Các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, do điều kiện tự nhiên cón khá khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, nhất là thời gian vừa qua, rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh lan rộng (cúm gia cầm) gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của nhân dân trong huyện, giảm khả năng trả nợ của khách hàng, đa số lại là sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên chính quyền cũng rất khó trong việc hỗ trợ người dân và ngân hàng cũng không thể tiến hành đầu tư tập trung. Các món vay nhỏ lẻ khiến ngân hàng phải dàn trải vốn, khó khăn trong việc thẩm định cũng như kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay, dẫn đến chất lượng hoạt động không được cao như một số ngân hàng khác.
Việc mở rộng tín dụng còn nhiều hạn chế, nhìn chung là do những quy định chặt chẽ của nhà nước, ban hành đã lâu nên hiện nay có phần đã không còn theo kịp với sự phát triển của xã hội. Cơ chế đảm bảo tiền vay được quy định cụ thể tại NĐ 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, tuy đã có thông tư hướng dẫn cụ thể nhưng việc thực hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn. Trong luật quy định rõ phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo, nhưng nếu đó là hộ chưa có sổ đỏ thì sao? Đất của họ được cha ông truyền lại (không nằm trong quy hoạch của nhà nước-một số hộ ven đường quốc lộ) nên chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để được cấp Sổ đỏ. Vì vậy mà khi họ vay vốn để sản xuất kinh doanh thì ngân hàng lại khó
có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Những hộ được giao đất, giao rừng nên chỉ có Sổ bìa xanh, không có Sổ đỏ thì làm sao vay được nhiều vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất được? Nhất là những hộ làm kinh tế trang trại, việc đầu tư cơ sở vật chất, cây, con giống, … cần rất nhiều vốn nhưng giấy tờ chứng minh kinh tế trang trại còn chậm thì việc cho vay không thể kịp thời với hoạt động của họ, việc này gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của chính ngân hàng.
Một số hộ vay vốn còn kém về ý thức trả nợ, cá biệt hơn là còn có biểu hiện chây ì. Tôi đã một số lần được đi thực tế tại xã với các cô ở phòng tín dụng, có một trường hợp tôi thấy rất khó coi đó là ông Trưởng công an xã VĐ, vay của ngân hàng để đầu tư sản xuất nhưng nay đến hạn mà ông lại không chịu trả: “Biết rồi, nhưng không có tiền”. Thiết nghĩ, đội ngũ cán bộ chính quyền phải gương mẫu cho nhân dân noi theo nhưng trường hợp này thì ông Trưởng công an kia đã tự biến mình thành gương xấu rồi. Những hộ như vậy khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên, tuy không có nhiều hộ nhưng cũng ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Thiên nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất của người nông dân, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng của họ, số hộ xin gia hạn nợ tăng lên. Tuy nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho người nông dân, như về lãi suất, hình thức vay vốn, hỗ trợ khi có thiên tai dịch bệnh như khi có thiên tai xảy ra có thể xét gia hạn nợ hoặc cho vay tiếp mà người dân không phải chịu lãi quá hạn nếu rủi ro do bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh gây thiệt hại 40% giá trị tài sản trở lên trên diện rộng, nhưng thiệt hại xảy ra không đủ để hưởng hỗ trợ của nhà nước thì người dân nên vui hay buồn đây? Vui vì thiệt hại không lớn hay buồn vì không được nhà nước hỗ trợ.
được đúng hạn như trong Hợp đồng tín dụng, vì vậy mà làm cho chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng không được cao.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAYHỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL