1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sổ tay kỹ thuật trồng chăm sóc kiểng thủy sinh

33 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 380,62 KB

Nội dung

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỔ TAY KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY KIỂNG THỦY SINH BIÊN SOẠN THS. NGUYỄN VĂN PHONG THÁNG 6/ 2009 THAY LỜI TỰA Cây xanh, không chỉ giúp cho môi trường sống trở nên trong lành, tươi mát mà còn góp phần tô điểm cho không gian trở nên rực rỡ và thân thiện với con người. Ngày nay, ngòai việc dùng những chậu bonsai để trang trí, tô điểm cho không gian cuộc sống trở nên thú vị, thì việc trồng cây kiểng thủy sinh trong hồ kiếng để trang trí nhà cửa lại trở nên thời thượng. Thật vậy, với một bể thủy sinh có thể giúp mọi người cảm nhậ n đủ thiên nhiên trong ngôi nhà của mình. Với nguyên liệu chính là cây thủy sinh, đá và thiết bị chiếu sáng, người chơi có thể tạo nên một bức tranh phong cảnh ba chiều. Bức tranh càng trở nên đẹp nếu biết kết hợp các yếu tố kỹ thuật, cây trồng, mỹ thuật và cảnh quan. Hơn nữa, sử dụng hồ thủy sinh không tốn nhiều diện tích mà ngũ hành luôn cân bằng hiện diện trong ngôi nhà, mang lại cả m giác ấm cúng và an lành: với hành kim là bể kính, hành mộc là cây cỏ, hành thủy là dòng nước mát lạnh, hành hỏa của đèn và hành thổ của chất nền. Hiện nay, tại các thành phố lớn, việc chơi hồ kiểng thủy sinh sôi động và trở thành thời thượng. Vì vậy, cuốn “SỔ TAY KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KIỂNG THỦY SINH” như một chìa khóa trao cho bạn đọc trong việc tự mình thiết lập một h ồ thủy sinh cảnh quan Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong PHẦN I GIỚI THIỆU THỰC VẬT THỦY SINH Khái niệm thực vật thủy sinh Thực vật thủy sinh là những lòai thích nghi với việc sống trên mặt nước, ngập chìm hoặc bán ngập chìm trong nước. Thực vật này chỉ có thể phát triển trong nước hoặc có thể phát triển trong đất bão hòa về nước một cách thường xuyên. Thực tế khi đề cập đến cây thủy sinh, người ta thường nghĩ ngay đến những loài thực vật sống trong môi trườ ng nước. Tuy nhiên, thực vật thủy sinh có thể sống được cả môi trường cạn lẫn môi trường nước. Mỗi môi trường có đặc điểm hình thái khác nhau. Vì thế, rất dễ bị nhầm lẫn khi nhận dạng hay định danh phân loại Đặc điểm của cây thủy sinh Để sống và thích nghi với môi trường nước, thực vật thủy sinh có những đặc điểm sau: - Cơ quan khí khổng phát tri ển: Do lượng O 2 hòa tan trong nước ít hơn so với môi trường trên cạn nên hầu hết bộ rễ thực vật thủy sinh có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy hoà tan trong nước thẩm thấu vào trong rễ theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầ y đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp. - Cấu tạo thân yếu: Hầu hết thực vật thủy sinh là thân thảo sống trong môi trường nước, không hóa gỗ nên thân mềm và yếu. - Cơ quan thoát nước phát triển: Khi nước trong thân quá nhiều, không thoát được ra ngoài, ứ đọng lâu trong thân sẽ sinh ra thối rữa. Khi khí áp suất bên ngoài