nâng cao vị thế của công ty trên thị trường mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.Xuất phát từ sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tra
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2013Tác giả đồ án
Chu Hoàng Nam
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chơng 1: Những vấn đề chung về công ty chứng khoán và năng lực cạnh trạnh của công ty chứng khoán 3
3
1 1.Cụng ty chứng khoỏn 3
1.1.1 Khỏi niệm và phõn loại cụng ty chứng khoỏn 3
♦ Khỏi niệm 3
Cụng ty chứng khoỏn là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoỏn thụng qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoỏn với mục đớch tỡm kiếm lợi nhuận 3
Hiện nay tồn tại hai mụ hỡnh tổ chức của cụng ty chứng khoỏn 3
+ Mụ hỡnh cụng ty đa năng: theo mụ hỡnh này, cỏc ngõn hàng thương mại hoạt động với tư cỏch là chủ thể kinh doanh chứng khoỏn, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mụ hỡnh này chia thành hai loại: 3
Tỡnh hỡnh kinh tế - chớnh trị - xó hội trong và ngoài nước ♦ 22
Chơng 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản 28
2.1 Khỏi quỏt về Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản 28
2.1.1 Sơ lược về quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản 28
2.1.1.1 Thụng tin tổng quỏt 28
Tờn cụng ty: CễNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NHẬT BẢN ♦ 28
Tờn giao dịch bằng tiếng Anh: JAPAN SECURITIES INCORPORATED ♦ 28
2.1.1.2 Sự hỡnh thành và lịch sử phỏt triển của Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản 29
2.1.1.3 Mụ hỡnh quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ mỏy quản lý 31
Mụ hỡnh quản trị của Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản bao gồm: Đại hội đồng Cổ đụng, ♦ Ban Kiểm soỏt, Hội đồng Quản trị, Ban Giỏm đốc và cỏc Phũng Ban chức năng .31
2.1.1.4 Tổ chức nhõn sự 33
2.2.1Đỏnh giỏ chung về Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản năm 2012 35
2.2.2 Đỏnh giỏ năng lực cạnh tranh của Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Nhật Bản qua cỏc nghiệp vụ kinh doanh 38
2.2.2.1 Nghiệp vụ mụi giới 38
Trang 3Chứng khoán Nhật Bản Do đó để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Nhật Bản trước hết cần đánh giá về hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của hoạt động môi giới 38 + Tư vấn phát hành 46 + Tư vấn mua bán & sáp nhập doanh nghiệp 47 2.2.3Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản qua hệ thống các chỉ tiêu 49 2.2.3.1Chỉ tiêu định tính 49
Ch¬ng 3 Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cho C«ng ty Cæ phÇn Chøng kho¸n NhËt B¶n 65
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 65
3.1.1 Quan điểm phát triển 65
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên trong công ty Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời
kỳ Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo các CTCK khác nhưng vẫn giữ được nét văn hóa kinh doanh riêng của TSC Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường Đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và thông lệ quốc tế 78
- Không ngừng nâng cấp và cải thiện các phần mềm công nghệ của công ty để đảm bảo độ an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng Hơn nưa, đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải theo dõi sự biến động của thị trường một cách thường xuyên và đưa ra các dự báo một cách chính xác Nếu công nghệ cũ, lạc hậu thì sẽ không thể cập nhật thông tin chính xác được và do đó cung không thể dự báo một cách chính xác Vì thế, việc nâng cấp công nghệ thường xuyên là yêu cầu thực sự cần thiết 80
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin và website của công ty Để khách hàng biết đến tên tuổi của công ty, tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ một cách linh hoạt .80 3.3.4 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 80 Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối vời bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tất được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường 80
Trang 4Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Sơ đồ 1.1 Quá trình thực hiện nghiệp vụ môi giới
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức JSI
Bảng 2.1 Quá trình phát triển của JSI
Bảng 2.2 Danh sách ban điều hành JSI
Bảng 2.3 Danh sách hội đồng quản trị JSI
Bảng 2.4 Số lượng cán bộ nhân viên JSI
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh JSI năm 2012
Bảng 2.6 Doanh thu hoạt động môi giới JSI 2009-2012
Bảng 2.7 Chi phí hoạt động môi giới JSI 2010-2012
Bảng 2.8 Cơ cấu khách hàng hoạt động môi giới JSI 2011-2012
Bảng 2.9 Phí môi giới chứng khoán JSI năm 2012
Bảng 2.10 Doanh thu tư vấn JSI 2009-2012
Bảng 2.11 Doanh thu tư vấn của một vài công ty chứng khoán trên thị trườngBảng 2.12 Trình độ nhân lực JSI
2010-Bảng 2.18 Khả năng thanh toán, cơ cấu vốn JSI 2010-2012
Bảng 2.19 Khả năng sinh lời JSI
Trang 5Bảng 2.20 ROA, ROE của một vài công ty có vốn điều lệ tương đương JSI
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
CTCK Công ty chứng khoán
JSI Japan Securities Incorporated – Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản AAS Công ty Cổ phần Chứng khoán Á Âu
APSC Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha
ROSE Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoàng Gia
VITS Công ty Cổ phần Chứng khoán VIT
MBS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Quân Đội
VND Công ty Cổ phần Chứng khoán VN-Direct
BVSC Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
Trang 6Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán đóng vai trò là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường Tại Việt Nam thị trường chứng khoán đã manh mún phát triển từ năm 2000 nhưng phải đến sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới thì thị trường chứng khoán mới sôi động và các công ty chứng khoán lần lượt ra đời Các công ty chứng khoán chính là cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường
Trong những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phát triển không ngừng về quy mô và chất lượng, cùng với đó là sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các công ty chứng khoán Nếu như khi thị trường mới thành lập năm 2000, chỉ có
7 công ty chứng khoán hoạt động thì đến năm 2012, đã có gần 105 công ty chứng khoán hoạt động, trong đó 10 công ty chứng khoán hàng đầu đã chiếm 57% thị phần hoạt động Điều đó cho thấy sự cạnh tranh rất lớn giữa các công
ty chứng khoán nhằm gia tăng thị phần, đặc biệt là những công ty chứng khoán trẻ như JSI
Cùng với xu thế hội nhập ngày càng phát triển thì càng có nhiều công
ty chứng khoán trong nước và nước ngoài ra đời với những quy mô và đặc điểm khác nhau Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty chứng khoán Do đó, việc đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường là hết sức cần thiết
Trong hoàn cảnh đó, cạnh tranh đang dần trở thành một khái niệm không xa lạ đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung cũng như các công ty chứng khoán nói riêng Với các công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu, nó không những giúp
Trang 7nâng cao vị thế của công ty trên thị trường mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán và sau một thời gian thực tập thực tế tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp là: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia thành ba chương:Chương 1: Những vấn đề chung về công ty chứng khoán và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài viết chắc sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị làm việc tại Công ty
Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 8Chơng 1: Những vấn đề chung về công ty chứng khoán
Hiện nay tồn tại hai mụ hỡnh tổ chức của cụng ty chứng khoỏn
+ Mụ hỡnh cụng ty đa năng: theo mụ hỡnh này, cỏc ngõn hàng thương mại hoạt động với tư cỏch là chủ thể kinh doanh chứng khoỏn, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mụ hỡnh này chia thành hai loại:
• Loại đa năng một phần: cỏc ngõn hàng muốn kinh doanh chứng khoỏn phải lập cụng ty độc lập hoạt động tỏch rời
• Loại đa năng toàn phần: cỏc ngõn hàng được kinh doanh chứng khoỏn, kinh doanh bảo hiểm bờn cạnh kinh doanh tiền tệ
Ưu điểm của mụ hỡnh này là ngõn hàng cú thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đú giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và cú khả năng chịu đựng cỏc biến động của thị trường chứng khoỏn Mặt khỏc, ngõn hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyờn mụn và vốn để kinh doanh chứng khoỏn
Tuy vậy, mụ hỡnh này cũng bộc lộ một số hạn chế như: khụng phỏt triển được thị trường cổ phiếu do ngõn hàng cú xu hướng ưu thớch hoạt động cho vay hơn là bảo lónh phỏt hành cổ phiếu, trỏi phiếu Đồng thời, cỏc ngõn hàng cũng dễ gõy lũng đoạn thị trường và cỏc biến động của thị trường nếu cú
Trang 9sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh này.
+ Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán
♦ Đặc điểm công ty chứng khoán
Là một chủ thể kinh doanh công ty chứng khoán có những đặc điểm tương đồng với các tổ chức và công ty khác nói chung Bên cạnh đó công ty chứng khoán cũng có những đặc điểm riêng biệt do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán
+ Phần lớn tài sản là tài sản tài chính
Tài sản của công ty chứng khoạn phần lớn là tài sản tài chính; ngoài một phần nhỏ tài sản được dùng để đầu tư vào cơ sở vật chất, phần lớn tài sản còn lại của công ty chứng khoán là chứng khoán Nhuáng chứng khoán này hình thành chủ yếu từ hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành Nét đặc trưng của các loại tài sản tài chính này là giá trị của chúng thường xuyên biến động trên thị trường Sự biến động này tất yếu tạo ra những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của công ty chứng khoán Để giảm thiểu rủi ro này, các chứng khoán trong tài khoản của công ty chứng khoán phải có khả năng thanh khoản cao
+ Sản phẩm dễ bị bắt chước
Trang 10Sản phẩm của công ty chứng khoán là các sản phẩm dịch vụ tài chính Đặc điểm của loại hình sản phẩm đặc biệt này là không có hình thái vật chất, mức độ chất xám cao, rất khó tạo ra sản phẩm mới tuy nhiên lại rất dễ bắt chước Vì vậy để tồn tại và phát triển, các CTCK phải không ngừng cải tiến dịch vụ, liên tục tạo ra sản phẩm mới cũng như học hỏi các đối thủ cạnh tranh
để hoàn thiện nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ
+ Có khả năng xung đột lợi ích
Trong lĩnh vực chứng khoán, lợi ích cá nhân của các nhân viên kinh doanh hoặc lợi ích của công ty chứng khoán có thể mâu thuẫn với lợi ích của khách hàng mà công ty chứng khoán cam kết phục vụ dẫn tới những xung đột lợi ích Nếu không được kiểm soát chạt chẽ, công ty chứng khoán cũng như các nhân viên kinh doanh của công ty có thể lợi dụng những đặc thù trong hoạt động của mình để trục lợi, gây thiệt hại cho khách hàng Vì vậy cần áp dụng những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để ngăn chặn các xung đột lợi ích này
+ Mức độ chuyên môn hóa cao:
Các bộ phận của công ty chứng khoán như môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán thường được tổ chức độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau và được chuyên môn hóa rất cao Vì vậy mà việc quẩn lý các hoạt động của công ty có sự phân cấp rõ rệt, các bộ phận có quyền độc lập trong quyết định
+ Là doanh nghiệp hoạt động có điều kiện:
Do tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của các công ty chứng khoán trên thị trường tài chính là rất lớn, nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đặt
ra những điều kiện đối với các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực này Thông thường đó là những yêu cầu về vốn điều lệ, về đội ngũ cán bộ (kiến thức, trình độ chuyên môn, mức độ tín nhiệm, tính trung thực và
Trang 11có giấy phép hành nghề), và các quy định tối thiểu về cơ sở vật chất Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động, các công ty chứng khoán luôn chịu sự giám sát chắt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
♦ Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành Thông thường, mức giá phát hành do các công ty chứng khoán xác định dựa trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành
Trên thị trường sơ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay đấu giá công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác giá trị các khoản đầu tư của mình
Công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán.Theo quy định của các nước, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm
và bán ra khi giấ chứng khoán cao
♦ Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoá
Các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư ít chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư Trong hầu hết các
Trang 12nghiệp vụ ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập trung, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại
mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư
♦ Vai trò tư vấn đầu tư
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp thông tin cho các công ty và cá nhân đầu
tư Dịch vụ tư vấn có thể gồm:
+ Thu thập thông tin phục vụ mục đích của khách hàng
+ Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển vọng ngắn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai
+ Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ có liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc
1.1.3 Nghiệp vụ của công ty chứng khoán
♦ Môi giới (Brokerage Operation): là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch đó.Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó
Trang 13+ Quá trình giao dịch hoàn thành một thương vụ cho khách hàng thường trải qua các bước chủ yếu sau đây:
(1)(2)
(4)
Sơ đồ 1.2 Quá trình của nghiệp vụ môi giới
Bước 1: Mở tài khoản
Bước 2: Nhận lệnh
Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện lệnh
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng
Bước 5: Thanh toán và giao hàng
+ Với tư cách là người môi giới, ngoài việc tiến hành giao dịch theo chỉ thị của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác:
• Quản lý tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán của khách hàng
• Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng
• Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán
♦ Bảo lãnh phát hành (Underwriting): là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về việc cam kết sẽ bán hết hoặc cam kết sẽ bán một phần số lượng chứng khoán dự định phát hành
Cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành cho khách hàng công tu chứng khoán được nhận tiền hoa hồng bảo lãnh Tiền hoa hồng được xác định theo
khoán
Trang 14sự thỏa thuận giữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong những phương thức sau:
+ Cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết hay không
+ Cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận là đại lý cho tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lai cho tổ chức phát hành phần còn lại
+ Tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu
tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành
+ Tối thiểu và tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một số lượng chứng khoán nhất định (mức sàn) Vượt trên mức sàn, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán đến mức tối đa quy định Nếu lượng chứng khoán bản ra thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt chào bán sẽ bị hủy bỏ
♦ Tư vấn đầu tư chứng khoán (Security investment consutancy): là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán, từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng
Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này công ty chứng khoán sẽ đưa ra các dự báo để khách hàng tham khảo, đưa ra quyết định đầu tư của mình Nhà tư vấn không chịu trách nhiệm về hậu quả các quyết định của nhà đầu tư Tùy vào loại hình tư vấn và thông tin nhà tư vấn cung cấp cho khách hàng mà khách hàng có thể phải trả các khoản phí khác nhau
Hoạt động tư vấn vấn đầu tư là việc cung cấp các thông tin, cách thức, đối tượng chứng khoán, thời hạn, khu vực… và cá vấn đề có tính quy luật của
Trang 15hoạt động đầu tư chứng khoán Nghiệp vụ này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao mà không yêu cầu nhiều vốn Bên cạnh đó, tính trung thực của công ty chứng khoán cũng có tầm quan trọng đặc biệt.
♦ Tự doanh chứng khoán (Trading operation): là hoạt động mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ tức, lãi trái phiếu và các quyền khác kèm theo việc
sở hữu chứng khoán
Hoạt động tự doanh chứng khoán công ty phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định của mua , bán chứng khoán của mình Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa công ty chứng khoán và khách hàng Để tránh trường hợp này các thị trường chứng khoán đều quy định các công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh tự doanh
+ Hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán có thể là giao dịch gián tiếp hoặc trực tiếp:
• Giao dịch gián tiếp: công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán của mình trên sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không xác định trước
• Giao dịch trực tiếp: giao dịch tay đôi gữa hai công ty chứng khoán hay giữa công ty chứng khoán với khách hàng thông qua thương lượng Đối tượng giao dịch thường là các loại trái phiếu, các cổ phiếu đăng ký giao dịch
ở thị trường phi tập trung
• Luật pháp quy định các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định giao dịch của mình cho hoạt động bình ổn thị trường Các công ty có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán giảm để kìm hãm giá và bán ra khi giá chứng khoán tăng nhằm mục tiêu giữ giá
+ Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được chia thành một số giai đoạn sau:
Trang 16• Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
• Giai đoạn 2: Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư
• Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư
• Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư
• Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn
♦ Các hoạt động phụ trợ khác
+ Lưu ký chứng khoán:
Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường được thực hiện dưới hình thức ghi sổ Khách hàng mở tài khoản lưu ký tại các công ty chứng khoán nếu các chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc ký gửi các chứng khoán nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất
+ Quản lý thu nhập của khách hàng:
Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức thông qua tài khoản của khách hàng
+ Nghiệp vụ tín dụng:
Đối với thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho khách hàng vay tiền để mua ký quỹ hoặc vay chứng khoán để thực hiện bán khống Các công ty chứng khoán còn có thể đứng ra làm trung gian giúp khách hàng tiếp cận và vay vốn của ngân hàng đồng thới giúp ngân hàng phong tỏa các chứng khoán làm tài sản thế chấp cho các khoản vay
1.2 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh trạnh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh công ty chứng khoán
1.2.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh :
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý
Trang 17+ Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của doanh nghiệp Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm phương tức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
+ Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác Hội đồng chính sách năng lực của
Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh lầ năng lực của một doanh nghiệp “ không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế ” Quan niệm về năng lực cạnh tranh này mang tính định tính, khó có thể định lượng
+ Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
+ Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Trang 18♦ Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
+ Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ
sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới
+ Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu
tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới
+ Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh
mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế
♦ Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững
Trang 191.2.1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
♦ Ngày nay cạnh trạnh là một điều tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường Thị trường chứng khoán đương nhiên cũng không phải là ngoại lệ
mà trái lại là một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin Từ những thị trường chứng khoán sơ khai nhất đến những thị trường phát triển bậc nhất vấn
đề cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán luôn diễn ra gay gắt, quyết liệt ngay chính trong bản thân các công ty trong nước Hơn thế nữa, trong điều kiện nền kinh tế thế giới trong bối cạnh hội nhập hiện nay cộng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thì các quy định mang tính giới hạn hành chính về lĩnh vực tài chính tiền tệ có xu hướng được nới lỏng hoặc xóa bỏ để phù hợp với các cam kết khi hội nhập sẽ khiến cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh trạnh của công ty chứng khoán đặc biệt là ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trở thành một mục tiêu quan trong hàng đầu của các công ty chứng khoán trong quá trình tồn tại và phát triển
