1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp kinh tế tài chính giảm nhập siêu nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài của việt nam

106 423 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Tuy nhiên, các nước đang phát triển nhưViệt Nam, xuất khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng khá nhỏ bé trong tổng KNXK,các khoản chuyển giao chưa đáng kể, vì lẽ đó, ở những quốc gia này, tìnhtrạng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, các nướcđang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh cơ hội mở rộng thịtrường xuất khẩu còn có cơ hội rất lớn trong nhập khẩu các loại hàng hóa vàdịch vụ nhằm khắc phục sự thiếu hụt tạm thời trong nước Do còn nhiều hạnchế trong sản xuất, khả năng cạnh tranh chưa cao, một thực tế xảy ra đối vớinhững quốc gia này, đó là nhập khẩu tăng với tốc độ cao trong khi tăng xuấtkhẩu lại đòi hỏi phải có thời gian mới đạt được tốc độ tăng tương ứng Điềunày dẫn tới CCTM bị thâm hụt và các nước này thường phải đối mặt với hiệntượng nhập siêu trong quá trình tăng trưởng Trên thực tế, tình trạng nhập siêuvẫn có thể khắc phục được nếu CCTM đảm bảo ở mức dương, có nghĩa là nếuphần chênh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, kiều hối,trợ cấp… dương thì nền kinh tế hoàn toàn có thể khắc phục được ảnh hưởngcủa nhập siêu và tự chủ về ngoại tệ Tuy nhiên, các nước đang phát triển nhưViệt Nam, xuất khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng khá nhỏ bé trong tổng KNXK,các khoản chuyển giao chưa đáng kể, vì lẽ đó, ở những quốc gia này, tìnhtrạng nhập siêu luôn đi cùng với vấn đề nợ nước ngoài

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi gia nhập WTO, nhập siêu và đi kèmvới nó là nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng Mặc dù nợ nướcngoài của Việt Nam hiện vẫn ở mức an toàn nhưng đà tăng liên tục của chỉ sốnày những năm qua là một dấu hiệu không tốt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

nợ nước ngoài trong tương lai

Một số câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này là:

i Tình trạng nhập siêu của nước ta hiện nay ở mức độ nào, có làm mất

an toàn nợ nước ngoài không?

ii Xu hướng nhập siêu trong những năm tới (đến 2020) ra sao?

Trang 2

iii Cần những chính sách và biện pháp như thế nào để giảm nhập siêuđảm bảo an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam?

Đề tài: “Giải pháp Kinh tế - tài chính giảm nhập siêu nhằm đảm bảo

an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam” được nghiên cứu nhằm góp phần giải

quyết các vấn đề nêu trên

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hình thành cơ sở lý luận nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nhậpsiêu, nợ nước ngoài và ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài, từ đó đưa

ra các giải pháp giảm nhập siêu nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài củaViệt Nam Cụ thể:

i Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến nhập siêu, nợ nước ngoài

và ảnh hưởng của nhập siêu đến an toàn nợ nước ngoài

ii Đánh giá thực trạng nhập siêu, nợ nước ngoài và ảnh hưởng của nhậpsiêu đến nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2001 đến 2011

iii Đề xuất các giải pháp Kinh tế - Tài chính nhằm giảm nhập siêu trongđiều kiện Việt Nam đứng trước nguy cơ mất an toàn nợ nước ngoài

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhập siêu đến an toàn nợ nướcngoài ở Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháp Kinh tế - tài chính giảm nhậpsiêu trong thời gian tới nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu

+ Nhập siêu được nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đặc biệt trong tình trạng nợ nước ngoài đang

có xu hướng gia tăng

+ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi xuất, nhập khẩu hàng hóa, khôngbao gồm dịch vụ

Trang 3

+ Tập trung phân tích thực trạng nhập siêu và tác động của nó đến nợnước ngoài.

+ Thời kỳ nghiên cứu: từ 2001 đến 2012 và dự báo xu hướng đến 2020

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các sốliệu có liên quan đến nhập siêu, nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua

+ Phương pháp so sánh: Từ việc tổng hợp các dữ liệu liên quan, thựchiện so sánh và phân tích số liệu trong cùng thời kỳ và giữa các thời kỳ vớinhau để thấy được xu thế, dự báo cho những giai đoạn kế tiếp

4 Nội dung và kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về nhập siêu, nợ nước ngoài và ảnh hưởng

của nhập siêu đến an toàn nợ nước ngoài

Chương 2: Thực trạng nhập siêu và ảnh hưởng của nhập siêu đến an

toàn nợ nước ngoài của Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp Kinh tế - tài chính giảm nhập siêu nhằm đảm

bảo an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP SIÊU, NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐẾN AN TOÀN NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1 Nhập siêu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhập siêu

1.1.1 Các khái niệm liên quan

Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sởdùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán

Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá(bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước Khi sảnxuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi , hoạt động này

mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa vàkhu chế xuất ở trong nước

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đãxuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Hoạt động xuất khẩu ngày naydiễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nềnkinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọngngày càng tăng

Ở Việt Nam, theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại ViệtNam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đượccoi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Khái niệm nhập khẩu

Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua

hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhàsản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trongnước Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của

Trang 5

IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu vàđưa vào mục CCTM Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phithương mại.

Cán cân thương mại

Thương mại quốc tế là sự mua bán/trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa haihay nhiều quốc gia khác nhau, giữa nước xuất khẩu (bán) và nước nhập khẩu(mua) CCTM là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toánquốc tế CCTM ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của mộtquốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mứcchênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch làlớn hơn 0, thì CCTM có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0,thì CCTM có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, CCTM ở trạng tháicân bằng

Khái niệm nhập siêu

Nhập siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng CCTM có giá trị nhỏ hơn

0 Nói cách khác, khi KNNK cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhấtđịnh, đó là nhập siêu

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới nhập siêu

Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những quốc gia có nền kinh tế thịtrường phát triển theo hướng mở Ở các quốc gia đang phát triển nói chung,Việt Nam nói riêng, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới nhập siêu thường được

đề cập đến là:

1) Chính sách thương mại

Chính sách thương mại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhập siêu.Các nước buôn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về côngnghệ, hoặc vì họ khác biệt nhau về lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hoặc vì cả hai

lý do đó Việc tiến hành thương mại gây tác động lên phân phối thu nhập giữa

Trang 6

các nhóm dân cư trong nội bộ một nước và giữa các nước theo hướng một sốngười (hoặc nước) sẽ được lợi từ thương mại, trong khi một số người (hoặcnước) khác sẽ bị thiệt hại từ hoạt động này Chính sách thương mại nói cáchkhác là chính sách quốc gia dùng để phân biệt đối xử giữa các nhà sản xuấttrong nước với các nhà sản xuất nước ngoài Nó bao gồm một hệ thống hoànchỉnh các luật lệ, quy định, các chính sách và các tập quán của Chính phủ cóảnh hưởng đến thương mại

Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại bao gồm thuế quannhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tựnguyện, yêu cầu về hàm lượng nội địa Ngoài ra, các Chính phủ còn sử dụngmột số công cụ khác nữa để tác động tới hoạt động ngoại thương của mình nhưtrợ cấp tín dụng xuất khẩu, các thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật… Chúng

có thể được phân chia ra làm hai loại là thuế quan và phi thuế quan Những cảicách thương mại quan trọng là (i) mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu(chính sách thương quyền); (ii) chính sách thuế quan và phi thuế quan (iii) thamgia các hiệp định thương mại khu vực, song phương và toàn cầu

Vì chính sách thương mại liên quan chặt chẽ tới chính sách khuyếnkhích xuất khẩu và quản lý nhập khẩu, do vậy, điều tiết chính sách thươngmại sẽ ảnh hưởng đến tình trạng nhập siêu Trong điều kiện nhập siêu, chínhsách thương mại của các nước thường được xây dựng theo hướng khuyếnkhích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Tuy nhiên, thực tế cho thấy hạn chếnhập khẩu không phải là giải pháp hiệu quả để điều chỉnh CCTM mà nhậpkhẩu cạnh tranh mới là biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng nhậpsiêu Đôi khi, chính sách khuyến khích nhập khẩu, cụ thể là khuyến khíchnhập khẩu tư liệu sản xuất sử dụng để phát triển xuất khẩu sẽ cải thiện nhậpsiêu trong dài hạn