quá thấp hoặc thoát hơi nước giảm đi, cây sẽ thải lượng nước thừa nhờ cơ quan thoát nướ c, có thể làm cho khoáng vận chuyển lên lá. - Bộ rễ kém phát triển: Do sống trong môi trường nước, nên hầu hết bộ rễ của thực vật thủy sinh không phát triển như thực vật trồng cạn, không phải vươn dài để hút nước và chất dinh dưỡng, bộ rễ này có tác dụng giữ cho cây sống trong môi trường nước. Hơn nữa, bộ rễ thực vật thủy sinh cũng không có nhiều lông hút như cây trồ ng cạn mà trơn láng hơn. - Đặc điểm phát tán của phấn hoa: Không như ở trên cạn, quá trình phát tán phấn hoa nhờ gió, thực vật thủy sinh có cấu tạo đặc biệt để có thể phát tán phấn hoa khi nước chuyển động. Đa số thực vật thủy sinh, khi ra hoa thì hoa phải vươn lên khỏi mặt nước để tiến hành quá trình thụ phấn nhằm duy trì giống nòi. - Sinh sản sinh dưỡng: Một số loại cây, sau khi cắt ra từng đoạn có thể phát triển thành cây mới. Đa số loài thủy sinh được nhân giống bằng cách giâm cành. Sau khi cây đủ lớn chọn những nhánh bánh tẻ cắt khúc, đảm bảo cây có từ 4 – 5 mắt lá, giâm xuống lớp chất nền là phát triển thành cây mới. Phân loại Thực vật thủy sinh chia làm 4 nhóm chính gồm: thực vật nổi (Floaters); thực vật mép bờ (Marginal); thực v ật đầm lầy (Bog Plants); thực vật chìm trong nước (Submersed). Mỗi loài có vị trí riêng và mục đích sử dụng khác nhau trong hồ thủy sinh cảnh quan. + Thực vật nổi (Floaters): Đặc trưng của lòai này: cây có rễ lơ lửng trong nước để hút chất dinh dưỡng, có tác dụng làm sạch hồ, hạn chế rêu, tảo với đại diện là các loài như bèo, lục bình, cây lông vẹ … + Thực vật mép bờ (Marginal): Trong thiên nhiên, thực vật mép bờ th ường sống ở rìa bờ sông suối và được xem là loài có khả năng sống lâu hơn so với các lòai thủy sinh khác nhờ có một ít đất để giữ cho bộ rễ. Một số loài như Thủy trúc, Đuôi mèo là những lòai thuộc thực vật mép bờ + Thực vật đầm lầy (Bog Plants): Gồm những thực vật sống trong đầm lầy, vùng đất ngập nước. Một số loại thích ứng đượ c trong bóng râm nhưng cần ánh sáng để ra hoa. Một số loài có khả năng “ăn thịt” côn trùng như rệp, muỗi nhờ hấp dẫn hương thơm, màu sắc. + Thực vật chìm trong nước (Submersed) hay còn gọi thực vật tạo ôxi, lòai này sống thành từng cụm/ nhóm và thường chiếm ưu thế dưới đáy hồ. Hiện tại, lòai thực vật này người chơi kiểng thủy sinh rất ưa chuộng. Đi ều kiện sống của thực vật thủy sinh khi nuôi trồng Thực vật thủy sinh sống trong môi trường nước nên có một số yêu cầu khá khác biệt hơn so với thực vật trồng cạn như sau: - Giá thể trồng: Giá thể cho cây thủy sinh được tạo ra sao cho tương tự như trong tự nhiên là tốt nhất. Hỗn hợp phối trộn được người trồng thủy sinh hiện nay sử dụ ng bao gồm: phân bò, đất đen, đất sét và một ít NPK. Tỷ lệ trộn tùy thuộc vào thành phần từng loài cây. Tốt nhất nên dùng giá thể được phối trộn theo công thức: Đất thịt + Than bùn + Phân trùn. Phối trộn theo tỷ lệ 5 :1 :1. Bề dày lớp phân nền từ 3 - 5 cm. Phân nền trộn sẵn có độ bền cao, từ 2 - 3 năm mới thay một lần. Trên lớp phân nền, nên bổ sung một lớp sỏi nhỏ, hoặc cát để