♦ Nhằm xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển thì bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp để gia tăng số lượng hàng hóa trên thị trường hay Nhà nước tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thống nhất thì việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thông qua hoạt động đầu tư có đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập là rất quan trọng Bởi vì khi nền kinh tế hội nhập thì cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các công ty chứng khoán trong nước mà còn là giữa công ty chứng khoán trong nước và ngoài nước
♦ Như vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty chứng khoán là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển bền vững Và tùy theo từng giai đoạn mà công ty chứng khoán có những chiến lược đầu tư nâng cao năng
Trang 20lực cạnh tranh khác nhau Tuy nhiên các công ty chứng khoán đều cần phải thực hiên đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào những thế mạnh của mình; phụ thuộc vào các yếu tố như vốn, công nghệ, hệ thống quản trị, chất lượng dịch vụ…
♦ Năng lực của công ty chứng khoán thể hiện thực lực và lợi thế của công ty chứng khoán so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất có thể
Để dánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty chứng khoán cần phải xác định các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những hoạt động khác nhau
và cần thiết phải đánh giá cả về hai mặt định tính và định lượng
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính
Khi xem xét đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung cũng như công ty chứng khoán nói riêng thì các chỉ tiêu định tính đóng vai trò quan trọng; đặc biệt là trong ngành kinh doanh nhiều chất xám như kinh doanh chứng khoán Những chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán:
♦ Nguồn nhân lực:
Trong mọi hoạt động, con người luôn đóng vai trò , vị trí then chốt, có tính chất quyết định đến kết quả cuối cùng của các loại hoạt động Trong thị trường chứng khoán, nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
và tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức định chế tài chính trung gian trên thị trường Trong ngành chứng khoán, muôn hoạt động có hiệu quả thì chắc chắn các chủ thể kinh doanh cần phải đầu tư chất xám để phân tích các thông tin, các nhân tố tác động, các chỉ tài chính Mặc dù có sự phụ trợ của các phần mềm công nghệ hiện đại nhưng đội ngũ nhân sự của công ty chứng khoán vẫn
là yếu tố chủ yếu tối quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trên Thành công
Trang 21của đội ngũ nhân viên chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho công
ty chứng khoán Vì vây, đội ngũ nhân viên sẽ là một tài sản vô hình phản ánh tiềm năng và năng lực cạnh tranh của công chứng khoán Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ học vấn, kinh nghiệm trong kinh doanh, tính chuyên nghiệp và tư cách đạo đức của các nhân viên và ban lãnh đạo của công ty
♦ Năng lực quản trị điều hành:
Trong điều kiện hiện nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp ngày càng cao và đòi hỏi phải đáp ứng được những tiêu chuẩn hết sức khắt khe Cùng với đó, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ngày càng phát triển và có những bước nhảy vọt đáng kể dưới sự trợ giúp của những tiến bộ khoa học kỹ thuật Chính
vì vậy, công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có một bộ máy điều hành quản lý kinh doanh đủ mạnh để sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh, biết tận dụng tiềm năng và
cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, năng lực điều hành hay khả năng quản trị kinh doanh được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của công ty chứng khoán Chỉ tiêu năng lực quản trị điều hành nhằm đánh giá sự bài bản, chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Khi thực hiện xem xét, đánh giá năng lực quản trị điều hành của công ty chứng khoán, cần xét tới các yếu tố như: chiến lược kinh doanh và hiệu quả, tính khả thi của chiến lược kinh doanh; tính khoa học, hợp lý của bộ máy tổ chức công ty; sự đầy đủ, chuyên nghiệp, chính xác của các quy trình nghiệp vụ Một công ty chứng khoán sở hữu bộ máy quản trị tốt có thể tận dụng được các cơ
Trang 22hội kinh doanh, đối phó hiệu quả với các biến động, giảm chi phí, thời gian cho mỗi hoạt động kinh doanh từ đó nâng cao được tính cạnh trạnh.
♦ Sự đa dạng và chất lượng sản phẩm dịch vụ:
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt mà trong đó các sản phẩm tạo ra mặc dù chứa đựng hàm lượng chất xám cao tuy nhiên lại rất dễ bị bắt chước.Hơn thế nữa, trong điều kiện thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, khách hàng không những yêu cầu sản phẩm dịch vụ được cung cấp phải đạt chất lượng cao mà nhu cầu về các sản phẩm mới để đáp phục vụ cho các mục đích đầu tư khác nhau ngày càng cao Do đó các công ty chứng khoán muốn chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng cần liên tục sáng tạo tìm ra những sản phẩm mới đồng thời với nhiệm vụ không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm đã có để có thể tồn tại và phát triển ổn định Có thể thấy , với đặc thù của lĩnh vực đầu tư chứng khoán
và số lượng lớn các công ty chứng khoán tồn tại trên thị trường, khách hàng luôn có xu hướng tìm tới những công ty chứng khoán có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của mình với chi phí hợp lý nhất Chính vì vậy, sự đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng thu hút và giữ chân khách hàng từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán sở hữu những sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng và đồng thời cũng có những sản phẩm đạt chất lượng tốt sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh trên thi trường
♦ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ:
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có sự gắn kết chặt chẽ với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó quan trọng nhất là công nghệ thông tin Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật đánh giá về cơ sở vật chất của trụ sở cũng như các chi nhánh và khả năng áp dụng các công nghệ
Trang 23tiến bộ nhất vào hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán nào sở hữu cơ sở vật chất khang trang,hiện đại, hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ có khả năng cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, thực hiện các hoạt động kinh doanh chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phi; từ đó có được khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ không có được cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt.
