1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi

52 570 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 6,28 MB

Nội dung

Đặt vấn đề Cuộc sống ngày nay do ngành công nghiệp phát triển, điều kiện sống và nhu cầucủa con người ngày càng cao, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càngn

Trang 1

Mở đầu

1 Đặt vấn đề

Cuộc sống ngày nay do ngành công nghiệp phát triển, điều kiện sống và nhu cầucủa con người ngày càng cao, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càngnghiêm trọng cộng thêm cuộc sống căng thẳng kéo theo đó là các bệnh tật hiểm nghèocũng xuất hiện ngày càng nhiều Việc điều trị bằng các loại thuốc, hóa chất trị liệu hiệnnay kém hiệu quả và đắt tiền so mức thu nhập của người Việt Nam đồng thời khó tìm

ra một biện pháp điều trị hữu hiệu tuyệt đối an toàn mà không có tác dụng phụ Songvới tác dụng dược liệu tuyệt vời có hiệu quả cao trong việc điều trị và làm thuyên giảmmột số căn bệnh cùng với giá thành tương đối rẻ thì nấm Linh chi thật sự là một biệnpháp bảo vệ sức khỏe mới hữu hiệu

Ở Việt Nam, với đặc thù là một nước nông nghiệp, tỷ lệ nông dân chiếm đa số, điềukiện kinh tế khó khăn, thời gian lúc nông nhàn thì nhiều vì thế họ rất mong muốn kiếmthêm một nghề phụ để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thêm vào đó là điều kiệnkhí hậu thuận lợi thích hợp cho việc trồng nấm

Nhu cầu sử dụng nấm Linh chi ở trong nước cũng như trên thế giới ngày càng giatăng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi thêm nhiều sản phẩm từ nấm phùhợp với nhu cầu sử dụng, sự tiện lợi và tác dụng mà nó mang lại Chính vì thế nhiềunhà sản xuất đã cho ra đời nhiều chế phẩm làm từ nấm Linh chi nhằm đáp ứng nhu cầuđó của thị trường

Để giúp tìm hiểu thêm về quy trình trồng nấm từ lúc bắt đầu nuôi trồng cho đến lúcthu hoạch, đồng thời cũng tìm hiểu thêm sự đa dạng của các sản phẩm làm từ nấm Linhchi Tôi quyết định thực hiện khóa luận “Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linhchi”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Tìm hiểu quy trình sau thu hoạch nấm Linh chi và một số sản phẩm làm từ nấm

Trang 2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về nấm Linh chi

Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, tên tiếng Anh là Varnished Conk

hay Linh Chih, ở Việt Nam nấm Linh chi còn được gọi là nấm Lim Trong thư tịch cổnấm Linh chi còn được gọi với tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niênnhung…

Vị trí phân loại của nấm Linh chi:

Giới : Mycota hay Fungi

Chi : Ganoderma Hình 1.1: Linh chi đỏ

Chi Ganoderma trên thế giới có trên 50 loài, riêng Trung Quốc đã có tới 48 loài

khác nhau (nhóm Lucidum có 21 loài, nhóm Sinenses có 27 loài)

Nấm Linh chi được chia làm 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi & Linh chi

Cổ linh chi:

Hình 1.2: Cổ linh chi

Trang 3

Cổ linh chi chính là thụ thiệt hay còn gọi là bình cái Linh chi hoặc biển Linh chi, có

tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers.) Pat, tên tiếng Anh là Ancient Lingzhi,

ở Bắc Mỹ còn được gọi là Artist’conk

Cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng(mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên) Mũ nấm hình quạt, màutừ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp Chúng sống ký sinh và hoại sinh trêncây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết)

Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới Trongrừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn

Linh chi:

Tên khoa học : Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart, có nhiều loài khác nhau.

