1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hướng dẫn triển khai chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp đến năm 2020

310 941 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 310
Dung lượng 8,73 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

sa TT

Trang 3

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NONG THÔN

ee

— TT”

weet $¿ 4 kh ST

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

Trang 5

MỤC LỤC PHAN I

DINH HUONG PHAT TRIEN VA UNG DUNG CONG NGHE SINH HỌC Ở VIỆT NAM

1L Phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010 (Nghị quyết số 18/CP ngày 01/03/1994 của Chính phú vê phát triển công nghệ sinh học (CNSH) ở Việt Nam đến năm 2010)

L2 Đây mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Chỉ thị số 50-C1/TW của Ban Bí thự Trung ương Đảng, ngày 04/03/2005)

1.3 Đây mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng, ngày 04/03/2005)

1.4 Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh

phú, ngày 22/01/2008)

L5 Để án phát triển và ứng đụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

PHAN II

CHUONG TRINH CNSH NONG NGHIEP, THUY SAN

H.1 Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020 (Quyết định số

11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính phú)

H.2 Đề án phát, triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020 (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phú ngày

29/06/2007)

II.3 Ban Điều hành chương trình CNSH, thủy sản (Quyết định số 1256/QĐ-

BNN-TCCB ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) I4 Qui chế hoạt động của Ban Điều hành chương trình cơng nghệ sinh học

Nông nghiệp và Thuỷ sản (Quyết định số 797/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 13/03/2068)

I5 Quy chế quản lý chương trình CNSH Nông nghiệp và Thủy sản (Quyết

định số 94/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban

Trang 6

PHẢN II

CAC VAN BAN QUAN LY AP DUNG THUC HIEN CHUONG TRINH

CNSH NONG NGHIEP, THUY SAN ,

IH.1 Van ban quan ly tai chinh

TIL1.1 Huéng dan ché 46 quan lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chỉ cho Chương trình CNSH Nơng nghiệp, Thuỷ sản (7hông tư liên tịch số 94 /2008/ITLT-BTC-BNN ngày 24/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT)

II.1.2 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự tốn kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà

nước (Thông liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày

7/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ)

II.I.3 Hướng dẫn chế độ khốn kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (7hông tr liên tịch số

93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ

Khoa học và Cơng nghệ)

IIL1.4 Quy định chế độ cơng tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí (Thơng tư số 91/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 18/10/ 2005) HI.1.5 Quy định chế độ chỉ tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại

Việt Nam, chỉ tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chỉ tiêu tiếp khách trong nước (7Ì hơng tr số 57/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 11/6/2007

IH.1.6 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chỉ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (7hông

số 23/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 21/3/2007

HII.1.7 Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí (7i hơng tư liên

tịch số 85/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của Bộ Tài chính,

Bộ Khoa học và Công nghệ)

1I1.1.8 Hướng dẫn quản lý và sử dụng tài sản của các dự á án sử đụng vốn ngân

sách nhà nước khi dự án kết thúc (Thông tư số 116/2005/TT-BTC của

Bộ Tài chính, ngày 19/12/2005)

TIIL1.9 Hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Thông tự liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, ngày 5/12/ 2007)

Trang 7

HH.2 Văn bản quản ly khoa học & công nghệ

IH.2.1 Qui định về việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước

giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 24/2006/OD-BKHCN ngay

30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

HII.2.2 Qui định tuyển, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học cập nhà nước (Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

II.2.3 Hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước (Thông ! số 12⁄2009/TT-BKHCN ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TII.2.4 Qui định triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tÊ về khoa học và công

nghệ thuộc Chương trình cơng nghệ sinh học Nông nghiệp và Thuỷ

sản (Quyết định số 3279/QĐ-BNN-KHCN ngày 13/11/2009 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

IIL2.5 Qui chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Quyết định số 3/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

III2.6 Hướng dẫn tổ chức khoa học và công nghệ công lập mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ (Thông tr liên tịch số

11/2007/TTLT/BCA-BKHCN, ngay 27/7/2007 của Bộ Công an và Bộ

Khoa học và Công nghệ)

III.3 Văn bản quản lý đào tạo sau đại học

Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ)

III.4 Văn bản quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gien và sản phẩm

của sinh vật biến đổi gien

HI.4.1 Quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gien, mẫu vật di truyền của sinh vật biên đôi gien gây ra đôi với đa dạng sinh học (Luật Da dạng Sinh học số 20/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008, Chương V,

Trang 8

MI.4.2 II4.3 IV.1 IV.2 IV.43 IV.4 IV.5 1V.6 IV IV.8 IV.9 IV.19 IV.11 IV.12 IV.13 1V.14 IV.15

Qui định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gien (Thông tư số 69/2009/TT- BNNPTNT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) Danh mục loài cây trồng biến đổi gien được phép khảo nghiệm đánh giá TỦI ro đối với đa dạng sinh học và mơi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam (Thông tư số 72/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

PHẢN IV

MOT SO BIỂU MẪU THỰC HIỆN CHUONG TRÌNH

Đăng ký để tài chương trình CNSH nông nghiệp

Đăng ký dự án sản xuất thử nghiệm chương trình CNSH nơng nghiệp Đăng ký nhiệm vụ HTQT chương trình CNSH nơng nghiệp

Đề xuất thực hiện nhiệm vụ KHCN chương trình CNSH nơng nghiệp

Đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, đự án SXTN cấp Nhà nước

Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì

đề tài, dự án SXTN

Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì, cá nhân thực hiện chính dé tai, dy an SXTN

Giấy xác nhận phối hợp thực hiện đề tài, dự án SXTN

Thuyết minh để tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm

Báo cáo định kỳ Báo cáo thống kê

Hướng dẫn báo cáo tổng hợp kết qua dé tai, dy án Đăng ký dự án tăng cường trang thiết bị

Thuyết minh dự án tăng cường trang thiết bị

Trang 9

PHẦN I

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

I.1 PHÁT TRIẾN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (CNSH) Ở VIỆT NAM ĐẾN

NĂM 2010 (Nghị quyết số 18/CP ngày 1/3/1994 của Chính phú về phát triển

CNSH ở Việt Nam đến năm 2010)

CNSH là tập hợp các ngành khoa học (Sinh học phân tử, Di truyền học, Vi sinh

vật học, Sinh hóa học và Công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật tế bào thực vật và động vật

Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), CNSH sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguôn lực của đất nước

phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuân

bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiên vào thế kỷ 21

1.1.1 THUC TRANG VA YEU CAU PHAT TRIEN CNSH Ở VIỆT NAM

L1.1.1.Việt Nam là một nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú bảo đâm cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển CNSH Nguồn tài

nguyên thiên nhiên này hiện chưa được sử dụng tốt và đang có nguy cơ cạn kiệt do

khai thác bừa bãi, không phù hợp với các qui luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên

của chúng

1.1.1.2 Tuy năng lực nghiên cứu triên khai về CNSH của chúng ta hiện nay đã có khả năng đáp ứng được một số yêu cầu của nền kinh tế quốc đân, tiếp thu và vận

dụng các thành tựu của thế giới vào điều kiện của Việt Nam, song nhìn chung còn

rất hạn chế cả về trình độ của các cơng trình lẫn khả năng tạo ra các công nghệ mới phục vụ nên kinh tế quốc dân

Cho đến nay, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ CNSH thuộc các

chuyên ngành ở các trình độ khác nhau, song đội ngũ này chưa đồng bộ, thiếu cán bộ đầu đàn và chuyên môn giỏi Trong thời gian qua, đội ngũ này chưa phát huy được tác dụng do thiếu điều kiện làm việc, thiêu thông tin nghiêm trọng và kiến thức

ít được đổi mới

Chúng ta đã có một hệ thống, các cơ quan khoa học công nghệ (KHCN) về CNSH Những cơ quan này đang cô gắng hướng các hoạt động của mình vào việc phát triển các cơng nghệ thích hợp phục vụ nên kinh tế quốc đân Song do phát triển tự phát và thiếu qui hoạch, hệ thống này còn phân tán, không đồng bộ, cơ sở vật chất

lạc hậu, do đó hoạt động kém hiệu quả

1.1.1.3 Ngành công nghiệp sinh học của Việt Nam chưa phát triển, phần lớn

các sản phẩm có liên quan đến CNSH đều là sản phẩm nhập ngoại, trong khi đó

chúng ta lại đang xuất khẩu nông sản dưới đạng nguyên liệu

Trang 10

1.1.1.4 Tuy CNSH và ngành công nghiệp sinh học của chúng ta chưa phát triển, song nước ta có những tiềm năng và điều kiện thuận loi dé phat triển nhanh

chóng CNSH: Cơng cuộc đổi mới nền kinh tế quốc dân tạo ra nhu cầu lớn về công

nghệ và một môi trường thuận lợi cho CNSH phát triển; 70 triệu người Việt Nam với sức mua đang dần được nâng cao sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sự phát triển CNSH CNSH thể giới đã đạt được những thành tựu to lớn mà chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng; chúng ta có tiềm lực KHCN nguồn nhân lực đổi dào và nguồn tài nguyên phong phú

