1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây dựng giao thông số 1 công ty cổ phần xây dựng giao thông thừa thiên huế

89 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIAO THÔNG SỐ 1- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ...69 3.1

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 - CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

LÊ THỊ MỸ VÂN

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 - CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

Lớp: K44B-B1-Kế toán doanh nghiệp

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2

5 Kết cầu đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số vấn đề liên quan đến chi phí sản xuất 4

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 4

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 4

1.1.2.1 Phân theo yếu tố 4

1.1.2.2 Phân theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 5

1.1.2.3 Phân theo nội dung kinh tế 5

1.1.2.4 Phân theo các tiêu thức khác 5

1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí 6

1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí 6

1.1.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp 6

1.1.4.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp 6

1.2 Một số khái niệm liên quan đến giá thành sản phẩm 7

1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 7

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 8

1.2.2.1 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí 8

1.2.2.2 Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành 8

1.2.3 Chức năng của giá thành sản phẩm 8

1.2.4 Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9

Trang 5

1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.3.2 Phương pháp tính giá thành 11

1.3.2.1 Phương pháp giản đơn 11

1.3.2.2 Phương pháp hệ số 12

1.3.2.3 Phương pháp tỷ lệ 13

1.3.2.4 Phương pháp loại trừ 13

1.3.2.5 Phương pháp đơn đặt hàng 13

1.3.2.6 Phương pháp kết chuyển song song 13

1.3.2.7 Phương pháp kết chuyển tuần tự 14

1.3.2.8 Phương pháp định mức 14

1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 14

1.5 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 15

1.5.1 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15

1.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 16

1.5.3 Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung 17

1.5.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 19

1.5.5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 20

1.5.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp 20

1.5.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương 21

1.5.5.3 Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức 21

CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1-CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 22

2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 25

2.1.2.1 Chức năng 25

Trang 6

2.1.2.2 Nhiệm vụ 25

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 26

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 26

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 26

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 27

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 27

2.1.4.2 Chế độ và chính sách kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng 29

2.1.4.3 Hình thức kế toán 30

2.1.5 Một số yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh của Xí nghiệp 31

2.1.5.1 Phân tích tình hình lao động 31

2.1.5.2 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn 32

2.2 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1-Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế 37

2.2.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp 37

2.2.2 Cách thức phân loại chi phí 38

2.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 38

2.2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 38

2.2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí 39

2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí giai đoạn 1 39

2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 1 39

2.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 1 44

2.2.3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công giai đoạn 1 49

2.2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 58

2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của giai đoạn 2 60

2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2 61

2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2 61

2.2.4.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công giai đoạn 2 61

2.2.4.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung giai đoạn 2 61

2.2.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 61

2.2.5.1 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành 61

Trang 7

2.2.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 62

2.2.5.3 Tập hợp chi phí và tính giá thành bán thành giai đoạn 1 62

2.2.5.2 Tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm giai đoạn 2 65

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIAO THÔNG SỐ 1- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 69

3.1 Nhận xét chung 69

3.1.1 Thuận lợi 69

3.1.2 Khó khăn 70

3.2 Nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây dựng giao thông số 1 71

3.2.1 Ưu điểm 71

3.2.2 Nhược điểm 73

3.3 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây dựng giao thông số 1 74

3.3.1 Tổ chức công tác kế toán 74

3.2.2 Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 75

3.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 75

3.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 75

3.2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 76

3.2.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 76

3.2.2.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 76

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

I KẾT LUẬN 77

II KIẾN NGHỊ 79

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ của xí nghiệp qua 3 năm 2011 - 2013 31 Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản qua 3 năm 2011 – 2013 33 Bảng 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2011 - 2013 34 Bảng 2.4: Tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

2011 – 2013 36

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu mẫu 2.1: Phụ lục 40

Biểu mẫu 2.2 40

Biểu mẫu 2.3: Phiếu xuất kho 41

Biểu mẫu 2 4: Thẻ kho 42

Biểu mẫu 2.5: Sổ chi tiết chi phí 43

Biểu mẫu 2.6: phụ lục 43

Biểu mẫu 2.7 46

Biểu mẫu 2.8 46

Biểu mẫu 2.9: Bảng thanh toán tiền lương 47

Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết chi phí 48

Biểu mẫu 2.11: Nhật trình xe máy 50

Biểu mẫu 2.12: Bảng thanh toán lương 50

Biểu mẫu: 2.13: Hóa đơn Giá trị gia tăng 52

Biểu mẫu 2.14: Phiếu nhập kho 53

Biểu mẫu 2.15: Nhật trình xe máy 54

Biểu mẫu 2.16: Phiếu hạch toán 55

Biểu mẫu 2.18 57

Biểu mẫu 2.19: Phụ lục 58

Biểu mẫu 2.20: Phụ lục 59

Biểu mẫu 2.21: 60

Biểu mẫu 2.22 64

Biểu mẫu 2.23 66

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Khái quát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .7

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 17

Sơ đồ 1.4: Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung 19

Sơ đồ 1.5: Tập hợp chi phí sản xuất 20

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 26

Sơ đồ 2.2: Tổ chức của Bộ máy kế toán của Xí nghiệp 28

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chứng từ" 30

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thực tập cuối khóa là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo đại học Vìđây là cơ hội để sinh viên thông qua đề tài nghiên cứu của mình tiếp cận gần hơn vớithực thiễn Do đó, việc lựa chọn đề tài luôn là một mối băn khoăn không chỉ của riêng

em mà cũng là mối băn khoăn của nhiều sinh viên khác Đề tài nghiên cứu được lựachọn không chỉ phải phù hợp với năng lực của mỗi sinh viên Mà quan trọng hơn là đềtài có thể giúp sinh viên tìm hiểu kỷ hơn tất cả các phần hành kế toán khác tại DN Phần hành kế toán chi phí - giá thành ngoài ý nghĩa của nó về mặt kế toán vàcung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý tại mỗi DN Thì phần hành này còn

có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên Vì đây là phần hành phản ánh bao quáttoàn bộ mọi hoạt động của DN, từ đầu vào cho đến đầu ra Thông qua tìm hiểu phầnhành kế toán chi phí - giá thành sinh viên không chỉ nắm chắc lại kiến thức và tích lũykinh nghiệm thực tiễn về phần hành này, mà còn có thể tìm hiểu sâu hơn tất cả cácphần hành khác sau khi tìm hiểu thực tế tại DN Từ đó, sinh viên có thể tự đúc rút kinhnghiệm, bổ sung các kiến thức còn thiếu, hình thành và dần hoàn thiện các kỷ năng cầnthiết của một nhân viên kế toán có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của từng vị trí côngviệc sau khi ra trường

Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao

Thông Thừa Thiên Huế được thành lập nhằm huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu

quả,trong suốt quá trình hoạt động Xí Nghiệp đã tạo dựng được uy tín lớn Để có đượckết quả này, ngay từ ban đầu, ban lãnh đạo công ty đã xác định tầm quan trọng củaviệc xây dựng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm,coi đây là vấn đề cơ bản gắn liền với kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh

doanh.Nhận thức được diều đó nên em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty

Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế”.

Trang 12

Đề tài này được viết nhằm các mục tiêu sau

- Tổng hợp các vấn đề lý luận căn bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm sản xuất

- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xínghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông ThừaThiên Huế

- Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tínhgiá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần XâyDựng Giao Thông Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ PhầnXây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc tìm hiểu công tác kế toán chi phísản xuất và tính giá thành các sản phẩm đá tại phân xưởng Hương Trà của Xí nghiệpXây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa ThiênHuế trong quý III năm 2014

Không gian: Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 – Công Ty Cổ Phần XâyDựng Giao Thông Thừa Thiên Huế

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện

đề tài để hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm căn cứ để so sánh thực tiễn và lý thuyết.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử dụng trong quá trình thực hiện đềtài nhằm thu thập và xử lý số liệu thô

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương II bao gồm cả so sánhtuyệt đối và tương đối để phân tích một số yếu tố cấu thành năng lực sản xuất kinhdoanh của Xí Nghiệp

Trang 13

Phương pháp hạch toán kế toán được sử dụng chủ yếu trong chương II Phươngpháp này góp phần hệ thống hóa thông tin được thu thập trong hệ thống tài khoản, sổsách kế toán, chứng từ và các báo cáo tài chính.

Và phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực tập là phương phápphỏng vấn Mặc dù số liệu thu thập được từ phương pháp này không dùng nhiều cho

đề tài nhưng nó giúp tôi trong việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Xí Nghiệp.Đồng thời, có thể nhận biết được sự vận dụng của lý thuyết vào thực tiễn, từ đó rút rađược sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết, các vướng mắc còn tồn tại trong công tác

kế toán tại Xí Nghiệp nhằm đưa ra các kiến nghị phù hợp

5 Kết cầu đề tài

Đề tài này bao gồm 3 phần

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiêp cứu

Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp XâyDựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công Ty Cổ PhầnXây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số vấn đề liên quan đến chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Nền sản xuất của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động

và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó là: tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sảnxuất phải bỏ ra các chi phí về thù lao lao động, về tư liệu sản xuất và đối tượng laođộng Vậy có thể hiểu một cách khái quát:

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống vàlao động vật hóa mà DN đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

trong một thời kỳ nhất định thường là tháng, quý, năm

Sự hình thành nên các chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị sản phẩm sảnxuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Với vô số chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN Nhàquản lý cần phải dựa vào các góc độ xem xét, các tiêu thức khác nhau để có thể nhómcác chi phí vào trong các khoản mục nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán

1.1.2.1 Phân theo yếu tố

Để có thể cung cấp thông tin tốt hơn cho việc hạch toán chi phí, lập và phân tích

sự vận động của các yếu tố chi phí Thì các yếu tố chi phí cơ bản có thể được chi tiếthơn theo nội dung kinh tế của nó Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, chi phí đượcphân thành 7 yếu tố:

- Yếu tố chi phí NVL

- Yếu tố chi phí nhiên liệu

- Yếu tố chi phí công cụ, dụng cụ

- Yếu tố chi phí nhân công

Trang 15

- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định

- Yếu tố chi phí dịch vụ thuê ngoài

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền

1.1.2.2 Phân theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm, có cơ sở chính xác để lập dự toán, phân tích sự biến động của giá thành ta phânloại chi phí theo các khoản mục cấu tạo nên giá thành Theo cách phân loại này thì chiphí được phân loại thành các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính, NVL phụ, nhiênliệu, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Chi phí NC trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp đượcxem như lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của côngnhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ

- Chi phí sản xuất chung: Phản ánh các chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất (loại trừ hai khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp).Nếu trong DN xây lắp thì ngoài ba khoản mục chi phí trên còn có thêm chi phí sửdụng máy thi công

1.1.2.3 Phân theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất côngnghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí bằng tiền khác

1.1.2.4 Phân theo các tiêu thức khác

Ngoài cách phân loại theo các tiêu thức trên chi phí sản xuất kinh doanh trong

DN còn có thể phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả, theo phương phápquy nạp, theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, theo cách ứng xử của chi phí,

Trang 16

1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí

Để có thể thực hiện được công tác kế toán chi phí và tính giá thành thì trước hếtphải xác định được đối tượng tập hợp chi phí Trong bất kỳ loại hình sản xuất nào thì đốitượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sảnxuất Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chiphí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất, ) và nơi chịu chi phí (sản phẩm)

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất

- Căn cứ vào tính chất quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm

- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán

1.1.4.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp

Phương pháp này được áp dụng khi các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tập hợp riêng rẽ cho từng đối tượng màphải tập hợp chung, sau đó dựa trên các tiêu thức phân bổ phù hợp để phân bổ chi phí

đã tập hợp cho từng đối tượng Chi phí như chi phí sản xuất chung được tập hợp theophương pháp này

Trang 17

1.2 Một số khái niệm liên quan đến giá thành sản phẩm

1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Một trong những công việc quan trọng của nhân viên kế toán sau quá trình tậphợp chi phí sản xuất là phải tính được giá thành sản phẩm Vì nó là cơ sở để tính ra chỉtiêu giá vốn hàng bán trong kỳ, giá trị hàng tồn kho

Giá thành được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ

đã hoàn thành trong kỳ

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất

và mặt kết quả sản xuất Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính là hai biểu hiện

cụ thể của hai mặt thống nhất trong quá trình sản xuất Giữa chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao độngvật hóa nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn Chúng ta có thể khái quát mốiquan hệ giữa chúng thông qua sơ đồ sau:

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

dở dang đầu kỳ

Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Sơ đồ 1.1: Khái quát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Qua sơ đồ trên cho thấy:

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuấttrong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi) – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thìtổng giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất trong kỳ

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sảnphẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc nhất định

- Chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ này, còn giáthành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước (chi phí sản xuất dở dangđầu kỳ)

Trang 18

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau mà giá thành có thể phân loại thànhnhiều loại khác nhau

1.2.2.1 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí thì chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thànhsản xuất và giá thành tiêu thụ

- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cảnhững chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm viphân xưởng

- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêuphản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Chi phí

của sản phẩm của sản phẩm DN bán hàng

1.2.2.2 Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch,giá thành định mức và giá thành thực tế

1.2.3 Chức năng của giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Nó có ý nghĩa quan trọngtrong công tác quản lý trong DN với những chức năng vốn có của nó:

- Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm là biểu hiện của sự tiêu hao củacác yếu tố chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.Những chi phí này cần được bù đắp để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất của DN Do đó,việc xác định giá thành sản phẩm chính xác là một yêu cầu khách quan Nó giúp đảmbảo cho quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của quá trình sản xuất

- Chức năng lập giá: Để thiết lập giá bán của sản phẩm thì mỗi một DN có nhiềuphương pháp khác nhau Nhưng một trong những phương pháp đó là dựa vào giáthành sản phẩm Vì nó là một yếu tố không thể thiếu cấu tạo nên giá của sản phẩm.Đồng thời, giá bán của sản phẩm của phải đáp ứng được yêu cầu là tái sản xuất giảnđơn, bù đắp được các hao phí đã bỏ ra

Trang 19

- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Cùng với các chỉ tiêu kinh tế khác như lãi suất, lợinhuận, chất lượng sản phẩm, thì giá thành sản phẩm là một trong những đòn bẩy kinh

tế Vấn đề đặt ra ở đây là các DN phải tìm các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm,giúp tăng khả năng cạnh tranh DN trên thị trường