giúp nước luôn luôn trong sạch. Bề dày của lớp sạn hay cát từ 3 - 5 cm. - Môi trường nước: Nước trong bể phải sạch và trong, liên tục đảo chiều để ngăn cản một số nguồn bệnh phát triển và tảo gây hại. Mặc khác, cây sống trong nước nên lượng ánh sáng cho cây quang hợp ít, vì vậy nước cần phải trong để ánh sáng xuyên qua lòng nước, giúp cây quang hợp tốt hơn. - Cường độ ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng để giúp cây quang hợp tốt, giúp cây phát triển và có màu sắc tươi đẹp. Thông thường, ánh sáng trắng giúp nâng cao hiệu quả quang hợp và đem lại màu sắc thực nhất cho một bể thủy sinh. Ở độ sâu 30 cm, ánh sáng chỉ còn 80 %, dưới 30 cm còn 65 %, dưới 40 cm còn 50 %, càng xuống sâu ánh sáng càng yếu. Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng đèn có màu sắc ấm khoảng 1.500 lux - 2000 lux thúc đẩy cây phát triển dài ra, ánh sáng lạ nh 6000 lux thúc đấy sự mọc chùm. Muốn cây sinh trưởng bình thường thì nhu cầu ánh sáng tối thiểu 1.500 lux - 2.000 lux. Khi chọn nguồn sáng cần hiểu rõ về công dụng và đặc điểm của các loại đèn. Đèn huỳnh quang chỉ chiếu sáng trên mặt nước, đèn Halogen kim loại chỉ chiếu sáng một điểm. Tốt nhất nên sử dụng đèn huỳnh quang dạng ống. Cây thủy sinh chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng để quang hợp từ 650 - 680 nm (Tham khảo Bảng 1). - Thời gian chiếu sáng: Biến động từ 8 h – 10 h/ ngày. Tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của từng loài. Thông thường những loài thủy sinh có sắc tố màu sẽ cần ánh sáng ít, những loài có sắc tố xanh sẽ cần ánh sáng nhiều. Do vậy, những loài có sắc tố màu khi chiếu ánh sáng dài sẽ làm cho hàm lượng diệp lục tố bị mất nhiều, lúc này cây có màu sắc rực rỡ, nhưng cây cằ n cổi, sinh trưởng kém, yểu điệu, mỏng manh, rất đẹp (đây là chú ý quan trọng cho người chơi hồ thủy sinh). Ngược lại, những loài có sắc tố xanh, thì cần ánh sáng dài. Những loài này, khi ánh sáng càng dài, cây phát triển càng mạnh, lá xanh, dày. Khi thiếu ánh sáng cây sẽ èo ụt, lá xanh nhạt. - Nhiệt độ nước: Nhiệt độ thích hợp cho cây thủy sinh là 25 – 30 O C. Nên chú ý nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông để điều chỉnh phù hợp nhằm giúp cây sinh trưởng tốt. - CO 2 và pH: CO 2 là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cây quang hợp, thiếu CO 2 cây sống èo ụt. Trong một bể có thể có hoặc không có máy sục CO 2 . Có 2 cách để đưa CO 2 vào bể: gắn hộp khuếch tán không khí tại vị trí cửa trước của máy lọc để không khí truyền vào biến thể CO 2 , những bong bóng li ti đó sẽ khuếch tán trong nước hoặc khoét một lỗ trên ống dẫn của lưới lọc ở cửa nước đầu vào của bể, gắn đầu ống dẫn khí vào nhờ đó lượng CO 2 được truyền vào nước dễ dàng. Lượng CO 2 thích hợp cho đa số các loài thực vật thủy sinh biến động từ 12 mg – 18 mg/L/h + pH: thích hợp cho hầu hết cây là từ 6,5 - 7,2. Quan hệ giữa CO 2 , pH và độ cứng của nước có quan hệ mật thiết, dưới một nồng độ nhất định lượng CO 2 phải đủ để nước trung tính (Tham khảo Bảng 2) Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh - Bể kính: Thông thường bể thủy sinh được làm bằng kính, các tấm kính được cắt và ghép lại với nhau, một số loại bể được uốn cạnh tròn nhưng giá thành cao hơn. Thể tích bể lấy chiều dài làm chuẩn, có nhiều kích cỡ khác nhau (dài x rộng x cao): 70 x 45 x 35, 100 x 50 x 40, 130 x 60 x 45 hay 160 x 65 x 50 cm. - Giá đỡ: Bằng nhôm hoặc sắt, giá đỡ là những thanh hình trụ được ghép thành khung hình chữ nhật, chiều cao của giá đỡ tùy thuộc tầm ngắm của người chơi. - Máy lọc: Có tác dụng làm trong nước và hòa tan CO 2 . Có 2 loại máy lọc: + Máy lọc động lực: loại máy lọc này được gắn ở phía trên bể, gắn phối họp với đèn chiếu sáng. Sau một thời gian sử dụng phải rửa các thiết bị lọc, không để chất bẩn bám dính vào ống cao su, thùng bơm nước, làm giảm lưu lượng nước. Lưu ý khi rửa lưới lọc không nên hứng dưới vòi nước mạnh hoặc sử dụ ng chất tẩy rửa sẽ làm chết vi khuẩn có lợi cho việc lọc nước. + Máy lọc đặt dưới bể: loại máy này được đặt chìm dưới đáy bể, hút nước từ dưới lên tạo sự tuần hoàn nước. Kiểu lọc này cung cấp oxy cho bể và hạn chế các ion độc hại. Tuy nhiên, không nên để dòng nước tuần hoàn quá mạnh, ảnh hưởng đến những loài hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. - Đèn chiếu sáng: Có nhiều loại đèn như: đèn neon, huỳnh quang, đèn thủy ngân, đèn halogen kim loại nhưng phổ biến nhất người ta sử dụng 2 loại đèn là đèn neon và halogen kim loại. - Thiết bị khác + Thiết bị gia nhiệt: thiết bị này dùng cho khu vực phía Bắc trong mùa đông, các tỉnh thành khu vực phía Nam không cần thiết sử dụng. + Thiết bị bổ sung CO 2 : bao gồm bình CO 2 , hộp khuếch tán CO 2 , đồng hồ áp suất. PHẦN II KỸ THUẬT CƠ BẢN LẬP HỒ THỦY SINH 1/ Bước 1: Gợi ý thiết lập ý tưởng Để thiết lập hồ thủy sinh đẹp, đòi hỏi người chơi phải định hình trường phái hoặc ý thích của riêng mình. Không nên bố trí một cách tùy tiện, không có khoa học. Hiện nay, có 2 trường phái để thiết lập hồ thủy sinh: Trường phái 1: Thiết lập hồ thủy sinh theo mô phỏng tương tự với thiên nhiên. Ở trường phái này, người chơi sử dụng nhiều v ật thể như đá, cây khô, cát, sỏi…để diễn đạt một bức tranh tương tự như thực tế bên ngoài của thiên nhiên nhưng được thu nhỏ dưới dạng một hồ thủy sinh. Cách chơi này, rất cầu kỳ, quy luật phối cảnh mang nhiều ý nghĩa về triết học và làm tóat lên được tâm tình của người chơi. Thông thường trường phái này chỉ mượn cây kiểng thủy sinh để minh họa, nh ằm dẫn người xem đến một hình tưởng, cảnh vật muốn diễn tả để biểu hiện tâm tình, tính cách hay muốn gửi gắm một điều gì đó tới người xem. Kiểu này phần chủ đạo là vật thể nhiều hơn so với cây trồng. Trường phái 2: Thiết lập bể thủy sinh theo cách sắp đặt theo đặc điểm sinh lý thực vật của cây, khả năng t ăng trưởng, phối hợp màu sắc hài hòa giữa các loài cây. Kiểu này không cầu kỳ, dễ thực hiện. Người chơi tưởng tượng như đang vẽ một bức tranh sống theo nhiều màu sắc khác nhau. Độ cao thấp khác nhau. Kiểu này, phần chủ đạo là cây thủy sinh nhiều hơn so với vật thể. 2/ Bước 2: Chuẩn bị vật liệu - Cây thủy sinh: Chuẩn