định kịpthời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty Sau đây em xin trình bày các nộidung cần thiết về công ty Thiệu Đô
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật công ty TNHH THiệu Đô Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH THiệu Đô
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại công ty TNHH THiệu Đô
Trong quá trình hoàn thành được báo cáo này em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Tạ THị Bẩy và sự giúp đỡ rất nhiều các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán - tài chính của Công ty TNHH Thiệu Đô.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc thực tế
và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Thiệu Đô nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 29 tháng 03 năm 2014
Sinh viên:Hoàng Thị Lan
Trang 2GTGT : Giá trị gia tăng
GTGT : Giá trị gia tăng
XDCB : Xây dựng cơ bản
XN : Xí nghiệp
XNK : Xuất nhập khẩu
Trang 3Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1:Tổng hợp danh mục thiết bị của công ty năm 2013
Bảng 1.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2011-2013)
Bảng 1.3: Bảng so sánh chỉ tiêu Tài sản và Nguồn vốn
Bảng 1.4: Chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Thiệu Đô( năm 2012-2013)Bảng 1.5: Bảng phân tích cơ cấu Tài sản của công ty TNHH Thiệu ĐôBảng 2.1: Hệ thống chứng từ áp dụng tại công ty
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản kế toán
Sơ đồ 1.1: Kết cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ khái quát
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Thiệu Đô
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Thiệu Đô
Sơ đồ 2.2: Hình thức bộ sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tiền mặt
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tiền Gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán Vốn bằng tiền theo hình thức ghi sổ
Sơ đồ 2.6: Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
Sơ đồ 2.7 : Quy trình ghi sổ kế toán lương và các khoản trích theo lương
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THIỆU ĐÔ
1.1 Lịch sử phát triển và hình thành của Công ty TNHH Thiệu Đô
và bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thiệu Đô 1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thiệu Đô
-Tên công ty: CÔNG TY TNHH THIỆU ĐÔ
-Trụ sở giao dịch: Thiệu Đô- Thiệu Hóa- Thanh Hóa
- Tên tiếng anh: ThieuDo Company Limited
- Vốn điều lệ: 31.000.000đồng (Ba mươi mốt tỉ đồng chẳn)
- Mã số thuế: 2801424445
- Số tài khoản: 0541000202666 mở tại ngân hàng VietcomBank chi nhánh Chương Dương
- Số điện thoại liên hệ: (0373)814666
- Giấy CNĐKKD Số 0503000084 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 04 tháng 06 năm 2005
- Trụ sở giao dịch: Thiệu Đô- Thiệu Hóa- Thanh Hóa
Trang 51.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH THiệu Đô
Công ty TNHH Thiệu Đô ( dưới đây viết tắt là Công ty) thuộc Tổng công ty may 10 được thành lập theo Quyết định số 102/CNN-TCLĐ ngày 02/5/2000trên cơ sở Tổng kho vận I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp may Cơ sở vật chất ban đầu gồm có: 5 nhà kho, 100 máy may công nghiệp của Liên Xô, đội xe vận tải với 7 đầu xe Tổng số vốn ban đầu là 1,2 tỷ đồng, lực lượng lao động gồm 2100 lao dộng nữ và 800 lao độngnam
Những ngày đầu thành lập Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty vừa tuyển dụng, vừa phải đào tạo tay nghề cho công nhân, liên hệ hàng hoá cho công nhân sản xuất; đầu tư mua sắm dây truyền sản xuất; tìm kiếm thị trường… Sau đó Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Thiệu Đô Tháng 9 năm 2001 Công ty được Bộ Thương mại du lịch cho phép được xuất nhập khẩu trực tiếp theo công văn số 260/TM-DL
Công ty ngày càng lớn mạnh, số lượng phân xưởng và công nhân tăng, chất lượng mẫu mã đa dạng Ngày 12/12/2003– Bộ Công nghiệp ra Quyết định 1247/CNN
- TCLĐ đổi tên thành Công ty TNHH Thiệu Đô Ngày 17/04/2004 Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108085 của Trọng tài Kinh tế Hà Nội và được cấp giấy phép kinh doanh số 102146/CP của Bộ Thương mại
Ngày 28/11/2008, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1247/CNn-TCLĐ v/v
“Chuyển đổi tổ chuức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của công ty TNHH Thiệu Đô” Từ sự chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được chú trọng phát triển cả về bề rộng và chiềusâu Với sự điều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và sự nổ lực của toàn thể cán
bộ công nhân viên, Công ty dã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Tính đến nay , công ty có 6 xí nghiệp cắt may hoàn chỉnh, 1 xí nghiệp giặt mài, 1 xí nghiệp thêu điện tử với 3096 cán bộ công nhân viên, có hơn 2018 máy may công nghiệp và nhiều máy móc thiệt bị chuyên dùng tiến của Nhật, CHLB Đức, có hệ thống giác sơ đồ trên máy tính, có 4 máy thuê điện tử TẠJIMA 12 đầu và 20 đầu của Nhật Điều, dây truyền giặt mài tiên tiến Năng lực sản xuất đạt trên 1,5 triệu áo Jacket một năm (tương đương trên 7 triệu sản phẩm áo sơ mi) Đáng quan tâm nhất là tháng
Trang 61/2003 công ty xây dựng thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISOo 9002
