1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sổ tay công nghệ một số ngành công nghiệp

112 454 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG oOo SỔ TAY MÔ TẢ CÔNG NGHỆ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tp.HCM, ngày 6 tháng 01 năm 2009 1 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 CHƯƠNG 1 : CÔNG NGHỆ NGÀNH THÉP 4 1.1. Các trang thiết bị chính 4 1.2. Xuất xứ thiết bị 4 1.3. Mô tả công nghệ 4 CHƯƠNG 2 : CÔNG NGHỆ NGÀNH DƯỢC 11 2.1. Các trang thiết bị chính 11 2.2. Xuất xứ thiết bị 12 2.3. Mô tả công nghệ 13 CHƯƠNG 3 : CÔNG NGHỆ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 27 3.1. Các trang thiết bị chính 27 3.2. Xuất xứ thiết bị 27 3.3. Mô tả công nghệ 27 CHƯƠ NG 4 : CÔNG NGHỆ NGÀNH GIẤY 43 4.1. Các trang thiết bị chính 43 4.2. Xuất xứ thiết bị 43 4.3. Mô tả công nghệ 44 CHƯƠNG 5 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT 53 5.1. Các trang thiết bị chính 53 5.2. Xuất xứ thiết bị 53 5.3. Mô tả công nghệ 53 CHƯƠNG 6 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NHỰA DÂN DỤNG 63 6.1. Xuất xứ thiết bị 63 6.2. Mô tả công nghệ 64 CHƯƠNG 7 : CÔNG NGHỆ NGÀNH GỐM SỨ 71 7.1. Các trang thiết bị chính 71 7.2. Mô tả công nghệ 71 CHƯƠNG 8 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NHUỘM 77 8.1. Các trang thiết bị chính 77 8.2. Xuất xứ thiết bị 78 8.3. Mô tả công nghệ 78 CHƯƠNG 9 : CÔNG NGHỆ NGÀNH BỘT MÌ 84 9.1. Các trang thiết bị chính 84 9.2. Xuất xứ thiết bị 84 9.3. Mô tả công nghệ 84 CHƯƠNG 10 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NHỰA BAO BÌ 99 10.1. Các trang thiết bị chính và xuất xứ 99 10.2. Mô tả công nghệ 99 2 LỜI NÓI ĐẦU “Sổ tay mô tả công nghệ một số ngành công nghiệp” là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát trình độ công nghệ, kiểm toán đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng trong 10 ngành công nghiệp chủ lực tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp.HCM (ECC-HCM). Sổ tay tập trung giới thiệu:Các máy móc thiết bị; xuất xứ và mô tả chi tiết quy trình công ngh ệ của từng ngành như: Thép, nhựa bao bì, nhựa dân dụng, gốm sứ, dệt nhuộm, giấy, bột mì, nước giải khát, chế biến thực phẩm và dược phẩm. Hiện nay, những ngành công nghiệp này ở Việt Nam đa số có công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao năng lượng cao. Do đó, nhu cầu được cải tạo, đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền sản xuất…để t ăng khả năng cạnh tranh và giảm ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết. Trước thực trạng đó, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng , một trong những đơn vị chuyên trách trong lĩnh vực năng lượng đã nghiên cứu và xuất bản “Sổ tay mô tả công nghệ một số ngành công nghiệp” nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà sản xuất, cán bộ kỹ thuật, cán bộ qu ản lý… hoạt động trong các ngành nói trên có đầy đủ những thông tin về thiết bị, công nghệ, giúp đưa ra những giải pháp đúng đắn hơn trong việc