bị các loài cây mà người chơi cần sử dụng, bao gồm cây tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh, lựa chọn màu sắc cây, cấu trúc cây ưa thích - Chân kệ, hồ kính: Tùy vào cơ cấu loài mà thiết kế thi công hồ kính cho phù hợp với độ sáng của đèn. Hồ cần có nhiều kệ (lá chắn) trên bề mặt thành hồ để tiện cho việc lặp đặt đèn chiếu sáng theo nhiều mức chiếu sáng với cường độ khác nhau để kích thích cây t ăng trưởng khác nhau, màu sắc khác nhau, nhằm tạo ra vẽ đẹp tuyệt mỹ cho hồ. Hồ nên thiết kế có vách riêng biệt để gắn thiết bị lọc. - Thiết bị lọc nước: Sử dụng lọc chìm, công sức từ nhỏ đến vừa. Không nên dùng công suất quá mạnh sẽ làm nước dao động quá nhiều, cây bị nghiêng ngã, không có lợi về mặt kinh tế cũng như mặt khoa học. Gắn ố ng thông tự nhiên để cung cấp O 2 cho hồ thông qua sự vận hành của máy lọc nước. Tốt hơn nên lọc nổi (tức là cho nước phun lên trên sau bề mặt nước hồ. Điều này sẽ làm hạn chế nhiều chất độc hại và làm nước trong hơn, nhiều oxy hơn - Bơm CO 2 : Đối với hộ gia đình, nên sử dụng bình khoảng 3 kg. Dùng hệ thống dây dẫn (sử dụng dây dẫn chuyền nước biển trong y khoa), một đầu nối với bình chứa CO 2 , đầu còn lại nối với đầu bơm nước, hoặc gần vị trí sục khí của bơm nước. - Sỏi, đá, lũa: vật thể trang trí theo sở thích - Đèn chiếu sáng - Phân nền - Que (nhíp) cấy cây trồng 3/ Bước 3: Thiết lập bể thủy sinh - Tạo chất nền (giá thể trồng): Phối trộn đất thịt pha sét + than bùn + phân trùn theo tỷ lệ 5:1:1. Nhào trộn thật nhuyễn các thành phầ n này sao cho thật đồng đều. - Sắp đặt giá thể trồng: để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, cũng như vi sinh vật cộng sinh họat động tốt, cần sắp xếp thứ tự các lớp như chất nền như sau: lớp cung cấp nhiệt, lớp vi sinh vật ưa khí, lớp vi sinh vật kỵ khí. + Lớp đáy: Đây là lớp tiếp xúc với mặ t kính của hồ. Đầu tiên, dùng dây có bọc nhựa (dây cáp điện hoặc ống nước chẳng hạn) đặt xuống tiếp xúc với phần đáy của hồ theo hình zíc zắc + Lớp vi sinh vật kỵ khí: đổ một lớp cát mịn lên trên dây bọc nhựa, độ dày khoảng 3 - 4 cm. Trên lớp cát mịn đó, rải tiếplớp chất nền (giá thể trồng) đã được phối trộn sẵn. Độ dày của chất nền tùy thuộc vào loại cây trồng. Thông thường khỏang 10 – 15 cm và vừa. Sau đó tiếp tục đổ thêm lớp cát mịn dày 1,5 cm. + Lớp sinh vật ưa khí: Tiếp tục thêm vào một lớp cát thô dày 5 - 8 cm. Lớp trên cùng này có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cho lớp sinh vật kị khí. Hơn nữa lớp này còn có tác dụng cản sự thối rữa của rễ cây. Cuối cùng rải lên trên phần nề n để trồng cây này một lớp cát hoặc sỏi trắng, sỏi màu, đá Scoria bề dày khỏang 2 - 3 cm 4/ Bước 4: Lập bố cục và ngâm xả hồ Sau khi hòan thành phần chất nền trồng cây. Tùy theo ý tưởng của người chơi theo các trường phái khác nhau mà lập bố cục cho phù hợp. Có thể dùng đá hoặc lũa hoặc cả đá và lũa tùy vào sở thích của người chơi. Lập bố cục xong, cần ngâm và x ả nước mỗi ngày một lần, liên tiếp trong 2 - 3 ngày. Thực hiện bằng cách: đổ nước ngập 1/3 đến 1/2 bể. Lưu ý khi đổ nước vào bể phải