2) Chính sách đầu tư

Trang 7

Các chính sách đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối vớitình trạng nhập siêu của một quốc gia, đặc biệt là với các nước đang pháttriển Nhiều nghiên cứu định lượng cho thấy nhập khẩu và đầu tư thường cómối quan hệ với nhau Các nước đang phát triển thường không có hoặc không

tự sản xuất đủ các nguyên liệu đầu vào cũng như các loại máy móc thiết bịcần thiết cho sản xuất Nhập khẩu nguyên liệu và các loại máy móc thiết bịcòn thiếu là cách thức mà các nước đang phát triển thường dùng nhằm bù đắp

sự thiếu hụt trong nước Tùy thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại và chiếnlược đầu tư trong từng giai đoạn mà tác động của các chính sách đầu tư đếnnhập khẩu khác nhau

Về vấn đề bảo hộ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu

bảo hộ thương mại phải dần được dỡ bỏ, hoạt động đầu tư theo “chiều sâu”

cần được chú trọng tăng cường Điều này liên quan chặt chẽ tới hoạt độngxuất, nhập khẩu Tương tự, chiến lược đầu tư ở mỗi giai đoạn sẽ tác động tớicán cân xuất nhập khẩu theo hướng cải thiện hoặc không, (Ví dụ: chiến lượcđầu tư xác định tập trung vào các ngành nghề thay thế nhập khẩu, các ngànhnghề có lợi thế xuất khẩu sẽ góp phần cải thiện CCTM)

Trong chiến lược đầu tư, hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư liên quanđến khả năng cạnh tranh của hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu Cácluồng vốn đầu tư gián tiếp, hoặc nguồn viện trợ nước ngoài, kiều hối có thể cóảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp; cải thiện hoặc gây tình trạng nhập siêu:

Với nguồn vốn FDI Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cótác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Đối với các nước đangphát triển, khi xuất khẩu dịch vụ còn hạn chế và các nguồn chuyển giao chưađáng kể, vốn FDI góp phần làm lành mạnh hoá CCTM Việc tăng đầu tư nướcngoài vào các ngành thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu góp phầntăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu trong dài hạn, do đó góp phần cải thiện

Trang 8

CCTM Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài tăng, kéo theo nhập khẩu tăng Nếuchính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất khẩu sẽ làm cho tình trạng nhập siêunghiêm trọng hơn Hơn nữa, khi luồng FDI vào (đặc biệt dưới dạng ngoại tệ)tăng lên sẽ làm thay đổi tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ; nếu Chính phủkhông can thiệp, điều này sẽ dẫn đến khuynh hướng đồng nội tệ lên giá, qua

đó hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, dẫn đến nhập siêu và thâm

hụt cán cân vãng lai

Với nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu nhậpròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối… có tác dụng bù đắp thâm hụtCCTM hàng hoá Sự ổn định và gia tăng của các khoản chuyển giao làm chokhả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai lớn hơn và do đó có thể

mở rộng nhập khẩu nhiều hơn so với dự kiến

Với nguồn vốn vay (vay đầu tư và vay thương mại) Việc sử dụng vàphân bổ nguồn vốn này ảnh hưởng mạnh mẽ tới CCTM và hơn thế nữa, liênquan tới khả năng trả nợ trong tương lai Nếu nguồn vốn đi vay được sử dụnghiệu quả như đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu, vào nâng cao năng lựccông nghệ, hạ tầng kinh tế xã hội… thì về dài hạn sẽ có tác động tích cực tớiCCTM, góp phần cải thiện tình trạng nhập siêu Nhưng nếu việc sử dụngnguồn vốn vay không hiệu quả, đầu tư dàn trải, vay phục vụ cho mua sắm củaChính phủ, tiêu dùng… sẽ làm trầm trọng cán cân tài khoản vãng lai và nợnước ngoài vì chỉ số nợ/ xuất khẩu có xu hướng gia tăng và tỷ số giữa lãi suấtphải trả các khoản nợ so với mức độ tăng xuất khẩu cũng sẽ gia tăng

Như vậy, chính sách đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nướcngoài) đều ảnh hưởng đến CCTM Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và cơ cấu vốnđầu tư ảnh hưởng đáng kể đến CCTM Chẳng hạn, việc xem nhẹ đầu tư vào cácngành công nghiệp phụ trợ sẽ làm tăng nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, phụ liệu,

do đó giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu Hiệu quả kinh tế của các dự

Trang 9

án đầu tư thấp, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và hàngthay thế nhập khẩu do có mức chi phí cao hơn mức quốc tế Điều này làm choviệc cải thiện CCTM trở nên khó khăn, đặc biệt là trong dài hạn

3) Chính sách tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia, vì nó ảnhhưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trênthị trường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cảcủa hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trởnên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tănglên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả làxuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu

sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên

Các tổ chức tài chính quốc tế như WB và IMF thường khuyến nghị phágiá đồng nội tệ khi các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế vớilập luận cho rằng phá giá sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu vàgiảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó Cả hai tác động nàyđều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước, từ đó làm choCCTM của nước phá giá được cải thiện Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý

về tác động của phá giá đến CCTM

Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng Cần phải có thời gian

để người tiêu dùng ở cả nước phá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành

vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh đã thay đổi Chuyển từ tiêu dùngcác hàng nhập khẩu sang các hàng sản xuất trong nước nhất định cần phải cóthời gian, vì người tiêu dùng trong nước khi quyết định mua hàng không chỉquan tâm đến sự thay đổi của giá cả tương đối mà cả nhiều yếu tố khác, chẳnghạn thói quen và sự nổi tiếng của hàng ngoại so với hàng nội; trong khi người

Trang 10

tiêu dùng nước ngoài có thể không thích chuyển từ tiêu dùng hàng họ vốn đãquen sử dụng sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá

Sự chậm trễ trong phản ứng của người sản xuất Ngay cả khi phá giá cải

thiện được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những người sản xuấttrong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất, hoặc chuyển sản xuất từngành này sang ngành khác Hơn nữa, các đơn đặt hàng thường được đặt trước

và những hợp đồng như vậy không thể huỷ bỏ trong ngắn hạn Các nhà máykhông thể huỷ bỏ hợp đồng đối với đầu vào và nguyên liệu thô quan trọng

Sự cạnh tranh không hoàn hảo Sự thâm nhập và gây được ảnh hưởng

trên thị trường thế giới là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian Cácnhà xuất khẩu nước ngoài có thể không chịu chia sẻ thị trường và có thể phảnứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàngxuất khẩu sang nước phá giá Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoàiphải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá, có thể phản ứngtrước sự suy giảm khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá cả trên thị trườngtrong nước, và do đó hạn chế khối lượng nhập khẩu từ các nước phá giá

Cuối cùng việc giảm giá đồng nội tệ có thể không cải thiện được

CCTM trong thời gian trước mắt Bởi vì CCTM chính là giá trị của xuất khẩutrừ đi giá trị của nhập khẩu Giả sử chúng ta tính CCTM bằng VND Nếu giánội địa của hàng xuất khẩu không thay đổi và lượng hàng xuất khẩu chưa thayđổi nhiều lắm, thu nhập từ xuất khẩu sẽ chỉ cao hơn một chút trong thời giantrước mắt và nếu lượng hàng nhập khẩu chưa giảm nhiều lắm, nhưng giá hàngnhập khẩu tính bằng VND có thể tăng đáng kể Khi tính về giá trị, CCTMtrong ngắn hạn có thể trở nên xấu hơn

Trong thời gian dài hơn, khi những người mua và những người bánđiều chỉnh lượng xuất khẩu và nhập khẩu, cả lượng xuất khẩu cao hơn vàlượng nhập khẩu thấp hơn chắc sẽ cải thiện được CCTM Như vậy, việc giảm

Trang 11

giá đồng nội tệ lúc đầu có thể làm cho CCTM trở nên xấu đi nhưng sau đó sẽđược cải thiện Các nhà kinh tế đôi khi mô tả hiện tượng này bằng đườngcong hình chữ J1 Khi thời gian trôi đi sau khi giảm giá đồng nội tệ, CCTMgiảm tới đáy của đường J, nhưng sau đó lại cải thiện và tăng cao hơn vị trí banđầu của nó

