1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU NHIỀU-TIỂU ÍT-VÔ NIỆU, BS.NGUYỄN THY ANH

12 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

I.1.2 Sự kiểm soát ngược ống thận – cầu thận Một số tế bào của ống thận xa tiếp giáp với cầu thận phân hóa thành MACULA DENSA hoạt động như một hóa cảm thụ quan, điều hòa sự bài tiết Na

Trang 1

TIỂU NHIỀU – TIỂU ÍT – VÔ NIỆU

Bs Nguyễn thy anh

I SƠ LƯỢC VỀ SINH LÝ SỰ KIỂM SOÁT THĂNG BẰNG NƯỚC VÀ NATRI

Ở người bình thường, độ lọc cầu thận ước lượng vào khoảng 125ml/ph căn cứ vào sự đo độ lọc INULINE Với độ lọc cầu thận đó, 1 người trung bình sẽ phải bài tiết khoảng 150lít nước tiểu mỗi ngày (nước tiểu nguyên thủy) Trong thực tế, chỉ có khoảng 1500ml -> 2000ml nước tiểu thật sự được bài tiết mỗi ngày - tức là hơn 99% lượng nước tiểu nguyên thủy đã được tái hấp thu ở ống thận

I.1 Sự điều hòa bài tiết Natri của thận (Hình 1)

a Sự cân bằng giữa cầu thận – ống thận

Khi cầu thận tăng lọc - ống thận sẽ tăng tái hấp thu và ngược lại

Cơ chế này giúp tránh được ứ nước và muối khi lọc cầu thận giảm và tránh được mất nước và muối khi lọc cầu thận tăng

I.1.2 Sự kiểm soát ngược ống thận – cầu thận

Một số tế bào của ống thận xa tiếp giáp với cầu thận phân hóa thành MACULA DENSA hoạt động như một hóa cảm thụ quan, điều hòa sự bài tiết Natri qua hệ thống renine angiotensine, angiotensine II sẽ gây tác dụng vận mạch lên tiểu động mạch đi cuả cầu thận làm thay đổi độ lọc cầu thận của cùng Nephron

c Hệ thống RENINE-ANGIOTENSINE – ALDOSTERONE (RAA)

HỆ RAA bị kích hoạt khi cớ thể thiếu Natri và bị ức chế khi cớ thể thừa Natri Angiotensine làm ↑ tái hấp thu Natri bằng :

- Gây co tiểu động mạch đi của cầu thận -> ↑ phân xuất lọc của cầu thận ->

↑ tái hấp thu Natri và H2O của ống thận gần

- Gây tăng tiết Aldosterone của tuyến thượng thận -> ↑ tái hấp thu Natri ở ống xa

I.1.4 Các yếu tố lợi tiểu Natri (NATRIURETIC – FACTORS)

- Có nguồn gốc từ thận và ngoài thận (thí dụ: từ bắp thịt tâm nhĩ)

- Bị kích hoạt bởi tình trạng ứ nước và Na hoặc bởi sự ↑ thể tích máu

- Làm ↑ lọc cầu thận, ức chế trực tiếp sự tái hấp thu H2O và Na hoặc gián tiếp bằng cách thay đổi huyết động học tại thận

I.2 Sự điều hoà bài tiết H 2 O của thận

- Ở ống thận gần, sự tái hấp thu H2O liên hệ mật thiết với Natri và cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố điều hoà sự tái hấp thu Natri

- Ở ống xa và ống góp, không có liên hệ giữa sự tái hấp thu H2O và Natri Sự tái hấp thu Natri ở ống xa do ALDOSTERONE và tùy vào lượng Natri Sự tái hấp thu H2O ở ống góp do ADH (AntiDiunetic Hormon) quyết dịnh và tùy vào áp lựcä thẩm thấu của dịch ngoại bào

- Ở người bình thường, mỗi ngày cần bài tiết qua thận trung bình # 600 mosm chất thẩm thấu sinh ra do chuyển hóa Để bài tiết nước tiểu có độ thẩm thấu