tiến hành một cách nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn lớp nền. Để tránh xáo trộn lớp chất nền, cần lót một lớp bao nylon, trước khi đổ nước vào bể. Khi nào trồng cây, thì lấy lớp nylon này ra. 5/ Bước 5: Trồng cây vào hồ Khi nước đã ổn đị nh, tiến hành đổ đầy nước vào hồ. Dùng que cấy (nhíp) để trồng cây: Đây là bước hết sức quan trọng, đảm bảo sự sinh tồn và mỹ quan cho hồ thủy sinh. Các cây trồng nên bố trí theo loài, không nên trồng rải rác trong bể. Trồng cây ở tiền cảnh trước rồi tiến dần ra sau từ tiền cảnh, trung cảnh và cuối cùng là hậu cảnh. Không nên làm ngược lại. Nên trồng cây lớn trước rồi lần lượt đến cây nhỏ. (chủng lọai cây trồng tham khảo phần phân loại thực vật trong đề tài). Trồng cây xong, trong 7 - 10 ngày đầu tiên, nên tiến hành thay nước theo chu kỳ 3 - 4 ngày/ 1 lần, để phòng trách sự thối rửa của thực vật. Khi nước ổn định có thể thả cá kiểng vào hồ để tăng tính thẫm mỹ. Điều chỉnh ánh sáng từ 2.000 lux (mức sáng 2.000 lux tương ứng với độ sâu cách mặt hồ khỏang 25 cm – 30 cm, độ rộng của hồ khỏang 40 – 50 cm (Bảng 4.15) phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của nhiều lọai cây thủy sinh đước bán trên thị trường c ủa Tp. HCM hiện nay). Thời gian chiếu sáng khỏang 8 – 10 h/ ngày phụ thuộc vào từng loài cây. Điều chỉnh CO 2 bằng cách: đổ nước vào phần ốc chừng ½ ống của hệ dây chuyền nước biển y khoa trong bước 2 (để kiểm sóat được lượng CO 2 thóat ra). sau đó cho CO 2 thóat ra từ từ với 80 giọt bọt khí thóat ra/ giây/ 200 lít nước trong thể tích hồ. Với hàm lượng này, đảm bảo cho sự phát triển của cây thủy sinh trong dung tích hồ khỏang 200 lít nước Nếu hồ lớn hơn thì cũng theo tỷ lệ như trên, điều chỉnh sao cho lượng bọt khí CO 2 thóat ra nhiều hơn. Thời gian bơm CO 2 : 8 – 10 h/ ngày. 6/ Bước 6: Chăm sóc sau khi trồng - Phân bón bổ sung: việc chăm sóc khá quan trọng và đòi hỏi người chơi có tính cẩn thận và tỉ mỉ. Giai đọan đầu không cần bón bổ sung N, P, K hòa tan, nhưng thời gian sau cần bón bổ sung phân khóang như sau: Bón 20 - 23 gam Urê/ 200 lít/1 lần bón, chu kỳ bón 7 ngày bón lần (tốt nhất là bón sau mỗi lần thay nước) (Tương ứng với hàm lượng đạm 50 ml N/ lít. Định kỳ nên bổ sung thêm P và K theo tỷ lệ NPK = 3: 1: 1 để cây sinh trưởng tốt hơn. Nên thay nước mỗi tuần một lần để tránh rêu hại. Mỗi lần thay nước, nên lọai bỏ 2/3 lượng nước cũ để tránh thay đổi môi trường đột ngột ảnh hưởng tới cây và cá. - Cắt tỉa cây: Cây tiền cảnh hoặc trung cảnh thường không vươn dài nhưng nhánh hoặc thân bò rộng ra ngoài, cản trở sự sinh trưởng của các loài khác nên phải cắt những nhánh bò lan hoặc thân bò trên mặt đất. Cắt bỏ nh ững lá già, úa hoặc sâu bệnh. Đối với những cây mọc thành cụm như cỏ Nhật, Ngưu mao chiên nên tỉa bớt những cây đã già nhường không gian cho những cây còn non. Đối cây có thân: cắt tỉa phần ngọn để thúc đẩy cây mọc chồi mới hoặc nhổ bớt cây ở những cụm 3 - 5 cây. Hoặc nhổ cây lên cắt bỏ phần thân đã già rồi trồng lại phần thân trên giúp bể thông thoáng hơn - Biệ n pháp hạn chế rêu hại, tảo