Theo điều kiện Marshall - Lerner thì việc giảm giá đồng nội tệ sẽ cảithiện CCTM chỉ khi nào tổng hệ số co giãn theo tỷ giá của cầu về hàng xuấtkhẩu và hàng nhập khẩu lớn hơn 1 Điều đó cũng có nghĩa là những quốc giaxuất khẩu hàng thô và nhập khẩu hàng thô ít chịu ảnh hưởng hơn đối với cácnước khác Việc giảm giá đồng nội tệ có thể không thúc đẩy xuất khẩu và hạnchế nhập khẩu nếu nhu cầu về hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu không/ít cogiãn theo giá Một lập luận khá phổ biến cho rằng phá giá thường có hiệu quảhơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển Nhiều nước đangphát triển phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và do đó, hệ số co giãn của cầunhập khẩu theo giá dường như rất thấp Trong khi đó, các nước phát triểnthường phải đối phó với cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu và do

đó, hệ số co giãn của cầu về xuất khẩu theo giá có thể rất cao Do vậy, việcgiảm giá đồng nội tệ có thể chỉ cải thiện được CCTM của một số nước chứkhông phải tất cả các nước

Chính sách tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến CCTM, tuy nhiên, khithay đổi tỷ giá, đặc biệt là khi phá giá đồng nội tệ để cải thiện sức cạnh tranhcủa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu cần hết sức thận trọng, đặcbiệt là đối với các nước xuất khẩu hàng thô và nhập khẩu các mặt hàngnguyên, nhiên liệu Phá giá đồng tiền trong nước cũng ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ nước ngoài và lạm phát, do đó là xấu đi môi trường kinh tế vĩ mô

4) Các chính sách khác

Trang 12

Các chính sách như: Thuế, chính sách lãi suất, quản lý nợ nước ngoài,chính sách tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với CCTM.Chẳng hạn, chính sách quản lý nợ nước ngoài có tác dụng điều tiết luồng vốnvay theo hướng sử dụng có hiệu quả và phân bổ hợp lý, tài trợ hợp lý đối vớithâm hụt thương mại… có tác dụng làm lành mạnh hoá CCTM Chính sáchthuế có tác dụng hạn chế hoặc mở rộng xuất khẩu hoặc nhập khẩu Chính sáchlãi suất có tác dụng kích thích hoặc hạn chế đầu tư, tiêu dùng, do đó ảnhhưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu Một số chính sách khác cũng có thểảnh hưởng đến CCTM như chính sách bảo hộ.

Những kênh tác động của các chính sách nói trên đối với CCTM nóichung và nhập siêu nói riêng hết sức phức tạp Sự yếu kém của thể chế kinh tếthị trường, các chính sách kinh tế (không minh bạch, khó dự đoán) gây ra tìnhtrạng tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại, làm trầm trọng hơn tìnhtrạng nhập siêu của các quốc gia

1.2 Nợ nước ngoài và các tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài

1.2.1 Khái niệm nợ nước ngoài và an toàn nợ nước ngoài

1.2.1.1 Khái niệm nợ nước ngoài

Có nhiều khái niệm khác nhau về nợ nước ngoài Dưới đây là một sốkhái niệm được IMF sử dụng phổ biến để xem xét nợ nước ngoài ở các nướcđang phát triển

Nợ nước ngoài là tổng số nợ nước ngoài tại một thời điểm, là số dư củacác khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng Con nợ bị yêu cầuthanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại các thời điểm trong tươnglai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú

Nợ quốc gia là toàn bộ các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt độngkinh tế xã hội của Chính phủ, DNNN và doanh nghiệp tư nhân Nợ quốc gia

có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực

Trang 13

tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được Nhà nướcbảo trợ và vay thông qua trái phiếu

Về mặt thời gian, nợ quốc gia bao gồm các khoản vay dài hạn (có thờihạn thanh toán từ 1 năm trở lên) và nợ ngắn hạn (có thời hạn thanh toán banđầu từ 1 năm trở xuống)

Đối tượng vay nợ, có thể phân chia thành 2 bộ phận: Nợ chính phủ (baogồm nợ khu vực công và nợ được khu vực công bảo lãnh) và nợ khu vực tưnhân không được bảo lãnh

Tổng nợ nước ngoài là lượng vốn được giải ngân và những nghĩa vụ thanhtoán nợ gốc, có hoặc không có lãi, có hoặc không có thanh toán nợ gốc theohợp đồng còn tồn lại của những người thường trú tại một nước đối với nhữngngười không thường trú, tại một thời điểm bất kỳ Đây là khái niệm chungđược thống nhất giữa Ngân hàng thanh toán Quốc tế, IMF, OECD, WB vàthường được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quốc gia

Đối với Việt Nam, theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nướcngoài (ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11

năm 2005 của Chính phủ) thì “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành ( không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân” Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là

tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nướcngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình)

Ở Việt Nam, nợ nước ngoài được đề cập dưới khái niệm nợ quốc gia về phạm

vi bao trùm Nợ quốc gia Việt Nam tích tụ từ tất cả các khoản vay nợ nướcngoài cho các hoạt động kinh tế - xã hội do tất cả các bên: Chính phủ, DNNN

và Doanh nghiệp tư nhân Nợ quốc gia của Việt Nam có xuất xứ từ các nguồn

Trang 14

vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp mước ngoài, vaythương mại, vay của các doanh nghiệp được Nhà nước bảo trợ và vay thôngqua trái phiếu Về mặt thời gian nợ quốc gia bao gồm các khoản vay dài hạn(có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên) và nợ ngắn hạn (có thời hạn thanhtoán ban đầu từ 1 năm trở xuống) Đứng trên góc độ đối tượng vay nợ có thểphân chia thành 2 bộ phận: Nợ chính phủ (bao gồm nợ khu vực công và nợđược khu vực công bảo lãnh) và nợ khu vực tư nhân không được bảo lãnh.

Nợ chính phủ là những khoản vay nợ của Chính phủ và các doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản tín dụng nước ngoài cho cácnước kém phát triển (LDCs) thường được cấp cho thành phần kinh tế tư nhân,những khoản tín dụng như vậy được coi là quá rủi ro, do đó đòi hỏi phải cóbảo lãnh của Chính phủ thực hiện hợp đồng tín dụng trong trường hợp ngườivay không trả nợ Những khoản nợ tư nhân có bảo lãnh của Chính phủ nhưvậy được gọi là nợ được Chính phủ bảo lãnh Do hầu hết các nước LDCs ápdụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối, cho nên Chính phủ các nước LDCsthường liên đới đến các thoả thuận tín dụng giữa người cho vay nước ngoài vàngười đi vay trong nước

1.2.1.2 An toàn nợ nước ngoài

Nguồn vốn vay nước ngoài là nguồn lực bổ sung để phát triển kinh tếkhi mà sản xuất trong nước chỉ đủ duy trì ở mức tiêu dùng thấp Với việc đivay nước ngoài, một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn tạithời điểm hiện tại mà không giảm tiêu dùng trong nước Như vậy, đối với cácquốc gia đang phát triển, việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài về bản chất

là vấn đề cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với tiêu dùng trong tương lai.Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu lực nếu như bản thân nó đảm bảokhông ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai

Trang 15

Tính bền vững của việc vay nợ nước ngoài đề cập đến mức độ nợnước ngoài của một quốc gia trong mối quan hệ với tình hình phát triểnchung của đất nước Một định nghĩa của Cơ quan Phát triển Quốc tế ( thuộc

WB) và IMF phát biểu như sau: “Tính bền vững của việc vay nợ nước ngoài

là khái niệm dùng để chỉ trạng thái nợ của một quốc gia tại đó nước vay nợ

có đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ - cả vốn gốc lẫn lãi - một cách đầy

đủ, không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm hoặc cơ cấu lại nợ nào, cũng như không bị tích tụ tình trạng các khoản nợ chậm trả, đồng thời vẫn cho phép nền kinh tế đạt được một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được”.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ và giới hạn an toàn nợ nước ngoài

Để đánh giá về mức độ nợ người ngoài, các tổ chức quốc tế thường sửdụng các chỉ tiêu sau đây:

i) Tỷ lệ giữa tổng nợ nước ngoài so với nguồn thu xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ (%):

