- Đặc điểm, yêu cầu của địa phương - Điều kiện về kinh phí, CSVC + Các bước tiến hành: - Điều tra cơ bản thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp … - Xây dựng dự thảo - Lấy ý kiế
Trang 1CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI GIỎI
Phần I: CÂU HỎI- ĐÁP ÁN PHẦN THI THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ
Phần II: CÂU HỎI - ĐÁP ÁN THI ỨNG XỬ, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Phần I: CÂU HỎI PHẦN THI THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết Lễ diễu hành của Đội có ý nghĩa gì? Đội hình của lễ diễu hành được sắp
xếp như thế nào?
- Lễ Diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh
- Đi đầu là đội cờ của liên đội, cách đội cờ khoảng 3 mét là đội rước ảnh Bác Hồ (nếu có), sau khoảng
3 mét là 3 đội viên đại diện Ban Chỉ huy liên đội, sau Ban Chỉ huy khoảng 3 mét là đội trống, kèn (đội trống,kèn có thể đứng cố định ở khu vực lễ đài, tuỳ thuộc vào hành trình diễu hành), sau đội trống, kèn khoảng 5mét là cờ của chi đội đứng đầu, sau cờ khoảng 1 mét là chi đội trưởng, sau chi đội trưởng khoảng 1 mét là độihình chi đội, chi đội nọ cách chi đội kia khoảng 5 mét Phụ trách đi bên cạnh phân đội trưởng phân đội 1
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành động tác tháo thắt khăn quàng đỏ?
* Thắt khăn quàng đỏ:
- Dựng cổ áo lên, gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, đặt khăn vào
cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải
- Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống
* Tháo khăn quàng đỏ:
Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra
Động tác tháo khăn quàng đỏ
Câu 2: Đồng chí hãy cho biết ý nghĩa của Lễ duyệt Đội? Diễn biến của Lễ duyệt Đội?
- Lễ Diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh
Chỉ huy hô: "Nghiêm!", chạy đến trước lễ đài chào phụ trách, phụ trách chào đáp lại, chỉ huy báo cáo:
"Báo cáo anh (chị) phụ trách, các đơn vị đã sẵn sàng, xin phép lễ diễu hành được bắt đầu!".
Phụ trách đáp lại Chỉ huy hô: “Rõ!”, sau đó chỉ huy và phụ trách chào nhau kiểu đội viên Chỉ huy quay về
đơn vị thực hiện theo yêu cầu của phụ trách
Trong trường hợp phụ trách đáp “đồng ý” thì chỉ huy quay về đơn vị hô: “Lễ diễu hành bắt đầu!” -
"Dậm chân - dậm!" Thổi kèn, đánh trống hành tiến (đội viên dậm đều chân theo tiếng trống) Khi đơn vị đã dậm chân đều, chỉ huy hô: "Đi đều - bước!", các đơn vị hành tiến từ trái qua phải lễ đài (theo hướng lễ đài),
cờ được vác lên vai
Khi bắt đầu đến lễ đài (vạch chào), cờ được giương lên, đội viên giơ tay chào Khi đã qua lễ đài (vạch thôi chào), chuyển cờ về tư thế vác cờ, đội viên thôi chào, tiếp tục đi đều Từng đơn vị khi qua lễ đài được giới thiệu tóm tắt thành tích, các đại biểu vỗ tay động viên
Khi vòng ở các góc sân, chú ý đảm bảo vuông góc Khi diễu hành ở đường lớn, chú ý giữ cự ly các đơn vị, đội hình nghiêm túc và đi đúng đường, tránh làm mất trật tự an toàn giao thông Diễu hành xong, các đơn vị về vị trí tập kết
* Đồng chí hướng dẫn và thực hành động tác chào kiểu Đội TNTP Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa chào kiểu đội?
Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ
Trang 2- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm… chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội
- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng Đội vững mạnh
Câu 3 : Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ của người Giáo viên Tổng phụ trách Đội
1 Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đội:
+ Xây dựng đội ngũ BCH Liên đội, chi đội, xây dựng và kiện toàn các nhóm nòng cốt.
+ Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác
- Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội
+ Các biện pháp cần tiến hành:
- Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho PTCĐ, phụ trách nhiđồng
- Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội
- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy Đội
2 Nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội:
Là nhiệm vụ trọng tâm của người GV – TPT Đội Gồm 2 nội dung cơ bản:
* Thiết kế nội dung, chương trình và lập kế hoạch thực hiện thực hiện hoạt động GD của Đội:
+ Yêu cầu cơ bản:
- Tính cụ thể, khoa học
- Đánh giá được
- Khả năng thành công cao ( có tính khả thi )
- Có giới hạn về thời gian ( cụ thể, chi tiết về thời gian thực hiện : Bắt đầu, kết thúc )
+ Căn cứ để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động:
- Nhiệm vụ chính trị của trường, chủ trương công tác của Đoàn
- Kế hoạch tổng thể của nhà trường
- Khả năng thực tế của trường, liên đội, nhu cầu và nguyện vọng của đội viên
- Đặc điểm, yêu cầu của địa phương
- Điều kiện về kinh phí, CSVC
+ Các bước tiến hành:
- Điều tra cơ bản ( thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp …)
- Xây dựng dự thảo
- Lấy ý kiến ( các chi đội, hội đồng sư phạm…)
- Hoàn thiện kế hoạch
* Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn liên đội:
Cần tập trung:
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để đội viên hiểu biết sâu sắc chương trình, kế hoạchcông tác của liên đội
+ Tạo sự quan tâm ủng hộ hợp tác của HĐSP, PTCĐ
+ Tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các đơn vị
3 Nhiệm vụ tham mưu phối hợp với tổ chức Đảng, chính quyền nhà trường, các ban ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng:
* Đối với BGH, HĐSP nhà trường:
+ Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của nhà trường
+ Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến
+ Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội dung công tác đội vào các cuộchọp này
* Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
Trang 3+ Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục
+ Phối hợp với các LLGD của địa phương để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động GD phùhợp
+ Sự phối hợp phải tòan diện, liên tục ( trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện KH ) + Ký kết văn bản liên tịch với các ngành, các lực lượng để thực hiện có hiệu quả
- Đồng chí hãy thực hành bài trống chào cờ của Đội? (trống con)
Câu 4: Đồng chí hãy trình bày diễn biến Lễ kết nạp Đội viên?
- Chi đội trưởng hoặc phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố danh sách đội viên được kết nạp và mời đội viên mới lên đọc lời hứa
- Đội viên mới bước lên đối diện với cờ, nghiêm trang đọc lời hứa Đọc xong hô: “Xin hứa!”, toàn chi đội đứng nghiêm
- Phụ trách chi đội đặt khăn quàng đỏ lên vai và căn dặn đội viên mới Đội viên mới đáp: "Sẵn sàng!" và tự thắt khăn quàng đỏ, đứng nghiêm, chào cờ và quay lại chào các đại biểu và đội viên trong chi đội
- Chi đội trưởng phân công đội viên mới về phân đội Toàn chi đội ngồi xuống và hát tập thể bài hát “Mơ ước ngày mai” (Trần Đức) Lễ kết nạp kết thúc
* Hướng dẫn và thực hành động tác: Dậm chân tại chỗ.
Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau Khi có khẩu lệnh "Đứnglại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm
Câu 5: Đồng chí hãy cho biết các điều kiện để thành lập chi Đội và diễn biến Lễ công nhận Chi đội.
Có ít nhất 3 đội viên trở lên Việc thành lập và tổ chức công nhận: Do Ban Chỉ huy liên đội đề nghị vàBan Chấp hành Đoàn hoặc Hội đồng Đội cấp xã ra quyết định
Đại diện Ban Chỉ huy liên đội điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Phụ trách Đội đọc quyết định công nhận chi đội mới
Phụ trách Đội gắn cấp hiệu cho Ban Chỉ huy chi đội mới
Phụ trách Đội trao cờ Đội cho chi đội trưởng (toàn chi đội mới đứng nghiêm) Ban Chỉ huy chi độinhận cờ, giương cờ về phía chi đội
Đại diện Ban Chỉ huy liên đội hô: "Nghiêm! Chào cờ - chào!", đội viên giơ tay chào (không thực hiện bài trống chào cờ, không hát, không hô khẩu hiệu) Sau đó hô: "Thôi!"
Đại biểu phát biểu, giao nhiệm vụ
Chi đội trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ
Đại diện Ban Chỉ huy liên đội tuyên bố bế mạc
* Hướng dẫn và thực hành động tác Quay đằng sau.
Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay!" lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân tráilàm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm
Câu 6: Đồng chí hãy nêu diễn biến của Lễ trưởng thành Đội?
- Chi đội phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Chi đội trưởng công bố danh sách đề nghị của tập thể chi đội những đội viên trưởng thành
- Phụ trách chi đội phát biểu biểu dương, nhắc nhở các em tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để sớm trở thành đoànviên TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời giúp đỡ chi đội trong mọi hoạt động
- Đội viên được trưởng thành phát biểu cảm tưởng
- Đại diện chi đoàn phát biểu
- Trao tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) và vui liên hoan một số tiết mục văn nghệ (có thể làm một công trình lưu niệm nhỏ)
- Bế mạc, hát bài: "Tiến lên đoàn viên" (Phạm Tuyên)
* Đồng chí hãy cho biết mấy động tác cá nhân tại chỗ, là những động tác nào? Thực hành động tác “quay phải, quay trái”?
Có 7 động tác cá nhân tại chỗ gồm: Nghỉ, nghiêm, quay phải, quay trái, quay sau, dậm chân tại chỗ, chạy tại chỗ
Trang 4- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy
gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân tráilên, trở về tư thế nghiêm
- Quay bên trái: Quay bên trái: Khi có lệnh “bên trái quay!” sau động lệnh “quay”, người đứng
nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đórút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm
Câu 7: Đồng chí hãy trình bày diễn biến nội dung, chương trình Đại hội Chi đội?
Nội dung và chương trình Đại hội:
Tập hợp chi đội - kiểm tra số lượng, tư thế, trang phục của đội viên
*Khai mạc Đại hội:
- Chào cờ (theo Nghi thức Đội)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự Đại hội
- Bầu Đoàn Chủ tịch (3 - 5 đội viên), Đoàn Chủ tịch lên làm việc (Ban Chỉ huy chi đội có thể dự kiến Đoàn Chủ tịch để Đại hội biểu quyết)
- Đoàn Chủ tịch giới thiệu thư ký Đại hội (1 - 2 đội viên), công bố chương trình và nội dung Đại hội
- Đọc báo cáo tổng kết công tác của chi đội trong nhiệm kỳ qua và dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới (Đối với chi đội mới thành lập chỉ trình bày dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới)
- Phụ trách chi đội (hoặc đại diện đại biểu) phát biểu ý kiến
- Tiến hành thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo đề án công tác nhiệm kỳ mới
- Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của chi đội
*Bầu Ban Chỉ huy chi đội và bầu đại biểu đi dự Đại hội liên đội:
- Đoàn Chủ tịch công bố Ban Chỉ huy chi đội cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban Chỉ huy mới
- Biểu quyết thống nhất số lượng bầu Ban chỉ huy chi đội (từ 3 - 7 đội viên)
- Ứng cử và đề cử
- Nếu có đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút tên thì nêu rõ lý do, Đoàn Chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút tên hay không
- Biểu quyết chốt danh sách bầu cử
- Biểu quyết chọn hình thức bầu cử (có thể là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín)
Nếu Đại hội quyết định bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín thì bầu Ban kiểm phiếu
- Thống nhất số lượng, danh sách và bầu Ban Kiểm phiếu (bằng hình thức giơ tay)
*Ban Kiểm phiếu làm việc:
- Ban kiểm phiếu công bố nguyên tắc, thể lệ bầu cử, kiểm tra phiếu, phát phiếu bầu cử, kiểm tra hòm phiếu, hướng dẫn bỏ phiếu và tiến hành bỏ phiếu (phiếu hợp lệ là phiếu bầu đúng tên người trong danh sách bầu cử, không thừa so với số lượng quy định, không để phiếu trắng Người trúng cử phải được trên 1/2 tổng số phiếu bầu và theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp chi đội trưởng và các chi đội phó)
- Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi Ban Kiểm phiếu làm việc)
- Ban Kiểm phiếu làm việc ngay và công bố kết quả bầu cử trước Đại hội
- Nếu bầu lần 1 chưa đủ số lượng, Đại hội tiến hành bầu cử lần 2 trong số những đội viên không trúng cử ở lần 1 Nếu lần 2 vẫn chưa đủ thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội để bầu tiếp hoặc sẽ bầu bổ sung trong các
Thư ký đếm số lượng, ghi biên bản và công bố kết quả
- Ban Chỉ huy chi đội mới ra mắt Đại hội, đại diện Hội đồng Đội xã, Tổng phụ trách hoặc phụ trách chi đội công nhận Ban Chỉ huy chi đội mới và giao nhiệm vụ
- Đại diện Ban Chỉ huy chi đội mới phát biểu nhận nhiệm vụ
- Nếu phải bầu đại biểu đi dự Đại hội liên đội thì bầu tiếp như trình tự bầu Ban Chỉ huy Đội
Trang 5- Thư ký trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội; Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết
- Tổng kết Đại hội Đoàn Chủ tịch đánh giá kết quả Đại hội, cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành động tác cầm cờ, giương cờ?
* Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân
phải
- Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “nghiêm”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế
nghiêm
- Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước.
* Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu
- Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ
- Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ
Câu 8: Đồng chí hãy cho biết những nội dung cơ bản của Chương trình dự bị đội viên lớp 1,2,3?
1 Kính yêu Bác Hồ
- Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, biết một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ Biết những nét chính về tiểu
sử Bác Hồ
- Nhớ tên và ý nghĩa (sơ lược) của các ngày kỉ niệm: 3/2, 8/3, 15/5, 19/5, 1/6, 2/9, 20/11, 22/12
2 Con ngoan, trò giỏi
- Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người
- Kính yêu, vâng lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách, thực hiện đúng nội quy của trường
- Biết lao động để giúp đỡ gia đình trong những công việc vừa sức phù hợp
- Biết tiết kiệm cho gia đình
- Biết về bố mẹ và địa chỉ gia đình, nhớ ngày sinh của mình
3 Chăm học
- Biết thực hiện những yêu cầu về học tập như: đi học đúng giờ, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, giữ vở sạch, viết chữ đẹp
- Đạt kết quả học tập mỗi ngày một tốt
- Làm quen với các chức năng cơ bản của máy tính
- Làm quen với một số từ đơn giản của một ngoại ngữ
4 Vệ sinh sạch sẽ
- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt
- Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác, nhổ bậy
- Biết cách đề phòng một số bệnh thông thường như: đau răng, cảm nắng, cảm lạnh
- Thuộc bài thể dục nhi đồng
5 Yêu Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Nhớ tên và ý nghĩa của tên Sao, sinh hoạt Sao đều, yêu quý phụ trách Sao
- Biết một số bài hát, múa, trò chơi của nhi đồng
- Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn
- Thuộc các động tác: đứng nghỉ, đứng nghiêm chào, quay trái, quay phải, quay đằng sau
6 Những điều cần biết khi ra đường
- Biết cách đi ngoài đường đúng quy định để đảm bảo an toàn
- Biết chơi ở những chỗ an toàn, không làm phiền người khác
- Biết tên đường phố, ngõ xóm, thôn bản nơi mình ở, địa chỉ của trạm y tế, công an địa phương
* Yêu cầu hành động
- Biết một số gương người tốt trong truyện cổ tích, truyện dân gian, ngụ ngôn, truyện về các anh hùng liệt sĩ
- Biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè, nhất là các bạn đau yếu, tàn tật, gặp hoàn cảnh khó khăn, học kém, noi gương học tập các bạn ngoan, học giỏi
- Hằng ngày làm việc tốt, tránh việc xấu
* Đồng chí hãy cho biết có bao nhiêu động tác cá nhân di động, là những động tác nào?
Trang 6Có 9 động tác cá nhân di động gồm: tiến, lùi, sang phải, sang trái, Đi đều, Chạy đều, Vòng bên trái,Vòng bên trái, vòng đằng sau.
*
Hướng dẫn và thực hành động tác chạy đều?
Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồikéo chân phải về tư thế nghiêm
Câu 9: Đồng chí hãy nêu cách tiến hành 1 cuộc đi trại cho thiếu nhi?
Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại
Để chuẩn bị cho một cuộc trại, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau:
1 Chọn lựa địa điểm
2 Tiếp xúc, thông báo, xin phép
3 Chỉnh trang lều vải
4 Dụng cụ đi trại
5 Lên chương trình
1 Chọn lựa địa điểm
Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:
a Phong cảnh: Tùy theo đối tượng trại sinh mà chọn phong cảnh sao cho thích hợp
b Thoát nước: Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.
c Nước uống: Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.
d Cây, củi: Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể
lấy cây, củi
e Dễ tới: Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị Nếu có thể nên ở gần
trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh
f Chợ: Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần
chợ Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm
không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự
2 Tiếp xúc, thông báo, xin phép
a Tiếp xúc:
- Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại
- Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất
b Thông báo, xin phép:
Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phítrại Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại
3 Chỉnh trang lều vải
Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không
4 Dụng cụ đi trại
a Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách
nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội
b Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích Hành trang
của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng Đây là những vật dụng gợi ý:
+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép
+ Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh
Trang 7+ Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước
+ Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây
+ Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi
+ Mùng mền, võng cá nhân
Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên Điều quan
trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:
- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại
- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua
- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)
- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó
Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu
5 Lên chương trình
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động Muốn được như vậy, người tổ chức phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại Có chương trình rồi cũng phải biếtsan lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra,
dù tiết mục đó đang hấp dẫn
Người tổ chức cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng
- không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận
* Đồng chí hãy Hướng dẫn và thực hành động tác sang phải, sang trái?
- Bước sang trái: Khi có khẩu lệnh "Sang trái bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bướcngười chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh "Sang phải bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
Câu 10: Đồng chí hãy nêu những nội dung cơ bản của chương trình RLĐV hạng nhì lớp 6,7 ?
1 Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Bác Hồ
- Đọc và tìm hiểu về lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Biết mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của đội viên
- Biết ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Biết một số phong trào, truyền thống và các công trình lớn của Đội
- Biết một anh hùng của Đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Hướng dẫn Sao Nhi đồng hoạt động
- Thực hành đúng các yêu cầu đội viên về nghi thức Đội
- Biết giải thích 5 điều Bác Hồ dạy
- Biết ít nhất 5 lá thư của Bác Hồ gửi cho thiếu nhi và giải thích được một số đoạn
- Kể được 5 câu chuyện về Bác Hồ
- Đọc một số bài thơ, bài hát ca ngợi Bác Hồ
2 Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng
- Biết các chiến thắng: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh Kểđược tên các đơn vị anh hùng dân tộc trong các chiến thắng này
- Biết gương oanh liệt của một số liệt sĩ tiền bối của Đảng và một số anh hùng liệt sĩ ở địa phương
- Biết vẽ bản đồ Việt Nam và ghi một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của đất nước.Biết những vùng có các nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước
- Biết động viên các anh chị đi bộ đội và viết thư, tặng quà cho các anh chị bộ đội
- Biết và hát đúng các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước
- Thực hiện đúng các quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vàCông ước Quốc tế về Quyền trẻ em
- Tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tư trị an ở địa phương và trường học
Trang 83 Yêu bạn bè
- Tham gia ủng hộ, quyên góp quần áo, sách vở tặng các bạn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
- Có hoạt động cụ thể giúp đỡ các bạn khó khăn, học kém tại chi đội, liên đội mình
- Sưu tầm một số ảnh và một số tư liệu về các hoạt động vì hoà bình của thiếu nhi thế giới
- Tích cực tham gia các hoạt động của câu lạc bộ hữu nghị quốc tế, làm một việc cụ thể để ủng hộ cácbạn thiếu nhi các nước và đấu tranh cho hòa bình
- Tham gia tích cực các buổi lao động tập thể
- Biết sửa chữa một số hỏng hóc thông thường của xe đạp và vật dụng gia đình
- Học và tập làm theo nghề truyền thống của gia đình và địa phương mình (nếu có)
- Biết tiết kiệm tiền và đồ dùng cá nhân của mình, của Đội và gia đình để dùng vào việc có ích
- Hoàn thành các công việc ông bà, cha mẹ, anh chị giao cho
- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của máy vi tính
- Sử dụng một số câu giao tiếp cơ bản của một ngoại ngữ
5 Giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe
- Biết làm sạch, gọn gàng nơi ngủ và khu vệ sinh của gia đình, nhà trường không hút thuốc và uốngbia, rượu
- Biết buộc garô khi bị rắn, chó dại cắn, máu chảy nhiều Biết băng cố định khi bị gãy xương chân, tay,
hô hấp nhân tạo
- Biết một số cây thuốc nam và trồng thuốc nam ở gia đình
- Tham gia vào hoạt động thể dục thể thao của chi đội, liên đội
- Đi xe đạp được ít nhất 5 km
6 Biết luật lệ giao thông và hành quân cắm trại
- Biết các quy định về luật giao thông đối với người đi bộ và xe đạp
- Biết các dấu tìm lối đi bằng cành cây có lá và vạch dấu cho người khác đi theo
- Biết sử dụng các nút: thợ dệt đơn và kép, nút ghế, chân chó, lạt vẹt, lạt vặn, đầu nối, biết tham giadựng lều
- Biết làm một số đồ dùng cá nhân đơn giản: bàn ghế, giá sách
- Thuộc tín hiệu móoc và biết cách sử dụng
- Biết tìm phương hướng bằng la bàn, mặt trời và trăng, sao
- Biết đốt lửa ngoài trời bằng diêm và bật lửa khi có gió
- Biết chuẩn bị và làm món ăn đi trại
* Yêu cầu hành động
- Hằng ngày đều làm những việc tốt giúp đỡ gia đình và hàng xóm
- Đạt tiêu chuẩn môn thi của chi đội
* Đồng chí hãy Hướng dẫn và thực hành các động tác tiến, lùi?
- Tiến: Khi có khẩu lệnh "Tiến bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn
thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Lùi: Khi có khẩu lệnh "Lùi bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn
thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chânbằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
Câu 11: Đồng chí hãy cho biết những nội dung cơ bản của chương trình RLĐV hạng nhì lớp 8,9?
1 Hiểu biết về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bác Hồ
- Đọc và tìm hiểu về lịch sử Đoàn, Đảng và thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ
- Học tập Điều lệ Đoàn, nhiệm vụ, quyền hạn của người đoàn viên và điều kiện vào Đoàn; biết ý nghĩahuy hiệu Đoàn, cờ Đoàn, nội dung phong trào hành động cách mạng của Đoàn hiện nay
- Cùng đoàn viên tham gia lao động công ích và những hoạt động xã hội ở địa phương
- Thuộc một số bài hát truyền thống của Đoàn
Trang 9- Tự rèn luyện hoàn thành chương trình đội viên Làm hướng dẫn viên, phụ trách Sao Nhi đồng, giúpcác đội viên bậc dưới phấn đấu thực hiện chương trình đội viên.
- Tuyên truyền và hướng dẫn cho các đội viên thiếu nhi cùng thực hiện các quyền, bổn phận của trẻ
em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
2 Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng
- Biết các mốc lịch sử phát triển chính của đất nước, quê hương và địa phương nơi đang sống
- Biết gương oanh liệt của một số liệt sĩ tiền bối của Đảng và một số anh hùng liệt sĩ ở địa phương
- Biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội gần đây của đất nước
- Biết những di tích lịch sử, cách mạng tại địa phương Tích cực tham gia tôn tạo, làm đẹp và giớithiệu với bạn bè, mọi người về các di tích lịch sử, truyền thống của địa phương
- Đã tham gia sáng tác ít nhất một trong các thể loại văn, thơ, nhạc, họa
- Tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ, xã hội thường xuyên của trường và địaphương
- Sử dụng một số chức năng và ứng dụng cơ bản của máy vi tính
- Sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp đơn giản
4 Đoàn kết quốc tế
- Biết ý nghĩa và tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam với các lực lượng tiến bộ,yêu chuộng hòa bình trên thế giới
5 Rèn luyện và bảo vệ sức khỏe
- Bơi ít nhất 20m, hoặc đi bộ được 5km trở lên
- Biết một bài võ hoặc một bài thể dục nhịp điệu phù hợp với lứa tuổi
- Biết giữ gìn sức khỏe
- Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch, làm được garô cầm máu
- Biết xử lí các trường hợp: ngã, đau bụng, bong gân, điện giật, chết đuối, bỏng, động vật cắn, ngộ độc,
bị ngạt
- Có băng vệ sinh em gái (nếu là nữ)
6 Hiểu biết thiên nhiên, hành quân cắm trại
- Biết chọn một chỗ cắm trại; tự mình có thể dựng một cái lều, làm bếp
- Chuẩn bị và làm món ăn ở trại Biết ba cách lọc nước sạch, biết đốt các bếp trong bất cứ thời tiết nào
- Biết làm và dùng nút buộc thuyền, nút mỏ neo, biết tết các đầu dây, biết đan, biết buộc 2 cọc chèobằng lối néo thẳng và chéo
- Biết truyền tin hoặc nhận tin bằng tay (kiểu sermapho), bằng cần moóc (truyền tin bằng còi, bằngánh sáng)
- Biết dùng điện thoại và đánh điện tín
- Biết nhận xét và nhận được các dấu vết của người, vật, gia súc hay dã thú Ước lượng chiều dài,chiều cao, chiều rộng, vật nặng và số người
- Biết đoán thời tiết bằng những hiện tượng trông thấy
- Biết một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ
- Nhận biết được một số cây có ích dùng trong việc ăn uống, làm thuốc hay trong kĩ nghệ, biết những