♦ Thương hiệu, uy tín công ty
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như các hoạt động kinh doanh khách thì nhân tố thương hiệu, uy tín của công ty là một yếu tố mà hầu hết các khách hàng sẽ xét tới trước khi lựa chọn cho mình nhà cung cấp dịch
vụ tốt nhất Thương hiệu cũng như uy tín của công ty thường được hình thành qua quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng; qua sự chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình; qua kết quả kinh doanh tốt trong một khoảng thời gian dài liên tục… Không những thế sau khi gây dựng được uy tin, thương hiệu, việc duy trì được những thành quả đã tạo ra còn khó khăn gấp nhiều lần Tuy nhiên dễ thấy rằng trên thị trường kinh doanh nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, công ty chứng khoán có thương hiệu lâu năm, uy tín cao sẽ luôn có được chỗ đững vững chắc với khách hàng, có được lợi thế cạnh tranh cao hơn các công ty nhỏ mới thành lập
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
♦ Thị phần công ty
Thị phần là phần thị trường mà một CTCK chiếm lĩnh được Đây chính
là tiêu chí rõ nhất cho thấy năng lực cạnh tranh của một CTCK Thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty lớn Bởi để có được thị phần lớn đòi hỏi CTCK phải có lợi thế cạnh tranh với các công ty khác như kinh nghiệm, uy tín, sản phẩm dịch vụ phải có chất lượng tốt … Thường thì các CTCK lớn, có nhiều uy tín và kinh nghiệm chiếm phần lớn thị
Trang 24phần trên thị trường Thị phần của công ty chứng khoán biểu hiện bằng tỷ lệ khách hàng của công ty trên tổng khách hàng của toàn bộ công ty chứng khoán trên thị trường Khách hàng chính là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào và cũng là động lực thúc đẩy các công ty nâng cao năng lực cạnh tranh Trên thị trường, các CTCK luôn tìm cách thu hút khách hàng thông qua giá phí và chất lượng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ khách hàng Một CTCK có thể thu hút được khách hàng của các công ty khác, gia tăng số lượng khách hàng của công ty mình chứng tỏ công ty đó có năng lực cạnh tranh cao Số lượng khách hàng càng lớn thì càng chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của công ty trong việc thu hút khách hàng
♦ Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng thanh khoản, chống
+ Chỉ tiêu về mức vốn khả dụng: phản ánh khả năng trả nợ của công ty
và khả năng chống đỡ rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh Vốn khả dụng về cơ bản là các tài sản có độ rủi ro thấp , dễ chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty
Công thức tổng quát tính mức vốn khả dụng của công ty chứng khoán:
+ Chỉ tiêu vốn hoạt động ròng:
Vốn hoạt động ròng = Vốn khả dụng – Tổng nợ điều chỉnh
Trong đó: Tổng nợ điều chỉnh = Tổng nợ - Các khoản nợ giảm trừ
+ Tổng rủi ro: phản ánh công ty chứng khoán phải duy trì lượng
vốn hoạt động ròng ít nhất là bằng 100% so với tổng rủi ro của nó
Các khoản tài sản giảm trừ
Rủi ro đối tác
Rủi ro tín dụng
Rủi ro
cơ bản
Rủi ro
bù trừ
Trang 25
+ Khả năng chống đỡ rủi ro: khả năng này của công ty chứng khoán phải lớn hơn hoặc bằng một tỷ lệ nhất định tùy theo quy định mỗi quốc gia, theo từng loại hình kinh doanh của công ty chứng khoán
Khả năng chống đỡ rủi ro = Vốn hoạt động ròng/ Tổng nợ điều chỉnh + Chỉ tiêu nợ trên tài sản có tính thanh khoản: đây là thước đo cho khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của công ty chứng khoán; khả năng chi trả cho nhà đầu tư chứng khoán trong trường hợp cần thiết
=
+ Chỉ tiêu thanh đổi nguồn vốn: chỉ tiêu quan trọng đánh giá về mức độ thay đổi nguồn vốn giữa năm trước và năm nay, chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty trong năm
+ Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động:
• Vòng quay tổng tài sản: xác định bằng cách lấy tổng doanh thu hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán chia cho giá trị trung bình của tài sản
Hệ số này cho biết công ty chứng khoán đang sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào Nếu hệ số này cao, công ty được cho là đang sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra doanh thu và ngược lại, nếu hệ số này thấp nghĩa là công ty chưa tận dụng hết năng lực tài sản
• Vòng quay các khoản phải thu: được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho giá trị bình quân các khoản phải thu trong kỳ kế toán
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ/ Vòng quay các khoản phải thu
Mức độ thay
đổi nguồn vốn
Chênh lệch nguồn vốn năm nay và năm trước 100
Nguồn vốn năm trước
Trang 26Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cung cấp thông tin về thành công của công ty trong việc quản lý số vốn đầu tư vào các khoản phải thu.
♦ Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng doanh thu hoạt động kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng công ty trong việc tạo ra một dự
án hoặc dịch vụ có chi phí thấp hay giá bán cao
+ Mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA) thước đo quan trọng cho biết kết quả quản lý là hệ số thu nhập trên giá trị trung bình của tài sản
+ Mức sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) xác định bằng cách lấy thu nhập ròng (sau thuế và lãi vay) chia cho giá trị trung bình của vốn cổ phần
Hai hệ số ROA và ROE để đánh giá mức độ hiệu quả chung của công
ty chứng khoán trong việc quản lý tất cả cá khoản đầu tư vào các tài sản và đánh giá khả năng tạo ra doanh thu của các cổ đông
♦ Chỉ tiêu đánh giá thu nhập
+ EPS = (Lợi nhuận ròng – cổ tức ưu đãi)/ số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức chi trả cho các cổ đông thường / Thu nhập trên mỗi cổ phần
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Trang 27♦ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước
Thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng được coi là một bộ phận trong cơ thể nền kinh tế nói chung Do đó, một khi cơ thể đó không khỏe thì các bộ phận trong nó cũng sẽ không thể hoạt động bình thường được Thực tế cho thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng đã kéo theo sự sụt giảm đáng kể của thị trường thế giới nói chung và thị trường trong nước nói riêng Ở Việt Nam thời gian qua đã có khá nhiều công ty làm ăn thua lỗ, bị phá sản, buộc phải sát nhập hoặc bị mua lại Trong tình hình đó, chỉ có những công ty có tiềm lực, có năng lực cạnh tranh vững mạnh thì mới có thể trụ vững
Cũng tương tự như vậy đối với tình hình chính trị Nếu như chiến tranh thế giới xảy ra thì chắc chắn nền kinh tế không thể phát triển bình thường được Một hệ quả tất yếu là các bộ phận cấu thành nên nó cũng sẽ không thể khỏe mạnh được Như vậy thì sẽ không còn sức để có thể cạnh tranh được nữa
Tóm lại, khi mà tình hình kinh tế – chính trị - xã hội trong và ngoài nước không ổn định thì càng đòi hỏi các công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững
♦ Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thị trường tài chính, là một trong số các kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế Sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động của các công ty chứng khoán nói riêng Có thể thấy rằng, khi thị trường chứng khoán mới thành lập, còn non trẻ thì số lượng các công ty chứng khoán được thành lập là không nhiều
và với số vốn không lớn Lúc này trên thị trường chứng khoán mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán là còn yếu Nhưng khi thị trường đã phát triển hơn, đặc biệt vào giai đoạn 2006 - 2007 thì hàng loạt các công ty chứng khoán được thành lập và vốn điều lệ của các công ty cũng tăng lên đáng kể
Trang 28Cạnh tranh lúc này trở nên gay gắt hơn nhiều Các công ty chứng khoán mới thành lập muốn cạnh tranh được với các công ty chứng khoán đi trước thì buộc phải có những yếu tố mới và khác biệt để có thể tăng năng lực cạnh tranh của mình hướng tới mục tiêu đứng vững trên thị trường.
♦ Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một hình thức thị trường đặc biệt nơi diễn ra các giao dịch hang hóa là các tài sản tài chỉnh Thị trường chứng khoán có caaud trúc và cơ chế giao dịch phức tạp thể hiện sự kết hợp và liên hoàn của toàn bộ thị trường Chính vì điều này mà thị trường chứng khoán cần có một trình độ tổ chức cao và chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ Một môi trường pháp lý hoàn thiện và thống nhất sẽ thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường yên tâm đầu tư, từ đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công
ty chứng khoán
Khi tham gia thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, tổ chức phát hành và các định chế tài chính khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật về chứng khoán quy định như về vốn, về yêu cầu kinh doanh có lãi… Nhờ có các quy định chặt chẽ và hợp lý, các công ty chứng khoán sẽ có được môi trường để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đòng thời ngăn cản các công ty chứng khoán không đủ điều kiện hoạt động để bảo đảm quyền lợi chi nhà đầu tư và các công ty chứng khoán đạt tiêu chuẩn
Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước cũng quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin ra công chúng cau chủ thể phát hành và các công ty chứng khoán Điều này tạo ra cơ chế giám sát, kiểm soát các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và tạo ra cho các hoạt động được lành mạnh, bảo đảm nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch
Trang 29Các chính sách vĩ mô cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường chứng khoán và gián tiếp ảnh hưởng tới các công ty chứng khoán Các
tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên mỗi chính sách của Nhà nước đều nhận được nhiều sự chú ý Chính sách tạo ra sự thúc đấy hay hạn chế đối với các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán
♦ Đối thủ cạnh tranh
Một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, đây chính là động lực của sự phát triển Môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi thị trường chứng khoán phát triển, điều này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mục tiêu tồn tại và phát triển
Các đối thủ là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào Không có đối thủ thì sẽ không có cạnh tranh, không có cạnh tranh thì sẽ không có động lực để các công ty phát triển Khi trên thị trường xuất hiện một công ty mới thì chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của các công ty đã có
Họ sẽ tìm mọi cách để tìm ra được điểm khác biệt giữa họ và công ty mới này, từ đó không ngừng đầu tư để phát huy điểm mạnh của mình Chính sự xuất hiện của đối thủ mới này đã kích thích khả năng tiềm ẩn của các công ty khác phát triẻn Càng có nhiều đối thủ thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt và càng đòi hỏi các công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường
♦ Nhân tố khách hành
Khách hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng Đặc biệt đối với công ty chứng khoán thì công chúng đầu tư là trọng tâm sự cạnh tranh
và là động lực thúc đẩy các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh
Trang 30tranh Để tiếp cận khách hàng thì yêu cầu với các công ty chứng khoán là phải cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt nhất; để giữ chân khách hàng thì lại cần phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nhất.