Chỉ tiêu này thể hiện tỉ lệ nợ nước ngoài (bao gồm nợ tư nhân, nợ chínhphủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh) trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá vàdịch vụ Thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà mộtquốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài Những vấn đề khi sử dụng chỉtiêu này là nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này qua năm khác, ngoài

ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợnước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu, như cắt giảm nhu cầunhập khẩu, hay giảm nguồn dự trữ ngoại hối

ii)Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (%)

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng thu nhập quốcdân được tạo ra Nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài Thôngthường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc

Trang 16

sử dụng chế độ tỉ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ Điều này

có thể dẫn đến tình trạng nợ có thể được đánh giá không đúng mức

iii) Tỷ lệ tổng lãi phải trả hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu (%)

Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trongcam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu Quốcgia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ phải trích thu nhập từxuất khẩu càng nhiều cho trả nợ và như vậy sẽ hạn chế khối lượng ngoại tệdành cho nhập khẩu

iv) Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng nợ nước ngoài (%):

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của Ngân hàng Trung ương (hoặcNgân hàng Nhà nước) của nước con nợ có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợnước ngoài là như thế nào

v) Tỷ lệ tổng nợ nước ngoài so với GDP (%):

Đây là chỉ tiêu thể hiện quan hệ tổng nợ nước ngoài với GDP của nướccon nợ Nó phản ánh tiềm năng trả nợ của một quốc gia

Ngoài ra, các chỉ tiêu thống kê khác thường được sử dụng bổ sung để đánhgiá nợ nước ngoài như diễn biến cán cân vãng lai, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệtăng trưởng GDP, hệ số ICOR hoặc CPI Những biến số phi kinh tế cũngđược sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm: Khả năng xảy ra nộichiến, mức độ xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giàu nghèo Như vậy, có thể nói rằng không một chỉ tiêu cá biệt nào có thể đo được mộtcách chính xác và đầy đủ toàn bộ sự phức tạp về vấn đề nợ của một quốc gia

Các chỉ tiêu này có giới hạn khác nhau ở mỗi quốc gia tùy thuộc vàocác đặc điểm của nền kinh tế như: Mô hình phát triển, quy mô nền kinh tế, độ

mở cửa nền kinh tế Các chỉ tiêu này cần được phân tích và đánh giá một cáchtổng hợp, nghĩa là cần xem xét, cân nhắc đồng thời nhiều chỉ tiêu, trong mốiquan hệ qua lại giữa chúng

Trang 17

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro củaviệc vay nợ Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỉ lệ nợthương mại và tỉ lệ nợ song phương cao Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu baogồm :

Nợ ngắn hạn so với tổng nợ: Chỉ tiêu này phản ánh tỉ trọng các khoản

nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ Tỷ lệ nàycàng cao, áp lực trả nợ càng lớn

Nợ ưu đãi so với tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài

càng nhẹ, do nợ ưu đãi có lãi suất thấp, thời hạn vay dài và có thể gia hạn

Nợ đa phương so với tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm

mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đaphương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thayđổi theo chiều hướng tốt

Để đánh giá mức độ nợ nước ngoài, WB, IMF đã đưa ra các ngưỡng đểđánh giá mức độ nợ của các quốc gia

Trang 18

Bảng 1.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nợ bền vững của một quốc gia đang phát triển theo WB và IMF

Bảng 1.2 Ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP Không vượt quá mức

Trang 19

1.3 Ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài

1.3.1 Ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài

Nhập siêu là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển Nhậpkhẩu tràn lan vượt quá kiểm soát của Chính phủ sẽ dẫn tới hiện tượng lãngphí ngoại tệ, tác động xấu đến sản xuất trong nước Việc nhập khẩu hàng tiêudùng quá nhiều sẽ dẫn tới xu hướng “sính ngoại”, khiến hàng nội địa khó tiêuthụ hơn Quan trọng hơn, nhập siêu thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cạnkiệt ngoại tệ, khiến các Chính phủ phải gia tăng vay nợ bằng cách phát hànhthêm trái phiếu Trong một thời gian dài, nhập siêu sẽ khiến con số nợ nướcngoài của một nước ngày càng tăng, vì suy cho cùng các nước đều phải dựavào xuất khẩu để trả nợ gốc và lãi Một điểm nữa cũng dễ thấy rằng, để trả nợcác quốc gia cần phải thanh toán bằng đồng tiền quốc tế (thường là USD) nênxuất khẩu chính là hoạt động chủ yếu để đem lại USD cho quốc gia, phục vụthanh toán nợ nước ngoài Dựa vào các lý thuyết, chúng ta hoàn toàn chứngminh được nhập siêu có tác động đến nợ nước ngoài

Vận dụng lý thuyết cán cân thanh toán và nợ

Phân tích tài khoản vãng lai rất cần thiết để thấy được mối quan hệgiữa các thành phần trong cán cân thanh toán và nguyên nhân tích tụ nợ Theođịnh nghĩa, tài khoản vãng lai bao gồm chênh lệch giữa xuất, nhập khẩu hànghóa và dịch vụ cộng thêm thu nhập nhân tố ròng và chuyển nhượng ròng từnước ngoài Như vậy, tài khoản vãng lai thâm hụt là do thâm hụt CCTM vàtrả tiền lãi của nợ Điều này cũng được đề cập đến và cũng là cách hiểu củaViệt Nam trong hạch toán SNA

CA = X – M + NIA + NCT (1)

CA: Tài khoản vãng lai

X: Xuất khẩu

Trang 20

M: Nhập khẩu

NIA: Thu nhập quốc dân bên ngoài

NCT: Chuyển nhượng ròng từ nước ngoài

Bằng cách phân tích cán cân vãng lai trên ta thấy, để giảm thâm hụt tàikhoản vãng lai có thể được giải quyết thông qua giảm thâm hụt thương mạibằng cách tăng xuất khẩu, bằng cách khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá, thuế…

Theo mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và dự trữngoại hối trong cán cân thanh toán, ta có tổng cán cân vãng lai, cán cân vốn

RT (Reserve Asset Transactions) được gọi là luồng vốn tiền tệ haythay đổi tài sản có ngoại tệ ròng của các định chế tài chính ngân hàng RT baogồm các giao dịch trên dự trữ quốc tế

Như vậy, tài khoản vãng lai luôn khớp với thay đổi tài sản có nướcngoài ròng của các định chế tài chính phi ngân hàng và thay đổi tài sản nướcngoài của hệ thống ngân hàng

Xét trên kết cấu tài khoản vãng lai, thâm hụt tài khoản vãng lai đượctài trợ bằng nguồn vốn vào trong đó có vay nợ, thay đổi trong khoản mục nợquá hạn:

Trang 21

Tổng số nợ nước ngoài tăng (kể cả vay thêm để tài trợ và tăng nợ quáhạn để tài trợ) = Thâm hụt tài khoản vãng lai - Đầu tư trực tiếp ròng - Thay

đổi dự trữ quốc tế (3)

Từ (1), (2) và (3), ta có thể khẳng định rằng: Nợ nước ngoài gia tăngmột phần do tình hình nhập siêu của quốc gia tăng

Vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa lãi suất, xuất khẩu và vay nợ

Mối quan hệ giữa nợ và lãi suất được phân tích theo đồng nhất thức:

Nợ được vay để tài trợ cho chênh lệch giữa phần thu được từ xuất khẩu và lãi

từ tiền dự trữ quốc tế với phần nhập khẩu và lãi phải trả cho các khoản vay

(Dt – D t-1) - (Rt – Rt-1) = iD t-1 – iRt-1 + Mt – Xt (4)

Nếu chỉ xem xét nợ ròng: (D-R) Thì (4) trở thành:

Dt - Dt-1 = iDt-1+ Mt - Xt (chia cả hai vế cho Dt-1)

 (Dt –Dt-1)/Dt-1 = i + (Mt - Xt)/Dt-1 (nhân cả tử và mẫu số của số hạngthứ hai với Y (GDP) và gD: Tốc độ tăng trưởng dư nợ danh nghĩa)

gD = i + (Yt/Dt-1)[Mt/Yt - Xt/Yt] (5)

Dựa vào đẳng thức này ta thấy khi các yếu tố khác không đổi, tốc độtăng của nợ phụ thuộc vào:

(i) Lãi suất i: i tăng thì tốc độ tăng nợ sẽ tăng

(ii) Thâm hụt thương mại (Mt/Yt - Xt/Yt): thâm hụt thương mại tăngdẫn đến tốc độ tăng nợ tăng

(iii) Tỷ lệ giữa GDP và nợ Yt/Dt-1: nếu Yt/Dt-1 tăng thì tốc độ tăng nợtăng; còn Yt/Dt-1 giảm (tức nợ tăng lên so với tổng sản lượng Y) thì lãi suất trởthành yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng của nợ

(iv) Trong trường hợp tốc độ tăng nợ gD không thay đổi hoặc thấp (cóthể do tốc độ tăng nợ bị khống chế bởi trần tín dụng do nước cho vay áp đặt),

để đạt được dấu đẳng thức ở (5) các nước có lãi suất cao phải có (Mt/Yt - Xt/

Yt) thấp hoặc âm (thặng dư thương mại lớn) Hay nói cách khác, khi lãi suất

Trang 22

vay cao các nước đi vay phải tài trợ cho các khoản vay bằng thặng dư thươngmại.

