2. Một số giải pháp để xuất
3.1. Với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Đề nghị NHNN Việt Nam giảm thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thanh toán cũng như giảm thấp mức đóng góp nguồn vốn cho NH Chính sách xã hội để NHNo có thêm nhiều nguồn vốn với chi phí thấp để cho vay hộ nông dân với lãi suất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, văn hoá, XH.
- Ngân hàng Trung ương có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ và ngân hàng, trong đó có vấn đề điều hành lãi suất. Trong những tháng đầu năm 2008, các tổ chức tín dụng vì cạnh tranh thu hút vốn nên đã đua nhau tăng lãi suất, NHNN khó kiểm soát. Sang đầu quý II/2008, NHNN đã quy định mức lãi suất trần trong huy động vốn của các ngân hàng nên hoạt động của các ngân hàng đã dần ổn định trở lại.
- Khách hàng chủ yếu của NHNo là người nông dân nên lượng vốn huy động được từ địa phương rất nhỏ, chi phí lại cao, cũng không thể tăng lãi suất cho vay nếu không sẽ mất khách hàng, việc thực hiện chính sách ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn lại gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tràn lan, vì vậy mà hoạt động của NHNo vấp phải những khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Dù vậy hiện nay lãi suất cho vay của NHNo_CL vẫn thấp hơn hoặc bằng so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn (NHNo cho vay ngắn hạn là
1,4%/tháng, trong khi Sacombank là 1,2-1,65%/tháng với các món vay cùng kỳ hạn). Do vậy, kiến nghị với ngân hàng Trung ương có chính sách lãi suất phù hợp và giải pháp cụ thể cho NHNo để NHNo vừa phát triển kinh doanh vừa phục vụ được chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Việc kiểm tra của các ngân hàng cấp trên là rất cần thiết, đảm bảo hoạt động của ngân hàng ổn định và an toàn nhưng cũng không nên áp dụng quá cứng để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng cũng như tiết kiệm được chi phí cho toàn hệ thống.
- Một số rủi ro của ngân hàng xảy ra là do thiếu thông tin (tình hình vay nợ của khách hàng, số món vay của một người,…) nên NHNN cần có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng công tác thông tin phục vụ hoạt động cho vay của các NHTM cũng như các tổ chức tín dụng, cần thiết thì có thể bắt buộc các tổ chức này tham gia vào hệ thống thông tin, coi đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mình thì chắc chắn hệ thống sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro do thiếu thông tin.
- Tài sản đảm bảo tiền vay phần lớn là bất động sản nên khi có nợ xấu cần giải quyết tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì lại có nhiều vướng mắc do trình tự, thủ tục đấu giá cũng như tố tụng nên rất phức tạp và mất thời gian, bởi theo quy định thì ngân hàng cần đưa tài sản ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra Toà án. Theo tôi, nên đổi mới theo hướng ngân hàng có thể chủ động áp dụng các phương thức xử lý tài sản đảm bảo (bán, chuyển nhượng, cho thuê) để thu hồi nợ của mình.