Đối tượng khách hàng của công ty chứng khoán là khá đa dạng, có thể
là cá nhân hoặc tổ chức với sự hiểu biết về thị trường chứng khoán là khác nhau Vì vậy sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán không chỉ giúp họ tiếp cận với thị trường chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư mà còn phải hạn chế được rủi ro
1.2.3.2Các nhân tố chủ quan
♦ Tiềm lực tài chính:
Vốn chính là nền tảng cho mọi hoạt động trong công ty Không có vốn thì sẽ không có công ty, không có cơ sở vật chất kỹ thuật, không có đội ngũ nhân sự Mà không có những yếu tố này thì một công ty cũng không thể hoạt động được Nếu một công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh thì sẽ có điều kiện để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại hay đào tạo được đội ngũ nhân sự trình độ cao Những yếu tố này tạo nên tính cạnh tranh giữa các công ty Tuy nhiên, không phải công ty nào có tiềm lực tài chính vững mạnh cũng có năng lực cạnh tranh cao Bởi nếu nguồn vốn đó không được sử dụng hợp lý thì cũng không thể phát huy được hiệu quả, gây lãng phí
♦ Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự chính là nhân tố vận hành hoạt động của một công ty Một công ty không có đội ngũ nhân sự cũng giống như một ngôi nhà hoang, không người ở và máy móc trong đó cũng không thể hoạt động được Đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán thường đòi hỏi hàm lượng chất xám thì nguồn nhân lực lại càng quan trọng Nó chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một CTCK Với một đội ngũ nhân viên môi giới nhiệt tình, chu đáo, am hiểu thị trường hay đội ngũ nhân viên phân
Trang 31tích, tư vấn giàu kinh nghiệm chính là một lợi thế trong việc thu hút khách hàng cũng như tạo nên uy tín cho công ty Từ đó, góp phần làm tăng khả năng cạnh trạnh của công ty trên thị trường.
♦ Cơ sở vật chất và khoa học công nghệ
Một ngôi nhà nếu như không có cái móng vững chắc thì sẽ không thể đứng vững trước gió lớn Công ty chính là một ngôi nhà chung và cơ sở vật chất chính là nền móng ban đầu của ngôi nhà đó Vì vậy, nếu cơ sở vật chất không vững thì công ty cũng sẽ rất dễ đổ vỡ Một CTCK muốn thành lập cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về cơ sở vật chát kỹ thuật chẳng hạn như về diện tích, về lượng vốn đầu tư cho nó Tuy nhiên, cũng không phải
cơ sở vật chất càng to, đẹp thì công ty hoạt động càng hiệu quả Nó chỉ là một phần, bởi lẽ, đây chỉ là cái vỏ, cái quan trọng là ruột bên trong Đó là đội ngũ nhân sự, đó là các thiết bị, phần mềm công nghệ … Đây thực sự là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán Bởi lẽ, kinh doanh chứng khoán là một ngành nghề đặc biệt, nó đòi hỏi nguồn thông tin có độ chính xác cao để đưa ra những phân tích, nhận định đúng đắn Những thông tin, phân tích, nhận định đưa ra càng chính xác thì càng tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư Từ đó, tạo nên uy tín cho công ty Điều này, chỉ có thể thực hiện được nếu có hệ thống phần mềm công nghệ hiện đại Một công ty đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở vật chất cũng như có một hệ thống phần mềm công nghệ hiện đại sẽ thực sự tạo ra được tính cạnh tranh với các đối thủ khác
♦ Chiến lược kinh doanh
Có nhà xưởng, máy móc, nhân công nhưng lại thiếu đi phương thức quản lý hay chiến lược kinh doanh thì cũng sẽ không thể thành công Mỗi một công ty trong những ngành nghề khác nhau, thậm chí trong cùng một ngành nghề lại có những đặc điểm khác nhau, có thể là về nguồn vốn, về nhân sự
Trang 32hay các sản phẩm dịch vụ Do đó, mỗi công ty sẽ có một chiến lược kinh doanh của riêng mình, có thể là chiến lược chủ động, thụ động hay kết hợp cả hai Điều này còn tùy thuộc vào tình hình của thị trường và đặc điểm của mỗi công ty Đặc biệt, kinh doanh chứng khoán là một ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro do thị trường luôn biến động và rất khó nhận định Chính vì thế, những chiến lược kinh doanh mang tính ngắn hạn, sẽ là phù hợp với các CTCK Một công ty có chiến lược kinh doanh tốt, linh hoạt và phù hợp với những biến động của thị trường thì sẽ phát triển tốt hơn, thu lợi nhuận cao hơn và có điều kiện để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực canh tranh của các công ty chứng khoán.
♦ Giá phí sản phẩm - dịch vụ
Đây chính là yếu tố mà khách hàng quan tâm khi tìm đến các CTCK và cũng là nguồn thu của các CTCK Mỗi một CTCK có một mức giá phí khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty hay tình hình biến động của thị trường Nếu thị trường biến động bất lợi thì việc giảm giá phí sẽ là một nhân tố để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh Tất nhiên không phải công ty khác giảm bao nhiêu thì công ty mình cũng thế mà phải xuất phát từ tình hình
cụ thể của công ty Và ngược lại, khi thị trường phát triển sôi động, thì việc tăng giá phí trong một hạn mức cho phép sẽ giúp CTCK có thêm một khoản thu để bù đắp cho những chi phí bỏ ra
Trang 33Ch¬ng 2: Thùc tr¹ng vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh cña
C«ng ty Cæ phÇn Chøng kho¸n NhËt B¶n
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
2.1.1.1 Thông tin tổng quát
♦Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NHẬT BẢN
♦Tên giao dịch bằng tiếng Anh: JAPAN SECURITIES INCORPORATED
♦ Tên viết tắt: JSI
♦ Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 3&4, Tòa nhà Viglacera-Exim, số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
♦ Điện thoại: 84-4-3791.1818 Fax: 84-4-3791.5808
♦ Ngành nghề kinh doanh:
- Hoạt động môi giới chứng khoán;
- Hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Hoạt động tư vấn đầu tư
Trang 342.1.1.2 Sự hình thành và lịch sử phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