Thực trạng trên địi hỏi phải nhanh chóng phát triển CNSH góp phần đây nhanh tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc đân

1.1.2 QUAN DIEM VÀ MỤC TIEU PHAT TRIEN CNSH O VIET NAM

1.1.2.1 Quan diém phat trién CNSH ở Việt Nam

Phát triển CNSH nhằm vừa khai thác tối ưu vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài

nguyên sinh vật của đât nước

Phat triển CNSH nhằm chủ yếu phục vụ phát triển nền nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sông

Phát triển CNSH trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu của thé giới áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhanh chóng đi ngay vào các công nghệ tiên tiến (chú trọng qui mô vừa và nhỏ) đồng thời với việc hiện đại hoá các công nghệ truyền thống

1.1.2.2 Mục tiêu phát triển CNSH đến năm 2010

Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu KHCN thuộc lĩnh vực CNSH của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sông

Xây dựng một ngành công nghiệp sinh học phát triển bảo đảm sản xuất được các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khâu

Tạo lập được một hệ thống Các cơ quan KHCN thuộc lĩnh vực CNSH có năng lực tiến hành nghiên cứu phát triển ở trình độ cao và có khả năng tạo ra các công nghệ mới, hiện đại phục vụ nên kinh tế quốc dân

1.1.3 NOI DUNG PHAT TRIEN CNSH O VIET NAM DEN NAM 2010

1.1.3.1 CNSH phuc vu phat triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Tạo các công nghệ phục tráng và nhân nhanh các giống cây lương thực, rau, hoa, quả, cây công nghiệp, thực vật thủy sinh và cây rừng có năng suất chất lượng tốt và tính chống chịu cao đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu, bệnh, phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phủ xanh đất trỗng đồi trọc

Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của CNSH trong công tác lai tạo giống, khai thác tối đa con giống quí, phát triển đàn gia súc, gia câm và thủy sản Sử dụng các

biện pháp CNSH để phát triển duy trì và lưu trữ các nguồn gien quí hiếm

Trang 11

Tạo các công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh học, đặc biệt chú trọng công nghệ sản xuất phân vi sinh vật có lân, các chất kích thích sinh trưởng, các chế phẩm

vi sinh vật bảo vệ cây trồng

Ứng dụng CNSH tạo ra các loại thức ăn giầu đinh dưỡng (giầu protein, vitamin các loại, thuốc thú y các loại, vắc xin thông thường và mới phục vụ chăn nuôi công nghiệp, các loại gia súc, gia cầm, thủy sản và động vật rừng

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH dé bao quan va ché bién nông, lâm, thủy sản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của chúng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khâu Nghiên cứu

và phát triển các công nghệ chế biến các phụ chế phẩm nông, lâm, ngư nghiệp thành

các sản phẩm có giá trị kinh tế

L1.3.2 CNSH phục vụ bảo vệ sức khoẻ con người

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH sản xuất các loại

thuốc chữa bệnh, đặc biệt coi trọng việc phát triển công nghiệp sản xuất kháng sinh, sản xuất vắc xin kinh điển và một số loại vắc xin thế hệ mới

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất các chế phẩm phục vụ chân

đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuân và không nhiễm khuẩn

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH sản xuất các chế phẩm sinh học đề phịng chơng suy dinh dưỡng ở trẻ em và tăng cường thê lực cho

cộng đông

L.1.3.3 CNSH phục vụ bảo vệ môi trường sống và tài nguyên sinh vat

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH xử lý các chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, các nguồn nước và khơng khí ơ nhiễm Nghiên cứu và phát triển các công nghệ phục vụ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là phục vụ chương trình phát triển rừng và phủ xanh đất trống đổi trọc Nghiên cứu

phát triển duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, hạn chế sự mất mát các

nguôn gien

1.1.3.4 CNSH phue vụ các ngành công nghiệp khác

Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH sản xuất các loại axit và dung môi hữu cơ

Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật của CNSH phục vụ khai thác các loại khống sản và dâu khí

1.1.3.5 Xây dựng tiềm lực KHCN thuộc lĩnh vực CNSH

Tập trung trong thời gian ngắn xây đựng một đội ngũ cán bộ khoa học v và công nghệ (KH&CN) về CNSH đồng bộ về ngành nghề và trình độ

Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các cơ sở cũng như chương trình đào tạo

Trang 12

Tổ chức lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực CNSH:

Trên cơ sở các cơ quan KHCN hiện có, xây dựng hoàn chỉnh Viện CNSH thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

Từng bước nâng cấp các phịng thí nghiệm của các cơ quan nghiên cứu khác để các cơ quan này đủ khả năng tiếp thu và cải tiên các công nghệ của nước ngoài và tạo được công nghệ phục vụ các ngành kinh tế quốc dân

Chuyển một số phòng thí nghiệm chuyên phát triển các công nghệ cụ thể và cơng nghệ có trình độ trung bình cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện để các

đoanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở KHCN của riêng mình

Nhanh chóng xây dựng được các ngân hàng gien cũng như ngân hàng dữ liệu thông tin về các chủng giống và thông tin KHCN phục vụ công tác nghiên cứu phát

triên CNSH

L.1.3.6 Xây dựng ngành công nghiệp sinh học

Trên cơ sở chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam, đổi mới công

nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực CNSH hiện có và thiết lập các cơ sở sản xuất mới có trình độ cơng nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, ưu tiên xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất kháng sinh và vắc xin

Trên cơ sở chuyên giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và công nghệ tạo ra trong nước, cơ khí hố và hiện đại hố các cơng nghệ sản xuất truyền thống: Công nghệ sản xuất nước mắm, nước chấm, tương phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Phát triển các cơ sở thiết kế, gia công và chế tạo các đây chuyển thiết bị CNSH cho các cơ sở pilot và sản xuất, trong đó ưu tiên các năng lực thiết kế chế tạo các dây chuyển thiết bị lên men

_L14 NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẢM THÚC ĐÂY PHÁT

TRIEN CNSH

I.1.4.1 Tăng cường tiềm lực nội sinh về KHCN thuộc lĩnh vực CNSH

Bộ KHCN-MT cùng các Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức lại các cơ

quan KHCN về CNSH nói ở điểm 5 mục 3 trên đây

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ KHCN-MT và các Bộ có liên quan xây dựng chủ trương, kế hoạch đào tạo cán bộ CNSH thuộc các chuyên ngành và các trình độ khác nhau ở các trường đại học trong nước và ở nước ngoài nhằm phục vụ việc phát triển CNSH

Nhà nước khuyến khích việc tiếp xúc giữa các nhà CNSH Việt Nam và thế giới thông qua tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam và cử chuyên gia Việt Nam tham dự các hội thảo quốc tế, đảm bảo cho các trung tâm khoa học lớn của cả nước (Hà Nội và TP HCM ) có đủ các loại sách báo và tạp chí về CNSH

Nhà nước tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu - phát triển công nghệ

trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu câp nhà nước về ƠNSH, khuyến

khích các nhà khoa học trẻ tiễn hành công tác nghiên cứu và nâng cao trình độ

Trang 13

1.1.4.2 Cae biện pháp và chính sách khuyến khích việc xây dựng nền công

nghiệp sinh học ở Việt Nam

Nhà nước có chính sách khuyến khích (cho vay vốn với chế độ ưu đãi, thủ tục

thuận lợi) các doanh nghiệp đổi mới hay nhập công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực CNSH để sản xuất các sản phẩm mới, các sản phẩm được sản xuất bằng cơng nghệ có trình độ cao và các sản phẩm thiết yếu phục vụ nền kinh tế quốc dân

Nhà nước có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm và các công nghệ mà trong nước tự tạo ra được, ngăn gừa việc nhập các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng gây nguy hại cho con người và môi trường sống

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lập các Cơ SỞ KHCN cua riêng mình

dé khơng ngừng nâng cao trình độ cơng nghệ của sản xuất và tạo sức cạnh tranh cho

sản phẩm của mình

1.1.4.3 Chính sách hợp tác quốc tế

Nhà nước khuyến khích sử dụng tại Việt Nam các chuyên gia có trinh độ cao của các nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài làm cô vân hoặc tham gia trực

tiếp vào các quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo cán bộ nghiên cứu phát

triển công nghệ

Trong một số trường hợp cụ thể Nhà nước khuyến khích và tài trợ các quan hệ song phương và đa phương giữa các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh

vực CNSH

1.1.4.4 Vốn đầu tư cho phát triển CNSH

Vốn đầu tư cho phát triển CNSH sẽ được lấy từ nhiều nguồn:

* Vốn ngân sách, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ - đặc biệt là vốn viện trợ ODA, các tổ chức phi Chính phủ và vốn huy động từ các doanh nghiệp

* Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và cho việc

phát triển tiềm lực KH&CN về CNSH

* Việc đầu tư để phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực có liên quan đến CNSH sẽ do các doanh nghiệp tự lo

* Riêng đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính phục vụ cơng cộng và

bảo vệ môi trường sống, Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc toàn phần tuỳ từng trường hợp cụ thê

1.1.5 TỎ CHỨC THỰC HIỆN

1.1.5.1 Các Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, Y tế, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp nhẹ xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện “Chương trình phái triển CNSH" của Bộ mình nhằm phát triển các ngành sản xuất có liên quan đến CNSH và xây dựng ngành CNSH

1.1.5.2 Bộ KHCN - MT chủ trì xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện "Chương

trình phát triển tiềm lực KHCN thuộc lĩnh vực CNSH"

11

Trang 14

I.1.5.1.3 Uỷ ban KHNN cùng với Bộ Tài chính và Bộ KHCN-MT xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch đầu tư cho phát triển CNSH, dự kiến phan bé ngân sách nhà nước hàng năm và 5 năm và các nguồn viện trợ từ ngoài nước cho việc thực hiện Nghị quyết này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

I.1.5.1.4 Bộ KHCN-MT chủ trì cùng với các Bộ khác có liên quan xây dựng

trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thâm quyền các chính sách chế độ nơi

ở phần 4 của Nghị quyết này

Bộ KHCN-MT chịu trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc các Bộ và các địa phương thực hiện nghị quyết này

Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này

Trang 15

1.2 DAY MANH PHAT TRIEN VA UNG DUNG CNSH PHỤC VỤ SỰ

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (Chi thi sé 50-

CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 4/3/2005)

CNSH là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sông, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các

hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

Với những thành tựu KH&CN vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế ky XX, CNSH từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ

cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới

Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nơng nghiệp, CNSH có vai trò

đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo vệ môi trường sông và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học

Trong những năm qua, CNSH nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng Nhận

thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNSH của các cấp, các ngành và nhân

dân đã được nâng lên một bước Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn

nhân lực cho CNSH đã được quan tâm đầu tư Trình độ nghiên cứu và phát triển

công nghệ đã được nâng cao rõ rệt Việc ứng dụng CNSH truyền thống trong sản xuất đã trở nên phố biến, gop phan nang cao chat lượng và sức cạnh tranh của nông - lâm - thủy sản; sản xuất vắc-xin và một số chế phẩm phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động

Tuy nhiên, CNSH hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày cảng tăng của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sông của nhân dân Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp Uỷ đảng, các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trị, vị trí quan trọng của CNSH đối với nước ta Việc cụ thể hố và tơ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển CNSH còn chậm và chưa triệt để; chưa có kế hoạch tổng thể phát triên CNSH và công nghiệp sinh học; chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương và chưa có chính sách khuyến khích, thu

hút các nguôn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển CNSH, nhất là công

nghiệp sinh học

13

Trang 16

1.2.1 Mục tiêu phát triển CNSH

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định CNSH là công nghệ được ưu tiên phát triển Mục tiêu phát triển CNSH trong thời

gian tới là:

Tạo ra các giống cây trồng, vật ni mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả

kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng: hoá, tăng nhanh tỉ lệ nông - lâm - thủy sản chế biến, nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; tiến tới giám nhập khâu và tự cung cấp được một phần quan trọng nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân; áp dụng rộng rãi CNSH trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường

Phát triển CNSH đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được

một sô sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân Tạo ra phong trào ứng dụng CNSH rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn

L2.2 NHIỆM VU PHAT TRIEN CNSH

1.2.2.1 Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNSH vào san xuất và đời sống Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, CNSH phải góp phần quan trọng trong việc tạo ra các giống cây trồng, vật ni mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo ra các công nghệ sản

xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước

Trong lĩnh vực y dược, CNSH có nhiệm vụ góp phan giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc và bảo đảm sản xuất, cung cấp đủ các vắc xin thiết yếu và một số loại thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mũi nhọn để sản xuất vac xin thế hệ mới và thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp Nhanh chóng đưa liệu pháp công nghệ gien, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vitamin và axít amin

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyên giao

các giải pháp CNSH trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cỗ môi trường

L2.2.2 Day mạnh xây dựng tiềm lực KH&CN cho CNSH

Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng ‹ đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2015 cung cập đủ cán bộ cho các nhu cầu nghiên cứu, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất kinh doanh

Tăng cường đầu tư và hoàn thiện mạng lưới các phòng thí nghiệm CNSH; tập trung đầu tư dứt điểm và đưa vào sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm; xây dựng ở ba miền Bắc, Trung, Nam các trung tâm mạnh về CNSH làm hạt nhân cho

việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong cả nước

Trang 17

Nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiễn trong lĩnh vực CNSH Phấn đấu

đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực đối với một số lĩnh vực công nghệ quan trong cua CNSH:

Làm chủ được công nghệ gien nhằm tạo ra các biến đổi bộ gien thực vật, động vật theo hướng có lợi; chữa các bệnh di truyền; chú trọng nghiên cứu các đặc điểm

và những thay đổi bộ gien của người và vi sinh vật do tác động của ô nhiễm môi

trường và chất độc hoá học Đây mạnh ứng dụng tin - sinh học phục vụ nghiên cửu

CNSH, đặc biệt là công nghệ gien

Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và động vật trong

tạo và nhân nhanh giông cây trồng và vật ni có ưu thế về năng suất, chất lượng: phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu tế bào

Đây mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ enzim - protein trong công nghiệp

chế biến và đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch học phân tử phục vụ sản xuất vắc xin thể hệ mới và chế phẩm chẵn đốn

Cơng nghệ vi sinh tập trung nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống cao sản bằng công nghệ cao; nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật lên men vi sinh vật phục vụ phát triển công nghiệp sinh học

1.2.2.3 Xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học

Tiến hành quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y dược và công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế

Công nghiệp sinh học nông nghiệp và thủy sản tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống, các chế phâm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp sinh học y dược tập trung sản xuất vắc xin, chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh và kháng sinh

Công nghiệp sinh học hoá chất và sinh học thực phẩm tập trung sản xuất axít

amin, axít hữu cơ, enzim công nghiệp, enzim thực phâm, phụ gia thực phẩm và thực phẩm lên men

Công nghiệp sinh học phục vụ bảo vệ môi trường tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật làm sạch môi trường và xử lý ô nhiễm

L2.3 GIẢI PHÁP

Để đạt được các mục tiêu và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã để ra nhằm phát

triển CNSH, cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp sau đây:

Day mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tao su chuyén bién manh mé trong

nhận thức của các cap Uy dang, cdc nganh, cdc cấp và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNSH trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách và tăng cường công tác

quản lý nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng, phát triển CNSH.- Sớm hình thành hệ thống tô chức quân lý nhà nước về an toàn sinh học

Trang 18

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổng thể phát triển CNSH và công nghiệp sinh học Cần tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp sinh học,

trong đó ưu tiên lĩnh vực y - dược

Có chính sách thu hút, đa đạng hoá các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước

cho nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm CNSH thiết yếu Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho một số chương trình trọng điểm về xây dựng phòng thí nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực, NCKH và phát triển công nghệ Xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi cho phát triển nhanh các doanh nghiệp CNSH vừa và nhỏ

Xây dựng chính sách gắn kết chặt chế hoạt động KH&CN với hoạt động sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiễn bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH vào sản xuất và đời sống

Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng CNSH

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội đề đào tạo đội ngũ cán bộ đâu đàn, chuyên gia giỏi và nâng cao trình độ nghiên cứu, phát triên công nghệ

trong lĩnh vực CNSH của đât nước

1.2.4 TÔ CHỨC THỰC HIỆN

Các cấp Uỷ, tổ chức Đảng từ Trung ương tới địa phương phải coi việc day mạnh phát triển CNSH và xây dựng nên công nghiệp sinh học là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; nghiêm túc

tổ chức quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị này

Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thắng văn bản pháp luật, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi nhất cho việc phát triển CNSH, công

nghiệp sinh học

Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá các chủ trương, chính

sách, giải pháp được nêu trong Chỉ thị này; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

tổng thê phát triển CNSH và công nghiệp sinh học

Các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng cần tô chức

tuyên truyền sâu rộng về các nội đụng của Chỉ thị, tích cực tham gia tô chức phong trào nghiên cứu, ứng dụng CNSH vào sản xuất - kinh doanh và đời sống Ban Khoa giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ KH&CN hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Ban Bí thư về tình hình thực hiện Chỉ thị này