Là loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh Nấm có cuống, cuốngnấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam) Thụ tầng màutrắng ngà hoặc màu vàng Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hìnhtròn, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai

Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốcđã phân loại Linh chi theo màu sắc thành 6 loại hay còn gọi là “Lục bảo Linh chi”, mỗiloại có công dụng chữa bệnh khác nhau

- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi

- Loại có màu xanh gọi là Thanh chi

- Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi

- Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi

- Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi

- Loại có màu tím gọi là Tử chi

Gần đây khi tìm được cách gây giống, những khoa học gia Nhật Bản chứng minhđược rằng những cây nấm màu sắc khác nhau không phải vì khác loại mà chỉ vì môi

Trang 4

trường và điều kiện sinh hoạt khác nhau Thay đổi điều kiện người ta có thể có được đủsáu loại từ cùng một giống.

Xích chi Hoàng chi

Hắc chi Tử chi

Bạch chi Thanh chi

Hình 1.3: Lục bảo Linh chi

Trang 5

1.2 Đặc tính sinh học của nấm Linh chi

1.2.1 Hình thái cấu tạo

Nấm Linh chi có chung một đặc điểm là tai nấm hoá gỗ gồm 2 phần: cuống nấm và

mũ nấm

Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính từ 0,5-3cm, cuống nấmít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen,bóng, không có lông, phủ suốt trên mặt tán nấm

Hình 1.4: Hình thái nấm Linh chi

Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần có hình quạt Mui nấm dạng thận - gần tròn,đôi khi xoè hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng Trên mặt mũ nấm có vân gợn hình đồngtâm và có tia rãnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh-vàng nghệ-vàng nâu-vàng cam-đỏnâu-nâu tím-nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni Thường sẫm màu dần khi già, lớp vỏnhẵn bóng phủ tràn kín mặt trên mũ, đôi khi có lớp phấn ánh xanh tím Kích thước tánbiến động lớn từ (2-36) cm dày (0,8-3,3) cm, mặt dưới phẳng, màu trắng hoặc vàng, cónhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm (Bào tử nấm dạng trứng cụtvới hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngoài) Phần đính

Trang 6

cuống hoặc gồ lên hoặc lõm như lỗ rốn Phần thịt nấm dày từ (0,4-2,2 cm) chất lipe,màu vàng kem-nâu nhợt-trắng kem, phân chia theo kiểu lớp trên và lớp dưới, khi nấmđến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.

1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của nấm Linh chi

Hình 1.5 : Chu trình sống của nấm Linh chi

Chu trình sống của nấm Linh chi giống hầu hết các loài nấm khác, nghĩa là cũng bắtđầu từ các bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành mạng sợi nấm gặp điều kiện thuậnlợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, sau đó nụ phát triển thành chồi, tán và thành taitrưởng thành Mặt dưới mũ sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trìnhlại tiếp tục (Đỗ Tất Lợi và ctv, 1991)

1.2.3 Điểu kiện sinh trưởng & phát triển của nấm Linh chi

Nhiệt độ thích hợp:

- Giai đoạn nuôi sợi: Từ 20oC đến 30oC

- Giai đoạn quả thể: Từ 22oC đến 28oC

Độ ẩm:

Trang 7

- Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc được từ

50 đến 60%

- Độ ẩm không khí: Gọi là độ ẩm tương đối không khí Nó biểu hiện bảng phầntrăm của tỉ lệ độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bảo hoà của không khí, độ ẩm không khí từ80% đến 95%

Độ thông thoáng:

- Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có

độ thông thoáng tốt Nồng độ CO2 trong không khí không được vượt quá 0,1%

Ánh sáng:

- Giai đoạn nuôi sợi: Không cần ánh sáng

- Giai đoạn phát triển quả thể: Cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sáchđược), cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía

1.3 Thành phần hóa học của nấm Linh chi

Các phân tích của G-Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa được tổng quátcủa nấm Linh chi như sau:

Trang 8

Sterol :0.14 – 0.16%

Thành phần khác: K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, aminoacid, enzyme và hợp chất alcaloid

1.4 Thành phần các chất có hoạt tính & giá trị dược liệu của nấm Linh chi

1.4.1 Thành phần các chất có hoạt tính & công dụng

B ng 1.1: Thành ph n các ch t có ho t tính Linh chiảng 1.1: Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh chi ần các chất có hoạt tính ở Linh chi ất có hoạt tính ở Linh chi ạt tính ở Linh chi ở Linh chi

Thành phần hoạt

Chống virút

Bào tử

Glycoprotein Ức chế khối u Quả thể

Adenosine Nucleotide Tăng sự lưu thông máu

Thư giản cơ, giảm đau

Quả thể

Beta – D - glucans Polysaccharide Chống khối u

Kích thích hệ miễn dịchGiảm lượng đường huyết

Bổ tim

Quả thể

Ganoderic Acids Triterpenoid Chống dị ứng

Bảo vệ ganỨc chế tổng hợpcholesterol

Quả thể

Ganodermadiol Triterpenoid Giảm huyết áp

Ức chế ACE

Quả thể

Adenosine Nucleotide Tăng sự lưu thông máu

Thư giản cơ, Giảm đau

Hệ sợi nấm

Uridine, Uracil Nucleoside Phục hồi sự dẻo dai Hệ sợi nấm

Ling Zhi – 8 Protein Chống dị ứng quang phổ Hệ sợi nấm

Trang 9

Điều hoà huyết áp

Ganodermic Acid T

– O

Triterpenoid Ức chế tổng hợp

cholesterol

Hệ sợi nấm

1.4.2 Giá trị dược liệu

Giá trị dược liệu của nấm Linh chi rất cao Theo cách diễn đạt truyền thống củangười phương Đông, các tác dụng lớn của nấm Linh chi như sau:

- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)

- Bảo can (bảo vệ gan)

- Cường tâm (thêm sức cho tim)

- Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)

- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)

- Giải độc (giải tỏa trạng thái dị cảm)

- Trường sinh (tăng tuổi thọ)

Giá trị dược liệu của nấm Linh chi chủ yếu từ hai nhóm chất có hoạt tính làpolysaccharid và triterpenoid

Polysaccharid gồm 2 loại chính :

GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da

GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da

- GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thànhphần chính là Glu, nên gọi là Glucan

- b (1-3) -D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư

rõ rệt (Kishida & al., 1988)

Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh chi dùng điều trị ung thư đã được công nhậnsáng chế (patent) ở Nhật Năm 1976, Cty Kureha Chemical Industry sản xuất chế phẩmtrích từ Linh chi có tác dụng kháng carcinogen Năm 1982, Cty Teikoko Chemical

Trang 10

Industry sản xuất sản phẩm từ Linh chi có gốc glucoprotein làm chất ức chế neoplasm.Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al (1977), sản xuất từ Linh chi chấtmucopolysaccharid dùng chống ung thư.

Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giảiphóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan Hiện nay, đã tìmthấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic Trong đó ganodosteron được xem là chất kíchthích hoạt động của gan và bảo vệ gan

Theo B K Kim, H W Kim & E C Choi (1994), thì dịch chiết nước và methanolcủa quả thể Linh Chi ức chế sự nhân lên của virus Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bàolympho T của người nhiễm HIV-1 Phân đoạn hổn hợp methanol (A) kháng virus rấtmạnh Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm (G) đều có tác dụng kháng virus tốt

Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi, còn phát hiện thấy có rất nhiềunguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium Germanium có liên quan chặtchẻ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc biệt làgiảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối…

Cấu trúc độc đáo của Linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trongđó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm… Chúng đã được khẳng định lànhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa,đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tếbào

1.5 Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới

Trên thế giới nghề trồng nấm đang phát triển và trở thành một ngành công nghiệp ởnhiều nước đặc biệt phải kể đến: Trung Quốc, Nhật Bản…

Việc nuôi trồng nấm Linh chi được ghi nhận từ 1621 (theo Wang X.J.), nhưng đểnuôi trồng công nghiệp phải hơn 300 năm sau (1936) Hiện nay, thế giới hàng nămsản xuất vào khoảng 4.300 tấn, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3.000 tấn

Trang 11

còn lại là các quốc gia Ðại Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia,Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sảnxuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa

1.6 Tình hình trồng nấm Linh chi ở Việt Nam

Nấm Linh chi được quan tâm nhiều ở Việt Nam trong những năm 80, 90 của thế kỉ

XX và hiện nay đang phát triển và ngày càng lan rộng đến nhiều tỉnh thành trong cảnước với sản lượng hàng năm đạt khảng 10 tấn/năm (Cổ Đức Trọng, 1991, 1993) Quy mô sản xuất chu yếu là quy mô nhỏ, theo hộ gia đình, trang trại mỗi năm sửdụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn /1 cơ sở để sản xuất nấm

1.7 Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm Linh chi

1.7.1 Tiềm năng về điều kiện nuôi trồng

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam Chênh lệch giữa nhiệt độtháng nóng & lạnh không lớn lám, nên có thể trồng nấm quanh năm Không khí cónhiều hơi nước rất thích hợp cho nấm (do gần biển & nhiều sông hồ) Độ ẩm thấp nhấtlà ở thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình cũng không dưới 80%

Nguồn nguyên liệu dồi dào: lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu m3,nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa khổng lồ cho trồng nấm, chưakể đến các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp, bã mía, thân câybắp, bông thải Các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu cellulo

Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với việc đầu tư cho các ngành sảnxuất khác

Kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp Một người dân bình thường có thểtiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều giống nấm được cải tạo nhằm tăngkhả năng thích ứng với điều kiện nuôi trồng, tăng sức chống chịu, tăng năng suất nấm.Các công đoạn trong trồng nấm ngày càng được cơ giới hóa làm tăng hiệu suấtchuẩn bị nguyên liệu trồng nấm

Trang 12

1.7.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực

Lực lượng lao động còn nhàn rỗi khá động đảo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp(chiếm trên 80% dân số cả nước)

Người Việt Nam với bản tính cần cù, siêng năng, ham học hỏi có thể tiếp thu kỹthuật trồng nấm một cách dễ dàng, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất

Bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ làhạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng

1.7.3 Tiềm năng về thị trường tiêu thụ

Với điều kiện xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triền, đời sống con ngườinâng cao, điều kiện kinh tế thuận lợi Người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận ,hiểu rõcác giá trị mà nấm Linh chi mang lại cộng với xu hướng tiêu dùng mới là sử dụng cácmặt hàng có lợi cho sức khỏe nhờ vậy nhu cầu sử dụng các sản phầm từ nấm Linh chingày gia tăng

Hiện nay, lượng tiêu thụ nấm Linh chi ở Việt Nam hàng năm là 70 tấn Trong đó,lượng nấm Linh chi nhập về từ Trung Quốc khoảng 36 tấn, từ Hàn Quốc khoảng 7 tấn,số còn lại do trong nước sản xuất Dự báo đến năm 2010, lượng nấm Linh chi tiêu thụtại Việt Nam lên 100 tấn/năm

Trang 13

Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Vật liệu, hóa chất, thiết bị

2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị

2.1.1.1 Dụng cụ

- Túi nylon chịu nhiệt trong suốt có lích thước: 42 x 22 cm, cổ nút (nhựa hoặc giấy cứng), nút bông, dụng cụ soi lỗ, dây thun

- Chai thủy tinh, que cấy, panh kẹp, đèn cồn, cồn sát trùng

2.1.1.2 Trang thiết bị

- Máy sàng nguyên liệu (đối với nguyên liệu là mạt cưa)

Hình 2.1: Máy sàng mạt cưa

- Nồi hấp: thanh trùng môi trường nhân giống

Hình 2.2: Nồi hấp

Trang 14

- Tủ hấp: dùng tiệt trùng các bịch mạt cưa.

Hình 2.3: Tủ hấp

- Phòng cấy giống

- Tủ cấy hay bàn cấy giống

- Phòng nuôi ủ tơ

- Nhà trồng

2.1.2 Nguyên liệu và hóa chất

Mạt cưa: thường dùng là mạt cưa cây cao su, ngoài ra có thể sử dụng mạt cưa tạp từnhiều loại gỗ khác nhau

Gỗ khúc: gỗ Cao Su, Bồ Đề, So Đũa, Sung…

Chủng giống nấm

- Giống nấm gốc: phân lập từ trại nấm, ngân hàng giống…

- Giống nấm cấp II:

Trang 15

+ Giống meo hạt: lúa, bobo…

Hình 2.4: Giống meo hạt

+ Giống meo cọng: khoai mì, rơm…

Hình 2.5: Giống meo cọng

Trang 16

2.2 Chuẩn bị giống nấm

Meo giống gốc bao gồm tất cả các dạng trung gian, chứa đựng sinh khối của loàinấm dự định nuôi trồng Trong thực tế nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thuhái được nấm Nguồn giống như vậycó sẵn trong tự nhiên, bao gồm các bào tử nấm, dogió hoặc côn trùng, kể cả nước mang đến

Giống trong nuôi trồng còn có thể do nguyên liệu sử dụng đã nhiễm sẵn tơ nấm.Tuy nhiên cách làm trên thường nặng tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại

Kỹ thuật làm meo giống phát triển mạnh sau khi phương pháp nuôi cấy mô tế bào

ra đời Quá trình làm meo giống được thực hiện trong điều kiện vôt rùng tương đốinghiêm ngặt

2.2.1 Phân lập giống nấm

Hình 2.6: Quy trình sản xuất giống

Quả thể

Bộ sưu tập giống

(meo giá môi)

Môi trường hạt

- Lúa

- Bo bo

Môi trường cọng

- Rơm

- Thân cây mì

Môi trường giá môi

Trang 17

Khởi đầu quá trình nhân giống, hay làm meo giống là phải có giống gốc.

Giống gốc có thể bằng nhiều cách:

- Thu nhận & gây nẩy mầm từ bào tử nấm

- Tách sợi nấm từ cơ chất có nấm mọc

- Phân lập từ quả thể nấm Được sử dụng phổ biến vì thao tác dễ làm, đặc tínhgiống ít bị biến đổi

Việc phân lập được gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duynhất 1 loại tơ nấm định làm giống, không bị tạp nhiễm

Môi trường thích hợp để phân lập nấm là môi trường PGA (khoai thạch)

tây-glucose-Cách tạo môi trường phân lập

- Khoai tây: 200g Không mọc mầm, không biến màu xanh, tiến hành gọt vỏ &cắt nhỏ

- Đường glucose: 20g có thể thay bằng đường kính hoặc đường maltose

- Thạch: 20g

- Nước sạch: 1lit

Nấu khoai tây chín, nhuyễn lọc lấy nước bằng vải màn Bổ sung đường, thạch vànước cho đủ 1 lit rồi đun cho tan hết thạch Phân vào ống nghiệm (khoảng 1/3 ốngnghiệm), đậy nút bông rồi hấp khử trùng 1atm trong 20 phút Khi khử trùng nhớ xì hếtkhông khí trong nồi ra mới tăng áp suất lên tới 1atm Sau khi khử trùng xong, các ốngnghiệm được xếp nghiêng chuẩn bị nuôi cấy nấm Môi trướng cần giữ qua 24h để xemcó bị nhiễm trùng hay không rồi mới sử dụng

Ngoài môi trường PGA còn có thể sử dụng môi trường PDA, môi trường giá đậuxanh…

2.2.1.1 Chọn mẫu làm giống

- Chọn tai nấm trong nhà trồng nấm

- Tai nấm phát triển tốt, không dị dạng

Trang 18

- Không quá già hay quá non.

- Tai nấm không quá ẩm

Tiến hành

- Rửa sạch tai nấm thật cẩn thận & loại bỏ các tác nhân gây nhiễm

- Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy bằng cồn 700

- Chuyển ống môi trường PGA và những dụng cụ cần thiết vào trong tủ cấy

- Đặt tất cả mẫu vật vào tủ cấy Bật đèn U.V và quạt thổi Sau 10 - 15 phút, tắtđèn U.V, nhưng quạt thổi vẫn phải duy trì trong suốt quá trình phân lập, cấy chuyềngiống

- Khử trùng tay và chai giống bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy để bắt đầu thaotác

- Cầm que cấy nghiêng 1 góc 45o, hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đỏ Đểcho que cấy nguội (khoảng 15 - 20 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của quecấy bị chạm vào bất cứ vật gì) Sử dụng tay, xé mẫu nấm làm 2 phần, dọc theo chiều từ

mủ nấm đến cuống nấm (không được sử dụng dao để cắt) Sử dụng que cấy móc, cắtmẫu nấm thành mẫu nhỏ (2 mm x 2 mm) tại vị trí bên trong mô nấm

Lưu ý: vị trí lấy mẫu nấm, không tiếp xúc với bề mặt bên ngoài, phải hoàn toànnằm bên trong mô nấm, tại tâm điểm của vị trí mô nấm được xé ra Hơ lửa vòng quanh

cổ chai Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng chai ra hướng phía trước ngọnlửa Thao tác phải nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị nhiễm Nhẹ nhàng đưa đầu quecấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong chai môi trường PDA Trong quá trình thao táccần lưu ý khi đưa mẫu nấm vào bên trong chai môi trường, cẩn thẩn không để mẫu nấmchạm vào bất kỳ vật gì Hơ lửa xong quanh cổ chai lần cuối và dùng nút bông vặn kínmiệng chai lại

- Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: Ngày cấy giống, loại nấm

Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng Sau đó để ống nghiệmđã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 250C Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba

Trang 19

ngày đầu Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn lạc nấmmốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn tymàu trắng phát triển nhanh và không có biểu hiện nhiễm bệnh Sau ba ngày, các mẫucấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấmthuần khiết làm giống cấp 1.

2.2.1.2 Chuẩn bị meo giống hạt

Công thức môi trường hạt:

- Thóc hạt : 89% Thóc sử dụng làm meo cần phải: được thu hoạch trongkhoảng thời gian không quá 6 tháng, Hạt không có mầm bệnh: mốc đen, bị mọt, hạtkhông bị ẩm nhiều (W> 12%)

Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau

- Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 24 giờ, loại bỏ hạt lép, rửa thật sạch sau đócho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở bung ra thì ngừng lại Vớt các hạt thóc đã hémiệng ra rổ, để cho nguội và ráo nước 5 - 10% cám gạo hoặc 5 - 10% cám bắp Trộnthật đều, rồi phân phối vào các chai thủy tinh Lưu ý, độ cao của hạt cho vào chiếm ¾chiều dài của chai thủy tinh Cho nút bông vào chai thủy tinh & vặn chặt, sau đó chovào nồi hấp áp suất Gia nhiệt đến khi áp suất đạt 1atm thì giữ ổn định trong 2 giờ

- Chuyển các chai môi trường hạt đã hấp khử trùng vào phòng cấy

- Vệ sinh bề mặt ngoài các chai môi trường hạt đã tiệt trùng bằng cồn 70O

- Chuẩn bị ống môi trường PGA chứa đầy giống nấm

- Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trườnghạt

Trang 20

Thời gian 10 - 15 ngày, tơ nấm sẽ phát triển và phủ kín chai môi trường hạt Sauthời gian này, tơ nấm không phát triển hoặc phát triển chậm thì ta nên loại bỏ chaigiống đó.

Lưu trữ các chai hạt giống trưởng thành ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm trasự phát triển của tơ nấm để phát hiện chai giống bị nhiễm

2.1.1.3 Chuẩn bị meo giống cọng

- Chọn cây khoai mì trưởng thành, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và chặtthành từng khúc khoảng 10 - 12 cm Đem các khúc mì phơi thật khô và bảo quản đểdùng cho sản xuất meo

- Cho tất cả các khúc mì khô vào thùng phuy chứa nước vôi với tỷ lệ 6 kg cọngmì cho 1 kg vôi, ngâm trong thời gian 12h

Lưu ý: cần phải cho tất cả các cọng mì tiếp xúc với nước vôi bằng cách sử dụng vậtnặng, nắp đậy lên nhằm cho các cọng mì không thể trồi lên khỏi mặt nước

Hình 2.7: Cọng mì được ngâm trong nước vôi

- Sau 12 giờ, vớt các khúc khoai mì ra rửa lại bằng nước sạch nhằm loại bỏ vôicòn bám trên cọng mì và để cho ráo nước

Trang 21

Hình 2.8: Cọng mì được vớt ra, rửa sạch & để ráo nước

- Tiến hành cho cọng mì vô chai hoặc túi PP Lưu ý phải xếp thật chặt, trungbình 1 chai thủy tinh có thể chứa từ 45 – 50 cọng mì

Hình 2.9: Cọng mì được cho vào chai thủy tinh

- Tiến hành đậy nút bông & đưa môi trường cọng đi hấp khử trùng

Trang 22

Hình 2.10: Chai môi trường cọng hoàn chỉnh

- Sau khi hấp xong, để nguội & chuẩn bị cấy giống

Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thủy tinh, chai nhựa, túi nilon… Dù trên môitrường hay bao bì nào thì cũng phải đảm bảo chất lượng:

- Không nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài thấy nấm có màu trắng đồng nhất, sợinấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có maù lạ, không có các vùng loang lỗ…

- Có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua, khó chịu là giống bị nhiễm vi khuẩn,nấm dại…

- Giống không già hoặc quá non : nếu thấy có mô sẹo hoặc cây nấm trong chai,màu chai giống chuyển sang vàng, nâu là giống quá già Giống chưa ăn kín hết đáy baobì là giống còn non Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy bao từ 3- 4ngày

2.3 Kỹ thuật trồng nấm Linh chi

Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp nên nguồn nguyên liệuđể trồng nấm Linh chi khá phong phú: mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bãmía

2.3.1 Yêu cầu nguyên liệu sử dụng trong trồng nấm

2.2.1.1 Nguyên liệu chính

Trang 23

Mạt cưa: tươi hoặc khô của các loại cây mềm không có tinh dầu và không độc Ởnước ta mùn cưa cao su rất phong phú.

Các cây thân thảo: rơm rạ,…

Thân gỗ: các loại cây thân mềm không có tinh dầu và không có độc

2.3.1.2 Nguyên liệu bổ sung

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển tốt cần bổ sung vào nguyên liệuchính (chủ yếu là mạt cưa) các chất dinh dưỡng khác Và trong sản xuất người ta bổsung thêm vào cơ chất chủ yếu là đạm và khoáng Tùy từng loại nấm, đạm cho vàophải cân đối với cacbon thì nấm mới phát triển tốt Mối liên hệ giữa nguồn đạm (N) vàcacbon (C) được biểu thị bằng tỷ lệ C/N Thường tỷ lệ C/N trong giai đoạn nuôi tơ là25/1 và trong thời kỳ ra quả thể là 30/1 – 40/1

Khuynh hướng hiện nay người ta thích sử dụng phân hóa học, do hàm lượng đạmcao

- Urê (CO(NH2)2), có chứa 42 – 46% nitơ

- Ammôn sunphat ((NH4)2SO4), có chứa 20 – 21% nitơ

Việc sử dụng phân bón hóa học làm tăng lượng đạm đáng kể nhờ sử dụng cácamon có chứa nitơ Khi nitơ được nấm biến dưỡng thì thành phần còn lại của hợp chất

bị biến đổi và làm thay đổi pH của cơ chất Ngoài ra, người ta còn trộn cám gạo hoặccám bắp chứa 1,18% nitơ Các loại bột cám ngũ cốc, bột bánh dầu được xem là nguồndinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao, từ 15 – 20% sovới tổng lượng cơ chất Đây là nguồn cung cấp vitamine và đạm hữu cơ quan trọng chonấm Linh chi – loại nấm đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ, nhất là trong những giai đoạn đầu củaquá trình sinh trưởng

Các loại khoáng cần thiết cho nấm là: P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít.Khoáng được sử dụng dưới dạng các loại muối khoáng:

- Supe lân (Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4), có chứa 14 – 20% P2O5

- Canxi cacbonat (CaCO3)

Trang 24

- Magiê sunphat (MgSO4.7H2O).