Theo lý thuyết trên: (i) các biến danh nghĩa được tính bằng USD; (ii)loại trừ thay đổi tỷ giá hối đoái của các đồng tiền lớn; (iii) bỏ qua chuyểnnhượng vãng lai; xuất khẩu được hiểu là KNXK hàng hóa và dịch vụ và cảlượng kiều hối và thu nhập của công nhân gửi về, nếu khoản này lớn và ổnđịnh; (iv) không tính đến vốn tháo chạy (capital flight) Những giả định nàygiúp cho việc phân tích tình trạng nợ và đưa ra các gợi ý chính sách dễ dànghơn, ví dụ như muốn giảm nợ thì hoặc giảm thâm hụt thương mại, hoặc khôngvay với lãi suất quá cao Tuy nhiên, sẽ gây không ít khó khăn khi đánh giáchính xác quy mô nợ vì với cách hiểu đơn giản về nợ như vậy sẽ có nhiềukhoản nợ bị bỏ qua

Từ các lý thuyết trên có thể khẳng định: Để hạn chế tình trạng nợ nướcngoài gia tăng, cần thiết phải giảm nhập siêu của quốc gia

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài

Xuất phát từ phân tích ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài, đểphản ánh ảnh hưởng của nhập siêu đến nợ nước ngoài, nhóm tác giả sử dụng các

số liệu về KNXK, KNNK và nợ nước ngoài làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu:

Tốc độ phát triển nhập khẩu và tốc độ phát triển xuất khẩu: Khi tốc độ

tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu, sớm hay muộn quốc gia sẽ mấtkhả năng trả nợ; khi tốc độ tăng nhập khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng xuất khẩunhưng lãi suất vay nợ cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, quốc gia sẽ rơivào tình trạng nợ nghiêm trọng Khi xem xét tính bền vững của nợ nước ngoàichúng ta cũng cần chú ý yếu tố này

Nợ nước ngoài/Xuất khẩu: Như đã trình bày ở trên, nợ nước ngoài sẽ

được bù đắp chủ yếu thông qua hoạt động xuất khẩu, vì vậy, tỉ lệ này phần

Trang 23

nào phản ánh tính khả thi của khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia, đâycũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét tính an toàn nợ nước ngoài của quốc gia.

Nợ nước ngoài/Nhập siêu: Sự thay đổi của tỷ lệ này cho thấy chiều

hướng biến đổi của sự gia tăng nhập siêu kéo theo sự gia tăng về nợ nướcngoài như thế nào

Hệ số co giãn của nợ nước ngoài theo nhập siêu: Hệ số này sẽ cho biết

1% biến đổi của nhập siêu sẽ làm biến đổi bao nhiêu % nợ nước ngoài

Hệ số co giãn < 0: Tác động thay đổi ngược chiều

Hệ số co giãn > 0: Tác động thay đổi cùng chiều

Giá trị tuyệt đối của Hệ số co giãn < 1: 1% thay đổi của nhập siêu làm

nợ nước ngoài thay đổi ít hơn 1% hay một sự thay đổi lớn trong nhập siêunhưng chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ trong nợ nước ngoài, nhập siêu tác động íttới nợ nước ngoài

Giá trị tuyệt đối của Hệ số co giãn > 1: 1% thay đổi của nhập siêu làm

nợ nước ngoài thay đổi nhiểu hơn 1% hay một sự thay đổi nhỏ trong nhậpsiêu dẫn đến sự thay đổi lớn trong nợ nước ngoài, nhập siêu tác động mạnhtới nợ nước ngoài

1.4 Kinh nghiệm của một số nước và bài học đối với Việt Nam trong việc giảm nhập siêu nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài

Để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài qua kênh giảm nhập siêu cần thựchiện đồng bộ các biện pháp như khuyến khích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu,chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách đầu tư, quản lý nợ nước ngoài Tuynhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể, các nước áp dụng các biện pháp theo nhiềucách khác nhau Phần trình bày sau đây sẽ phân tích kinh nghiệm cả thànhcông và thất bại của một số nước, các nước được lựa chọn phân tích là TrungQuốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Pakistan

Trang 24

1.4.1 Những kinh nghiệm thành công

Chú trọng phát triển xuất khẩu

Đây là biện pháp gần như chủ đạo được nhiều quốc gia áp dụng nhằmnhanh chóng bù đắp thâm hụt CCTM và tăng dự trữ ngoại tệ

Để phát triển xuất khẩu, động thái đầu tiên mà các nước thực hiện làtạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc, TháiLan, Đài Loan đã thành công theo định hướng xuất khẩu nhờ dựa vào côngnghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing của các công ty xuyênquốc gia Hàn Quốc thì thu hút công nghệ bằng cách vay vốn để nhập khẩucông nghệ, thiết bị vật tư phục vụ cho các ngành định hướng xuất khẩu

Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nước còn giảm thuếxuất khẩu, trợ cấp, ưu đãi xuất khẩu, phát triển khu vực tư nhân, giữ tăng giáđồng nội tệ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh

Song song với thu hút vốn đầu tư, Hàn Quốc còn tập trung xây dựngnhững tập đoàn kinh tế mạnh có đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốcgia bằng cách bảo hộ ở mức độ nhất định trong một thời gian dài để xây dựngcác ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng xuất khẩu Tất cả những chínhsách và biện pháp nào không trợ giúp cho xuất khẩu đều bị xoá bỏ và thay thếvào đó là những biện pháp khuyến khích xuất khẩu một cách triệt để và toàndiện Một số biện pháp cụ thể khuyến khích xuất khẩu của Hàn Quốc là (i)không đánh thuế đối với hàng xuất khẩu; vật tư, nguyên liệu cho sản xuất

hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu; (ii) tự do hoá xuất khẩu hầu hết các mặt hàng; (iii) bảo hiểm xuất khẩu; (iv) cung cấp thông tin miễn phí thông

qua các tổ chức như Cục xúc tiến thương mại (KOTRA), Phòng Thương mại

và Công nghiệp (KCCI) và các Viện nghiên cứu; (v) hỗ trợ doanh nghiệp vừa

và nhỏ bằng cách cho vay ngắn hạn với lãi suất phù hợp để tìm kiếm, thâmnhập thị trường cũng như xuất khẩu mặt hàng mới Đồng thời, Nhà nước hỗ

Trang 25

trợ một phần tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ vàtriển lãm ở nước ngoài để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình ra thịtrường bên ngoài; (vi) tham gia các khu vực mậu dịch tự do…