quyết định đầu tư cải tạo các công đoạn sản xuất, đổi mới công nghệ…góp phần giảm tiêu thụ năng lượng - giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh tạo tiền đề cho việc đạt các chứng chỉ sản xu ất, chất lượng, cũng như giải quyết vấn đề môi trường của doanh nghiệp. Rất mong nhận được sự hợp tác và ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân cho Sổ tay trong lần in thứ nhất này. Đồng thời góp phần hoàn thiện hơn trong những lần in tiếp theo. BAN BIÊN TẬP 3 CHƯƠNG 1 : CÔNG NGHỆ NGÀNH THÉP 1.1. Các trang thiết bị chính: Thiết bị chính của một nhà máy thép thường là: hệ thống lò hồ quang, hệ thống rót –đúc – làm nguội, hệ thống cán. Một số nhà máy khác có thể khác nhau về công suất, kiểu dáng công nghệ của các thiết bị nhưng nhìn chung đều có đầy đủ các thiết bị chính trên. 1.2. Xuất xứ thiết bị: Lò hồ quang thường có xuất xứ từ Trung quốc, giàn cán thép thường là của Ý. 1.3. Mô tả công nghệ: Hầu hết các nhà máy Thép đều có công nghệ tương tự như nhau, do vậy, trong sổ tay này sẽ chọn 01 nhà máy tiêu biểu để khảo sát. Nhà máy thép Nhà Bè là một trong những nhà máy trực thuộc công ty thép Miền Nam, toạ lạc tại số 25 Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Phú Thuận, Quận 7 – Tp.HCM. Nhà máy được thành lập vào tháng 06/1977 có chức năng luyện cán thép xây dựng các loại (thép cuộn từ 610 φ φ − , thép cây vằn và trơn từ 10 35 φ φ − , thép góc đều cạnh 20x20 – 75x75,thép U50 và U65) với sản lượng 190,000 tấn /năm. Nhà máy có một lò hồ quang 12 tấn, có hệ thống đúc liên tục và hai xưởng cán thép. Nguồn phôi cán của nhà máy vừa được nấu luyện và vừa nhập từ nước ngoài (Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc…) 1.3.1. Lò hồ quang: Trước đây là lò hồ quang 10 tấn của Trung quốc, nay được cải tiến thành lò hồ quang 12 tấn. Hình 1.1: Lò hồ quang 12 tấn của nhà máy thép Nhà Bè • Cấu trúc thi ết bị - Vỏ lò: cần có đủ độ bền để có thể chịu được trọng lượng của kim loại và lớp lót, đồng thời phải chịu được áp suất của lớp lót bị giản nở khi nung nóng. Trong quá trình làm việc nhiệt độ của vỏ lò không vượt quá 1,500C. Vỏ lò được làm bằng thép tấm dày từ 20mm(thường vỏ lò có tỹ lệ 1/200 đường kính lò). Ngoài vỏ lò còn có các gân tăng bền và các vành đai để giữ nguyên hình dạng của vỏ lò. Vỏ đáy lò có dạng hình chỏm cầu bảo đảm cho vỏ đáy có độ bền tối đa và lớp lót lò có trọng lượng nhỏ nhất. 4 - Gạch xây lò: Buồng nấu luyện của lò được xây bằng gạch chịu lửa để có thể chứa kim loại lỏng và giảm thất thoát nhiệt cho môi trường xung quanh. Lớp lót lò cần có các yêu cầu sau : + Có tính chịu nóng cao. + Có độ biến mềm dưới tác dụng của tải trọng cao. + Có độ bền nén cao. + Có độ ổn định nhiệt cao. - Cơ cấu nghiêng lò: Có nhiệm vụ nghiêng lò để ra thép, nó gồm có vành t ựa và hai xy lanh thuỷ lực điều khiển quá trình nghiêng lò sau cho: lò khi nghiêng vẫn vững chắc, lò nghiêng êm và đều, không làm lệch trọng tâm khi nghiêng. - Bộ phận kẹp điện cực: Bộ phận này dùng để dẩn điện tới điện cực và giữ cho điện cực ở một độ cao nhất định. Bộ phận này làm việc trong điều kiện khắc nghiệt do bị nung nóng bởi dòng khí thoát ra t ừ khe hở ở điện cực nên cần có độ bền, tuổi thọ cao và thất thoát nhiệt là thấp nhất. Đầu kẹp điện cực thường làm bằng thép, đồng thau hay đồng thanh sao cho điện trở tiếp xúc của điện cực và đầu kẹp điện cực là nhỏ nhất nhằm tiết kiệm được điện năng (điện trở tiế p xúc phụ thuộc vào vật liệu, áp suất tiếp xúc và trạng thái bề mặt tiếp xúc). - Bộ phận nâng hạ điện cực: Lò có 3 điện cực có đường kính, mỗi điện cực có một cơ cấu nâng hạ điện cực riêng. Mổi cơ cấu có một động cơ điện dẩn động riêng, mặt khác nó còn được nối với cơ cấu đối trọng nhằm giúp cho việc nâng điện cực lên thì nhanh còn khi hạ điện cực xuống thì chậm. - Bộ phận nạp liệu: Sau khi nguyên liệu qua sơ chế và sàng lọc các tạp chất ….thì được đưa vào thùng nạp liệu, lúc này nắp lò được nâng lên một đoạn và quay sang một bên, kế đó nguyên liệu được nạp từ trên xuống. Với cách thức nạp liệu này chúng ta có lợi sau : + Nạp liệu nhanh do đó lò gi ảm bớt tổn thất nhiệt, thời gian nấu luyện nhanh. + Tận dụng tốt không gian trong lò (nạp liệu bằng máy không tốt bằng). - Mạng điện cho lò: Lò điện hồ quang thường dùng nguồn điện có công suất lớn, điện thế làm việc 100 – 600V, cường độ dòng điện 1000 – 10,000A. Trạm biến điện riêng của nhà máy có công suất 12,500KVA, chuyên cung cấp điện cho lò nấu thép để đảm bảo cho lò và các thiết bị khác làm việc độc lập, liên tục, đồng thời sử dụng năng lượng điện một cách hợp lý. Ngoài các bộ phận chính nêu trên còn có các bộ phận phụ khác như: cơ cấu nâng hạ và quay nắp lò, cơ cấu gá điện cực, các trang thiết bị điện…… 1.3.2. Hệ thống rót và đúc liên tục Thiết bị của quá trình đúc gồm có 4 cụ m thiết bị chính như sau : - Thùng rót chính . - Thùng rót trung gian. - Khuôn. - Hệ thống nước làm nguội. 5 Hình 1.2: Mô tả quá trình rót đúc liên tục a) Thùng rót chính: Là thùng chứa có nhiệm vụ chứa và chuyển thép lỏng từ lò nấu luyện đến hệ thống máy đúc. Ngoài ra thùng rót chính còn có tác dụng khử khí và hợp kim hoá trước khi đưa qua hệ thống đúc liên tục. Thông thường thùng rót chính được đặt ngay cửa ra thép của lò nấu luyện, đối với các lò điện thì cửa ra thép nằm ngay dưới đáy lò để thuận tiện cho việc ra thép đồng thời còn ngăn c ản sự xâm nhập của oxy và ngăn cản xĩ đi vào thùng rót chính. Trong quá trình chuyển thép lỏng đến thiết bị đúc liên tục chúng ta phải ngăn cản oxy từ không khí xâm nhập vào trong thép lỏng bằng cách phủ lên bề mặt nó một lớp xĩ nhân tạo.Sau đó nó được di chuyển qua hệ thống máy đúc liên tục,ở đây nó sẽ xả kim loại lỏng sang thùng rót trung gian thông qua bộ van xả đáy điều chỉnh đượ c tốc độ dòng chảy. Điều quan trọng nhất là việc lựa chọn nhiệt độ cho thép lỏng trước khi đổ vào thùng rót chính. b) Thùng rót trung gian : Chức năng của thùng trung gian là nơi tiếp nhận và phân phối dòng thép lỏng vào khuôn.Có thể dùng