lá cây độc để tránh
- Biết cách tìm phương hướng, ban ngày và ban đêm
7 Phong cách người đội viên trưởng thành là người trọng danh dự, dược mọi người tin tưởng.
- Lễ phép, lịch sự và không vụ lợi
- Có lời nói và việc làm thống nhất
- Biết tìm cách vượt khó khăn
* Yêu cầu hành động
- Sẵn sàng làm việc tốt, nêu gương cho đội viên lớp dưới
- Đạt kết quả tốt môn thi riêng của chi đội
- Đồng chí hãy trình bày động tác chỉ định đội hình.
Trang 10* Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập hợp.
- Hàng dọc: tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người
- Hàng ngang: tay trái giơ sang ngang tạo với thân người một góc 900, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống
- Chữ U: Tay trái đưa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người
- Vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm nhau
* Chú ý: Khi giơ tay chỉ định đội hình tập hợp, hướng mặt của chỉ huy luôn cùng với hướng của đội hình
- Khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình, chạm tay trái vào vai trái của chỉ huy, chỉ huy chuyển từ vị trí tập hợp sang vị trí điều khiển đơn vị
Chỉ huy tập hợp đội hình hàng dọc? Hướng dẫn chi đội điểm số báo cáo
Sau khi nghe khẩu lệnh "Nghiêm! Chi đội điểm số!", phân đội trưởng phân đội 1 hô : "một", các độiviên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết" Phân độitrưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như thế cho đến hết Chi đội trưởng lấy số cuối cùng của chi đội rồibáo cáo với chỉ huy
Câu 12: Đồng chí hãy cho biết trong chương trình RLĐV có bao nhiêu chuyên hiệu? Là những chuyên hiệu gì?
Chương trình RLĐV có 10 chuyên hiệu gồm:
1 Nghi thức đội viên
2 Kĩ năng đội viên
3 Nghệ sĩ nhỏ tuổi
4 An toàn giao thông
5 Khéo tay hay làm
* Đơn vị đồng chí thực hiện bao nhiêu chuyên hiệu (5 chuyên hiệu)
* Hãy kể tên các chuyên hiệu mà đơn vị đồng chí sử dụng?( 1 Nghi thức đội viên-2 Kĩ năng đội viên - 3 Chăm học - 4 An toàn giao thông - 5 Khéo tay hay làm)
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành các động tác Chạy đều?
- Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái
theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ
về trước Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm
Câu 13: Đồng chí hãy cho biết những nội dung cơ bản của chương trình RLĐV hàng lớp 3 (4,5)?
1 Hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Bác Hồ
- Tìm hiểu về lịch sử Đội
- Biết ngày thành lập Đội và khẩu hiệu của Đội (hiểu rõ khẩu hiệu Đội), nhiệm vụ của đội viên
- Biết các năm đổi tên của Đội, biết tiểu sử Kim Đồng
- Tham gia hướng dẫn Sao Nhi đồng hoạt động
- Thực hiện đúng các yêu cầu về nghi thức Đội
- Kể, đọc được một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ
2 Tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng
- Biết các di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh, và nghề truyền thống của địa phương mình
- Biết tên một số chiến sĩ cách mạng lão thành, nghệ nhân ở địa phương mình
- Biết vẽ bản đồ Việt Nam đánh dấu Thủ đô và tỉnh, thành phố mình ở
Trang 11- Biết những giai đoạn chính của lịch sử Việt Nam từ khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, biết kểchuyện Thánh Gióng, Trần Quốc Toản.
- Biết ông bà, bố mẹ, anh chị làm việc ở đâu
- Biết hát đúng: Quốc ca, Đội ca một số bài hát theo chủ đề
- Khiêm tốn, lễ phép khi chào hỏi nọi người, biết cảm ơn khi người khác giúp mình, xin lỗi khi có lỗi
- Biết những quyền và bổn phận của mình theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ướcQuốc tế về Quyền trẻ em
3 Yêu bạn bè
- Tham gia ủng hộ, quyên góp quần áo, sách vở tặng các bạn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
- Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới và bảo vệ hòa bình
4 Chăm học, chăm làm
- Đi học đều, đúng giờ, có nền nếp, tự giác học ở nhà
- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp, thuộc bài và làm đủ bài tập, làm bài kiểm tra, bài thi trung thực
- Tự trang trí góc học tập của mình cho đẹp, gọn gàng
- Biết giặt quần áo và giữ quần áo sạch, hằng ngày giúp gia đình các công việc phù hợp
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động của lớp và chi đội
- Biết lau xe đạp và tra dầu xe đạp Biết vá quần áo
- Biết tiết kiệm thời gian và tiền cho bản thân, cho Đội và gia đình
- Biết một số chức năng của máy vi tính Không lạm dụng chơi game, chat
- Biết một số câu giao tiếp cơ bản của một ngoại ngữ
5 Giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh ở nơi công cộng, không ăn quả xanh, uống nước lã, rượu bia,hút thuốc lá, thuốc lào
- Biết xử lí khi đứt tay, chảy máu cam, cảm nắng, cảm lạnh
- Biết phòng bệnh mùa hè, mùa đông
- Biết một số cây thuốc nam: nhọ nồi, hương nhu, đinh lăng, rau má,…
- Tập đúng bài thể dục buổi sáng và giữa giờ
- Biết bơi hoặc nhảy dây, đá cầu và các môn thể thao khác
- Đi bộ 3 km trở lên
- Biết bảo vệ cây và chim, thú Biết trừ muỗi, sâu bọ có hại cho mùa màng và con người
6 Biết luật lệ giao thông và hành quân cắm trại (kĩ năng của đội viên)
- Biết những điều quy định về luật giao thông khi đi bộ, đi xe đạp, biết các biển báo và đèn tín hiệu
- Biết các dấu đi đường khi hành quân cắm trại: đi hướng này, không đi lối này, đi nhanh, đi chậm,đường cấm, nguy hiểm, quay lại, có thư, đợi ở đây, nước uống được, nước không uống được, ví trí cắm trại
- Biết sử dụng các nút: dẹt, thuyền chài, thợ dệt, ghế đơn, thòng lọng
- Biết hướng dẫn một số trò chơi cho phân đội, chi đội
* Yêu cầu hành động
- Hàng ngày làm ít nhất một việc tốt như giúp đỡ gia đình, giúp thương binh, gia đình khó khăn, giúpbạn học tập, giúp cụ già, em nhỏ
- Đạt tiêu chuẩn môn thi của chi đội
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành 1 bài hát múa thiếu nhi?(Trường học thân thiện)
Câu 14: Đồng chí hãy trình bày hệ thống tổ chức Đội từ Trung ương đến cơ sở?
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước Cấp cơ sở của ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ở các trường học, ở địa bàn dân cư bao gồm: Chi đội vàliên đội (Trong các chi đội có các phân đội) Trên cấp liên đội là Hội đồng Đội các cấp vừa có tính chất đạidiện cho tổ chức Đội, vừa có tính chất là người phụ trách Đội
Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp:
+ Cấp xã
+ Cấp huyện
+ Cấp tỉnh
+ Cấp Trung ương
Trang 12- Đồng chí hãy hướng dẫn và chỉ huy chỉnh đốn Chi đội hàng dọc?
- Chi đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!" Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội
trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang) Đội viênphân đội 1 dùng tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc) Các đội viên phân đội khácnhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàngngang Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm
Câu 15: Đồng chí hãy cho biết phương pháp tham mưu, phối hợp của đồng chí với các cấp lãnh đạo, các
bộ phận để tổ chức các hoạt động Đội theo chủ điểm?