1.2.4 Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hiện nay, cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm luônđược coi là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Phấn đấu cải tiến mẫu mã,

hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnhtranh của hàng hoá trên thị trường và thông qua đó nâng cáo hiệu quả sản xuất kinhdoanh (SXKD) của doanh nghiệp Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp phải nắmbắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán chính xác chi phí phát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánhmột cách đầy đủ trung thực về mặt lượng hao phí mà cả việc tính toán giá trị thực tếchi phí ở thời điểm phát sinh chi phí Kế toán chính xác chi phí đòi hỏi phải tổ chứcviệc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh chiphí và đối tượng chịu chi phí

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuấtkinh doanh của từng doanh nghiệp Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạchtoán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm Muốn vậyphải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành hợp

lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác Tính

đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinhdoanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định Tính

đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ những chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩmnhư các loại chi phí mang tính chất tiêu cực, lãng phí không hợp lý, những khoản thiệthại được quy trách nhiệm rõ ràng

Chính từ ý nghĩa đó mà nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán CPSX và tính giáthành sản phẩm là:

Trang 20

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuấtsản phẩm để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành.

- Tính toán tập hợp phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp chi phí

đã xác định bằng phương pháp thích hợp, cung cấp kịp thời thông tin về CPSX và xácđịnh chính xác chi phí cho sản phẩm làm dở cuối kỳ

1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xácthì cần phải xác định được chính xác đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng cần tính giáthành sản phẩm đơn vị Do đó, việc kế toán quá trình sản xuất có thể phân thành haigiai đoạn: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượngtính giá thành sản phẩm Đây là hai giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Việc phân chia kế toán quá trình sản xuất thành hai giai đoan riêng biệt như trên

là do yêu cầu của công tác quản lý trong các DN Xác định đối tượng tập hợp chi phíthực chất là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất, )

và nơi chịu chi phí (sản phẩm) Còn việc xác định đối tượng tính giá thành là việc xácđịnh sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thànhmột đơn vị

Giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành thường có các mốiquan hệ sau:

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giáthành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất theođơn đặt hàng, Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoànthành cuối cùng của quy trình sản xuất

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giáthành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ tạo ra nhiều loại sản phẩm, Đốitượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ, là toàn phân xưởng Còn đối tượng tínhgiá thành là từng loại sản phẩm, từng quy cách sản phẩm

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giáthành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai

Trang 21

đoạn Ở đây thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng, từng giai đoạn trongquy trình công nghệ Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạncuối cùng, ta không tính giá thành của các bán thành phẩm hoàn thành sau từng giaiđoạn sản xuất.

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giáthành như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn, saumỗi giai đoạn bán thành phẩm hoàn thành có thể là NVL trực tiếp của giai đoạn tiếptheo hoặc có thể bán ra tiêu thụ bên ngoài Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từngphân xưởng, từng giai đoạn trong quy tình công nghệ Còn đối tượng tính giá thành làbán thành phẩm hoàn thành sau mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất và thành phẩmhoàn thành

1.3.2.1 Phương pháp giản đơn

Phương pháp này áp dụng cho các DN thuộc loại hình sản xuất giản đơn, sốlượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất nhiều và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhàmáy điện, nước, DN khai thác khoáng sản, Tại các DN này, đối tượng tập hợp chiphí thường được chọn trùng với đối tượng tính giá thành Theo phương pháp này quátrình tính giá thành như sau:

Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị điều sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - chỉnh giảm hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành

trong kỳ

Trang 22

Giá thành Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Theo phương pháp này trình tự tính giá thành được tiến hành như sau:

- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm i

Giá thành đơn vị sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm i × hệ số quy đổi sản phẩm iTổng giá thành sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm i × số lượng sản phẩm i hoàn thành

Trang 23

1.3.2.3 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sảnxuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khácnhau như trong DN may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo, Chi phí để sản xuấtcác sản phẩm này không có mối quan hệ tương ứng tỷ lệ hoặc không thể quy đổi theo

hệ số Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm, phân xưởng; đối tượng tínhgiá thành là từng quy cách sản phẩm Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuấtthực tế và chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn

vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại

1.3.2.4 Phương pháp loại trừ

Phương pháp này áp dụng các các quy trình sản xuất vừa tạo ra các sản phẩmchính và các sản phẩm phụ Phương pháp này tương tự như phương pháp giản đơn,phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ Tuy nhiên khi tính giá thành sản phẩm chínhcần loại trừ giá trị của sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm phụ có thể được tính theo giáước tính, giá kế hoạch, giá NVL ban đầu,

1.3.2.5 Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng để tính giá thánh sản phẩm được sản xuất theo đơn đặthàng như trong DN xây lắp, DN gia công chế biến, dịch vụ, Đối tượng tập hợp chiphí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành,từng chi tiết sản phẩm Trong kỳ chi phí được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng.Sau khi hoàn thành, kế toán sẽ tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng đểtính tổng giá thành thực tế và giá thành thực tế đơn vị sản phẩm

1.3.2.6 Phương pháp kết chuyển song song

Phương pháp này áp dụng trong các DN có quy trình sản xuất phức tạp, quá trìnhchế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để cóđược sản phẩm hoàn thành Các giai đoạn công nghệ có thể được thực hiện ở một hoặcnhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ chỉ tham gia vào quá trình chếbiến có tính chất liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh sau cùng

Khi thực hiện phương pháp này thì đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn côngnghệ, từng phân xưởng riêng biệt Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành

Trang 24

1.3.2.7 Phương pháp kết chuyển tuần tự

Phương pháp này được áp dụng đối với DN có quy trình công nghệ sản xuất phứctạp Quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, công đoạn, bán thành phẩm tạo ra có thểđem bán hoặc chuyển hết cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đến giai đoạn cuối cùng

- Đối với chi phí NVL trực tiếp (NVL chính)

Chi phí NVL CP NVL TT gđi + CP BTP gđ trước chuyển sang QSPDDCK

trực tiếp = × gđi (1)gđi DCK QSPDDCK gđi + QSPHT gđi

- Đối với các chi phí chế biến và chi phí NVL phụ

Chi phí sản xuất giai đoạn i = (1) + (2)

Giá thành bán CPSX CPBTP Chi phí dở dang Giảmthành phẩm = gđ i + giai đoạn trước - cuối kỳ - giágiai đoạn i (DDK+PSTK) chuyển sang giại đoạn i thành

1.3.2.8 Phương pháp định mức

Phương pháp này áp dụng trong các DN đã xác lập được hệ thống các định mức

về chi phí NVL, NC cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất chotừng loại sản phẩm sản xuất ra, ngay cả các chi tiết sản phẩm để tạo nên sản phẩmhoàn chỉnh Đối tượng hạch toán chi phí trong phương pháp này là từng loại sản phẩm,từng phân xưởng hoặc giai đoạn sản xuất Đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm

và sản phẩm hoàn chỉnh

1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất

Với đòi hỏi phải cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng cho nhà quản trị DNthì đòi hỏi quá trình kế toán chi phí và tính giá thành phải được tiến hành theo cácbước cụ thể Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng DN, vào mốiquan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN, vào trình độ của công tác

Trang 25

quản lý và hạch toỏn, mà trỡnh tự kế toỏn chi phớ ở cỏc DN khỏc nhau là khụng giốngnhau Tuy nhiờn, cú thể khỏi quỏt chung trỡnh tự kế toỏn chi phớ sản xuất qua cỏc bước sau:

- Bước 1: Tập hợp cỏc chi phớ cơ bản cú liờn quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng

- Bước 2: Tớnh toỏn và phõn bổ giỏ trị dịch vụ của cỏc ngành sản xuất kinh doanhphụ cho từng đối tượng sử dụng trờn cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giỏ thànhđơn vị dịch vụ

- Bước 3: Tập hợp và phõn bổ chi phớ sản xuất chung cho cỏc đối tượng liờn quan

- Bước 4: Xỏc định chi phớ sản xuất dở dang cuối kỳ

Tựy theo phương phỏp kế toỏn hàng tồn kho ỏp dụng trong DN mà nội dung, cỏchthức kế toỏn chi phớ sản xuất cú những điểm khỏc nhau

1.5 Phương phỏp hạch toỏn chi phớ sản xuất theo phương phỏp kờ khai thường xuyờn

Hầu hết tại cỏc DN hiện nay đều thực hiện kế toỏn hàng tồn kho theo phươngphỏp kờ khai thường xuyờn Nờn trong khúa luận của mỡnh, tụi chỉ trỡnh bày phươngphỏp kế toỏn chi phớ sản xuất theo phương phỏp kờ khai thường xuyờn

1.5.1 Phương phỏp hạch toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp

- Nội dung: Chi phớ NVL trực tiếp bao gồm giỏ trị NVL chớnh, NVL phụ, nhiờnliệu được xuất dựng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm Đối với cỏc chi phớ NVLkhi xuất dựng liờn quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phớ thỡ tập hợp trựctiếp cho đối tượng đú Với loại chi phớ này thường hạch toỏn trực tiếp vào đối tượngchịu chi phớ, hạn chế việc phõn bổ

- Tài khoản sử dụng: Để theo dừi chi tiết cỏc khoản chi phớ NVL trực tiếp, kếtoỏn sử dụng TK 621 “Chi phớ NVL trực tiếp” Ngoài ra kế toỏn cũn sử dụng cỏc TK

111, 112, 153, 152, 331, 141, 154,

Nội dung kết cấu TK621:

 Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm

 Bên có :  Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho

 Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm

 Số d : TK621 cuối kỳ không có số d

TK 152 TK 621 TK 154

Trang 26

Giỏ trị NVL xuất kho cho sản xuất C/kỳ k/c CPNVLTT

Sơ đồ 1.2: Hạch toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp

1.5.2 Phương phỏp hạch toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp

- Nội dung: Chi phớ NC trực tiếp là khoản thự lao lao động phải trả cho cụng nhõntrực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện cỏc lao vụ, dịch vụ như tiền lương chớnh, tiềnlương phụ, cỏc khoản phụ cấp cú tớnh chất lương (phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ,phụ cấp độc hại, phụ cấp tăng ca, ) Ngoài ra, chi phớ NC trực tiếp cũn bao gồm cỏckhoản đúng gúp cho quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ do chủ sở hữu lao động chịu và đượctớnh vào chi phớ kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phỏt sinh của cụngnhõn sản xuất