lò trung gian hoặc không dùng lò trung gian trong quá trình đúc liên tục.Tuy nhiên phần lớn đều có sử dụng lò trung gian do có các lợi điểm sau : - Tạo được dòng chảy vào khuôn ổn định. - Ap lực thủy tĩnh thấp h ơn rót trực tiếp. - Đảm bảo kim loại lỏng vào khuôn sẽ sạch vì không mang theo xĩ. 6 Hình 1.3: Mô tả khuôn đúc – hệ thống làm nguội và con lăn dẫn hướng Hình dạng và kích thước của nồi trung gian có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều tiết dòng kim loại lỏng chảy vào khuôn.Do đó việc thiết kế thùng rót trung gian cần phải tuân thủ các yêu cầu sau : - Có dung lượng vừa phải. - Nhiệt độ và thành phần thép lỏng đồng đều. - Sự di chuyển c ủa thép lỏng trong lò trung gian nên thấp để tránh mất nhiệt. - Khoảng thời gian chết nên thấp vì nó làm giảm thời gian cư trú của thép lỏng trong thùng trung gian. - Chiều sâu của thùng trung gian phải đủ lớn, thông thường phải lớn hơn 500mm nhằm ngăn ngừa sự xoáy của dòng kim loại để tránh việc kéo xĩ đi vào khuôn. - Trước khi mở cho dòng kim loại lỏng vào khuôn thì thùng rót trung gian phải chứa đựng một lượng kim loại lỏ ng nhất định.Tránh việc mở đồng thời dòng kim loại lỏng từ thùng rót chính xuống thùng rót trung gian và đi vào khuôn ngay vì điều này sẽ làm cho thùng rót trung gian bị bào mòn và làm cho khí lẩn vào trong khuôn. Việc xác định rõ các yêu cầu của việc thiết kế thùng trung gian có liên quan đến yêu cầu của hệ thống đúc như: hình dạng, kích thước của vật đúc, vị trí và việc điều khiển tốc độ của dòng kim loại lỏng từ thùng rót trung gian. Mặt khác vi ệc thiết kế thùng rót trung gian còn xét đến chất lượng và năng suất đó là việc ngăn ngừa khí xâm nhập vào thép lỏng. Do đó việc che phủ lớp xĩ trên bề mặt kim loại lỏng là biện pháp giải quyết vấn đề này. 7 Thép lỏng từ thùng rót trung gian đi vào khuôn qua một ống khó chảy hoặc được che bởi dòng khí trơ. Tường lò của thùng rót trung gian phải trơ với thép lỏng để nó không tác động lại với oxy trong gạch chịu lửa. Thùng rót trung gian cần được gia nhiệt trước khi cho thép lỏng vào vì hai lý do sau: một là nó đuổi các thành phần dể bay hơi trong tường của rót trung gian chẳng hạn như việc loại Hydro ra khỏi thép, hai là có thể điều khiển được nhiệt độ của thùng rót trung gian tốt hơn. Một vấn đề chung của việc sử dụng thùng rót trung gian là sự bao vây tại miệng của dòng chảy do sự đông đặc.Việc bao vây tại miệng ra thép của thùng rót trung gian được giải quyết nếu như ở đó còn lỏng do đó cần cho thêm lượng canxi vào với lượng vừa phải để làm cho nó chảy lỏng hơn. Vấn đề đặc biệt quan tr ọng là việc đúc các thỏi nhỏ thì cần đường kính lổ ra thép nhỏ còn khi đúc các thỏi lớn thì phải dùng các lổ lớn hơn,việc điều chỉnh khoảng cách của đầu ra thép bằng công nghệ đặc biệt, nó phụ thuộc vào từng loại tiết diện của các thỏi đúc.