Trang 2

bằng với huyết tương (#300 mosm/kg H2O) thì thể tích nước tiểu/24 giờ sẽ vào khoảng

600 : 300 = 2lít

- Nếu được cung cấp nước nhiều, vượt quá nhu cầu : thận cần thải lượng nước

dư -> khả năng pha loãng nước tiểu cuả thận có thể hạ thấp độ thẩm thấu của nước tiểu còn 50 mosm/ kg H2O, nước tiểu rất loãng và thể tích nước tiểu có thể đạt đến 12lít/24giờ:

600 : 50 = 12 lít

- Trái lại, khi bị thiếu nước hoặc mất nước : thận cần giữ nước lại cho cơ thể -> khả năng cô đặc nước tiểu của thận có thể làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu đến 1200 mosm/ kg H2O, nước tiểu cô đặc và thể tích nước tiểu có thể giảm chỉ còn 400-500ml/24giờ

600 : 1200 = 0,5 lít

I.3 Cơ chế của sự pha loãng và cô đặc nước tiểu (Hình 2)

- Khi được cho nhiều nước -> độ thẩm thấu huyết tương giảm -> ức chế các áp thẩm thụ quan vùng hạ đồi hypothalamus -> tuyến yên giảm tiết ADH -> giảm tái hấp thu nước của ống góp vùng vỏ và vùng tủy thận -> nước tiểu bị pha loãng bởi nhiều nước -> giảm độ thẩm thấu và tăng thể tích : TIỂU NHIỀU

- Khi nhịn nước hoặc mất nước (ói, tiêu chảy…) -> độ thẩm thấu huyết tương tăng -> kích hoạt các áp thẩm thụ quan vùng hạ đồi hypothalamus -> tuyến yên tăng tiết ADH -> tăng tái hấp thu nước của ống góp vào mô kẽ do có chênh lệch về độ thẩm thấu -> nước bị tái hấp thu vào VASA RECTA rồi vào tĩnh mạch thận -> nước tiểu bị cô đặc -> tăng độ thẩm thấu và giảm thể tích: TIỂU ÍT

I TIỂU NHIỀU (ĐA NIỆU)

II.1 Định nghĩa

Tiểu nhiều khi thể tích nước tiểu > 3lít /24giờ

Tiểu nhiều có thể chỉ do đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể (khi uống nhiều…) nhưng cũng có thể do hậu quả một số trường hợp bệnh lý, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được bù đủ H2O và điện giải (tụt huyết áp, trụy mạch…)

II.2 Nguyên nhân

II.2.1 Tiểu nhiều do đáp ứng sinh lý với tình trạng quá tải chất thẩm thấu (OSMOLAR LOADS) quá tải Na (SODIUM LOAD) quá tải H2O (FLUID LOAD) hoặc thứ phát do sử dụng thuốc lợi tiểu

a Quá tải chất thẩm thấu

Quá tải chất thẩm thấu (tăng đường huyết …) -> ↑ lọc cầu thận -> ↑ nồng độ trong lòng ống thận -> ↓ tái hấp thu NaCl tại ống gần và quai Henlé – lợi tiểu thẩm thấu, nước tiểu đẳng trương

- Bệnh đái tháo đường

- Truyền dịch Mamitol, urê

- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch với dung dịch nhiều acid amin, gluco

b Quá tải muối

Trang 3

Thừa muối -> uống nhiềi nước -> lợi tiểu Natri, nước tiểu đẳng trương -> tiểu nhiều

- Ăn mặn (hiếm) hoặc nuôi ăn qua sonde nhiều thức ăn mặn

- Nuôi ăn qua tĩnh mạch nhiều dung dịch muối và nước

- Tái hấp thu dịch trong bệnh cảnh PHÙ.

HÌNH 1

1 NANG BOWMAN

2 TIỂU ĐỘNG MẠCH ĐẾN CẦU THẬN

3 TIỂU ĐỘNG MẠCH ĐI 4 CẦU THẬN 5 ỐNG THẬN 6 TẾ BÀO BIỂU MÔ THÀNH

7 TẾ BÀO BIỂU MÔ TẠNG ( TB CÓ CHÂN GIẢ ) 8 MAO MẠCH CẦU THẬN

9 TẾ BÀO NỘI MÔ 10 TRUNG MÔ ( GIAN MÔ ) 11 KHOẢNG NƯỚC TIỂU

11

CẤU TRÚC 1 CẦU THẬN & 1 PHẦN ỐNG THẬN

1

4 5

6 7

8 9 10

Trang 4

HÌNH 2

Chữ viết tắt : H2O: nuớc ĐTT: độ thẩm thấu

ATTQ : áp thẩm thụ quan (osmoreceptor) ADH : antidiuretic hormon

H 2 O NHẬP

H 2 O NHẬP ↑↑ H H 2 O NHẬP 2 O NHẬP

BILAN H2O ĐƯỢC CÂN BẰNG

ĐTT HUYẾT TƯƠNG

ĐTT HUYẾT TƯƠNG

KÍCH HOẠT ATTQ CỦA

HYPOTHALAMUS

KÍCH HOẠT ATTQ CỦA

HYPOTHALAMUS

ĐTT HUYẾT TƯƠNG

ĐTT HUYẾT TƯƠNG

ỨC CHẾ ATTQ CỦA HYPOTHALAMUS

ỨC CHẾ ATTQ CỦA HYPOTHALAMUS

ADH

ADH

BÀI TIẾT H 2 O TỰ DO

BÀI TIẾT H 2 O TỰ DO

KHÁT

H 2 O NHẬP

H 2 O NHẬP

ADH

ADH

TÁI HẤP THU H 2 O

TỰ DO

TÁI HẤP THU H 2 O

TỰ DO

Trang 5

c POTOMANIA:bệnh cuồng uống

Rối loạn tâm thần -> uống H2O quá mức nhu cầu -> tiểu nhiều và Độ thẩm thấu huyết tương giảm -> độ thẩm thấu nước tiểu giảm và không đáp

ứng với vasopressine Test nhịn nước giúp chẩn đoán (Nghiệm pháp cô đặc

nước tiểu).

d Thuốc lợi tiểu

Ức chế sự tái hấp thu NaCl của ống thận -> tăng thải NaCl kéo theo

H2O -> tiểu nhiều

Thường kèm theo tăng thải K+, Ca++, uric acid, HCO3-… gây rối loạn điện giải

II.2.2 Tiểu nhiều do đáp ứng bất thường trong các bệnh lý.

a. Đái tháo nhạt do thận :

Thận mất khả năng cô đặc nước tiểu -> tiểu nhiều, vì ống thận tổn thương giảm hoặc không đáp ứng với ADH

Bệnh thận : suy thận mãn, suy thận cấp giai đoạn phục hồi, viêm

thận kẽ mãn, các bệnh ống thận bẩm sinh (toan máu ống thận)

• Tăng Caici máu

• Hạ Kali máu

Thuốc : gây mê với METHOXYFLURANE.

Lithium carbonate Demeclocycline Lợi tiểu mạnh

Chẩn đoán : - Nước tiểu loãng, độ thẩm thấu huyết tương bình thường hoặc tăng Đáp ứng kém với test nhịn nước và không đáp ứng với vasopressine

b. Đái tháo nhạt trung ương :

NGHIỆM PHÁP CÔ ĐẶC NƯỚC TIỂU

TRONG 24GIỜ (TEST NHỊN NƯỚC)

tiểu

< 750ml

>1,027

TRONG 4GIỜ (TEST VASOPRESSINE )

Trên TM arginine-vasopressine Lấy nước tiểu mỗi giờ

> 700 mosm/Kg

NGHIỆM PHÁP CÔ ĐẶC NƯỚC TIỂU

TRONG 24GIỜ (TEST NHỊN NƯỚC)

H2O hấp thu < 500ml Thể tích nước

tiểu

< 750ml Chỉ ăn thức ăn khô Tỉ trọng nước tiểu

>1,027

TRONG 4GIỜ (TEST VASOPRESSINE )