Trung Quốc và Thái Lan là hai nước áp dụng thành công công nghiệp

hóa hướng vào xuất khẩu Ở thời kỳ đầu, hai quốc gia này tập trung khai thác

lợi thế sẵn có của các mặt hàng xuất khẩu như: Nông sản, khoáng sản, các sảnphẩm chế biến giá trị thấp sử dụng nhiều lao động, như dệt may, da giày đểtích luỹ vốn Thời kỳ tiếp theo, Trung Quốc và Thái Lan đã đẩy mạnh thu hútđầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến công nghệ trung bình sử dụngnhiều lao động và từng bước chuyển sang phát triển dịch vụ và công nghệcao Chẳng hạn từ năm 1995, Trung Quốc đã có chính sách khuyến khích pháttriển các ngành công nghệ cao Sau gần 10 năm thực hiện chính sách này, đếnnăm 2004, công nghệ cao đã trở thành công nghệ chủ đạo của nền kinh tế với

tỷ trọng 27% trong GDP, chiếm 49% giá trị xuất khẩu và 5% giá trị gia tăngcủa toàn nền kinh tế Một nét mới trong phát triển xuất khẩu của Trung Quốc

là tận dụng tối đa cơ hội của vốn FDI để đưa doanh nghiệp thâm nhập vào hệthống kinh doanh toàn cầu Chính phủ đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệpbằng cách xoá bỏ mọi rào cản đối với doanh nghiệp để họ chủ động tham giathị trường Là nước có nền kinh tế chuyển đổi nên chính sách của Trung Quốctrước hết là hạn chế sự can thiệp của chính quyền vào công việc kinh doanh,cải cách thể chế ngoại thương, mở rộng quyền hạn cho các chủ thể kinh doanhxuất khẩu Các biện pháp cụ thể khuyến khích xuất khẩu là ưu đãi tín dụng,thưởng xuất khẩu, giảm thuế đầu vào nhập khẩu, xoá bỏ thuế xuất khẩu,XTTM và phát triển thị trường, đẩy mạnh hội nhập kinh tế thương mại, nângcao sức cạnh tranh của hàng hoá Chính phủ Thái Lan cũng áp dụng các biệnpháp tương tự như: Tập trung chủ yếu vào việc thu hút vốn bên ngoài, pháttriển khu vực tư nhân, xây dựng các tổ chức XTTM, thành lập các tập đoàn

Trang 26

kinh tế thương mại mạnh, hình thành hệ thống tài chính dành cho xuất khẩu,thực hiện các chương trình ưu đãi…

Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một số nướcChâu Á trong những thập kỷ gần đây là duy trì một tỷ lệ tiết kiệm và đầu tưcao Mức trung bình của các nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,Singapore, Malaysia, Thái Lan, là từ 30-40%/GDP Chính sách đầu tư ở cácnước công nghiệp hóa mới là kết hợp khai thác lợi thế so sánh sẵn có như tàinguyên và lao động rẻ với từng bước tận dụng cơ hội của tự do hoá thươngmại để phát triển các ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu Mộttrong những biện pháp quan trọng và là bài học cho nhiều nước đi sau nhưViệt Nam là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để chủ động nguồnnguyên liệu, phụ liệu cho các ngành xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nướcngoài,2 đồng thời tăng cường nhập khẩu công nghệ thông qua thu hút vốn đầu

tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia Thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngànhchế tạo sử dụng nhiều lao động với công nghệ trung bình trong giai đoạn đầu

và từng bước phát triển các ngành công nghệ cao định hướng xuất khẩu là yếu

tố quyết định cải thiện CCTM và nợ nước ngoài Trong nhập khẩu, các nước

đã có những điều tiết chính sách để tăng tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, máy móc

và giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu Phát triển các ngành công nghiệpphụ trợ cho xuất khẩu và thay thế nhập khẩu thông qua các biện pháp ưu tiên,chính là cách thức để cải thiện một cách hiệu quả nhất CCTM

2 Trong điều kiện giá nguyên liệu đầu vào biến động và cạnh tranh thu hút vốn FĐI vào các ngành chế tác hết sức gay gắt, sự sẵn có nguồn nguyên liệu đầu vào là một lợi thế cạnh tranh to lớn Các nhà đầu tư đang tập trung vốn lớn vào nơi sẵn có nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ và sẵn có Trung Quốc là một minh chứng cho trường hợp này.

Trang 27

Thực tế cho thấy, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan đã cóchính sách cơ cấu hợp lý để tận dụng cơ hội của tự do hoá phát triển xuấtkhẩu Hàn Quốc ngày nay là một nước công nghiệp phát triển, Trung Quốcđang gia tăng tốc độ phát triển các ngành công nghệ cao, Malaysia được xếpthứ 17 (2002) về phát triển kinh tế tri thức Nếu chậm chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế tạo thì khả năng cảithiện CCTM rất khó khăn.

Hộp 1.3 Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan

Thái Lan đang tăng cường chính sách xúc tiến đầu tư vào ngành côngnghiệp phụ trợ có vốn FDI nhưng chia thành những ngành ưu tiên đầu tư vàngành khuyến khích đầu tư Những ngành khuyến khích đầu tư được miễngiảm thuế môn bài trong một thời gian nhất định, miễn giảm thuế nhập khẩumáy móc và cho phép cộng một phần tiền lỗ vào các chi phí đầu tư Thái Lancũng chỉ chọn ra 3 ngành trọng điểm để tập trung phát triển đó là: Sản xuấtlinh kiện vi điện tử, thiết kế điện tử và sản xuất phần mềm Các doanh nghiệpFDI chịu đầu tư sản xuất các mặt hàng này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi,được coi là ngành khuyến khích đầu tư, thậm chí còn được hưởng chế độ ưuđãi khi bán hàng trong nước Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ, nhất làlĩnh vực điện - điện tử của Thái Lan đang rất có triển vọng

Nguồn: Vietnamnet 16/8/2004

Thực hiện chính sách linh hoạt giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Quản lý nhập khẩu là một trong những biện pháp duy trì CCTM trongtrạng thái lành mạnh Các nước nói trên đều thực hiện chính sách quản lýnhập khẩu theo hướng hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, khuyến khích nhậpkhẩu tư liệu sản xuất, đặc biệt là máy móc thiết bị Nhiều nghiên cứu địnhlượng cho thấy, nhập khẩu cạnh tranh (tư liệu sản xuất) ở Nhật Bản là yếu tốquyết định năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng xuất khẩu Các nước

Trang 28

Thái Lan và Trung Quốc áp dụng mô hình hướng xuất khẩu và tự do hoá xuấtkhẩu nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh động (tận dụng vốn, kỹ thuật, côngnghệ, quản lý, marketing, áp lực cải cách…) để phát triển các ngành côngnghiệp chế tạo.

Thực tế cho thấy, chính sách thương mại của Nhật Bản và một sốnước khác là sự kết hợp linh động giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ mở rộngnhập khẩu khi mà nhờ đó xuất khẩu được cải thiện tốt hơn Tuy nhiên, chínhsách nhập khẩu của Nhật Bản có đặc thù hơn là nhập khẩu trong điều kiện bảo

hộ cao đối với sản xuất trong nước Các nước công nghiệp mới Châu Á saunày đều phát triển kinh tế theo hướng mở rộng nhập khẩu, cắt giảm các ràocản thuế và phi thuế Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy, tự do hoánhập khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu nhiều hơn ở các nướcNhật Bản và Hàn Quốc

Cũng như Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc chủ trương tự do hoánhập khẩu đã được Chính phủ thi hành với thái độ thận trọng Chính phủ ápdụng chính sách nhập khẩu hai gọng kìm: Một mặt tự do đối với hàng nhập đểphục vụ xuất khẩu, mặt khác rất hạn chế đối với hàng nhập phục vụ nhu cầutiêu dùng trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xa xỉ Trong khi đó, họ lại cóchính sách bắt buộc các nhà công nghiệp địa phương phải chế tạo hàng hoá cótiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ngay cả khi cung cấp cho thị trường nội địa.Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ cho những ngành nào cần vốn và kỹ thuật nhằmnâng cao chất lượng hàng hoá và thực hiện vai trò môi giới với các công tythương mại nước ngoài để tìm thị trường cho hàng xuất khẩu

Mặc dầu trong những thời điểm nhất định các nước bị rơi vào tìnhtrạng thâm hụt CCTM, nhưng các biện pháp hạn chế nhập khẩu một cách tháiquá đều làm xấu đi tình trạng CCTM và tăng trưởng kinh tế Sụt giảm nhậpkhẩu sẽ kéo theo sụt giảm tốc độ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Vấn đề là

Trang 29

ở chỗ hạn chế nhập khẩu các hàng hoá phi cạnh tranh và mở rộng nhập khẩucạnh tranh

1.4.2 Bài học từ thất bại của Pakistan

Pakistan là nước xếp thứ 13 trong nhóm các nước có kim ngạch nhậpsiêu lớn nhất thế giới với 12,42 tỷ USD tính đến năm 2010, trên Việt Nammột bậc Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, Pakistan đã sa vào tình trạng nhậpsiêu và tiếp tục gia tăng theo thời gian Là một đất nước nông nghiệp, các mặthàng xuất khẩu chủ yếu của Pakistan là gạo, bông và các loại nông sản khác