Đối với các tiết diện hình chử nhật lớn hoặc các tấm thì sử dụng các thanh trượt hoặc các van tr ượt để điều tiết dòng chảy.Với kích thước các thỏi đúc xác định thì việc điều khiển dòng chảy và tốc độ kéo đơn giản hơn.Trong trường hợp đúc các thỏi nhỏ hơn thì việc điều chỉnh khoảng rót bằng cách lựa chọn miệng và duy trì đặc biệt áp lực thuỷ tĩnh phía trên thùng rót trung gian, điều này có thể làm được nhờ vào lượng kim loại ngă n theo khoang và loại van cửa trượt từ thùng rót chính. Việc điều khiển mặt khuông của chất lỏng dựa vào tốc độ đúc. • Khuôn đúc: có kích thước 120x120x600mm, gồm 2 dòng phôi. Bộ khuôn được coi như trái tim của công việc đúc, nó có nhiệm vụ giải nhiệt cho cho thép lỏng và gia tăng kết tinh tại các bề mặt tiếp xúc với kim loại lỏng, tạo thành với vỏ ngoài để bao bọc lấy phần kim lo ại lỏng chưa kết tinh ở bên trong giúp cho quá trình đúc được liên tục trong suốt giai đoạn làm nguội và kết tinh hoàn toàn. Công việc thiết kế và sử dụng khuôn cần xem xét đến các vấn đề sau: - Kiểm soát được việc giải nhiệt cho khuôn. - Đảm bảo được chất lượng bề mặt của sản phẩm. - Đảm bảo được chất lượng của thỏi đúc. Có hai loạ i khuôn: Khuôn thẳng và khuôn cong (bán kính từ 4- 15 mét). - Khuôn cong được sử dụng nhằm làm giảm chiều cao của thiết bị và giảm vốn đầu tư. 8 - Khuôn thẳng được sử dụng để duy trì hình dạng và thuận tiện cho việc phân phối,sắp xếp và sử dụng. Hình 1.4: Khuôn đúc của máy đúc liên tục Trên bề mặt của khuôn thường được phủ một lớp Cr hoặc Ni nhằm tăng cường được độ cứng cho khuôn và khả năng chống mài mòn của khuôn, đồng thời tránh được việc Cu khuyếch tán lên bề mặt của thỏi đúc . Ngoài ra sự dao động của khuôn rất cần thiết cho việc giảm ma sát và sự kẹt của lớp vỏ k ết tinh nhằm tránh được sự phá vỡ lớp vỏ kết tinh và đổ kim loại lỏng ở trong ra ngoài, điều này mà xảy ra sẽ làm cho thiết bị mau hư và mất nhiều thời gian để làm sạch và sửa chữa. Để giảm ma sát giữa lớp vỏ kết tinh và khuôn trong suốt quá trình đúc có thể dùng chất bôi trơn cho khuôn như: dầu bôi trơn hoặc chất bôi trơn dạng bột.Còn việc tạo ra dao động cho khuôn có thể thực hiện theo hai cách: nhờ vào sức nước khi phun vào làm nguội hoặc sử dụng môtơ điện và cơ cấu CAM . • Hệ thống phun làm nguội Phương pháp xịt làm nguội dùng cho thống làm nguội thứ cấp được sử dụng rộng rải nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm đúc do định hướng được quá trình kết tinh và tăng được năng suất do rút ngắn được th ời gian làm nguội. Có hai phương pháp làm nguội như sau: - Phương pháp sử dụng một đầu phun nước. Phương pháp này có giá thành rẻ hơn và tiêu tốn năng lượng cũng thấp. - Phương pháp sử dụng đầu phun kép dưới áp suất của không khí và nước. Phương pháp này có giá thành cao hơn, tiêu hao năng lượng cao hơn tuy nhiên nó có 3 lợi điểm sau : + Khoảng điều khiển nước rộng hơn với tỉ lệ 1:5 đến 1: 25. + Hiệu suất làm nguội cao hơn. + Kích cỡ của đầu phun không khí và nước rộng. 1.3.3. Hệ thống máy cán: Sản phẩm của quá trình đúc liên tục là các thỏi thép có kích thước 120x120x2200mm, sau đó được chuyển qua phân xưởng cán, gồm các công đoạn sau : - Phôi thép 120x120x2200mm được chuyển qua lò nung liên tục có hệ thống điều khiển tự động để nung phôi,chế độ nạp phôi và ra phôi. Ngoài ra còn trang bị hệ thống thu hồi nhiệt nhằm tiế t kiệm nhiên liệu. Chế độ nung phôi trong lò được kiểm soát nên lượng tiêu hao nhiên liệu tính trên đơn vị tấn sản phẩm cải thiện nhiều so với các kiểu lò cũ. Dầu sử dụng cho lò nung là dầu FO,lượng dầu tiêu hao là 22 – 24 lít /tấn sản phẩm. 9 - Công nghệ cán Hình 1.5: Hệ thống xưởng cán thép của nhà máy thép Nhà Bè Nhà máy thép Nhà Bè có hai xưởng cán, một xưởng cán cũ và một xưởng cán Pomini. Phôi sau khi được nung đến nhiệt độ cán (khoảng 1050 0 C) được đưa vào hệ thống máy cán bao gồm: máy cán thô, máy cán trung và máy cán tinh. Hình 1.6: Các lổ hình cán của xưởng cán thép Tiết diện phôi dần được thu nhỏ khi qua các lổ hình trục cán. Các sản phẩm hoàn chỉnh sau khi qua lổ hình cuối cùng được chuyển qua công đoạn làm nguội, cắt phân đoạn theo quy cách, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng bó và lưu kho. Các đơn vị khác thuộc tổng công ty thép miền nam đều có các thiết bị chính tương tự như trên, có thể công suất thiết bị sẽ khác so với nhà máy Thép Nhà Bè. 10 [...]... Cơng nghệ sản xuất viên bao đường được sử dụng từ rất lâu trong cơng nghiệp thực phẩm và là cơng nghệ bao viên kinh điển nhất trong sản xuất dược phẩm Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm cải tiến và tự động hố thiết bị, tuy nhiên chất lượng viên bao đường vẫn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề và sự khéo léo của người thực hiện quy trình bao, điều này khiến cho nhiều nhà sản xuất vẫn xem bao đường là một nghệ. .. đầu tư lớn Nhóm các nước có trình độ kỹ thuật, cơng nghệ ở mức trung bình như Hàn Quốc, Ấn Độ…các thiết bị sản xt dược từ các nước này thường có trình độ kỹ thuật, cơng nghệ ở mức trung bình Giá thành thiết bị khơng q cao Nhóm các nước chế tạo thiết bị ở mức bước đầu đi vào sản xuất, xuất khẩu thiết bị như Trung Quốc Việt Nam, Thái Lan….thiết bị, cơng nghệ phù hợp cho các nhà sản xuất ở các nước đang... xuất dược phẩm Các thiết bị từ Trung Quốc có ưu thế là giá rẻ, cơng nghệ ở mức vừa phải, phù hợp với khả năng đầu tư của các nhà sản xuất nhỏ và vừa Tuy nhiên, các thiết bị từ Trung Quốc có chất lượng vừa phải, quy trình kỹ thuật, cơng nghệ trung bình Hàn quốc: Các thiết bị từ Hàn Quốc có chất lượng khá cao, quy trình kỹ thuật, cơng nghệ ở mức khá so với các thiết bị của Trung Quốc, giá thành ở mức... dược đa số được sản xuất trong nước, với u cầu kỹ thuật cơng nghệ khơng cao, chủ yếu mang tính cơ khí thơng thường, hầu như chưa được tự động hố 2.2 Xuất xứ thiết bị: Hiện nay trên thị trường thiết bị, cơng nghệ thế giới nói chung và ngành thiết bị dược nói riêng được chia ra làm ba nhóm chính, đó là: 12 - - Nhóm các nước có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất cao, cung cấp các thiết bị có chất lượng... của Trung Quốc, giá thành ở mức trung bình trong mức giá trung trên thị trường thiết bị sản xuất dược quốc tế Ấn độ : Các thiết bị xuất xứ từ Ấn Độ có mức giá, trình độ cơng nghệ sản xuất tương tự như của Hàn Quốc 2.3 Mơ tả cơng nghệ: 2.3.1 Quy trình sản xuất thuốc viên nén Sản xuất, chế tạo viên nén ở quy mơ cơng nghiệp Các thành phẩm sản xuất ở quy mơ này phải đạt tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật như...CHƯƠNG 2 : CƠNG NGHỆ NGÀNH DƯỢC Sản phẩm chính của ngành dược Tp.HCM là các loại thuốc viên túi bao, viên nang, viên nén, thuốc tiêm Do vậy, trong đề tài này chúng tơi sẽ tập trung khảo sát các dây chuyền sản xuất viên... để bao với dung mơi nước Hình 2.9: Thiết kế của nồi bao đục lỗ Khả năng đảo trộn rất kém, có nhiều điểm chết (các vị trí viên khơng được đảo trộn đều), nhược điểm này được khắc phục bằng cách đảo bằng tay trong trường hợp bao đường, nhưng khó khắc phục trong bao phim Sự mất cân bằng giữa luồng khí vào và khí thốt do luồng khí nóng cung cấp vào nồi và khí thốt đều lưu thơng qua một cửa, làm cho hiệu... khoảng 2000 viên / ngày − Loại đóng 150 nang/lần có cơng suất khoảng 200 viên / ngày − Loại đóng 300 nang/lần có cơng suất khoảng 5000 viên / ngày Ngun lý đóng thuốc vào nang Các vỏ nang cứng được sếp bằng tay vào khay mang nang Các khay mang nang là các tấm kim loại có các lỗ với đường kính vừa đủ cho thân nang qua Khay được lắp vào máy, trên máy có các lỗ có vị trí tương ứng với các lỗ của khay mang nang... đóng ống Tá dược Nhiệt độ Hấp tiệt trùng Ống thuốc Thời gian Soi Độ trong, độ kín đầu hàn, thể tích ống In nhãn Đóng hộp Thành phẩm Biệt trữ Kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định Nhập kho 25 - Quy trình cơng nghệ với bột pha tiêm: Đối tượng Thao tác kỹ thuật Nội dung kiểm sốt Cơng thức Tính tốn số lượng kiểm tra cơng thức Dược chất Cân, nghiền, tán, Kiểm tra cân, kiểm tra điều kiện Tá dược xử lý, vơ trùng... thiết bị cơ bản trong sản xuất thuốc tiêm − − − − Máy cất nước Hệ thống đóng ống, rửa ống bằng chân khơng, Máy đóng thuốc và hàn thuốc, Nồi hấp Hình 2.11: Máy đóng thuốc tiêm tự động 26 CHƯƠNG 3 : CƠNG NGHỆ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3.1 Các trang thiết bị chính: Tùy theo đặc điểm của sản phẩm chế biến và năng lực của nhà máy mà chủng loại và số lượng trang thiết bị chế biến được các doanh nghiệp trang . xứ 99 10.2. Mô tả công nghệ 99 2 LỜI NÓI ĐẦU Sổ tay mô tả công nghệ một số ngành công nghiệp” là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát trình độ công nghệ, kiểm toán đánh. 43 4.3. Mô tả công nghệ 44 CHƯƠNG 5 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT 53 5.1. Các trang thiết bị chính 53 5.2. Xuất xứ thiết bị 53 5.3. Mô tả công nghệ 53 CHƯƠNG 6 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NHỰA. Xuất xứ thiết bị 63 6.2. Mô tả công nghệ 64 CHƯƠNG 7 : CÔNG NGHỆ NGÀNH GỐM SỨ 71 7.1. Các trang thiết bị chính 71 7.2. Mô tả công nghệ 71 CHƯƠNG 8 : CÔNG NGHỆ NGÀNH NHUỘM 77 8.1. Các trang

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w