Trên TM arginine-vasopressine Lấy nước tiểu mỗi giờ

hoặc xịt mũi MINIRIN Độ thẩm thấu nước tiểu

> 700 mosm/Kg

Trang 6

Tuyến yên giảm hoặc ngưng tiết ADH -> thận mất khả năng cô đặc nước tiểu -> tiểu nhiều

Chẩn đoán : nước tiểu loãng, độ thẩm thấu huyết tương tăng nhẹ đáp ứng với vasopressine

III TIỂU ÍT (THIỂU NIỆU ) VÀ VÔ NIỆU

Tiểu ít khi thể tích nước tiểu < 500ml/24giờ Vô niệu khi thể tích nước tiểu <100ml./24giờ

a. Giảm thể tích tuần hoàn: mất nước do dùng lợi tiểu quá lố, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, hội chứng thận hư…

b. Dãn mạch ngoại vi: nhiễm trùng huyết, shock, suy gan, thuốc hạ huyết áp

c. Tăng kháng lực mạch máu thận: gây mê, phẫu thuật, thuốc ức chế prostaglandine, hội chứng gan thận

d. Bệnh tim mạch : nhồi máu cơ tim, suy tim, tràn dịch màng tim, loạn nhịp tim, nhồi máu phổi

e. Nghẽn tắc mạch thận: hẹp động mạch thận, lấp mạch, thuyên tắc, viêm động mạch

Suy thận trước thận rất thường gặp

Độ thẩm thấu nước tiểu > 500 mosm/Kg H2O

Natri niệu < 20 mEq/L, phân suất thải Na <1 (thận tăng tái hấp thu , giữ Na lại cho cơ thể)

Xét nghiệm máu : créatinine tăng thường không quá 2,5 mg/dL

Tỉ lệ BUN/créatinine > 20/1 (vì urea được tăng tái hấp thu trong khi creatinin không được tái hấp thu tại ống thận)

Cặn lắng nước tiểu sạch : ít trụ và tế bào

Điều trị nguyên nhân-> chức năng thận cải thiện ngoạn mục (nếu chưa tiến triển đến HOẠI TỬ ỐNG THẬN CẤP)

III.2.2 Suy thận tại thận : (40-60% trường hợp không thiểu niệu)

a. Hoại tử ống thận cấp : do thiếu máu cục bộ hậu quả của suy thận trước

thận Chất độc thận (aminoglycoside, cephalosporine) ly giải cơ bản (Myoglobin) tán huyết cấp (Hemoglobin), tăng Calci máu, bệnh đa u tủy

b. Bệnh cầu thận : các viêm cầu thận hậu nhiễm trùng, bệnh Lupus đỏ hệ

thống, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hội chứng Goodpasture, viêm mạch máu, bệnh cầu thận nguyên phát

c. Bệnh mô kẽ thận: viêm thận kẽ do dị ứng (kháng sinh, lợi tiểu,

Allopurinol, Riframpicine, Phenytoin, Cimétidine, kháng viêm không Steroid) viêm thận kẽ do nhiễm trùng, do thâm nhiễm (bệnh bạch cầu, lymphoma, sarcoidosis)

Trang 7

d. Bệnh lý mạch máu: cao HA ác tính- lấp mạch do cholesterol, viêm

mạch, ban xuất huyết thuyên tắc giảm tiểu cầu (thrombotic-thrombocytopenic purpura) hội chứng tan huyết urea (hemolytic ureamic syndrome) xơ cứng bì, nhiễm độc thai nghén

Suy thận tại thận thường gặp là trường hợp hoại tử ống thận cấp, một trường hợp cấp cứu nội khoa

Trường hợp hoại tử ống thận điển hình, độ thẩm thấu nước tiểu thường

< 300 mosm/Kg H2O, Natri niệu > 40mEq/L, phân xuất thải Na > 2 (thận không giữ được Na vì ống thận tổn thương)