Công ty TNHH Thiệu Đô là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Tổng Công ty dệt may Việt Nam Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc Đứng trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Thiệu Đô đã duy trì ý chí phấn đấu vươn lên Công ty luôn bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng năng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt được 30% Đến nay, công ty TNHH may
10 Thiệu Đô đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng ở 21 nước trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hồng Công, Hàn Quốc, khối EEU, Trung Cận Đông,… nhiều khách hàng lớn với uy tiến trên thị trường may mặc quốc tế cũng như hãng HABITE(BỈ), SEIDENSTICKER(Đức), FLEXCON, LEIURE,…đã có quan hệ bạn hàng nhiều năm với những hợp đồng sản xuất gia công khối lượng lớn, tạo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty và các đơn vị liên doanh tại địa phương Chính vì sự cố gắng của toàn công ty mà chỗ đứng của công ty TNHH Thiệu Đô ngày càng được cũng cố trong “làng may” Việt Nam và tren thị trường Quốc tế Đồng thời công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng Năm 2010 Công ty TNHH Thiệu Đô được công nhận là một trong những đơn vị đứng đầu ngành dệt may Việt Nam Tuy là doanh nghiệp trẻ nhưng công ty TNHH Thiệu Đô đã cố gắng đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp về tình hình của công ty trong 4 năm gần đây:
Trang 7* Một số chỉ tiêu về tình hình của công ty TNHH Thiệu Đô trong 4 năm (2011, 2012,
149187004
180528474
268542000
167095416
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của công ty năn sau cao hơn năm trước, đặc biệt thu nhập bình quân đầu một người/tháng tăng rõ rệt Điều đó khẳng định xu hướng đi lên của công ty,chính sách chiến lược và mục tiêu kinh tế của Công ty được triển khai thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Thiệu Đô 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Thiệu Đô
Công ty TNHH Thiệu Đô là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh theo chứ năng và nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo
vệ Công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thự hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước dề ra,
sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
Trang 8- Tuân thủ chính sách, chế độ Pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của người lao động, nâng cao sứ cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, tổ chứ có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bềnvững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng nư những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty
- Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty có quyền hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, kí kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinhdoanh Tổng Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh như quảng cáo,triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cáchpháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
* Ngành nghề kinh doanh
+Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên vật liệu phụ kiệnnghành ma
+Kinh doanh văn phòng,bất động sản,nhà ở cho công nhân
+Đào tạo cắt và may công nghệ ngắn hạn
Trang 9+Xuất nhập khẩu trực tiếp các ngành nghề kinh doanh của công ty
+Dịch vụ vận tải
+Dịch vụ giặt in, thêu và sản xuât bao bì
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh - doanh của công ty TNHH Thiệu Đô
Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kì sản xuất ngắn gọn, Công tu TNHH Thiệu Đô tổ chức sản xuất như sau:
* Bộ phận chính sản xuất chính: Bao gồm:
-Sáu xí nghiệp may cắt (xí nghiệp may 1, 2, 4, 6, 8, 9) có nhiệm vụ phân nguyên
liệu từ kho về, căn cứ vào định mức phòng kỹ thuật ban hành giác sơ đồ, cắt, may thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho, làm việc theo quy trình công nghệ khép kín
- Xí nghiệp thêu điện tử: Nhận bán thành phẩm từ nhà cắt rồi thêu và trả lại nhà
cắt dể giao cho bộ phận ma Xí nghiệp thêu có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời bán thành phẩm cho 6 xí nghiệp cắt may, ngoài ra còn nhận gia công cho một số đơn vị bạn, thường xuyên liên hệ với nhau bằng điện thoại để đảm bảo tiến độ cho khách hàng
- Xí nghiệp giặt mài: Giặt tẩy các sảm phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng,
phối hợp với các xí nghiệp may để đảm bảo cho thời gian giao hàng
* Bộ phận sản xuất phụ:
- Ban cơ: Có nhiệm vụ lắp đặt dây truyền sản xuất theo quy trình công nghệ, gia
công chế tạo các cữ giá, sữa chữa thiết bị máy móc trong toàn công ty, quan tâm theo dõi để đáp ứng kịp thời mọi sự cố về thiết bị máy móc
- Ban điện: Có nhiệm vụ lắp đặt hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt trong toàn
Công ty, thường xuyên theo dõi kiểm tra an toàn về điện, hướng dẫn cán bộ công nhânviên trong toàn bộ công ty nội dung an toàn lao động và phòng chống chảy nổ
* Bộ phận phục vụ
- Kho nguyên liệu: Tiếp nhận vật tư do khách hàng cung cấp, tiến hành kiểm
tra, đo khổ, sắp xếp theo khách hàng, chủng loại Sau đó căn cứ định mức và lệnh sản xuất của phòng abn chức năng ban hành, làm nhiệm vụ cấp phát vật tư (vãi, bông ) đếntừng xí nghiệp
Trang 10- Kho phụ liệu: Có nhiệm vụ như kho nguyên liệu, nhưng vật tư ở đây là các
loại phụ kiện như: chỉ, khóa, cúc và các loại thẻ bài, nhãn mác
- Kho phụ tùng: Có nhiệm vụ quản lý và cấp phát phụ tùng, thiết bị máy bay,
máy cắt…chuyển đổi các loại máy theo yêu cầu thiết kế chuyền từ xí nghiệp may
- Xưởng bao bì: Trực tiếp sản xuất và cung cấp thùng carton cho xưởng hoàn
thành đảm bảo đúng kích cỡ và mẫu mã mà khách hàng yêu cầu Ngoài ra còn kí hợp
đồng gia công cho một số đơn vị khác ngoài công ty
- Phân xưởng hoàn thành: Tiếp nhận toàn bộ sản phâm từ các xí nghiệp may
trong công ty và các xí nghiệp liên doanh, sắp xếp theo khách hàng, mã hàng, đơn
hàng, đóng hòm và vận chuyển lên container khi có lệnh giao hàng
- Đội xe: Làm nhiệm vụ vận chuyển phục vụ nhu cầu xuất nhập trong toàn công
ty và các xí nghiệp liên doanh
Nhìn chung, do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau, nên nó có chứcnăng nhiệm vụ khác nhau, nhưng chúng đều có mối qaun hệ khăng khiết với nhau
nhằm đáp ứng mục đích cuối cùng của Công ty là: đảm bảo cung cấp cho khách hàng
sản phẩm có chất lượng cao, giao hành đúng tiến độ và giá cả hợp lý
Kết cấu tổ chức sản xuất của công ty được nêu trong sơ đồ 1.1:
Kho nguyên vậtliệu
Kho phụ liệu Kho phụ tùng
XNmay1
XNmay2
XNmay4
XNmay6
XNmay8
XNmay9
Trang 11
Chú giải: Bộ phân phục vụ:
Bộ phận sản xuất chính:
Bộ phận sản xuất phụ:
Sơ đồ 1.1: Kết cấu tổ chức sản xuất
* Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp Thiệu Đô là sản xuất các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế Hàng hóa đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo con đường gia công toàn bộ sản phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc xuất khẩu trực tiếp Cơ cấu mặt hàng khá da dạng và phong phú Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm hơn 100 chủng loại sản phẩm may mặc các loại sản phẩm của công ty mang một số nhản mác như: Gate, Bigman, jackhot,
Freland, Pharaon, Chambray, Pretty women,…
Các mặt hàng của chủ yếu của công ty bao gồm:
Trang 12+Quần Âu
+Jacket
+Quần áo trẻ em
+Quần áo thể thao
+Các loại quần áo đồng phục cho các ngành nghề
Sản phẩm của công ty TNHH Thiệu Đô đã từng đoạt giải “Chất lượng hàng ViệtNam”, thương hiệu “Hàng việt Nam chất lượng cao”…
- Năng lực sản xuất: Sản phẩm của Công ty TNHH Thiệu Đô trước khi suấtxưởng đều được kiểm tra kỹ 100%, việc kiểm tra chất lượng trên chuyền may theo tiêuchuẩn AQL 2.5 Năng suất của các sản phẩm trong tháng:
+ Bộ Veston nữ: 40.000 bộ/tháng
+ Jacket: 200.000 sp/tháng
+ Quần 225.000 sp/tháng
+ Áo sơ mi, hàng dệt kim: 250.000 sp/tháng
+ Áo áo trẻ em: 100.000 sp/tháng
+Váy: 60.000 sp/tháng
Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: Công ty rất chú trọng vào việc đổimới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng caonăng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động Công ty đã nhập khẩu một số dây truyềnsản xuất hiện đại từ Ba Lan, Đức, Pháp và một số nước khác Nhờ có trang thiết bịhiện đại này mà công ty dã sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn, đem lại hiệu quả kinh tếcao, nhờ tiết kiệm chi phí
Đặc điểm nhân lực: Công ty luôn luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về conngười bởi đây chình là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của một doanhnghệp, Lực lượng của công ty không ngừng được nâng cao cả về chất lượng lẫn sốlượng Cụ thể về mặt số lượng, số cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty lên tới
3096 người Trong đó số lao động nữ chiếm 80%, nữ chiếm chủ yếu trong lực lượng
Trang 13lao động của công ty bởi vì đặc thù của công ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo Về
mặt chất lượng: công ty rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngủ lao động lành nghề và
đọi ngủ cán bộ có chuyên môn cao Chính vì vậy công ty đã thành lập một trường học
riêng dể đào tạo nhân viên cho chính công ty,đã được đào tạo bài bản, đảm bảo chất
lượng Công ty còn thường mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học ở nước
ngoài về quản lí kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH
Thiệu Đô
*Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công
nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công theo đơn đặt
hàng và hình thưc mua nguyên liệu tự sản xuất để bán
- Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng
kĩ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm mẫu sau đó khách hàng kiểm tra,
nhận xét góp ý (xem sơ đồ 1.2)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ khái quát
Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm mẫu
mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất sản phẩm theo mẫu hàng Đơn đặt
hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng được đã được kí kết Quá
trình sản xuất được khép kín trong từng xí nghiệp (xem sơ đồ 1.3)
Bộ phận cắt
và may sản phẩm mẩu
Gửi sản phẩm mẫu cho khách hàng kiểm tra
và duyệt
Trang 14Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm
Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì công ty
sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn vị đặt hàng của khách hàng Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may Sản phẩm trong trường
Kho nguyên vật liệu
Trang 15hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như trường hợp gia công.
*Thiết bị sản xuất của công ty TNHH Thiệu Đô
Với việc thiết kế quy trình công nghệ như trên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, thời gian qua Công ty TNHH Thiệu Đô đã chú ý quan tâm đầu tư và đổi mới thiết bị Từ chỗ chỉ có 100 máy Liên Xô cũ đến nay Công ty đã có trên 1900 thiết bị máy móc các loại thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp danh mục thiết bị của công ty năm 2013
Trang 1618 Máy cắt vòng 9 Nhật 2 chiếc, Việt
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH Thiệu Đô
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thiệu Đô
Công ty TNHH Thiệu Đô được toàn quyền quyết định, chủ động tổ chức bộ máyquản lý trong đơn vị của mình cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và hoạtđộng có hiệu quả.Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình trực tiếp, toàn bộ hoạt độngcủa công ty dều chịu sự quản lý duy nhất của Giám đốc
Giám đốc điều hành công ty
Phó giám đốc kĩ
thuật
Phó giám đốc kinh doanhPhòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Trang 17Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thiệu Đô
1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
*Giám đốc điều hành Công ty:
- Là người trực tiếp quyết định các chủ trương chính sách, mục tiêu chiến lượccủa Công ty, nắm giữ trực tiếp sự thành bại của Công ty
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ Công ty.
Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của Công ty trước tập thể cán bộ côngnhân viên trong Công ty và trước Pháp luật hiện hành
- Trực tiếp ký các hợp đồng xuất nhập khẩu
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hoá vật tư, thiết bị
- Là chủ Tài khoản của Công ty
- Là người ký quyết định liên quan đến nhân sự của Công ty
* Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất
Phân
xưởng
dệt
Phân xưởng may
Phân xưởng tẩy nhuộm
Phóng Kinh doanh
Phòng Tài chính
Bộ phận tiếp thị
Kho vật liệu + kho thành phẩm
Bảo vệ
Trang 18- Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kỹ thuật sản xuất sảnphẩm của Công ty
- Điều hành Phòng kỹ thuật lập các mẫu cho sản phẩm, kiểm tra, giám sát quátrình tạo sản phẩm từ các Xưởng sản xuất
* Phó Giám đốc Kinh doanh:
- Là người điều hành Phòng kinh doanh của Công ty
- Giao nhiệm vụ cho các nhân viên trong Phòng kinh doanh lên kế hoạchkinh doanh cho Công ty mình như: mua vật tư, bán sản phẩm, mở rộng thị trường
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước những quyết định của mình
* Phòng Kế toán:
- Cung cấp đầy đủ, toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính củaCông ty nhằm giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao
- Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh
- Phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sải, sự vận động của
nó giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính toán hiệu quả trong việc sử dụng
vốn và tính chủ động trong kinh doanh
- Kế toán phản ánh được kết quả lao động của cán bộ công nhân viên trong Công
ty, xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng
nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụyêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
- Phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán
Tính và trả lương cho công nhân viên
Trang 19- Thay mặt Công ty thực hiện các nghĩa vụ về Thuế với Nhà nước
* Phòng kinh doanh:
- Tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu dệt, nhuộm, may cho Công ty
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài theo chiến lược của Côngty
- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn đặt hàng nhậnđược và các dự án mới
- Thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty
- Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường; khách hàng choCông ty, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu ổn định cho Công ty
- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó tính giá thành sảnphẩm, giá bán để trình Giám đốc phê duyệt
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc Công
ty
* Phòng kỹ thuật sản xuất:
- Thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
- Tư vấn cho khách hàng mẫu mã sản phẩm
- Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, các mẫu gốc từ khách hàng.Chuyển giao tài liệu kỹ thuật, các mẫu gốc cho bộ phận sản xuất thực hiện
- Hướng dẫn cho công nhân trong Công ty thực hiện tốt công nghệ mới áp dụng
Trang 20- Kiểm tra giá mua, giá bán của vật tư, sản phẩm từng tháng Đồngthời, Phòng tài chính lên kế hoạch thu chi tài chính ngắn hạn, dài hạn và chi trả lươngcho CBCNV.
* Bộ phận tiếp thị: quảng cáo và bán sản phẩm, lên kế hoạch và thực hiện các
dịch vụ chăm sóc khách hàng
* Kho vật liệu, kho thành phẩm: nhập, xuất nguyên vật liệu; thành phẩm.
Thủ kho tổng hợp tình hình biến động của nguyên vật liệu, thành phẩm trong
kho hàng tháng để báo cáo cho Kế toán vật tư và Kế toán tiêu thụ biết
* Bảo vệ: đảm bảo an ninh, trật tự cho Công ty, giúp Công ty thực hiện các quy
định đối với người lao động về trang phục, giờ làm việc
* Phân xưởng Cắt: từ nguyên liệu ban đầu, kết hợp với máy móc chuyên dụng và
dưới bàn tay của người thợ, Phân xưởng cắt tạo ra các sản phẩm với
hình dáng sơ khai đầu tiên đúng theo quy định của mẫu vẽ Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất
* Phân xưởng May:
- Đây là công đoạn thứ hai của quá trình sản xuất sản phẩm, kết nối các miếngcắt từ Phân xưởng cắt để tạo ra các sản phẩm cho Công ty là quần áo bảo
hộ lao động và găng tay bảo hộ lao động
- Hàng ngày Phân xưởng may đã tạo ra khoảng 1.600 bộ quần áo bảo hộ lao động
và khoảng 6.390 đôi găng tay bảo hộ lao động
* Phân xưởng Tẩy nhuộm:
Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đóng gói, nhập kho sản phẩm Tại Phânxưởng này, các sản phẩm được tạo ra từ công đoạn hai sẽ được tẩy, nhuộm
màu, từ đó tạo ra các sản phẩm hoàn thành có màu sắc đẹp nhất, bóng nhất
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiệu Đô
Trang 211.4.1 Tình hình kinh doanh trong một số năm gần đây
Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh: Là báo cáo tài chính phản ánh tổng kinh
doanh nhất định trong đó có chi tiết, kết quả của từng hoạt động Kết cấu gòm 3 phần:
Phần lãi lỗ, phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và phần thuế VAT được
khấu trừ
Tình hình hoạt động của công ty trong ba năm gần đây được thể hiện qua bảng:
Bảng 1.2: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm
Năm 2012
9.799.456.514
1.486.774.916
13,17
11.990.592.546
Trang 2211.990.592.546
4 Giá vốn hàng
bán
10.026.758.912
8.208.482.099
+331.501.897
+26,32
+324.410.252
+31,93
29.689.888
+3.430.795
+21,1
6.962.272
36.652.160
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
Trang 23nghiệp 0 32 032 83,26
Qua BCTC trên ta có thể thấy công ty hoạt động ổn định và có sự phát triển, tăngdần về doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.486.774.916 đồng, tương ứng với giảm13,17%, nhưng năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.191.136.026 đồng, tương ứng với tăng 22,35% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 so với năm 2011 tăng 331.501.897 đồng, tương ứng với tăng 26,32%, năm 2013 so với năm
2012 tăng 206.545.030 đồng, tương ứng tăng 12,98% Chi phí quản lý kinh doanh của năm 2012 so với năm 201 tăng 324.410.252 đồng tương ứng với tăng 31,93%, năm
2013 so với năm 2012 tăng 256.312.488 đồng, tương ứng với tăng 19,1% Như vậy năm 2012, doanh nghiệp đã biết tiết kiệm chi phí quản lý so với năm 2013 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.430.795 đồng tương ứng với tăng 21,1%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 7.037.440 đồng, tương ứng tăng 23,7% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012 so với năm
2011 tăng 13.738.032 đồng tương ứng với tăng 83,26%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 62.014 đồng tương ứng với tăng 0,2%
Công ty đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình, tạo dựng uy tín với khách hàng Có nhiều thị trường xuất khẩu lớn
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là: 207 người ( 52 nữ, 155 nam)Trong đó: + Đại học và trên đại học: 24 người
+ Cao đẳng: 04 người
+ Công nhân bậc cao: 50 người
+ Công nhân khác: 140 người
1.4.2 Tình hình Tài chính của công ty TNHH Thiệu Đô
Trang 24Tình hình Tài chính của Công ty TNHH Thiệu Đô trong hai năm 2011-
20112
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần được phản
ánh trong Bảng chỉ tiêu về Tài sản và Nguồn vốn năm 2011-2012
Chênh lệch
Tuyệtđối(+,-)
Tươngđối(+,-)
A Tổng tài
sản
4.741.97 9.445
8.706.00 0.357
5.271.106.313
8.706.00 0.357
6.243.915.638
2.462.084.719
+ 36.337.073
+ 1,5 %
Kết quả trong bảng trên cho thấy:
Trang 25- Tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2013 tăng so với năm 2012 là: 3.964.020.912đ tương ứng với 83,6 %
- Tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 là: 1.207.760.368 tương ứng vớ 29,7 %
- Tài sản dài hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 là: 3.434.894.044 tương ứng với 506,1 %
- Nợ phải trả năm 2013 tăng so với năm 2012 là: 3.927.683.839 tương ứng với 169,6%
- Vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng so với năm 2012 là: 36.337.073 tương ứng với 1,5 %
Kết quả này cho thấy toàn bộ các chỉ tiêu của Công ty năm 2013 đều tăng so với năm 2012 nhưng chỉ tiêu Nợ phải trả của Công ty năm 2013 tăng nhiều nhất so với năm 2012, đồng nghĩa với việc chi phí tài chính cho khoản nợ này là rất cao Nhưng việc vay nợ này, Công ty đã đầu tư vào trang thiết bị sản xuất mới nhập khẩu
từ nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm tốt nhất để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt được Doanh thu cao nhất Tuy nhiên, nó cũng là “con dao hai lưỡi” tác động trực tiếp đến sự tồn vong của Công ty nên đơn vị phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốnnày đạt hiệu quả cao nhất, thu hồi vốn sớm nhất Từ đó, Công ty mới tồn tại và phát triển được
Đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu Tài chính của công ty TNHH Thiệu Đô ta càng thấy rõ hơn nữa sự thành công của đơn vị này:
Bảng 1.4 Chỉ tiêu tài chính công ty TNHH Thiệu Đô (Năm 2012-2013)
Trang 260,54
0,70
1,83
2,05
2,64
2,63
10,95
Trang 275 Hiệu suất sử dụn
g Vốn LĐ
= Doanh thu thuần/ Vốn l
ưu động
1,82
2,05
Từ bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu năm 2013 đều tăng so với năm 2012,
chứng tỏ Công ty đã có những chiến lược tốt trong việc sản xuất kinh doanh của mình
ví như: chỉ tiêu Khả năng thanh toán hiện hành năm 2013 đã tăng so với 2012, Công ty
đã giảm được Nợ ngắn hạn ở mức cao hay như chỉ
tiêu Vòng quay của tiền năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, điều này đã chứng
minh Công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình rất hiệu quả Việc tính toán kỹ các chỉ
tiêu tài chính giúp Công ty đã có bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh
9 8.62
8.348.47 9.500
9 8.12
11.080.25 4.269
9 8.14 315.003.848
39.38
4.053.824.290
48.56
4.053.824.290
35.91
+628.232.861
II.Các
khoản phải thu
ngắn hạn khác
2.586.159.436
29.85
1.729.558.270
20.72
3.957.059.733
35.05 856.601.166
Trang 28tồn kho 64.000 9.39 1.519 8.84 737 7.18 27.519
B.TÀI
SẢN DÀI HẠN
121.211 000
1 38
160.289.
000
1 88
209.606.3
06
1 86
+39.078 000
I.Tài sản
cố định
121.211.000
1.38
160.289
000
1.88
209.606.3
.86
+39.078.000
Tổng tài
sản
8.784.6 94.348
1 00
8.508.76 8.500
1 00
11.289.86 0.575
1
00 275.925.848
(Nguồn :Phòng Tài chính –Kế toán )
Trang 29Trong năm 2012,tổng tài sản của doanh nghiệp giảm -275.925.848 đồng tương ứng với giảm 0.031%.Chứng tỏ lượng tiền trong công ty giảm,tính thanh khoản
giảm.Công ty không nên để tình trạng này kéo dài,nên đưa ra các chiến lược kinh doanh để phát triển công ty
- Năm 2013:Trong năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty tăng +2.227.501.463 đồng tương ứng với tăng 0.327% so với năm 2012.Chứng tỏ tính thanh khoản của công ty tăng lên.Tỉ lệ tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản của công ty ở mức cao đạt 98.14%,chứng tỏ tiền trong quỹ của doanh nghiệp lớn.Cụ thể chỉ tiêu này được thể hệnqua các chỉ tiêu sau:
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng +2.227.501.463 đồng tương ứng với tăng 1.287%
+ Hàng tồn kho giảm -727.714.782 đồng tương ứng với giảm 0.203%.Chứng tỏ trong năm 202 công ty bán được nhiều hàng hóa hơn và từ đó doanh thu bán hàng của
Trang 30công ty cũng sẽ tăng.Công ty nên tiếp tục và phát triển hơn nữa chiến lược kinh doanh của mình
- Tài sản dài hạn tăng +49.317.306 đồng tương ứng với tăng 0.307%,do tài sản dài hạn có thời gian luân chuyển dài nếu nguồn vốn của công ty không đủ tài trợ thì phải sử dụng đến các nguồn vốn khác ngoài doanh nghiệp,khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán,và ngược lại nếu nguồn vốn của công ty có đủ và thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn thì công ty sẽ ít gặp khó khăn trong việc thanh toán Điều này tuy giúp công ty tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao đầu tư nhiều tài sản dài hạn không sử dụng đồng tiền vào kinh doanh để sinh lời
Trong năm 2013,tổng tài sản của công ty tăng +2.781.092.070 đồng tương ứng với tăng 0.327%,luồng tiền trong công ty lớn,cơ hội cho các khoản đầu tư phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh tăng,tính thanh khoản tăng Công ty nên đưa lượng tài sản này vào doanh nghiệp để đầu tư và thu lợi nhuận
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH
THIỆU ĐÔ
*Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Thiệu Đô
Do đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty là mô hình khép kín,
để tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý bộ máy kế toán tập trung của công ty TNHH Thiệu Đô được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung Toàn bộ công việc kế
Trang 31toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, tại các đơn vị trực thuộc hạch toán báo cáo sổ không tổ chức bộ phận kế toán riêng.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của cong ty TNHH Thiệu Đô được nêu trong
sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Thiệu Đô
2.1 Tổ chức hệ thống kế tán tại công ty TNHH Thiệu Đô
Kế toán thanh toán
và theo dõi công nợ
Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lý
Thủ quỹ
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Nhân viên thống kê tại phân xưởng
Trang 32Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Các nghiệp
vụ kế toán chính phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty, thuộc dãy nhà văn phòng Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty Từ đó tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty
Ở các xí nghiệp may II, III, IV, V không được tổ chức thành phòng kế toán riêng mà chỉ bố trí các thủ kho, nhân viên thống kê, thực hiện việc thống kê, chủng loại nguyên vật liêu, nhập xuất, ngày công, ngày, giờ làm việc của công nhân, nghỉ phép, thai sản để phục vụ cho báo cáo trên phòng kế toán
Tại Phòng Kế toán của công ty thuộc khối văn phòng bao gồm có 7 nhân viên:
- Trưởng phòng Kế toán: là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến
với các Kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng
Các Kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng về các vấn
đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của Nhà nước
- Phó phòng Kế toán: là nhân viên kế toán tài sản cố định liên doanh đầu tư,
kế toán dịch vụ đào tạo cắt may, dịch vụ vận tải, công nợ phải thu, thuế và các khoản phải nộp nhà nước Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm của tài sản trong công ty, đồng thời tính và trích khấu hao cho tài sản cố định Hạch toán số lượng, sổ sách số tiền và danh sách công nhân đào tạo Bên cạnh đó, kế toán còn kiêm
Trang 33phần đề xuất xây dựng và kiểm tra kế hoạch liên doanh, liên kết đầu tư, tình hình vay trả trong đầu tư.
- Kế toán tiền lương và BHXH: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản khẫu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty Hàng tháng căn cứ vào sảnlượng của các xí nghiệp và đơn giá lương của xí nghiệp cùng với hệ số lương gián tiếpđồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửu lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác nhau
để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá thànhsản phẩm Đồng thời kế toán cũng theo dõi cả phần công cụ, dụng cụ, phụ liệu Hàng tháng, nhận các báo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình
thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi (đối với tiền mặt), séc, uỷ nhiệm chi….(đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửư lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch Quản lý các tài khoản
111, 112 và các tài khoản chi tiết của nó Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa công ty với khách hàng… phụ trách tài khoản 131,
136, 136, 141, 331, 333, 336
- Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lý: Làm nhiệm vụ hạch
toán chi tiết nguyển vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song Cuối tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành Phụ trách tài khoản 152, 153 Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chắc năng khác tiến hành kiểm kê lại kho
Trang 34vật tư, đối chiếu với sổ kế toán Nếu có thiếu hụt sẽ tìm ngụyên nhân và biện pháp xử
lý ghi trong biên bản kiểm kê Thêm vào đó còn chịu trách nhiệm cuối cùng của quá trình tính lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào đó để tập hợp lên bảng phân
bổ tiền lương và cũng theo dõi tình hình tiêu thụ của các đại lý của công ty
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu
chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan
Tại các xí nghiệp thành viên:
Mỗi một xí nghiệp thành viên đều có nhân viên thủ kho, nhân viên thống kê
- Nhân viên thủ kho: Thực hiện việc nhập kho và xuất kho thông quan Phiếu
nhập kho và Phiếu xuất kho Theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lên Phòng kế toán của công ty về tình hình tồn, nhập trong kỳ quy định
- Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu
đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty Cụ thể theo dõi:
+ Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp
+ Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho cán bộ công nhân viên
+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ đội sản xuất vào đầu ngày và
số lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày
Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp lập Báo cáo nhập- Xuất- Tồn kho nguyên vật liệu và Báo cáo chế biến nguyên vật liệu, Báo cáo hàng hoá, chuyển lên phòng kế toán công ty cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và tỷ giá hiện hành lập bảng doanh thu chia lương gửi lên Phòng Kế toán công ty
Nhân viên thống kê phân xưởng còn phải lập các Báo cáo thanh quyết toán hợp đồng (như báo cáo tiết kiệm nguyên liệu) và gửi lên cho Phòng Kế toán tính thưởng Công ty nhập lại số nguyên liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị
Trang 35trường Đồng thời kế toán cũng hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho của công ty, kế toán tính thưởng 50% giá trị thu hồi cho xí nghiệp
Về mặt quản lý, các nhân viên thống kê chịu sự quản lý của Giám đốc xí
nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Đây là một hướng chỉ đạo hoàn toàn hợp lý, gắn chặt quyền lợi trách nhiệm của nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác khách quan của số liệu
2.1.1.Các hình thức kế toán chung
Qua thời gian thực tập tại TNHH Thiệu Đô, em thấy việc tổ chức thực hiện
chế độ kế toán của Công ty theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tương đối tốt
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các năm
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát sinh theo tỷ giá thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc; Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền tháng; hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình, và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định được theo nguyên giá
và khấu hao luỹ kế Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp: đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
Trang 36- Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của các bộ kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị, kỹ thuật tính toán xử lý thông tin hiện có, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán là: NHẬT KÍ CHỨNG TỪ
2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
- Chế độ chứng từ: Các chứng từ kế toán của công ty được thực hiện đúng biểu mẫu
nghiệp vừa và nhỏ thì bao gồm :
Chứng từ kế toán về lao động, tiền lương : để theo dõi, số ngày làm việc thực tế,
số giờ làm thêm hay tiền lương do bộ Tài Chính quy định, theo quy định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các văn bản sửa đổi bổ sung
- Các loại chứng từ : theo quy định về ban hành chế độ chứng từ của bộ tài chính đối với các doanh, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên tại đơn vị thì Bộ Tài Chính ban hành các chứng từ như sau : bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng,…
Chứng từ kế toán về hàng tồn kho : để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, hàng hóa, cũng như xác định quy cách, phẩm chất của chúng thì các đơn vị phải sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
kê vật tư, hàng hóa,…
Chứng từ kế toán về bán hàng : trong các nghiệp vụ mua bán hàng hóa thì việc theo dõi số lượng nhập và bán, đơn giá, chất lượng yêu cầu phải có các chứng từ như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng,…
Chứng từ kế toán về tiền tệ : nhằm quản lý chặt chẽ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản thu, chi tiền tại đơn vị thì Bộ Tài Chính ban hành
Trang 37các chứng từ sau gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thanh toán tiềntạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ,….
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng thống nhất trong toàn công ty dựa trên cơ sở tài liệu : Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp dệt may, các chuẩn mực kế toán VN
6 Hợp đồng lao động ngắn hạn
7 Giấy uỷ quyền ký hợp đồng khoán
Trang 389 Biên bản nghiệm thu KL công việc
10
11
BB hanh lý hợp đồng thuê khoán Bảng chấm công của tổ lao động
12 Bảng chia tiền công của tổ lao động
13 Bảng tính lương ngoài giờ
4 Giấy biên nhận
C Máy thi công
Quy trình luân chuyển, tổ chức và quản lý chứng từ:
Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra nhập số liệu phát sinh vào phần mềm kế toán được cài đặt trong máy tính, và in chứng từ của mình ra ký vào phần người lập phiếu Sau đó chuyển đến kế toán trưởng xem xét ký duyệt, sau đó chuyển đến bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủchứng từ gốc kèm theo để lưu giữ
Cuối kỳ, kế toán viên phụ trách từng phần hành của mình tổng hợp số liệu sau đó
in sổ cái tài khoản mà mình theo dõi bao gồm cả sổ chi tiết và tổng hợp tập hợp lại để lưu giữ Đối với kế toán tổng hợp, cuối kỳ, tập hợp tất cả các chứng từ của các kế toán phần hành chuyển đến kiểm tra, rà soát lại số liệu xem đã đủ hợp lệ chưa như về: chữ
ký của Giám đốc - Kế toán trưởng (đối với các phiếu thu - chi), kế toán trưởng (đối vớicác chứng từ kế toán, chứng từ bù trừ công nợ), cách hạch toán… sau khi đã kiểm tra hoàn tất thì sắp xếp và đóng chứng từ thành quyển theo tháng để lưu giữ
Trang 39Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phải tổng hợp số liệu trong tháng để in các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm để nộp cho các cơ quan như: Cục thuế, ngân hàng,
sở kế hoạch… và chuyển đến cho kế toán trưởng một bộ, còn lại một bộ để lưu trữ củamình (với đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng - Giám đốc) để khi có việc cần là có thể xuất trình được ngay
2.1.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
- Chế độ tài khoản: hệ thống tài khoản công ty đang áp dụng được ban theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các văn bản sửađổi bổ sung Do công ty có những đặc điểm riêng nên trong quá trình vận dụng có một
số điểm khác cho tiện sử dụng và đơn giản hơn
- Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1,Tài khoản cấp 2,Tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này
- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống thống tài khoản
kế toán quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa,tiến hành,nghiên cứu,vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh,yêu cầu quản lí của từng đơn vị,nhưng phải phù hợp với nội dung,kết cấu,và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán :
Hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2011 thì hệ thống tài khoản sử dụng tại các doanh nghiệp này bao gồm 44 tài khoản được phân thành 9 loại từ loại 1 đến loại 9
và 8 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Hệ thống tài khoản
SỐ HIỆU TK
Trang 40Tiền Việt Nam
1
12
Tiền gửi Ngân hàng
1121
Tiền Việt Nam
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịchvụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
1
38
Phải thu khác
1381
Tài sản thiếu chờ xử lý
1385
Phải thu về cổ phần hoá