- P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít

Nước:

Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong trồng nấm Nước sử dụngtrong trồng nấm cần đảm bảo sạch & không bị ộ nhiễm

2.3.2 Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa

Hinh 2.11:Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa

Nấm Linh chi là loại nấm phá gỗ nên việc trồng trên gỗ hay trên mạt cưa đều có ýnghĩa khác nhau

Mạt cưaChế biếnĐóng túiKhử trùngCấy giống

100oC/8-12hMeo giống

Độ ẩm 50-60%

Trang 25

Mạt cưa thường dùng là mạt cưa cao su Tuy nhiên nếu không có , vẫn có thể dùngmạt cưa tạp để sản xuất

2.3.2.1 Chế biến mạt cưa

Chuẩn bị

- Mạt cưa: cao su, gỗ tạp…

- Túi nilon chịu nhiệt

- Bông nút, cổ nút…

- Các chất phụ gia

- Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày)

Tiến hành

- Mạt cưa vừa mới được mua về, nên ủ đống tự nhiên khoảng 15 đến 20 ngàymới sử dụng được Nguyên liệu mạt cưa nên để nơi khô ráo và cách ly với khu sảnxuất Tiến hành tạo ẩm và bổ sung thêm phụ gia vào mạt cưa

Tỷ lệ các chất bổ sung vào mạt cưa

2.3.2.2 Cấy giống

Chuẩn bị

Trang 26

- Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưuhuỳnh).

- Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…

- Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội

- Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ

- Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại

Tiến hành

* Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ:

- Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm vàsâu 15-17cm

- Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắptừng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu

* Phương pháp 2:

- Sử dụng giống Linh chi cấy trên hạt Ta dùng que cấy kều nhẹ giống cho đềutrên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống

- Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy

đủ cho 25-30 túi nguyên liệu)

Chú ý:

- Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi

- Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màngtrên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát

- Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang

- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống

Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm

2.3.2.3 Nuôi ủ tơ

Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ủ và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống Giữacác giàn luống có lối đi để kiểm tra

Ngày đăng: 15/04/2016, 20:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trung tâm khuyến nông quốc gia (2008).Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng. NXB Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng
Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trung tâm khuyến nông quốc gia
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2008
[2] GS.TS. Nguyễn lân Dũng (2008). Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ nuôi trồng nấm tập I
Tác giả: GS.TS. Nguyễn lân Dũng
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2008
[3] GS.TS. Nguyễn lân Dũng (2008). Công nghệ nuôi trồng nấm tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ nuôi trồng nấm tập II
Tác giả: GS.TS. Nguyễn lân Dũng
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2008
[4] K.s Nguyễn Duy Đại (2009). Tài liệu hướng dẫn: Trồng nấm Linh chi. Công ty TNHH TM DV Thiên Hà Xanh, nông trại nấm Linh chi NANO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn: Trồng nấm Linh chi
Tác giả: K.s Nguyễn Duy Đại
Năm: 2009
[5] PGS.PTS. Nguyễn Hữu Đống (2000). Nấm ăn nấm dược liệu công dụng & công nghệ nuôi trồng. NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm ăn nấm dược liệu công dụng & côngnghệ nuôi trồng
Tác giả: PGS.PTS. Nguyễn Hữu Đống
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2000
[6] Th.s Nguyễn Bá Hai (2009). Bài giảng kỹ thuật trồng nấm. Trường Đại học nông lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật trồng nấm
Tác giả: Th.s Nguyễn Bá Hai
Năm: 2009
[7] GS. Đỗ Tất Lợi. Nấm Linh chi nuôi trồng và sử dụng, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm Linh chi nuôi trồng và sử dụng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[8] Th.s Nguyễn Minh Khang. Bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm. Trường Đại học Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm
[9] GS.TS. Trần Văn Mão (2008). Sử dụng vi sinh vật có ích tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng vi sinh vật có ích tập I
Tác giả: GS.TS. Trần Văn Mão
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2008
[11] Lê Xuân Thám (2003). Nấm Linh chi dược liệu quý ở Việt Nam, NXB Mũi CàMau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm Linh chi dược liệu quý ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Thám
Nhà XB: NXB Mũi CàMau
Năm: 2003
[12] Lê Duy Thắng (2006). Kỹ thuật trồng nấm tập I. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng nấm tập I
Tác giả: Lê Duy Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
[13] Nguyễn Đức Nghĩ. Nước giải khát Linh chi. Trường đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội.[14] www.linhchi.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước giải khát Linh chi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w