* Đối với BGH, HĐSP nhà trường:
+ Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của nhà trường
+ Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến
+ Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội dung công tác đội vào các cuộc họp này
* Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
+ Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục
+ Phối hợp với các LLGD của địa phương để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động GD phù hợp + Sự phối hợp phải tòan diện, liên tục ( trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện KH )
+ Ký kết văn bản liên tịch với các ngành, các lực lượng để thực hiện có hiệu quả
- Đồng chí hãy hướng dẫn thực hành nghi lế Chào cờ?
Nghi lế Chào cờ Được sử dụng khi bắt đầu một buổi sinh hoạt, hoạt động Đội Các liên đội trong trường học
tổ chức lễ chào cờ đầu tuần
* Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn vị
- Chỉ huy hô: “Mời các Quý vị đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!”
“Đội nghi lễ vào vị trí!” (Đội cờ của Liên đội vác cờ, đội trống đeo trống, đội kèn cầm kèn tay phải vào vị trí qui định với từng hình thức tổ chức, đến nơi, đưa cờ về tư thế nghỉ)
- Chỉ huy hô: “Nghiêm!”, đội kèn thổi kèn hiệu chào cờ Hết hồi kèn, chỉ huy hô: “Chào cờ - chào!” (Dứt động lệnh “chào”, chỉ huy hướng về phía cờ), cờ giương (hoặc kéo), đội trống đánh trống chào cờ, tất cả đội viên giơ tay chào (2 đội viên hộ cờ đứng nghiêm, không giơ tay lên chào)
- Dứt tiếng trống, chỉ huy hô “Quốc ca!”, đội viên bỏ tay xuống, đứng tư thế nghiêm và hát Quốc ca
- Hát xong Quốc ca, chỉ huy hô: “Đội ca!”, đội viên hát Đội ca
- Hát xong Đội ca, chỉ huy quay về đội hình hô: “Vì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa – Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”, tất cả đội viên đồng thanh đáp 1 lần: “Sẵn sàng!”, không giơ tay Kết thúc lễ chào cờ, chỉ huy hô: “Mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ, đội nghi lễ về vị trí!”
- Trong các buổi lễ lớn, có phút sinh hoạt truyền thống, sau lời đáp: “Sẵn sàng!”, chỉ huy hô: “Phút sinh hoạt truyền thống!” Đội nghi lễ chủ động về vị trí tập hợp đội hình tĩnh tại
Câu 16: Đồng chí hãy vẽ ký hiệu của 15 dấu đi đường khi hành quân cắm trại (Trò chơi lớn)?
Bắt đầu đi Theo hướng này Đi nhanh lên
Chạy nhanh lên Đi chậm lại Chia làm 2 nhóm
Chướng ngại phải Quay trở lại vượt qua 2 nhóm nhập lại
Rẽ phải Rẽ trái Qua cầu
Mật thư hướng này Theo lối tắt Theo lối sông
Vượt suối Đã đến nơi – Hết dấu
* Đồng chí hãy thực hành chi đội điểm số báo cáo?
Sau khi nghe khẩu lệnh "Nghiêm! Chi đội điểm số!", phân đội trưởng phân đội 1 hô : "một", các độiviên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết" Phân đội
Trang 13trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như thế cho đến hết Chi đội trưởng lấy số cuối cùng của chi đội rồibáo cáo với chỉ huy.
Câu 17: Đồng chí hãy cho biết người giáo viên – TPT Đội cần có những đặc trưng cơ bản nào? Đặc trưng nào là cơ bản nhất?
TPT Đội trong trường phổ thông có chức danh là “Giáo viên - Tổng phụ trách Đội”, là người chỉ huytrực tiếp cao nhất của tổ chức Đội trong trường phổ thông TPT đội trong trường phổ thông có 3 đặc trưng cơbản, đó là:
- Là nhà giáo dục, TPT Đội thực hiện chức trách của người giáo viên thông qua việc dạy học phù hợpvới đối tượng đào tạo, gần gũi thương yêu các em như những người cha, người mẹ giúp đỡ về tinh thần chocác em TPT Đội giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế, tổ chức và chỉ đạo các hoạtđộng tập thể đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý của các em
- Là cán bộ quản lý, TPT Đội trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội Với tư cách làthành viên trong bộ máy quản lý của nhà trường TPT tham mưu với hiệu trưởng tổ chức giáo dục độiviên,học sinh thông qua hoạt động Đội; Là thành viên của liên tịch, của hội đồng sư phạm nhà trường TPTĐội có nhiệm vụ tổ chức hoạt động Đội phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các hoạt động giáo dục khác củanhà trường nhất là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục nhà trường
- Là người anh, người chị, người bạn thân thiết của các em, TPT Đội phải yêu nghề, mến trẻ, là mộtnhà “tâm lý” có khả năng hiểu một cách sâu sắc tâm hồn trẻ thơ, dễ cảm thông hòa đồng với đối tượng Đây
là những yếu tố thuận lợi giúp TPT Đội phát huy vai trò của mình thu hút, tập hợp và giáo dục các emm cùngvới nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác
Hồ, phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, công dân tốt
* Đồng chí hãy thực hành bài trống chào mừng? (trống con).
Câu 18: Đồng chí hãy cho biết những hình thức hoạt động chủ yếu dành cho lứa tuổi nhi đồng?
Điều 12 điều lệ Đội TNTPHCM quy định: Liên đội, chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công độiviên hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui chơi theo Chương trình dự bị đội viên
1 Kính yêu Bác Hồ
- Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, biết một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ Biết những nét chính
về tiểu sử Bác Hồ
- Nhớ tên và ý nghĩa (sơ lược) của các ngày kỉ niệm: 3/2, 8/3, 15/5, 19/5, 1/6, 2/9, 20/11, 22/12
2 Con ngoan, trò giỏi
- Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người
- Kính yêu, vâng lời thầy cô giáo, anh chị phụ trách, thực hiện đúng nội quy của trường
- Biết lao động để giúp đỡ gia đình trong những công việc vừa sức phù hợp
- Biết tiết kiệm cho gia đình
- Biết về bố mẹ và địa chỉ gia đình, nhớ ngày sinh của mình
3 Chăm học
- Biết thực hiện những yêu cầu về học tập như: đi học đúng giờ, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, giữ vởsạch, viết chữ đẹp
- Đạt kết quả học tập mỗi ngày một tốt
- Làm quen với các chức năng cơ bản của máy tính
- Làm quen với một số từ đơn giản của một ngoại ngữ
4 Vệ sinh sạch sẽ
- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt
- Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác, nhổ bậy
- Biết cách đề phòng một số bệnh thông thường như: đau răng, cảm nắng, cảm lạnh
- Thuộc bài thể dục nhi đồng
5 Yêu Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Nhớ tên và ý nghĩa của tên Sao, sinh hoạt Sao đều, yêu quý phụ trách Sao
- Biết một số bài hát, múa, trò chơi của nhi đồng
- Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn
- Thuộc các động tác: đứng nghỉ, đứng nghiêm chào, quay trái, quay phải, quay đằng sau
6 Những điều cần biết khi ra đường
- Biết cách đi ngoài đường đúng quy định để đảm bảo an toàn
Trang 14- Biết chơi ở những chỗ an toàn, không làm phiền người khác.
- Biết tên đường phố, ngõ xóm, thôn bản nơi mình ở, địa chỉ của trạm y tế, công an địa phương
- Hằng ngày làm việc tốt, tránh việc xấu
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành chỉ huy động tác đi đều, chuyển hướng vòng trái, vòng phải?
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo
nhịp còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm
- Vòng trái: Đơn vị đang đi đều, sau khẩu lệnh: "Vòng bên trái - bước!", những đội viên hàng bên trái (ngoài cùng) bước đến điểm quay (được xác định) bằng vị trí phân đội trưởng khi dứt động lệnh) thì bước ngắn hơn, đồng thời quay sang trái Những đội viên ở hàng bên phải khi đến điểm quay thì bước dài hơn, đồng thời quay bên trái Sau đó đi tiếp và giữ đúng cự li
- Vòng phải: Đơn vị đang đi đều, sau khẩu lệnh: "Vòng bên phải - bước!", những đội viên hàng bên phải (ngoài cùng) bước đến điểm quay (được xác định) bằng vị trí phân đội trưởng khi dứt động lệnh) thì bước ngắn hơn, đồng thời quay sang phải Những đội viên ở hàng bên trái khi đến điểm quay thì bước dài hơn, đồng thời quay bên phải Sau đó đi tiếp và giữ đúng cự li
Câu 19: Đồng chí hãy cho biết những tiêu chuẩn của danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ cấp cơ sở?