Trang 19

13 DAY MANH PHAT TRIEN VA UNG DUNG CNSH PHUC VU SU

NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HĨA, HIEN DAI HOA DAT NUGOC (QOuyét dinh sé

188/2005/QD-TTg ngay 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phi về việc ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí

thu Trung ương Dang, ngay 4/3/2005)

13.1 MUC TIEU

Chương trình hành động của Chính phủ cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp; thể chế hoá các chủ trương, chính sách trong Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đưa nhanh Chỉ thị vào cuộc

sống và nhằm đạt được các mục tiêu sau: 1.3.1.1 Mục tiêu đến năm 2010

- Tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các CNSH chủ yếu; triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng

- Tạo ra các sản phẩm mới bằng CNSH (như: Giống cây trồng, vật nuôi, chủng vị sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp ) có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao

- Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học vừa và nhỏ

nhằm sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm CNSH phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

1.3.1.2 Mục tiêu đến năm 2020

- Cung cấp đủ nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao và chất lượng tốt, đủ năng lực sáng tạo và làm chủ các công nghệ trong lĩnh vực CNSH phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

- Xây dựng được một số trung tâm NCKH và phát triển công nghệ tiên tiến và hiện đại về CNSH đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Hình thành và phát triển ngành cơng nghiệp sinh học có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh tế quôc dân

1.3.2 CAC NHIEM VU CHU YEU

1.3.2.1 Xay dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tong thé phat trién CNSH nham ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNSH vào sản xuất và đời sống

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thé phát triển CNSH ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm sau:

a Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

b Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển ngành Thủy sản

c Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ ngành Y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Trang 20

Sẽ

d Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

đ Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ ngành công nghiệp chế biến

1.3.2.2 Nâng cao trình độ và phát triển tiềm lực KH&CN cho CNSH

a Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao, trong đó chú trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm đến năm 2015 đáp ứng đủ cán bộ cho các nhu cầu NCKH, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý, sản xuất, kinh đoanh và địch vụ về CNSH

- Đối với đào tạo ở trong nước: Tập trung quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo; có sự phân công nhiệm vụ đào tạo rõ ràng cho các trường đại học, phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền, lãnh thổ; kết hợp chặt

chẽ các cơ sở đào tạo với các cơ sở nghiên cứu trong việc đào tạo và NCKH; khuyến

khích việc đào tạo kỹ sư CNSH, ưu tiên cơ sở vật chất kỹ thuật và số lượng tuyển sinh cho loại hình đào tạo này

- Đối với đào tạo ở nước ngoài: Sử dụng chương trình gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để tập trung đào tạo cán bộ đầu ngành, có trình độ cao, chất lượng giỏi và chuyên sâu cho từng lĩnh vực

b Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và các phịng thí nghiệm CNSH ở Việt Nam; xây dựng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam các trung tâm mạnh, tiên tiễn và hiện đại về CNSH để làm hạt nhân cho việc nghiên cứu và ứng đụng CNSH trong cả nước

c Tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tu co sở vật chất kỹ thuật, máy móc

thiết bị phục vụ các hoạt động NCKH và phát triển CNSH, trong đó chú trọng mạng lưới các phịng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm và khảo nghiệm, việc thiết kế và chế tạo các thiết bị công nghệ đặc thù

d Đây mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút và tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư của nước ngoài dé phát triển CNSH theo hướng hội nhập về trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ; phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật; hiện đại, đồng bộ về công nghệ

và thiết bị

L3.2.3 Hình thái và từng bước phát triển ngành công nghệ sinh học

a Xây dựng các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước theo kế hoạch đài hạn, bao gồm chương trình KH&CN, chương trình kỹ thuật - kinh tế để tiến hành nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng các CNSH vào sản xuất và đời sống

b Xây dựng quy hoạch tổng thé phat triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng các lĩnh vực: _

- Công nghiệp chế biến thực phẩm từ các nông, lâm, thủy, hải sản; công nghiệp

sản xuất rượu, bia, nước chấm, nước giải khát bằng các công nghệ lên men vi sinh,

enzim và protein; công nghiệp sản xuất các dòng axit amin, axit hữu cơ, enzim công nghiệp, phụ gia thực phẩm, men và enzim thực phẩm

Trang 21

- Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thủy sản: Tập trung phát triển

công nghiệp sản xuất giếng thuần, giống lai, các chế phâm chăm sóc và bảo vệ cây

trồng, vật nuôi

_ 7 Cong nghiệp sinh học trong y dược: Tập trung sản xuất các loại vắc - xin, chế phẩm chân đoán, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các hoá dược khác

- Công nghiệp sinh học trong bảo vệ môi trường: Tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật để làm sạch môi trường, xử lý ô nhiễm và sự cố mơi trường

c Hình thành và phát triển thị trường CNSH

1.3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc day phat trién va img dung CNSH

a Xay dung và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đây

phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ giải đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó chú trọng đến các chính sách thu hút, tăng cường và đa đạng hố các ngn lực đầu tư; chính sách ưu đãi nhằm thu hút, sử dụng có biệu quả đội ngũ cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm gắn kết chặt chẽ CNSH với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng CNSH; chính sách ưu đãi nhằm thúc đây việc phát triển nhanh các doanh nghiệp CNSH vừa và nhỏ, làm tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam

b Rà soát, sửa đổi, bỗ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thé chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNSH, trước mắt tập trung xem xét để ban hành quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gien và sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien, tiến tới xây dựng và ban hành Luật An toàn sinh học nhắm tăng cường công tác quản lý nhà nước vé CNSH, đồng thời tạo hành lang pháp lý để thúc đây phát triển nhanh và ứng dụng mạnh mẽ CNSH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.2.5 Dé trién khai các nội dung trong Chương trình hành động này của Chính phủ, phê duyệt về nguyên tắc danh mục 12 đề án, dự án, nội dung công việc; cơ quan chủ trì, phối hợp xây dựng và thời hạn hồn thành để trình Thủ

tướng Chính phủ (Phụ lục kèm theo Quyết định này)

1.3.3 TÔ CHỨC THỰC HIỆN

1.3.3.1 Công tác thông tin, tuyên truyền, phố biến và quán triệt Chỉ thị và Chương trình hành động:

a Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hố - Thơng tin, các Bộ, ngành,

địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung

trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ để tạo sự chuyên biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của CNSH đối với sự nghiệp công

Trang 22

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời nâng cao tính thần trách nhiệm để thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị của Ban Bí thư và Chương trình hành động của

Chính phủ

b Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Văn hố - Thơng tin và các cơ quan thông tin

đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phố biến các kết qua NCKH, chuyén giao va

img dung cac tiến bộ kỹ thuật về CNSH phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là Các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, thủy sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

1.3.3.2 Phần công nhiệm vụ cụ thé

a Bộ KH&CN:

fo Là cơ quan đầu mối của Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ

tơ chức thực hiện Chương trình hành động này; thường xuyên theo dõi, đôn đôc,

kiêm tra việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ tại các Bộ, ngành và địa phương có liên quan; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực biện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ

- Chủ trì xây dựng Đề án "Kế hoạch tổng thể phát triển CNSH ở Việt Nam đến năm 2020",

- Chủ trì xây dựng Đề án "Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các Viện, trung tâm nghiên cứu và các phịng thí nghiệm CNSH ở Việt Nam"

- Chủ trì xây dựng Đề án "Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về nghiên

cứu, ứng dụng và phát triển CNSH" :

: Chủ trì xây dựng Đề án "Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chê, chính sách và thê che vê CNSH"

_ Chỉ đạo xây dựng và chủ trì tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tiềm lực CNSH của các Bộ, ngành và địa phương

b Bộ Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì xây dựng Đề án "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020"

c Bộ Y tế:

~ Chủ trì xây dựng Đề án "Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế đên năm 2020"

d Bộ Thủy sản:

- Chủ trì xây dựng Đề án "Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020"

đ Bộ Cơng nghiệp:

- Chủ trì xây dựng Đề án "Phát triển và ứng + dung CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến"

Trang 23

- Chủ trì xây dựng Đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp

sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”

e Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì xây dựng Đề án "Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường”

- Chủ trì xây dựng Dự án "Luật An toàn sinh học” và các Nghị định hướng dẫn

thi hành Luật

g Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì xây đựng Để án "Quy hoạch đảo tạo nguồn nhân lực cho CNSH và ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam”

h Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:

Cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để

thực hiện các nội dung, dé án, dự án của Chương trình hành động trên của Chính phủ

¡ Các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng và ưu (tiên lồng ghép kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Bộ, ngành và địa phương mình, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trên, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ KH&CN để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ

Trang 24

I4 KẾ HOẠCH TONG THE PHAT TRIEN VA UNG DUNG CNSH Ở VIỆT

NAM DEN NĂM 2020 (Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/1/2008 của Thủ

tướng Chính phú)

1.4.1 QUAN DIEM CHÍ ĐẠO

L4.1.1 NCKH, phát triển và ứng dụng CNSH phải đáp ứng yêu cầu về phát

triên một hướng KH&CN trọng điệm; xây dựng và phát trién công nghiệp sinh học ở nước ta trở thành một ngành kinh (Ê - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trị quan trọng, phục

vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

1.4.1.2 Phát triển và ứng đụng CNSH tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực:

Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chê biên thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y - dược và bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, đông thời thúc đây sự hình thành và phát triên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về CNSH, hoạt động đạt hiệu quả cao

1.4.1.3 Phát triển CNSH trên cơ sở xây dựng và phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các thành tựu khoa học, CNSH tiên tiến của thế giới, đồng thời hiện đại hố các cơng nghệ truyền thống

1.4.1.4 Phát triển CNSH đòi hỏi đầu tư cao, thiết bị hiện đại, do vậy cần có sự

lựa chọn đê đầu tư đúng hướng, đúng mức và đông bộ; lựa chọn một sô sản phẩm

chủ lực, thiết yêu dé dau tu phat trién

1.4.1.5 Dao tao nguồn nhân lực KH&CN về CNSH đủ về số lượng và có chất

lượng cao là một trong những yêu tô quan trọng bậc nhất trong phat trién CNSH 6

nước ta

1.4.2 MUC TIEU PHAT TRIEN

1.4.2.1 Muc tiéu téng quat

NCKH, phat triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNSH vào sản xuất và

đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật

công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yêu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nên kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với CNSH, hình thành và phát triển

thị trường CNSH để đến năm 2020 CNSH của Việt Nam đạt trình độ tiên tiễn trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế

1.4.2.2 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

a) Giai đoạn đến năm 2010

- Tiếp nhận, làm chủ và nghiên cứu tạo ra một số công nghệ quan trọng; triển khai ứng dụng rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp, y - được, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, quốc phòng và

an ninh

- Nghiên cứu tạo ra và ứng dụng mạnh mẽ các sản phẩm mới, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao về giống cây trồng, vật nuôi,

Trang 25

chủng vi sinh vật, vắc xin, sản phẩm chế biến công nghiệp phục vụ tiêu dùng và

xuât khâu

- Xây dựng và tăng cường được một bước về tiềm lực cho hệ thống cơ quan NCKH và phát triển công nghệ về CNSH

- Xây dựng được một số doanh nghiệp CNSH và tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp này sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đạt hiệu quả tốt nhất

b) Giai đoạn 2011 - 2015

- Tiép nhận và làm chủ được các công nghệ nền của CNSH tiên tiễn và hiện đại của thế giới, trên cơ sở đó nghiên cứu tạo ra được nhiều cơng nghệ có giá trị phục vụ

sản xuất và đời sống; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ, sâu, rộng CNSH trong nhiều lĩnh vực, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

~ Xây dựng được một số trung tâm NCKH và phát triển CNSH đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN

- Xây dựng được ngành công nghiệp sinh học phát triển, bảo đảm sản xuất được các sản phẩm chủ lực có chất lượng và sức cạnh tranh cao, phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

c) Tầm nhìn đến năm 2020

- Đào tạo đủ nguồn nhân lực KH&CN về CNSH có chất lượng cao, giàu năng lực sáng tạo và làm chủ công nghệ, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội,

bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống

- Xây dựng được một số trung tâm NCKH và phát triển công nghệ về CNSH tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học, đáp ứng năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân

1.4.2.3 Các nhiệm vụ chủ yếu

a NCKH, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNSH vào sản xuất và

đời sông

a.1 Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và PTNT

- VỀ cây nông nghiệp: Tập trung NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ gien (công nghệ chuyên gien và phương pháp chỉ thị phân tử) để tạo ra các giông cây trồng mới, cây trồng biến đổi gien có các đặc tính nơng học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường: công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giơng có chất lượng cao, sạch bệnh; ứng dụng rộng rãi công nghệ cao nhằm tối ưu hoá năng

suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp

- Về cây lâm nghiệp: NCKH, phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giông dé nhân nhanh các giông cây lâm nghiệp có tốc độ sinh

trưởng cao, chất lượng gỗ tốt; NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ gien dé tao

cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh

Trang 26

OE

- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến các công nghệ sinh sản, đặc biệt là

công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tỉnh, phôi và cây chuyển hợp tử, thụ tỉnh ông nghiệm; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ chuyển gien trong

chọn, tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ gien trong xác định giới tính phôi một số loại bia súc quan trọng; nghiên cứu và nâng cao năng lực sản xuất, bảo đảm đủ lượng vắc xin thú y, đặc biệt là vắc xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác

- Về vi sinh vật: NCKH, phat triển và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ

enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh dùng trong bảo vệ cây trồng, cải tạo đất, chế biến và bảo quản nông sản - thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm sạch nước sinh hoạt và xử lý các phế, phụ phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nơng thơn

- Ung dụng có hiệu quả công nghệ di truyền trong việc bảo tổn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguôn gien cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ cho công tác cải tạo giống

- Về nuôi trồng thủy sản (NTTS): NCKH, phát triển và ứng dụng CNSH để

điều khiển giới tính nhằm sản xuất con giống đơn tính quy mơ công nghiệp; tạo giống thủy sản có chất lượng cao, kháng bệnh tốt; tiến hành các phương pháp sinh sản nhân tạo ở một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khâu; bảo tồn và khai thác có hiệu quả ngn gien các loài thủy sản đặc hữu phục vụ cho công tác giống thủy sản; sản xuất các chế phâm sinh học phục vụ nâng cao năng suất nuôi trồng và xử lý môi trường NTTS; sản xuất một sô loại kit chan đoán nhanh bệnh ở

thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học

trong phòng, trị một sô loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản; sản xuất thức ăn thủy sản chất lượng cao thay thé thức ăn ngoại nhập

- Về chế biến thủy sản: NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ enzym và protein để nâng cao chất lượng và tạo mặt hàng mới trong công nghiệp chế biến thủy sản; ứng dụng phương pháp sinh học phân tử trong bảo đảm vệ sinh, an toàn sản

phẩm thủy sản; ứng dụng CNSH đê xử lý phế thải, chất thải trong chế biến thủy sản

nhằm bảo vệ môi trường và sản xuất các chế phẩm bảo quản sản phẩm thủy sản

a.2 Lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNSH trong lĩnh vực y - được để tạo ra các sản phẩm y - được mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y học công nghệ cao nhằm phòng, chống hữu hiệu các loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của người dân

- Về y tế:

+ Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ chữa

bệnh; mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ thụ tính trong ống nghiệm để giải quyết vân đề vô sinh; phát triển công nghệ đơn dòng tế bào và ứng dụng vào việc chan

đoán và điều trị bệnh

Trang 27

+ Nghiên cứu, phát triển và img dung cong nghệ gien trong chân đoán và điều

trị bệnh, nâng cao chat lượng nòi giỗng con người Việt Nam

+ Nghiên cứu và sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới (vắc xin tế bào, vắc xin

tái tổ hợp, vac xin ADN) để bảo đảm đáp ứng 80 - 90% nhu câu trong nước và một phần cho xuất khẩu

- Về được phẩm:

+ Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật

để sản xuất quy mô công nghiệp các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

+ Nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc kháng sinh, vitamin, axit amin,

protein bằng công nghệ lên men vỉ sinh va vi sinh tái tổ hợp

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm

a.3 Lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất nhiên liệu sinh học (khí sinh học, xăng sinh học, diezel sinh học ) phục vụ mục tiêu sản xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dung CNSH để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, đất đai, nước, không khí vì mục tiêu phát triển

bên vững đất nước

a.4 Lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Nghién cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ enzym, protein, vi sinh để

sản xuất quy mô công nghiệp-các axit amin, protein, axit hữu cơ, dung môi hữu cơ, chế phẩm vi sinh phục vụ công nghiệp chế biến thực - phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học, thuốc chữa bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường

- Nghiên cứu chế tạo dây chuyền, thiết bị CNSH phục vụ công nghiệp chế biến

thực phâm

a.5 Lĩnh vực quốc phòng và an ninh

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp phòng, chống các loại

vũ khí sinh học

- Nghiên cứu, xây dựng tàng thư gien người trên một số đối tượng cần quản lý; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH trong đầu tranh phịng, chống, truy tìm tội phạm, quản lý nguồn nhân lực, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng

b Xây dựng và phát triển tiềm lực cho CNSH

b.1 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hố máy móc, thiết bị

- Quy hoạch và đầu tư tập trung, đúng mức và đồng bộ dé hién dai hoa mang lưới các Viện nghiên cứu, trường đại học và phịng thí nghiệm về CNSH trong phạm Vị cả nước

Trang 28

- Hoàn thiện việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các phịng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia, đồng thời xây dựng và phát triển thêm các phòng thí

nghiệm CNSH mới, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ

- Xây dựng một số trung tâm CNSH tiên tiến, biện đại mang tính chất vùng,

liên vùng, ngành, liên ngành nhằm thực hiện những nhiệm vụ quốc gia, nhiệm vụ liên vùng, liên ngành và nhiệm vụ đặc thù của ngành, vùng

- Xây dựng các phịng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về CNSH đạt tiêu chuẩn quốc tế, các phịng thí nghiệm khác chuẩn hố theo tiêu chuẩn phịng thí nghiệm được cơng nhận (VILAS)

b.2 Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học

đáp ứng nhu cầu về lượng và chất của việc phát triển CNSH và ngành công nghiệp ˆ sinh học ở nước ta Chú trọng đào tạo đội ngũ chun gia có trình độ cao, tiễn sĩ và sau tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và đào tạo theo nhóm nghiên cứu

về CNSH

- Chủ động và thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ khoa học thuộc mọi trình độ về CNSH ở trong nước Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo nguôn nhân lực cho CNSH của Việt Nam Tiếp tục gửi người đi đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng vốn ngân sách nhà nước Khuyến khích việc du học tự túc bậc học đại học, sau đại học, sau tiến sĩ về CNSH

- Tổ chức đảo tạo lại về CNSH cho các cán bộ khoa học kỹ thuật đang làm việc trong lĩnh vực CNSH nhưng trước đây không được đào tạo chuyên sâu về CNSH, đi đôi với việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH cho các cơ sở sản xuất và địa phương

- Thực hiện cơ chế liên kết giữa đào tạo sau đại học với NCKH và phát triển công nghệ để báo đảm các đề tài nghiên cứu triển khai ở cấp Bộ, cấp Nhà nước đều góp phân đào tạo được những cán bộ có trình độ cao về CNSH

- Giai đoạn 2006 - 2010: Đào tạo được trên 8.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học về CNSH, trong đó có: 200 tiến sĩ, 800 thạc sĩ, gửi đi đào tạo ở nước ngoài khoảng 100 lượt người; đào tạo ở trong nước được 3.000 kỹ thuật viên - Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo được trên 12 000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học về CNSH, trong đó có: 300 tiến sĩ, 1.200 thạc sĩ, gửi đi đào tạo

ở nước ngoài khoảng 300 lượt người; đào tạo ở trong nước được 4.500 kỹ thuật viên

c Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học

c.1 Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở

Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp sinh

học trong lĩnh vực: công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, y - được với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của nước ta

Trang 29

c.2 Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; sản xuất

rượu, bia, nước giải khát, nước chấm; sản xuất Các axit amin, axit hữu co, enzym céng nghiép, phu gia thực phẩm; sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy

sản, phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, vắc xin thú y, vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, vắc xin cũm gia câm, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các loại được phẩm khác; sản xuất các chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải, nước thải, khí thải, làm sạch nước sinh hoạt và các sự cô môi trường

c.3 Tạo lập thị trường thơng thống, thuận lợi, phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học

d Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính

sách nhằm thúc đây NCKH, phát triển và ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống

d.1 Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích NCKH, phát triển, chuyển giao và ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống cũng như đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam; chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy, hải sản đầu tư phát triển CNSH; chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển CNSH; chính sách ưu đãi cán bộ khoa học kỹ thuật và trọng dụng nhân tài về CNSH

đ.2 Xây dựng chính sách về quản lý an toàn sinh học đếi với sinh vật biến đổi gien, một Chương quan trọng của Luật Đa dạng sinh học và các Nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Chương này

d.3 Xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vến, hỗ trợ chuyển giao, nhập khâu công nghệ và bí quyết cơng nghệ, phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các đoanh nghiệp đầu tư cho NCKH và phát triển ngành công nghiệp sinh học

đ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNSH

đ.1 Tiến hành các hợp tác song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới có nền CNSH tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc CNSH ở nước ta

đ.2 Xây dựng và tô chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác NCKH, phát triển và ứng dung CNSH; chuyên giao công nghệ, dây chuyển sản xuất, máy móc thiết bị về CNSH giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học của nước ta với các Viện nghiên cứu, trường đại học của các nước có nên CNSH tiên tiễn trên thế giới

e Các chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm

Đề đạt được mục tiêu đã đề ra và triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch tổng thể nêu trên, tiến hành xây dựng, phê duyệt và tô chức thực hiện 10 chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm sau đây:

Trang 30

el Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước về phát triển và ứng dụng các công nghệ nền của CNSH: Bộ KH&CN chủ trì xây dựng, phê duyệt theo

thâm quyên và tổ chức thực hiện

„2 Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020: Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng, trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng | nam 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

e.3 Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020: Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) chủ trì xây dựng, trình

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tô chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết

định sô 14/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) e.4 Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm

2020: Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) chủ trì xây đựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết định sô 97/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

e.5 Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế đến năm 2020: Bộ Y tế chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện

e.6 Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực báo vệ môi trường đến

năm 2020: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tô chức thực hiện

e.7 Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CNSH và ngành công

nghiệp sinh học đên năm 2020: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt và tô chức thực hiện

e.8 Quy hoạch mạng lưới và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện,

trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm về CNSH đên năm 2020: Bộ KH&CN chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tô chức thực hiện

e.9 Quy hoạch tổng thê phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020: Bộ Công thương chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

và tô chức thực hiện

e.10 Dự án Luật Đa dạng sinh học, trong đó có Chương về quản lý an tồn

sinh học đơi với sinh vật biên đôi gien và các nghị định quy định chỉ tiết và hướng

dẫn thi hành Chương này: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Chính phủ cho ý kiên đê trình Qc hội thơng qua và tô chức thực hiện

1.4.2.4 Các giải pháp chú yếu

a Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với sự phát triển và ứng dụng CNSH trong sản xuất và đời sơng Hình thành hệ thống chỉ đạo phát triển và ứng đụng CNSH thống nhất từ Trung ương đến

địa phương Đây mạnh và đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, phố biến kiến thức về phát triển và ứng đụng CNSH; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của

Trang 31

Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động, của Chính phủ và nội dung Kế hoạch tổng thê về phát trién và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư đề thực hiện

b Nhanh chóng hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thơng thống và ưu đãi cho phát triển và ứng dụng CNSH, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng

và sử đụng các sản phẩm CNSH ở Việt Nam

c Đây mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất kỹ

thuật, máy móc, thiệt bị cho CNSH Chú trọng đâu tư có trọng tâm, trọng điểm, hệ

thống theo quy hoạch thông nhất trong cả nước, trong từng địa phương đê sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị, các phịng thí nghiệm đã được đầu tư

d Tăng cường và đa dang hoá các nguồn lực đầu tư cho phát triển và ứng dụng

CNSH Lua chon đâu tư có trọng tâm, trọng diém, tơ chức thực hiện có hiệu quả,

đồng thời quản lý chặt chẽ các chương trình, đê án, dự án về phát triên và ứng dụng CNSH Chú trọng huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và người sản xuất cho phát trién CNSH ở nước ta

Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho NCKH và phát triên CNSH trong tong chi

ngân sách nhà nước hàng năm cho KH&CN Việc ưu tiên bô trí kinh phí cho các chương trình, quy hoạch, để án và dự án trọng điêm trong “Kê hoạch tông thê phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020” thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

đ Khôi phục và phát triển các kinh nghiệm bản địa, đồng thời nhanh chóng áp

dụng các công nghệ tiên tiên đề đây mạnh việc phát triền và ứng dụng CNSH trong khôi phục và phát triển các ngành nghệ truyện thống, hình thành thêm ngành nghệ mới để phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học

e Tăng cường hợp tác quốc tế đê nhanh chóng tiếp thu, giải mã, làm chủ một số

lĩnh vực quan trọng của CNSH hiện đại Thực hiện việc mua công nghệ và thuê

chuyên gia nước ngoài trong những trường hợp NCKH và phát triên CNSH cân thiệt

L4.2.5 Tổ chức thực hiện

a Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tô chức thực hiện có hiệu quả và đúng tiên độ các nội dung của “Kê hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020”, định kỳ hàng năm báo cáo kết quá lên Thủ tướng Chính phủ

b Các Bộ: KH&CN, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công thương, Giáo dục và

Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, căn cứ nhiệm vụ được giao chủ trì trong Kê hoạch tông thê khân trương xây dựng, thâm định, phê duyệt theo thâm quyên hoặc trình cấp có thâm qun phê duyệt và tô chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiên độ các chương trình, quy hoạch, để án và dự án trọng điểm đã được phân cơng