♦ Quá trình thành lập
● Sự kết hợp:
Tổng công ty Viglacera, một tổng công ty nhà nước hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có kế hoạch thành lập công ty chứng khoán chuyên nghiệp và đáng tin cậy để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh Đồng thời công ty chứng khoán sẽ là định chế tài chính đủ năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và doanh nghiệp về tái cơ cấu tổ chức, cổ phần hoá, niêm yết cho các công ty thành viên và công ty liên quan tới Tổng công
ty Viglacera
Công ty chứng khoán Aizawa, Công ty Japan Asia Holdings, với Ngài Qiu Yonghan (nhà đầu tư và tư vấn đầu tư nổi tiếng quốc tịch Nhật bản gốc Đài loan), rất kỳ vọng vào triển vọng phát triển của Việt nam, cùng nhau tìm kiếm đối tác Việt nam xuất sắc để đầu tư vào thị trường vốn đang phát triển
và thành lập công ty
Hai bên đối tác trong và ngoài nước cùng thống nhất hợp tác liên doanh xây dựng công ty chứng khoán chuyên nghiệp, chất lượng, được điều hành theo phương thức Nhật Bản
♦ Quá trình phát triển và bắt đầu hoạt động:
Công ty CP chứng khoán Nhật Bản được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập vàhoạt động số 103/UBCK-GP ngày 16 tháng 1 năm 2009, có trụ sở chính tại tầng 3&4,Tòa nhà Viglacera-Exim, số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Công ty được thành lập bởi Tổng công ty Viglacera và có sự tham gia của các cổ đông Nhật Bản là Công ty Chứng khoán Aizawa, Công ty Japan Asia Holdings và Công ty Đầu tư Tanamark với tổng vốn điều lệ là 41.000.000.000 VND
Trang 35• Các sự kiện nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của Công
ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
Bảng 2.1Quá trình phát triển của JSI (nguồn “ Báo cáo thường niên JSI năm 2012’’)
Công ty cổ phần chứng khoán Hoa Anh Đào
là ông Yokoyama Norio
Bản
Hà Nội
là ông Hiramoto Hiroshi
tuyến
Trang 362.1.1.3 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
♦ Mô hình quản trị của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản bao gồm: Đại hội đồng Cổ đông, Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các Phòng Ban chức năng
♦ Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng trên nguyên tắc phân công,
quản lý theo chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tổng Giám đốc quản lý, điều hành công việc thông qua việc phân cấp, phân quyền; các Trưởng Phòng Ban trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của các phòng ban đó
♦ Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu quản lý, quản trị, điều hành của Ban Giám đốc, và đảm bảo hiệu quả quản trị của Hội đồng Quản trị đối với bộ máy điều hành
♦ Để nâng cao hiệu quả quản trị công ty, Ban Giám đốc đã ban hành các qui trình công việc cụ thể cho từng đầu việc, phòng ban, giúp thực hiện công tác quản lý, quản trị nhân sự được thuận lợi
Trang 37Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản
Phòng quản trị rủi ro (Risk management dept.) Phòng marketing (Marketing dept.)
Phòng kinh doanh (Sale dept.)
Phòng nghiệp vụ chứng khoán
(Securities operation dept.) Nhóm môi giới (brokerage group)
Nhóm lưu ký (Custodian group)
Phòng kế toán (Acouting dept.)
Kế toán nội bộ (internal acoutant)
Dịch vụ tài chính (financal service)
Phòng công nghệ thông tin (IT dept.) Phòng hành chính nhân sự (HR and Admin dept)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của JSI (nguồn “ Báo cáo thường niên JSI năm 2012’’)
Đại hội cổ đông General shareholders
Ban kiểm soát
Board of supervision
Hội đồng quản trị Board of Management
Ban giám đốc Board of directors
Kiểm soát nội bộ
Internal supervision
Trang 382.1.1.4Tổ chức nhân sự
♦ Danh sách ban điều hành
Bảng 2.2 Danh sách ban điều hành của JSI (nguồn “ Báo cáo thường niên JSI năm 2012’’)
• Quá trình công tác:
-1989 – 2006: Công ty Chứng khoán Tokyo
-2006 – nay: Công ty Chứng khoán Japan Asia
-1/2009 – nay: TGĐ Công ty Chứng khoán Nhật Bản tại VN
• Quá trình công tác:
-1997 – 2007: Công ty Liên doanh Sunway
- 2007 – 7/2012: Công ty Chứng khoán Việt Tín
- 8/2012 – nay: Công ty Chứng khoán Nhật Bản
• Quốc tịch: Việt Nam
• Trình độ chuyên môn: Cử nhân tài chính kế toán
• Quá trình công tác:
-1997 – 2006: Cty NCI Việt Nam
- 2006 – 2009: Cty Noble Electronics Việt Nam
0%
Trang 39- 8/2009 – nay: Công ty Chứng khoán Nhật Bản
♦ Thay đổi trong ban điều hành: Ngày 22/08/2012, Công ty CP Chứng khoán Nhật Bản chính thức bổ nhiệm bà Trần Thị Mai giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của Công ty
Hình thức
Số lượng chứcdanh thành viênHDQT tại cáccông ty khác
♦ Hoạt động của Hội đồng quản trị:
+ Công tác tổ chức nhân sự: Công ty đã ổn định được cơ cấu tổ chức, nhân sự, vận hành phù hợp với Điều lệ Công ty và quy định của pháp luật
+ Công tác quản trị doanh nghiệp:
- Hội đồng quản trị Công ty đã ban hành Quy chế làm việc và phối hợp giữa HĐQT với Ban giám đốc;
Trang 40- Duy trì chế độ họp thường kỳ hàng Quý để định hướng, chỉ đạo hoạt động kinh doanh và công tác điều hành của Ban Giám đốc Công ty phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật
♦ Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành:Ngoại trừ ông Hiramoto Hiroshi nắm chức vụ Tổng Giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị khác đều không trực tiếp điều hành công việc tại Công ty Tuy vậy,với việc duy trì chế độ họp thường kỳ hàng Quý cùng các chế độ báo cáo bằng văn bản, bằng dữ liệu điện tử và trực tiếp khác, các thành viên Hội đồng quản trị đều nắm được tình hình hoạt động và đảm bảo công tác điều hành chỉ đạo kịp thời đốivới ban lãnh đạo công ty
♦ Số lượng cán bộ, nhân viên
Bảng 2.4 Số lượng cán bộ nhân viên JSI (nguồn “ Báo cáo thường niên JSI năm 2012 ‘’)