Nhưng trong nhiều năm qua, sản lượng nông nghiệp của Pakistanngày càng giảm và năm 2008 là một năm tệ hại nhất Vụ bông thất bát khiếncác doanh nghiệp trong nước phải chi tới 1,29 tỷ USD để nhập ngược bông từHoa Kỳ Là một nước nông nghiệp, nhưng do quản lý yếu kém, Pakistan đãphải nhập ngược 4 tỷ USD các loại lương thực như dầu ăn, sữa bột, đặc biệt làlúa mì khi khủng hoảng lương thực nổ ra vào năm 2008

Theo lý thuyết kinh tế và điều kiện Marshall-Lerner, việc phá giá nội

tệ có thể là một giải pháp giúp điều chỉnh CCTM trong những điều kiện nhấtđịnh Chẳng hạn, việc phá giá nội tệ có thể cải thiện CCTM nếu tổng nhu cầucủa nước ngoài đối với hàng xuất khẩu và nhu cầu nội địa đối với hàng xuấtkhẩu lớn hơn 1

Nếu tổng này nhỏ hơn 1, việc phá giá nội tệ sẽ làm CCTM dịchchuyển mạnh hơn về hướng nhập siêu Giới chuyên môn tin rằng việc phá giánội tệ có tác động tốt hơn cho CCTM nếu đó là một nước phát triển và sẽ tệhơn nếu đó là nước đang phát triển

Pakistan đã chọn giải pháp này với mong muốn giúp hàng hóa của họ

rẻ hơn, cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giáđồng rupee đã khiến KNNK tăng cao, do tỷ giá với USD giảm

Trang 30

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Pakistan đang chuyển từ nông nghiệpsang dịch vụ Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Pakistan vẫn kiến nghị Chínhphủ nên chống lại nhập siêu bằng các biện pháp như chú trọng đầu tư hơn vàonông nghiệp, vì nông nghiệp là lợi thế lớn của kinh tế Pakistan Ngoài ra, đadạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnhtranh về chi phí, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuấtcông nghệ cao cũng được Chính phủ Pakistan quan tâm thực hiện.

1.4.3 Kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam

Từ những bài học thành công và thất bại của các nước, một số kinhnghiệm rút ra đối với Việt Nam là:

Thứ nhất, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng

từ chiều rộng sang chiều sâu, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắnliền với chiến lược xuất khẩu thay thế nhập khẩu

Thứ hai, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm chủ động

trong việc sản xuất, cung ứng nguyên liệu, chi tiết, linh kiện phục vụ sản xuất

và lắp ráp trong nước

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong

nước thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, đồngthời mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu

Thứ tư, thực hiện điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hợp lý, hoàn

thiện các chính sách liên quan tới xuất, nhập khẩu

Thứ năm, cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía Nhà nước trong hoạt động

xuất, nhập khẩu

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐẾN AN TOÀN NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

2.1 Thực trạng về nhập siêu ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012

Trong nhiều năm qua, thương mại quốc tế đã đem lại nhiều lợi íchđáng kể, đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng kinh tế Qua các năm,KNXNK đều tăng mạnh, tuy nhiên, mức tăng nhập khẩu cao hơn mức tăngxuất khẩu, thể hiện ở CCTM có xu hướng nhập siêu tăng Trong vài năm gầnđây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tình trạng này cũng được cảithiện chút ít

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất, nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam,

giai đoạn 2001 – 2012.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 32

1.4.3 Thực trạng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2012

Theo số liệu thống kê, tháng 11/ 2013, KNXK ước đạt 12,3 tỷ USD,tăng 17,9% so với tháng 11 năm 2012, trong đó, xuất khẩu của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 7,85 tỷ USD,tăng 30,3% so với tháng 11 năm 2012 Tổng hợp 11 tháng, KNXK ước đạt121,023 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 74,56 tỷUSD, tăng 28,5% so với cùng kỳ Thường thì tháng 12 bao giờ cũng là tháng

có KNXK cao nhất trong năm Nếu tình hình như hiện nay, thì xuất khẩu cảnăm 2013 có thể đạt 133-133,5 tỷ USD, vượt mức dự báo từ tháng trước (131tỷ), tăng hơn 16% và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra đầu năm (126,1 tỷUSD, tăng 10% so với năm 2012) Đó là những tin rất đáng mừng về tìnhhình xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh những năm đầy khó khănvừa qua Dưới đây là những nét nổi bật trong xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam giai đoạn 2001-2012:

Thứ nhất, KNXK hàng năm tăng mạnh cả mức độ và tốc độ

Năm 2001, tăng trưởng xuất, nhập khẩu chỉ đạt 3,8% do ảnh hưởng bởitình tình kinh tế - chính trị thế giới biến động Chỉ số này đã được cải thiệnvào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005 Sau khi suy giảm nhẹvào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, năm 2007 là 21,9%

và năm 2008 là 29,1% Năm 2009, do chịu tác động mạnh của khủng hoảngkinh tế toàn cầu, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc trì hoãn, tốc độ tăng xuất khẩu

là -9,7% Năm 2010 và 2011 bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩucủa nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu lần lượt đạt mức 26,6% và 34,4% Năm 2012 đánh dấu mốc quan trọng

Trang 33

sau nhiều năm Việt Nam có xuất siêu 284 triệu USD, tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu đạt khoảng 19% Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn2001-2012 đạt 19,5%.

Thứ hai, cơ cấu theo mặt hàng chuyển dịch theo hướng tích cực

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2012.

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Cơ cấu về kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 có sự thay đổi,với sự gia tăng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, đạt 51,7 tỷUSD, khiến tỷ trọng của nhóm này chiếm 45,1% tổng KNXK Nguyên nhânchủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng điện thoại và linh kiện

Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể từ xuất khẩu cácnguyên liệu thô sang các mặt hàng chế biến, qua đó xuất khẩu thể hiện sựthay đổi tích cực về cơ cấu kinh tế với mức độ phát triển cao hơn Mặc dù tỷtrọng của các mặt hàng nông sản và khoáng sản vẫn đóng vai trò quan trọngnhưng sự đóng góp của chúng đang giảm dần Tỷ trọng của các sản phẩmcông nghiệp trong tổng KNXK có xu hướng tăng dần

Trang 34

Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào các mặt hàng tạo

ra giá trị gia tăng không cao Mặc dù tỷ trọng của hàng công nghiệp ngàycàng tăng, song các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn chỉ là dầuthô, dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, máy tính và linh kiện, gạo, gỗ và sảnphẩm gỗ, máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng, cà phê, cao su

Đối với các ngành hàng dệt may, giày dép, điện tử thì xuất khẩu phụthuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên, phụ liệu và các sản phẩmphụ trợ Nếu tăng xuất khẩu các ngành này, nhập khẩu cũng gia tăng tươngứng Các mặt hàng muốn chuyển từ phân đoạn bán sản phẩm mang tính giacông với chi phí thấp sang thành các sản phẩm khác biệt hóa, có thương hiệutrực tiếp tại thị trường nhập khẩu sẽ vô cùng khó khăn và đòi hỏi đầu tư lớnmới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu Điều này là khôngthể đối với quy mô và năng lực hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.Nhưng nguy hiểm hơn nữa khi việc lệ thuộc vào sản phẩm đầu vào từ nướcngoài kéo theo hệ lụy là Việt Nam không có quyền tác động đến mức giá vàkhối lượng đầu vào từ nguồn cung Trong trường hợp nguồn cung tăng giáhoặc hạn chế số lượng, sẽ phá vỡ mô hình sản xuất dựa trên lao động đông vàgiá rẻ của Việt Nam hiện nay Điều này cũng dẫn đến KNXK tăng nhưngnguồn thu ngoại tệ không tăng tương xứng do phải trả chi phí cho yếu tố xuất,nhập khẩu Như vậy, tính chung chêch lệch KNXNK của ngành này cũngkhông giúp cải thiện nhiều cho thâm hụt thương mại

Thêm vào đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, không đồngnhất, giá cả cao so với chất lượng Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam còn gặp phải một số vấn đề như: Chính sách kinh doanh, năng lực xúctiến bán hàng còn yếu, tiến độ giao hàng không đảm bảo; phương thức bánhàng kém linh hoạt Những vấn đề này nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ là trởngại rất lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam

Trang 35

Sử dụng dữ liệu tổng hợp của Trademap-ITC để phân tích 20 mặthàng trọng điểm của Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2011 trongbiểu đồ 2.3 cho thấy quan hệ của 2 yếu tố (1) – Thị phần của Việt Nam trênthế giới và (2) – Tăng trưởng nhập khẩu hàng năm của thế giới; kích thướchình tròn thể hiện giá trị xuất khẩu, màu xanh thể hiện việc tăng thị phần củaphía Việt Nam của một sản phẩm trong tổng thị phần toàn cầu và màu vàngthể hiện việc mất thị phần của một sản phẩm Việt Nam trong tổng toàn cầu.