_ ¢.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch tong thé này, xây dựng chương trình, kê hoạch phát triển CNSH giai đoạn từ nay đến năm

Trang 32

2020 như là một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm,

hàng năm ở địa phương

„ _ % Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ KH&CN cân đối, bố trí và hướng dan str dung von dé triển khai, thực hién có hiệu quả và đúng tiên độ các nội dung,

nhiệm vụ, chương trình, quy hoạch, để án và dự án trong Kê hoạch tông thê được cập có thâm quyên phê duyệt

đ Các tổ chức và cá nhân có như cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm

vụ, chương trình, quy hoạch, để án va dy án thuộc Kê hoạch tông thê tiền hành đăng ký với các Bộ được giao chủ trì nhiệm vụ nêu trên để được xem xét, giải quyết

Trang 33

15 DE AN PHAT TRIEN VA UNG DỤNG CNSH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIEN DEN NAM 2020 (Quyét định số 14/2007/OD-TTg ngày 25/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

15.1 MUC TIEU

15.1.1 Muc tiéu téng quat

Nghiên cứu tạo ra các CNSH tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập

khẩu các CNSH hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công

nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nang cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt

nhu cầu tiêu đùng trong nước và xuất khẩu

L5.1.2 Mục tiêu cụ thé

a) Giai doan dén 2010:

- Nghiên cứu tạo ra các CNSH tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khâu và làm chủ các CNSH hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ngoài phù hợp với điều kiện sản xuất ở nước ta; ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các cơng nghệ này vào sản xuất để chủ động tạo ra các sản phẩm công nghiệp chế biến có chất lượng tốt và sức cạnh tranh cao trên thị trường

- Sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm enzym (kể cả enzym tái t6 hop), protein, axit hữu cơ, axít amin, các chế phẩm vi sinh (bao gồm cả các sản phẩm biến đôi gien), các hoạt chất sinh học, chất phụ gia, nhiên liệu sinh học đáp

ửng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến, phục vụ tốt các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và y tế

- Xây dựng và phát triển mạnh CNSH phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khâu

- Tăng cường mạnh tiềm lực cho NCKH, phát triển và ứng dụng CNSH trong

lĩnh vực công nghiệp chế biến, bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đào tạo kỹ thuật viên để triển khai và ứng dụng CNSH tại các cơ sở sản xuất, chế

biến; tuyên chọn, công nhận đơn vị chủ trì và tiến hành xây dựng phịng thí nghiệm trọng điểm công nghệ vi sinh, hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả phịng thí

nghiệm trọng điềm công nghệ enzym và protein; đầu tư chiều sâu để nâng cấp cơ sở

vật chất kỹ thuật, mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới các phịng thí nghiệm CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

b) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Ứng dụng mạnh mẽ các CNSH hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh CNSH hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật

mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao va ổn định trong sản xuất ở quy mô

công nghiệp; sản xuất các loại enzym tái tổ hợp; đưa CNSH trong lĩnh vực công

nghiệp chế biến của nước ta phát triển đạt trình độ khá trong khu vực

31

Trang 34

- Phát triển mạnh và bền vững ngành CNSH phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến; tạo lập thị trường thuận lợi để thúc day sản xuất, kinh doanh và dich vụ các sản

phẩm, hàng hoá chủ lực của CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu ding trong nước và xuất khâu

- Tăng cường được một bước quan trọng về tiềm lực, bao gồm đảo tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chât kỹ thuật cho phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp từ 20 đến 25% tổng số

đóng góp của KH&CN vào giá trị gia tăng của ngành công nghệ chè biên

c) Tầm nhìn đến 2020:

- Đưa CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước phát triển trên thể giới

- CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp trên 40% tổng số đóng góp của KH&CN vào giá trị gia tăng của ngành công nghệ chê biên

L5.2 CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YÊU ,

1.5.2.1 Nghién ctu co ban, nghién ctu img dung, NCKH va phat triển công nghệ (R - D), triển khai sản xuất thử nghiệm (SXTN) sản phẩm (P) phục vụ phát trién CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chê biên

a) Công nghệ vi sinh:

- - Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình cơng nghệ, thiết bị lên men vi

sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chê biên thực phẩm (bia rượu, nước châm, nước giải khát, thịt, cá và các nông, lâm, thủy, hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chat phu gia, hoa chat, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng bảo đảm chât lượng ôn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường

- Nghiên cứu ứng dụng các CNSH để sản xuất thử nghiệm (SXTN) sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh (sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, mẫu thực phẩm, axít hữu cơ, axit amin, protein đơn bào và đa bào ) phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá được, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu đùng ; ; kiêm soát được chất lượng nguyên liệu và các sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ công nghệ biến đổi gien trong công nghiệp chế biến

- Nghiên cứu ứng dụng CNSH hiện đại để phân lập và tạo ra các chủng vi sinh vật mới, có chât lượng tôt, ôn định, hiệu suất lên men cao góp phân phát triên mạnh ngành công nghệ chê biên

- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ vi sinh đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khâu nhằm nâng cao chat lượng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cau tiêu dùng và xuât khâu, góp phân thúc đây sự phát triên của ngành công nghiệp chê biên

Trang 35

b) Công nghệ enzym và protein

- Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình cơng nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ enzym ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biên thực phâm (các loại đường, tinh bột, bia rượu, nước châm, nước giải khát và các nông, lâm, thủy, hải sản khác); thức ăn chăn nuôi, các chât phụ gia, hoá chat, nguyên liệu hoá dược, nhiên

liệu sinh học, hàng tiêu dùng bảo đảm chất lượng ôn định và có sức cạnh tranh cao

trên thị trường

- Nghiên cứu ứng đụng các CNSH để SXTN sản phẩm và sản xuất ở quy mô

công nghiệp các chê phẩm enzym, protein phục vụ cho ngành công nghiệp chê biên thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học và hàng tiêu dùng

- Nghiên cứu ứng dụng CNSH hiện đại để SXTN một số enzym tái tổ hợp phục vụ công nghiệp chê biên

- Nghiên cứu và sản xuất day chuyén thiết bị đồng bộ ứng dụng enzym và

protein trong công nghiệp chế biên ở quy mô vừa và nhỏ

- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các cơng nghệ enzym và protein đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khâu nhắm nâng cao chât lượng, đa dạng

hoá sản phâm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đây sự phát triên của ngành công nghiệp chê biên

1.5.2.2 Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nhằm thúc đây

sản xuât, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công

nghiệp chê biên

- Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

tăng cường đầu tư vào các hoạt động tiệp nhận và chuyên giao CNSH đê phát triên bền vững ngành công nghệ chế biên; ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các tiên bộ kỹ

thuật, công nghệ mới đê sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá

chủ lực do CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tạo ra, đáp ứng tốt nhu câu

tiêu dùng và xuât khâu;

- Hinh thanh va phat triển mạnh ngành công nghiệp sinh học phục vụ công

nghiệp chê biên, tao lập thị trường thuận lợi, thơng thống đề thúc đây các doanh

nghiệp đầu tư vào các dự án san xuat, kinh doanh và địch vụ các sản phâm chê biên

1.5.2.3 Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh

vực công nghiệp chê biên a) Đào tạo nguồn nhân lực

- Đào tạo ngắn hạn với thời gian từ 6 đến 12 tháng tại các nước có nền CNSH

phát triển để nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ KHCN đã có băng tiên sĩ,

thạc sĩ

- Gửi các nghiên cứu sinh đến các nước có nền CNSH phát triển để đào tạo

mới bậc tiễn sĩ và thạc sĩ theo nội dung nghiên cứu của ĐỀ án

33

Trang 36

- Đào tạo tại Việt Nam các kỹ sư công nghệ; đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ về CNSH

trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo các nội dung của Đề án

- Đào tạo kỹ thuật viên có tay nghề cao về CNSH trong lĩnh vực công nghiệp

chế biến để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại các doanh nghiệp, địa phương

- Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Đến năm 2015, việc đào tạo nguồn nhân lực về CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cần đạt: Đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn là 20 -

30 cán bộ; đào tạo mới 30 - 40 tiến sĩ, 50 - 60 thạc sĩ, 200 - 250 kỹ sư thực hành và

400 - 500 kỹ thuật viên

b) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hố máy móc, thiết bị

- Đầu tư chiều sâu để nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; bỗ sung và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho các phịng thí nghiệm thuộc hệ thống trên nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, triển khai ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất

- Bễ sung, đầu tư mới phịng thí nghiệm trọng điểm công nghệ vi sinh đặt tại Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công nghiệp và phịng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzym và protein dành cho các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)

