1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI HẠ LONG HÀ NỘI

159 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 5,32 MB

Nội dung

2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch của Quảng Ninh có rất nhiều tác giả đề cập đến, trong đó có tác giả Đặng Duy Lợi với thông báo khoa học số 2 (5836), “ Tài nguyên khí hậu và môi trường du lịch biển vùng vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)”, xuất bản năm 1999,7. Tác giả Lê Văn Minh với luận án tiến sĩ, “Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững” (2009),12. Những công trình này đã đề cập đến hiện trạng phát triển du lịch của Quảng Ninh và điển hình là Hạ Long, bên cạnh đó đã chỉ ra những quan điểm để phát triển du lịch bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những công trình này mới chỉ đề cập đến tài nguyên thiên nhiên chứ không đi sâu vào tài nguyên nhân văn – một yếu tố không thể thiếu cho việc phát triển du lịch. Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong những năm 2005, 2007 và 2009 đã lần lượt cho ra 3 công trình ngiên cứu: “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, NXB Giáo dục “Tài Nguyên du lịch”, NXB Giáo dục và “ Nghiên cứu kết cấu hạ tầng GTVT Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ. Những công trình này cho thấy việc phát triển tuyến điểm du lịch trong nghành du lịch là rất cần thiết, du khách ngày nay không chỉ đi du lịch ngắn ngày mà còn có thể đi du lịch dài ngày nhờ vào sự liên kết tuyến điểm, nhờ vào sự phong phú của sản phẩm du lịch, sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Về hướng dẫn viên suốt tuyến đã có nhiều tài liệu đề cập đến điển hình là cuốn “Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch” của các tác giả Đoàn Hương Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Đức Khoa, Nguyễn Hồng Tâm và Lê Tuấn Anh,9. Sách gồm 434 trang, trình bày những kiến thức về hoạt động hướng dẫn du lịch, về hướng dẫn viên du lịch, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động hướng dẫn du lịch, tổ chức thực hiện chương trình du lịch, hướng dẫn tham quan và kỹ năng xử lý tình huống và trả lời câu hỏi trong hoạt động hướng dẫn du lịch. Tuy nhiên cuốn sách chỉ nêu ra những đặc điểm và vai trò của hướng dẫn viên suốt tuyến trên cơ sở lý thuyết chứ chưa đề cập đến đặc điểm tâm lý hay khía cạnh đạo đức trong quá trình thực tiễn. Nguyễn Vũ Thắng (chủ biên), Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh (2005), “Ngành du lịch”, NXB Kim Đồng,19. Công trình này đưa ra những khái niệm về ngành du lịch, những yếu tố cần thiết để làm du lịch và những nguồn nhân lực trong du lịch và trong đó có hướng dẫn viên du lịch. Lê Thu Hương (2011), “Giáo trình nhập môn du lịch học”, NXB Giáo dục,6. Tài liệu này đưa ra những cơ sở lý luận về ngành du lịch, khi chúng ta tìm hiểu về du lịch thì bắt buộc phải đọc qua sách này. Về phát triển du lịch tuyến Hà Nội Hạ Long Hà Nội có những tài liệu liên quan sau: Vũ Thị Hạnh (2012), “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” Luận án tiến sĩ địa lý, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội,4. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên và đánh giá, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh quảng ninh. Doãn Thị Hương (2014), “Hoạt động du lịch thuyền trên vịnh Hạ Long”, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội và Phạm Tiến Đạt (2004), “Du lịch tàu biển”, số 7 bài trích du lịch Việt Nam. Hai tác giả này đã đề cập đến sự phát triển của du lịch bằng tàu biển ở vịnh Hạ Long, sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của dịch vụ này bên cạnh đó là những mặt hạn chế của việc phát triển du lịch bằng tàu biển như là ô nhiễm môi trường nước, môi trường cảnh quan vùng vịnh. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030”,27. Mục đích của quy hoạch này là nhằm xác định những định hướng tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đặt ra những mục tiêu tổng quát và những mục tiêu tổng thể nhằm đảm bảo cho công tác triển khai có hiệu quả, chặt chẽ, nhất quán và mang lại tác động lớn thông qua hoạt động khai thác những nguồn tài nguyên vị thế, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư. Các bên liên quan tới quá trình phát triển du lịch ở Quảng Ninh sẽ đưa ra rất nhiều những lựa chọn khác nhau và quy hoạch này xây dựng được một khung định hướng cho những lựa chọn đó. Phạm Hoàng Hải (2000), “Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hạ Long” (tiếng Việt, Anh), NXB Thế giới,2. Công trình giới thiệu về những tuyến điểm du lịch Hạ Long dành cho những du khách tham quan du lịch Hạ Long có thể nắm bắt rõ hơn, thuận tiện và có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Hạ Long. Ban quản lý vịnh Hạ Long (2001), “Tờ gấp Vịnh Hạ Long”, NXB Thế giới,21. Ban quản lý vịnh Hạ Long (2003), “Hãy bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới”, Công ty in Quảng Ninh,23. Các nghiên cứu kể trên về cơ bản có những ý nghĩa nhất định đối với đội ngũ hướng dẫn viên và phát triển du lịch nói chung là tài liệu lý thuyết quan trọng cho việc hình thành và phát triển năng lực đội ngũ lao động trong du lịch, đồng thời cũng là những tài liệu quý giá cho công tác nghiên cứu đề tài của tác giả trong thời gian tới. Tuy nhiên những tài liệu này chưa đi sâu vào tìm hiểu đánh giá được sự cần thiết của hướng dẫn viên suốt tuyến hay phát triển một tuyến du lịch cụ thể nào mà chỉ nói một cách chung chung. Cần có thêm những tài liệu sát thực và cụ thể hơn để có những nhìn nhận đúng đắn về hướng dẫn viên suốt tuyến và phát triển du lịch tuyến trong một tổng thể lớn đó là sự phát triển của ngành du lịch.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là một công trình nghiên cứu của riêng tôi vàchưa từng được công bố Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là quátrình tìm hiểu thực tế và trung thực

Tác giả luận văn

Lại Thanh Tâm

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Hướng dẫn viên suốt tuyến đối với phát triển du lịch tuyến Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội” được hoàn thành

vào tháng 10 năm 2015, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Thị Minh Đức.

Tôi xin được tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành nhất đến cô giáo

hướng dẫn khoa học GS.TS Đỗ Thị Minh Đức.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Việt Nam Học,

phòng quản lý khoa học, Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Sư Phạm hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học tập và nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng đã nhận được những sự giúp

đỡ về số liệu của cơ quan địa phưởng tỉnh Quảng Ninh, của Tổng Cục Du Lịch và Sở Văn hóa thể thao và Du Lịch Quảng Ninh cùng các bạn Hướng

dẫn viên và các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể quý vị.

Đồng thời để có được kết quả ngày hôm nay tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp

đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất.

Luận văn được hoàn thành trong thời gian không dài Bên cạnh đó bản thân là người trẻ tuổi, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài sẽ có những chỗ thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo chân thành từ các thầy

cô trong hội đồng bảo vệ cùng các bạn học viên để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

Học viên

Lại Thanh Tâm

Trang 3

KT - XH : Kinh tế xã hội

TT & DL : Thể thao và du lịch

VHTT & DL : Văn hóa thể thao du lịch

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Những đóng góp của luận văn 8

6 Bố cục của luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TUYẾN 10

1.1 Khái quát về hướng dẫn viên du lịch 10

1.1.1 Định nghĩa 10

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu 12

1.1.3 Phân loại 21

1.2 Hướng dẫn viên suốt tuyến 26

1.2.1 Khái niệm 26

1.2.2 Đặc điểm 26

1.2.3 Vai trò, nhiệm vụ 28

1.3 Tuyến du lịch 32

1.3.1 Khái quát chung về du lịch 32

1.3.2 Các loại hình du lịch 33

Chương 2 : THỰC TRẠNG HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN 45

HÀ NỘI - HẠ LONG - HÀ NỘI 45

2.1 Khái quát về tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long - Hà Nội 45

2.1.1 Giới thiệu về tuyến điểm 45

2.1.2 Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch Hạ Long 66

Trang 5

2.2 Mô tả công việc của hướng dẫn viên trên tuyến Hà Nội – Hạ Long –

Hà Nội 87

2.2.1 Công tác chuẩn bị 87

2.2.2 Đón tiếp du khách 88

2.2.3 Bắt đầu công tác hướng dẫn cho khách du lịch trên tuyến hành trình 89

2.2.4 Sắp xếp ăn ở 92

2.2.5 Tổ chức tham quan du lịch và thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn 94

2.2.6 Tiễn đoàn và thanh toán 96

2.3 Ảnh hưởng của hướng dẫn viên suốt tuyến đối với phát triển du lịch tuyến Hà Nội - Hạ Long - Hà Nội 97

2.3.1 Hướng dẫn viên suốt tuyến với môi trường du lịch 98

2.3.2 Hướng dẫn viên suốt tuyến - văn hóa ứng xử trong suốt hành trình 101

2.3.3 Hướng dẫn viên suốt tuyến với kinh tế 109

2.3.4 Sự khác biệt giữa hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên tại điểm 111

Chương 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN TRÊN TUYẾN HÀ NỘI - 119 HẠ LONG - HÀ NÔI 119

3.1 Đề xuất với cơ quan quản lý cấp nhà nước 119

3.1.1 Tổng cục du lịch 119

3.1.2 Ban quản lý điểm, khu du lịch 122

3.2 Đề xuất với các tổ chức tham gia hoạt động du lịch 125

3.2.1 Các doanh nghiệp lữ hành và các câu lạc bộ, hiệp hội du lịch 125

3.2.2 Nhà cung ứng du lịch 131

3.3 Đề xuất đối với cá nhân 134

3.3.1 Với hướng dẫn viên du lịch 134

3.3.2 Với khách du lịch 138

3.3.3 Với người dân địa phương 139

Trang 6

KẾT LUẬN 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Thời gian đón khách trên vịnh Hạ Long 74

Bảng 2.2 : Bảng giá vé tham quan vịnh Hạ Long (2015) 74

Bảng 2.3 : Số lượng buồng, khách sạn tại Quảng Ninh 80

Bảng 2.4: Số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn 80

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ Vịnh Hạ Long 45

Hình 2.2: Lễ đón nhận bằng di sản thiên nhiên thế giới lần I 47

Hình 2.3: Hang Sửng Sốt 51

Hình 2.4: Động Thiên Cung 52

Hình 2.5: Hang Đầu Gỗ 53

Hình 2.6: Hang Bồ Nâu nhìn từ ngoài khơi 55

Hình 2.7: Hang Tiên Ông 55

Hình 2.8: Động Tam Cung 56

Hình 2.9: Đảo Con Cóc 56

Hình 2.10: Hòn Gà Chọi(Hòn trống Mái) 57

Hình 2.11: Hồ thủy lợi trên đảo Ngọc Vừng, điểm tham quan thú vị 58

Hình 2.12: Khu lưu niệm Bác Hồ trên đảo 58

Hình 2.13: Đảo Ti Tốp 59

Hình 2.14: Đại diện lãnh đạo trung ương, tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Tuần Châu làm lễ gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng tỉnh Quảng Ninh 60

Hình 2.15: Các đại biểu cắt băng khánh thành Cảng tàu khách 61

quốc tế Tuần Châu 61

Hình 2.16: Phối cảnh Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu 62

Hình 2.17: Hệ thống cảng tàu khách Tuần Châu góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, xứng tầm kỳ quan di sản vịnh Hạ Long 62

Hình 2.18: Làng chài Cửu Vạn 63

Hình 2.19: Núi Bài Thơ 64

Hình 2.20: Chùa Long Tiên 64

Trang 9

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liêntục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủnghoảng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xuhướng tăng nhanh Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụphát triển nhanh nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển vàthịnh vượng của các quốc gia Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu,vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói giảm nghèo và tăng trưởngkinh tế.

Sản phẩm của du lịch vô cùng phong phú nó kích thích sự tò mò của dukhách, tăng doanh thu cho các tổ chức du lịch Và trong sản phẩm du lịch thì

du lịch tuyến được coi là sản phẩm du lịch đặc biệt Theo mục 9, điều 4 củaLuật Du lịch thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, cơ sở cungcấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,đường thủy, đường hàng không”

Tuyến du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay không phụ thuộc chủ yếuvào các yếu tố đến từ tự nhiên, môi trường các yếu tố văn hóa hay an ninh,trật tự song để thực hiện thành công tuyến du lịch ấy luôn là sự đồng hành củahướng dẫn viên mà cụ thể ở đây là hướng dẫn viên suốt tuyến, bởi họ là một

Trang 10

mắt xích quan trọng kết nối khách du lịch đến với tuyến điểm du lịch là ngườichịu trách nhiệm chủ yếu về việc thực hiện chương trình du lịch.

Cùng với sự phát triển du lịch thì du lịch tuyến cũng ngày càng thể hiện

rõ những vai trò cần thiết của mình, đã có rất nhiều tuyến điểm du lịch đi vàotruyền thống và rất phổ biến với du khách trong và ngoài nước mà không thểkhông kể đến tuyến du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội, có thể nói đây làmột trong những tuyến du lịch phổ biến và nhiều hấp dẫn, với điểm đến làvịnh Hạ Long - di sản của thế giới :

 Năm 1994 vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thếgiới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ

 Năm vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới lần 2 theo tiêuchuẩn về giá trị địa chất địa mạo

 Năm 2011 vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố làmột trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Khi cuộc sống con người đầy đủ và dư thừa cộng với sự tiến bộ củakhoa học và kỹ thuật thì việc đòi hỏi những dịch vụ cao cấp hơn, đội ngũ laođộng chuyên nghiệp và có năng lực hơn là việc hiển nhiên Thế nhưng conngười cũng không tránh khỏi những dục vọng của của sống vì thế mà đôi khiđạo đức nghề nghiệp không đi đôi với việc làm của họ, trước tiên là đội ngũhướng dẫn viên trong du lịch, sau là việc phát triển của các tuyến du lịch hiệnnay, mặc dù là những tuyến du lịch cơ bản trong du lịch việt nam song nóphát triển chưa tương xứng với những điều kiện vốn có của nó, khai thác chưatriệt để, và quản lý không chặt chẽ thiếu trách nhiệm, tuyến du lịch Hà Nội -

Hạ Long - Hà Nội cũng đang ở trong tình trạng như vậy

Và khi tìm hiểu về du lịch tuyến chúng ta thường tim hiểu nó ở 3 khíacạnh chính đó là; điều kiện vận chuyển, điều kiện lưu trú ăn uồn và các dịch vụ

Trang 11

khác, tài nguyên du lịch Nhưng nếu chỉ tìm hiểu như vậy thì chưa đủ bởi lẽ dulịch tuyến là một sản phẩm du lịch đặc biệt nó chứa đựng đầy đủ những yếu tốvăn hóa, tự nhiên cũng như xã hội cho nên để có thể có những nhận định xácthực cụ thể hơn về du lịch tuyến người viết đã chọn đề tài: Hướng Dẫn ViênSuốt Tuyến Đối Với Phát Triển Du lịch Tuyến Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội.

Đã có rất nhiều chính sách đổi mới để phát triển du lịch tuyến này, bêncạnh đó là những khảo sát có giá trị thực tế để bổ sung những thiếu sót và yếukém của du lịch tuyến Tháng 6 năm 2013 sở văn hóa thể thao và du lịchQuảng Ninh đã đưa ra bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm

2020, tầm nhìn đến 2030 Tuy nhiên tài liệu này mới chỉ mang tính chất phục

vụ cho sự phát triển của điểm đến chứ chưa đề cập đến việc phát triển du lịchtheo tuyến, rất nhiều các nhà đầu tư và công ty du lịch trong và ngoài nướcquan tâm đến vấn đề này, nó rất thiết thực để phục vụ cho sự phát triển của dulịch Cần phải có tài liệu tìm hiểu sâu hơn từ nhiều khía cạnh hơn về phát triển

du lịch tuyến và đội ngũ hướng dẫn viên suốt tuyến

Vì vậy đề tài mà tác giả lựa chọn sẽ tập trung chủ yếu vào hai vấn đềchính là hướng dẫn viên suốt tuyến và phát triển du lịch tuyến, mối quan hệbiện chứng giữa hai vấn đề này sẽ tạo nên một tổng thể mang tính hoàn chỉnhhơn và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn

Trang 12

Long, bên cạnh đó đã chỉ ra những quan điểm để phát triển du lịch bền vững,mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường Tuy nhiên những côngtrình này mới chỉ đề cập đến tài nguyên thiên nhiên chứ không đi sâu vào tàinguyên nhân văn – một yếu tố không thể thiếu cho việc phát triển du lịch.

Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong những năm 2005, 2007 và 2009 đã lầnlượt cho ra 3 công trình ngiên cứu: “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, NXBGiáo dục/ “Tài Nguyên du lịch”, NXB Giáo dục và “ Nghiên cứu kết cấu hạtầng GTVT Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ Những công trình này cho thấyviệc phát triển tuyến điểm du lịch trong nghành du lịch là rất cần thiết, dukhách ngày nay không chỉ đi du lịch ngắn ngày mà còn có thể đi du lịch dàingày nhờ vào sự liên kết tuyến điểm, nhờ vào sự phong phú của sản phẩm dulịch, sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

Về hướng dẫn viên suốt tuyến đã có nhiều tài liệu đề cập đến điển hình

là cuốn “Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch” của các tác giả ĐoànHương Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Đức Khoa, Nguyễn Hồng Tâm

và Lê Tuấn Anh,[9] Sách gồm 434 trang, trình bày những kiến thức về hoạtđộng hướng dẫn du lịch, về hướng dẫn viên du lịch, kỹ năng giao tiếp tronghoạt động hướng dẫn du lịch, tổ chức thực hiện chương trình du lịch, hướngdẫn tham quan và kỹ năng xử lý tình huống và trả lời câu hỏi trong hoạt độnghướng dẫn du lịch Tuy nhiên cuốn sách chỉ nêu ra những đặc điểm và vai tròcủa hướng dẫn viên suốt tuyến trên cơ sở lý thuyết chứ chưa đề cập đến đặcđiểm tâm lý hay khía cạnh đạo đức trong quá trình thực tiễn

Nguyễn Vũ Thắng (chủ biên), Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh(2005), “Ngành du lịch”, NXB Kim Đồng,[19] Công trình này đưa ra nhữngkhái niệm về ngành du lịch, những yếu tố cần thiết để làm du lịch và nhữngnguồn nhân lực trong du lịch và trong đó có hướng dẫn viên du lịch

Trang 13

Lê Thu Hương (2011), “Giáo trình nhập môn du lịch học”, NXB Giáodục,[6] Tài liệu này đưa ra những cơ sở lý luận về ngành du lịch, khi chúng

ta tìm hiểu về du lịch thì bắt buộc phải đọc qua sách này

Về phát triển du lịch tuyến Hà Nội - Hạ Long - Hà Nội có những tàiliệu liên quan sau:

- Vũ Thị Hạnh (2012), “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển

du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” Luận án tiến

sĩ địa lý, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội,[4] Tác giả đã trình bày cơ sở lýluận và thực tiễn của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tàinguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu phân vùngđịa lý tự nhiên và đánh giá, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vữngkhu vực ven biển và các đảo tỉnh quảng ninh

- Doãn Thị Hương (2014), “Hoạt động du lịch thuyền trên vịnh HạLong”, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội và Phạm Tiến Đạt (2004), “Du lịchtàu biển”, số 7 bài trích du lịch Việt Nam Hai tác giả này đã đề cập đến sựphát triển của du lịch bằng tàu biển ở vịnh Hạ Long, sự phát triển về số lượngcũng như chất lượng của dịch vụ này bên cạnh đó là những mặt hạn chế củaviệc phát triển du lịch bằng tàu biển như là ô nhiễm môi trường nước, môitrường cảnh quan vùng vịnh

- UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổngthể phát triển KT – XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030”,[27]

Mục đích của quy hoạch này là nhằm xác định những định hướng tổngthể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 Quy hoạch đặt ra những mục tiêu tổng quát và những mục tiêu tổng thểnhằm đảm bảo cho công tác triển khai có hiệu quả, chặt chẽ, nhất quán vàmang lại tác động lớn thông qua hoạt động khai thác những nguồn tài nguyên

Trang 14

vị thế, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư Các bên liênquan tới quá trình phát triển du lịch ở Quảng Ninh sẽ đưa ra rất nhiều nhữnglựa chọn khác nhau và quy hoạch này xây dựng được một khung định hướngcho những lựa chọn đó.

- Phạm Hoàng Hải (2000), “Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hạ Long” (tiếngViệt, Anh), NXB Thế giới,[2] Công trình giới thiệu về những tuyến điểm dulịch Hạ Long dành cho những du khách tham quan du lịch Hạ Long có thể nắmbắt rõ hơn, thuận tiện và có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Hạ Long

- Ban quản lý vịnh Hạ Long (2001), “Tờ gấp Vịnh Hạ Long”, NXBThế giới,[21]

- Ban quản lý vịnh Hạ Long (2003), “Hãy bảo vệ môi trường Vịnh HạLong Di sản thiên nhiên thế giới”, Công ty in Quảng Ninh,[23]

Các nghiên cứu kể trên về cơ bản có những ý nghĩa nhất định đối vớiđội ngũ hướng dẫn viên và phát triển du lịch nói chung là tài liệu lý thuyếtquan trọng cho việc hình thành và phát triển năng lực đội ngũ lao động trong

du lịch, đồng thời cũng là những tài liệu quý giá cho công tác nghiên cứu đềtài của tác giả trong thời gian tới

Tuy nhiên những tài liệu này chưa đi sâu vào tìm hiểu đánh giá được sựcần thiết của hướng dẫn viên suốt tuyến hay phát triển một tuyến du lịch cụthể nào mà chỉ nói một cách chung chung Cần có thêm những tài liệu sátthực và cụ thể hơn để có những nhìn nhận đúng đắn về hướng dẫn viên suốttuyến và phát triển du lịch tuyến trong một tổng thể lớn đó là sự phát triển củangành du lịch

3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận về hướng dẫn viên du lịch du và du lịch tuyến đềtài tập trung tìm hiểu về chất lượng hướng dẫn viên suốt tuyến, cùng với tiềm

Trang 15

năng khai thác và thực trạng phát triển của tuyến du lịch Hà Nội – Hạ Long –

Hà Nội, từ đó đánh giá mối quan hệ giữa hướng dẫn viên suốt tuyến với pháttriển du lịch tuyến, và đưa ra các giải pháp hợp lý góp phần cho sự phát triển

về chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên suốt tuyển

3.2 Đối tượng nhiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung vào đội ngũ hướng dẫnviên suốt tuyến trên địa bàn hà nội đi tuyến Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội Bêncạnh đó là khách du lịch, các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội và QuảngNinh, không thể không kể đến các sở du lịch và ban quản lý du lịch thuộc khuvực thực hành tuyến điểm Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu về môi trường tựnhiên, đời sống kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng… và

sự phát triển biến đổi của Hạ Long - điểm đến của các chương trình du lịch

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và có thể đi sâu hơn, chi tiết hơn thìchúng tôi khoanh vùng phạm vi nghiên cứu trên đối tượng là khách du lịchnội địa và hướng dẫn viên suốt tuyến nói tiếng Việt

 Về mặt không gian: nghiên cứu về các cung đường từ Hà Nội đến

Hạ Long, các tuyến điểm liên kết, địa phận Hạ Long và vịnh Hạ Long

 Về mặt thời gian: tập trung phân tích các số liệu từ 2005 đến 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

4.1 Phương pháp điền dã

Đây là một phương pháp phổ biến trong việc thu thập thông tin Việctiếp cận trực tiếp các đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập các thông tin và

dữ liệu một cách cụ thể, độ chính xác cao và mang tính thời sự, bên cạnh đó

có thể cập nhật được những tài liệu từ ngôn ngữ nói mà những tài liệu thànhvăn đôi khi chưa đề cập đến

Trang 16

Với phương pháp này ta có thể quan sát trực tiếp, chủ động, điều tra,thu thập, phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và cần nghiên cứu vàcác kết quả trong quá trình điền dã là cơ sở quan trọng để thẩm định lại tàiliệu cũng như một số vấn đề thế giới quan trong quá trình nghiên cứu.

4.2 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này rất hữu ích cho các nghiên cứu khoa học Việc vậndụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu trước đó, sửdụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa, tiết kiệmđược thời gian và công sức Việc phân lọai, phân nhóm và phân tích dữ liệu

sẽ giúp phát hiện nhiều vấn đề trọng tâm và nhiều khía cạnh cần được tiếp cậncủa vấn đề Việc so sánh sẽ thấy được những ưu điểm và hạn chế của vấn đềđang nghiên cứu

Những tài liệu thu thập được bao gồm sách, báo, tạp chí, tài liệu in ấn,viết tay… vì vậy cần tổng hợp để hệ thống hóa một cách toàn diện và kháiquát về vấn đề nghiên cứu

4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn trực tiếp hướng dẫn viên du lịch, các doanh nghiệp làm dulịch, khách du lịch và người dân địa phương để có những thông tin cụ thể vàsát thực

4.4 Phương pháp biểu đồ và hình ảnh

Được sử dụng trong luận văn với mục đích hỗ trợ làm sáng tỏ nhữngvấn đề nghiên cứu

5 Những đóng góp của luận văn

 Tổng quan chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hướngdẫn viên suốt tuyến Trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu phát triển du lịchtuyến Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội

Trang 17

 Đánh giá thực trạng hướng dẫn viên suốt tuyến Hà Nội – Hạ Long –

6 Bố cục của luận văn

Chương 1: Tổng quan về hướng dẫn viên suốt tuyến đối với phát triển

Trang 18

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TUYẾN

1.1 Khái quát về hướng dẫn viên du lịch

1.1.1 Định nghĩa

Theo thống kê của Tổng cục du lịch, tính đến cuối tháng 7/2012 cảnước có khoảng 11.210 người được cấp và đổi thẻ, trong đó có 4.480 hướngdẫn viên nội địa và 6.730 hướng dẫn viên quốc tế Số hướng dẫn viên tốtnghiệp chuyên ngành du lịch có trình độ trung cấp trở lên chiếm 38%, còn lại62% tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng đã được đào tạo ngắn hạn vàcấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được quan niệm chung là một người nào đó,hướng dẫn một nhóm người thực hiện chuyến tham quan Tuy nhiên, theo mỗicách tiếp cận sẽ có những quan niệm khác nhau về hướng dẫn viên du lịch

Các giáo sư của trường Đại học British Columbia, một trường đại họclớn của Canada chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn vàhướng dẫn viên du lịch đã đưa ra định nghĩa về hướng dẫn viên du lịch dướigóc độ đào tạo như sau:

“Hướng dẫn viên du lịch là cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch,trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn kháchtheo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trìnhtheo đúng kế hoạch, cung cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch và tạo

ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch.”