- Có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, biết vâng lời và giúp đỡ cha mẹ; xếp loại đạo đức từ khá trở lên
- Có tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và có kết quả ngày càng tiến bộ, xếp loại học lực từ trung bình trở lên
- Có ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh noi công cộng, nội quy của trường lớp, tích cực lao động, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các loại hoạt động của nhà trường và các phong trào do Đội TNTP
Hồ Chí Minh Tổ chức
- Thực hiện chương trình rèn luyện Đội Viên, được công nhận hoàn thành từ 3 chuyên hiệu trở lên hoặc công nhận hoàn thành chương trình dự bị đội viên Thiếu niên Tiền phong theo độ tuổi
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành động tác đi đều, chạy đều?
- Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái
theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ
về trước Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo
nhịp còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm
Câu 20 : Đồng chí hãy cho biết tiêu chuẩn đối với Phụ trách Sao nhi đồng?
- Có sức học từ khá trở lên
- Nhiệt tình với công tác nhi đồng, yêu quí các em
- Hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lí tuổi nhi đồng
- Thành thạo về nghi thức đội
- Biết tổ chức các hoạt động nhi đồng
- Có năng khiếu về hát, múa, trò chơi, cắt dán, nặn, vẽ, thể dục thể thao
Trang 15* Đồng chí hãy hướng dẫn chi đội tập hợp Đội hình chữ U?
- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót củaphân đội, đến nơi thì đứng lại, (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay tráivào trong chữ U, về tư thế nghiêm Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể mộthàng ngang hoặc 2,3 hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U
Câu 21: Đồng chí hãy kể tên các loại đội chuyên của Đội?
Các loại đội chuyên của đội gồm có: Đội nghi lễ trong đó có đội trống đội cờ, đội văn nghệ, đội cờ đỏ,đội phát thanh măng non, đội chữ thập đỏ
* Đồng chí hãy chỉ huy tập hợp đội hình vòng tròn?
Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm
Câu 22: Đồng chí hãy cho biết Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập vào ngày tháng năm nào, ở đâu? Đội đã qua mấy lần đổi tên, nêu tên của từng thời kỳ?
Đội TNTP HCM được thành lập ngày15/05/1941 – Ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,tỉnh Cao Bằng
Đội TNTP HCM từ khi thành lập đã qua 4 lần đổi tên, cụ thể như sau:
- 1941: Hội Nhi đồng cứu quốc
- 1951: Đội Thiếu nhi tháng Tám
- 1956: Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam
- 1970: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ?
* Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn
chân phải
- Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “nghiêm”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư
thế nghiêm
- Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước.
* Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu
- Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng vàvuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ
- Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán
cờ ra phía trước về tư thế giương cờ
* Vác cờ: Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón đại biểu
- Động tác, tư thế vác cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng vàvuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 - 30 cm,tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45°, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ
Câu 23: Đồng chí hãy nêu diễn biến cuả buổi Lễ công nhận sao nhi đồng?
Diễn biến buổi lễ:
1 Đại diện Ban Chỉ huy liên đội điều khiển chào cờ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
2 Phụ trách Đội đọc quyết định công nhận chi đội mới
3 Phụ trách Đội gắn cấp hiệu cho Ban Chỉ huy chi đội mới
4 Tổng phụ trách trao cờ Đội cho chi đội trưởng (toàn chi đội mới đứng nghiêm) Ban Chỉ huy chi đội nhận cờ, giương cờ về phía chi đội Đại diện Ban Chỉ huy liên đội hô: "Nghiêm ! Chào cờ - chào !", đội viên giơ tay chào (không hát, không hô khẩu lệnh) Sau đó hô: "Thôi!"
5 Đại biểu phát biểu, giao nhiệm vụ
6 Đại diện Ban Chỉ huy liên đội tuyên bố bế mạc
* Đồng chí hãy chỉnh đốn đội hình hàng dọc,
- Phân đội: Khẩu lệnh "Nhìn trước - thẳng !" Nghe động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn gáy người trước,
tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứngtrước (không đặt cả bàn tay, không kiễng chân) Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thếnghiêm
Trang 16- Chi đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!" Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội
trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang) Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc) Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm
*Hướng dẫn và thực hiện các động tác cá nhân di động, tại chỗ?
- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót
chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên,trở về tư thế nghiêm
- Quay bên trái: Quay bên trái: Khi có lệnh “bên trái quay!” sau động lệnh “quay”, người đứng nghiêm, lấy
gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm
- Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi
chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm
- Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái dậm
theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm
- Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy
đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa Dậm chân phải, về tư thế nghiêm
- Tiến: Khi có khẩu lệnh "Tiến bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng,
bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Lùi: Khi có khẩu lệnh "Lùi bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt
đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Bước sang trái: Khi có khẩu lệnh "Sang trái bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng,
mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước ngườichỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh "Sang phải bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng,
mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp
còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn taynắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh
"đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm
- Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo
nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm
Câu 24: Đồng chí hãy cho biết TPT Đội cần có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ nào là cần thiết? Tại sao?
1 Quan hệ với Liên đội TNTP trong nhà trường:
Tổng PTĐ lãnh đạo Liên đội TNTP thông qua các ban chỉ huy liên đội, chi đội và các lực lượng nòng cốt củaĐội, do đó Tổng PTĐ phải:
- Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các BCH liên đội, chi đội, hình thành được sự hợp tác gắn bó chặtchẽ vì công việc chung giữa các ban chỉ huy Đội, các lực lượng nòng cốt của Đội trên cơ sở phát huy vai trò
tự quản của Đội
Trang 17- Lựa chọn, quy hoạch đội ngũ chỉ huy Đội, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho các ban chỉ huy Đội nhằm xây dựng một đội ngũ BCH Đội tốt về phẩm chất, mạnh mẽ về năng lực, đáp ứng cao các yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động Đội Đó cũng chính là cơ sở để phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội.
2 Quan hệ với tập thể phụ trách chi đội TNTP
Đây là mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ chi phối chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung,chất lượng hoạt động Đội nói riêng mà là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển về chiều sâu củahoạt động Đội trong nhà trường Vì vậy, người Tổng PTĐ phải:
- Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho phụ trách chi đội phù hợpvới kế hoạch chung
- Đi sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các phụ trách chi đội giải quyết các khó khăn trong công việc của lớphọc
3 Quan hệ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường:
Tổng PTĐ là cán bộ Đoàn, thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường, do vậy phải có tráchnhiệm:
- Tham mưu cho Đoàn trường về các mặt thuộc phạm vi công tác Đội
- Cùng với BCH Đoàn trường tổ chức phân công, vận động đoàn viên tham gia tích cực vào công tác Đội
- Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn địa phương làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em
4 Quan hệ với Ban giám hiệu trong trường phổ thông:
Mối quan hệ giữa Tổng PTĐ và Ban giám hiệu được thể hiện thông qua 2 chức năng: Tham mưu và phối hợp.Chức năng tham mưu: Tổng PTĐ tham mưu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác Đội trongnhà trường; tham mưu về lựa chọn, bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đồng thời đáp ứng được yêu cầu phụtrách chi Đội; tham mưu đề xuất kinh phí cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội
Chức năng phối hợp: Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động cụ thể của Liên độiđồng bộ với các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đảm bảo tính thống nhất trongcông tác giáo dục
5 Quan hệ với Hội đồng sư phạm:
Là thành viên của Hội đồng sư phạm, Tổng PTĐ phải hình thành và phát triển được mối quan hệ mang tínhhợp tác trong việc tổ chức và phối hợp giáo dục thiếu nhi, làm cho hoạt động của Liên đội và hoạt động củanhà trường nằm trong cùng một hệ thống có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
6 Quan hệ với các lực lượng giáo dục khác:
Tổng PTĐ có trách nhiệm vận động, thuyết phục và tổ chức các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhàtrường tạo ra sự phối hợp giáo dục đồng bộ thống nhất ở cả 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội
* Đồng chí hãy chỉ huy tập hợp đội hình chữ U,
- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.(phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm
*chỉnh đốn đội ngũ?Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!”"thôi!", Sau động lệnh "thẳng!"
các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự li Khi nghe khẩu lệnh đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự li rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5 nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối
C
âu 25: Đồng chí hãy cho biết vị trí của người chỉ huy khi:
- Vị trí chỉ huy tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị Ở đội hình hàng dọc và chữ U,
đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay (cánh tay trái đưa lên chạm vai trái chỉ huy) cùng hướng với chỉ huy Ở đội hình hàng ngang, đội viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay (vai phải chạm tay trái của chỉ huy) và cùng hướng với chỉ huy Ở đội hình vòng tròn: Chỉ huy làm tâm
- Vị trí chỉ huy khi điều khiển đơn vị: Sau khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn của đội hình tập hợp,
chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao quát đơn vị, để các đội viên đều phải nghe thấy khẩu lệnh chỉ huy Khoảng cách giữa chỉ huy đến đơn vị tuỳ thuộc đội hình đơn vị lớn hay nhỏ
- Vị trí chỉ huy đơn vị tĩnh tại: (Liên đội hàng ngang, chi đội hàng dọc).