hại, ốc hại: + Hạn chế tảo: hầu hết hồ thủy sinh, sau thời gian trồng thì rêu hại xuất hiện. Rêu/ meo làm cho bể mất thẩm mỹ và cạnh tranh dinh dưỡng cũng như ánh sáng trong quá trình quang hợp. Đặc biệt, tảo lục phát triển khi hàm lượng Nitrat và Photphat cao. Biện pháp tiêu diệt hiệu quả bằng cách: Trồng cây với mật độ dày ngay từ đầu; Thay nước thường xuyên 7 ngày/ lần; Nếu các phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả thì cho vào nước một ít đồng (CuSO 4 ) với nồng độ 0,3 - 0,5 ppm. + Hạn chế ốc: Hầu hết ốc phá hoại cây trồng. Một số loài phổ biến như: Ampullaria paludosa, Marisa rotula. Loại ốc Ampullaria cuprina hạn chế tảo nhưng ăn lá cây. Biện pháp hạn chế ốc là luôn giữ nước được sạch hoặc nuôi cá có thể ăn được ốc. Loài cá nóc chấm xanh nước ngọt (Chelonodon nigroviridis) có thể tiêu diệt được ốc hại trong hồ thủy sinh. MIỂU TẢ ĐẶC ĐIỂM LOÀI VÀ HÌNH ẢNH LOÀI A/ LOÀI THỦY SINH BẢN ĐỊA HIỆN CÓ TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH 1/ CẦN TRÔI (Hình 3) Tên khoa học: Ceratopteris siamensis Rolfe et Downie Họ: Parkeriaceae Nguồn gốc: vùng nhiệt đới Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo, cao 10 - 30 cm. Lá mọc đối, ôm lấy thân, lá non mép lá nguyên, lá trưởng thành mép lá xẻ thùy hoặc gợn sóng, đầu lá nhọn, gốc lá hình tim. Cuống lá dài 4 - 6 cm có màu xanh lục. - pH: 5,7 - 8,5 - Thời gian chiếu sáng 8 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 25 - 30 0 C - Nhân giống bằng cách giâm cành 2/ CHOI THẲNG (Hình 7) Tên khoa học: Aponogeton sp L. Họ: Aponogetonaceae Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo, cao 30 - 40 cm. Lá mọc cách, có bẹ ôm lấy thân, mép lá nguyên, hơi gợn sóng, đầu lá nhọn.Cuống lá dài 5 - 7 cm có màu xanh đậm - pH: 5,0 – 8,0 - Thời gian chiếu sáng 8 h - 10 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 25 - 30 0 C - Nhân giống bằng cách giâm cành 3/ DIỆP TÀI HỒNG LÁ KIM (Hình 19) Tên khoa học: Ludwigia perennis L. Họ: Onagraceae Nguồn gốc: Đông Nam Á Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo, nhiều đốt, thân cao 30 - 70 cm. Lá mọc đối, cuống lá dài 0,3 - 0,5 cm. Lá hình elip dài 3 - 5 cm, rộng 1 - 2 cm, đầu lá nhọn, gốc lá thuôn nhọn, mặt trên lá màu tím nhạt có khi hơi hơi xanh, mặt dưới lá màu hơi tím. Các đốt thân cách nhau 3 - 4 cm. Thân có màu hơi nâu. - pH: 5,0 - 8,0 - Thời gian chiếu sáng 8 h - 10 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 25 - 30 0 C - Nhân giống bằng cách giâm cành 4/ DIỆP TÀI HỒNG LÁ TRÒN (Hình 20) Tên khoa học: Ludwigia repens L. Họ: Onagraceae Nguồn gốc: Đông Nam Á Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo, thân cao 50 - 70 cm. Lá mọc đối, có 5 - 6 đôi gân lá, cuống lá dài 0,3 - 0,5 cm. Lá hình elip dài 1 - 5 cm, rộng 1 - 3,5 cm, đầu lá tù, gốc lá thuôn nhọn, mặt trên lá màu tím đậm tới tím nhạt có khi xanh, mặt dưới lá màu tím. Các đốt thân cách nhau 3 - 4 cm. Thân có màu nâu. Hoa đơn độc mọc ở nách lá, hoa không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Lá bắc dài 2 mm, hoa có 3 - 4 cánh màu vàng, quả khoảng 1 mm r ất dễ rụng. Cây chỉ ra hoa khi có đủ điều kiện thích hợp. - pH: 5,5 - 7,5 - Thời gian chiếu sáng 8h - 10 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 25 - 30 0 C - Nhân giống bằng cách giâm cành 5/ DƯƠNG XỈ LÁ TO (Hình 24) Tên khoa học: Microsorum pteropus Tu, V.N Họ: Polipodiaceae Nguồn gốc: Đông Nam Á Đặc điểm: - Cây đa niên, lá thon dài, đầu lá và gốc lá thuôn nhọn, lá dài 10 - 20 cm, rộng 3 - 4 cm, cuống lá dài 5 cm gắn liền với rễ, mép lá nguyên. Mặt trên và mặt dưới lá xanh lục đến lục đậm. - pH: 5,5 – 8,0 - Thời gian chiếu sáng 10 h - 12 h/ ngày. [...]... cao 30 - 50 cm Lá đơn mọc đối, cuống lá dài 0,5 - 2 cm, phiến lá xòe ra hình quạt, dài 2 - 3 cm, rộng 5 - 6 cm, xẻ thùy như xương cá xếp so le nhau, lá có màu xanh non rất đẹp Mỗi nách lá luôn có 1 mầm sinh trưởng Mầm này phát triển rất nhanh theo chiều cao của cây, tạo ra thành 1 cụm lớn rong đuôi chồn - pH: 5,0 – 8,0 - Thời gian chiếu sáng: 10 h - 12 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp 25 - 30 0C - Nhân giống... khoa học: Utricularia minutissima Valh Họ: Lentibulariaceae Nguồn gốc: Đông Nam Á Đặc điểm: - Cây đa niên, mọc thành chùm Lá nhỏ hình kim, dài 3 - 5 cm, lá có màu xanh đậm, mỗi mắt lá hình thành 1 chồi sinh trưởng - pH: 3,0 – 8,0 - Thời gian chiếu sáng: 10 h - 12 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp 20 - 30 0C - Nhân giống bằng cách tách nhánh con từ mẹ 15/ RÁNG GẠT NAI (Hình 56) Tên khoa học: Ceratopteris pterioides... gốc lá lệch, không có cuống lá Mặt trên lá xanh, mặt dưới hồng tím - pH: 5,0 – 8,0 - Thời gian chiếu sáng 10 h - 12h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 18 - 28 0C - Nhân giống bằng cách giâm cành B/ LOÀI THỦY SINH NHẬP NỘI HIỆN CÓ TẠI THỊ TRƯỜNG TP HCM 20/ BÁCH DIỆP THẢO(THỦY HỔ VỸ)(Hình 1) Eusteralis stellata Prels Tên khoa học: Họ: Lamiaceae Nguồn gốc: Nam Mỹ Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo cao 50 -70... thập, thân màu hơi nâu, mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới hơi tím - pH: 6,5 - 7,5 - Thời gian chiếu sáng 8 h - 12 h/ ngày - Nhiệt độ thích hợp: 25 - 28 0C - Nhân giống bằng cách giâm cành 60/ MÓNG TAY (Hình 51) Tên khoa học: Bacopa caroliniana Wall Họ: Scrophulariaceae Nguồn gốc: Bắc Mỹ Đặc điểm: - Cây đa niên, thân thảo cao 30 - 50 cm, chiều cao tối đa có thể lên đến 80 cm Lá đơn, mọc đối, lá hình . thủy sinh sôi động và trở thành thời thượng. Vì vậy, cuốn “SỔ TAY KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KIỂNG THỦY SINH như một chìa khóa trao cho bạn đọc trong việc tự mình thiết lập một h ồ thủy sinh. rễ phát triển, cũng như vi sinh vật cộng sinh họat động tốt, cần sắp xếp thứ tự các lớp như chất nền như sau: lớp cung cấp nhiệt, lớp vi sinh vật ưa khí, lớp vi sinh vật kỵ khí. + Lớp đáy:. Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong PHẦN I GIỚI THIỆU THỰC VẬT THỦY SINH Khái niệm thực vật thủy sinh Thực vật thủy sinh là những lòai thích nghi với việc sống trên mặt nước, ngập chìm

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w