Biểu đồ 2.3 Khả năng cung ứng trong nước và tăng trưởng nhu cầu quốc tế với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, 2011.

Nguồn: http://www.trademap.org/

Biểu đồ 2.3 cho thấy, hai mặt hàng của Việt Nam mất thị phần lànhiên liệu khoáng sản, dầu mỏ, sản phẩm chưng cất (mã HS 27) và cà phê,chè, gia vị (mã HS 09) Ba nhóm tăng trưởng thị phần cao của Việt Nam làgiày dép và các phụ kiện liên quan (mã HS 64), cá và thủy hải sản (mã HS 03)

và quần áo, phụ kiện từ hàng không dệt, thêu (mã HS 62) và quần áo, phụkiện từ hàng dệt, thêu (mã HS 61)

Trang 36

Do ảnh hưởng của thị trường nhà đất Hoa Kỳ, ngành xây dựng và vậtliệu xây dựng đều có tăng trưởng âm và sụt giảm trên thế giới, mặc dù vậyViệt Nam vẫn đạt được mức tăng dương so với tăng trưởng âm của thế giới.Nhưng dù sao các ngành này cũng cho thấy sự khó khăn và cạnh tranh khốcliệt hơn.

Khi xem xét đến tăng trưởng khả năng cung ứng trong nước và nhu cầuquốc tế với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 có thểthấy mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cho các thị trường của Việt Nam nằmtrong ngưỡng từ 10-20%, trong khi các thị trường này đang ổn định và nhiều thịtrường có xu hướng tăng trưởng âm Tất cả những điều trên ngụ ý rằng cạnhtranh sẽ càng gay gắt hơn và Việt Nam được lựa chọn là quốc gia cung ứng cácsản phẩm hàng hóa nguyên, vật liệu thô với chi phí thấp hoặc là quốc gia đượclựa chọn thuê ngoài trong việc gia công hàng dệt may và giày dép

Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng khả năng cung ứng trong nước và nhu cầu quốc tế với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, 2011.

Nguồn: http://www.trademap.org/

Trang 37

Tăng trưởng thương mại toàn cầu cho tất cả các mặt hàng giai đoạn2007-2011 đạt mức tăng trưởng 4%, có nghĩa là toàn cầu tăng trưởng xuấtkhẩu 4% tương đương tăng trưởng nhập khẩu cũng tăng 4% So với mức bìnhquân thế giới để thấy một số khác biệt theo mặt hàng của Việt Nam Biểu đồtrên thể hiện quan hệ của: (1) - Tăng trưởng nhập khẩu hàng năm trên thế giớigiai đoạn 2007-2011, (2) - Tăng trưởng thị phần xuất khẩu hàng năm của ViệtNam trên thế giới, kích thước hình tròn thể hiện giá trị xuất khẩu, màu xanhthể hiện sản phẩm của Việt Nam có thặng dư xuất khẩu, còn màu vàng thểhiện sản phẩm của Việt Nam có thâm hụt thương mại Xuất khẩu mặt hàngcủa Việt Nam chủ yếu rơi vào hai khu vực chính là (1) tăng trưởng thị phầntrong khu vực tăng trưởng hàng hóa và (2) tăng trưởng thị phần trong khu vựcsuy giảm hàng hóa.

Ở khu vực (1) gồm các ngành liên quan đến thực phẩm thiết yếu như:Thủy sản, thịt, cá, chế biến hải sản, ngũ cốc, trái cây Ở khu vực (2) gồm cácngành như: Giày dép, nội thất, đồ gỗ Riêng hàng dệt may thì nhóm mã HS

61 (quần áo, phụ kiện dệt) nằm ở khu vực 1 còn nhóm mã HS 62 (quần áo,phụ kiện không dệt) thì nằm ở khu vực 2 Riêng cà phê, chè, gia vị của ViệtNam bị mất thị phần trong khu vực tăng trưởng hàng hóa

Thứ ba, thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng

Có thể nói sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu

Trang 38

Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (ĐVT: %)

Trong những năm qua, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá

từ nước ta đã tăng lên nhanh chóng, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trênthế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam Các thị trường xuất khẩu quantrọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc,Australia… Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường,gia tăng xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ và giảm xuất khẩu sangcác nước Châu Á

Thực trạng trên cũng cho thấy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vàomột nhóm nhỏ các quốc gia KNXK của Việt Nam vào 5 thị trường lớn chiếm70-80%, riêng Mỹ chiếm khoảng 20% Việc tập trung vào một số thị trường

dễ làm cho Việt Nam chịu tác động mạnh từ những biến động từ các thịtrường này Chúng ta cũng đã thấy xuất khẩu của Việt Nam lao đao như thếnào khi các thị trường kể trên thu hẹp nhập khẩu trong những tháng cuối năm

2008 và đầu năm 2009

Trang 39

Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt

Nam, 2011.

Nguồn: http://www.trademap.org/

Dữ liệu tổng hợp của Trademap-ITC cho thấy rằng, Hoa Kỳ, Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Thái Lan, Thụy Sỹ, Đài Loan,Pháp thuộc top 10 thị trường nhập khẩu hàng hóa cao nhất của Việt Nam giaiđoạn 2007-2011 Biểu đồ quan hệ các biến giữa: (1) mức tăng trưởng xuấtkhẩu hàng năm của Việt Nam tới các đối tác với (2) tăng trưởng nhập khẩucủa các nước đối tác xác định các vị trí các nước trên trục tọa độ, kích thướchình tròn thể hiện thị phần nhập khẩu của đối tác trong tổng nhập khẩu toàncầu tính cho tất cả các loại hàng hóa Biểu đồ trên cho thấy, mức tăng trưởngxuất khẩu của Việt Nam so với mức tăng nhập khẩu chung của đối tác là caohơn (hình tròn màu xanh), trừ các thị trường Singapore và Australia có mứctăng trưởng nhập khẩu cao hơn Các thị trường năng động như: Trung Quốc,Hàn Quốc, Hồng Kông vừa có thị phần lớn vừa tăng trưởng nhanh và xuấtkhẩu của Việt Nam góp phần lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng này

Trang 40

Như vậy, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng nhanh và đa dạng hóa,

cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch tích cực nhưng chưa chú trọng pháttriển thị trường theo chiều sâu Số lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam đã tăng nhanh từ 160 thị trường năm 2000 lên 230 thị trường vàonăm 2010 Tuy nhiên, mới chỉ có một tỉ lệ nhỏ hàng xuất khẩu của Việt Namtiêu thụ qua hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trêncác thị trường trọng điểm, còn lại chủ yếu là xuất FOB, xuất qua trung gianphân phối Mặt khác, hội nhập quốc tế song phương và đa phương, nhất làWTO và các FTA, bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường kinhdoanh quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, cải cách môi trường kinh doanhtrong nước nhưng cũng đang có hiệu ứng không mong muốn, tác động bất lợiđến CCTM của Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ mắc "bẫy tự do hóa thương mại".Đến nay, Việt Nam đã ký kết 86 hiệp định thương mại song phương, 7 hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) với 15 nước, 54 hiệp định đánh thuế hai lần, 61hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương

1.4.4 Thực trạng nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2012

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1%

so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5% Mứctăng KNNK năm 2012 đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tínhđến năm 2009) Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm

2012 tăng 7,4% so với năm 2011

Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp,chính sách nhập khẩu trong thời gian qua đã tạo thuận lợi để Việt Nam tiếpcận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máymóc thiết bị Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải

Ngày đăng: 15/04/2016, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w