Xét nghiệm máu: Créatinine máu có thể tăng rất cao, nếu trị số đo được đã > 5 mg/dL có thể nói chắc chắn suy thận tại thận Tỉ lệ BUN/créatinine # 10/1 hoặc 12/1

Cặn lắng nước tiểu : bẩn, có nhiều tế bào biểu mô ống thận, trụ hạt, trụ luyalin, đạm …

a. Nghẽn tắc niệu quản : nghẽn, tắc cả 2 niệu quản do u, xơ hóa sau phúc

mạc, hẹp niệu quản sau phẫu thuật, tia xạ, sỏi niệu quản 2 bên, hoại tử gai thận 2 bên

b. Nghẽn tắc niệu đạo : u tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo K bàng quang, K

cổ tử cung, bàng quang thần kinh -> ứ đọng nước tiểu mãn -> bệnh thận tắc nghẽn

Chẩn đoán cần các xét nghiệm hình ảnh: siêu âm, Xquang…

Điều trị được nguyên nhân -> chức năng thận sẽ cải thiện ngoạn mục

Chú ý : u tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo , bàng quang thần kinh gây bí

tiểu , không phải vô niệu (thông tiểu sẽ có rất nhiều nước tiểu)

TIỂU ĐẠM

Bs Nguyễn Thy Anh

1- ĐỊNH NGHĨA TIỂU ĐẠM

Người bình thường bài tiết mỗi ngày không qúa 150 mg đạm qua nước tiểu, trong đó lượng albumin chỉ chiếm < 30mg gọi là tiểu đạm khi lượng đạm trong nước tiểu > 150mg/24g, tiểu albumin khi lượng albumin ≥30mg/24g

2- CƠ CHẾ TIỂU ĐẠM

Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp : nội mô, màng nền và các chân gỉa tế bào biểu mô ngòai mao mạch, bao phủ bởi heparan sulfate proteoglycan mang nhiều điện tích âm

Nước và các chất hòa tan được lọc qua dễ dàng nhưng phần lớn các lọai đạm có phân tử khối > 80.000 dalton hoặc có điện tích âm như albumin bị cản lại dù phân tử khối albumin

Trang 8

chỉ 65.000 dalton Các lọai đạm phân tử khối nhỏ này sau khi lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu gần 100% tại ớng thận

Có 3 cơ chế chính gây tiểu đạm: tiểu đạm trước thận, tiểu đạm cầu thận và tiểu đạm ống thận

a- Tiểu Đạm Trước Thận:

Còn gọi là TIỂU ĐẠM DO QÚA TẢI

Các bệnh lý làm sản sinh 1 lượng lớn đạm trong máu, khi được lọc qua cầu thận, sẽ vượt qúa khả năng tái hấp thu của ống thận và xuất hiện trong nước tiểu, ví dụ: tiểu

hemoglobin do tán huyết, myoglobin do ly giải cơ vân và các globulin miễn dịch do tương bào ( plasmocyte) sản xuất qúa mức trong bệnh đa u tủy

Trong bệnh đa u tủy, các chuỗi nhẹ của globulin miễn dịch kappa hoặc lamda xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng đạm bence jones, đạm này ở nhiệt độ phòng tan trong nước tiểu nhưng sẽ kết tủa khi đun nóng đến 56 ∙C và lại tan ở 100 ∙C

Tiểu đạm trước thận có thể tiểu nhiều gram đạm/24g nhưng không có albumin, chỉ gồm các lọai đạm phân tử khối nhỏ Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương ống thận và cầu thận

b- Tiểu đạm cầu thận:

Các bệnh cầu thận sẽ bịù tổn thương màng lọc cầu thận và tổn thương thành phần mang điện tích âm, do đó nhiều lọai đạm có phân tử khối lớn từ huyết tương, đặc biệt có rất nhiều albumin sẽ xuất hiện trong nước tiểu

Tiểu đạm cầu thận thường > 2g/24g trường hợp >3,5g/24g sẽ làm giàm albumin máu nặng, giảm áp lực keo/ máu, gây phù và được gọi là hội chứng thận hư

Tiểu đạm càng năng bao nhiêu, bệnh thận càng tiến triển nặng bấy nhiêu

Tiểu đạm cầu thận chọn lọc có thành phần >75% albumin và có rất ít các loại đạm phân tử khối lớn của huyết tướng

Tiểu đạm cầu thận không chọn lọc có thành phần < 75% albumin và rất nhiều lọai đạm phân tử khối lớn của huyết tương

Người ta có thể phát hiện rất sớm các tổn thương cầu thận do bệnh đái tháo đường haỳ

do tăng huyết áp bằng cách tầm sóat định kỳ lướng albumin trong nước tiểu Khi

albumin/24g từ 30mg đến 300mg là bắt đầu có tổn thương cầu thận, nếu tích cực điều trị ngay giai đọan này có thể hồi phục chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng suy thận Tiểu albumin ở mức độ này gọi là tiểu albumin vi thể(microalbuminuria )

c- Tiểu Đạm Oáng Thận

Bình thường 1 lượng ít các lọai đạm phân tử khối nhỏ trong huyết tương như beta 2 microglobulin, các chuỗi nhẹ globulin miễn dịch, các amino acid sẽ được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu hầu hết tại ống thận.Khi ống thận tổn thương (các bệnh ống thận mô kẽ cấp hoặc main) sẽ mất khả năng tái hấp thu gây tiểu đạm Một số bệnh thận tắc nghẽn, ống thận tăng tiết mucoprotein Tamm Horsfall rất nhiều vào nước tiểu, đây là1 lọai đạm gíup kết dính các thành phần khác có trong nước tiểu tạo nên các loại trụ trong nước tiểu

Trang 9

Tiểu đạm ống thận thường <1g/24g và không có hoặc có rất ít albumin.

3- CÁC XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG ĐẠM NIỆU

a- Dipstick

que nhúng dipstick, lọai thông dụng,mang 1 miếng đệm tẩm tetrabromophenol, chất này sẽ đổi màu khi gập albumin, từ vàng qua xanh lá cây rồi xanh dương tùy nồng độ

albumin So sánh với bảng màu tham khảo kèm theo của hãng sản xuất, có thể định lượng :

(-) 10mg/dl (vết) 10 -20mg/dl (+) 30mg/dl (2+) 100mg/dl

(3+) 300mg/dl (4+) 1000mg/dl

lọai dipstick này chỉ bắt đầu phát hiện lượng đạm > 200mg/l và chỉ chuyên biệt với albumin, không phát hiện được đạm bence jones

Đây chỉ là xét nghiệm có giá trị định tính, bán định lượng

Xét nghiệm sẽ dương tính gỉa nếu nước tiểu qúa kiềm ( pH > 7 ), nhúng que qúa lâu trong nước tiểu, nước tiểu đậm đặc, tiểu máu đại thể, nước tiểu có penicillin,

sulfonamide, tolbutamide, chất iode cản quang, có mủ hoặc các chất tiết từ âm đạo Xét nghiệm âm tính giả nếu nước tiểu lõang qúa hoặc chỉ có các lọai đạm phân tử khối nhỏ

Tuy nhiên, đây là lọai xét nghiệm nhanh chóng tiện lợi và rẻ tiền, nên dùng để tầm sóat tiểu đạm

Để phát hiện tiểu albumin vi thể, phải sử dụng các lọai dipstick đặc biệt rất nhạy

b- Xét nghiệm kết tủa đamï bằng sulfosalicylic acid.

Nhỏ 8 giọt sulfosalicylic 20% vào 10ml nước tiểu, nếu có đạm sẽ kết tủa làm đục nước tiểu, đo độ đục sẽ định lượng được đạm niệu

Xét nghiệm này phát hiện được tất cả các lọai đạm

Xét nghiệm dương tính giả nếu nước tiểu qúa kiềm ( pH > 7 ), nước tiểu đậm đặc, tiểu máu đại thể, nước tiểu có penicillin, sulfonamide, tolbutamide và có chất iode cản

quang

Xét nghiệm âm tính gỉa nếu nước tiểu qúa lõang

c- Định lượng đạm niệu 24 giờ.