- Xây dựng website, nối mạng và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở đữ liệu, thông tin quốc gia về CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biển để cung cấp và chia sẻ kịp thời, đầy đủ các thông tin cơ bản nhất, mới nhất về CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cho các đơn vị và cá nhân có liên quan

1.5.2.4 Hợp tác quốc tế để phát triển CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyên giao các CNSH mới, hiện đại của thế giới để ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất thuộc ngành công nghiệp chế biến ở Việt

Nam

- Thực hiện khoảng 30 đề tài, dự án hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nhà KHCN nước ngoài để phát triển và ứng dụng có hiệu quả CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở nước ta

1.5.3 Một số giải pháp chính

I.5.3.1 Đây mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Đây mạnh việc thực hiện các đề tài ¡ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, NCKH và phát triển công nghệ (R - D) để tạo ra các công nghệ mới, triển khai các

Trang 37

dự án SXTN (dự án P), các dự án hợp tác quốc tế, du án sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ lực irong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Khuyến khích việc ứng dụng các kết quả NCKH và phát triển công nghệ vào sản xuất; đây mạnh các hoạt động chuyên giao công nghệ trong nước và nhập khẩu các CNSH mới, tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ nước ngoài

nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực

trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Tạo lập thị trường thuận lợi cho phát triển CNSH, thúc đây việc thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và khuyến khích họ đầu tư để ứng dụng

mạnh mẽ CNSH vào lĩnh vực công nghiệp chế biến Nhà nước có những chính sách

ưu đãi về vốn tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào

phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

1.5.3.2 Tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các nguồn vốn để thực hiện có hiệu

quả các nội dung của Đề án

ov) Tổng kinh phí đề thực hiện Đề án sẽ được xác định trên cơ sở kinh phí của

từng để tài, dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thâm quyển phê duyệt Hàng năm,

Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách đề thực hiện các nội dung của

Đề án; tăng cường và đa dạng hóa các ngudn vén dau tư khác từ đoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, vốn kinh tế đối ngoại (ODA, FDI ) và các nguồn vốn hợp tác quốc tế có liên quan để phát triển và ứng dụng có hiệu quả CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

b) Tổng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Để án trong giai đoạn đến 2015 dự kiến khoảng 500 tỷ đồng (mỗi năm trung bình khoảng 50 tỷ đồng) Vốn ngân sách nhà nước chỉ cho các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; NCKH và phát triển công nghệ (R - D); nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suât, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; hỗ

trợ SXTN sản phẩm (dự án P: được hưởng mức thụ hồi là 60% tổng kinh phí của dự

án); hỗ trợ chuyển giao công nghệ để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm,

hàng hoá chủ lực (đự án kỹ thuật - kinh tế); đầu tư chiều sâu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống các phòng thí nghiệm và hiện đại hóa máy móc, thiết bị; chỉ

đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc

Đề án

Bộ Công nghiệp lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đài hạn và từng năm dé

thực hiện các nội dung của Đề án, gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để

các Bộ này tổng hợp, trình Chính phủ phê duyệt

c) Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến trên cơ sở ứng dụng CNSH để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khâu do các doanh nghiệp

đảm nhiệm

1.5.3.3 Tăng cường tiềm lực cho CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực

35

Trang 38

- Day mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị, máy

móc cho hệ thống các phịng thí nghiệm và cơ quan nghiên cứu và ứng dụng CNSH

trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Quy hoạch các cơ sở trong ngành công nghiệp chế biến theo hướng phát triển bền vững, khép kín từ khâu nghiên cứu giống, kỹ thuật canh tác, xây dựng vùng

nguyên liệu tập trung, tổ chức sản xuất, chế biến đến việc kinh doanh, dịch vụ và

thương mại sản phẩm

- Đây mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở các trình độ: Tiến sĩ, thạc

Sĩ, cử nhân, kỹ sư công nghệ và kỹ thuật viên, đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực để quản lý và thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án, đồng thời phục vụ tốt sự phát

triển bền vững ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam

1.5.3.4 Đây mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách,

văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công

nghiệp chế biến

- Đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính

sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, Các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, nhà khoa

học, nhà công nghệ, doanh nhân và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan

đến phát triển và ứng đụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến được hưởng những chính sách ưu đãi với trần cao nhất về vốn vay, tín dụng, mức thuế đóng vào ngân sách nhà nước, quyền sử dụng đất đai, chính sách kích cầu và các chính sách khác có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật

- Thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc bảo

hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đối với chủng vỉ sinh vật, quy trình

cơng nghệ, máy móc, thiết bị, phát minh, sáng chế về CNSH trong lĩnh vực công

nghiệp chế biến

1.5.3.5 Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm vẻ việc

phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ''

Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước có

nền CNSH phát triển, với các tỏ chức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi

kinh nghiệm trong việc phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp

chế biến Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, dé tai, dự án hợp tác

quốc tế, nhất là với các nước có nền CNSH tiên tiến để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh

nghiệm, trí lực, tài lực, vật lực và thu hút đầu tư nhằm phát triển và ứng dụng có

hiệu quả CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở nước ta

1.5.4 TÔ CHỨC THỰC HIỆN `

1.5.4.1 Bộ Cơng nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án và định

Trang 39

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thành lập Ban Điều hành "Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến" (sau đây gọi tắt là Ban Điều hành

Đề án) do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp phụ trách lĩnh vực làm Phó trưởng ban, đại diện lãnh đạo Vụ KHCN làm Ủy viên

thư ký Các thành viên khác của Ban Điều hành là đại diện các cơ quan chức năng

của Bộ Công nghiệp và đại diện cấp Vụ (Sở) của một số Bộ, ngành và địa phương có liên quan (Văn phịng Chính phủ; các Bộ: KH&CN, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thủy sản, Y tế; các UBND: thành

phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) Ban Điều hành Đề án làm việc theo Quy

chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Trưởng Ban Điều hành Đề án ban hành

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư cho các đề

tài, dự án, nhiệm vụ của Đề án trên cơ sở để nghị của Ban Điều hành Đề án và ý kiến đánh giá, thẩm định của Hội đồng Tư vẫn KHCN Việc tuyển chọn, tổ chức

triển khai thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả của các để tài, dự án, nhiệm vụ phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động KH&CN

1.5.4.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ vến trong kế hoạch dài hạn và từng năm cho Bộ Công nghiệp để tổ chức thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả các nội dung của Đề án

1.5.4.3 Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Công nghiệp trong, việc xây dựng và tăng

cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho hệ thống các cơ sở

nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về chuyển giao công nghệ, phát triển và ứng dụng

CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

1.5.4.4 Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Thay san va Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ mình về phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

1.5.4.5 BO Gido dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng nghiệp, Bộ Tài

chính để bố trí vốn và đào tạo nguồn nhân lực về CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cho Đề án

1.5.4.6 Cac BG, nganh, địa phương và doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thực

hiện các nội dung của Dé án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa

phương và doanh nghiệp mình tiến hành đăng ký với Bộ Công nghiệp và Ban Điều

hành Đề án để được xem xét

Trang 40

PHẦN II

CHƯƠNG TRÌNH CNSH NƠNG NGHIỆP, THUỶ SẢN I1 CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG

CNSH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020 (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/1/2006 của Thủ tướng Chỉnh phú)

IL.1.1.MỤC TIÊU

IL1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, Các chế phẩm CNSH

nông nghiệp mới có năng suất, chât lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu

câu chuyên đôi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thủy sản

chê biên phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khâu

IIL1.1.2 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn q) Giai đoạn 2006 - 2010

- Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại và ứng dụng có

hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành Nông nghiệp Việt Nam - Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và

sức cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khâu

- Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một sơ dịng cây trông biến đổi gien trong phạm vi phịng thí nghiệm và thử nghiệm trên đông ruộng

- Tăng cường được một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho CNSH nông nghiệp thông qua đào tạo được đội ngũ cán bộ CNSH chuyên sâu, có trình độ

cao và chất lượng tôt cho một sô lĩnh vực chủ yêu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng CNSH ở các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thơng các phịng thí nghiệm trọng điêm, hiện đại; tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở

rộng mạng lưới các phịng thí nghiệm thơng thường ứng dụng CNSH nông nghiệp b) Giai đoạn 2011 - 2015

- Phát triển mạnh mẽ CNSH hiện đại, trong đó tập trung mạnh vào công nghệ

gien; tiếp cận các khoa học mới như: Hệ gien học, tin sinh học, protein học, biến

dưỡng học, công nghệ nano trong CNSH nông nghiệp; đưa CNSH nông nghiệp nước

ta đạt trình độ khá trong khu vực `

- Đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu cho một số lĩnh vực CNSH mới;

tập trung đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá một số phịng thí nghiệm CNSH nơng

nghiệp đạt trình độ tiên tiễn của thế giới

Ngày đăng: 15/04/2016, 13:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w