1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thế chấp tài sản BLDS 2005 so sánh BLDS 2015

22 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 43,89 KB

Nội dung

Trong đó, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng việc thế chấp tài sản là một thức khá phổ biến, nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng đây cũng là một

Trang 1

A. Mở đầu

Việt nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, với nền kinh tế năng động thì các giao dịch dân sự được áp dụng một cách rộng rãi để các chủ thể tìm kiếm lợi ích cho mình, tuy nhiên, nó không tránh khỏi các rủi ro nên các nhà làm luật đã dự phòng và đề ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của bên có nghĩa vụ, giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong giao dịch đã ký kết, trong trường hợp có sự tranh chấp thì các biện pháp bảo đảm này sẽ bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm Vì thế, các giao dịch sẽ được đảm bảo và sẽ là động lực phát triển kinh tế đất nước đi vào ổn định Trong đó, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng việc thế chấp tài sản là một thức khá phổ biến, nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng đây cũng là một trong những chế định có rất nhiều bất cập, những quy định của luật này lại ngược lại hoặc không phù hợp với quy định của luật kia, hoặc có chỗ không quy định, dẫn đến nhiều trường hợp áp dụng luật mà không thống nhất Thấy tầm quan trọng của đề tài, cùng với mong muốn được tìm hiều thêm về vấn đề này, em xin chọn và phân tích về đề tài số 4: “Thế chấp tài sản theo quy đinh của Bộ luật dân sự năm 2005 so sánh với quy định của bộ luật dân

sự 2015”

B. Nội dung

Sau 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có những tác động tích cực đến

sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng,

và yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ghi

Trang 2

chế, bất cập, nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân Do đó, việc BLDS 2015

ra đời là rất cần thiết BLDS 2015 có khá nhiều điểm mới so với bộ luật dân sự

2005 và biện pháp thế chấp tài sản cũng không phải là một ngoại lệ Thế nên sau đây em xin so sánh về thế chấp tài sản giữa bộ luật dân sự năm 2005 và bộ luật dân

sự năm 2015

I. Những điều mà không có sự thay đổi giữa quy định của bộ luật dân sự năm

2005 và BLDS 2015 (những điểm giống nhau)

1. Khái niệm

Khái niệm của biện pháp thế chấp tài sản được quy định tại Điều 342 Bộ luật dân

sự năm 2005 (điều 317 BLDS 2015) như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp

Với quy định này cho thấy, nếu như trong biện pháp cầm cố tài sản, bên cầm cố có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố thì trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp chỉ dùng tài sản để bảo đảm mà không chuyển tài sản đó cho bên nhận thế chấp Có thể nói dùng biện pháp thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự có nhiều ưu điểm và thuận lợi hơn cho các bên trong giao dịch dân sự

Vậy, biện pháp thế chấp tài sản được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên thế chấp sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự mà không phải chuyển giao tài sản đó thay vì việc chuyển giao các giấy tờ

chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp giữ

2. Đặc điểm

 Từ khái niệm thế chấp tài sản ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của biện pháp thế chấp tài sản cơ bản sau:

Trang 3

+Trong quan hệ thế chấp tài sản thì không có sự chuyển giao tài sản thế chấp từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp Trái ngược với biện pháp cầm cố tài sản khi bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, với biện pháp thế chấp bên thế chấp chỉ phải giao những giấy tờ pháp lý là chứng từ gốc chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản thế chấp như giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán…cho bên nhận thế chấp Đặc điểm này tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên thế chấp Bên thế chấp vẫn tiếp tục được sử dụng, khai thác công dụng của tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản làm tăng thu nhập Trong khi

đó, các bên thế chấp thì không phải bảo quản, giữu gìn, không phải chịu trách nhiệm về tài sản thế chấp mà nghĩa vụ dân sự được xác lập vẫn là nghĩa vụ được bảo đảm

+Trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực, tài sản thế chấp chỉ có tính ổn định tương đối Điều đó có nghĩa là nó vẫn có khả năng bị thay đổi trong khoảng thời gian này do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi về giá trị của tài sản thế chấp, thay đổi về trạng thái của tài sản thế chấp (đối với tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai), thay đổi về chủ thể…gây ra những khó khăn, phức tạp cho bên nhận thế chấp

Song bất cứ một biện pháp bảo đảm nào cũng có những ưu điểm và có những nhược điểm nhất định Biện pháp thế chấp tài sản nhanh chóng, thuận tiện, khá dơn giản cho các bên trong quan hệ thế chấp nhưng mức độ rủi ro lại tương đối cao đặt

ra cho bên nhận thế chấp Lý do là xuất phát từ đặc trưng của quan hệ thế chấp là

là không chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản Như vậy, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng của ben thế chấp dẫn đến tình trạng bên thế chấp có thể bán hoặc cho thuê tài sản đó làm giảm giá trị của tài sản thế chấp Thêm vào đó việc xác định tính xác thực của các loại giấy tờ đó lại không đơn giản vì công nghệ, kỹ thuật để làm giả các loại

Trang 4

giấy tờ hiện nay rất tinh vi mà không phải cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có thể phát hiện được Do đó quyền của bên nhận thế chấp rất rễ rơi vào thế bị động.

3. Chủ thể của thế chấp tài sản

Trong quan hệ thế chấp tài sản thì chủ thể của nó bao gồm:

- Bên thế chấp: bên thế chấp là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia

- Bên nhận Thế chấp là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện

quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm

Ngoài ra các bên cũng phải thỏa mãn điều kiện chủ thể của quan hệ pháp luật dân

sự nói chung, đó là phải có năng lực chủ thể tức là phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều

19 Bộ luật dân sự năm 2005)

4. Chấm dứt thế chấp tài sản

Được quy định tại điều 357 BLDS 2005 (hay điều 327 BLDS 2015):”Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

2 Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+ Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ khi bên nhận thế chấp đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

+ Khi hai bên thỏa thuận thay thế biện pháp thế chấp tài sản bằng một biện pháp bảo đảm khác

Trang 5

+ Khi tài sản thế chấp đã được xử lý thì thế chấp tài sản cũng chấm dứt.

+ Khi hai bên có thỏa thuận chấm dứt thế chấp tài sản thì thế chấp tài sản cũng chấm dứt

II. Những điểm có sự thay đổi giữa bộ luật dân sự năm 2005 và bộ luật dân sự

2015 (những điểm khác nhau)

1. Đối tượng của thế chấp tài sản.

a Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005

Để một hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì ngoài đáp ứng đúng yêu cầu về chủ thể của một giao dịch dấn sự, để trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản, tài sản đó phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

Tại điều 342 bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: “Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản

đó cũng thuộc tài sản thế chấp

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai

Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều

715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên

quan.”:

- Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp (điều kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bên nhận thế chấp bởi lẽ khi xảy ra trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp sẽ tiến hành xử lý tài sản thế chấp để

bù đắp quyền lợi của mình Và chỉ có thể tiến hành việc sử lý tài sản thế chấp khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp Do vậy, bên thế chấp không thể dùng tài sản thuộc sở hữu của người khác để thế chấp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của chính mình

Trang 6

+Tài sản thế chấp là bất động sản:

Theo khoản 1 Điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do pháp luật quy định Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tùy từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

* Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thỏa thuận hoặc trong những trường hợp pháp luật có quy định

* Đối với tài sản là những bất động sản có đăng kí quyền sở hữu, người có nghĩa

vụ có thể dùng một bất động sản để thế chấp cho nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm

+ Tài sản thế chấp là động sản

Bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự Trong trường hợp bên thế chấp dùng toàn bộ tài sản để thế chấp mà tài sản thế chấp có vật chính vật phụ thì cả vật chính vật phụ đều là đối tượng của thế chấp Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ để thế chấp thì tài sản thế chấp chỉ là vật chính hoặc vật phụ đó

Trang 7

với tài sản đặc biệt đó là đất đai tại phần thứ năm Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác….

Điều 715 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên

sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp

Bộ luật dân sự không quy định về điều kiện của bên thế chấp quyền sử dụng đất Điều này tuân theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì bao gồm một số điều kiện sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất

- Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai

Bên thế chấp có quyền thế chấp tài sản hiện có thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch Những tài sản hình thành trong tương lai gồm: tài sản được hình thành từ vốn vay, tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản mới được đăng kí theo quy định của pháp luật Như vậy ngoài việc sử dụng tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của mình để thế chấp thì có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai để thế chấp và tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất

Trang 8

(Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 11/2012/NĐ-CP)

b Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Tại điều 318 bộ luật dân sự năm 2015 quy định:”1 Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

2 Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác

3 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền

sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”

 Từ quy định này ta thấy có một số điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015 so với

bộ luật dân sự năm 2005 như sau:

Thứ nhất, Nếu như ở BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp thế chấp toàn

bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp” thì BLDS 2015 đã thêm điều khoản loại trừ trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ:Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Tức là khi hai bên có thỏa thuận vật phụ của bất động sản, động sản không phải là tài sản thế chấp

Thứ hai, nếu bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định khi có sự thỏa thuận tài sản gắn liền với đất mới được xem là tài sản thế chấp thì đến bộ luật dân sự năm 2015 đã mặc định nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền

sở hữu của bên thế chấp thì đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trang 9

Thứ ba, nếu bộ luật dân sự năm 2005 không quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì đến bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ về vấn đề này Tức là nó quy định rõ có thể thế chấp nguyên quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và ngược lại chỉ thế chấp

nguyên tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất, Nó được quy định tại điều 325 và điều 326 bộ luật dân sự năm 2015

Thứ tư, nếu bộ luật dân sự năm 2005 quy định tài sản hình thành trong tương lai

là đối tượng của thế chấp tài sản Đây là bất cập của bộ luật dân sự năm 2005 tức là khi cho tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng của thế chấp tài sản thì mức

độ rủi ro của bên nhận thế chấp là rất cao vì tài sản hình thành trong tương lai có thể sẽ không hình thành được và người nhận thế chấp chỉ giữ những giấy tờ chứng minh rằng tài sản đó sẽ hình thành trong tương lai nên đến bộ luật dân sự năm

2015 đã bỏ quy định này đây là điều hết sức phù hợp với thực tiễn

2. Hình thức thế chấp tài sản

a Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005

Hình thức thế chấp tài sản được quy định tại Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2005

“Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong sổ địa chính Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký”

Cũng giống như hình thức của cầm cố tài sản điều luật này quy định việc thế chấp tài sản phải thông qua hình thức văn bản Việc thế chấp được thỏa thuận miệng không thể là chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra (dù có người làm chứng) Văn bản

đó có thể là hợp đồng riêng biệt về việc thế chấp tài sản hoặc có thể ghi ngay trong hợp đồng chính, trong đó vừa quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng và quy định luôn về việc thế chấp tài sản Trong trường hợp hợp đồng

Trang 10

chính giao kết bằng miệng thì việc thế chấp cũng bắt buộc phải được lập thành văn bản.

Trong trường hợp pháp luật có quy định về việc thế chấp tài sản cần phải có công chứng, chứng nhận việc thế chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc tại các cơ sở công chứng thì hợp đồng thế chấp có giá trị khi đã được công chứng hoặc chứng thực Ví dụ như đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì hình thức của hợp đồng là bắt buộc lập thành văn bản có công chứng chứng thực (quy định tại Điều 119 Nghị định 17/2006/NĐ-CP)

Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho việc quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với việc chuyển giao bất động sản Nếu một bất động sản dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần thế chấp đều phải được lập thành văn bản riêng

b Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về hình thức thế chấp tài sản, điều này được lý rải là hình thức của thế chấp tài sản đã được quy định rải rác tại các nghị định hướng dẫn về giao dịch bảo đảm như điều 12 nghị định 163/2006, điều 119 nghị định 17/2006 và một số luật chuyên nghành như luật đất đai năm 2014, luật nhà ở… nên bộ luật dân sự năm 2015 không quy định là hợp lý để tạo ra sự thống nhất giữa các luật với nhau

3. Hiệu lực của thế chấp tài sản

a. Quy định tại bộ luật dân sự năm 2005: Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định

về hiệu lực của thế chấp tài sản Nhưng hiệu lực của thế chấp tài sản được quy định trong nghị định 163/2006, nó được quy định như sau: thế chấp tài sản có hiệu lực

từ thời điểm giao kết trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 10 nghị định 163/2006 được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 11/2012 như sau:

+Các bên có thỏa thuận khác về về thời điểm có hiệu lực của giao dịch thế chấp tài sản

Trang 11

+Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

+Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định

b. Quy định tại bộ luật dân sự năm 2015

Được quy định tại điều 319 BLDS 2015:”1 Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực

từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

2 Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Tức là hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nếu trường hợp đó không có thỏa thuận và luật không có quy định Còn khi hai bên có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp sẽ do hai thỏa thuận, còn nếu pháp luật có quy định thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp sẽ theo quy định của pháp luật

Ví dụ: A và B là bạn bè thân thiết do thiếu tiền kinh doanh nên B đã vay A 500 triệu đồng và lấy chiếc ô tô của mình làm tài sản thế chấp cho A Trường hợp hai bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì thời điểm có hiệu lực của của hợp đồng thế chấp tài sản ở đây là thời điểm giao kết Còn trường hợp hai bên thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp thì hợp đồng thế chấp sẽ có hiệu lực về thời điểm đó, còn nếu pháp luật có quy định thì thời điểm có hiệu lực sẽ theo quy định của pháp luật

Nếu không đăng ký thì chỉ có giá trị giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp nên BLDS 2015 đã quy định Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký tức là khi đăng ký sẽ phát sinh hiệu lực với người

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w