Đây là xét nghiệm bắt buộc để chẩn đóan 1 trường hợp tiểu đạm và theo dõi tiến triển của 1 bệnh thận , vì lượng đạm bài tiết nhiều hay ít có giá trị rất lớn cho vấn đề chẩn đóan và tiên lượng Đạm niệu 24g > 1g sẽ có nhiều nguy cơ tiến triển đến suy thận man Đạm niệu 24g > 3,5g chắc chắn do bệnh cầu thận, tiên lượng xấu vì phần lớn sẽ suy thận mạn

Đồng thời ta cũng có thể xét nghiệm thêm creatinin niệu để tính độ lọc cầu thận

Cần dặn dò bệnh nhân kỹ để lấy chính xác lượng nước tiểu 24g

d- Xét nghiệm nước tiểu tại 1 thời điểm ( spot urine sampling ).

Trang 10

Định lượng đồng thời đạm ( hoặc albumin ) với creatinin trong mẫu nước tiểu được lấy tại 1 thời điểm( nên lấy lúc sáng sớm) ,sau đó tính tỉ lệ đạm/creatinin hoặc albumin /creatinin

Phương pháp này có giá trị tương đương đạm niệu 24g nhưng tránh được phiền phức khi lấy mẫu nước tiểu

Có thể thay thế cho phương pháp đạm niệu 24g:

Tỉ lệ đạm/creatinin (mg/mg ) ≤ 0.2 tương đương đạm niệu 24g < 200mg

Tỉ lệ đạm/creatinin (mg/mg) ≥ 3,5 tương đương đạm niệu 24g > 3,5g ( hc thận hư )

Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g ) ≤ 30 : bình thường

Tỉ lệ albumin/creatinin (mg/g ) 30 – 300 : tiểu albumin vi thể

Tỉ lệ albumin/creatinin mg/g ) > 300 : tiểu đạm đại thể

e- Điện di đạm trong nước tiểu.

Xác định chuyên biệt các lọai đạm trong nước tiểu phân biệt 1 số bệnh cầu thận và ống thận, các bệnh đa u tủy, thóai biến dạng bột, bệnh waldenstrom, lymphoma

4- CÁC CHỈ ĐỊNH TÌM ĐẠM NIỆU.

a- chẩn đóan và theo dõi điều trị các bệnh thận, đặc biệt các bệnh cầu thận.

b- Phát hiện sớm biến chứng thận trong các trường hợp có nhiều nguy cơ tiến triển đến bệnh thận mạn tính :

- bệnh đái tháo đường

- Bệnh tăng huyết áp

- Bệnh thận tắc nghẽn, bệnh tự miễn, nhiễm trùng hệ thống, hồi phục sau suy thận cấp, tiền căn gia đình có bệnh thận mạn, tiếp xúc độc chất hoặc môi trường sống ô nhiễm, lớn tuổi, thận teo

5- CHẨN ĐÓAN VÀ XỬ TRÍ 1 TRƯỜNG HỢP TIỂU ĐẠM ( Xem Sơ Đồ Tiếp Cận

1 Trường Hợp Tiểu Đạm )

a- phát hiện và giải quyết các yếu tố làm xét nghiệm dương tính giả và các yếu tố làm tăng đạm niệu tạm thời như : gắng sức, stress, sốt, suy tim, nhiễm trùng tiểu,

đang sử dụng kháng viênm không steroide, béo phì tiểu máu đại thể, có mủ, chất tiết âm đạo, chụp cản quang tĩnh mạch trong vòng 3 ngày, có sử dụng chlorhexidine

b- Phân biệt tiểu đạm tạm thời và tiểu đạm liên tục :

- tiểu đạm tam thời thường < 1g/24g và sẽ biến mất vài ngày sau khi các yếu tố nêu trên được cải thiện

Ngày đăng: 14/04/2016, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w