Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 36)

3. Vai trò thúc đẩy sản xuất

2.2. Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL

Để xem xét thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại ngân hàng, ta sẽ phân tích và đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay.

Như đã trình bày, doanh số cho vay là số tiền cho vay ra trong một kỳ, ở đây ta sẽ xem xét một kỳ tương đương với một năm kinh doanh của ngân hàng.

Doanh số cho vay của NHNo_CL tăng liên tục qua các năm, thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Bảng 2.1: Doanh số cho vay hộ nông dân

Đơn vị: triệu đồng

NĂM Năm 2006 Năm 2007 Thay đổi so 2006 số tiền (1) tỷ trọng (2) số tiền (3) tỷ trọng (4) số tiền (5) tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng doanh số cho vay 218.749 100% 393.991 100% 175.242 80,1% Hộ nông dân 208.321 97,2% 334.541 84,9% 126.220 60,6% Doanh số cho vay

hộ nông dân theo thời gian 208.321 100% 334.541 100% 126.220 60,6% Trong đó Ngắn hạn 85.005 40,8% 170.246 50,9% 85.241 100,3% Trung, dài hạn 123.316 59.2% 164.295 49.1% 40.979 33,2%

Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2007 là 393991 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 175242 triệu đồng, tỷ lệ là 80.1%, tỷ lệ doanh số cho vay tăng nhanh và lớn như vậy là một tín hiệu đáng mừng cho toàn huyện, chứng tỏ hoạt động sản xuất của nông dân đã được mở rộng hơn. Từ đó có tác động làm cho kinh tế chung của toàn huyện có điều kiện phát triển. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng có những bước tiến hơn nhiều so với những năm trước.

2.2.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay

Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng lên rất nhiều, để đánh giá chính xác sự tăng lên này, ta sử dụng bảng so sánh số liệu dư nợ cho vay hộ nông dân qua các năm như sau:

Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay hộ nông dân

Đơn vị: triệu đồng

NĂM

CHỈ TIÊU Số tiền Năm 2006 Năm 2007 thay đổi so 2006 (1) tỷ trọng (2) số tiền (3) tỷ trọng (4) số tiền (5) tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng dư nợ 229.476 100,0% 340.974 100,0% 111.498 48,59% Hộ nông dân 220.169 96% 305.039 89,5% 84.870 38,55%

Dư nợ hộ nông dân

theo thời gian 220.169 100% 305.039 100,0% 84.870 38,55% Trong

Trung

hạn 160.239 73% 204.620 67,1% 44.381 27,70%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)

Qua bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng dư nợ hộ nông dân cũng tăng nhanh chóng, nhất là dư nợ ngắn hạn, năm 2006, vay ngắn hạn chỉ bằng 1/3 so với vay trung, dài hạn thì năm 2007, dư nợ ngắn hạn đã xấp xỉ 50% dư nợ trung hạn. Điều này hoàn toàn hợp lý vì hoạt động của người nông dân chủ yếu là theo mùa vụ, trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng), nên vay ngắn hạn là thích hợp. Hơn nữa, số vốn vay thường không nhiều nên ngắn hạn thuận lợn cho người nông dân trong việc chịu chi phí trả lãi ít.

Mặt khác, vay trung, dài hạn thường là khi số vốn tương đối lớn, quá trình đầu tư và thu hồi vốn lâu dài nên chỉ có ít người dám “mạo hiểm”, đa số những

Vay ngắn hạn cũng khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn hơn, ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận thu được lại không cao so với cho vay trung, dài hạn.

2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu

Dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu được thống kê qua các năm (2005-2007) như sau:

Biểu đồ 2: Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)

Ta thấy rằng dư nợ xấu năm 2007 đã tăng vọt lên rất nhiều so với năm 2006 (gấp 3 lần năm 2006), đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đòi hỏi cần phải xem xét và có sự giải quyết rõ vấn đề, không để gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

Tuy tổng dư nợ năm 2007 cũng tăng nhiều so với 2006, nhưng vẫn không thể tương ứng với nợ xấu cao như vậy vì tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 cũng rất cao, gấp hơn 2 lần so với 2006.

Qua tìm hiểu thực tế và qua ý kiến của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng, tôi được biết nợ quá hạn năm 2007 tăng cao là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,

trong đó nguyên nhân chính là do Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới cũng như nằm trong lộ trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chung của toàn tỉnh, đồng thời 2007 cũng là năm nền kinh tế có nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh xảy ra nên làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Trước năm 2007, Chi nhánh cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp, thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 165/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2005 nên việc phân loại nợ tương đối “mềm”, các khoản nợ có thể được tiến hành cơ cấu lại, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần mới tiến hành chuyển xuống nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Sang năm 2007, NHNo thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 636/QĐ-HĐQT ngày 22/06/2007 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, việc phân loại nợ được quy định cụ thể và chi tiết, chuẩn mực hơn đối với những khoản nợ xấu, việc cơ cấu lại nợ đi liền với việc chuyển nhóm nợ của các khoản đó. Do vậy mà tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 đã tăng vọt so với những năm trước, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn là dưới 5%. Năm 2007, chi nhánh đã trích dự phòng gần 9 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2006.

2007 cũng là năm tình hình kinh tế tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá cả biến động bất thường, thêm vào đó là dịch bệnh (cúm gà,…), thiên tai,… làm cho việc sản xuất của người dân tiến hành không được thuận lợi, làm giảm khả năng trả nợ của các khách hàng, khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

2.2.4. Chỉ tiêu về kết quả thu lãi

Lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chính của ngân hàng, lãi thu được phải lớn để đủ bù đắp chi phí cho hoạt động của ngân hàng cũng như có thêm lợi nhuận để ngân hàng tiếp tục tồn tại và mở rộng hoạt động.

Tỷ lệ thu lãi càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt, bởi khách hàng có sản xuất tốt thì mới thu được lợi nhuận mà trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Ta có: số lãi phải thu năm x = số lãi thực thu năm x + số lãi còn đọng năm (x-1).

Bảng 2.3: Hoạt động thu lãi của ngân hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w