- Tài khoản sử dụng: Kế toỏn sử dụng TK 622 “Chi phớ NC trực tiếp” để tổnghợp chi phớ liờn quan đến nhõn cụng trực tiếp phỏt sinh trong kỳ Ngoài ra, kế toỏn cũn

sử dụng cỏc TK 338, 335, 141, 154,

Nội dung kết cấu TK 622:

 Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm

 Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm

Trang 27

 Sè d : TK 622 cuèi kú kh«ng cã sè d.

TK 3341 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho công nhân trực Cuối kỳ kết chuyển chi phí

tiếp sản xuất trong danh sách nhân công trực tiếp

TK 3342

Tiền lương phải trả cho công nhân

thuê ngoài

TK 338

Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền

lương của công nhân trực tiếp sản xuất

TK 335

Trích trước tiền lương nghỉ phép của

công nhân trực tiếp sản xuất

TK 141

Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng

sản xuất hoàn thành

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.5.3 Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung

- Nội dung: Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phát sinh trong phạm vicác phân xưởng, bộ phận sản xuất của DN Nó là chi phí cần thiết để sản xuất sảnphẩm ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp Nó bao gồm các khoản mụcnhư chi phí NVL phụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài,

- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để tậphợp và phân bổ cho các đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp như theođịnh mức, theo chi phí NC trực tiếp, theo số giờ máy hoạt động, Ngoài ra, kế toáncòn sử dụng các TK 334, 338,152, 153, 214, 111, 331, 154,

* Nội dung kết cấu TK 627:

- Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ

Trang 28

- Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và lao

vụ dịch vụ

TK 627 cuối kỳ không có số dư

TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2:

+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK 6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng

+ TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng

+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

+TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của phân xưởng+ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng

TK 627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người tathường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực tếcủa công nhân sản xuất và phân bổ theo tiền lương trực tiếp của công nhân sản xuấtsản phẩm

* Phương pháp hạch toán:

Trong kỳ tập hợp chi phí từ TK liên quan vào bên nợ TK627 Cuối kỳ phân racác khoản ghi giảm chi phí và những TK liên quan, còn lại phân bổ chi phí sản xuấtcho từng đối tượng kết chuyển vào TK 154 (doanh nghiệp áp dụng PPKKTX) hay vào

TK 631 (doanh nghiệp áp dụng PPKKĐK)

Trang 29

TK 334,338 TK 627 TK 111,112,152 Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm

chi phí sản xuất chung

TK 152,153 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ (hoặc kết chuyển)

chi chí sản xuất chung

TK 242,335 TK 632 Chi phí theo dự toán Kết chuyển chi phí sản xuất chung

cố định (không phân bổ vào giá)

tư, sản phẩm, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến)

* Nội dung kết cấu TK 154:

 Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)

 Bên có:

 Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoàiđịnh mức

Trang 30

Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho

 Số dư: (Bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưahoàn thành

TK 621 TK 154 TK 152,632

DĐK:xx

Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm

TK 622 TK 155,152 Chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá thành thực tế sản phẩm

Tiêu thụ tại phân xưởng

DCK:xx

Sơ đồ 1.5: Tập hợp chi phí sản xuất

1.5.5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đangnằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, DN cần thiết phải tiếnhành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quytrình công nghệ và tính chất sản phẩm mà DN có thể lựa chọn các tiêu thức sau đây đểđánh giá sản phẩm dở dang

1.5.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm,trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị NVL chính Phương pháp này được ápdụng trong các DN mà chi phí NVL chiểm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.Giá tri vật liệu Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ

sản phẩm dở dang Số lượng + Số lượng sản phẩm liệu chính thành phẩm dở dang cuối kỳ xuất dùng

Trang 31

1.5.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương

Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dởdang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu thức quy đổi thường dựa vào giờ công hoặctiền lương định mức Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp nàychỉ nên áp dụng để tính chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo

số thực tế đã dùng

Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang được tính như sau:

Giá trị Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ vật liệu chính = × giá trị vậtnằm trong Số lượng + Số lượng sản phẩm liệu chínhsản phẩm dở dang thành phẩm dở dang cuối kỳ xuất dùng

Chi phí chế Số lượng sản phấm dở dang cuối kỳ × M Tổng biến từng loại = × chi phínằm trong Số lượng + Số lượng sản phẩm × M chế biếnsản phẩm dở dang thành phẩm dở dang cuối kỳ từng loại

1.5.5.3 Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức

Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước,các công đoạn trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác địnhgiá trị sản phẩm dở dang như xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chếbiến, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí trực tiếp, phươngpháp thống kê kinh nghiệm,

Trang 32

CHƯƠNG 2

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1-CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO

THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

Tên công ty viết bằng tiếng Anh: THUA THIEN HUE CONSTRUCTION

TRANSPORTATION JOINT STOCK COMPANY.

Tên công ty viết tắc: HCTC

Giám đốc, Kế toán trưởng hiện tại của công ty

Tổng giám đốc: Ông Trần Chính

Kế toán trưởng: Bà Ngô Thị Lệ Hương

Địa chỉ trụ sở chính: Lô 77 đường Phạm Văn Đồng - Khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ

Trang 33

Tên Xí Nghiệp: XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG SỐ 1 – CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của Xí Nghiệp

Giám đốc: Ông Trần Chính

Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Trí Đảm

Địa chỉ: 2/46 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế

Bộ trưởng và đổi tên từ Công ty xây dựng cầu đường thành Công ty công trình giaothông Thừa Thiên Huế

Năm 2004 có Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ vềviệc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần UBND tỉnh Thừa ThiênHuế đã ra quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 16/1/2006 về việc chuyển đổi Công tyXây Dựng Giao Thông Thừa Thiên Huế thành công ty Cổ Phần Xây Dựng GiaoThông Thừa Thiên Huế

Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế tiền thân là một doanh nghiệpnhà nước được cổ phần hóa từ đầu năm 2006 Cho đến nay, Công ty có số vốn điều lệ

là 19 tỷ đồng trong đó tỷ lệ cổ phần Nhà nước còn nắm giữ là 0% và hoạt động tậptrung chính là Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng, Các côngtrình Dân dụng và công nghiệp, khai thác khoáng sản, kinh doanh xăng dầu, vật liệuxây dựng, khảo sát thiết kế các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật

Với kinh nghiệm và uy tín từ nhiều năm hoạt động trong ngành Xây dựng giaothông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng, Các công trình Dân dụng và công nghiệp, phục vụ xâydựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huếkhông ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, trở thành một

Trang 34

Công ty phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong tỉnh, khu vực và trêntoàn quốc, thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và thị trường.

Kể từ khi cổ phần hóa, công ty đã hoàn toàn chủ động trong công tác quản lý, sảnxuất kinh doanh Công ty liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lýcủa cán bộ, kỹ sư cũng như năng lực xe máy, thiết bị Hàng chục dự án đầu tư nângcao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện Công ty đã tích cực đổi mới ở tất cảcác khâu từ tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức choCBCNV của công ty, bổ sung nguồn nhân lực đến đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại,đồng bộ đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài và đitrước đón đầu kịp thời nắm bắt các cơ hội

Ở lĩnh vực xây dựng giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng vàcông nghiệp Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế được biết đến là một nhàthầu chuyên nghiệp từ quản lý đến thi công Với dây chuyền công nghệ và dàn thiết bịmới, hiện đại nguyên giá trên 98 tỷ đồng, được nhập khẩu từ các nước công nghiệpphát triển như: Đức, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc , công suất lớnnhư trạm Bê tông Asphalt 60-70T/h, trạm Bê tông xi măng thương phẩm 45m3/h, Nhàmáy gạch Tuynel công suất khoảng 30 triệu viên/năm,máy bơm bê tông JACON90m3/h, cần cẩu 25T QY25E421, Dây chuyền khoan cọc nhồi, khoan cọc nhồi tựhành,dàn búa đóng cọc từ 0,6T đến 3,5T, dàn xemáy đào, máy xúc lật, máy lu cácloại, dàn xe vận tải chuyên dùng … kết hợp với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năngđộng và đầy sức trẻ, Công ty là nhà thầu chính của nhiều công trình lớn, đã hoànthành hàng chục dự án cầu, đường, hạ tầng, xây dựng dân dụng và công nghiệpcó giátrị lớn Cổ phần hoá từ đầu năm 2006,đến cuối năm doanh thuđạt được gần 104 tỷ,với sự phát triển bền vững của Công ty, doanh thu bình quân 3 năm trở lại đây đãđạttrên 226 tỷ đồng/năm Trước những thành tựu đó, Công ty được các Chủ đầu tư, banquản lý dự án đánh giá là một trong những công ty lớn, mạnh hàng đầu ở Thừa ThiênHuế có khả năng thực hiện các dự án lớn, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến

độ Tính riêng năm 2010, bằng năng lực và uy tín của mình công ty đạt doanh thu hơn

266 tỷ đồng

Trang 35

Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông TT Huế cũngtạo dựng một nền tảng tàichính đủ mạnh để công ty phát triển bền vững Doanh thu của Công ty năm sau luôncao hơn năm trước Công ty cũng đangáp dụng một chính sách quản lý chặt chẽ vàminh bạch, đãniêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời với sự ra đời của công ty, để đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh

và thi công công trình, tháng 3 năm 2000 Ban giám đốc Công ty họp và ra quyết địnhthành lập Xí Nghiệp Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng và Thi Công Xây Lắp

Đến năm 2012 Xí nghiệp đổi tên thành Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1với năng lực: khai thác, sản xuất và kinh doanh đá, cung cấp sản phẩm bê tông nhựathành phẩm Có năng lực thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, thủylợi, chỉnh trang đô thị Được đánh giá là Xí nghiệp có năng lực kinh doanh lớn nhấtCông ty với doanh thu bình quân hàng năm hơn 60 tỷ đồng

Mục tiêu của Xí Nghiệp là “Chất lượng, tiến độ, mỹ thuật, phát triển bền

vững”, Xí Nghiệp Xây Dựng Giao Thông Số 1 - Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao

Thông Thừa Thiên Huế sẵn sàng hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác trong khuvực và cả nước trên lĩnh vực xây dựng đầu tư và phát triển với phương châm bìnhđẳng các bên cùng có lợi

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng

- Tổ chức khai thác và chế biến đá

- Tổ chức sản xuất mặt hàng bê tông nhựa thành phẩm

- Nhận thi công các công trình do Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông ThừaThiên Huế giao và thi công các công trình do XN tự đứng ra đấu thầu

- Không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của XN

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quy trình khai thác, sảnxuất kinh doanh, bảo vệ môi trường

- Không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu

Trang 36

- Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống và đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộnhân viên

- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Phòng quản lý trạm – mỏ Phòng

Kỹ thuật

Trang 37

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán theo nhà nước quy định, tham mưu choGiám đốc trong việc quản lý, điều tiết và sử dụng nguồn vốn của Xí nghiệp có hiệuquả nhất Nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách kịp thời cho Ban quản lý,thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, XN đã tổchức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung Với mô hình này, kế toán tại các phânxưởng chỉ thực hiện công tác thu thập chứng từ ban đầu Còn toàn bộ công tác hạchtoán kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của XN

Trang 38

Sơ đồ 2.2: Tổ chức của Bộ máy kế toán của Xí nghiệp Chức năng của các bộ phận kế toán

- Kế toán trưởng

Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụphát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp, tổng hợp cácthông tin tài chính của Xí Nghiệp để lập báo cáo, tham mưu cho Giám đốc về công tácquản lý tài chính của Xí Nghiệp sao cho có hiệu quả

-Kế toán tổng hợp

Giúp kế toán trưởng kiểm tra, vận hành chế độ kế toán, đôn đốc kiểm tra công táchạch toán của từng phần kế toán, định kì lập bảng kê và các báo cáo kế toán theo quyđịnh của nhà nước

Kế toán Các văn phòng

Kế toán TSCĐ

và tiền lương

Kế toán thuế GTGT

và thanh toán

Thủ quỹ

Văn phòng CN

Hương Trà

Mỏ đá Văn phòng

CN Phú Lộc

Trang 39

- Kế toán công nợ

Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Xí nghiệp,

mở sổ theo dõi đôn đốc, thu hồi công nợ

-Kế toán tài sản cố định và tiền lương

Mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến các TSCĐ Theo dõi biến động tăng, giảm, hao mòn TSCĐ Dựa vào địnhmức kỹ thuật cân đối sản phẩm sản xuất Xây dựng đơn giá tiền lương để tính lươngcho các bộ phận liên quan

- Kế toán vật tư giá thành

Theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quanđến vật tư Sau đó chuyển giao đối chiếu bảng kê với kế toán tổng hợp Thực hiện việctập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Kế toán thuế GTGT và hạch toán

Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch toán vào các tàikhoản có liên quan theo chế độ tài chính, thuế vụ Đồng thời mở sổ theo dõi chi tiết tiềnmặt , tiền gửi, lập bảng kê tổng hợp sau đó chuyển giao, đối chiếu với kết quả tổng hợp

2.1.4.2 Chế độ và chính sách kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng

- Xí nghiệp áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quyđịnh về bổ sung, sửa đổi có liên quan do Bộ Tài Chính ban hành

Phần mềm kế toán Xí nghiệp đang sử dụng

Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều có quy mô và loại hình kinh doanh nhất định,

để giảm bớt trọng tải công việc và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hiện nay công

ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCO.

Trang 40

Đặc trưng cơ bản của phần mềm kế toán UNESCO là lất cả các chức năng được

gắn kết chặt chẽ với nhau đảm bảo tính hợp nhất của dữ liệu và mỗi dữ liệu sẽ chỉ cầnnhập một lần ,sau đó sẽ tự động luân chuyển trong hệ thống.Nếu cấp trên yêu cầu thì chỉcần chọn loại sổ và in ra hoặc chuyển các file qua trên hệ thống thông tin của Xí Nghiệp

Các chính sách kế toán

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng đồng ViệtNam(VND)

- Phương pháp kê khai thuế: theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá xuất kho NVL, bán thành phẩm, sản phẩm: phương phápbình quân gia quyền

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp tỷ lệ

2.1.4.3 Hình thức kế toán

Xí nghiệp đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức "nhật ký chứng từ"

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chứng từ

: Ghi hằng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chứng từ"

Chứng từ gốc và các bảng phân phối Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Bảng kiểu kế toán

Bảng tổng hợp Chi tiết

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w