Ở Việt Nam, theo quy chế hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Dulịch Việt nam ban hành theo quyết định số 235/DL - HTĐT ngày 4/10/1994thì “Hướng dẫn viên du lịch được hiểu là những cán bộ chuyên môn làm việc

Trang 19

cho các doanh nghiệp lữ hành bao gồm các doanh nghiệp khác có chức năngkinh doanh lữ hành thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theochương trình du lịch đã được ký kết.”

Nhìn chung, những khái niệm trên đã phản ánh khá hoàn thiện và chínhxác, phù hợp với thực tế và bản chất công việc của người hướng dẫn du lịch.Tuy nhiên, sự kết hợp những quan niệm về hướng dẫn viên du lịch từ nhiềugóc độ của các khái niệm này sẽ tạo nên một khái niệm hoàn chỉnh hơn:

“Hướng dẫn viên du lịch là những người có chuyên môn làm việc chocác tổ chức kinh doanh du lịch với nhiệm vụ tổ chức, thực hiện chương trình

du lịch đã được ký kết trên thực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứngcác nhu cầu được thỏa thuận của du khách Chỉ dẫn và cung cấp lời thuyếtminh về các điểm du lịch Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trìnhthực hiện chương trình du lịch trong phạm vi quyền hạn, khả năng của mình

và tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch.”

Đặc biệt theo Luật du lịch số 44/2005/QH11 , điều 73 Hướng dẫn viên

du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch, chương VII “Hướng Dẫn Viên Du Lịch”quy định:

1 Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch

và có hợp đồng đối với doanh nghiệp du lịch

2 Người có đủ điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế

- Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam

- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện

- Có trình độ cử nhân chuyên nghành hướng dẫn du lịch trở lên, nếu tốtnghiệp chuyên nghành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn dulịch do cơ sở đào tạo thẩm quyền cấp

- Sử dụng ngoại ngữ thành thạo

Từ những khái niệm và quy tắc mang tính pháp định về hướng dẫn viên

du lịch nói trên, có thể thấy khái niệm về hướng dẫn viên du lịch bao gồm batầng hàm nghĩa sau:

Trang 20

(1) Hướng dẫn viên du lịch là chỉ những nhân viên đạt được thẻ hướngdẫn viên du lịch theo quy định Trong cuộc sống thường ngày của con người,

có đơn vị tổ chức cho nhân viên đi du lịch nhưng do người của đơn vị có sựhiểu biết về điểm du lịch, am tường đường đi lối lại đảm nhiệm Đây khôngphải là hướng dẫn viên du lịch, vì người này không có thẻ hướng dẫn viên dulịch theo luật pháp, không thể gọi là hướng dẫn viên du lịch (là một nghề cóđiều kiện)

(2) Hướng dẫn viên du lịch là nhân viên làm việc cho các công ty dulịch Điều này có nghĩa: hướng dẫn viên du lịch phải do các công ty du lịchphái đi, hướng dẫn, thuyết minh, cung cấp những dịch vụ cho khách du lịch.Trong cuộc sống thường ngày, cũng có người cung cấp dịch vụ hướng dẫn,thuyết minh cho khách đi du lịch nhưng không phải do công ty du lịch uỷquyền, điều đi thì không được gọi là hướng dẫn viên du lịch

(3) Hướng dẫn viên du lịch là nhân viên cung cấp sự hướng dẫn thuyếtminh và các dịch vụ du lịch tương ứng, đáp ứng yêu cầu đã được thoả thuận

và nhu cầu của du khách “Hướng dẫn”, thường là chỉ sự chỉ dẫn, đưa đường,còn “thuyết minh” là chỉ sự giảng giải tỉ mỉ về lịch sử văn hoá và danh lamthắng cảnh cho du khách Cụm từ “dịch vụ du lịch tương ứng” thường là chỉcác dịch vụ giúp du khách làm visa, mua vé đi lại, sắp xếp khách sạn, chỗ ăn,chỗ giải trí, mua sắm trên lộ trình du lịch

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu

Trang 21

b, Được chọn nơi làm việc:

Nếu không phải HDV chuyên nghiệp, họ được chọn nơi làm việc vàothời gian thích hợp theo nguyện vọng và sở thích của mình

c, Hấp dẫn đối với mọi người:

Là trung tâm của sự chú ý, trước hết là của cả đoàn khách (có số khách40-50 người), là chuyên gia có kiến thức sâu rộng ở các tuyến điểm du lịch

d, Nghệ sĩ biểu diễn:

Người chủ của hàng loạt các kĩ năng, nhiều khi HDV như là một nghệ

sĩ biểu diễn làm cho đoàn khách thán phục

e, Nghề trẻ trung và làm say lòng người:

Nghề HD luôn làm bạn tươi trẻ và chính bạn làm cho người khác thoảimái, đem lại niềm vui cho nhiều người Nghề HD gây ấn tượng mạnh mẽ và

dễ làm say lòng người

f, Được đánh giá cao:

Ở một số nước DL phát triển, nơi mà phương tiện giao thông đi lại,khách sạn cho du khách thuận lợi cho chương trình tham quan phong phú, tổchức có nề nếp thì thành công của chuyến đi phụ thuộc từ 60-70% vào côngtác HD

g, Khả năng trở thành người có trọng trách, địa vị cao trong xã hội:

Nghề HD do đi nhiều, biết nhiều, có kinh nghiệm và từng trải nênnhiều HDV giỏi đã trở thành những người có trọng trách trong xã hộitrong ngành DL

Ngài Jimperler, chủ tịch hãng DL nổi tiếng New Bedford Paragon nhậnxét: "Thật đáng ngạc nhiên và thú vị có biết bao nhiêu cựu HDV của chúng tagiờ đây đã là những luật sư nổi tiếng, giáo sư uyên bác của các trường đạihọc, các nhà lãnh đạo dầy tài ba của ngành DL" Ở Việt Nam nhiều cựu cán

bộ HDDL đã trở thành giám đốc, phó giám đốc các công ty

Trang 22

2, Vất vả cùng những thử thách

Đối với nhiều người, HDVDL dường như là một nghề đáng mơ ước

Mơ ước đẹp đẽ đó rất có thể trở thành những giấc mơ hão huyền bởi các lí

do sau:

a, Khó khăn về mặt gia đình:

Người HD ra đi với một chiếc va li trên tay, một cái gì đó của đờithường sẽ tan biến Chẳng có gì phải nghi ngờ khi rất nhiều HDV đã khônglập gia đình, những ai đã xây dựng gia đình thì lại phải rất tế nhị làm sao chomối quan hệ của họ với gia đình được êm thắm bền vững, giữ gìn được hạnhphúc, nhất là khi người HD vắng nhà trong một khoảng thời gian dài

b, Một nghề lao động nặng:

HDV phải làm một công việc với yêu cầu cao và cần có sức bền bỉ, tiềnthưởng dù khá nhưng không phải lúc nào cũng dễ kiếm Trên đường đi HDVphải đối mặt với khá nhiều căng thẳng, họ phải có trách nhiệm với cuộc sốngcủa bao nhiêu con người, một trogn số đó lại đòi hỏi rất nhiều và khó tính,thời gian làm việc lại dài, ví dụ một ai đó gọi điện vào lúc 3h sáng, HDV lậptức phải đáp ứng ngay Như vật trên thực tế khi đi với đoàn khách HDV luôn

ở trạng thái làm việc 24h trong ngày

Ở Bungary là nước có ngành du lịch phát triển, 60% thu nhập quốc dân

là từ DL, coi nghề HD là nghề lao động "nặng", vì HDV phải lao động trongđiều kiện hết sức vất vả Công bằng mà nói thì công việc này không phải aicũng làm được HDV luôn cùng khách đi trên hành trình dài, có khi tới hàngngàn km, bằng ô tô, máy bay, tàu thuỷ với thời tiết có lúc rất khắc nghiệt, cóchuyến đi xa gia đình hàng tháng trời Có HDV đã cùng du khách thực hiệncuộc DL leo núi, lội sông, vượt đèo, lội suối như vậy rõ ràng nghề HDVkhông nhàn hạ như một số người quan niệm

Trang 23

Về mặt tâm sinh lí đòi hỏi HDV phải có sức chịu đựng dẻo dai, kiên trìbởi có những buổi đón khách DL ở sân bay, nhà ga, bến tàu quá sớm hoặc quámuộn.

c, Nghề làm dâu trăm họ:

HDVDL gần như là nghề làm dâu trăm họ Như các bạn đã biết, đốitượng phục vụ của HDVDL không chỉ là khách trong nước mà còn là kháchnước ngoài Có thể hôm nay gặp đoàn khách dễ tính, ít đòi hỏi, HDV làm việcthư thái hơn Nhưng có thể ngày mai sẽ gặp đoàn khách quốc tịch khác màđòi hỏi, yêu cầu, sở thích của họ hoàn toàn khác và có thể rất khó tính, HDVphải có nghệ thuật làm cho đoàn khách thoải mái, vui vẻ, hài lòng với những

HD của mình Đây không phải là chuyện đơn giản Đoàn khách DL nướcngoài có ấn tượng tốt đẹp sau chuyến đi đối với đất nước mà khách tham quanhay không, điều này phụ thuộc vào trình độ của HDV Trong khi đó các côngviệc của HDV không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió Cóđoàn khách chỉ vì lí do vu vơ nào đó như việc bố trí khách sạn, phương tiện ô

tô, món ăn đặt không đúng yếu cầu đều trút lên đầu HDV, xúc phạm HDV

d, Khả năng chán việc:

HDV phải cân nhắc về một thông tin thường là vài lần trong một ngày,câu hỏi mà họ nghe thấy có thể đã được dự đoán trước Điều hết sức quantrọng là đôi khi họ phải "giả vờ" ngạc nhiên cùng du khách về đối tượng thamquan nào đó Một vấn đề đáng quan tâm là liệu ngành khoa học công nghệ cóthể làm cho người HDV trở nên "thừa" không khi ở một số điểm tham quan,khách du lịch có thể thuê máy nghe vừa tham quan vừa nghe những lời giớithiệu đã được ghi âm sẵn Ở các điểm tham quan khác, ngay sau khi bước vàophòng, du khách đã được nghe bài giới thiệu và hình ảnh đã được ghi sẵn do

hệ thống máy móc điều khiển Mặc dù vậy nghề HDV sẽ không bao giờ thiếuđược vì họ biết biến cuộc tham quan mang dấu ấn của mình mà không máy

Trang 24

móc nào có thể làm được vì máy ghi âm không thể trả lời cho những thắc mắccủa du khách Tuy vậy một số người vẫn phân vân rằng, liệu ngành khoa họccông nghệ có tiếp tục đe doạ sự tồn tại của nghề HDVDL nữa hay không.

II Yêu cầu

Để thực hiện và làm tốt công việc của mình là hướng dẫn cho du kháchthì hướng dẫn viên phải có đày đủ những yêu cầu sau:

Kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ:

Kiến thức cơ bản: Hướng dẫn viên du lịch là người có kiến thức sâurộng về các lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, địa lý, văn hóa, cũng như kinh tế,chính trị, ngoại giao, tình hình trong nước và quốc tế…để đáp ứng nhu cầutìm hiểu và học hỏi của du khách

Là người đại diện cho đất nước, hướng dẫn viên còn phải nắm vữngđường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước Nắm vững và biết vận dụngkiến thức pháp luật, các quy chế, luật lệ, pháp lệnh có liên quan đến công việc

để thực hiện tốt công tác hướng dẫn theo quy định, thông lệ của pháp luật

Nắm vững các tuyến điểm du lịch, nắm vững quy trình hướng dẫnĐây là những yêu cầu không thể thiếu khi bạn trở thành hướng dẫn viên

và đặc biệt là hướng dẫn viên suốt tuyến Bạn sẽ không thể đưa khách đi thamquan du lịch khi mà chính bạn không hiểu rõ về tuyến điểm du lịch đó, nhữngkiến thức mà bận cần có khi tham gia hoạt động hướng dẫn cho du khách như

là kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lía, tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị và kinhtế… tại mỗi điểm mà bạn đưa khách đi qua, bạn không thể lấy diện tích củatỉnh Bắc Ninh để nói đó là của tỉnh Hải Dương, và bạn càng không thể lấyđền Kiếp Bạc làm thông tin để giới thiệu về những đặc trưng của tỉnh QuảngNinh, đó là những thiếu sót rất nguy hiểm và đáng lên án, cho nên vì vậy màkiến thúc chuyên môn là yếu tố đầu tiên đòi hỏi mỗi hướng dẫn viên khi hànhnghề phải thực sự chú ý trau dồi và học hỏi

Trang 25

Về nghiệp vụ thì bắt buộc mỗi một hướng dẫn viên phải hiểu đượccông việc dẫn của mình là gi? Các quy trình và thủ tục để hoạt động hướngdẫn diễn ra một cách hợp lệ Các bạn hướng dẫn viên không thể dẫn nếu nhưkhông có nghiệp vụ bởi nó sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường, nhẹ thì cóthể bể tour, nặng thì có thể phải đền bù và liên quan đến tính mạng, ví dụ nhưcác bạn hướng dẫn không có nghiệp vụ đón tiễn sân bay, chuyến bay nướcngoài của khách nước ngoài phải có mặt check in trước 2 tiếng mà các bạncho khách đến muộn thì hậu quả sẽ khôn lường Hướng dẫn viên cần đượctrang bị kiến thức chung về ngành, đồng thời nắm vững chuyên môn nghiệp

vụ hướng dẫn Bên cạnh đó, hướng dẫn viên phải có kiến thức vững vàng vềtâm lý khách, đặc biệt tâm lý cơ bản của du khách đến từ những vùng miềnkhác nhau và ý thức được sự khác biệt giữ các nền văn hóa để có phươngpháp hành xử và phục vụ tốt

Kiến thức y tế

Yêu cầu công việc đòi hỏi hướng dẫn viên phải được trang bị kiến thức

y tế để có thể nhận biết các triệu chứng của một số bệnh phổ biến đồng thờibiết vận dụng một số phương pháp sơ cứu trong một số trường hợp khẩn cấp

Kỹ năng

- Có kỹ năng giao tiếp và diễn đạt tốt: không ai có thể phủ nhận đượcđiều này bởi khi làm trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là hoạt động hướng dẫnthì người hướng dẫn viên phải có kỹ năng giao tiếp và biết cách diễn đạt, kỹnăng giao tiếp ở đây phải được thực hiện khéo léo qua từng đối tượng tiếp xúckhác nhau sẽ có những cách giao tiếp khác nhau và diễn đạt cũng vậy, cùng làmột thông tin, cùng là một câu chuyện nhưng cách diễn đạt có thể khác đi khi

ở những thời điểm khác nhau hoặc ở trong hoàn cảnh khác nhau

- Có khả năng nói trước đám đông: một hướng dẫn viên du lịch thìkhông thể không có khả năng đứng trước đám đông, và đặc biệt nghề này yêucầu chúng ta phải giao tiếp nhiều vói du khách cho nên việc nói trước đám

Trang 26

đông là việc cần thiết, có thể ban đầu chưa thành thục nhưng phải tập luyện

để có thể có được kỹ năng này, để bất cứ khi nào, trong hoàn cảnh nào chúng

ta cũng có thể nói chuyện được với khách

- Có khả năng lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch: đây là một trongnhững yếu tố giúp cho người hướng dẫn viên làm việc có hiệu quả hơn, thay

vì việc đến đâu ta giải quyết đến đó thì việc ta lập ra một kế hoạch bài bản sẽgiúp ta không bị quên và không bỏ sót những công việc cần làm trong suốtquá trình hướng dẫn cho khách

- Có khả năng lãnh đạo và có đầu óc tổ chức: yếu tố này giúp cho ngườihướng dẫn trở nên nhàn hơn và giúp cho du khách đỡ vất vả hơn, khi tiếngnói của bạn được mọi người quan tâm để ý, khi bạn có đầu óc tổ chức mộtcách hợp lý thì mọi việc sẽ trẻo nên nhẹ nhàng và được giải quyết nhanhchóng hơn

- Có khả năng hòa giải, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề, biếtlinh động trong các tình huống, có kỹ năng tính toán tiếp thị

Trong chuyến đi của bạn và du khách có những khi xảy ra những việcngoài ý muốn có thể là giữa bạn và du khách cũng có thể là du khách vớinhau, lúc này thì điều cần ở bạn là một sự bình tĩnh, suy xét và nghĩ cách giảiquyết vấn đè một cách hợp lý, không nên sợ hãi, lo lắng và mất tập trung

Để bán được tour thì những người điều hành trong công ty của bạn hẳn

là mất rất nhiều thời gian và công sức tìm khách, thuyết phục khách ký hợpđồng, còn bạn không mất công tìm khách mà được gặp trực tiếp khách, hãytạo nên một chương trình khác bằng sự tính toán và kinh nghiệm vốn có đểtiếp thị thêm, có thể sau tour này bạn sẽ trực tiếp ký được hợp đồng du lịchvới khách trong một hành trình khác ở một thời gian khác, đừng ngại màhãy thử làm bằng tất cả những gì bạn có thể, bạn sẽ chỉ được đánh giá caohơn mà thôi

Trang 27

Phong cách:

- Trước hết hướng dẫn viên phải là người nhanh nhẹn: nhanh nhẹn làbiểu hiện của một hướng dẫn viên có kinh nghiệm, có năng lực, và yêunghề, bạn sẽ không thể theo sát khách nếu bạn làm việc không nhanh và sựchậm trễ của bạn sẽ khiến khách hàng khó chịu và không thích bạn, bạn sẽđến đón khách sớm hơn 15 phút thay vì khi bạn đến khách đã tập trung đầyđủ? Và chắc chắn bạn sẽ ghi điểm khi bạn là một hướng dẫn viên nhanhnhẹn, hoạt bát

- Linh hoạt sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp: yếu tố này giúp chonhững người hướng dẫn viên bớt cảm giác lặp lại và nhàm chán với nghế,thay vì thuyết minh đi thuyết minh lại về nhân vật lịch sử khi qua một địadanh lịch sử nào đó, ta có thể chọn một nhân vật khác có liên quan, hoặcchuyển sang một form mới như là về kinh tế, chính trị tại vùng đó, hay đơngiản là khi bạn luôn giới thiệu với khách họ tên đầy đủ của mình là NguyễnVăn A thì có thể đổi cách giới thiệu bằng một bài thơ về họ tên của mình vàđiều này chắc chắn sẽ làm khách hài lòng

- Có thái độ cởi mở lịch thiệp trong giao tiếp với khách nói chung vàvới mọi người: cởi mở và lịch thiệp trong giao tiếp là những yếu tố rất tốt đểngười hướng dẫn viên ghi điểm với khách, và điều này cũng làm cho cị trí củangười hướng dẫn được đẩy lên cao hơn trong mắt du khách

- Luôn giữ điềm tĩnh và không bày tỏ ý nghĩ tức thời của mình trướckhách: mặc dù đây là yêu tố khó nhưng hướng dẫn viên vẫn phải làm và cốgắng để làm, bạn không thể cãi nhau tay đôi với khách khi khách có biểu hiệnphản đối ý kiến của bạn, càng không nên tỏ thái độ không hài long với kháchkhi mà họ làm cho bạn bẽ mặt, bực tức hay xấu hổ, vì những biểu hiện đó chỉcàng làm cho chuyến đi của bạn và khách thêm căng thẳng và đi vào hẻm cụt

mà thôi, nếu có thể hãy bỏ qua, hoặc tìm thời gian khác để giải quyết, vì bạn

Trang 28

đang đi cùng số đông đừng vì số ít mà ảnh hưởng tới toàn bộ hành trình củanhững người còn lại, khách họ chi trả tiền không phải để được nhìn thấynhững dòng xảm xúc trái chiều của anh hoặc chị hướng dẫn viên.

Đức tính

- Sự chín chắn và tính kế hoạch

- Chân thực, lịch sự và tế nhị

- Vui tươi hoạt bát, lạc quan và khôi hài

- Tận tâm, chu đáo, sốt sắng trong công việc

- Có tính kiên nhẫn

- Có lòng yêu nghề

Bất cứ hướng dẫn viên nào cũng nên chuẩn bị cho mình những đức tínhnày, chúng không là thừa mà thục sự rất cần thiết khi các bạn hành nghề, sựchín chắn và tính kế hoạch sẽ giúp cho bạn không bỏ lỡ cơ hội, sự vui tươihoạt bát, lạc quan và khôi hài sẽ giúp bạn chiếm lĩnh tình cảm của khách mộtcách hiệu quả, nếu như bạn tận tâm chu đáo thì điều chắc chắn rằng hiệu quảcông việc của bạn sẽ rất cao, và sự kiên nhẫn cùng lòng yêu nghề sẽ hướngcho bạn đến những nơi mà bạn mong muốn

Các yêu cầu khác

- Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp

- Trang phục, trang điểm, tư thế

- Thể chất

- Kinh nghiệm

- Khi làm hướng dẫn viên bạn nên kiểm tra về ngôn ngữ của mình,ngôn ngữ ở đây nói đến việc bạn có bị nói lắp không, nói ngọng không, và cónói từ địa phương hay không? Giả sửa bạn đến từ miền trung và bạn dẫnkhách bắc hoặc nam đi du lịch thì có thể chuyến hành trình của bạn và khách

sẽ không được trọn vẹn bởi những bất đồng ngôn ngữ, hay bạn nói ngọng “n”thành “l” và ngược lại đều làm cho du khách thấy khó chịu, nhưng những thứ

Trang 29

này có thể sửa được vì vậy khi bạn xác định làm hướng dẫn viên du lịch hãy

cố gắng học nói giọng phổ thông

Về trang phục hướng dẫn viên cần phai trau dồi cho mình gu thẩm mỹ

và ăn mặc sao cho phù hợp trên mỗi hành trình, đi biển, lên núi, đi rừng hayvào đền chùa, trước hết là cách ăn mặc của bản thân sau đó là nhắc kháchnhững quy định tại mỗi điểm đến Diện mạo bề ngoài của bạn cũng sẽ giúpbạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn

1.1.3 Phân loại

Việc phân loại hướng dẫn viên du lịch thường được căn cứ trên cơ sởchức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của hướng dẫn viên Ở các nướcphát triển, hướng dẫn viên du lịch được phân thành ba cấp:

- Hướng dẫn viên du lịch trong thành phố (còn gọi là hướng dẫn viên

du lịch địa phương - local tourist guides): Những hướng dẫn viên du lịch nàythực hiện các công việc chính là hướng dẫn khách khi vào thành phố hoặc địaphương của mình, giúp họ làm các thủ tục hải quan, hướng dẫn cách thứcchuyển đổi tiền tệ, sắp xếp hành lý, đưa họ tới nơi lưu trú Sắp xếp các chuyếntham quan, ngắm cảnh trong thành phố Giải thích cho khách về mọi khíacạnh: lịch sử, văn hoá, kinh tế, dân số các dịch vụ, các đối tượng tham quan,các vấn đề liên quan tới khách du lịch và những vấn đề khác liên quan khi dulịch trong thành phố

- Hướng dẫn viên du lịch trong nước (Inter - country tourist guide):Hướng dẫn viên du lịch loại này được phép hướng dẫn khách đi khắp nơitrong đất nước; sắp xếp mọi việc trên bộ, trên phương tiện giao thông; thựchiện các nhiệm vụ phục vụ khách và hướng dẫn, thuyết minh chương trình

du lịch

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế (The tour manager, faraway touristguide): Là loại cao cấp nhất trong các loại hướng dẫn viên du lịch Có nhiệm

Trang 30

vụ hướng dẫn khách du lịch đi du lịch qua vài ba nước Là người điều khiển,lãnh đạo, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến đoàn khách vàchuyến đi Họ được ví "là cuốn bách khoa toàn thư biết đi"

Như vậy, việc phân loại hướng dẫn viên du lịch ở các nước có ngànhkinh tế du lịch phát triển rất rõ ràng, theo thứ bậc, thể hiện tính chuyênnghiệp cao

Ở Việt Nam hiện nay theo quy định của pháp luật có 2 loại hướngdẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịchnội địa

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Là người được phép hướng dẫn chokhách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa: là người được phép hướng dẫn chokhách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn chokhách du lịch là người nước ngoài

Trên thực tế, hướng dẫn viên du lịch do sự không giống nhau về phạm

vi nghiệp vụ, nội dung nghề nghiệp, ngôn ngữ sử dụng khác nhau và đốitượng phục vụ, tính chất nghề nghiệp, phương thức nghề nghiệp cũng khônggiống nhau nên căn cứ vào tình hình đó, có thể từ các góc độ khác nhau màphân loại như sau:

Trang 31

Tính chất nghiệp vụ

Tư cách hướng dẫn viên

Ngôn ngữ

Theo đẳng cấp kĩ thuật

Hướng dẫn viên điều hành đoàn Hướng dẫn viên suốt tuyến Hướng dẫn viên địa phương Hướng dẫn viên tại điểm

HDV du lịch chuyên nghiệp

HDV du lịch kiêm chức

Hướng dẫn viên đặc biệt Hướng dẫn viên trình độ đại học Hướng dẫn viên trình độ cao đẳng Hướng dẫn viên trình độ trung cấp

Hướng dẫn viên tạm thời

Hướng dẫn viên tiếng nước ngoài Hướng dẫn viên tiếng Việt

Hướng dẫn viên chính thức

Trang 32

Phân loại theo phạm vi hoạt động nghiệp vụ

Hướng dẫn viên du lịch được phân thành hướng dẫn viên điều hànhđoàn, hướng dẫn viên đưa đoàn đi cả lộ trình (tour - guides), hướng dẫn viênđịa phương (Local tourist guides) và hướng dẫn viên tại điểm du lịch (on- site

guides):

+ Hướng dẫn viên điều hành là người được công ty du lịch ủy quyềnđiều đi ra nước ngoài làm công tác du lịch, toàn quyền đại diện cho công ty

du lịch này lãnh đạo đoàn tham gia các hoạt động du lịch tại nơi đến du lịch

+ Hướng dẫn viên dẫn đoàn đi suốt cả lộ trình là chỉ nhân viên được sựđiều động của công ty du lịch, đại diện tổ chức đoàn du lịch, dưới sự phối hợpcủa bộ phận điều hành và hướng dẫn viên địa phương thực hiện kế hoạch tiếpđón, cung cấp sự phục vụ trên toàn lộ trình cho đoàn du lịch Công ty tổ chức

du lịch ở đây là chỉ công ty du lịch ký kết trực tiếp với công ty du lịch gửikhách, đồng thời có thể cung cấp sự phục vụ hấp dẫn trên toàn bộ lộ trình

+ Hướng dẫn viên địa phương là chỉ những nhân viên được sự điềuđộng của công ty du lịch, đại diện cho công ty thực hiện kế hoạch tiếp đón,cung cấp các dịch vụ như sắp xếp hoạt động du lịch ở địa phương, thuyếtminh, phiên dịch Công ty du lịch ở đây là chỉ công ty du lịch nhận sự uỷ tháccủa công ty tổ chức đoàn du lịch, theo kế hoạch tiếp đón, điều động hướngdẫn viên địa phương phụ trách tổ chức hoạt động tham quan du lịch cho dukhách tại địa phương

+ Hướng dẫn viên của điểm du lịch (thuyết minh viên) là những nhânviên ở trong phạm vi điểm du lịch làm công việc thuyết minh, hướng dẫn dukhách Phạm vi điểm du lịch bao gồm các di tích, khu phong cảnh, khu bảotồn thiên nhiên, bảo tàng, cửa hàng lưu niệm, khu lưu niệm danh nhân, cáccông trình kiến trúc nổi tiếng

Trang 33

Phân loại theo tính chất nghiệp vụ

Theo tính chất nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch phân thành hướngdẫn viên du lịch chuyên nghiệp và hướng dẫn viên du lịch kiêm chức

+ Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp là chỉ hướng dẫn viên du lịchtrong một thời kỳ nhất định lấy công việc hướng dẫn du lịch làm công việcchủ yếu

+ Hướng dẫn viên du lịch kiêm chức là hướng dẫn viên du lịch nghiệp

dư, không lấy công việc hướng dẫn du lịch làm nhiệm vụ chủ yếu mà tranhthủ thời gian rảnh rỗi tham gia thực hiện hoạt động này

Phân loại theo ngôn ngữ sử dụng của hướng dẫn viên du lịch

Theo ngôn ngữ sử dụng, hướng dẫn viên du lịch được phân thànhhướng dẫn viên tiếng Việt và hướng dẫn viên dùng tiếng nước ngoài

+ Hướng dẫn viên tiếng Việt là người có thể dùng tiếng phổ thông,tiếng địa phương hoặc tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ sự hướng dẫn du lịch.Hiện nay, đối tượng phục vụ chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch là kiều bào

ở nước ngoài và công dân Việt Nam

+ Hướng dẫn viên du lịch dùng tiếng nước ngoài là chỉ người có thểvận dụng tiếng nước ngoài để phục vụ công việc hướng dẫn du lịch Hiện nay,đối tượng chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch loại này là du khách nướcngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam du lịch ra nước ngoài

Phân loại theo đẳng cấp, trình độ

Hướng dẫn viên du lịch phân thành sơ cấp, trung cấp, đại học theo bậchọc tốt nghiệp của mình và hướng dẫn viên đặc biệt, tức là những người đãkinh qua nghề từ 5 năm trở nên

Phân loại theo tư cách hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên du lịch được phân thành hướng dẫn viên du lịch chínhthức và hướng dẫn viên du lịch tạm thời/ cộng tác (Step - on guides)

Trang 34

Hướng dẫn viên chính thức là những người lấy công việc hướng dẫn dulịch làm chính Còn hướng dẫn viên du lịch công tác hay tạm thời thường lànhững giáo viên ngoại ngữ, những nhà sử học, những học giả , có ngànhnghề chính nhờ có trình độ ngoại ngữ, am hiểu kiến thức tổng hợp, kiến thứcchuyên ngành, nắm được các tuyến, điểm tham quan, có phương pháp hướngdẫn khách được các hãng du lịch thuê họ theo hợp đồng Đa số hướng dẫnviên du lịch này thường làm tự do hoặc theo mùa và có thể đảm đương cácchức năng như một hướng dẫn viên.

Công ty du lịch dùng hướng dẫn viên du lịch tạm thời là để giải quyếtthời kỳ cao điểm của du lịch, hoặc phục vụ cho các loại hình du lịch đòi hỏichuyên môn, tri thức sâu Hướng dẫn viên du lịch loại này nhiều khi là nhữngnhân viên không cung cấp đủ ngôn ngữ, nhưng phải là những nhân viên cókhả năng giao tiếp

1.2 Hướng dẫn viên suốt tuyến

1.2.1 Khái niệm

Hướng dẫn viên suốt tuyến là những HDV chuyên nghiệp của công ty,hãng Du lịch nào đó Họ đi suốt tuyến cùng đoàn từ ngày đầu đến ngày cuối,chịu trách nhiệm toàn bộ về thực hiện chương trình tham quan du lịch của đoàn

Trang 35

của hướng dẫn viên du lịch suốt tuyến được bắt đầu từ khi chuyến du lịchchưa được thực hiện đó là khi HDV chuẩn bị hành trang cho chuyến đi nhưnghiên cứu về tuyến điểm, chuẩn bị bài thuyết minh, các thủ tục giấy tờ cóliên quan sau khi chuyến du lịch kết thúc, công việc của HDV vẫn tiếp tụcnhư: viết báo cáo, làm thủ tục thanh toán… chính vì vậy thời gian lao độngcủa HDV rất khó định mức Bên cạnh đó, thời gian lao động của HDVSTkhông cố định bởi nó phụ thuộc vào thời gian bắt đầu và kết thúc của chươngtrình du lịch mà khách mua do đó khoảng thời gian này sẽ rơi vào bất cứ thờiđiểm nào mà khách lựa chọn, không kể ngày nghỉ hay ngày lễ tết.

Danh mục công việc của HDVST rất đa dạng, phong phú và khá phứctạp, ngoài công việc dẫn khách còn giúp khách mua sắm, thực hiện hoạt độngvui chơi, giải trí, giải quyết các tình huống phát sinh Bên cạnh đó HDVSTphải là những người có khả năng tổ chức game trên bãi biển để những khi cầnthiết có thể đáp ứng giúp du khách tham gia vào các cho chơi team building

Tố chất làm một MC trong các buổi gala diner là rất cần thiết, vì đối vớikhách du lịch tham gia chương trình tour dài ngày thì 99% sẽ có gala dinerđược tổ chức vào một đêm bất kỳ trong hành trình du lịch của du khách, cónhững đoàn khách yêu cầu MC dẫn chương trình gala riêng, nhưng cũng cónhững đoàn khách yêu cầu MC là HDVST của họ luôn, bởi vậy HDVST cókhả năng làm MC là rất cần thiết và góp phần đẩy mạnh, quảng bá cho chínhbản thân HDV Một HDV ngoài khả năng dẫn khách theo chương trình còn cóthể tổ chức sự kiện và MC gala thì đó là một HDV rất chuyên nghiệp và vôcùng “đắt khách”

Khối lượng công việc nhiều, danh mục việc đa dạng nhưng tính chấtcông việc của hướng dẫn viên suốt tuyến nhìn chung khá đơn điệu, có thể lặp

đi lặp lại HDV có thể thường xuyên thực hiện công việc dẫn khách theo mộttuyến du lịch nhất định trong đó các điểm tham quan đã trở nên khá quen

Trang 36

thuộc, nội dung thông tin trong các bài thuyết trình nhìn chung ít thay đổi, cóthể lặp đi lặp lại đến mức gây nhàm chán.

- Hướng dẫn viên có vai trò như một người phiên dịch và diễn giải (atranslater and interpreter): Một hướng dẫn viên cũng là một phiên dịch chođoàn khách, nên cần phải có trình độ về ngôn ngữ, phải thông thạo ngôn ngữ

mà họ sẽ sử dụng trong công tác hướng dẫn hơn bất cứ vị trí nào khác trongnghành Một cán bộ quản lý hay một nhân viên văn phòng chỉ cần biết một số

từ ngữ chuyên môn phục vụ cho công việc bởi vì khách hàng không bao giờmong đợi họ phân tích về các sự kiện lịch sử, văn hóa của điểm du lịch Trongkhi đó, họ có thể yêu cầu HDV giải thích về bất cứ hiện tượng nào để thỏamãn trí tò mò về thế giới xung quanh nên ngoài khả năng phiên dịch làm cầunối giữa du khách và dân cư địa phương, HDV còn phải biết nêu ra quan điểm

ý kiến của mình với khách “Interpretation” có nét nghĩa rộng hơn

“translation” tức là HDV không chỉ chuyển tải những gì quan sát hay nghethấy lại cho du khách mà còn phải có khả năng giải thích, phân tích vấn đề tại

Trang 37

sao và như thế nào Điều đó đòi hỏi HDV phải am hiểu về văn hóa, lịch sử…

và có một vốn từ phong phú để đưa ra những lời giải thích tin cậy, hợp lý

- Hướng dẫn viên có vai trò như một người bạn (a friend): Ngoài nhucầu về văn hóa lịch sử con người… tại điểm du lịch, du khách cũng muốn gặp

gỡ, kết bạn với dân cư địa phương Đây là một mong muốn không dễ thựchiện bởi sự khác biệt về văn hóa và có thể bất đồng về ngôn ngữ Vì vậyngười dân địa phương mà du khách có thể kết bạn dễ dàng nhất chính làhướng dẫn viên của họ Như vậy, một cách tự nhiên, du khách mong muốnđược hiểu đôi chút về HDV và làm bạn với HDV Do đó, một HDV biết cư

xử phải là một người thân thiện luôn sẵn lòng làm bạn và chia sẻ với du kháchbằng những câu hỏi rất đời thường như về sở thich, ước mơ, gia đình, concái…tuy nhiên HDV cũng nên cẩn trọng và lưu ý đến những điều kiêngkyjtrong văn hóa của khách để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc

- Hướng dẫn viên du lịch có vai trò như một người giúp khách giải trí(an entertainer): Khi đi du lịch, du khách muốn có khoảng thời gian thoải mái,thư giãn và thực sự vui vẻ Vì vậy HDV có trách nhiệm giúp du khách giải trí.HDV cần có khả năng kể chuyện hài hước, biết hát, biết tổ chức trò chơi haynhững cuộc thi tài nho nhỏ để mang lại tiếng cười vui vẻ cho du khách MộtHDV giỏi phải biết thu hút và duy trì sự chú ý của du khách bằng cách trở nênlịnh hoạt trước đám đông Rõ ràng công việc hướng dẫn không phù hợp vớinhững HDV hay xấu hổ và giữ im lặng mà dành cho những người cởi mở,năng động và thích giao tiếp với mọi người

Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ chung:

+ Thực hiện các chương trình du lịch và hoạt động chuyên môn kháctheo sự phân công

Trang 38

+ Quản lý việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch và đảm bảochất lượng hiệu quả

+ Đại diện cho công ty trong việc thực hiện các cam kết của công ty đốivới khách

+ Báo cáo với trưởng bộ phận hướng dẫn

- Nhiệm vụ chuyên môn:

+ Nghiên cứu và hiểu biết thấu đáo về các chương trình du lịch đượccông ty xây dựng và cung ứng

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình

+ Xây dựng bài thuyết minh

+ Xây dựng kịch bản hướng dẫn trên đường đi

+ Tham gia khảo sát và xây dựng tuyến tham quan mới

+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ đón, tiễn, vận chuyển, lưu trú, ănuống, tham quan, vui chơi giải trí, thuyết minh và các hoặt động thanh toáncho đoàn khách theo chương trình

+ Kiểm tra và kiểm soát hoạt động cung ứng dịch vụ của các nhà cungcấp theo sự đặt chỗ

+ Tạo dựng bầu không khí thân thiện và cởi mở giữa các thành viêntrong đoàn

+ Xử lý các tình huống phát sinh trong khi thực hiện chương trình+ Tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo của công ty

- Nhiệm vụ kinh doanh:

+ Thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch đặt ra, đạt hiệu quả cao+ Kiểm tra và kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ của các nhà cungcấp đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt chỗ

+ Chăm sóc khách hàng đảm bảo mang lại sự hài lòng cho du khách

Trang 39

+ Duy trì tốt quan hệ với các nhà cung cấp, bạn hàng

+ Tuyên truyền quảng cáo về công ty và các nỗ lực bán

+ Thu thập các thong tin phản hồi từ phía khách và phát hiện nhu cầu mới+ Đề xuất các ý kiến cải tiến chương trình và chính sách đối với cácnhà cung cấp

- Trách nhiệm với khách

+ Thực hiện đúng các cam kết theo hợp đồng

+ Thỏa mãn mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng và mang lại sự hàilòng cho khách

+ Đại diện cho quyền lợi của khách trước nhà cung cấp, tại điểm du lịch+ Đảm bảo an toàn cả về người và tài sản cho khách trong suốt hành trình+ Thuyết minh cho khách về các giá trị tham quan trong chương trìnhnhằm giúp khách cảm nhận được đầy đủ các giá trị của chuyến hành trình

+ Thực hiện các công việc trung gian giữa khách với các nhà cung cấphoặc các cá thể liên quan trong các trường hợp cần thiết

+ Tư vấn cho khách việc tiêu dùng tại điểm du lịch

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo cảu hướng dẫn viên

+ Thực hiện việc tự đánh giá cá nhân

Trang 40

1.3 Tuyến du lịch

1.3.1 Khái quát chung về du lịch

Du lịch: Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từđiển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm Bêncạnh đó, Luật Du Lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, các

di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người vàcác giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu dulịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến

- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầutham quan của khách du lịch

- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầuhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai

Ngày đăng: 12/04/2016, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Cảnh, “Du lịch và phát triển”, tạp chí số 1/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và phát triển
2. Phạm Hoàng Hải (2000), “Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hạ Long”, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hạ Long
Tác giả: Phạm Hoàng Hải
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2000
3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trung Hải (1998), “Sổ tay địa danh Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay địa danh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trung Hải
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Vũ Thị Hạnh (2012), “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” Luận án tiến sĩ địa lý, NXB DDHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Vũ Thị Hạnh
Nhà XB: NXB DDHSPHN
Năm: 2012
5. Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth Kiew (2000), “Thực vật tự nhiên ở Hạ Long”, NXB Tiến Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật tự nhiên ở Hạ Long
Tác giả: Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth Kiew
Nhà XB: NXB Tiến Bộ
Năm: 2000
6. Lê Thu Hương (2011), “Giáo trình nhập môn du lịch học”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn du lịch học
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
7. Phạm Trung Lương (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
9. Đoàn Hương Lan (chủ biên), Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Đức Khoa, Nguyễn Thị Hồng Tâm, Lê Anh Tuấn (2013) “Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Nhà XB: NXB Lao động
10. Nguyễn Thị Luyến (1998), “Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh”, luận văn Thạc sĩ, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Thị Luyến
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 1998
11. Vũ Đức Minh (1999), “Tổng quan về du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về du lịch
Tác giả: Vũ Đức Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
13. Bùi Bích Phương (2013), “Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 – 2011 và tầm nhìn đến 2030”, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 – 2011 và tầm nhìn đến 2030
Tác giả: Bùi Bích Phương
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2013
14. Phạm Lê Thảo (2009), tập bài giảng “Tổng quan du lịch” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Phạm Lê Thảo
Năm: 2009
15. Trần Mạnh Thường (2013), “Việt Nam văn hóa và du lịch”, NXB Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa và du lịch
Tác giả: Trần Mạnh Thường
Nhà XB: NXB Thời đại
Năm: 2013
16. Nguyễn Minh Tuệ (2008), tập bài giảng “Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Năm: 2008
17. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), “Tổ chức lãnh thổ du lịch”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
18. Nguyễn Đức Tý (2006), “Lễ hội Quảng Ninh”, Sở VHTT Quảng Ninh, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Đức Tý
Năm: 2006
19. Nguyễn Thắng Vũ (chủ biên), Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh (2005), “Ngành du lịch” NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành du lịch
Tác giả: Nguyễn Thắng Vũ (chủ biên), Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 2005
21. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2001), “Bản đồ Du lịch vịnh Hạ Long”, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ Du lịch vịnh Hạ Long
Tác giả: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2001
22. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2002), “Vịnh Hạ Long Di sản Thế giới”, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Hạ Long Di sản Thế giới
Tác giả: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2002
23. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2003), “Một số văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác vịnh Hạ Long”, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác vịnh Hạ Long
Tác giả: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w