Trang 18+ Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối phân đội; chi đội trưởng đứng bên phải phân đội trưởng phân đội 1 (các uỷ viên Ban chỉ huy đứng sau chi đội trưởng); đội viên cầm cờ đứng bên phải chi đội trưởng; phụ trách chi đội đứng bên phải cờ Ban chỉ huy liên đội đứng bên phải phụ trách của chi đội 1; đội cờ liên đội đứng hàng ngang bên phải Ban chỉ huy liên đội (nếu đội cờ có 3 đội viên, thì 1 đội viên cầm cờ, 2 đội viên hộ cờ Nếu đội cờ có 5 đội viên thì đứng giữa là cờ Tổ quốc, bên trái là cờ Đoàn, bên phải là cờ Đội; 2 hộ cờ hai bên) Đội trống đứng đằng sau đội cờ, bên phải đội cờ là Tổng phụ trách.+ Đội hình của các chi đội khác đứng lần lượt bên trái chi đội 1, khoảng cách bằng 1 cự li rộng.
- Vị trí chỉ huy khi hành tiến của liên đội
+ Đi đầu là đội cờ của liên đội, sau đội cờ khoảng 2m là Ban chỉ huy liên đội (Liên đội trưởng đi giữa, liên đội phó hoặc hai uỷ viên đi hai bên), sau Ban chỉ huy khoảng 2m là đội trống, sau khoảng 5m là người cầm cờ của chi đội 1, sau cờ khoảng 1m là chi đội trưởng, sau chi đội trưởng khoảng 1m là đội hìnhchi đội, chi đội nọ cách chi đội kia khoảng 5m
* Đồng chí hãy hướng dẫn một vài bài múa thiếu nhi (tự chọn).
Câu 26 : Đồng chí hãy cho biết những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
Trẻ em có bổn phận sau đây:
1 Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với ngườilớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàncảnh khó khăn theo khả năng của mình;
2 Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giaothông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
3 Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
4 Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường;thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
5 Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vàđoàn kết quốc tế
*Hướng dẫn và thực hành 1 bài múa thiếu nhi.
Câu 27: Đồng chí hãy nêu chương trình của đêm lửa trại?
CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI
1 Hoạt cảnh ánh sáng của lửa
2 Nhảy lửa
3 Sinh hoạt cộng đồng
4 Trò chơi nhỏ, hóa trang
5 Phút sinh hoạt lửa tàn
* Đồng chí hãy hướng dẫn, chỉ huy tập hợp đội hình chữ U?
- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.(phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm
Câu 28:
- Đồng chí hãy cho biết quy trình thực hiện một công trình măng non?
* Quy trình thực hiện :
- Khảo sát tình hình thực tế, nhu cầu của Chi đội để đề ra công trình măng non phù hợp
- Xin ý kiến Ban giam hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách Chi đội về công trình măng non của cấp mình
- Đặt tên công trình ngắn gọn, nêu bật nội dung, chỉ tiêu và ý nghĩa của công trình
- Biện pháp thực hiện : Vận động Đội viên tham gia tiết kiệm quà sáng, làm “Kế hoạch nhỏ”, tham gia laođộng tập thể, tham gia các hoạt động gây quỹ,…để góp phần hoàn thành công trình
- TPT tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện công trình măng non
Trong chương trình phải thể hiện rõ
Trang 19- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót
chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên,trở về tư thế nghiêm
- Quay bên trái: Quay bên trái: Khi có lệnh “bên trái quay!” sau động lệnh “quay”, người đứng nghiêm, lấy
gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm
- Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi
chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm
- Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái dậm
theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm
- Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy
đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa Dậm chân phải, về tư thế nghiêm
- Tiến: Khi có khẩu lệnh "Tiến bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng,
bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Lùi: Khi có khẩu lệnh "Lùi bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt
đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Bước sang trái: Khi có khẩu lệnh "Sang trái bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng,
mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước ngườichỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh "Sang phải bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng,
mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp
còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn taynắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh
"đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.+ Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau
- Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo
nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm
Câu 29: Đồng chí hãy cho biết những chế độ cho GV – TPT Đội được quy định trong thông tư liên bộ số 23/TTLN như thế nào? Đồng chí có được hưởng chế độ đó không?
1 Hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số với các mức sau đây:
- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng I hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,30 lương tối thiểu
- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,20 lương tối thiểu
Trang 20- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng III hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,10 lương tối thiểu.
Khi thôi không làm tổng phụ trách thì không được hưởng khoản phụ cấp này
Việc xác định hạng trường để tính phụ cấp trách nhiệm cho chức danh giáo viên - Tổng phụ trách Độicăn cứ vào mục I của Thông tư số 10/GD-ĐT ngày 29-7-1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn
- Xếp lương giáo viên và hưởng các khoản phụ cấp, các chế độ khác như giáo viên (nghỉ phép, nghỉ
hè, đi học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp văn phòng phẩm )
- Hưởng chế độ khen thưởng như giáo viên và các danh hiệu đã thống nhất giữa Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và đào tạo
- Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp ngang với giáo viên giỏi cùng cấp được xét tặng huy chương Nhàgiáo, huy chương Vì thế hệ trẻ và các huy chương khác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ngoài những quy định trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xem xét giải quyết thêmmột số chế độ chính sách khác tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách hoạt động tốt như hàng năm
tổ chức cho đội ngũ tổng phụ trách đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến, tạo điều kiện vật chất
* Thực hành đánh bài trống hành tiến (Trống con)?
Câu 30: Đồng chí hãy cho biết nhiệm vụ và quyền hạn của người Đội viên?
* Quyền của đội viên:
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh quy định đội viên có 3 quyền cơ bản:
- Đội viên có quyền: "Được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh giúp đỡ để phát huy năng lực trong học tập, hoạt động, vui chơi, công tác xã hội" Thể hiện quyền của đội viên là được yêu cầu tổ chức Đội, với trách nhiệm là đại diện của đội viên và tổ chức Đoàn với trách nhiệm là Người phụ trách tạo điều kiện cho đội viên được hoạt động và phát huy mọi khả năng để thực hiện những nhiệm vụ của Đội và nguyện vọng chính đáng của cá nhân
- Đội viên có quyền: "Được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh bảo vệ quyền lợi của mình theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" nghĩa là tạo cho đội viên thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và được yêu cầu tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bảo vệ khi bản thân không có điều kiện thực hiện hoặc bị vi phạm những quyền và bổn phận theo luật định
- Đội viên có quyền: "Được sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, bàn bạc và quyết địnhcác công việc của Đội Được ứng cử, bầu cử vào Ban Chỉ huy liên đội, chi đội" là thể hiện tính dân chủ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đối với đội viên Đội viên được thực hiện quyền này ở những cơ sở Đội mình sinh hoạt, được có ý kiến, kiến nghị và nêu các sáng kiến về những công việc của Đội từ cơ sở Đội đến Hội đồng Đội các cấp
* Nhiệm vụ đội viên:
Đội viên là thành viên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phải thực hiện các nhiệm
vụ chung của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, trước hết phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:
Trang 21Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng:
1 Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Hồ Chí Minh
- Đồng chí hãy hướng dẫn thực hành động tác chạy tại chỗ, quay phải, quay trái?
- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy
gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm
- Quay bên trái: Quay bên trái: Khi có lệnh “bên trái quay!” sau động lệnh “quay”, người đứng
nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm
- Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân
trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa Dậm chân phải, về tư thế nghiêm
Câu 31: Đồng chí hãy cho biết ý nghĩa về cờ Đội? Huy hiệu Đội? Khăn quàng đỏ?
- Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc dục đội viên tiến lên
- Mỗi chi đội và liên đội thiếu niên tiền phong đều có cờ Đội
- Không gọi là cờ chi đội, cờ liên đội mà gọi là cờ Đội
*Huy hiệu Đội
- Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc
- Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng
- Chữ "Sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động của Đội
- Đeo huy hiệu nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc
nội dung của nghi thức đội TNTP Hồ Chí Minh
*Khăn quàng đỏ:
- Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng
- Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội, các nội dung của nghi thức đội TNTP Hồ Chí Minh
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành thắt, tháo khăn quàng đỏ?
* Thắt khăn quàng đỏ:
- Dựng cổ áo lên, gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn lại khoảng 15 cm, đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên kéo ra phía ngoài
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải
Trang 22- Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
* Tháo khăn quàng đỏ:
- Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra
Câu 32: Đồng chí hãy trình bày cấp hiệu chỉ huy Đội?
- Cấp hiệu chỉ huy Đội hình chữ nhật đứng, khổ 5cm x 6cm, hai góc ở dưới tròn, nền màu trắng, ở trong có sao đỏ và vạch đỏ Mỗi sao đỏ có đường kính 0.8cm, mỗi vạch đỏ có kích thước 0.5cm x 4cm
- Phân biệt các cấp chỉ huy Đội bằng số lượng sao và vạch được quy định như sau:
+ Phân đội trưởng: Hai sao một vạch
+ Phân đội phó: Một sao một vạch
+ Chi đội trưởng: Hai sao hai vạch
+ Chi đội phó: Một sao hai vạch
+ Uỷ viên ban chỉ huy chi đội: Hai vạch
+ Liên đội trưởng: Hai sao ba vạch
+ Liên đội phó: Một sao ba vạch
+ Uỷ viên ban chỉ huy liên đội: Ba vạch
* Đồng chí hãy hướng dẫn và thực hành động tác dậm chân tại chỗ, đi đều?
- Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trướcrồi đến gót chân Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm
- Đi đều: Khi có khẩu lệnh: "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theonhịp còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm
Câu 33: Đồng chí hãy nêu chủ đề năm học 2014 – 2015, có mấy chương trình của Đội? Hãy kể tên các chương trình đó? Nội dung trọng tâm của năm học gồm những nội dung gì?
“Măng non đất nước Tiếp bước cha anh Làm nghìn việc tốt Xứng cháu Bác Hồ”
Có 5 chương trình đội đó là:
1. Thiếu nhi Đất Tổ - Tự hào truyền thống
2 Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai
3 Vui bước đến trường – Ươn ước mơ xanh
4 Xây dựng Đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên Đoàn
5 Khăn hồng tình nguyện - Chắp cánh yêu thương
I TRỌNG TÂM CÔNG TÁC
1 Tập trung nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học và tăng cường củng cố phong trào
thiếu nhi trên địa bàn dân cư, phát huy vai trò của Hội đồng Đội các cấp
Trang 232 Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động“Thiếu nhi Đất Tổ thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” gắn
với từng nội dung lời dạy của Bác Trong tâm triển khai là phong trào “Tuổi trẻ Đất Tổ: Hành động nhỏ - ý
nghĩa lớn”
3 Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, an
toàn giao thông Thắt chặt ý thức kỷ cương kỷ luật nền nếp của đội viên thiếu niên, nhi đồng và định hướng giá trị cho thiếu nhi
4 Đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt chương trình rèn luyện Đội viên sửa đổi, tổ chức cho đội viên,
thiếu niên, nhi đồng đăng ký, thực hiện các nội dung của chương trình rèn luyện đội viên phù hợp theo từng hạng tuổi Tổ chức đánh giá và công nhận kết quả rèn luyện theo các chuyên hiệu
5 Tổ chức tham gia và triển khai thực hiện tốt các nội dung hoạt động từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở theo
chương trình phối hợp giữa Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đối với các hoạt động của Đội trong năm học 2014 – 2015
- Hãy thực hành động tác tiến, lùi, bước sang trái, bước sang phải?
- Tiến: Khi có khẩu lệnh "Tiến bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm
- Lùi: Khi có khẩu lệnh "Lùi… bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong, trở về tư thế nghiêm
- Bước sang trái: Khi có khẩu lệnh "Sang trái bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm
- Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh "Sang phải bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm
Câu 34: Đồng chí hãy nêu diễn biến của Lễ chào cờ?
Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn vị
Chỉ huy hô: "Mời các vị đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!"
Chỉ huy hô: "Đội Nghi lễ vào vị trí!" (đội cờ của liên đội vác cờ, đội trống đeo trống, đội kèn cầm kèn
tay phải vào vị trí qui định với từng hình thức tổ chức, đến nơi, đưa cờ về tư thế nghỉ)
Chỉ huy hô: "Nghiêm!", đội kèn thổi kèn hiệu chào cờ Hết hồi kèn, chỉ huy hô: "Chào cờ - chào!"
(Dứt động lệnh “chào”, chỉ huy hướng về phía cờ ), cờ giương (hoặc kéo), đội trống đánh trống chào cờ, tất cảđội viên giơ tay chào (2 đội viên hộ cờ đứng nghiêm, không giơ tay chào)
Dứt tiếng trống, chỉ huy hô: "Quốc ca!", đội viên bỏ tay xuống, đứng tư thế nghiêm và hát Quốc ca Hát xong Quốc ca, chỉ huy hô: "Đội ca!", đội viên hát Đội ca.
Hát xong Đội ca, chỉ huy quay về đội hình, hô: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý tưởng của Bác
Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!", tất cả đội viên đồng thanh đáp 1 lần: "Sẵn sàng!" , không giơ tay Kết thúc lễ chào
cờ, chỉ huy hô: “ Mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ, đội Nghi lễ về vị trí!".
Câu 35: Đồng chí hãy nêu diễn biến của Lễ trưởng thành Đội?
- Chi đội phó điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Chi đội trưởng công bố danh sách đề nghị của tập thể chi đội những đội viên trưởng thành
- Phụ trách chi đội phát biểu biểu dương, nhắc nhở các em tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để sớm trở thành đoànviên TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời giúp đỡ chi đội trong mọi hoạt động
- Đội viên được trưởng thành phát biểu cảm tưởng
- Đại diện chi đoàn phát biểu
- Trao tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) và vui liên hoan một số tiết mục văn nghệ (có thể làm một công trình lưu niệm nhỏ)
- Bế mạc, hát bài: "Tiến lên đoàn viên" (Phạm Tuyên)
* Đồng chí hãy hướng dẫn và chỉnh đốn đội hình vòng tròn?
Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong
Trang 24vòng tròn, về tư thế nghiêm.
Câu 36: Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ của người GV – TPT Đội?
1 Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đội:
+ Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội,chi đội mạnh,xây dựng và kiện toàn BCH Đội các cấp, các
nhóm nòng cốt
+ Là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết định chất lượng, hiệu quả côngtác của GV – TPT Đội
+ Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác
- Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội
+ Các biện pháp cần tiến hành:
- Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho PTCĐ, phụ trách nhiđồng
- Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội
- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy Đội
2 Nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội:
Là nhiệm vụ trọng tâm của người GV – TPT Đội Gồm 2 nội dung cơ bản:
* Thiết kế nội dung, chương trình và lập kế hoạch thực hiện thực hiện hoạt động GD của Đội:
+ Yêu cầu cơ bản:
- Tính cụ thể, khoa học
- Đánh giá được
- Khả năng thành công cao ( có tính khả thi )
- Có giới hạn về thời gian ( cụ thể, chi tiết về thời gian thực hiện : Bắt đầu, kết thúc )
+ Căn cứ để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động:
- Nhiệm vụ chính trị của trường, chủ trương công tác của Đoàn
- Kế hoạch tổng thể của nhà trường
- Khả năng thực tế của trường, liên đội, nhu cầu và nguyện vọng của đội viên
- Đặc điểm, yêu cầu của địa phương
- Điều kiện về kinh phí, CSVC
+ Các bước tiến hành:
- Điều tra cơ bản ( thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp …)
- Xây dựng dự thảo
- Lấy ý kiến ( các chi đội, hội đồng sư phạm…)
- Hoàn thiện kế hoạch
* Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn liên đội:
Cần tập trung:
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để đội viên hiểu biết sâu sắc chương trình, kế hoạchcông tác của liên đội
+ Tạo sự quan tâm ủng hộ hợp tác của HĐSP, PTCĐ
+ Tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các đơn vị
3 Nhiệm vụ tham mưu phối hợp với tổ chức Đảng, chính quyền nhà trường, các ban ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng:
* Đối với BGH, HĐSP nhà trường:
+ Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của nhà trường
+ Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến
+ Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội dung công tác đội vào các cuộchọp này
* Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
+ Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục